Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hoạch định tổng hợp và lập tiến độ sản xuất trong doanh nghiệp may

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.85 KB, 8 trang )

HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP VÀ LẬP TIẾN ĐỘ SẢN XUẤT
TRONG DOANH NGHIỆP MAY
Đinh Thị Bảo Ngọc, Phan Thị Thúy Uyên, Bùi Thị Thu Thủy, Trần Thị Bích Tuyền
Khoa Kiến trúc – Mỹ thuật
GVHD: ThS. Trần Thị Hồng Mỹ

TÓM TẮT
Hoạch định giúp định hướng cho doanh nghiệp về tổ chức, lãnh đạo trong quản trị doanh nghiệp,giúp doanh
nghiệp định hướng, xác định và lựa chọn các mục tiêu hoạt động và phát triển, đề ra các biện pháp khắc phục
khó khăn từ đó xây dựng các kế hoạch và chiến lược hoạt động phù hợp. Giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro
trong hoạt động kinh doanh,đảm bảo được sự hoạt động bình ổn khi có sự thay đổi về mơi trường, thị trường
và các yếu tố cạnh tranh khác. Đảm bảo tổ chức hoạt động một cách có hiệu quả trong môi trường luôn thay
đổi và sử dụng hợp lý nguồn lao động và chi phí hạn chế sự chồng chéo, lãng phí. Giúp doanh nghiệp trong
việc kết nối giữa các thành viên của doanh nghiệp tạo nên sự phối hợp hoạt động có hiệu quả, q trình kiểm
tra, đánh giá hoạt động được nhanh và thuận tiện hơn.
Lập kế hoạch sản xuất là công tác quan trọng giúp cho công tác chuẩn bị về vật lực, nhân lực để phục vụ sản
xuất. Một kế hoạch Sản Xuất tốt là kết quả của sự tổng hoà và kết nối chặt chẽ với tất cả các số liệu từ các bộ
phận có liên quan: nhân sự, kho hàng, bán hàng, marketing,... Do đó, việc thiết lập một hệ thống các mẫu biểu
theo dõi, báo cáo có liên quan từ các bộ phận trong đơn vị là thực sự cần thiết.

1. HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP
Hoạch định là một trong những chức năng của nhà quản trị sản xuất và điều hành. Hoạch định tổng hợp là xác
định số lượng sản phẩm và phân bố thời gian sản xuất cho một tương lai trung hạn từ 3 tháng đến 3 năm. Để
đáp ứng nhu cầu trung hạn đã được dự báo, nhà quản trị phải tìm ra cách tốt nhất, hợp lý nhất với chi phí thấp
nhất để thực thi.
Thực chất và nhiệm vụ của hoạch định tổng hợp:
Trong quá trình lập kế hoạch, nhà quản trị lập ra 3 loại kế hoạch xét về mặt thời gian, đó là kế hoạch ngắn hạn,
kế hoạch trung hạn và kế hoạch dài hạn, trong đó kế hoạch trung hạn là hạt nhân của hoạch định tổng hợp.
Kế hoạch dài hạn: giúp cho nhà quản trị đưa ra những dự định, kế hoạch dài hạn thuộc về chiến lược, huy
động công suất của doanh nghiệp và nó thường là trách nhiệm của các nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp.


1011


Kế hoạch này sẽ chỉ ra con đường và chính sách phát triển của doanh nghiệp, phương hướng nghiên cứu và
phát triển sản phẩm mới, nhu cầu và giải pháp đầu tư trong một giai đoạn kéo dài nhiều năm.
Kế hoạch trung hạn chỉ bắt đầu được xây dựng sau khi đã có quyết định về huy động cơng suất dài hạn. Đối
với loại kế hoạch này, nhà quản trị tác nghiệp phải ra quyết định có liên quan đến chiến lược theo đuổi kế hoạch
tổng hợp cho thời gian 3 tháng, 6 tháng đến 3 năm. Kế hoạch tổng hợp phải phù hợp với chủ trương kế hoạch
dài hạn.
Kế hoạch ngắn hạn: thường được xây dựng cho thời gian ngắn hạn dưới 3 tháng, như kế hoạch ngày, tuần,
tháng, kế hoạch ngắn hạn thường do những nhà quản trị tác nghiệp ở phân xưởng, chuyền (tổ) xây dựng căn
cứ vào kế hoạch tổng hợp trung hạn được giao mà phân bổ công việc theo tuần, tháng để thực hiện. Các công
việc phải làm để thực hiện kế hoạch ngắn hạn là phân công công việc, lập kế hoạch tiến độ sản xuất.
Tuy rất khác nhau về nội dung, thời gian, mức độ chi tiết, song cả 3 loại kế hoạch trên đều được tiến hành theo
một trình tự, một quy trình thống nhất. Q trình đó bao gồm các giai đoạn sau: xác định nhu cầu, tính tốn
khả

năng, lựa chọn chiến lược theo đuổi và cân đối kế hoạch. Các giai đoạn đó vừa được tiến hành tuần tự,

vừa được tiến hành song song xen kẽ với nhau, hổ trợ cho nhau.
Kế hoạch trung hạn có 3 nhiệm vụ sau đây:
Hoạch định tổng hợp về mức dự trữ và sản xuất cho từng loại sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của thị trường đã
được đưa ra trong dự báo sao cho tổng chi phí dự trữ và chi phí sản xuất đạt mức gần nhỏ nhất.
Phân bổ mức sản xuất và mức dự trữ cho từng loại sản phẩm sao cho tổng các giá trị phân bổ bằng giá trị tổng
hợp và tổng các chi phí gần như thấp nhất.
Huy động tổng hợp các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
1.1.Một số chíến lược đáp ứng nhu cầu trong hoạch định tổng hợp
Chiến lược sản xuất ổn định, thay đổi tồn kho:
Là chiến lược chấp nhận mức tồn kho thay đổi bằng việc duy trì sản xuất ổn định theo thời gian.
Ưu điểm:

Quá trình sản xuất được đảm bảo ổn định, khơng có những biến đổi thất thường.
Kịp thời thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Dễ dàng cho việc điều hành sản xuất.
Nhược điểm:
Nhiều chi phí tăng lên như chi phí dự trữ, chi phí bảo hiểm.
1012


Chính sách này khơng thể áp dụng đối với một số mặt hàng.
Chiến lược thay đổi nhân sự theo mức cầu:
Thường xuyên đánh giá lại nhu cầu về lao động của doanh nghiệp mình, sẽ quyết định thuê thêm lao động khi
cần và sẵn sàng cho thôi việc khi không cần.
Ưu điểm:
Tránh được rủi ro do biến động thất thường của nhu cầu.
Giảm được nhiều chi phí như chi phí dự trữ hàng hóa, làm thêm giờ.
Nhược điểm:
Cho thơi việc và thuê thêm nhân công đều làm tăng thêm chi phí.
Doanh nghiệp có thể bị mất uy tín do thường xuyên cho lao động thôi việc.
Giảm năng suất lao động do cho lao động thơi việc, nhân viên có tâm lý lo lắng, mỏi mệt.
Chiến lược tăng, giãn ca:
Khi nhu cầu sản xuất gia tăng, doanh nghiệp có thể yêu cầu nhân viên làm thêm giờ ngoài giờ qui định của.
Nhà nước mà không cần phải thuê thêm nhân công.
Ưu điểm:
Giúp doanh nghiệp đối phó kịp thời với những biến động của nhu cầu thị trường.
Ổn định được nguồn nhân lực.
Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Giảm được chi phí có liên quan đến học nghề, học việc.
Nhược điểm:
Chi phí trả cho người làm thêm giờ thường cao.
Công nhân dễ mệt mỏi do làm quá sức.

Nguy cơ không đáp ứng được nhu cầu luôn thường trực vì nhân viên quá mệt mỏi, kiệt sức vì những chiến dịch
làm thêm giờ quá tải.
Chiến lược thuê gia công ngồi hoặc làm gia cơng cho bên ngồi:
Doanh nghiệp có thể chọn chiến lược gia cơng ngồi khi nhu cầu sản phẩm vượt quá khả năng của công ty mà
công ty không muốn tăng thêm lao động hoặc các điều kiện khác.
1013


Ưu điểm:
Đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng trong những trường hợp doanh nghiệp chưa kịp đầu tư mở rộng năng
lực sản xuất.
Tận dụng được công suất của thiết bị, máy móc, diện tích sản xuất, lao động.
Tạo ra sự nhanh nhạy, linh hoạt trong điều hành.
Nhược điểm:
Không kiểm soát được thời gian, sản lượng, chất lượng trong trường hợp thuê gia công.
Phải chia sẻ lợi nhuận cho bên nhận gia công.
Tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh tiếp cận với khách hàng, do đó làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp có thể bị mất khách hàng.
Chiến lược sử dụng công nhân thời vụ, làm việc bán thời gian:
Để giảm bớt các thủ tục hành chính phiền hà và tận dụng nguồn nhân lực khơng cần phải có kỹ năng cao, doanh
nghiệp có thể theo đuổi chiến lược sử dụng nhân công làm việc bán thời gian.
Ưu điểm:
Giảm bớt các thủ tục, trách nhiệm, hành chính phiền hà trong việc sử dụng lao động.
Tăng được sự linh hoạt trong điều hành để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu.
Giảm đươc những chi phí liên quan đến sử dụng lao động chính thức, khơng phải trả bảo hiểm lao động.
Nhược điểm:
Chịu sự biến động lao động rất cao.
Chịu chi phí hướng dẫn đối với nhân viên mới.
Những nhân viên mới này dễ dàng bỏ doanh nghiệp ra đi khi có lời mời chào hấp dẫn hơn vì họ khơng có sự
ràng buộc về mặt trách nhiệm.

Năng suất lao động, chất lượng sản phẩm có thể giảm sút hoặc khơng cao.
Điều độ khó.

2. LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Khái niệm lập kế hoạch sản xuất

1014


Lập kế hoạch sản xuất là quá trình hoạch định và tổng hợp sự kết hợp của các yếu tố nguyên liệu, lao động và
các phương tiện vật chất để thực hiện các mục tiêu của sản xuất,nhằm mục tiêu cung cấp, sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực của doanh nghiệp, dảm bảo các yêu cầu về: Số lượng sản phẩm sản xuất, chất lượng sản phẩm
tốt, hạ giá thành sản phẩm.
2.2 Mục tiêu của lập kế hoạch sản xuất:
Sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

Cải thiện năng suất lao động.

Dòng sản xuất ổn định.

Nắm rõ thị trường.

Ước lượng nguồn lực.

Cung cấp môi trường làm việc tốt hơn.

Phối hợp hoạt động các phòng ban.
Tạo điều kiện cải thiện chất lượng.

Giảm thiểu lãng phí nguyên liệu.


Giảm chi phí sản xuất.

2.3 Các phương pháp lập kế hoạch sản xuất:
Phương pháp cân đối.
Phương pháp tỷ lệ cố định.

Phương pháp lên kế hoạch từ việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng.
Phương pháp lợi thế vượt trội.
Phương pháp hình thức PIMS (Profit Impact Market Strategy)
Phương pháp phân tích chu kỳ sống của hàng hóa
Cơng thức của phương pháp lập kế hoạch sản xuất:

𝑃ℎầ𝑛 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑡ươ𝑛𝑔 đố𝑖 𝑐ủ𝑎 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝
𝑃ℎầ𝑛 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑡𝑢𝑦ệ𝑡 đố𝑖 𝑐ủ𝑎
𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝
=
𝑥 100
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑝ℎầ𝑛 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑡𝑢𝑦ệ𝑡 đố𝑖
2.4 Các bước lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp:
Bước 1:Nghiên cứu và dự báo
Bước 2:Thiết lập các mục tiêu
Bước 3: Phát triển các tiền đề
Bước 4: Xây dựng các phương án
1015


Bước 5: Đánh giá các phương án
Bước 6: Lựa chọn phương án và ra quyết định.
2.5 Lập tiến độ sản xuất theo từng mã hàng tại các phân xưởng sản xuất trong doanh nghiệp may:

Nghĩa là: Tính tốn kế hoạch thời gian sản xuất khi biết:
Số lượng sản phẩm cần sản xuất.
Số công nhân.
Thiết bị và thời gian làm việc.
Bước 1: Xây dựng quy trình cơng nghệ.
Bước 2: Tính tốn dự kiến các chỉ tiêu sản xuất hàng ngày.
Bước 3: Xác định thời gian hịan thành cơng việc của các bộ phận sản xuất.
Bước 4: Sắp xếp tiến độ, cân đối kế họach đồng bộ giữa các bộ phận sản xuất, các khâu công việc.
Bước 5: Lập bảng cân đối theo dõi tiến độ sản xuất trong từng bộ phân.

3. ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT
3.1 Khái niệm:
Là việc cân đối điều hành các công việc thuộc kế hoạch ngắn hạn (dưới 3 tháng), trong đó quy định:
Số lượng các loại sản phẩm, khối lượng cơng việc cần phải hồn thành.
Thời gian hoàn thành (Lập thời gian biểu).
Điều tiết, đảm bảo quá trình cân đối, nhịp nhàng, đồng bộ trong sản xuất.
3.2 Các chức năng của điều độ:
Đặt lộ trình: Xác định công việc cần làm ở đâu, bộ phận nào.
Thời gian: Xác định công việc cần làm khi nào và bao giờ kết thúc.
Phát lệnh: Ra lệnh để bắt đầu thực hiện cơng việc.
Kiểm tra: Để biết các cơng việc đó có tiến hành đúng kế hoạch hay khơng.
Xúc tiến: Sự điều tiết, điều chỉnh cần thiết để rút ngắn thời gian thực hiện công việc.
3.3 Điều độ sản xuất trong ngành may:
Điều độ thực chất là sắp xếp trật tự gia công của tập đơn hàng, việc sắp xếp thứ tự gia công này tuân theo các
quy ước về mức độ ưu tiên gia công trong phân xưởng. Như vậy, đối với điều độ là chúng ta xây dựng bộ tiêu
chí để sắp xếp thứ tự gia cơng. Trong thực tế quản lý sản xuất trong phân xưởng, người quản lý sản xuất phải
kết hợp với bộ phận kinh doanh, tiếp thị khi chuẩn bị ký kết hợp đồng.
1016



Bộ phận sản xuất phải thông báo về về năng lực sản xuất hiện tại và khả năng tiếp nhận đơn hàng mới, khi đó
chúng ta mới có thể điều độ sản xuất phù hợp, kế hoạch giao hàng đúng hạn.
Tuy nhiên, thực tế thì khách hàng thường quyết định thời điểm đặt hàng và giao hàng, người quản lý sản xuất
thường rất bị động trong việc tiếp nhận các đơn hàng từ bộ phận kinh doanh. Do vậy, điều độ thường rất phức
tạp, nó địi hỏi người quản lý phải điều chỉnh liên tục kế hoạch điều độ trong phân xưởng và trong các chuyền.
Dựa vào nguồn lực của phân xưởng (máy móc, thiết bị, con người, số lượng chuyền…), người quản lý sản xuất
phải giải quyết tất cả các đơn đặt hàng, sắp xếp thứ tự gia công theo mức độ ưu tiên, phân bổ các đơn hàng vào
các chuyền và kiểm soát tiến độ thực hiện. Tuy nhiên, đơn hàng ln thay đổi (do có đơn hàng bị hủy, có đơn
hàng mới đặt) nên việc điều độ sản xuất phải được hiệu chỉnh liên tục theo sơ đồ sau.

Theo hình trên chúng ta thấy tiến trình điều độ gồm 5 chức năng sau:
1. Đặt lộ trình: Xác định công việc cần làm ở đâu.
2. Điều độ: xác định thứ tự và thời gian thực hiện công việc.
3. Phát lệnh: Ra lệnh thực hiện đơn hàng xuống từng bộ phận liên quan tương ứng
4. Kiểm tra: giám sát q trình để biết các cơng việc có được tiến hành đúng kế hoạch không.
5. Xúc tiến: hiệu chỉnh thời gian thực hiện, bổ sung nguồn lực (nếu có thể)

Các thông số đặc trưng của đơn hàng:
Thời gian gia công: là thời gian dự kiến thực hiện đơn hàng.
Thời điểm sẵn sàng: là thời điểm mà đơn hàng đã được chuẩn bị xong và sẵn sàng được gia công.
Thời hạn hoàn thành: là thời gian mà đơn hàng được thực hiện (gia công) xong và sẵn sàng giao hàng.

1017


Thời hạn giao hàng: là thời gian yêu cầu nhận hàng của khách hàng, thường được xác định trên hợp đồng.
Thời gian lưu: là thời gian từ khi đơn hàng sẵn sàng cho gia cơng đến khi hồn thành (thời gian đơn hàng nằm
trong phân xưởng). Thời gian lưu trung bình của tất cả các đơn hàng có thể cho biết tốc độ thực hiện đơn hàng.
Đơn hàng trễ: là đơn hàng có thời gian hồn thành muộn hơn thời gian giao hàng. Đây là một trong những tiêu
chuẩn quan trọng trong điều độ sản xuất, giảm thiểu số lượng đơn hàng trễ và tổng thời gian trễ là việc làm cần

thiết của những nhà quản lý sản xuất.
Đối với điều độ sản xuất một máy, chúng ta sử dụng 3 nguyên tắc để sắp xếp thứ tự gia công trong tập
đơn hàng như sau:
Đến trước làm trước (First Come, First Seved): đơn hàng nào chuẩn bị xong trước thì được gia công trước.
Theo thời gian gia công ngắn nhất ( Short Processing time- SPT): cơng việc nào có thời gian gia cơng ngắn
nhất thì được thực hiện trước.
Theo thời hạn sớm nhất (Earliest due Date- EDD): công việc nào có thời hạn giao hàng sớm nhất sẽ được
chọn làm trước.
Căn cứ vào từng nguyên tắc riêng kết quả điều độ sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào thời gian gia công (may)
của từng đơn hàng riêng biệt và thời gian giao hàng tương ứng. Người quản lý phải cân nhắc kết quả nào là
phù hợp nhất, có thể phối hợp giữa các tiêu chuẩn lại với nhau để có được kết quả điều độ hợp lý nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu từ giảng viên.
1. />BB%8Bnh_t%E1%BB%95ng_h%E1%BB%A3p_QU%E1%BA%A2N_TR%E1%BB%8A_S%E1%BA%
A2N_XU%E1%BA%A4T
2. />3. />
1018



×