BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THEO NGHỊ ĐỊNH THƯ VỚI CỘNG HOÀ ÁO
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
Nghiên cứu khả năng sử dụng chất mầu tự nhiên để nhuộm vải
bông và tơ tằm, xây dựng qui trình công nghệ và triển khai ứng
dụng cho một số cơ sở làng nghề dệt nhuộm
Mã số đề tài: 10/2010/HĐ-NĐT
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Bách khoa Hà nội
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Hoàng Thị Lĩnh
9650
Hà nội-2012
1
Mục Lục
Mục Lục 1
MỞ ĐẦU 5
Xuất xứ đề tài 5
Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sẽ sử dụng 7
Ý nghĩa của việc thực hiện đề tài: 8
CHƯƠNG I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN 9
VỀ CHẤT MÀU TỰ NHIÊN 9
1.1. Khái quát về tình hình sử dụng chất màu tự nhiên 9
1.2. Nghiên cứu về chất màu tự nhiên trên thế giới và trong nước [1, 2, 20, 22] 11
1.2.1 Tình hình sử dụng chất màu tự nhiên trên thế giới 11
1.2.2 Tình hình sử dụng chất màu tự nhiên ở Việt Nam. 14
1.3. Giá trị của sản phẩm nhuộm bằng chất màu tự nhiên 18
1.3.1 Sử dụng nguồn nguyên liệu dễ tái sinh: 19
1.3.2 Quy trình công nghệ đơn giản, ít sử dụng hóa chất: 20
1.3.3 Tận dụng bã thải sau khi tách chiết chất màu 21
1.3.4. Giá trị sinh thái của sản phẩm nhuộm bằng chất màu tự nhiên 21
1.4. Những hạn chế của chất màu tự nhiên 22
Tiểu kết chương 1 22
CHƯƠNG II. THÀNH PHẦN VÀ BẢN CHẤT CỦA CÁC CHẤT CÓ TRONG DUNG
DỊCH TÁCH CHIẾT TỪ CÁC LOẠI NGUYÊN LIỆU TỰ NHIÊN ĐÃ LỰA CHỌN 24
Lý do đề tài chọn nguyên liêu: lá chè, lá bàng, lá xà cừ và hạt điều màu 24
Phương pháp nghiên cứu 25
2.1. Thành phần các chất có trong lá chè 25
2.2. Thành phần các chất có trong lá bàng [16, 17, 18] 29
2.3. Thành phần các chất có trong hạt điều màu [11, 15 , 18] 31
2.4. Thành phần các chất có trong lá xà cừ [3, 4 , 8, 11] 35
Tiểu kết chương 2 38
2
CHƯƠNG III. THIẾT LẬP CÔNG NGHỆ NHUỘM VẢI BÔNG VÀ TƠ TẰM BẰNG
CÁC LOẠI DUNG DỊCH CHẤT MÀU CHIẾT TÁCH TỪ NGUYÊN LIỆU DẠNG
THÔ 41
Đối tượng: 41
Thiết bị thí nghiệm 42
Dụng cụ tách chiết chất màu 42
Máy nhuộm 42
Phương pháp nhuộm 43
Phương pháp xử lý sau nhuộm 44
Phương pháp đo màu quang phổ đánh giá màu của vải nhuộm 44
3.1. Công nghệ nhuộm bằng dung dịch tách chiết từ lá chè 45
3.1.1. Tách chiết dung dịch chất màu 46
3.1.2. Nhuộm màu cho vải bông 47
3.1.3. Nhuộm màu cho vải tơ tằm 48
3.2. Công nghệ nhuộm bằng dung dịch tách chiết từ lá bàng 49
3.2.1 . Tách chiết dung dịch chất màu 49
3.2.2. Công nghệ nhuộm vải bông 50
3.2.3. Công nghệ nhuộm vải tơ tằm 52
3.3. Công nghệ nhuộm bằng dung dịch t ách chiết từ hạt điều màu 52
3.3.1. Quy trình tách chiết chất màu từ hạt điều màu 53
3.3.2. Công nghệ nhuộm vải bông và vải tơ tằm 53
3.4. Công nghệ nhuộm bằng dung dịch tách chiết từ lá xà cừ 54
3.4.1. Quy trình tách chiết chất màu từ hạt lá xà cừ 54
3. 4.2. Công nghệ nhuộm vải bông 56
3.4.3. Công nghệ nhuộm vải tơ tằm 57
3.5. Kết quả nghiên cứu biện pháp phối màu giữa một số loại nguyên liệu 60
3.6. Biện pháp xử lý cầm màu cho vải nhuộm 61
3.7. Tính toán chi phí đối với quá trình nhuộm bằng chất màu tự nhiên: 62
3.7.1. Chi phí cho qúa trình sản xuất nguồn nguyên liệu thô 62
3.7.2. Chi phí cho qúa trình chiết dung dịch chất màu 64
3
3.7.3. Chi phí cho quá trình nhuộm 65
Tiểu kết chương 3 65
CHƯƠNG IV. XÁC ĐỊNH CÁC TÍNH CHẤT CỦA VẢI NHUỘM BẰNG CHẤT MÀU
TỰ NHIÊN 68
4.1 Đánh giá độ bền màu 68
4.1.1. Độ bền màu với giặt 70
4.1.2. Độ bền màu với ma sát 71
4.1.3. Độ bền màu với ánh sáng 72
4.1.4 .Độ bền màu với hóa chất 73
4.2. Xác định một số tính chất khác 74
4.2.1 Khả năng chống nhàu 74
4.2.2. Độ thoáng khí và khả năng hút ẩm 76
4.2.3. Xác định hàm lượng các chất gây độc hại đến cơ thể con người 76
4.2.4. Đánh giá khả năng chống tia UV 77
4.2.5.Đánh giá khả năng kháng khuẩn và chống mùi hôi 78
Tiểu kết chương 4 79
CHƯƠNG V. CHẾ BIẾN PHÂN HỮU CƠ VI SINH TỪ BÃ THẢI SAU CHIẾT TÁCH
CHẤT MẦU 81
5.1. Đặc điểm thành phần của bã lá sau tách chiết chất màu 81
5.2. Lựa chọn phương pháp chế biến 82
5.2.1. Một số phương pháp chế biến phân hữu cơ vi sinh 82
5.2.2. Lựa chọn phương pháp chế biến bã lá thải 83
5.3. Qui trình chế biến phân hữu cơ vi sinh 84
5.3.1. Chuẩn bị nguyên liệu và hoạt hóa men 84
5.3.2. Quá trình ủ phân 84
Tiểu kết chương 5 89
CHƯƠNG VI. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI VÀO MỘT SỐ CƠ SỞ LÀNG
NGHỀ DỆT-NHUỘM 90
6.1. Khảo sát thực trạng các làng nghề và khả năng ứng dụng đề tài 90
6.1.1. Thực trạng cơ sở làng nghề dệt nhuộm ở các tỉnh phía bắc 90
6.1.2. Thực trạng một số cơ sở làng nghề dệt nhuộm tại các tỉnh Tây nguyên 92
4
6.1.3. Thực trạng một số cơ sở, làng nghề dệt nhuộm các tỉnh phía Nam 95
6.2. Triển khai công nghệ nhuộm tại một số cơ sở làng nghề 95
6.2.1 Nguồn nguyên liệu chất mầu tự nhiên 96
6.2.2. Tách chiết dung dịch chất màu 97
6.2.3. Qui trình nhuộm thủ công tại làng nghề 98
6.3. Áp dụng công nghệ nhuộm trên máy nhuộm công nghiệp 100
6.3.1. Tại Công ty Dệt-nhuộm Trung Thư (hình ảnh minh họa trong phụ lục) 100
6.3.2. Nhuộm tại cơ sở nhuộm Thúy Mùi- làng Nha xá, xã Mộc Nam, huyện Duy
tiên, tỉnh Hà nam. 104
Tiểu kết chương 6 106
CHƯƠNG VII: CÁC KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 112
Kết luận 112
Kiến nghị 113
Lời cám ơn 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
5
MỞ ĐẦU
Xuất xứ đề tài
Ngày nay, do yếu tố môi trường, sinh thái được đặt lên hàng đầu nên các
nước phát triển cũng quan tâm nhiều hơn đến công nghệ nhuộm vải bằng chất màu
tự nhiên như Đức, Pháp, Áo, Nhật bản, Hàn quốc v.v. Tại Cộng hòa Áo đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu về công nghệ nhuộm bằng chất màu tự nhiên không
chỉ cho các loại vải tự nhiên mà cho một số loại vải tổng h
ợp và nhuộm tóc. Một số
Đề tài luận án Tiến sỹ đã bảo vệ thành công và có giá trị ứng dụng thực tiễn cao.
Các công trình nghiên cứu còn đạt được các kết quả về phân tích lợi ích môi trường
và giá trị sinh thái của việc áp dụng công nghệ này.
Nhân dịp sang dự Hội nghị Khoa học Đại học Bách khoa Hà nội năm 2006,
GS. Thomas Bechtold (viện trưởng Viện nghiên cứu Hóa lý dệt thuộc Trường Đại
học Innsbruck, Cộng hòa Áo)
đã có cuộc gặp gỡ trao đổi về việc sử dụng chất màu
tự nhiên của Việt nam. Năm 2007 đã có sự tham gia của PGS. Hoàng Thị Lĩnh
trong dự án Project Proposal Uninet 2007 do GS. Thomas Bechtold làm chủ nhiệm.
Song song với việc nghiên cứu dự án, GS. Thomas Bechtold đã chủ biên soạn tài
liệu “Handbook of Natural Colourants” với sự tham gia của nhiều tác giả từ nhiều
nước, trong đó có PGS. Hoàng Thị Lĩnh (chủ nhiệm Đề tài này) tham gia viết phần
giới thi
ệu các loại chất màu tự nhiên của Việt nam. Sách đã được xuất bản năm
2009. Hiểu rõ nguồn nguyên liệu phong phú của Việt nam và những sản phẩm
được nhuộm bằng các loại chất màu tự nhiên của Trường Đại học Bách khoa Hà
nội (từ những năm 1998) nên Viện hóa lý Dệt (CH Áo) đã ký kết bản thỏa thuận
hợp tác với ĐHBK Hà nội với các nội dung sau:
– Implemention of joint research in Natural dyeing field.
–
Exchange of researchers for joint work on topic to determine properties of
natural dyes, dye products, application procedures, reproducibility of
6
processes and raw material standardization.
– Exchange of researchers for joint work on resources consumption in
extraction and dyeing.
– Exchange of researchers as counselors in natural dyeing processes,
standardization of plant material and evaluation of ecological profile of
natural dyeing.
Với các điều kiện thuận lợi trên, đề tài đã được đăng ký với các mục tiêu
chính bao gồm :
*Xây dựng quy trình công nghệ sử dụng chất màu tự nhiên để nhuộm vải
bông tự nhiên và tơ tằm.
- Khẳng định khả năng sử dụng nguồn nguyên liệu thực vật được trồng trong
nông nghiệp nh
ư lá chè, hạt điều màu để nhuộm vải bông và tơ tằm thay thế
một phần thuốc nhuộm tổng hợp.
- Đề xuất các giải pháp tận thu nguồn lá phế thải như lá bàng và lá xà cừ để
nhuộm vải bông và tơ tằm thay thế thuốc nhuộm tổng hợp.
- Xây dựng quy trình công nghệ: thu gom - sơ chế - bảo quản - tách chiết dung
dịch chất màu và nhuộm cho hai loại vậ
t liệu kể trên.
*Tạo ra loại vải nhuộm có chất lượng đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng
(theo tiêu chuẩn Ecotex 100)
- Các chỉ tiêu độ bền màu (độ phai màu và dây màu) với giặt, với ánh sáng, với
cọ sát (khô và ướt) và với một số hóa chất thông dụng khác đạt từ khá đến tốt.
- Các tính chất vệ sinh an toàn của sản phẩm đảm bảo không gây độc hại mà
còn có tác dụng tốt đến sức khỏe con ng
ười.
* Nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường sinh thái
- Giá chi phí sản xuất không cao hơn so với loại vải có màu tương đương được
nhuộm bằng thuốc nhuộm tổng hợp.
7
- Tăng giá trị gia tăng của sản phẩm.
- Tận dụng bã thải sau tách chiết chất màu để chế biến phân hữu cơ vi sinh nhằm
tăng giá trị kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sẽ sử dụng
1) Sử dụng các tài liệu đã công bố trong và ngoài nước
Thu thập, biên dịch và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến bản chất gắn màu,
các quy trình công nghệ nhuộm bằng chất màu tự nhiên, đặc biệt trên qui mô sản
xuất công nghiệp nhỏ và vừa . Học hỏi các phương pháp hiện đại trong việc xác
định các thông số công nghệ và một số tính chất của sản phẩm nhuộm bằng chất
màu tự nhiên.
2)
Học tập kinh nghiệm ở Áo
Các nội dung cụ thể bao gồm:
• Học hỏi những phương pháp nghiên cứu và xác định bản chất của một số
loại nhóm chất màu tự nhiên có trong nguyên liệu được sử dụng.
• Học hỏi phương pháp và nâng cao kỹ năng thực nghiệm trong việc xác
định độ tận trích (độ lên màu) của chất màu tự nhiên.
• Sử dụng các thiết bị sẵn có c
ủa bạn trong việc xác định các chỉ tiêu về màu
sắc cũng như giá trị sinh thái của vải nhuộm (bền màu ánh sáng, phổ hồng
ngoại, phổ tử ngoại, phổ hấp thụ màu).
• Trao đổi chuyên gia trong các lĩnh vực đào tạo nhân lực, khả năng tổ chức
quản lý và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nhuộm màu tự nhiên.
8
3) Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng
• Phương pháp kế thừa: khảo sát thực tiễn tại các làng nghề, phân tích những yếu
tố kế thừa kinh nghiệm truyền thống và phát triển theo xu hướng hiện đại.
• Phương pháp chuyên gia trong nghiên cứu lựa chọn loại thiết bị sản xuất:
nghiền, tách chiết dung dịch chất màu và các loại máy nhuộm nhằm khẳng định
tính hiện đạ
i của công nghệ mới.
• Phương pháp hóa lý hiện đại như phổ hồng ngoại, phổ tử ngoại, phổ hấp thụ
màu và đo màu quang phổ để xác định bản chất nhuộm màu và một số tính chất
của vải nhuộm.
• Phương pháp so sánh, mô phỏng: đánh giá, kiểm tra và so sánh các phương án
công nghệ để lựa chọn phương pháp tối ưu trong chuyển giao công nghệ và triển
khai ứng d
ụng.
Ý nghĩa của việc thực hiện đề tài:
- Việc nghiên cứu khả năng sử dụng chất màu tự nhiên ở Việt nam để nhuộm
vải bông và tơ tằm là một đề tài vừa có ý nghĩa khoa học vừa mang tính thực
tiễn và có khả năng ứng dụng cao.
- Đề tài thực hiện theo nghị định thư hợp tác với Cộng hòa Áo là cơ hội để họ
c
tập được nhiều kinh nghiệm từ nước bạn trong nhiều lĩnh vực từ nghiên cứu
lý thuyết đến thực hành và triển khai ứng dụng.
9
CHƯƠNG I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
VỀ CHẤT MÀU TỰ NHIÊN
1.1. Khái quát về tình hình sử dụng chất màu tự nhiên
Từ xa xưa, khi nền Công nghiệp hoá chất cũng như một số ngành khác chưa
phát triển, con người chủ yếu sử dụng các sản phẩm có sẵn trong tự nhiên, do vậy
vải và màu nhuộm vải cũng nằm trong quy luật đó.
Tuy nhiên, khi khoa học phát triển cộng với sự gia tăng dân số và đa dạng về
nhu cầu mặc đã làm cho chấ
t màu màu tự nhiên không đủ khả năng đáp ứng nữa.
Từ đó ngành sản xuất thuốc nhuộm ra đời giúp cho con người có một thế giới màu
sắc vô cùng đa dạng, có chất lượng cao và phạm vi sử dụng rộng lớn. Việc tổng
hợp và sử dụng thuốc nhuộm kéo theo sự ô nhiễm đối với nguồn nước và không khí
rất lớn. Ngoài ra một số loại thuốc nhuộm t
ổng hợp có thể còn chứa một số hợp
chất Azo-amin cấm mà chưa được kiểm soát nghiêm ngặt sẽ ảnh hưởng đến sức
khỏe con người.
Để giải quyết những hạn chế đó, người ta lại quay về với thiên nhiên, tìm ra
những loại chất màu tự nhiên mới và làm phong phú hơn nguồn chất màu tự nhiên
đã biết. Đặc biệt nguồn nguyên liệu này còn là tiềm năng to lớn do chúng d
ễ tái
sinh nên hàng năm có thể thay thế một lượng khá thuốc nhuộm tổng hợp.
Gần đây, chúng ta hay đề cập đến hàng may mặc được dán nhãn “xanh”, đó
là sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh thái quy định, an toàn về sức khoẻ
đối với người sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường sản xuất.
Trong ngành Dệt-May Việt Nam, cho đến nay việc sản xuất các sản phẩm
“xanh” chưa thực sự
được quan tâm. Nếu như tình hình ô nhiễm môi trường, trước
10
hết là ô nhiễm nước thải không được kiểm soát, thì các doanh nghiệp dệt- nhuộm
phải đương đầu với nhiều vấn đề nghiêm trọng, phải tốn rất nhiều kinh phí cho việc
xử lý nước thải mới đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định về môi trường, cũng như
đảm bảo phát triển bền vững cho sản xuất-kinh doanh.
Việc sử dụng nhiều loại hóa chất và thuố
c nhuộm tổng hợp trong các quá
trình xử lý hóa học vải mộc để tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm từ nhiều loại vật
liệu dệt đã gây ra sự ô nhiễm khá trầm trọng.
Ngoài ra, sản phẩm may mặc còn phải đảm bảo an toàn về sức khỏe cho con
người và thân thiện với môi trường - đó là yêu cầu chất lượng rất quan trọng nhằm
phục vụ mộ
t cách tốt nhất cho con người như tạo cảm giác thoải mái, hút ẩm tốt,
thông hơi, thoáng khí, không gây độc hại khi sử dụng. Bên cạnh đó, sản phẩm thân
thiện với môi trường còn là sản phẩm sau khi trải qua quá trình sử dụng cuối cùng
khi thải bỏ sẽ dễ phân hủy và không gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh.
Do đó, vấn đề môi trường hiện nay trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Việc
ra đời những sả
n phẩm sinh thái thân thiện với môi trường có ý nghĩa vô cùng to
lớn đến môi trường sống và sức khỏe của con người.
Ở nước ta, nhuộm bằng các loại chất màu tự nhiên vẫn còn được duy trì tại
các vùng dân tộc miền núi phía Bắc và phía Nam [22]. Bà con thường đi rừng lấy
thảo mộc về ngâm ủ theo kinh nghiệm, sau đó tách chiết màu để nhuộm vải. Phần
lớn là thực hiện theo phương pháp thủ công, dựa vào kinh nghiệm truy
ền thống là
chính.Trong dân gian đã có sử dụng một số loại lá, củ quả v.v. để nhuộm màu cho
một vài loại vải, nhưng độ bền màu chưa đảm bảo và sản xuất còn quá nhỏ lẻ khó
đáp ứng yêu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, công nghệ cũ chưa giải quyết đầy đủ
vấn đề bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo
cho phát triể
n bền vững bằng cách tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm có giá trị xuất
khẩu.
Trong số các màu nhuộm bằng nguồn chất màu tự nhiên, tuy đã có nhiều
gam màu nhưng chủ yếu là các màu trầm, những gam màu tươi như màu vàng, màu
11
da cam, màu bocdo là rất hiếm. Việc nghiên cứu sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu
sẵn có ở nước ta và đặc biệt là đưa chúng vào sản xuất ở qui mô lớn hơn nhằm tạo
ra sản phẩm may mặc có giá trị là vấn đề đang được các nhà sản xuất kinh doanh
dệt- may hết sức quan tâm.
1.2. Nghiên cứu về chất màu tự nhiên trên thế giới và trong nước [1, 2, 20, 22]
Các chất màu tự nhiên được lấy từ các ngu
ồn chính như sau:
• Chất màu tự nhiên có nguồn gốc thực vật (plants) như thân, hoa, lá cành, vỏ, củ,
quả của các loại cây trong tự nhiên như cây thiên thảo, cây chàm, ốc chó, lá bàng,
lá chè, lá tre, lá xà cừ, củ nâu, quả mặc nưa, vỏ xà cừ, v.v.
• Chất màu tự nhiên có nguồn gốc động vật (animals): các loại côn trùng, động
vật thân mềm như con rệp son, ốc gai, cánh kiến, v.v.
• Chất màu tự nhiên có nguồn gốc khoáng vật được lấy từ các loại đất, oxit kim
loại
1.2.1 Tình hình sử dụng chất màu tự nhiên trên thế giới
Việc sử dụng chất màu tự nhiên cho nhiều lĩnh vực là khá phổ biến. Một số
quốc gia vẫn duy trì công nghệ nhuộm màu cho vật liệu bằng chất màu tự nhiên
như: Ấn độ, Trung Quốc, Thái lan, Campuchia, Lào v.v. Tuy nhiên, tại những nước
này công nghệ nhuộm màu tự nhiên chỉ được sử dụng để
sản xuất các sản phẩm là
trang phục truyền thống hoặc đồ thủ công mỹ nghệ. Tại một số nước Châu Phi
người ta vẫn sử dụng đất trộn với nước chiết từ một số cây để tạo thành thứ bột hoá
trang cho ngày hội nhuộm quần áo. Ở Thái Lan, người ta còn sử dụng rất nhiều loại
cây như cây chàm hay vỏ cây Mít để nhuộm tơ tằm, len và v
ải bông. Ấn độ là một
quốc gia có mạng lưới đang phát triển liên hợp bao gồm các nhà nghiên cứu chất
màu tự nhiên, những nhà sản xuất, nhà tổ chức và người tiêu dùng.
12
Nghề thủ công cổ đại sử dụng chất màu tự nhiên đang được hồi phục lại
trong các ngành dệt thoi, dệt kim và những ngành mây tre, gốm sứ. Trong sản xuất
người ta đã phát hiện những đặc tính quí giá của các sản phẩm đó: màu sắc sống
động, rõ nét, phong phú như đất trời cỏ cây hoa lá. Chất màu tự nhiên còn bền vững
trong thời gian dài và lưu giữ được vẻ đẹp và sự quyến rũ
. Sự phối hợp giữa những
gam màu tự nhiên trên mỗi sản phẩm tạo ra vẻ đẹp hài hoà và nếu như màu sắc
phai đi thì lại tạo ra những ánh màu trầm khác cũng rất tuyệt vời.
Do đó, toàn cảnh hiện nay của việc thúc đẩy sử dụng chất màu tự nhiên là rất
lạc quan và nhiều hứa hẹn. Những loại chất màu tự nhiên được sử dụng ngày càng
có hiệu quả
so với loại thuốc nhuộm tổng hợp là loại hoá chất hiện đang có ảnh
hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái. Với những loại chất màu tự nhiên không
ô nhiễm hiện đang được tiếp tục khám phá và phát triển, người tiêu dùng đang
hướng tới sự lựa chọn loại sản phẩm này do chúng có tính an toàn cao và dễ sử
dụng.
Dưới đây là một số thông tin thể hiên sự quan tâm của ngườ
i sử dụng trên
thế giới đến sản phảm nhuộm màu tự nhiên: Trong hình 1.1. [2] Điều gì làm cho
bạn liên hệ chất màu tự nhiên với ngành dệt? Câu trả lời bao gồm: - 38 % quan
tâm đến màu sắc; 30 % quan tâm đến sức khỏe; 6,5 % quan tâm đến môi trường;
6% quan tâm đến vải; 5,5 % quan tâm đến công nghệ nhuộm; 3,5 % quan tâm đến
nhãn mác; 10 % quan tâm đến những vấn đề khác.
38
30
6.5
6
5.5
3.5
10.5
màu sắc
sức khỏe
môi trường
vải
công nghệ nhuộm
nhãn mác
những quan tâm khác
Hình 1.1 Điều gì làm cho bạn liên hệ chất màu tự nhiên với ngành dệt?
13
Với câu hỏi “tại sao bạn quan tâm đến sản phẩm nhuộm màu tự nhiên?” hình
1.2. [2] .Câu trả lời: 54 % quan tâm đến sức khỏe; 18 % quan tâm đến môi trường;
13 % quan tâm đến tính chất của sản phẩm; 6 % quan tâm đến màu sắc; 5 % quan
tâm đến giá cả; 4 % - những quan tâm khác
Hình 1.2. Tại sao bạn quan tâm đến sản phẩm nhuộm màu tự nhiên?
Bảng 1.1 Một số chất màu tự nhiên đã được sử dụng trên thế giới [1, 6, 7, 9]
Tên các loại
Nguồn
màu
Màu sắc đạt được Nơi sử dụng
Cây thiên thảo
(madder)
Rễ cây
Màu hồng, màu đỏ,
màu da cam
Ai Cập, Nepal, Ấn
Độ…
Cây tùng lam
(woad)
Lá cây Màu xanh da trời Các nước ở Châu Âu
Cây chàm
(indigo)
Lá cây và
cành cây
Màu xanh lá cây, xanh
da trời, đỏ tía, nâu
Phổ biển ở Ai Cập và
Ấn Độ
Cây óc chó
(walnut)
Vỏ cây
Màu hồng nhạt, nâu,
đen
Trung Quốc,
Uzbekistan
Cánh kiến (lac) Thân cây Màu đỏ, đỏ tía Nepal, Ấn Độ
Cây đại hoàng
Rễ cây Màu vàng, xanh lá cây Ấn Độ
54
18
13
6
5
4
sức khỏe
môi trường
tính chất sản phẩm
màu sắc
giá cả
những quan tâm khác
14
(rhubarb)
Sâu Kemet Xác khô Màu đỏ Ấn Độ
Con rệp son
(cochineal)
Xác khô Màu đỏ Ấn Độ, Ailen
Ốc gai (murex) Xác khô Màu đỏ tía Các nước ở Châu Âu
Hành tây Vỏ Màu vàng nhạt Áo
Nho
đen(Grapes)
Nước ép Màu đỏ nhạt Áo
Chè đen Lá Màu kem Áo, Trung quốc,
Cúc vạn thọ Hoa Vàng
Gỗ (barberry) Thân Vàng Áo
Nấm
Golden rod Hoa,cây Rêu Áo
Lá móng(henna) Lá Đỏ Trung quốc
1.2.2 Tình hình sử dụng chất màu tự nhiên ở Việt Nam.
Nghề nhuộm đã có từ lâu đời ở nước ta, ở Thăng Long xưa có phố Thợ
Nhuộm là phố nhuộm thâm của các làng Liêu Xá, Liêu Xuyên (Hưng Yên), Vân
Canh (Hà Tây), Hàng Đào mới chính là nơi nhuộm cao cấp, nhuộm được nhiều
màu sắc, được lịch sử ghi nhận từ thế kỷ XV. Vào cuối thế kỷ XVII, người làng
Đan Loan (một làng nổi tiế
ng ở Hải Dương) đã lập được đình ở Hàng Đào, lập
được chợ riêng ở phố Hàng Đào. Phố Hàng Đào trở thành phố riêng của dân làng
Đan Loan và họ giàu lên nhanh chóng. Đan Loan được nhiều người biết đến nhất
bởi nơi đây có nghề nhuộm nổi tiếng, từ xưa nghề này đã mang lại cơm no, áo ấm
cho dân làng
15
Ở vùng núi phía Bắc, người dân tộc đã biết sử dụng chất màu tự nhiên trong
dệt nhuộm. Người dân tộc Tày, Nùng ở tỉnh Lạng Sơn dùng lá chàm để nhuộm
màu xanh nhạt, xanh đen. Tại Sơn La, Hòa Bình, người dân tộc Thái đã dùng các
loại vỏ cây, hoa vàng, lá xanh, cánh kiến để nhuộm màu cho các sản phẩm của
mình như chiếc khăn Piêu và các sản phẩm thủ công khác. Đến thế kỷ XIX nhuộm
vải bằng thuốc nhu
ộm tự nhiên vẫn được sử dụng với những kinh nghiệm lâu đời
của mỗi dân tộc, họ có những bí quyết riêng để sản xuất ra những sản phẩm thủ
công cổ truyền đặc trưng cho mỗi dân tộc. Những loại chất màu tự nhiên đã được
biết đến rất phong phú và đầy đủ các gam màu cơ bản. Một số loại nguyên liệu
được nhân dân ta sử dụng
để nhuộm vải như [20]:
1. Quả mặc nưa (tên khoa học là Diospiros L mollis Grif) thuộc họ
Ebenaceae.
Mặc nưa là loại cây gỗ cao từ 10 đến 20m có cành, lá đơn mọc so le, phiến lá
bầu dục dài 5,5cm đến 13cm, rộng 2,5 cm đến 7 cm. Cây ra hoa màu vàng, quả
hình cầu khi non có màu xanh bóng, sau ngả sang màu vàng, khi già chuyển sang
màu đen. Cây Mặc nưa được trồng nhiều ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Ở Việt
Nam được trồng nhiều ở miền Tây Nam Bộ. Người ta sử dụ
ng quả mặc nưa để
nhuộm vải lụa đen rất đẹp có thương hiệu là Lãnh Mỹ A.
2. Lá chè (tên khoa học là Camellia sinsensis L Kuntze).
Ở nước ta loại chè được sử dụng làm trà uống được, trồng ở nhiều nơi. Cây
thường được cắt tỉa để phân thành nhiều cành và nhánh cho nhiều búp, lá. Lá chè
hình trái xoan, nhọn ở đầu và gốc, phiến lá dày, mép có hình răng cưa men theo
cuống. Lá chè già được loại bỏ ngay sau khi thu hoạch được s
ử dụng để nhuộm vải
cho màu nâu nhạt nếu cầm màu bằng một số loại muối cho màu vàng lục, nâu vàng,
nâu xanh đến màu đen.
16
3. Hạt điều màu (tên khoa học là Bixa orellana L)
Cây cây điều màu là cây mọc ở dạng bụi, cao khoảng 5-10m. Cây có hoa màu
trắng, có loại màu hồng, vàng, quả nhỏ có gai tua ra, khi chín có màu đỏ rực. Mỗi
quả có khoảng 30 đến 50 hạt, hạt có màu đỏ.
Hạt điều màu đã từ lâu được biết đến là màu nhuộm cho thực phẩm. Gần đây,
ở nước ta có một số nghiên cứu ứng dụng hạt điề
u màu nhuộm màu cho các sản
phẩm dệt may cho các gam màu cam từ đậm tới nhạt rất đẹp.
4. Củ nâu (tên khoa học là Dioscorea Cirhosa Lour) thuộc họ Dioscoreaceae
Củ nâu được nhân dân ta biết đến từ lâu đời, củ có màu nâu xám, thịt củ màu
nâu đỏ. Cây thường mọc hoang ở các vùng rừng núi hoặc được trồng ở nông thôn.
Lá cây thường được dùng để thuộc da, nhuộm lưới. Đặc biệt, từ xa xưa nhân dân ta
đã dùng củ nâu để nhuộm vải cho màu nâu nh
ạt đến màu nâu sẫm và khi nhúng
bùn đen sẽ cho màu đen rất bền. Củ nâu có thể nhuộm cho vải bông, tơ tằm.
5. Cây chàm nhuộm (tên khoa học là Indigofera tinctoria L)
Cây được trồng thành bụi cao khoảng trên dưới 1m, có nhánh thẳng dài, lá hình
trứng ngược mọc so le kép dài 1.5cm đến 2cm, rộng 0,6cm đến 1,5cm, thon hẹp ở
cuống. Cây có hoa quanh năm mọc thành từng chùm ở kẽ lá, cánh hoa hình bướm
màu đỏ vàng, quả dài có chứa hạt. Cây được trồng ở một số vùng đồi núi
ở Việt
Nam. Cành lá của cây chàm tươi được ngắt về ngâm vào nước sạch sau vài ngày
được dung dịch chất màu để nhuộm vải. Nếu không nhuộm ngay có thể chế biến
thành bột chàm, đóng bánh, phơi khô và cất giữ trong bóng râm. Lá chàm dùng để
nhuộm vải cho màu xanh tím bền và đẹp.
6. Cây bàng (tên khoa học là Terminalia catappa L)
Bàng là cây thân gỗ cao 10m đến 25m, cành mọc vòng, lá đơn mọc so le, phiến
lá hình trái xoan ngược dài 20 cm đến 30 cm.
17
Lá bàng rụng nhiều vào mùa đông nhưng mọc lại rất nhanh vào mùa xuân. Vào
mùa lá rụng có thể thu lượm lá khô, lá vàng, lá xanh để nhuộm màu cho vải nhằm
tạo ra những sản phẩm may mặc có giá trị sinh thái cao, màu sắc đẹp, độ bền màu
cao. Một số nghiên cứu ứng dụng màu chiết xuất từ lá bàng nhuộm cho vải tơ tằm,
bông cho màu cỏ úa, vàng nhạt, vàng nâu.
7. Cây xoài (Tên khoa học Mangifera)
Xoài là cây thân gỗ cao, lá đơn hình dải thuôn mọc so le, có cuống, hoa mọc
thành c
ụm ở ngọn hay ở bên. Đây là cây ăn quả vùng nhiệt đới có nguồn gốc ở
Đông Nam Á. Quả hình tròn, bầu dục, hay trái xoan tùy theo từng loại. Ở Việt
Nam, xoài được trồng nhiều ở Sơn La, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Nai,
Tây Ninh, Bình Thuận,… Xoài được trồng chủ yếu để lấy quả ăn, cây cho gỗ, lá
xoài dùng để nấu nước chữa một số bệnh và để nhuộm vải t
ự nhiên cho màu nâu
nhạt. Vỏ cây nhuộm vải bông, tơ tằm cho màu vàng tươi.
8. Lá trầu không (Tên khoa học Piper betle L):
Trầu không là một loài cây gia vị hay cây thuốc, lá của nó có các tính chất
dược học. Đây là loài cây thường xanh, loại dây leo và sống lâu năm, với các lá
hình trái tim có mặt bóng và các hoa đuôi sóc màu trắng, có thể cao tới 1 mét. Loài
này có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á và được trồng ở Ấn Độ, Indonesia, Sri
Lanka, Việt Nam, Malaysia. Ở Việt Nam có hai loại trầu chính: trầu mỡ và trầu
quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, nhỏ lá, được ưa chuộng hơn
trong tục ăn trầu. Ngoài việc sử dụng để ăn thì còn dùng để nhuộm vải bông, tơ tằm
cho màu nâu trầm rất bền màu.
9. Cây xà cừ (Tên khoa học là Khaya Senegalensis)
Là cây thân gỗ, có nguồn gốc từ châu Phi. Ở Việt Nam, xà cừ được trồng ở
nhiều nơi để lấy gỗ, tr
ồng ven đường để lấy bóng mát. Hằng năm, người ta thường
chặt tỉa cành cây để đảm bảo an toàn trong mùa gió bão. Những lá, vỏ cành này
được sử dụng để nhuộm vải tơ tằm cho màu tím hồng rất đẹp.
18
Ngoài ra, ở nước ta còn sử dụng rất nhiều loại lá cây khác để nhuộm màu cho
vải như lá ngải cứu, lá hồng xiêm, lá tre, lá thiên lý, lá xà cừ, lá găng, lá bạch đàn,
lá chè, vỏ cây xà cừ để nhuộm vải sợi bông, lanh và vải tơ tằm. Nhuộm vải bằng
chất màu tự nhiên mang lại giá trị lớn về mặt kinh tế, xã hội, sinh thái môi trường.
10. Lá hồng xiêm
Tên khoa học Manilkara zapota. Dung dịch chất màu chiết từ lá hồng xiêm
rất ổn định, khi nhuộm vải bông và tơ tằm cho màu nâu sẫm
11. Gỗ vang
Tên khoa học Endospermum chinense
. Gỗ vang là loại cây cho màu đỏ và
đỏ tía rất đẹp, nó được sử dụng nhiều ở Châu Mỹ(đặc biệt ở Brazil). Chất màu của
gỗ vang tan trong nước tạo dung dịch màu rất bền, nhuộm cho vải bông và tơ tằm
cho màu khá bền.
1.3. Giá trị của sản phẩm nhuộm bằng chất màu tự nhiên
Từ xa xưa con người đã biết dùng các chất màu tự nhiên để nhuộm cho các
sản phẩm may mặc tạo ra các sản phẩm với nhiều màu sắc. Cho đến năm 1856 nhà
khoa học William Henry Perkin (1838-1907) khám phá ra thuốc nhuộm tổng hợp
đầu tiên và sau đó nhiều loại thuốc nhuộm tổng hợp khác được tìm ra với những
tính năng ưu việt về kinh tế, khả năng công nghệ đáp ứng sản xuất công nghi
ệp hơn
hẳn thuốc nhuộm tự nhiên thì thuốc nhuộm tự nhiên không còn phổ biến nữa.
Thuốc nhuộm tổng hợp nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng trong toàn xã hội, đáp
ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Ngành công nghiệp sản xuất thuốc nhuộm
tổng hợp đã phát triển như vũ bão. Tuy nhiên, trong những năm gần đây vấn đề về
môi trường, sinh thái toàn cầu được đặc biệ
t quan tâm. Chẳng hạn như môi trường
bị ô nhiễm bởi việc tổng hợp thuốc nhuộm, nước thải nhuộm, sinh thái sản phẩm
dệt may, Đây là vấn đề nóng bỏng, nhức nhối cần phải được quan tâm giải quyết
kịp thời. Chính vì vậy mà xu hướng quay trở lại sử dụng các chất màu tự nhiên
19
đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Ở Nhật Bản, thời trang sinh thái
(Eco-fashion) không chỉ là một khái niệm được nhiều người biết đến mà hiện nay
nó còn cung cấp một công cụ kinh tế hữu hiệu cho các hãng dệt may Nhật Bản. Vì
vậy, những công ty dệt may Nhật Bản đã tồn tại và cạnh tranh được trên thị trường
nhờ phát hiện ra những sản phẩm mới này. Còn lại hầu như
các hãng sản xuất hàng
dệt may giá rẻ của Nhật đã phải đóng cửa do không thể cạnh tranh với Trung Quốc.
Giới nghiên cứu cho rằng thị trường dệt may thân thiện với môi trường đang nổi
lên như một lĩnh vực mới để các công ty Nhật Bản đón đầu và phát triển. Fujitex,
công ty hiện đã có uy tín trên thị trường cao cấp cũng thiết lập một danh mục các
sản phẩ
m sợi cashmere được nhuộm bằng loại thuốc nhuộm chiết xuất từ thực vật
như cây lựu, cây keo và cây đinh hương. Đại diện công ty cho biết họ đang nỗ lực
để triển khai sử dụng các loại chất màu tự nhiên thay cho thuốc nhuộm tổng hợp
dựa trên cơ sở xem xét các vấn đề môi trường, đây là một vấn đề nóng bỏng hiện
nay đang được nhiề
u nước trên thế giới quan tâm [2,5].
Nhiều cuộc hội thảo trên thế giới bàn về việc sử dụng trở lại chất màu tự nhiên
chẳng hạn như UNESCO tổ chức hội thảo tại Hyderabad từ ngày 5 đến ngày 12
tháng 11 năm 2006 với sự có mặt của 600 nhà khoa học đến từ 57 quốc gia trên thế
giới để tìm phương án quay trở lại với màu tự nhiên. Hội thảo nói về nhuộm màu t
ự
nhiên tổ chức vào ngày từ ngày 8 đến 16 tháng 3 năm 2008 tại Mayan, Mexico,
Từ đó, chúng ta thấy công nghệ nhuộm vải bằng chất màu tự nhiên mang một ý
nghĩa rất lớn về mặt kinh tế xã hội và môi trường sinh thái được thể hiện thông qua:
1.3.1 Sử dụng nguồn nguyên liệu dễ tái sinh:
Nguồn nguyên liệu để nhuộm màu tự nhiên từ thực vật được lấy từ sản phẩm
trực tiế
p của nông nghiệp hoặc tận dụng nguồn phế thải từ các ngành như vỏ cây từ
ngành công nghiệp gỗ, bã thải từ ngành chế biến thức ăn, từ lá chè già bị thải bỏ từ
các nông trường chè, lá bàng, lá xà cừ, bạch đàn, rụng thu gom dọc đường phố,
công viên, Đây là nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú, đa dạng, dễ tái sinh.
20
Đa số các loại thực vật dùng để nhuộm là loại cây dễ trồng mang lại hiệu quả kinh
tế cao, có thể được trồng để che bóng mát, lấy gỗ, lá trên cây hoặc lá rụng xuống
thường bỏ đi nhưng nếu công nghệ nhuộm vải bằng chất màu tự nhiên từ thực vật
được thực hiện trên quy mô sản xuất công nghiệp thì sẽ tận dụng được nguồn
nguyên liệu vô giá này. H
ơn nữa, khi công nghệ này được chuyển giao cho nông
dân thực hiện sẽ tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người
nông dân.
1.3.2 Quy trình công nghệ đơn giản, ít sử dụng hóa chất:
Thuốc nhuộm tổng hợp cho chúng ta màu đơn sắc, còn muốn tạo ra một màu
hòa sắc như màu sẵn có trong tự nhiên thì chúng ta phải phối từ rất nhiều màu đơn
sắc với nhau. Vì vậy sẽ rất mất thời gian, công sứ
c, nguyên vật liệu để thực hiện
nhưng cũng khó tạo nên được màu giống màu tự nhiên. Hơn nữa, thuốc nhuộm
tổng hợp có nguồn gốc chủ yếu từ nguồn dầu mỏ - là nguồn tài nguyên khó tái sinh,
nó là hỗn hợp của của các hợp chất hữu cơ trong đó có một số chất chứa nhóm azo
gây ung thư, dị ứng da, quá trình sản xuất thuốc nhuộm tổng hợp thì ph
ải sử dụng
nhiều nhiều hóa chất độc hại như axit, kiềm mạnh, dung môi, muối kim loại nặng,
nhiệt độ cao Nước thải của thuốc nhuộm tổng hợp khi thải ra môi trường sẽ gây ô
nhiễm môi trường. Quá trình nhuộm bằng thuốc nhuộm tổng hợp tốn nhiều chi phí
cho năng lượng và sinh ra nhiều khí thải có thể gây ra hiệu ứng nhà kính.
Màu tự nhiên là sự tổng hòa của nhiều màu c
ộng lại cùng với một số tạp chất
sẵn có trong nguồn nguyên liệu dùng để chiết xuất chất màu nên có thể tạo nên
những gam màu trầm tự nhiên mà thuốc nhuộm tổng hợp không thể có được. Hơn
nữa, cùng một dung dịch màu nhưng phương pháp nhuộm, cầm màu khác nhau có
thể tạo ra nhiều nhiều màu sắc khác nhau chứ không phức tạp, tốn kém như việc
pha phối tạo màu mới đối v
ới màu tổng hợp.
21
- Quá trình nhuộm bằng chất màu tự nhiên ít sử dụng các hóa chất phụ trợ nên
nước thải nhuộm có ít chất độc hại, dễ phân hũy sinh học.
- Đa số chất màu tự nhiên không có độc tố nên không gây độc hại trong qúa trình
sản xuất, sử dụng sản phẩm cũng như không gây ô nhiễm môi trường sống.
1.3.3 Tận dụng bã thải sau khi tách chiết chất màu
Bã thải sau quá trình chiết xuất dung dịch màu có thể
sử dụng để tạo ra phân
hữu cơ vi sinh bởi vì có những đặc điểm như sau: chúng đã ở dạng mềm, dễ phân
hũy và có kích thước phù hợp do chiết ở nhiệt độ 100
o
C với thời gian tương đối dài
và nguồn nguyên liệu đã được nghiền nhỏ trước khi chiết. Các thành phần như
cellulose, khoáng, đạm, đã ở dạng dễ hòa tan hơn nhiều do đó rất thuận tiện để
chế biến thành phân hữu cơ vi sinh.
1.3.4. Giá trị sinh thái của sản phẩm nhuộm bằng chất màu tự nhiên
Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới cũng như Việt Nam, yêu cầ
u của người
tiêu dùng về sản phẩm dệt may ngày càng cao, trong đó ngoài tiêu chí bền đẹp, hợp
thời trang còn đòi hỏi phải đảm bảo tính vệ sinh an toàn và thân thiện với môi
trường. Một trong những xu hướng phát triển của hàng dệt may nhằm cạnh tranh
được trên thị trường thế giới là sử dụng chất màu tự nhiên để nhuộm vải. Các loại
sản phẩm được nhuộm từ màu tự nhiên không những có màu s
ắc đẹp mà còn có giá
trị sinh thái sử dụng cao như không gây dị ứng da, không chứa các nhóm azo độc
gây ung thư, không có hàm lượng formaldehyt trên sản phẩm như khi nhuộm bằng
thuốc nhuộm tổng hợp và xử lý hoàn tất, đa số bền màu với ánh sáng, bền màu giặt.
Ngoài ra một số loại sản phẩm nhuộm bằng chất màu tự nhiên còn có khả năng
chống nhàu, tăng trọng, có khả năng chữa bệnh v.v Hơn n
ữa, quá trình nhuộm
bằng chất màu tự nhiên không gây ô nhiễm môi trường, không độc hại cho người
công nhân trong quá trình sản xuất.
22
Hầu hết các chất màu tự nhiên được sử dụng để nhuộm cho các sản phẩm dệt
may có nguồn gốc tự nhiên như cotton, len, tơ tằm, hoặc các vật liệu có bản chất
hóa học gần giống với vật liệu tự nhiên như Polyamide, visco,
Sản phẩm nhuộm từ chất màu tự nhiên không chứa những hóa chất độc hại
gây dị ứng với da cũng như các phần c
ơ thể tiếp xúc với sản phẩm nhuộm.
Vải nhuộm dùng chất màu tự nhiên rẻ hơn so với vải nhuộm từ chất màu
tổng hợp do sử dụng các nguyên liệu tự nhiên sẵn có, hoặc sử dụng nguyên liệu là
những chất thải bỏ từ các quá trình khác. Nguyên liệu để nhuộm màu cũng dễ kiếm,
đều là các loại thảo mộc có mặt xung quanh chúng ta trong đời sống hàng ngày và
dễ tái sinh.
1.4. Nh
ững hạn chế của chất màu tự nhiên
Bên cạnh những ưu điểm, chất màu tự nhiên cũng có một số hạn chế:
- Nhuộm màu bằng chất màu tự nhiên đòi hỏi chi phí cao hơn cho nhà xưởng
kho chứa do đặc thù của nguồn nguyên liệu cũng như quá trình chiết xuất dung
dịch màu.
- Chất màu tự nhiên kém ổn định, phụ thuộc vào thiên nhiên (vùng miền,
mùa phát triển của cây …)
- Độ bền màu với ánh sáng của một số loại không cao
- Độ
tái lập màu không cao giữa các mẻ nhuộm do phụ thuộc vào độ ổn định
của nguồn nguyên liệu dùng để chiết tách chất màu.
- Có hạn chế về gam màu. Màu tự nhiên hiếm có các gam màu tươi ánh, nếu
có thì có độ bền màu rất thấp như củ nghệ. Màu nhuộm thường chỉ đạt gam màu
trung bình và nhạt, ít loại có thể đạt được độ đậm màu cao hoặc khi cần phải xử lý
cầm màu đặc biệt.
Ti
ểu kết chương 1
23
Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế cho thấy nước ta có nguồn chất màu tự
nhiên sử dụng được cho công nghệ mhuộm vải tương đối đa dạng, đáp ứng được
các tiêu chí về khối lượng nguyên liệu, số lượng chất màu.
Ngoài ra việc sử dụng nguồn chất màu tự nhiên cho công nghệ nhuộm vải
còn góp một phần vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp và
phủ
xanh môi trường.
24
CHƯƠNG II. THÀNH PHẦN VÀ BẢN CHẤT CỦA CÁC CHẤT
CÓ TRONG DUNG DỊCH TÁCH CHIẾT TỪ CÁC LOẠI
NGUYÊN LIỆU TỰ NHIÊN ĐÃ LỰA CHỌN
Lý do đề tài chọn nguyên liêu: lá chè, lá bàng, lá xà cừ và hạt điều màu
Nước ta có một nguồn lá chè dồi dào tại các nông trường trồng chè. Sau khi
hái búp để chế biến chè khô, một số loại lá được bán trên thị trường để cung cấp
nước uống trà tươi. Số còn lại là một lượng lá không nhỏ bị thải bỏ. Theo số liệu
của Hiệp hội chè Việt nam thì nước ta có 600 xí nghiệp trồng chè với diện tích
120.000 hecta và hàng năm có kh
ả năng chế biến 180.000 tấn chè thành phẩm. Bên
cạnh đó thì lượng chè thải bỏ trên các nông trường cũng khá lớn: khoảng 400 tấn lá
mỗi năm. Lượng chè thải bỏ này chưa được sử dụng vào mục đích nào ngoài để lại
trên đất của nông trường. Vì vậy việc sử dụng nguồn nguyên liệu này vào mục đích
nhuộm màu là hoàn toàn mang tính khả thi.
Trên khắp cả nước ta, suốt dọc hai bên đường qu
ốc lộ cũng như đường làng
hay trong các trường học, các khu du lịch giải trí đều có trồng rất nhiều cây bàng và
cây xà cừ nhằm lấy bóng mát. Hàng năm cứ đến mùa thu đông lá rụng đầy khắp và
phải thu gom để làm sạch môi trường cùng với các loại rác thải khác. Việc sử dụng
các loại lá này để nhuộm màu vừa mang lại lợi ích kinh tế vừa giảm lượng rác thải.
Đề tài bước đầu đã NC nhuộ
m được các gam màu từ vàng cỏ úa dến màu nâu.
Hạt điều màu là sản phẩm có nhiều ở vùng nhiệt đới như nước ta. Từ trước
đến nay người ta vẫn sử dụng hạt điều màu cho thực phẩm và dược phẩm mà chưa
hề sử dụng cho nhuộm vải sợi. Ở nước ta việc trồng hạt điều màu tại miền Trung và
miền Nam là khá phổ biến; sả
n lượng thu hoạch hàng năm khá lớn và sản phẩm có
bán ở các chợ trên khắp cả nước. Với kết quả nghiên cứu bước đầu đề tài đã sử