Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Pháp luật đại cương 2 TC bài tập NHÓM PHÁP LUẬT đại CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.76 KB, 10 trang )

Pháp luật đại cương- 2 TC

GV: ThS. Nguyễn Thị Hà Trang

BÀI TẬP NHĨM- PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
u cầu:
-

Các nhóm chuẩn bị trước các câu hỏi của tất cả các chủ đề.

-

Tại lớp, đến mỗi chủ đề, GV sẽ gọi 1 nhóm bất kỳ để trả lời các câu hỏi của chủ đề đó.
(Vì vậy, địi hỏi nhóm sinh viên phải tự nghiên cứu bài mới, đọc bài và chuẩn bị
trước các bài tập này).

-

Mục đích: giúp SV hiểu lý thuyết và áp dụng pháp luật, làm quen với tình huống; là
phương thức tính điểm q trình.

Chủ đề 4- Ngành luật hình sự (phần 1)
1. Nhận định Đúng- Sai
a. Mọi cá nhân thực hiện hành vi pham tội đều là chủ thể của tội phạm.
b. Mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm.
c. Pháp nhân thương mại là chủ thể của mọi tội phạm.
2. Chọn đáp án đúng. Giải thích.
A phạm tội giết người và chịu hình phạt tù 11 năm theo khoản theo khoản 2 Điều 123 Bộ
luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Trong trường hợp này A phạm
tội gì? Biết rằng K2 Đ123 có khung hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
a. Tội phạm ít nghiêm trọng


b. Tội phạm nghiêm trọng
c. Tội phạm rất nghiêm trọng
d. Tội phạm đặc biệt nghiệm trọng
3. An và Tí là bạn cùng lớp, đều đang ở tuổi 15, do có mâu thuẫn nên An lấy cây gậy đánh
vào đầu Tí gây thương tích 13%.
Hỏi: Phân tích cấu thành tội phạm đối với hành vi của An và xác định theo quy định tại
Khoản 1 Điều 134 của Bộ luật hình sự năm 2015 (có khung hình phạt cao nhất đến 3 năm)
thì trong trường hợp này An có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình hay
khơng? Vì sao?
Chủ đề 4- Ngành luật hình sự (phần 2)
1


Pháp luật đại cương- 2 TC

GV: ThS. Nguyễn Thị Hà Trang

1. Hãy liệt kê các trường hợp miễn trừ trách nhiệm hình sự. Cho ví dụ minh họa
2. Cho các tình huống và giải quyết:
a. A vào nhà B trộm, nhưng chợt nghĩ lại ơng B hàng xóm này đối xử tốt với mình nên
đã quay về. Vậy A có chịu trách nhiệm hình sự khơng? Vì sao?
b. Nếu A vào nhà B lấy ti vi mang ra khỏi nhà của B, mặc dù không bị ai phát hiện
nhưng A quyết định đem trả chiếc ti vi ở vị trí cũ. Trường hợp này có được coi là tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không?
c. Chị Nga là vợ của anh Kiên, nhưng chị Nga lại có quan hệ bất chính với người u
cũ, vì muốn được nên vợ chồng với người yêu cũ và hưởng được số tài sản kếch xù
của chồng mình.
Xác định các giai đoạn phạm tội trong các trường hợp sau:
-


TH1: Nga lên kế hoạch và mua thuốc độc để đầu độc anh Kiên, dự định tối
nay sẽ cho thuốc vào chén thuốc bắc của anh Kiên, nhưng chưa kịp hành động
thì bị anh Kiên phát hiện.

-

TH2: Như thường lệ, chị Nga bưng thuốc (có tẩm thuốc độc) cho anh Kiên
uống, vừa uống được một ngụm thì anh Kiên thấy hoa mắt và có vị lạ lạ nên
không uống nữa, vội kêu cứu, mẹ Kiên nghe thấy tiếng con kêu cứu vội chạy
vào phòng và đưa đi cấp cứu. Anh Kiên nhờ được cấp cứu kịp thời và uống
với một lượng thuốc nhỏ nên khơng chết.

Chủ đề 5- Ngành luật hành chính + Chủ đề 6- Luật phòng chống tham nhũng
1. Nhận định đúng – sai. Giải thích.
a. Một hành vi vi phạm hành chính có thể bị xử phạt nhiều lần.
b. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng
03 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Chọn câu đúng. Giải thích vì sao.
A (18 tuổi) có hành vi đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, khơng đội mũ bảo
hiểm. A bị cảnh sát giao thông thổi phạt vi phạm hành chính. Vậy A sẽ bị xử lý vi phạm hành
chính như thế nào?
a. Xử lý đối với 1 hành vi vượt đèn đỏ
b. Xử lý đối với hành vi có mức phạt hành chính cao nhất
c. Xử lý đối với tất cả các hành vi vi phạm
2


Pháp luật đại cương- 2 TC

GV: ThS. Nguyễn Thị Hà Trang


d. Khơng bị xử lý vi phạm hành chính
3. Hành vi nào sau đây là hành vi tham nhũng. Vì sao?
a. A là thủ quỹ của lớp, lợi dụng việc giữ tiền của lớp, A đã lấy tiền đó sử dụng vào việc
riêng.
b. B là giám đốc kinh doanh của một công ty cổ phần X, đã lợi dụng chức vụ của mình
tiến hành ký kết nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa kém chất lượng nhưng với giá
hàng hóa chất lượng cao nhằm lấy khoản tiền chênh lệch giữa giá cả chất lượng hàng
hóa.
c. Cơng chức có hành vi trộm cắp.
d. Q là thủ quỹ của một cơ quan nhà nước. Lợi dụng cương vị của mình, Q đã biển thủ
một số tiền lớn (150 triệu đồng) trong quỹ do mình quản lý để tiêu xài cá nhân.
Chủ đề 7- Ngành luật Dân sự (Phần 1- Tài sản và Sở hữu tài sản)
1. Chọn câu trả lời đúng. Giải thích vì sao.
a. Cặp vật nào sau đây khơng phải là vật đồng bộ:
b. Khung xe- bánh xe
c. Điện thoại- pin điện thoại
d. Laptop- chuột
e. Laptop- pin latop
2. Cho tình huống sau:
Ơng A là một nơng dân làm ăn chăm chỉ và đã tích góp được số tiền trị giá 500 triệu đồng.
Ơng có một ngơi nhà ở thị xã cho ông B thuê kinh doanh 1tr/tháng. Một hôm đào giếng ơng
phát hiện ra một cái hộp, trong đó có 1 thỏi vàng (trị giá 300 triệu) và một bức tượng. Ơng
mang bức tượng đó đi giám định thì được biết đó là bức tượng thuộc đời Lý. Trên đường về
nhà ơng bị một người chặn xe và nói chiếc xe ông đang đi là xe của ông ta bị mất cắp trước đó
1 tháng (ơng mua chiếc xe đạp đó của một người trong thơn).
Hãy xác định các căn cứ xác lập quyền sở hữu của ông A đối với những tài sản trên? Ơng A
có quyền sở hữu đối với những tài sản nào?
3. Cho tình huống sau:
Vợ, chồng bà A và ơng B ly hơn, tịa án ra quyết định: bà A có quyền sở hữu ngơi nhà, ơng B

có quyền sở hữu chiếc xe hơi. Sau khi ly hôn bà A mua thêm một chiếc xe máy. Một hôm, trên
3


Pháp luật đại cương- 2 TC

GV: ThS. Nguyễn Thị Hà Trang

đường đi sửa chiếc ti vi bà A nhặt được một chiếc túi xách trong đó có 100 triệu đồng. Sau đó,
người chủ tiệm sửa ti vi có báo cho bà biết chiếc điều khiển bị hỏng không dùng được nữa,
nhưng ơng ấy cũng có 1 cái có thể sử dụng cho ti vi của bà và ông ấy đồng ý cho bà dùng nó.
Khi về đến nhà bà thấy trong vườn nhà có một số con gà khơng biết từ đâu đến.
Hãy xác định bà A có quyền sở hữu đối với những tài sản nào? Căn cứ xác lập quyền sở hữu
đối với những tài sản đó là gì?
4. Xác định căn cứ chấm dứt quyền sở hữu
Hướng dẫn: Nối tình huống (cột bên phải) với căn cứ chấm dứt theo quy định pháp luật tương
ứng (cột bên trái)
Căn cứ chấm dứt

Tình huống

1. Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của a. Ơng A có hành vi tham ơ, bị tịa án ra quyết định
mình cho người khác;

tịch thu tài sản.

2. Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của b. Ông B vay tiền ngân hàng và thế chấp bằng căn
mình;

hộ của ơng, đến hạn ơng B không trả được nợ nên


3. Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu căn hộ của ông bị bán đấu giá.
huỷ;

c. Ơng C bán căn hộ của ơng cho D.

4. Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ d. Đàn gà của gđ ông D bị dịch bệnh, nên buộc phải
của chủ sở hữu;

đem chôn để tránh lây lan bệnh.

5. Tài sản bị trưng mua;

e. Cô E vứt chiếc nhẫn người yêu cũ tặng cho cô.

6. Tài sản bị tịch thu;

f. Con gà của cô T đi lạc, 2 tháng sau cô mới phát

7. Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu hiện ra nó đi lạc đến nhà ơng X (trước đó ơng X đã
cho người khác theo quy định của Bộ thông báo công khai để tìm chủ nhân của con gà).
luật này;

g. Vì lý do quốc phịng an ninh, nhà nước buộc ơng
P bán cho nhà nước 1 tấn lương thực của cửa hàng
thuộc gia đình ơng.

Chủ đề 7- Ngành luật Dân sự (Phần 2- Hợp đồng dân sự)
1. Xác định trường hợp nào sau đây là hợp đồng? Vì sao?


4


Pháp luật đại cương- 2 TC

GV: ThS. Nguyễn Thị Hà Trang

a. Thỏa thuận giữa anh H và chị A về việc anh H thuê chị A về làm người giúp việc trong
nhà, mỗi tháng chị A được anh H trả 3 triệu đồng.
b. Thỏa thuận mua bán chiếc xe máy giữa M và N.
c. Thỏa thuận về việc tổ chức lễ cưới tại đâu giữa anh K và chị E.
d. C đi chợ mua vài mớ rau, ít thịt, cá...về cho gia đình
2. Hợp đồng dân sự trong các trường hợp sau đây có hiệu lực khơng? Vì sao?
a. Bé A (5 tuổi) được mẹ cho tiền tự mình đi mua một gói bánh.
b. M (16 tuổi) được chú tặng cho một chiếc xe đạp, sau một thời gian sử dụng em tặng lại
cho một người bạn của em mà khơng có sự đồng ý của cha mẹ.
c. Sau khi ba mẹ mất, P (17 tuổi) được thừa kế tài sản của cha mẹ, nhưng vì chưa thành
niên nên em ở với gia đình anh trai (anh trai là người giám hộ của P). Một người hàng
xóm ngỏ lời muốn mua lại mảnh đất mà ba mẹ để lại cho P, mặc dù anh trai không
đồng ý nhưng P vẫn bán.
d. Biết F bị tâm thần, Y đã dụ dỗ F ký vào văn bản đồng ý bán nhà của F cho Y.
e. Đại diện công ty X đến gặp đại diện công ty Y thỏa thuận về việc mua mua một lô hàng
của công ty Y với giá 3 tỷ đồng, hai bên không ký bằng văn bản, mà chỉ thỏa thuận
miệng. Để đảm bảo thiện chí bên X đã trả trước cho bên Y 2 tỷ đồng (có văn bản giao
nhận tiền) và hẹn ngày giao hàng. Đến hẹn không thấy cty Y giao hàng, cty X liên hệ
thì cty Y trả lời khơng đồng ý bán lơ hàng đó cho cty X nữa.
Chủ đề 7- Ngành luật Dân sự (Phần 3- Nghĩa vụ dân sự)
1. Doanh nghiệp A cần một lượng vốn để thực hiện dự án đầu tư, vì khơng đủ vốn nên DN
đã làm thủ tục để vay ngân hàng. Phía ngân hàng địi DN phải thực hiện biện pháp bảo
đảm. Doanh nghiệp muốn dùng một lô đất để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ.

Xác định biện pháp bảo đảm sẽ được áp dụng trong trường hợp này. Giải thích.
2. A có một ngơi nhà rao bán với giá 1,5 tỷ đồng. Có nhiều người đến xem nhưng chưa có ai
đồng ý mua. B có nhu cầu, nên đã đến xem. Sau khi thỏa thuận 2 bên thống nhất giá ngôi
nhà là 1.3 tỷ đồng. Vì chưa làm thủ tục nên B muốn A sẽ khơng bán ngơi nhà đó cho ai
nữa. Cịn A cũng muốn B sẽ mua ngơi nhà đó của mình, mà khơng đi tìm các ngơi nhà
khác nữa.
Hãy đưa ra biện pháp bảo đảm rằng B sẽ mua ngôi nhà và A cũng sẽ bán ngơi nhà đó với
giá hai bên đã thỏa thuận? Giải thích.
5


Pháp luật đại cương- 2 TC

GV: ThS. Nguyễn Thị Hà Trang

3. A đi thuê một chiếc xe ôtô để tự lái. Bên cho thuê yêu cầu A phải để lại tài sản có giá trị
để bảo đảm cho việc trả xe. Ơng A đã để lại mơt chiếc đồng hồ có giá trị.
Xác định biện pháp bảo đảm đã được áp dụng. Giải thích.
4. Cơng ty A ký hợp đồng bán hàng cho cty B, cty A yêu cầu cty B phải mở một tài khoản
phong tỏa tại ngân hàng để đảm bảo cho việc thực hiện đúng nghĩa vụ, nếu đến hạn mà bên
B khơng trả đủ tiền thì cty A sẽ được ngân hàng nơi có tài khoản đó thanh tốn và bồi
thường thiệt hại
Các bên đã áp dụng biện pháp bảo đảm nào? Giải thích.
5. Ơng A bán cho ơng B một căn hộ, nhưng vì chưa đủ tiền nên ông A cho ông B nợ 200
triệu, thời hạn 1 năm kể từ ngày ra sổ đỏ. Hai bên làm một văn bản ghi nhận rằng: mặc dù
sổ đỏ đã sang tên cho ông B, nhưng nếu một năm sau mà ông B không trả đủ tiền thì ơng
A vẫn có quyền sở hữu đối với căn hộ đã bán cho ông B
Các bên đã áp dụng biện pháp bảo đảm nào? Giải thích.
6. Ơng X vay của ơng Y một khoản tiền, nhưng khơng có tài sản bảo đảm, ông Q là bạn của
ông X đã đứng ra cam kết với ông Y về việc nếu đến hạn ông X không trả đúng hoặc không

trả đủ thì ơng Q sẽ trả thay.
Xác định biện pháp bảo đảm đã được áp dụng. Giải thích.
7. Chị Q nơng dân nghèo, đồng thời là thành viên của Hội phụ nữ địa phương, do cần tiền để
sản xuất, nhưng lại khơng có tài sản có giá trị để bảo đảm, nên chị đã nhờ Hội phụ nữ dùng
uy tín của tổ chức để bảo đảm cho chị vay vốn Ngân hàng.
Các bên đã áp dụng biện pháp bảo đảm nào? Giải thích.
8. Anh P mang xe ra tiệm sửa nhưng sau khi xe được sửa xong thì anh lại khơng có đủ tiền
để trả, tiệm sửa xe đã giữ lại xe của anh P cho đến khi anh có đủ tiền để trả.
Các bên đã áp dụng biện pháp bảo đảm nào? Giải thích.
Chủ đề 7- Ngành luật Dân sự (Phần 4- Thừa kế)
1. A chết không để lại di chúc. Tài sản của A để lại là 4 tỷ. Những người thân còn lại của A
là: B (vợ); C (con trai của A và B), D (con gái của A và B), E (con riêng của A); G (anh
ruột của B) và H (con của G, cháu của A).
Câu hỏi:
a. Những ai có thể được hưởng tài sản thừa kế của A? Tại sao?
6


Pháp luật đại cương- 2 TC

GV: ThS. Nguyễn Thị Hà Trang

b. Chia di sản thừa kế của A trong trường hợp này?
c. Nếu C chết cùng thời điểm với A (C có 2 con là M và N) thì liệu M và N có được nhận
tài sản mà C đáng lẽ được hưởng khơng? Tại sao? Nếu nhận thì M và N được nhận tài
sản là bao nhiêu?
2. A lấy B có 2 con là X (20 tuổi) và H (30 tuổi). H lấy vợ là E và có hai con là M, N.
Năm 2018: H chết đột ngột , 2019: A và B bị tai nạn xe máy. A chết ngay, B sau đó bình
phục
Câu hỏi: Hãy chia di sản thừa kế của A, biết rằng tài sản của A & B là 900 triệu đồng.

3. Ông X lập một bản di chúc bằng văn bản có cơng chứng. Nội dung như sau:
Tổng số di sản của ông X là 900 triệu
Phân chia như sau:
-

Ông X và vợ đang làm thủ tục ly hôn nên trong di chúc ông X không cho người
vợ này;

-

Cho người con đẻ 10 tuổi: 150 triệu;

-

Cho người con đẻ 20 tuổi: 600 triệu;

-

Cho người chú ruột của ông X: 150 triệu

Câu hỏi: Việc phân chia di sản thừa kế được thực hiện như thế nào?
Chủ đề 8- Luật Hơn nhân và gia đình
1. Anh A (sinh ngày 03/2/1995) và chị B (sinh ngày 25/1/1998) yêu thương nhau và muốn
tiến tới hôn nhân. Vậy khi nào A và B đủ tuổi để kết hôn với nhau?
2. Anh Hịa và chị Bình có tình cảm với nhau. Tuy nhiên, gia đình 2 bên phản đối quyết liệt
và do anh Hịa và chị Bình có quan hệ họ hàng với nhau, biết bà ngoại anh Hòa và ơng nội
chị Bình là 2 chị em họ, anh Hịa và Chị Bình đủ tuổi kết hơn theo luật định và có năng lực
hành vi dân sự, cả hai chưa từng kết hơn.
Hỏi, anh Hịa và chị Bình có kết hơn được khơng? Vì sao?
3. Chọn đáp án đúng. Giải thích vì sao.

Anh Thắng (cơng dân Việt Nam) thường trú tại số 63XX Phan Bội Châu, phường Xương Huân,
thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa muốn kết hơn với chị Park (cơng dân Hàn Quốc). Hỏi:
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa anh Thắng và chị Park tại Việt Nam?
a. Ủy ban nhân dân phường Xương Huân.
7


Pháp luật đại cương- 2 TC

GV: ThS. Nguyễn Thị Hà Trang

b. Ủy ban nhân dân thành phố Nha Trang
c. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa
d. Sở tư pháp tỉnh Khánh Hịa
4. Em X, 8 tháng tuổi, mồ cơi cả cha lẫn mẹ được những người sau đây muốn nhận làm con
ni.
a. Ơng bà ngoại
b. Người cơ ruột, 30 tuổi.
c. Người hàng xóm tốt bụng, 45 tuổi
d. Một doanh nhân người nước ngoài thường trú ở Việt Nam, 37 tuổi
e. Một tỷ phú người Việt Nam ở nước ngoài, 40 tuổi
f. Một tỷ phú người nước ngoài ở nước ngoài, 42 tuổi.
Hỏi: Ai sẽ được quyền nuôi em X? Tại sao? Nếu có nhiều người đủ điều kiện nhận ni
thì thứ tự ưu tiên như thế nào?
5. Chọn đáp án đúng. Giải thích vì sao.
Ơng A (40 tuổi) khơng có quan hệ thân thích với người được làm con ni thì được nhận ni
con ni bao nhiêu tuổi?
a. 20 tuổi

c. 17 tuổi


b. 15 tuổi

d. 21 tuổi

Chủ đề 9- Ngành luật kinh doanh thương mại
1. Chọn đáp án đúng. Giải thích.
Ơng A muốn thành lập một loại hình doanh nghiệp do một mình ơng làm chủ, khơng phải chia
sẻ lợi nhuận cho người khác và để tạo niềm tin cho khách hàng, ơng sẽ chịu trách nhiệm bằng
tồn bộ tài sản của mình nếu có rủi ro xảy ra. Ơng nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào?
Vì sao?
a. Cơng ty TNHH một thành viên
b. Doanh nghiệp tư nhân
2. Ông B muốn thành lập một loại hình doanh nghiệp khơng phải chia sẻ lợi nhuận cho người
khác nhưng nếu có rủi ro xảy ra thì khơng bị rơi vào tình trạng «trắng tay». Ơng nên lựa
chọn loại hình doanh nghiệp nào?
3. Chọn đáp án đúng. Giải thích.
8


Pháp luật đại cương- 2 TC

GV: ThS. Nguyễn Thị Hà Trang

Ba anh em ông C muốn thành lập một loại hình doanh nghiệp có sự chia sẻ cả lợi nhuận lẫn
rủi ro, và nếu thua lỗ thì cũng khơng bị mất trắng tài sản. Đồng thời các ông cũng muốn rằng
thành viên của doanh nghiệp chủ yếu là những người có quan hệ quen biết với nhau. Loại hình
doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu này là:
a. Công ty hợp danh
b. Công ty TNHH 2 thành viên

c. Công ty cổ phần
d. Doanh nghiệp tư nhân
4. Chọn đáp án đúng. Giải thích.
Ơng C, ơng D và ơng E muốn thành lập một loại hình doanh nghiệp có sự chia sẻ cả lợi nhuận
lẫn rủi ro, và nếu thua lỗ thì cũng không bị mất trắng tài sản. Thành viên của công ty khơng
cần phải có mối quan hệ quen biết, miễn là thuận lợi nhất cho việc thu hút vốn và mở rộng qui
mơ. Loại hình doanh nghiệp nào phù hợp cho yêu cầu này? Tại sao?
a. Công ty hợp danh
b. Công ty TNHH 2 thành viên
c. Công ty cổ phần
Chủ đề 10- Ngành luật lao động
1. Chọn đáp án đúng. Giải thích.
Anh Xn làm việc tại cơng ty PNT với mức lương là 480.000 đồng/ngày, làm việc ban ngày,
8 giờ/ngày, được nghỉ chủ nhật hàng tuần. Vào một ngày chủ nhật, anh Xuân có làm thêm giờ
từ 8h00 đến 11h00. Hỏi tiền lương làm thêm giờ ngày chủ nhật đó của anh Xuân là bao nhiêu?
a.100.000 đ

b.

200.000 đ

300.000 đ

c.

d. 360.000 đ

2. Tính thu nhập của anh Q cho một tháng với số thời gian làm việc như sau:
-


12 ngày làm 8 giờ từ 6h sáng đến 16h (nghỉ trưa 2 giờ).

-

11 ngày làm từ 22h đến 6h

-

1 ngày lễ làm từ 6h sáng đến 16h (nghỉ trưa 2 giờ)

-

2 ngày nghỉ hàng tuần làm từ 14h đến 24h.

Biết rằng lương trả cho 24 ngày làm việc (1 ngày làm 8 giờ) theo tháng của anh là:
4.800.000 đồng.

9


Pháp luật đại cương- 2 TC

GV: ThS. Nguyễn Thị Hà Trang

3. Chị Q là nhân viên công ty H, tham gia BH thất nghiệp từ tháng 1/2012. Đầu tháng 4/2018,
công ty giải thể do làm ăn thua lỗ. CHị H đã đi tìm việc mới nhưng hết 1 tháng vẫn chưa
tìm được. Ngày 15/5/2018, chị làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, nộp tại trung tâm giới
thiệu việc làm quận C.
a. Chị Q có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
b. Nếu được, thời gian chị Q được hưởng trợ cấp thất nghiệp là bao lâu?

c. Tính mức trợ cấp tối đa mà chị H được hưởng, biết rằng mức lương đóng bảo hiểm của
chị H trong vịng 6 tháng trước khi nghỉ việc là 5 triệu đồng
4. Trong các trường hợp sau ,TH nào NLĐ nghỉ không hưởng lương và có trợ cấp BHXH
(biết rằng những NLĐ này đều có tham gia BHXH theo quy định của luật)
a. Con chị K sinh ngày 29/12/2013 bị ốm có xác nhận của cơ sở y tế.
b. Cô E bị sốt xuất huyết có xác nhận của cơ sở y tế.
c. Cô L mang thai.
d. Cô Y đi đến Cơ Sở y tế để triệt sản.
e. Ơng D nhận ni con ni 3 tháng tuổi và Có 5 tháng tham gia bảo hiểm xã hội trước
đó.
f. Trên đường đi làm về anh P ghé vào quán nhậu với bạn và bị tai nạn giao thơng.
g. Ơng M bị bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp và bị suy giảm khả năng lao động
4%

-HẾT-

10



×