Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Quy trình dệt và nhuộm vải theo phương thức tự nhiên và công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.66 KB, 6 trang )

QUY TRÌNH DỆT VÀ NHUỘM VẢI THEO PHƯƠNG THỨC
TỰ NHIÊN VÀ CƠNG NGHIỆP
Lê Tuấn Kiệt và Nguyễn Hồng Anh Thơ
Khoa Kiến trúc – Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Đào Thị Thảo Hiền
TĨM TẮT
Quy trình dệt vải và nhuộm vải được xem là giai đoạn rất quan trọng, để có thể tạo ra được một tấm vải
đẹp nhất. Để tìm hiểu rõ hơn về quy trình dệt vải, trước hết chúng ta nên tham khảo một số thông tin liên
quan đến vải dệt. Và để nắm rõ hơn về vải dệt là gì? Theo phân loại thì vải là loại chất liệu được hình thành
từ hai phương pháp. Đó là phương pháp dệt kim và dệt thoi. Từ hai phương pháp này, hiện nay có rất nhiều
loại vải được ra đời.
Từ khóa: quy trình, phương pháp, vải dệt, dệt kim, dệt thoi.
1. VẢI DỆT
Vải dệt là vải được tạo ra bằng cách kết nối các sợi vải lại với nhau. Và cách kết nối các sợi vải này sẽ có
nhiều phương pháp khác nhau. Có thể là thủ cơng, cũng có thể bằng các công nghệ tiên tiến. Mỗi cách sẽ
tạo ra được một chất liệu có đặc điểm khác nhau, giúp vải phát huy được tác dụng để phục vụ nhu cầu của
khách hàng.
1.1. Vải dệt thoi
Vải dệt thoi là tên gọi chỉ chung cho tất cả các loại vải được hình thành trên khung dệt. Khung dệt có thể
là do con người thực hiện, hoặc khung dệt công nghiệp. Vải được sản xuất dựa trên nguyên lý là sự liên
kết giữa các sợi ngang và sợi dọc. Chúng được đan xen hai hoặc nhiều sợi ở các góc vng với nhau. Vải
dệt thoi được làm từ nhiều loại sợi khác nhau, có thể là sợi tổng hợp hoặc sợi tự nhiên. Các kiểu dệt thoi
được sử dụng trong phương pháp này bao gồm:
-

Vải dệt Poplin: Vải dệt thoi kiểu Poplin có số lượng sợi dọc thường gấp đôi so với sợi ngang. Tuy

nhiên, kích thước của sợi dọc lại nhỏ hơn so với kích thước của một sợi ngang. Vải dệt Poplin có bề mặt
khá mềm mại, ít gồ ghề.
-


Vải dệt thoi xương cá: Vải dệt thoi xương cá có các sợi chỉ tạo thành hình chữ V trên bề mặt. Những

loại sợi được sử dụng để dệt theo kiểu này còn có nhiều màu sắc. Vải dệt thoi xương cá thường được
dùng để làm vải bọc nệm hay bọc ghế sofa.
-

Vải dệt chéo: Theo cách dệt này, vải sẽ có đặc điểm là các sợi vải nằm chéo nhau. Vải dệt chéo ít bị

nhăn, và giữ phom dáng được. Để thực hiện kiểu dệt này, sợi ngang sẽ luồn trên các sợi dọc, tiếp đến
921


chúng được đưa luồn xuống dưới sợi dọc khác. Cứ lặp lại cách dệt này, chúng ta sẽ có được một tấm vải
dệt chéo hồn chỉnh. Vải dệt chéo có hai mặt phải trái, mặt phải là mặt mà các đường chéo được thể hiện
rõ hơn.
-

Vải dệt satin: Vải dệt satin có độ bắt sáng rất tốt. Chất liệu có độ sáng bóng, kém bền nên chỉ thường

được dùng để trang trí nội thất. Kiểu dệt satin thường được áp dụng cho các loại vải có nhiều màu sắc nổi
bật.
-

Vải dệt trơn: Theo cách dệt này, cứ mỗi sợi ngang sẽ được ln dưới một sợi dọc, sau đó sẽ đè lên

một sợi dọc tiếp theo. Các sợi ngang và sợi dọc tiếp xúc tạo thành một góc vng 90 độ. Vải được đan
đều nên hai bề mặt của vải có đặc điểm tương tự nhau.
Ngồi ra, để dễ dàng nhận biết được vải dệt thoi, ta có thể tận dụng một số đặc điểm sau:
-


Vải có bề mặt ln khít.

-

Các sợi đan vng góc với nhau.

-

Vải có khả năng co giãn thấp hơn vải dệt kim. Và để tăng độ co giãn cho vải, người dệt thường cho

thêm thành phần spandex. Vải dệt thoi chủ yếu có xu hướng giãn theo chiều dọc hơn so với chiều ngang.
-

Vải dệt thoi không quăn các mép.

-

Vải dệt thoi dễ bị nhăn hơn.

-

Vải được sản xuất khá phong phú và đa dạng về mẫu mã, màu sắc.

1.2. Vải dệt kim
Vải dệt kim là loại vải dệt được hình thành giữa các vịng sợi đan xen với nhau. Các sợi vải được đưa
theo chiều ngang, để tạo thành các hàng vịng được khóa riêng theo chiều dọc với vòng lặp tương ứng ở
hàng ngang tiếp theo. Đây là kiểu đan có thể được thực hiện bằng tay, sử dụng hai kim dệt kim và một
cuộn len tròn.
Các phương pháp sản xuất vải dệt kim bao gồm: Phương pháp đan ngang, và phương pháp đan dọc. Theo
mỗi phương pháp, sẽ có những loại vải dệt kim khác nhau được tạo ra. Một số loại vải nổi bật của phương

pháp dệt kim được nhiều người sử dụng như: Vải Jersey, vải Lacoste, Rib, Kim Tuyến, Interlock, Cable,
Milano Ribs, Intarsia, Jacquard Jerseys, Terry, Velour, Sliver, vải lơng cừu, vải bơng Pháp.
Vải dệt kim cũng có một số đặc điểm dễ nhận biết như:
-

Bề mặt vải mềm mại

-

Có độ thống khí cao

-

Độ co giãn tốt

-

Khả năng giữ nhiệt tốt
922


-

Ít nhăn

-

Dễ bị tuột vịng đan

-


Mép vải dễ bị quăn

2. QUY TRÌNH DỆT VÀ NHUỘM VẢI
2.1. Quy trình dệt vải
Quy trình dệt vải có nhiều cơng đoạn khác nhau, mỗi loại vải sẽ có một cơng thức dệt vải riêng. Nhưng
chung quy lại, tất cả các loại vải sẽ phải trải qua một quy trình dệt vải cơ bản như sau:
2.1.1. Kéo sợi
Đây là quy trình tạo ra các sợi vải, và cũng là công đoạn tạo nguyên liệu cho quy trình dệt vải. Để tạo ra
sợi vải cho quy trình dệt vải, phải tùy thuộc vào mỗi loại vải được dệt, thì mới chọn được nguyên liệu phù
hợp để dệt vải. Nguyên liệu thường được sử dụng sẽ có hai dạng là sợi tự nhiên, và sợi tổng hợp.
- Cách kéo sợi tự nhiên:
Sợi tự nhiên được sử dụng cho quy trình dệt vải có thể là sợi bơng, sợi bamboo, sợi rayon, sợi tơ tằm, sợi
lanh, sợi gai dầu hay các loại sợi được lấy từ lông của các loại động vật. Để kéo sợi tự nhiên, cần lựa
chọn đúng nguyên liệu. Khi đã có nguyên liệu cho quy trình dệt vải, người thợ sẽ tiến hành kéo sợi từ
nguyên liệu đó.
Mỗi nguyên liệu sẽ có từng cách kéo sợi khác nhau. Đối với sợi tơ tằm, các kén tằm sẽ được cho vào
nước luộc, sau đó sẽ tiến hành kéo sợi. Cịn với sợi bơng, trước khi kéo sợi, các hạt bông được đánh tung
và làm sạch rồi mới tiến hành kéo sợi. Các sợi cây gai dầu thì lại được kéo sợi từ thân cây. Sợi len được
lấy từ lơng của các lồi động vật, trước khi kéo sợi, lông sẽ được làm sạch và chải thô.
Vậy nên, mỗi loại nguyên liệu sẽ được kéo sợi theo các cách khác nhau. Mục đích cuối cùng khi kéo sợi
vải chính là tạo ra sợi vải và tăng độ bền, chắc cho vải khi dệt chúng lại với nhau.
- Cách kéo sợi nhân tạo:
Các sợi vải nhân tạo sẽ là nguyên liệu, để tạo ra quy trình dệt vải cho các chất liệu vải như: polyester,
vải nylon, vải spandex,… Cũng là nguyên liệu góp phần vào chất liệu các loại vải như vải nhung,
vải chiffon, vải voan, vải len nhân tạo. Đối với sợi các loại sợi tổng hợp, đa phần chúng đều có xuất xứ từ
dầu mỏ.
Để tạo ra được các sợi vải, trước hết phải thực hiện phản ứng hóa học tạo nên các monomer – polyme.
Monomer được tạo thành từ phản ứng hoá học giữa rượu (ethylene glyco) với acid (dimetyl terephthalate)
ở nhiệt độ cao. Monomer này tiếp tục được phản ứng với acid một lần nữa để tạo ra polyme.

Hợp chất này sẽ được đưa lên bồn để làm sạch, trước khi được làm nóng chảy để tạo sợi, hợp chất sẽ
được sấy lại ở nhiệt độ 160 độ C. Sau đó dung dịch nóng chảy sẽ đi qua máy bơm để vào bộ phận phun
923


sợi. Sợi phun ra sẽ để nguội tự nhiên trong khơng khí. Sợi sẽ được kéo căng để tạo độ bền và dai. Kích
thước của nó có thể thay đổi gấp trăm lần so với chiều dài ban đầu. Đây là bước liên kết các sợi đơn với
nhau.
Để tạo ra được một quy trình dệt vải hồn chỉnh, các sợi vải đều phải được kéo căng, nhằm tăng độ chắc
chắn cho vải sau khi dệt. Và đó là những bước kéo sợi vải cơ bản của các loại sợi tổng hợp. Đối với
những loại sợi tổng hợp khác, tuy sẽ có thêm hoặc giảm bớt đi một số bước. Nhưng chung quy lại, chúng
đều có xuất xứ từ dầu mỏ, và q trình nung nóng hợp chất để tạo sợi là bước làm cơ bản.
2.1.2. Quy trình dệt vải
Sau đi đã có sợi vải, cơng đoạn tiếp theo của quy trình dệt vải chính là kết nối các sợi vải này này lại với
nhau, để tạo ra được một tấm vải có kích thước lớn. Trong quy trình dệt vải, việc liên kết các sợi vải có
thể được thực hiện theo nhiều cách.
Khi ngành công nghiệp chưa phát triển, các máy móc chưa được sản xuất để thay thế cho con người, thì
lúc này người thợ dùng khung cửi để thực hiện quy trình dệt vải. Sau này khi nhu cầu sử dụng của con
người ngày càng tăng, cũng như để tăng năng suất, quy trình dệt vải đa số được thực hiện bằng máy móc.
Đối với quy trình dệt vải với máy, chỉ cần làm theo sự hướng dẫn của máy móc là được. Máy sẽ tự động
kết nối các sợi vải lại, và con người chỉ cần quan sát, kiểm nghiệm thành phẩm được tạo ra.
Còn đối với quy trình dệt vải bằng khung cửi, khung cửi sẽ giữ sợi mắc thật căng trong công đoạn luồn
sợi mành xen kẽ. Sợi mắc là sợi dọc, sợi mành là sợi ngang. Người thợ dệt sẽ ngồi ở khung cửi, dùng
chân đạp bàn dận để vận chuyển bộ go mở khoảng cách giữa sợi mắc, trong khi tay giật để đẩy và bắt con
thoi luồn sợi mành. Quy trình dệt vải thủ cơng này chỉ cịn tồn tại ở các làng nghề, và chủ yếu được sử
dụng để dệt các loại vải tự nhiên, chất liệu vải truyền thống lâu đời.
2.1.3. Xử lý vải sau dệt
Trong quy trình dệt vải, bước xử lý khá quan trọng. Chúng giúp cho vải loại bỏ được những chất cặn bã
cịn sót lại, để khi nhuộm màu vải sẽ có màu tươi sáng và đẹp hơn. Vậy nên, sau khi dệt, vải sẽ được nấu
ở áp suất cao. Hoặc có thể cho thêm một số thành phần hóa học giúp loại bỏ phần hồ cịn sót lại. Loại bỏ

hết các tạp chất cịn sót lại trên vải. Trước khi tiến hành nhuộm vải, vải sẽ được tẩy trắng để màu nhuộm
được lên chuẩn xác nhất.
2.2. Quy trình nhuộm vải
2.2.1. Nhuộm vải dệt
Đây được xem là giai đoạn cuối cùng trong quy trình dệt vải. Nhuộm vải dệt là việc sử dụng thuốc nhuộm
hóa học, hoặc nước nhuộm tự nhiên để tạo màu sắc cho sợi vải hoặc một tấm vải hoàn chỉnh. Nhuộm vải
dệt cần phải được thực hiện đúng quy trình, nhằm đảm bảo độ bền, khả năng bám màu cũng như đảm bảo
chất lượng cao nhất cho chất liệu.
924


Việc nhuộm vải còn được thực hiện theo hai cách chính đó là nhuộm sợi vải trước khi dệt, hoặc sau khi
dệt vải sẽ được nhuộm. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp nhuộm vải được áp dụng. Và dưới đây sẽ là
một số phương pháp nhuộm vải đang được thực hiện, trong quy trình dệt vải và hồn thiện sản phẩm.
2.2.2. Các phương pháp nhuộm vải:
- Nhuộm nhúng: Nhuộm nhúng là cách nhuộm nhúng vải dệt vào dung dịch nhuộm. Theo cách này, vải sẽ
được tiếp xúc với nước nhuộm trong một khoảng thời gian cố định. Và đây là cách nhuộm phù hợp với tất
cả các loại vải.
- Nhuộm độn: Nhuộm độn thực hiện tương tự như nhuộm nhúng. Sau khi vải đã tiếp xúc với nước
nhuộm, việc tiếp theo sẽ ấn sợi dệt để nước nhuộm có thể thấm sâu vào bên trong từng thớ vải. Cách thực
hiện này phù hợp với việc nhuộm vải số lượng lớn, và chuyên sử dụng cho vải dệt thoi.
2.2.3. Quy trình nhuộm vải
2.3.1 Nhuộm vải bằng máy móc
Tại các xưởng nhuộm vải công nghiệp, sẽ sử dụng máy nhuộm thường áp và cao áp để nhuộm vải. Các
máy nhuộm sẽ thực hiện việc nhuộm vải theo chương trình đã được cài đặt sẵn. Việc nhuộm vải bằng
máy đảm bảo vải được nhuộm đều màu hơn, nâng cao độ bám, cũng như giúp vải lâu bị phai màu hơn.
Không những vậy, việc nhuộm vải bằng máy móc cịn giúp tạo ra sự đa dạng về mẫu mã cho sản phẩm.
Nhuộm vải với máy nhuộm cần chuẩn bị đầy đủ các yếu tố như: vải cần nhuộm, thuốc nhuộm, các chất
phụ trợ, áp suất, dung tỷ nhuộm. Và cũng tùy theo từng loại vải, mà phương pháp nhuộm được tiến hành
khác nhau. Vì vậy, Quy trình nhuộm vải cần được thực hiện bởi đội ngũ có tay nghề cao. Như vậy mới có

thể tạo ra được các sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
Và trước khi nhuộm vải, công nhân sẽ phải test màu sao cho màu được nhuộm có độ chính xác cao nhất
theo yêu cầu. Sau khi đã xác định đúng cơng thức nhuộm màu, nó sẽ được sử dụng để nhuộm vải.
Quá trình nhuộm vải bằng máy, sẽ được thực hiện theo phương pháp nhuộm gián đoạn. Và khi nhuộm,
vải sẽ được ngâm trong dung dịch nước nhuộm trước. Sau đó thuốc nhuộm và vải cần nhuộm sẽ được đưa
vào máy nhuộm. Thời gian nhuộm thường kéo dài từ 4 cho tới 18 tiếng (tùy vào từng loại vải).
Sau khi nhuộm xong, vải sẽ được giặt để loại bỏ tồn bộ tạp chất cịn sót lại trên vải. Tiến hành làm khô
vải bằng máy sấy chuyên dụng, nhiệt độ sấy từ 110 độ -130 độ C. Đối với những loại vải càng dày, thì
cần phải chỉnh tốc độ sấy chậm hơn. Cuối cùng vải được đưa vào máy căng để hoàn tất. Máy căng sẽ
được chỉnh nhiệt độ từ 130 độ C – 170 độ C.
2.3.2. Nhuộm vải thủ công
Đây là cách nhuộm vải sử dụng các cách thức truyền thống, không sử dụng máy nhuộm công nghiệp.
Hiện nay cách nhuộm này chỉ được thực hiện tại một số làng nghề dệt vải. Và theo cách nhuộm này, cần
có không gian rộng lớn để phơi khô vải nhuộm.
925


Giai đoạn đầu tiên của việc nhuộm vải thủ công chính là nấu chuội. Nấu chuội là việc làm giúp cho vải
cần nhuộm bỏ đi các tạp chất còn bám sót lại. Để nấu chuội, thợ nhuộm sẽ sử dụng xà phịng oleic hoặc
bằng cách oxi hóa. Và đây cũng là bước làm để tẩy đi màu tự nhiên vốn có của sợi vải. Giúp cho vải khi
nhuộm sẽ lên được màu sắc chính xác hơn.
Sau khi đã tẩy đi màu tự nhiên của vải, người thợ sẽ tiến hành nhuộm vải. Và để tạo ra được màu sắc có
chất lượng nhất, cần pha chế dung dịch màu nhuộm theo đúng tỷ lệ. Trước khi cho vải vào nhuộm, cần
nấu dung dịch nhuộm này nóng lên đến 90 độ C. Khuấy đều dung dịch màu, và cho trực tiếp vài vào nồi
nhuộm. Hoặc có thể cho vải chạy trên guồng quay, khi nhuộm sẽ quay guồng đều tay để vải thấm hết màu
nhuộm.
Dung dịch màu nhuộm có thể là màu nhuộm hóa học, hoặc có thể sử dụng màu nhuộm tự nhiên từ hoa
quả, cây lá. Để màu nhuộm được đều hơn, vải không chỉ được nhúng màu một lần. Có thể nhuộm từ 2
đến 3 lần, cho đến khi nào màu sắc lên đúng và đều là được. Sau khi nhuộm xong, vải sẽ được đem đi
phơi khô tự nhiên trong khơng khí.

3. KẾT LUẬN
Như vậy quy trình dệt vải và nhuộm vải, đều được thực hiện bằng hai cách cơ bản là sử dụng máy móc,
hoặc được thực hiện bằng thủ cơng. Mặc dù quy trình dệt vải và nhuộm vải được tiến hành như thế nào,
thì đây cũng là một giai đoạn rất quan trọng trong việc tạo ra được một tấm vải hồn chỉnh nhất. Quy
trình dệt vải và nhuộm vải cần được thực hiện tỉ mĩ và chính xác. Như vậy mới có thể đảm bảo cho vải
được tạo ra có chất lượng cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Khánh Như. ‘Quy trình dệt và nhuộm vải theo 2 phương thức tự nhiên & công nghiệp’, truy cập

vào ngày 02/12/2021, < />
926



×