THU THẬP, ĐỊNH DANH HAI LOÀI
HEDYOTIS DIFFUSA VÀ HEDYOTIS CORYMBOSA
TẠI TỈNH PHÚ YÊN
Nguyễn Nhất Tuyên, Nguyễn Hồng Đức
Khoa Dược, Trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. DS. Thái Hồng Đăng.
TĨM TẮT
Các lồi thuộc chi Hedyotis họ Cà phê Rubiaceae có đặc điểm hình thái khá tương đồng, tiêu biểu là loài
Hedyotis diffusa (Bạch hoa xà thiệt thảo) lưu thông trên thị trường hoặc sử dụng trong đông y nhầm lẫn với
Hedyotis corymbosa (L.) Lam (tên thường gọi cóc mẵn, lưỡi rắn). Việc định danh, phân biệt 2 lồi này là
cần thiết nhằm tiêu chuẩn hóa nguồn ngun liệu dược liệu, mang đến hiệu quả tốt nhất trong sử dụng để
điều trị bệnh.
Nghiên cứu tiến hành thu thập mẫu cây ngoài tự nhiên trên địa bàn tỉnh Phú n dựa theo hình thái được
mơ tả trong các tài liệu thực vật. Từ các mẫu cây thu thập được sử dụng phương pháp phân tích các đặc
điểm hình thái, vi học nhằm mục tiêu phân biệt 2 loài Hedyotis diffusa và Hedyotis corymbosa.
Kết quả nghiên cứu ban đầu có thể phân biệt 2 loài H.diffusa và H.corymbosa dựa vào đặc điểm hình thái
của thân, hoa, lá và vi phẫu thân cây của dược liệu tươi.
Từ khóa: Hedyotis diffusa, Hedyotis corymbosa, bạch hoa xà thiệt thảo, lưỡi rắn, Hedyotis.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hedyotis diffusa Willd họ Cà phê Rubiaceae - thường gọi với tên “Bạch hoa xà thiệt thảo” theo đông y có
cơng năng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu thơng lâm, tiêu ung tán kết; chủ trị: ho, hen suyễn do phế thực
nhiệt, lâm lậu do bàng quang thấp nhiệt, viêm amidan, viêm họng cấp, sang chấn, rắn độc cắn, mụn nhọt
ung bướu, dương hồng (viêm gan cấp tính) (Tựu và c.s., 2017). Tại Trung Quốc, Hedyotis diffusa được sử
dụng để điều trị các bệnh liên quan đến viêm, chẳng hạn như viêm gan, viêm ruột thừa và viêm niệu đạo
trong hàng nghìn năm (Tao và c.s., 2011). Gần đây, Hedyotis diffusa ngày càng được chú ý vì các đặc tính
chống tăng sinh tế bào ung thư và chống khối u ở động vật thử nghiệm (Chen và c.s., 2016). Tại Việt Nam,
trên thị trường hiện nay, H. diffusa thường bị nhẫm lẫn hoặc cố ý đánh tráo với các lồi khác cùng chi
Hedyotis bởi đặc điểm hình thái thực vật rất giống giữa các lồi cùng chi, thơng thường bị nhẫm lần nhiều
nhất với lồi Hedyotis corymbosa. Vì vậy, việc định danh 2 loài này là cần thiết nhằm tiêu chuẩn hóa nguồn
nguyên liệu dược liệu.
881
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Mẫu cây 2 loài H.diffusa và H.corymbosa thu thập ngoài tự nhiên tại các địa điểm ẩm ướt như ruộng lúa,
bãi đất ven sông, kênh rạch, rẫy trồng cây hoa màu… ở các huyện Phú Hòa, huyện Tây Hòa, thị xã Đơng
Hịa, tỉnh Phú n. Thời gian thu thập vào tháng 3 - 4 năm 2022, mẫu được lưu giữ tại Trung tâm nghiên
cứu và sản xuất dược liệu miền Trung (Tuy Hòa, Phú Yên).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập mẫu cây 2 lồi theo mơ tả đặc điểm thực vật từ các tài liệu trong nước: Dược điển Việt Nam
V(Tựu và c.s., 2017), cây cỏ Việt Nam(Hộ, 2003) và ngoài nước: Flora of China(Tao và c.s., 2011),
Singapore(Wong và c.s., 2019).
- Phân tích, mơ tả chi tiết hình thái các mẫu đã thu được theo Thực vật dược(Đẹp và c.s., 2007).
- Phân tích vi học: Rễ, thân, lá cắt thành lát mỏng và nhuộm tiêu bản bằng phương pháp nhuộm kép theo
tài liệu Phương pháp nghiên cứu dược liệu(Hùng và c.s., 2020). Quan sát, mô tả và chụp ảnh các đặc điểm
qua kính hiển vi.
- Bàn luận, rút ra các đặc điểm phân biệt 2 loài H.diffusa và H.corymbosa.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hedyotis diffusa
3.1.1. Định danh:
Tên thông thường: Bạch hoa xà thiệt thảo, An điền lan, Bòi ngòi bò, Cỏ lưỡi rắn hoa trắng
Tên khoa học: Hedyotis diffusa Willd.
Tên đồng nghĩa: Oldenlandia diffusa (Willd.) Roxb.
Họ: Cà phê (Rubiaceae)
Tên tiếng Trung: 白花蛇耳草 bai hua she er cao(Tao và c.s., 2011).
3.1.2. Đặc điểm hình thái:
- Thân: Cây thân thảo mảnh mai, sống hàng năm, mọc nghiêng theo thảm thực vật, cao từ 20-30 cm có thể
đến 50 cm. Tiết diện thân hơi dẹt đến trịn. Thân non đơi khi có 4 góc, màu xanh đến nâu nhạt. Thân già
màu nâu tím, càng già càng sậm màu, bề mặt hơi sần sùi, rải rác lơng che chở u nhú (hình 1).
- Lá: khơng có cuống; hình elip hẹp, hoặc hình chóp hẹp, nhọn về phía đỉnh đầu, kích thước 20-40×1-3
mm. Bề mặt trên của lá màu xanh đậm nhiều chấm lốm đốm, mặt dưới màu xanh nhạt, mép lá thường cuộn
xuống khi khơ; gân lá hình lơng chim, 1 gân chính nổi rõ, các gân phụ khơng nhìn thấy được. Lá kèm màu
xanh nhạt, đỉnh chia 2-3 răng không đều, màu nâu nhạt (hình 1).
882
- Hoa: Cụm hoa ở nách lá, đơn độc hiếm khi 2 hoa, có cuống mảnh ngắn, màu nâu, cuống dài 1-3 mm.
Khơng có lá bắc. Hoa nhỏ, đều, lưỡng tính, mẫu 4 hiếm khi gặp mẫu 5. Đài hoa nhẵn khơng lơng; phần đế
hình cầu, phân thùy; các thùy hẹp hình tam giác, 1-2 mm, có lơng tơ; tiền khai van. Tràng hoa màu trắng
hoặc có phớt tím; ống tràng cao 2 mm, bên ngồi có lơng tơ, bên trong nhẵn khơng có lơng ở họng tràng; 4
thùy hình trứng thuôn dài, ngắn hơn ống tràng. Bộ nhị 4, đính ở gần họng tràng, xen kẽ cánh hoa; chỉ nhị
màu trắng, ngắn; bao phấn màu trắng ngà, 2 ô, nứt dọc, đính giữa, hướng trong. Hạt phấn rời, màu trắng
vàng, hình cầu, bề mặt có nhiều chấm trịn. Lá nỗn 2, bầu dưới, 2 ơ, mỗi ơ nhiều nỗn, đính nỗn trung
trụ. Vịi nhụy 1, màu trắng vàng, nhẵn, đính trên đỉnh bầu. Đầu nhụy 2, màu trắng, thn dài, nằm sát nhau,
dài tương đương vịi nhụy, có nhiều lơng gai nạc (hình 2).
Hình 2. Đặc điểm thân và lá H. diffusa
Hình 3. Đặc điểm hoa H. diffusa: 1.Tổng thể hoa mẫu
1.Kích thước và hình dạng thân; 2.Dạng lá và lá
kèm; 3.Kích thước lá
4; 2.Kích thước hoa; 3.Bộ nhụy và nhị hoa phóng đại
x40; 4.Bên trong tràng hoa với nhị đính trong; 5.Bầu
nỗn 2 ơ; 6.Nhụy với đầu nhiều lơng gai nạc; 7.Hạt
phấn; 8.Hoa mẫu 5 hiếm gặp.
-Quả: hình nang thn, kích thước 2-3 × 2-3 mm, đơi khi hơi
giống hình cầu, có màng, nhẵn, phân thành 2 thuỳ từ thân đến
đỉnh, đỉnh tròn, các cuống dài ra nhanh chóng và rõ rệt khi quả
trưởng thành, từ 5-10 mm. Hạt nhiều, màu nâu sẫm, có góc
cạnh, dày đặc vân đa giác (hình 3).
Hình 3. Đặc điểm hạt và quả H. diffusa: 1.Quả non và độ dài cuống;
2.Quả già màu nâu sậm; 3,4.Hạt phóng đại x100 và x400
3.1.3. Đặc điểm vi phẫu:
- Vi phẫu thân: gần tròn, vùng vỏ chiếm 1/4 bán kính. Biểu bì (T2) là những tế bào hình vng hay hình
chữ nhật, kích thước to và khá đều. Mặt ngồi biểu bì có lớp cutin răng cưa mỏng; lông che chở đơn bào
883
to, ngắn, đầu hơi trịn, u lồi (T1). Mơ mềm vỏ (T4) là mô mềm đạo, gồm 3-4 lớp tế bào, hình trịn hay hình
bầu dục nằm ngang, kích thước khơng đều, vách cellulose mỏng, có các tinh thể calci oxalat hạt cát (T3)
rải rác trong tế bào. Nội bì tạo thành vịng liên tục, tế bào hình chữ nhật hay đa giác, kích thước khơng đều,
thân già thấy rõ đai Caspary (T5). Tế bào trụ bì kích thước nhỏ hơn nội bì. Libe 1 (T8) xếp thành từng cụm,
tế bào nhỏ, vách uốn lượn. Libe 2 gồm 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật, dẹp, xếp khá đều. Vùng gỗ 2 (T9) gồm
từ 5-7 lớp tế bào, mạch gỗ 2 to, hình đa giác, nằm rải rác; tia gỗ nhiều, tia libe tế bào có kích thước khá lớn.
Bó gỗ 1 (T6) thường cấu tạo bởi 2-3 mạch gỗ, phân hóa ly tâm rõ. Mơ mềm tủy (T10) là những tế bào trịn
hay hơi đa giác, kích thước khơng đều, xếp chừa những đạo nhỏ, tinh thể calci oxalat hình khối hiếm gặp
(Hình 4).
-Vi phẫu rễ (từ ngồi vào trong): gần trịn, vùng vỏ chiếm 1/2 bán kính. Bần (R11) gồm 2-3 lớp tế bào
hình chữ nhật có vách uốn lượn, kích thước nhỏ, xếp dãy xuyên tâm. Kế tiếp là mô mềm vỏ (R4) gồm 8-9
lớp dạng mô mềm đạo, hình trịn hay bầu dục nằm ngang kích thước khơng đồng đều, có tinh thể calci
oxalat hình kim thành từng bó (R12) nằm rải rác trong tế bào nhiều. Libe 1 (R8) rõ, libe 2 (R7) tạo thành
vòng quanh gỗ 2 (R9) chiếm tâm, mạch gỗ to xếp lộn xộn, hình bầu dục hay đa giác (Hình 4).
-Vi phẫu lá: Gân giữa: bề dày vùng gân giữa gấp 1,5 lần vùng phiến lá. Mặt dưới lồi, mặt trên hơi lõm, tế
bào biểu bì trên (CL1) hình bầu dục đứng, cutin có răng cưa cạn. Biểu bì dưới (CL10) là 1 lớp tế bào gần
trịn hay hình đa giác, vách cellulose, lớp cutin khá dày và hơi nhấp nhô nhỏ hơn tế bào biểu bì trên, lơng
che chở đơn bào ngắn, rộng, đầu hơi thuôn. Tế bào mô mềm đạo (CL9) to, hình đa giác, vách cellulose
mỏng, khơng đều, xếp chừa những đạo nhỏ. Hệ thống dẫn hình vịng cung, cung libe 1 (CL8) - gỗ 1 (CL7)
hướng về phía dưới: gỗ ở trên, mạch gỗ hình đa giác, tia gỗ rõ; libe ở dưới. Mơ dày góc nằm trên gỗ và
phía dưới libe.
Phiến lá: cấu tạo dị thể.Tế bào biểu bì trên (PL1) rất to, hình vng, bầu dục hay đa giác có cạnh, lớp cutin
hơi dày và nhấp nhô. Mô mềm giậu (PL2) gồm 2 lớp tế bào, lớp trên là những tế bào thuôn dài, lớp dưới
xếp xen kẽ và có kích thước bằng 1/2 lớp trên. Mơ mềm khuyết (PL4) là những tế bào hình bầu dục hay
trịn xếp chừa những khuyết nhỏ, có bề dày bằng bề dày mơ mềm giậu, có mạch xoắn (PL5), rải rác tinh
thể calci oxalat hạt cát (PL3). Tế bào biểu bì dưới (PL6) hình bầu dục hẹp, kích thước rất nhỏ so với tế bào
biểu bì trên, nhiều lỗ khí (Hình 5).
884
Hình 5. Vi phẫu lá (L), cuống lá (CL) và phiến lá (PL)
Hình 4. Vi phẫu Thân (T) và Rễ (R) H.diffusa:
(1).Lơng che chở đơn bào; (2).Biểu bì với lớp
cutin răng cưa; (3).tinh thể calci oxalat hình khối;
(4).Mơ mềm vỏ; (5). Nội bì đai caspary; (6). Gỗ
1; (7). Libe 2; (8). Libe 1; (9). Gỗ 2; (10).Mơ
H.diffusa: (1).Biểu bì trên; (2).Mô mềm giậu; (3). Tinh
thể calci oxalat hạt cát; (4). Mơ mềm khuyết; (5). Mạch
xoắn; (6).Biểu bì của phiến lá dưới chứa lỗ khí rải rác;
(7): Gỗ 1; (8).Libe 1; (9).Mơ mềm; (10).Biểu bì dưới
của cuống lá vơi lơng che chở đơn bào.
mềm tủy; (11). Bần; (12).Bó tinh thể calci oxalat
hình kim.
3.2. Hedyotis corymbosa
3.2.1. Định danh:
Tên thơng thường: Cóc mẵn, Lưỡi rắn, Bịi ngịi ngù, Vỏ chu, Vương thái tơ, Đơn dòng, Đơn thảo, Xương
cá, Nọc sởi, Mai hồng, An điền, Xà thiệt thảo, Tán phòng hoa nhĩ thảo.
Tên khoa học: Hedyotis corymbosa (L.) Lam.
Tên đồng nghĩa: Oldenlandia corymbosa L.
Họ: Cà phê (Rubiaceae).
Tên tiếng Trung: 伞房花耳草 san fang hua er cao(Tao và c.s., 2011).
3.2.2. Đặc điểm hình thái:
- Thân: Cây thân thảo mảnh mai, hàng năm, cao đến 40 cm; Thân vng có 4 góc đến dẹt, với các mặt
nhẵn và các góc dày lên thành vẩy cứng, mọng nước, dày đặc hoặc thưa thớt (Hình 6).
885
- Lá: khơng cuống, đơn mọc đối; hình mũi mác hẹp, hoặc hình elip hẹp. Kích thước: 2.5-4 × 0,5-0,8 cm.
Bề mặt trên xanh đậm có chấm lốm đốm, mặt dưới màu xanh nhạt, mép lá cuộn lại khi khô, men dần xuống
cuống. .Gân chính nổi rõ, các gân phụ khơng nhìn thấy được; các đốt hợp nhất với gốc cuống lá, hình ống,
1-2 mm, Lá kèm là một phiến mỏng, màu trắng trên chia 4-5 tơ, trong đó 2 tơ bìa ngồi dài khoảng 1-2
mm, các tơ giữa ngắn hơn (Hình 6).
- Hoa: Cụm hoa ở nách lá, xim mang 2-5 hoa, hoa thường có hình chùy, có phiến, có cuống; cuống 1 (hoặc
2) trên mỗi sợi trục, 1-16 mm; Khơng có lá bắc hoặc có hình lơng chim, dạng vẩy dài 1-1,2 mm. Hoa nhỏ,
đều, lưỡng tính, mẫu 4, cuống màu nâu. Đài hoa nhẵn hoặc có lơng; phần đế hoa gần như hình cầu đến hình
elip hẹp; phân 4 thùy; các thùy hẹp hình tam giác, dài 0,5-1,2 mm, có lơng tơ. Cánh hoa 4, màu trắng hoặc
phớt tím, hình phễu xoay trịn; ống 0,8-1 mm, bên trong có vịng lơng tơ quanh họng tràng; các thùy hình
thoi thn dài đến hẹp hình tam giác, tiền khai van. Nhị 4, đính ở gần họng tràng, xen kẽ cánh hoa; chỉ nhị
màu trắng, ngắn; bao phấn màu trắng ngà, 2 ơ, nứt dọc, đính giữa, hướng trong. Lá nỗn 2, bầu dưới, 2 ơ,
mỗi ơ chứa nhiều nỗn, đính nỗn trung trụ, giá nỗn rất lồi. Vịi nhụy 1, rất ngắn, màu trắng; đầu nhụy 2,
màu vàng có nhiều lơng gai nạc. Hạt phấn rời, nhỏ, trịn, màu trắng ngà (Hình 7).
Hình 6. Đặc điểm thân H. corymbosa: 1. kích Hình 7. Đặc điểm hoa H. corymbosa: 1. Hoa mẫu 4;
thước và dạng thân; 2. Kiểu lá và lá kèm; 3. Kích 2. Kích thước hoa; 3. Bên trong tràng hoa có nhị
thước lá.
đính xen kẽ; 4. hạt phấn; 5. Nhụy; 6. Bầu nỗn 2 ơ.
- Quả: hình nang, hình cầu, hình trứng, hoặc hình trịn, kích
thước: 1-2 × 1-2 mm, có màng, bề mặt nhẵn hoặc có lông tơ
phủ, phân thành 2 thuỳ từ thân đến đỉnh, đỉnh trịn; cuống
thường dài ra nhanh chóng và rõ rệt khi quả phát triển. Quả
già nâu sậm mang hạt nhiều, màu nâu sẫm, có góc cạnh, vân
đa giác (Hình 8).
Hình 8. Đặc điểm hạt và quả H. corymbosa: 1. Quả non; 2. Kích thước
quả và độ dài cuống; 3. Quả già màu nâu sậm; 4. Hạt phóng đại x100
886
3.2.3. Đặc điểm vi phẫu:
- Vi phẫu thân: hơi vuông có 4 cạnh, 2 cạnh lồi.
Tế bào biểu bì (T3) hình chữ nhật, có lỗ khí rải
rác (T2); lớp cutin khá dày, có răng cưa cạn. Mơ
dày trịn ít (T1), nằm ở 4 góc thân. Mơ mềm vỏ
(T5) là mơ mềm đạo, gồm 4-6 lớp tế bào hình
bầu dục vách cellulose, nằm ngang, kích thước
khơng đều, vách mỏng; rải rác có các tinh thể
calci oxalat hạt cát (T4) riêng lẻ. Nội bì là một
lớp tế bào hơi dẹp, khá đều; 1 lớp đai Caspary
(T7) ngăn cách mô mềm vỏ và libe. Trụ bì gồm
1 lớp tế bào kích thước nhỏ, xếp xen kẽ nội bì;
tuy nhiên có một vài vị trí lớp trụ bì khơng rõ,
khi đó các cụm libe 1 (T6) áp sát nội bì. Libe 1
xếp thành từng cụm, tế bào có kích thước nhỏ,
khơng đều, vách uốn lượn. Libe 2 (T8) gồm 3-4
Hình 9. Vi phẫu Thân (T) và Rễ (R) H.corymbosa: (1).
Mơ dày góc; (2).Lỗ khí; (3).Biểu bì với lớp cutin răng
cưa; (4).tinh thể calci oxalat hạt cát; (5).Mơ mềm vỏ;
(6).Libe 1; (7). Nội bì đai caspary; (8). Libe 2; (9). Gỗ
1; (10). Gỗ 2; (11).Mô mềm tủy; (12). Bần; (13).Bó tinh
thể calci oxalat hình kim.
lớp tế bào hình chữ nhật hoặc hình đa giác, vách
cellulose xếp thành dãy xuyên tâm khá đều. Gỗ
2 (T10) khá nhiều, mạch gỗ gần tròn hay bầu
dục, tập trung ở 2 cạnh phẳng, 2 cạnh lồi chỉ có
một vài mạch gỗ; tia gỗ nhiều, 1-2 dãy tế bào.
Gỗ 1 (T9) rất nhiều, phân hóa ly tâm rất rõ, nằm phía dưới vùng có nhiều mạch gỗ 2. Các tế bào mơ mềm
tủy (T11) đạo trịn hay bầu dục, vách cellulose kích thước khơng đều, tinh thể calci oxalat hình khối hiếm
gặp (Hình 9).
- Vi phẫu rễ: gần trịn, mơ mềm vỏ chiếm 1/6-1/5 bán kính. Bần (R12) gồm 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật
có vách uốn lượn, xếp xun tâm. Mô mềm vỏ đạo (R5), 4-5 lớp tế bào hình bầu dục, nằm ngang, các bó
tinh thể calci oxalat hình kim (R12) nằm rải rác. Libe 1 khơng rõ. Libe 2 nhiều (R8), 6-7 lớp tế bào hình
chữ nhật xếp xuyên tâm. Gỗ 2 (R9) chiếm tâm; mạch gỗ rất nhiều, kích thước khơng đều, hình trịn hay bầu
dục (Hình 9).
887
-Vi phẫu lá: Gân giữa: bề dày vùng gân giữa gấp 2 lần vùng phiến lá. Mặt dưới lồi, mặt trên lõm. Tế bào
biểu bì trên (CL1) gần vng hay bầu dục đứng, vách cellulose, lớp cutin dày và hơi nhấp nhơ xếp sát nhau,
đơi khi có lơng che chở đơn bào ngắn, nhọn (CL10). Biểu bì dưới (CL9) lồi và hơi trịn, kích thước tế bào
biểu bì dưới khơng đều, cutin có răng cưa cạn. Tế bào mơ mềm (CL8) to, hình đa giác hay gần trịn, vách
cellulose mỏng xếp chừa những đạo hoặc khuyết nhỏ. Cung libe gỗ hướng về phía dưới, libe ở dưới, gỗ ở
phía trên. Các dãy mạch gỗ xen kẽ với
mô mềm gỗ vách cịn cellulose. Phía trên
gỗ 1 (CL6) và phía dưới libe 1 (CL7) có
một ít mơ dày góc.
Phiến lá: cấu tạo dị thể. Tế bào biểu bì
trên (PL1) rất to, hình chữ nhật hay gần
vng, trịn ở cạnh dưới, cutin mỏng; rải
rác có lơng che chở đơn bào ngắn. Mơ
mềm giậu (PL2) có 1-2 lớp tế bào, hình
bầu dục, ngắn, phía dưới mỗi tế bào biểu
bì có khoảng 4-7 tế bào mơ mềm giậu.
Mơ mềm khuyết (PL4) có bề dày gấp 2
lần bề dày mô mềm giậu, cấu tạo bởi
những tế bào thn, hơi có góc cạnh, kích
Hình 10. Vi phẫu lá (L), cuống lá (CL) và phiến lá (PL)
H.corymbosa: (1).Biểu bì trên; (2).Mơ mềm giậu; (3). Tinh
thể calci oxalat hạt cát; (4). Mơ mềm khuyết; (5). Biểu bì
dưới của phiến lá chứa lỗ khí rải rác; (6): Gỗ 1; (7).Libe 1;
(8).-Mơ mềm; (9).Biểu bì dưới của cuống lá; (10).lơng che
chở đơn bào.
4.
thước không đều, xếp chừa những khuyết
to; rải rác có các tinh thể calci oxalat hạt
cát (PL3) nằm trong tế bào. Tế bào biểu
bì dưới (PL5) nhỏ hơn rất nhiều tế bào
biểu bì trên, lỗ khí nhiều (Hình 10).
KẾT LUẬN:
- Từ kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái và vi học từ 2 lồi có thể rút ra các đặc điểm phân biệt sau:
Hedyotis diffusa Willd
Loài
Hedyotis corymbosa (L.) Lam
Đặc điểm
- Tiết diện thân
- Hoa
- Tròn hoặc dẹt, đôi khi vuông ở thân - Thân vuông, hơi dẹt 2 cạnh.
non.
- Cụm hoa thành xim 2-5, thường có
cuống dài 1-2 sợi trục. Có vịng lơng dài
ở họng tràng.
888
- Lá
- Vi phẫu thân
- Hoa đơn độc hiếm khi 2, mọc ở nách - Hình mũi mác hẹp, thn, nhọn 2 đầu.
lá, cuống ngắn. Khơng có vịng lơng dài
ở họng tràng.
- Vng, 4 cạnh, 2 cạnh lồi, có 4 góc,
thường nhẵn ít gặp lơng che chở lớp
- Hình elip hẹp, thn hẹp, đỉnh nhọn.
biểu bì
- Gần trịn, bề mặt lớp biểu bì có u nhú
lơng che chở đơn bào rải rác.
- Các đặc điểm trên có thể dễ dàng phân biệt trên mẫu dược liệu tươi, khi mẫu dược liệu đã phơi khơ sẽ
khơng cịn giữ được ngun hình dạng rất khó để xác định, khi đó có thể dựa vào số lượng quả và độ dài
cuống để nhận dạng.
- Từ kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái, vi học 2 loài đã cung cấp dữ liệu phục vụ cho việc tiêu chuẩn
hóa nguồn dược liệu, mang đến hiệu quả tốt nhất trong sử dụng để điều trị bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Chen, R., He, J., Tong, X., Tang, L., & Liu, M. (2016). The Hedyotis diffusa Willd. (Rubiaceae): A
Review on Phytochemistry, Pharmacology, Quality Control and Pharmacokinetics. Molecules, 21(6),
710. />2. Đẹp, T. T., Hằng, N. T. T., Ngân, N. T. T., & Trang, L. H. M. (2007). Thực vật dược. NXB Giáo dục.
3. Hộ, P. H. (2003). Rubiaceae. Trong Cây cỏ Việt Nam (Vol 3, tr 105–123). NXB. Trẻ.
4. Hùng, T., Kình, N. V., & Linh, B. M. (2020). Những kĩ thuật cơ bản trong kiểm nghiệm dược liệu bằng
phương pháp vi học. Trong Phương pháp nghiên cứu dược liệu (tr 2–5).
5. Tao, C., Taylor, C. M., Luo, X., Zhu, H., Ehrendorfer, F., Lantz, H., Michele Funston, & Puff, C. (2011).
Rubiaceae. Trong Flora of China volume 19 (Vol 19, tr 147–174). Science Press, Beijing, and Missouri
Botanical Garden Press, St. Louis.
6. Tựu, N. V., Lẩu, T. V., Cường, T. Q., Sơn, Đ. C., & Vinh, N. N. (2017). Bạch hoa xà thiệt thảo. Trong
Dược điển Việt Nam V (Vol 2, tr 1075–1076). NXB Y học.
7. Wong, K. M., Turner, I. nM., & Wang, R. . J. (2019). Rubiaceae. Trong Flora of singapore vol 13 (Vol
13, tr 110–129).
889