Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

bài tập nhóm môn kinh tế đầu tư đại học kinh tế quốc dân Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.88 KB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA ĐẦU TƯ

BÀI TẬP NHÓM
MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ I
Đề tài:
Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển
giáo dục và đào tạo ở Việt Nam
Giảng viên : PGS.TS TỪ QUANG PHƯƠNG
Sinh viên thực hiện : Nhóm 19
LÊ TIÊN TRANG
NGUYỄN NGỌC LINH
BÙI THỊ ÁNH NGUYỆT
PHAN THỊ DIỆP TRINH
LÊ THỊ THÚY HẰNG
Hà Nội, tháng 5 năm 2011
Đầu tư phát triển giáo dục & đào tạo
MỤC LỤC
Nhóm 19
Đầu tư phát triển giáo dục & đào tạo
LỜI MỞ ĐẦU
Giáo dục đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người
là động lực trực tiếp cho sự phát triển. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo có vị trí quan
trọng trong chiến lược con người, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
“Nguồn tài nguyên và sự giàu có của một quốc gia không phải nằm trong lòng đất
mà chính là nằm trong bản thân con người, trí tuệ con người”.
Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam phát động từ giữa thập kỷ
80 của thế kỷ trước đến nay đã thu được kết quả to lớn và toàn diện. Nền kinh tế
Việt Nam đã đạt được những bước tiến vững chắc, nhịp độ tăng trưởng năm sau cao
hơn năm trước. Nhiều ngành kinh tế đã đạt được thành tựu nổi bật như: sản xuất
lương thực, thủy sản, dầu khí, than , du lịch… kim ngạch xuất khẩu đều tăng mạnh.


Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt , an ninh xã hội được đảm bảo, chỉ số phát
triển con người (HDI) đã liên tục tăng. Nếu như năm 1995 chỉ số HDI cảu Việt
Nam được xếp thứ 7 trong khu vực , thứ 32 Châu Á và thứ 122 trong số 175 nước
trên thế giới thì đến năm 2009 đã nâng lên thứ 7 khu vực, thứ 8 Châu Á và thứ 116
trên thế giới. TỶ lệ đói nghèo cũng đã giảm rõ rệt, Việt Nam đã được thế giới thừa
nhận là một trong những nước đang phát triển và thực hiện xóa đói giảm nghèo có
hiệu quả nhất. Quy mô giáo dục cũng tăng khá nhanh , năm 2000 cả nước đã hoàn
thành xóa mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học và đang phần đấu thự hiện mục tiêu
phổ cập giáo dục Trung học cơ sở (THCS) vào năm 2015. Mạng lưới y tế phát triển
rộng khắp, điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân đã được cải thiện, tuổi thọ trung
bình của người Việt Nam đã tăng từ 65,2 tuổi (năm 1995) lên 74,5 tuổi.
Những thành công về phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam đã được bạn bè
trong khu vực và trên thế giới đánh giá cao. Bước vào thế kỉ XXI, để duy trì những
thành quả đã đạt được, tiếp tục đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường
công nghiệ hóa, hiện đại hóa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã chỉ ra nững
mục tiêu chiến lược quan trong trong 2 thập kỉ tới là: “…Phấn đấu đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội
ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ
Nhóm 19 Page 1
Đầu tư phát triển giáo dục & đào tạo
vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề
vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân
7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010.
GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. Giá trị sản phẩm
công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng
GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị
sản xuất công nghiệp. Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng ít nhất
đạt 35%; chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế giới;

tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi; lao động qua đào tạo đạt trên 70%; tỉ lệ hộ nghèo
giảm bình quân 2%/năm. Đến năm 2020, có một số lĩnh vực khoa học, công nghệ,
giáo dục, y tế đạt trình độ tiên tiến, hiện đại; cải thiện chất lượng môi trường; chủ
động ứng phó có hiệu quả với thiên tai, biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển
dâng ”
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các mục tiêu chiến lược trên chúng ta
còn phải đối mặt với những vấn đề xã hội như: khắc phục sự phát triển không đều
giữa các vùng, giảm dần khoảng giữa giàu và nghèo, giảm tỉ lệ thất nghiệp, chống
các tệ năn xã hội, tăng cường bảo vệ môi trường inh thái,… Vì vậy ngành Giáo dục-
Đào tạo với vai trò góp phần nâng cao dân trí, đào tọa nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp CNH-HĐH đất nước cần phải nhanh chóng được đổi mới, nâng cao chất
lượng và hiệu quả đào tạo để đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và
góp phần giải quyết những vấn đề xã hội cảu đát nước. Bên cạnh đó đầu tư phát
triển cho giáo dục và đào tạo cũng chính là một vấn đề được đặt ra để nhằm nâng
cao chât lượng giáo dục và đào tọa góp phần thự hiện được những mục tiêu đề đã
đặt ra. Nhưng bằng cách nào để đầu tư phát triển cso thể phát huy tác dụng cảu nó
thì đó là một câu hỏi không dễ trả lời . Vì vậy, để có một cái nhìn toàn diện và sâu
sắc hơn về vấn đề này, chúng em đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp đầu tư
phát triển giáo dục và đào tạo ở Việt Nam”
Nhóm 19 Page 2
Đầu tư phát triển giáo dục & đào tạo
Nội dung của đề tài gồm 3 phần chính:
Chương I: Những vấn đề lý thuyết về đầu tư phát triển giáo dục & đào
tạo
Chương II: Thực trang đầu tư phát triển giáo dục & đào tạo ở Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển
giáo dục & đào tạo
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng đề tài của chúng em cũng không tránh khỏi
những thiếu sót, nhóm em rất mong thầy sẽ chỉ bảo chúng em để đề tài này của
chúng em thêm hoàn thiện. Nhóm em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình

của TS. Từ Quang Phương đã giúp đỡ nhóm em hoàn thành đề tài này !
Nhóm 19 Page 3
Đầu tư phát triển giáo dục & đào tạo
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
I. Đầu tư phát triển
1. Khái niệm đầu tư
Đầu tư là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động
nhằm thuđược kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt kết
quả đó. Nguồn lực phải hi sinh là tiền, là tài nguyên thiên nhiên là sức lao động trí
tuệ .Kết quả tăng thêm đó là những tài sản chính tiền vốn ,tài sản vật chất (nhà máy
đường sá ,bệnh viện trường hoc tài sản trí tuệ ( trình độ văn hóa ,chuyên môn
,quản lí, khoa học kĩ thuật ) nguồn lực nhân lực có đủ điều kiên làm việc với năng
suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội. Mục đích đầu tư đem lại là lợi
nhuận còn đối với nền kinh tế là thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng bao gồm sản xuất và
sinh hoạt tăng thêm của nền kinh tế ,đóng góp cho ngân sách, giải quyết việc làm
cho người lao động.
2. Đầu tư phát triển
2.1. Khái niệm :
Đầu tư phát triển là môt bộ phận cơ bản của đầu tư, việc chi dùng vốn trong
hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm tạo ra những tài sản vật chất và
tài sản trí tuệ gia tăng năng lực sản xuât, tạo thêm việc làm vì mục tiêu phát triển.
Đầu tư phát triển đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực. Nguồn lực sử dụng
trong đầu tư phát triển bao gồm cả tiền vốn, đất đai lao động máy móc thiết bị , tài
nguyên.Vì vậy đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển cần tính đủ các nguồn
lực tham gia.
Đầu tư phát triển là vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích quốc gia, cộng đồng
và nhà đầu tư. Trong đó đầu tư nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng
thu nhập quốc dân góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của các
thành viên trong xã hội. Đầu tư doanh nghiệp nhằm tối thiểu chi phí, tối đa lợi

nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực.
Hoạt động của đầu tư phát triển là một quá trình ,diễn ra trong thời kì dài và tồn
tại những vấn đề “độ trễ thời gian”. Độ trễ thời gian là sự không trùng hợp giữa thời
gian đầu tư với thời gian vận hành đầu tư thường thu được trong tương lai.
Nhóm 19 Page 4
Đầu tư phát triển giáo dục & đào tạo
2.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển
- Quy mô tiền vốn ,vât tư lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển
thường rất lớn:
Quy mô vốn đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn
hợp lí, xây dựng các chinh sách, quy hoạch kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lí chặt
chẽ tổng vốn đầu tư bố trí vốn đầu tư theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư có trọng
điểm.
Lao động cần sử dụng cho các dự án đầu tư thường rất lớn đặc biệt với các
dự án trọng điểm quốc gia .Vì vậy cần chú trọng đào tạ đội ngũ lao động đáp ứng
tốt nhất nhu cầu từng loại nhân lực theo tiến độ đầu tư, đồng thời hạn chế đến mức
thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực do các vấn đề “hậu dự án” tạo ra.
- Thời kì đầu tư kéo dài:
Thời kì đâù tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi dự án hoàn
thành và đưa vào hoạt động . Trong suốt quá trinh đầu tư để nâng cao hiệu qủa sử
dụng vốn cần tiến hành phân kì đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn
thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lí chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư,
khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đâù tư xây dựng cơ bản.
- Thời kì vận hành các kết quả đầu tư kéo dài :
Thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi các kết quả đầu tư đưa vào
công trình hoạt động cho đến khi hết hạn sử dụng nó và đào thải công trình. Vì vậy
trong công tác quản lí hoạt động đầu tư cần xây dựng cơ chế và phương pháp dự
báo khoa học cấp vĩ mô và vi mô về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm đầu tư
tương lai, quản lí tốt quá trình vận hành nhanh chóng đưa thành quả đầu tư vào sử
dụng, hoạt động tối đa công suất để nhanh chóng thu hồi vốn, và chú ý đúng mức

đến yếu tố trễ thời gian trong đầu tư.
- Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây
dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi đó được tạo dựng nên, do đó, quá
trình thực hiện đầu tư cũng như thời kì vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng
lớn của nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng.
Trong hoạt động đâù tư cần phải có chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư.
Đầu tư cái gì, công suất bao nhiêu là hợp lí, cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng …. Lựa
Nhóm 19 Page 5
Đầu tư phát triển giáo dục & đào tạo
chọn địa điểm đầu tư hợp lí cần dựa trên những căn cứ khoa học dựa vào các chỉ
tiêu kinh tế ,chính trị, xã hội, môi trường văn hóa cần chọn địa điểm đầu tư hợp lí
sao cho khai thác tối đa lợi thế vùng không gian đầu tư và cụ thể nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn đầu tư.
- Đầu tư phát triển độ rủi ro cao .
Quy mô vốn đầu tư lớn, thời kì đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư kéo
dài, nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển cao. Rủi ro đầu tư do nhiều
nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Do vậy để quản lí hoạt động đầu tư có hiệu quả cần phải quản lí rủi ro hiệu
quả bao gồm: nhận diện rủi ro đầu tư, đánh giá mức độ rủi ro giúp đưa ra các biện
pháp phù hợp. Ngoài ra, cần xây dựng các biện pháp phòng chống rủi ro, hạn chế
thấp nhất các loại rủi ro.
3. Nội dung cơ bản đầu tư phát triển:
Đầu tư phát triển bao gồm đầu tư phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ
thụật chung cho nền kinh tế, đâù tư phát triển văn hóa giáo dục, y tế dịch vụ xã
hội, đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật và những nội dung đầu tư phát triển khác.
Hay nói cách khác, đầu tư phát triển bao gồm tài sản vật chất và tài sản vô hình.
Đầu tư tài sản vật chất bao gồm đầu tư tài sản cố định (xây dựng cơ bản) và đầu tư
hàng tồn trữ. Đầu tư phát triển tài sản vô hình bao gồm : đầu tư nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học, kĩ thuật đầu tư phát
triển xây dựng thương hiệu quảng cáo.

Đầu tư phát triển bao gồm các hoạt động đầu tư:
• Đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò quan trọng trong việc tái tạo tài sản cố
định của doanh nghiệp bao gồm xây lắp và mua sắm thiết bị máy móc
• Đầu tư bổ sung hàng tồn trữ. Hàng tồn trữ trong doanh nghiệp là toàn bộ
nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, và sản phẩm tồn trữ trong doanh nghiệp.
Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà cơ cấu hàng tồn trữ khác nhau. Trong đó
nguyên vật liệu là bộ phận không thể thiếu của doanh nghiệp, tuy nhiên lại không
có trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Tuy nhiên đầu tư vào hàng tồn trữ của
doanh nghiệp thương mại thường cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Do vậy,
xác định quy mô đầu tư hàng tồn trữ cho doanh nghiệp là rất cần thiết.
Nhóm 19 Page 6
Đầu tư phát triển giáo dục & đào tạo
• Đầu tư và nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học công nghệ.
Phát triển sản phẩm mới và các lĩnh vực hoạt động đòi hỏi cần đầu tư cho hoạt
động nghiên cứu triển khai, ứng dụng công nghệ nhằm mục đích phát triển kinh tế
phát triển công nghiệp.
• Đầu tư vào lĩnh vực marketing: bởi hoạt dộng marketing là một hoạt
động quan trọng trong hoạt động quảng caó xúc tiến thương mại xây dựng thương
hiệu . Đầu tư cho marketing chiếm một tỉ trọng hợp lí trong tổng vốn đầu tư của
doanh nghiệp.
• Đầu tư phát triển nguồn nhân lực bởi nguồn nhân lực có vị trí quan trọng
trong việc kinh tế và doanh nghiệp nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo thắng
lợi trong cạnh tranh. Do đó đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là rất cần
thiết. Đầu tư vào nguồn nhân lực bao gồm đầu tư cho hoạt động đào tạo ( như chính
quy, không chính quy,dài hạn ngắn hạn ,bồi dưỡng nghiệp vụ ) đội ngũ lao động,
đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe, y tế. Đầu tư cải thiện môi trường , điều kiện
làm việc của người lao động.
II. Đầu tư trong giáo dục đào tạo:
1 . Quan điểm về đầu tư phát triển giáo dục & đào tạo
Đầu tư cho giáo dục đào tạo là một nội dung trong đầu tư phát triển con

người. Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được Đảng và
Nhà nước ta coi là hoạt động đầu tư cơ bản nhất. Vậy có thể hiểu đầu tư cho giáo
dục đào tạo là hành động bỏ tiền ra để tiến hành hoạt động nhằm tạo tài sản mới
cho nền kinh tế nói chung, cho giáo dục nói riêng. Tài sản mới có thể là trình độ
được nâng cao của mọi đối tượng trong xã hội, từ đó tạo tiềm lực, động lực mới
cho nền sản xuất xã hội.
Vì:
Con người là lực lượng sản xuất trực tiếp tạo ra của cải vật chất, là lực lượng
sáng tạo ra xã hội. Đào tạo nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng những yêu cầu của
quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa vai trò hàng đầu thuộc về công tác giáo
dục và đào tạo. Giáo dục đào tạo tạo ra sự chuyển biến về chất trong lực lượng lao
động, góp phần thực hiện thành công mục tiêu kinh tế xã hội.
Nhóm 19 Page 7
Đầu tư phát triển giáo dục & đào tạo
Nên:
Đầu tư cho giáo dục đào tạo có tác động đến:
- Tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Nguồn lực con người là một trong các yếu tố đầu vào của hàm sản xuất:
Q = f(K, L, T, R )
Trong đó: K: vốn.
L: lao động.
T: công nghệ.
R: tài nguyên.
Cũng như những nhân tố khác, lao động (L) là yếu tố tác động trực tiếp tới
sự thay đổi của sản lượng (Q). Đầu tư vào giáo dục đào tạo làm biến đổi về chất lực
lượng lao động từ đó sẽ làm thay đổi sản lượng Q.
Một sự đầu tư đúng đắn, hợp lý sẽ kéo theo sự thay đổi theo chiều hướng tiến
bộ của mặt bằng dân trí. Nhu cầu học tập, nghiên cứu được thoả mãn.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy: con đường tất yếu có thể

tăng trưởng nhanh tốc độ mong muốn từ 9% - 10% là tăng cường đầu tư nhằm tạo
ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với những ngành
nông nghiệp, ngư nghiệp có những hạn chế về đất đai, khả năng sinh học, để đạt tốc
độ tăng trưởng từ 5% - 6% là rất khó khăn. Như vậy, chính sách đầu tư vào giáo dục
đào tạo nhằm thay đổi cơ cấu lao động từ đó làm dịch chuyển cơ câú kinh tế.
- Tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước:
Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầu tư cho giáo dục đào tạo là
điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước
ta hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho giảng dậy, học tập, nghiên cứu khoa học,
phát huy tính sáng tạo trong mọi lĩnh vực, tạo đà cho ra đời những công trình khoa
học có giá trị lớn.
- Cân đối cơ cấu lao động, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế.
2. Đặc điểm đầu tư phát triển trong giáo dục & đào tạo
Hoạt động đầu tư cho giáo dục cũng là một hoạt động của đầu tư phát triển
nên nó cũng có đầy đủ các đặc điểm của đầu tư phát triển ngoài ra nó còn mang
Nhóm 19 Page 8
Đầu tư phát triển giáo dục & đào tạo
theo đó là các đặc trưng riêng của chính giáo dục&đào tạo. Với quy mô vốn, nguồn
lực giành cho giáo dục rất lớn không chỉ là các nguồn lực hữu hình như tiền bạc,
con người,đất đai…mà cả nguồn lực vô hình đó là năng lực quản lý,lãnh đạo,là các
phương pháp giảng dạy, học tập, kỹ năng…của bản thân của những người tham gia
trong hoạt động giáo dục như cán bộ quản lý,giáo viên,người học… là sự chia sẻ
của cộng đồng về trí tuệ,vật chất và tinh thần.Như vậy có thể nhận thấy rằng nguồn
vốn dành cho hoạt động đầu tư phát triển giáo dục đào tạo có quy mô rất lớn,đa
dạng và các đối tượng tham gia là mọi tầng lớp trong xã hội.Đầu tư cho giáo dục
diễn ra liên tục ,kéo dài và không bao giờ kết thúc.Nó có thể là một dự án xây dựng
một trường học đạt chuẩn quốc gia diễn ra trong khoảng vài năm, là một dự án về
nâng cao phương pháp giảng dạy trong giáo dục khoảng vài tháng, là dự án về
chương trình mục tiêu quốc gia theo giai đoạn trong 5 năm. Nhưng xét về tổng thể
đầu tư cho giáo dục diễn ra trong một khoảng thời gian dài, sự nghiệp giáo dục là cả

đời,hết một thế hệ này thì lại tiếp diễn của một thế hệ mới, đầu tư cho giáo dục là
không bao giờ ngừng bởi giáo dục và đào tạo con người là cả đời.Kết quả, sản
phẩm của một quá trình đầu tư lâu dài cho giáo dục là những con người, là các thế
hệ có trình độ, hiểu biết, kỹ năng ,là nguồn lực quan trọng tham gia vào công cuộc
xây dựng đất nước, phát triển kinh tế xã hội. Quá trình đào tạo, giáo dục những con
người này chịu ảnh hưởng, tác động của nhiều yếu tố như xã hội, môi trường xung
quanh, là các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng truyền thống…Nó ảnh
hưởng tới suy nghĩ ,nhận thức và cũng quyết định tới quá trình đầu tư cho giáo dục
đào tạo.Một môi trường giáo dục lành mạnh ,thể chế kinh tế xã hội ổn định, trật tự,
với những con người có nhận thức, trình độ cao chắc chắn sẽ góp phần quan trọng
cho việc đầu tư cho giáo dục đem lại hiệu quả và tạo ra những sản phẩm chất lượng
và phục vụ lại chính xã hội ấy.Để có thể kết luận và đánh giá sản phẩm,kết quả của
đầu tư cho giáo dục không thể nhanh chóng,bởi kết quả đầu tư cho giáo dục ấy sẽ
phát huy dần dần lâu dài.Chất lượng của sản phẩm ấy chính là trí tuệ,là công sức ,là
năng lực của các con người được đem vào cuộc sống để đem lại lợi ích cho xã
hội,cho bản thân mỗi người. Do đầu tư trong giáo dục đòi hỏi sử dụng nguồn nhân
lực,vật lực ….vô cùng lớn,quá trình đầu tư cho giáo dục là lâu dài nên nó cũng chịu
nhiều rủi ro. Do đó phải có những biện pháp để tránh những rủi ro không đáng
Nhóm 19 Page 9
Đầu tư phát triển giáo dục & đào tạo
có,giảm thiểu những rủi ro không tránh được.Tất cả là nhằm tạo mọi điều kiện để
hoạt động đầu tư cho giáo dục là tốt nhất và hiệu quả cao nhất cả về mặt kinh tế và
xã hội.
3. Nội dung đầu tư phát triển giáo dục & đào tạo.
3.1. Nguồn vốn trong giáo dục đào tạo
3.1.1. Nguồn vốn ngân sách.
Như chúng ta đã biết ngân sách nhà nước là 1 nguồn vốn quan trọng đối với
sự nghiệp phát riển kinh tế - xã hội nói chung và giáo dục & đào tạo nói riêng. Sự
hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn này không có chỉ có ý nghĩa riêng đối với sự
nghiệp giáo dục đào tạo mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển

của nền kinh tế của đất nước
3.1.2. Nguồn vốn ngoài ngân sách.
Bên cạnh nguồn vốn ngân sách nhà nước thì nhà nước khuyến khích, tạo
điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư, đóng góp trí tuệ, công sức, tiền của giáo dục.
Các khoản đầu tư, đóng góp, tài trợ của doanh nghiệp cho giáo dục và cá chi phí cảu
daong nghiệp mở trường, lớp đào tạo tại doanh nghiệp, phối hợp với các cơ sở giáo
dục, cử người đi đào tạo, tiếp thu công nghệ mới phục vụ cho nhu cầu của doanh
nghiệp là các khoản chi phí hợp lý được trừ khi tính thu nhập chịu thuế theo Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp.
3.2. Đầu tư phân theo hình thức triển khai
3.2.1. Chi theo chương trình mục tiêu quốc gia
Theo quyết định về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục
và đào tạo của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 1 năm 2008, có:
Mục tiêu chung
Hỗ trợ ngành Giáo dục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về
giáo dục và đào tạo và hoàn thành những nhiệm vụ đề ra trong chiến lược phát triển
giáo dục 2001 - 2010, góp phần tạo điều kiện để giáo dục tiếp cận trình độ tiên tiến
trong khu vực và trên thế giới, thiết thực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội của từng địa phương và cả nước.
Nội dung của chương trình
Chương trình bao gồm 7 dự án:
Nhóm 19 Page 10
Đầu tư phát triển giáo dục & đào tạo
Dự án 1: Hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở (THCS) duy trì
kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học.
Tổng kinh phí dự tính: 680 tỷ đồng.
Mục tiêu cụ thể:
Hỗ trợ 32 tỉnh khó khăn trong việc thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng
độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở, hoàn thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở ở 64 tỉnh, thành phố đến năm 2010.

Nội dung chính bao gồm:
- Hỗ trợ các cơ sở giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục đặc biệt là phổ cập
trung học cơ sở: thù lao cho giáo viên, cung cấp sách giáo khoa, học phẩm, thiết bị,
phương tiện dạy học cho các trường tiểu học, trung học cơ sở ở địa bàn kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn.
- Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý làm công tác phổ cập giáo
dục nhằm nâng cao nghiệp vụ giảng dạy, năng lực quản lý, triển khai, duy trì hoạt
động phổ cập giáo dục.
- Tổ chức điều tra, thu thập dữ liệu, kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập
giáo dục; xây dựng tiêu chuẩn phổ cập trình độ giáo dục trung học.
Dự án 2: Đổi mới chương trình giáo dục, sách giáo khoa và tài liệu giảng
dạy.
Tổng kinh phí dự tính khoảng: 2.830 tỷ đồng.
Mục tiêu cụ thể:
Hoàn thành việc đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa mới đại trà ở
giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên theo yêu cầu của Nghị quyết số
40/2000/NQ-QH10 ngay 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khoá X; hoàn thiện
bộ chương trình và tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non;
xây dựng 100 chương trình khung ở trung cấp chuyên nghiệp và 250 chương trình
khung đại học, cao đẳng; xây dựng 1.000 giáo trình điện tử đại học, cao đẳng; soạn
thảo và xuất bản sách giáo khoa, sách giáo viên cho một số tiếng dân tộc thiểu số;
hoàn thiện chuẩn kiến thức, kỹ năng ở 3 cấp học làm căn cứ cho việc thực hiện đánh
giá chất lượng.
Nhóm 19 Page 11
Đầu tư phát triển giáo dục & đào tạo
Nội dung chính bao gồm:
- Về giáo dục mầm non: hoàn thiện chương trình giáo dục và tài liệu hướng
dẫn thực hiện; xây dựng chuẩn chương trình mới, tổ chức thí điểm chương trình
giáo dục mới; hỗ trợ xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu học tập ở các trường
sư phạm mầm non phù hợp chương trình giáo dục mới.

- Về giáo dục phổ thông: hỗ trợ hoàn thành đổi chương trình, sách giáo khoa
phổ thông, nhất là chương trình phân ban ở trung học phổ thông (THPT); mới xây
dựng phần mềm dạy học, băng hình, thiết bị triển khai sách giáo khoa mới lớp 11 và
lớp 12. Xây dựng chương trình, tài liệu dạy học tự chọn cho các cấp học; xây dựng
chương trình, tài liệu dạy học cho trường THPT chuyên; xây dựng chương trình,
sách giáo khoa ngoại ngữ. Xây dựng tiêu chí và công cụ đánh giá dựa trên chuẩn
kiến thức, kỹ năng tất cả các lớp.
- Về giáo dục dân tộc: biên soạn các loại sách dạy tiếng Việt và tiếng dân tộc
cho con em đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng chương trình và biên soạn giáo
trình phục vụ việc đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số. Nghiên cứu, thử
nghiệm đồ dùng dạy học tiếng dân tộc thiểu số.
- Về giáo dục trung cấp chuyên nghiệp: xây dựng 100 chương trình khung
ngành đào tạo thuộc 25 lĩnh vực; tổ chức tập huấn việc thực hiện chương trình, giáo
trình mới cho giáo viên.
- Về giáo dục đại học, cao đẳng: xây dựng 250 chương trình khung, thí điểm
biên soạn giáo trình cho các môn học dùng chung; tổ chức tập huấn cho cán bộ
quản lý và giảng viên về chương trình và giáo trình mới; xây dựng 1.000 giáo trình
điện tử, nghiên cứu phương án đổi mới thi tuyển sinh và tốt nghiệp; tổ chức biên
soạn giáo trình, tài liệu và làm học liệu cho môn giáo dục dân số, giới và kỹ năng
sống cho các trường sư phạm.
- Về giáo dục thường xuyên: xây dựng chương trình, biên soạn sách hướng
dẫn thực hiện chương trình bổ túc tiểu học và trung học phổ thông, tổ chức tập huấn
nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý. Xây dựng chương trình, biên soạn tài
liệu bồi dưỡng nâng cao dân trí, sách hướng dẫn xóa mù chữ, tài liệu tự học, tự học
từ xa có hướng dẫn.
Nhóm 19 Page 12
Đầu tư phát triển giáo dục & đào tạo
- Về giáo dục chuyên biệt: xây dựng chương trình, biên soạn sách hướng dẫn
dạy học cho trẻ em khuyết tật trong các cơ sở giáo dục chuyên biệt. Chuyển đổi
sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông thành sách chữ nổi dành cho

học sinh khiếm thị. Hỗ trợ triển khai mô hình giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật
cấp THCS, biên soạn tài liệu, tập huấn chương trình giáo dục hoà nhập, học sinh
khuyết tật cấp THCS.
- Về thanh tra giáo dục: biên soạn tài liệu và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ
thanh tra của các tỉnh, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
Dự án 3: Đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường.
Tổng kinh phí dự tính khoảng: 960 tỷ đồng.
Mục tiêu cụ thể:
Thực hiện Chương trình đào tạo nhân lực công nghệ thông tin (CNTT), ưu
tiên đào tạo nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp phần mềm, đẩy mạnh giảng
dạy, ứng dụng CNTT ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học. Đầu tư cho một số
khoa CNTT thuộc các trường đầu ngành để đạt chất lượng đào tạo tiên tiến trong
khu vực. Tăng cường phòng máy tính, nối mạng Internet, tuyển chọn phần mềm
giáo dục phục vụ ứng dụng CNTT vào dạy học các môn học trong các cơ sở giáo
dục đào tạo.
Nội dung chính bao gồm:
- Tăng cường năng lực đào tạo cho các khoa CNTT và điện tử viễn thông
trọng điểm đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; nâng cấp và trang bị mới các phòng
thí nghiệm, phòng thực hành về CNTT phục vụ giảng dạy và học tập, mua sắm
phần mềm phục vụ dạy học, xây dựng và mua sắm tài liệu dạy học bằng tiếng Anh
và các thiết bị hỗ trợ khác.
- Xây dựng chương trình và nội dung tin học ứng dụng trong các trường đại
học, cao đẳng, TCCN, triển khai ứng dụng CNTT vào giảng dạy các môn học của
các ngành đào tạo.
- Phát triển mạng giáo dục: xây dựng hệ thống điều khiển mạng giáo dục và
kết nối Internet băng thông rộng tới các cơ sở giáo dục; phát triển nội dung thông
tin số về giáo dục; xây dựng các hệ thống học điện tử (e-Learning), bài giảng điện
tử, hệ thống cổng thông tin điện tử về giáo dục phục vụ các cơ sở giáo dục và đào
Nhóm 19 Page 13
Đầu tư phát triển giáo dục & đào tạo

tạo; triển khai các ứng dụng của công nghệ hội thảo và dạy học đa phương tiện qua
video, trang tin và thoại (video conference, web conference, audio conference).
- Dạy tin học và ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp giảng dạy ở các
cơ sở giáo dục đào tạo: mua sắm trang thiết bị tin học, tổ chức dạy môn tin học
trong nhà trường đảm bảo sự liên thông và cập nhật những kiến thức mới; xây dựng
chương trình bồi dưỡng CNTT cho giáo viên, tuyển chọn hệ thống phần mềm hỗ trợ
giảng dạy và học tập.
Dự án 4: Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo
dục.
Tổng kinh phí dự tính khoảng: 700 tỷ đồng.
Mục tiêu cụ thể:
Bồi dưỡng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đến năm
2010 có 80% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học, trung học cơ sở
(THCS), trung học phổ thông (THPT) đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó có 40%
giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng trở lên, 50% giáo viên THCS có trình độ đại
học và 10% giáo viên THPT có trình độ thạc sĩ. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng
viên cho tất cả các trường (khoa) sư phạm, trường cán bộ quản lý giáo dục để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đến năm 2010 đạt tỷ lệ 40% giảng viên có trình
độ thạc sĩ, 25% có trình độ tiến sĩ.
Nội dung chính bao gồm:
- Tổ chức điều tra, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
giáo dục; xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên cho các cấp
học.
- Đào tạo giáo viên theo địa chỉ, cử tuyển đối với vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng giáo
viên dạy các môn học còn thiếu giáo viên.
- Tổ chức bồi dưỡng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông để
thực hiện đến năm 2010 có 80% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học,
THCS, THPT đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó có 40% giáo viên tiểu học có
trình độ cao đẳng trở lên, 50% giáo viên THCS có trình độ đại học và 10% giáo

viên THPT có trình độ thạc sĩ.
Nhóm 19 Page 14
Đầu tư phát triển giáo dục & đào tạo
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên cho tất cả các trường (khoa) sư
phạm, trường cán bộ quản lý giáo dục để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
đến năm 2010 đạt tỷ lệ 40% giảng viên có trình độ thạc sĩ, 25% có trình độ tiến sĩ.
Dự án 5: Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng có nhiều
khó khăn.
Tổng kinh phí dự tính: 3.000 tỷ đồng.
Mục tiêu cụ thể:
Tập trung hoàn thiện cơ sở vật chất cho 48 trường phổ thông dân tộc nội trú
(PTDTNT) tỉnh theo hướng chuẩn hóa (có đủ nhà học, phòng bộ môn, ký túc xá,
nhà đa năng, nhà ăn, phòng hướng nghiệp ). Hỗ trợ xây dựng nhà ở, nhà bếp và
các trang thiết bị thiết yếu cho việc tổ chức đời sống nội trú cho gần 900 trường phổ
thông dân tộc bán trú (PTDTBT), nhằm tạo thêm các điều kiện để phổ cập vững
chắc tiểu học và THCS. Cung cấp trang thiết bị, tài liệu, phương tiện nghe nhìn, đồ
dùng dạy học cho các trường PTDTNT nhằm thực hiện đổi mới nội dung chương
trình giáo dục, thực hiện giáo dục hướng nghiệp dạy nghề và giáo dục bản sắc văn
hóa dân tộc.
Nội dung chính bao gồm:
- Sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở vật chất của các trường PTDTNT tỉnh, huyện
và trường dự bị đại học. Tập trung hoàn thiện các hạng mục phục vụ thiết yếu của
các trường PTDTNT tỉnh.
- Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất cho các trường PTDTBT, các cơ sở giáo
dục ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng có nhiều khó khăn nhằm tạo điều
kiện phổ cập vững chắc tiểu học và trung học cơ sở.
- Mua sắm trang thiết bị phục vụ giáo dục hướng nghiệp cho các trường
PTDTNT tỉnh.
- Hỗ trợ học bổng, học phẩm tối thiểu cho học sinh dân tộc ở các trường
PTDTBT, học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, học sinh cư trú tại địa

bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Dự án 6: Tăng cường cơ sở vật chất các trường học.
Tổng kinh phí dự tính: 6.600 tỷ đồng.
Mục tiêu cụ thể:
Nhóm 19 Page 15
Đầu tư phát triển giáo dục & đào tạo
Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới 14.000 phòng học để thực hiện mức chất
lượng tối thiểu ở tiểu học, tạo điều kiện mở rộng số trường tiểu học và THCS học 2
buổi/ngày, thu hút tối đa trẻ 5 tuổi tới trường mầm non, mẫu giáo trước khi vào lớp
1; tăng cường cơ sở vật chất phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng cho tất cả các cấp
học, trước hết là xây dựng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn và mua sắm
thiết bị dạy học; hỗ trợ xây dựng phòng làm việc cho giảng viên các trường đại học,
cao đẳng, bảo đảm đến năm 2010 có đủ chỗ làm việc cho giáo sư và phó giáo sư tại
trường.
Nội dung chính bao gồm:
- Nâng cấp và xây dựng thêm phòng học cho giáo dục mầm non vùng khó
khăn để thu hút tối đa trẻ 5 tuổi tới trường.
- Nâng cấp và xây dựng thêm phòng học đáp ứng các yêu cầu chất lượng tối
thiểu của trường học, tăng dần tỷ lệ học sinh tiểu học và học sinh trung học cơ sở
được học 2 buổi/ngày.
- Nâng cấp và xây dựng các công trình kiến trúc ngoài phòng học (phòng thí
nghiệm, thư viện, phòng để đồ dùng dạy học, nhà làm việc, nhà đa chức năng, công trình
vệ sinh - nước sạch, v.v ) nhằm tăng dần số trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia.
- Cùng với ngân sách chi thường xuyên và vốn xây dựng cơ bản tập trung,
kinh phí của dự án hỗ trợ chống xuống cấp các giảng đường, ký túc xá, nhà ăn sinh
viên và các công trình phụ trợ khác của các cơ sở đào tạo.
- Tiếp tục tăng cường trang thiết bị thí nghiệm và nghiên cứu khoa học ở
mức tối thiểu. Từng bước đầu tư thiết bị thí nghiệm, nghiên cứu khoa học theo
hướng hiện đại hóa cho một số trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên
nghiệp đầu ngành. Ưu tiên đầu tư cho phòng thí nghiệm trung tâm để dùng chung

cho các khoa trong một trường đại học hoặc liên kết sử dụng trong một cụm trường
đại học, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn và kỹ thuật cao phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hỗ trợ xây dựng phòng làm việc cho giáo sư,
phó giáo sư, giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng.
- Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho các trường sư phạm trọng điểm, các
trường mới nâng cấp từ trung học sư phạm lên cao đẳng sư phạm, các trường đào
tạo đa ngành, các trường ở vùng miền núi, vùng khó khăn.
Nhóm 19 Page 16
Đầu tư phát triển giáo dục & đào tạo
Dự án 7: Tăng cường năng lực dạy nghề.
Tổng kinh phí dự tính: 5.500 tỷ đồng.
Mục tiêu cụ thể:
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các trường cao đẳng
nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề; phát triển đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý dạy nghề, kiểm định viên dạy nghề, đánh giá viên dạy nghề; phát
triển chương trình dạy nghề, xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, ngân hàng đề thi,
hệ thống tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề; hỗ trợ dạy nghề trình độ sơ cấp
và dạy nghề thường xuyên cho đối tượng là lao động nông thôn, thanh niên dân tộc
thiểu số và người tàn tật; thực hiện thí điểm dạy nghề theo cơ chế đặt hàng.
Nội dung chính bao gồm:
- Đầu tư thiết bị dạy nghề cho 60 trường trọng điểm, ưu tiên đầu tư cho 3
trường để phấn đấu đạt trình độ tiên tiến trong khu vực vào năm 2010; 50 trường
trung cấp nghề và một số trường cao đẳng nghề mới thành lập thuộc những tỉnh mới
tách và những tỉnh có khó khăn; 300 trung tâm dạy nghề mới được thành lập và một
số cơ sở dạy nghề khác. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhà xưởng, phòng học, ký
túc xá cho 30 trường trung cấp nghề và 100 trung tâm dạy nghề ở các tỉnh mới tách
và những tỉnh có khó khăn.
- Tăng cường hệ thống dữ liệu về giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; xây
dựng 40 chương trình, giáo trình, tài liệu bồi dưỡng; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên,
cán bộ quản lý dạy nghề, kiểm định viên và đánh giá viên; phát triển khoa sư phạm

ở một số trường cao đẳng nghề.
- Xây dựng các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề và chương trình khung dạy nghề
theo 3 cấp trình độ; xây dựng các bộ ngân hàng đề thi để làm cơ sở đánh giá cấp
chứng chỉ quốc gia; hỗ trợ xây dựng các bộ chương trình dạy nghề trên cơ sở các bộ
tiêu chuẩn kỹ năng nghề và chương trình khung dạy nghề trình độ cao đẳng nghề,
trung cấp nghề; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.
- Hỗ trợ dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên hàng năm
cho khoảng 350.000 - 400.000 lượt lao động nông thôn, người dân tộc thiểu số,
người tàn tật. Bảo đảm kinh phí thực hiện thí điểm dạy nghề theo cơ chế đặt hàng.
- Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện dự án.
Nhóm 19 Page 17
Đầu tư phát triển giáo dục & đào tạo
Nguồn kinh phí thực hiện các dự án: 20.270 tỷ đồng
Trong đó:
a) Ngân sách trung ương: 16.420 tỷ đồng;
b) Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): 2.080 tỷ đồng;
c) Ngân sách địa phương và huy động cộng đồng là: 1.770 tỷ đồng.
3.2.2. Chi cho chương trình không thuộc mục tiêu quốc gia.
a)Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên:
Đội ngũ giáo viên là vấn đề trọng tâm liên quan đến chất lượng dạy và học
bởi một đội ngũ giáo viên chất lượng cao sẽ trực tiếp thúc đẩy quá trình thực hiện
các mục tiêu giáo dục đào tạo vì vậy đầu tư bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề
được quan tâm hàng đầu với sự nghiệp GDDT. Trong đó nhiệm vụ trọng tâm là: bồi
dưỡng nâng cao kiến thức, chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đổi mới
PPDH. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lí; năng lực chỉ đạo chuyên môn cho hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn để thực hiện công tác dạy - học và
công tác bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả thiết thực.
b) Tăng cường cơ sở vật chất.
Việt Nam đã và đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia v ề gi áo d ục đ ào t ạo ,
cơ sở hạ tầng cho việc dạy và học chất lượng tương đương với các nước trong khu

vực. Vì vậy trong những năm qua vốn đầu tư chi cho mục tiêu tăng cường cơ sở vật
chất kỹ thuật chiếm một phần quan trọng trong tổng vốn đầu tư cho giáo dục.
Đầu tư cho cơ sở vật chất được quan tâm rất lớn, là một trong năm nhiệm vụ
trọng tâm của GDDT 2011. Trong đ ó n ội dung ch ủ y ếu l la phát triển mạng lưới
trường, lớp học và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đồ chơi trẻ em. Đẩy
nhanh tiến độ triển khai Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo
viên giai đoạn 2008-2012. Tiếp tục triển khai Đề án phát triển giáo dục ở 62 huyện
nghèo. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách và chế tài liên quan đến mua
sắm, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học, đồ chơi trẻ em; đẩy mạnh phong trào tự
làm và sử dụng thiết bị dạy học, đồ chơi trẻ em.
Tiếp tục đầu tư, xây dựng các trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT đạt
chuẩn quốc gia. Đầu tư xây dựng, hiện đại hóa hệ thống trường THPT chuyên.
Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các trường trung cấp chuyên nghiệp, các
Nhóm 19 Page 18
Đầu tư phát triển giáo dục & đào tạo
TTGDTX, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp. Chỉ đạo triển khai có hiệu
quả, tăng cường kiểm tra, giám sát việc đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở
địa phương.
3.3. Đầu tư phát triển giáo dục đào tạo theo cấp học, bậc học:
Đầu tư theo cấp học bậc học bao gồm :
1. Giáo dục mầm non : có nhà trẻ mẫu giáo .Đây là bậc học đầu tiên trong hệ
thống giáo dục quốc dân .Đặc biệt giáo dục mẫu giáo là cầu nối giữa gia đình và
giáo dục nhà trường ở bậc tiểu học
2. Giáo dục phổ thông: Có hai bậc là bậc tiểu học và trung học.Bậc trung học
có hai cấp là THCS,THPT mục tiêu cơ bản của phân hệ này là hình thành nền học
vấn phổ thông cơ bản , cần thiết cho mọi người ( tùy theo từng bậc học phổ thông
cơ bản ,cần thiết cho mọi người ).Tùy theo từng bậc học phổ cập tạo cơ sở học vấn
nền tảng cho quá trình tiếp tục lên cao đẳng , đại học .Sau khi tốt nghiệp THPT
hoặc học tiếp các loại hình giáo dục nghề nghiệp sau THCS và THPT
3. Giáo dục nghề nghiệp có Trung học chuyên nghệp và dạy nghề

4. Giáo dục đại học đào tạo hai trình độ là trình độ cao đẳng và trình độ đại
học .giáo dục sau đại học đào tạo hai trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ
5. đình và giáo dục nhà trường ở bậc tiểu học
6. Giáo dục phổ thông: Có hai bậc là bậc tiểu học và trung học.Bậc trung học
có hai cấp là THCS,THPT mục tiêu cơ bản của phân hệ này là hình thành nền học
vấn phổ thông cơ bản , cần thiết cho mọi người ( tùy theo từng bậc học phổ thông
cơ bản ,cần thiết cho mọi người ).Tùy theo từng bậc học phổ cập tạo cơ sở học vấn
nền tảng cho quá trình tiếp tục lên cao đẳng , đại học .Sau khi tốt nghiệp THPT
hoặc học tiếp các loại hình giáo dục nghề nghiệp sau THCS và THPT
7. Giáo dục nghề nghiệp có Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề
8. Giáo dục đại học đào tạo hai trình độ là trình độ cao đẳng và trình độ đại
học .giáo dục sau đại học đào tạo hai trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ
3.4 .Tình hình sử dụng vốn đầu tư cho giáo dục đào tạo phân theo lãnh
thổ.
Quyết định số 139/2003/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ quyết định phân
bổ ngân sách chủ yếu theo dân số, vì số nhiều thì nhu cầu chi lớn và ngược lại.
Nhóm 19 Page 19
Đầu tư phát triển giáo dục & đào tạo
Ngoài ra, việc phân bổ ngân sách cũng căn cứ chi phí cho cùng một công việc giữa
các vùng khác nhau do khoảng cách đi lại, địa hình, mật độ dân số, quy mô lớp học,
, kinh phí để thực hiện những chính sách ưu đãi của nhà nước. Vì vậy mức phân
bổ ngân sách theo dân số giữa các vùng khác nhau là khác nhau, trong đó mức chi
một người dân khu vực miền núi cao hơn đồng bằng.
Một thực tế là vốn đầu tư cho đô thị và đồng bằng bao giờ cũng cao hơn so
với vùng sâu vùng xa, tuy nhiên định mức chi cho các vùng theo phân bổ dân số lại
có tính chất đảo ngược. việc phân bổ ngân sách cũng căn cứ chi phí cho cùng một
công việc giữa các vùng khác nhau do khoảng cách đi lại, địa hình, mật độ dân số,
quy mô lớp học, , kinh phí để thực hiện những chính sách ưu đãi của nhà nước.
Nhóm 19 Page 20
Đầu tư phát triển giáo dục & đào tạo

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM
I. Tổng quan về giáo dục đào tạo ở Việt Nam
1. Hệ thống giáo dục ở Việt Nam
1.1. Hệ thống giáo dục

Giáo dục đại học
và sau đại học
Giáo dục phổ thông Giáo dục chuyên nghiệp

Nhóm 19 Page 21
Cao học
Đào tạo tiến sĩ
Cao đẳng 3 năm
Đại học 4-6 năm
Trung học chuyên
ban 3 năm
Trung học chuyên
nghiệp 3-4 năm
Đào tạo nghề 1-2
năm
Trung học cơ sở 4 năm
Đào tạo nghề 3 năm
Tiểu học 5 năm
Mẫu giáo 3 năm
Trung học nghề
3-4 năm
Đầu tư phát triển giáo dục & đào tạo
Giáo dục mầm non.
Nhóm 19 Page 22

Nhà trẻ 3 năm
Đầu tư phát triển giáo dục & đào tạo
1.2. Sơ đồ hệ thống bằng cấp
Bảng 1:Bảng hệ thống bằng cấp ở Việt Nam
Bậc, cấp bậc giáo dục
Thời gian
khung của
quá trình
GDĐT
Tuổi
chuẩn
vào lớp
đầu
Điều kiện học
lực để được vào
lớp đầu
Văn bằng tốt
nghiệp
1 2 3 4 5
I. Giáo dục mầm non
- Nhà trẻ
- Mẫu giáo
3 năm
3 năm
3-4
tháng
3 tuổi
II. Giáo dục phổ thông
- Tiểu học
- Trung học cơ sở

- Trung học chuyên
ban
5 năm
4 năm
3 năm
6 tuổi
11 tuổi
15 tuổi
Có bằng tiểu
học
Có bẳng trung
học cơ sở
Bằng tiểu học
Bằng trung
học cơ sở
Bằng tú tài
III. Giáo dục chuyên
nghiệp
- Đào tạo nghề sau
tiểu học
- Đào tạo sau trung
học cơ sỏ
- Trung học chuyên
nghiệp
- Trung học nghề
Dưới 1 năm
1-2 năm
3-4 năm
3-4 năm
13-14

tuổi
15 tuổi
15 tuổi
15 tuổi
Có bằng THCS
Có bằng THCS
Có bằng THCS
Có bằng THCS
Chứng chỉ
nghề
Bằng nghề
Bằng TH
chuyên
nghiệp
Bằng TH
nghề
IV. Bậc giáo dục đại học
Có bằng tú tài
Nhóm 19 Page 23

×