Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.8 KB, 15 trang )

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO ĐA CHIỀU
Ở VIỆT NAM
Nguyễn Thị Tuyết Mai1,∗,
Nguyễn Thanh Nga1, Đàm Thị Thu Trang1
Tóm tắt: Nghiên cứu của chúng tơi tập trung đánh giá ảnh hưởng của các nhân
tố đến tình trạng nghèo đa chiều tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng bộ số liệu
điều tra khảo sát mức sống dân cư năm 2018. Qua đó phân tích và đánh giá
tình trạng nghèo đa chiều tại Việt Nam và các vùng kinh tế năm 2018. Bên cạnh
đó, thơng qua mơ hình hồi quy logistic nghiên cứu cũng đã lượng hóa được ảnh
hưởng của các yếu tố nhân khẩu học, một số các yếu tố về tài chính vi mơ đến
tình trạng nghèo đa chiều ở Việt Nam.
Từ khóa: Nghèo đa chiều, nghèo, hồi quy logistic, khảo sát mức sống dân cư.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, đói nghèo là một trong những
nguyên nhân lớn làm giảm khả năng phát triển con người, cộng đồng
cũng như mỗi quốc gia. Chính vì vậy, các biện pháp nhằm giảm nghèo
đói là vấn đề đang được chính phủ nhiều quốc gia quan tâm, đặc biệt
tại những quốc gia đang phát triển. Tại Việt Nam, giảm nghèo đói ln
được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội. Chính phủ ln nhất qn với quan điểm khơng
để ai bị bỏ lại phía sau, khơng để ai bị đặt ngồi lề của sự phát triển.
Nhiều chính sách cụ thể hướng đến những đối tượng nghèo đói ở Việt
Nam đã được ban hành như Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các
xã đặc biệt khó khăn, miền núi và vùng sâu, vùng xa theo Quyết định
135/1998/QĐ-TTg đã được triển khai thực hiện 2 giai đoạn 1997-2006 và
1


Trường Đại học Thương mại


Tác giả liên hệ. Email:


Phần 3. TÀI CHÍNH

499

2006-2010 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình hỗ trợ giảm nghèo
nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/
NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ. Bên cạnh đó, để thực hiện mục
tiêu giảm nghèo hiệu quả, bền vững hơn, ngày 15/9/2015 Thủ tướng
Chính phủ đã ký quyết định số 1614/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể
“Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang
đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”. Theo phương pháp tiếp cận
mới này, việc đánh giá mức độ nghèo của hộ gia đình khơng chỉ dựa
trên thu nhập hay chi tiêu, mà cần đánh giá qua những thiếu hụt mà họ
có thể phải gánh chịu như: giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh,
tiếp cận thông tin. 
Các nghiên cứu về tác động của các nhân tố đến tình trạng nghèo
đa chiều đã được nhiều nhà nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách
quan tâm. Nghiên cứu của Betti, G., D’Agostino, A., & Neri, L. (2002)
đã chỉ ra các nhân tố xã hội, nhân khẩu học có tác động đến nghèo đói
của hộ gia đình tại Anh theo hai cách đo lường (nghèo về thu nhập, chi
tiêu và nghèo đa chiều). Tại châu Âu, Dewilde, C. (2008) đã thực hiện
một nghiên cứu với mục tiêu tìm hiểu mức độ khác biệt giữa các quốc
gia về nghèo đa chiều dưới ảnh hưởng của sự khác biệt giữa đặc điểm
của cá nhân/hộ gia đình chứ không phải các yếu tố thể chế và sự phát
triển kinh tế. Tại Việt Nam, nghiên cứu của V. Q. Tran, Alkire, & Klasen
(2015) và Le, H., Nguyen, C., & Phung, T. (2015) đã chỉ ra một số yếu
tố quan trọng như quy mơ hộ gia đình, trình độ học vấn của chủ hộ,

khu vực cư trú có ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều của hộ gia
đình. Theo hướng tiếp cận tình trạng nghèo đa chiều của cả nước và các
vùng địa lý và nhóm dân cư khác nhau Le, H., Nguyen, C., & Phung,
T. (2015) đã tiến hành phân tích theo tỷ lệ để xem xét sự đóng góp vào
tổng nghèo đa chiều của các vùng và nhóm dân cư khác nhau, cũng như
đưa ra sự khác biệt giữa ước tính nghèo đa chiều và ước tính nghèo về
thu nhập và chi tiêu. Nghiêu cứu của Thảo, N. T. P. (2019) xem xét tình
trạng nghèo đa chiều theo khía cạnh hộ gia đình có người di cư tại nơi
đi (nơi xuất cư) ở Việt Nam. Tuy nhiên các nghiên cứu này đều hầu hết
được thực hiện dựa trên dữ liệu khá cũ (chủ yếu theo bộ số liệu điều tra
Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam từ 2007 - 2016). Do sự thay đổi về


500

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH...

chính sách cũng như đời sống xã hội, các yếu tố tác động đến tính trạng
nghèo đa chiều tại Việt Nam cần được đánh giá thường xuyên để đưa ra
các bằng chứng khoa học cập nhật nhất giúp các nhà hoạch định chính
sách đưa ra các giải pháp vi mơ và vĩ mô phù hợp và hiệu quả.
Nghiên cứu này đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến
tình trạng nghèo đa chiều của hộ gia đình trên phạm vi tồn quốc trong
năm 2018, thơng qua phương pháp hồi quy logistic dựa trên bộ điều tra
Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam 2018, Tổng cục Thống kê (2019).
Nghiên cứu này thực hiện các mục tiêu sau:
 Thực trạng nghèo đa chiều tại Việt Nam năm 2018.
 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều của
hộ gia đình tại Việt Nam.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Dữ liệu nghiên cứu
Bộ dữ liệu sử dụng để phân tích là Khảo sát mức sống dân cư Việt
Nam (KSMS) 2018 và được thực hiện bởi Tổng cục Thống kê Việt Nam
(Tổng cục Thống kê (2019)). KSMS 2018 được tiến hành theo Quyết
định số 1673/QĐ-TCTK ngày 14/9/2017 của Tổng Cục trưởng Tổng
cục Thống kê. Đây là cuộc khảo sát định kỳ, được tiến hành 02 năm một
lần trên phạm vi cả nước bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ
hộ. Nghiên cứu này dựa trên mẫu điều tra gồm 9399 hộ, nội dung thông
tin khảo sát ở cấp hộ bao gồm: những thông tin phản ánh mức sống của
hộ và thơng tin để tính chỉ số giá tiêu dùng: thu nhập của hộ (chia theo
các nguồn thu); chi tiêu của hộ (theo các khoản chi như: ăn mặc, ở, đi
lại, giáo dục, y tế, văn hóa,…); một số các thơng tin khác của hộ và các
thành viên hộ để phân tích nguyên nhân và sự khác biệt của mức sống:
đặc điểm chính về nhân khẩu học (tuổi, giới tính, dân tộc, tình trạng hơn
nhân); trình độ học vấn; tình trạng ốm đau, bệnh tật và sử dụng dịch
vụ y tế; việc làm; đồ dùng, điện, nước, điều kiện vệ sinh, tham gia các
chương trình trợ giúp.


501

Phần 3. TÀI CHÍNH

2.2. Tiêu chí xác định nghèo đa chiều
Theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Việt Nam tiêu chí về tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản hay nghèo đa chiều
ở Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 được xác định theo 5 chiều, mỗi
chiều gồm hai chỉ số: 1) Giáo dục (trình độ giáo dục của người lớn, tình
trạng đi học của trẻ em); 2) Y tế (Tiếp cận các dịch vụ y tế, Bảo hiểm y

tế; 3) Nhà ở (chất lượng nhà ở, diện tích nhà ở bình quân đầu người);
4) Nước sạch và vệ sinh (nguồn nước sinh hoạt, loại hố xí); 5) Tiếp cận
thông tin (sử dụng dịch vụ viễn thông, tài sản phục vụ tiếp cận thơng tin).
Mỗi chiều có quyền số ngang bằng nhau, các chỉ số trong từng chiều lại
có quyền số bằng nhau. Vì vậy mỗi chỉ số có quyền số bằng 1/10. 
Trên cơ sở đó, hộ nghèo đa chiều được xác định như sau:
1) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có
thu nhập bình qn đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống
(khoảng 39.1 USD/tháng) và có thu nhập bình qn đầu người/tháng
trên 900.000 đồng (khoảng 39.1 USD) đến 1.300.000 đồng (khoảng
56.5 USD) và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. 2) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng
một trong hai tiêu chí sau: thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ
700.000 đồng (khoảng 30.4 USD) trở xuống; Có thu nhập bình qn
đầu người/tháng trên 700.000 đồng (29.2 USD) đến 1.000.000 đồng
(khoảng 43.5 USD) và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt
tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Mơ hình hồi quy Logistic đa biến
Mơ hình hồi quy logistic đa biến nhằm xem xét mối liên hệ giữa
các biến độc lập X1, X2,…, Xk với biến phụ thuộc Y là biến nhị phân
(binary). Theo đó, mơ hình hồi quy logistic được sử dụng nhằm ước
lượng xác suất xảy ra của sự kiện p = P (Y = 1). Khi đó, mơ hình hồi
quy logistic đa biến có dạng:


(1)


502


KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH...

Hay:
(2)
Trong đó,
 β0 là hệ số chặn.
 β1, β2,…, βk là các hệ số góc.
 ε là phần dư.
Tỷ số

: được gọi là số chênh, phản ánh xác suất xảy ra của

biến cố (Y = 1) gấp bao nhiêu lần so với xác suất xảy ra biến cố (Y = 0). 
Ta thấy, hệ số chặn β0 cho biết giá trị của
các biến độc lập X1, X2, …, Xk đều bằng 0.

khi

Để đánh giá ý nghĩa của các hệ số βj, j = 1, 2,…, k ta xét hai quan
sát (X1, X2, …, Xk) ứng với xác suất p và (X1, X2, …, Xj + 1,…, Xk) ứng
với xác suất pj. Khi đó:


(3)

hay

Trong đó,


(4)

;

Như vậy, khi biến Xj tăng thêm 1 đơn vị và các biến cịn lại giữ
ngun thì số chênh oddsj gấp exp(βj) lần số chênh odds. Nếu βj > 0 thì
số chênh (oddsj) tăng lên so với ban đầu, và ngược lại.
Tỷ số

còn được gọi là tỷ số chênh. 

2.3.2. Áp dụng mơ hình hồi quy logistic trong đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến
tình trạng nghèo đa chiều
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự phù hợp trong việc sử dụng mơ hình
hồi quy logistic đa biến nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo
đa chiều, như nghiên cứu của Alkire et al. (2015); Dartanto, & Nurkholis
(2013). Trong nghiên cứu này, chúng tơi sử dụng mơ hình hồi quy logistic


503

Phần 3. TÀI CHÍNH

đa biến với biến phụ thuộc Y là biến nhị phân (Y = 0 nếu hộ là nghèo đa
chiều, Y = 1 nếu hộ không nghèo đa chiều). Việc lựa chọn các biến giải
thích chúng tơi căn cứ vào 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đã được
chỉ ra trong nhiều nghiên cứu trước đó, bao gồm: đặc điểm vùng địa lý
(Le, H., Nguyen, C., & Phung, T. (2015); 19, 16, 17); đặc điểm kinh tế xã hội (Le, H., Nguyen, C., & Phung, T. (2015); 19, 16, 17); đặc điểm hộ
gia đình và chủ hộ (Le, H., Nguyen, C., & Phung, T. (2015); 19, 16, 17).
Trên cơ sở đó, các biến giải thích Xi được lựa chọn trong mơ hình nghiên

cứu là: tổng số thành viên của hộ, giới tính chủ hộ, tuổi chủ hộ, nơi sống,
tình trạng hơn nhân của chủ hộ, dân tộc, số năm đi học của chủ hộ, tỷ lệ
người phụ thuộc, nghề nghiệp chủ hộ, tài khoản ngân hàng, bảo hiểm
nhân thọ, bảo hiểm phi phân thọ, số lượng khoản vay chính thức.
Mơ hình nghiên cứu có dạng:

với p =P(Y=1│X1, X2,…, Xk ) là xác suất để một hộ là nghèo đa chiều.
 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm đối tượng khảo sát
Bảng 1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Tồn mẫu

Hộ nghèo

Hộ khơng
nghèo

9113

518

8595

Thu nhập bình qn đầu người
(Nghìn đồng/tháng)

3945,54
(3544,33)


689,74 (178,59)

4141,75
(3555,30)

Số thành viên trong hộ

3,71 (1,58)

4,41 (1,94)

3,67
(1,55)

52,41
(13,55)

48,70 (17,34)

52,63
(13,26)

Biến quan sát
Số quan sát

Tuổi chủ hộ
Nơi sống (%)
Mặc định: Thành thị
Tổng số năm đi học


Nông thôn

69,3

88,6

68,2

7,70 (5,49)

3,72
(4,13)

7,93
(5,48)


504

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH...

Dân tộc (%)

Dân tộc
khác

15,9

63,5


13

Nữ

25,4

23,2

25,6

Mặc định: Tình trạng
khác

Đã kết hơn

79,6

77,8

79,8

Số khoản vay chính
thức

0,28
(0,52)

0,45
(0,59)


0,27
(0,51)

67,81
(70,72)

96,26
(82,72)

66,15
(69,61)

Mặc định: Dân tộc
Kinh
Giới tính (%)
Mặc định: Nam
Tình trạng hơn nhân (%)

Tỷ lệ người phụ thuộc
Tài khoản ngân hàng
(%) (Mặc định: Có)

Khơng

71,6

97,9

70


Bảo hiểm nhân thọ
(%) (Mặc định: Có)

Khơng

96,1

99,6

95,8

Khơng

97,9

98,5

97,9

Kinh doanh
dịch vụ

28,2

17,6

28,8

Làm công
ăn lương


39,9

29,7

40,6

Nông lâm
thủy sản

31,9

52,7

30,6

Nghèo

5,7

100

0

Bắc Trung
Bộ và
Duyên hải
miền Trung

22


20,7

22,1

Đồng bằng
sông Hồng

17,1

5,2

17,8

Đồng bằng
sơng Cửu
Long

29,1

31,3

28,9

Bảo hiểm phi nhân
thọ (%)
(Mặc định: Có)

Nghề nghiệp chủ hộ
(%)


Hộ nghèo đa chiều (%)
Mặc định: Không nghèo

Nơi sống (%)


505

Phần 3. TÀI CHÍNH
Đơng Nam
Bộ

12,3

0,8

13

Tây
Ngun

6,7

14,9

6,2

Trung du
và miền núi

phía Bắc

12,8

27,2

12

Chú thích: Biến liên tục thể hiện giá trị trung bình và độ lệch chuẩn trong
ngoặc đơn, biến rời rạc thể hiện tỷ lệ phần trăm của từng mức độ.
(Nguồn: Điều tra mức sống dân cư 2018)

Bảng 1 cho biết thông tin chung về đối tượng nghiên cứu. Nghiên
cứu dựa trên bộ dữ liệu gồm 9113 hộ gia đình ở Việt Nam năm 2020,
trong đó có 518 hộ nghèo và 8595 hộ khơng nghèo. Bảng 1 cho thấy
thu nhập bình qn đầu người là 3.945 nghìn đồng/tháng, trong đó thu
nhập trung bình hộ nghèo chỉ là 689,74 nghìn đồng/tháng, thu nhập
trung bình hộ khơng nghèo là 4141,75 nghìn đồng/tháng. Số thành viên
trung bình mỗi hộ là 3,71, hộ nghèo là 4,41, khơng nghèo là 3,67. Chủ
hộ đa số là người lớn tuổi với độ tuổi trung bình 52,41. Trong số 9113
hộ dân thì chia làm hai khu vực chính là thành thị và nông thôn, Bảng 1
cũng cho thấy đa số người dân Việt Nam sinh sống ở nông thôn với tỷ lệ
lên đến 69,3 %, đặc biệt hộ nghèo tỷ lệ sống ở nông thôn lên tới 88,6%.
Bằng cấp của chủ hộ được tính là bằng cấp cao nhất và được quy ra
tổng số năm đi học tương ứng. Trung bình tổng số năm đi học là 7,7 tức
là đa số trình độ của chủ hộ học đến trung học cơ sở, trong khi đó số năm
đi học trung bình của hộ nghèo chỉ là 3,72. Như vậy hộ nghèo là những
hộ có trình độ thấp, chỉ ở mức độ tiểu học. Về dân tộc, xét trên tồn mẫu
thì đa số chủ hộ là dân tộc Kinh, dân tộc thiểu số chỉ chiếm 15,9%, xét
riêng đối với hộ nghèo thì đại đa số là dân tộc thiểu số, tỷ lệ này chiếm tới

63,5%. Về giới tính chủ hộ đa số là nam giới, nữ chiếm 25,4%, chủ hộ đa
số đã kết hôn. Tỷ lệ người phụ thuộc trong các hộ gia đình khá cao, trung
bình 67,81%, đối với hộ nghèo tỷ lệ này lên tới 96,26%.
Bảng 1 cũng cho biết thêm các thơng tin về tài chính và đời sống của
người dân. Số lượng nguồn vay chính thức trung bình là 0,28. Tỷ lệ các
hộ gia đình chưa có tài khoản ngân hàng, bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm


506

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH...

phi nhân thọ đều ở mức cao và tương ứng là 71,6%; 96,1%, 97,9%; đối
với hộ nghèo tương ứng là 97,9%, 99,6% và 98,5%. Nghề nghiệp của chủ
hộ trong nghiên cứu này chia làm ba ngành chính với các tỷ lệ như sau:
Kinh doanh dịch vụ (28,2%), làm công ăn lương (39,9%), nông lâm thủy
sản (31,9%). Đối với hộ nghèo nghề nghiệp chủ yếu là nông lâm thủy sản,
tỷ lệ này lên tới 52,7%. Nơi sống ngoài phân chia theo thành thị và nơng
thơn thì nghiên cứu cịn chia theo vùng miền. Nghiên cứu này chia theo
6 vùng kinh tế: Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông
Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du
và miền núi phía Bắc. Đối với hộ nghèo tập trung sinh sống ở Bắc Trung
Bộ và Duyên hải miền Trung 20,7%, Đồng bằng sông Cửu Long 31,3%,
Trung du và miền núi phía Bắc 27,2%.
3.2. Thực trạng nghèo đa chiều ở Việt Nam
Hình 1 cho biết tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở Việt Nam, so sánh giữa
thành thị và nông thôn và thấy rằng tỷ lệ nghèo đa chiều ở thành thị ít
hơn nơng thơn rất nhiều. Tổng tỷ lệ nghèo đa chiều trên cả nước theo
thống kê là 5,7% thì nơng thơn chiếm xấp xỉ 5,03%, trong khi đó thành
thị chỉ khoảng 0,67%.


Hình 1. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở Việt Nam

(Nguồn: Điều tra mức sống dân cư 2018)


507

Phần 3. TÀI CHÍNH

Hình 2 so sánh số lượng hộ nghèo đa chiều giữa các vùng miền.
Trong tỷ lệ 5,7% hộ nghèo đa chiều trên cả nước thì Đồng bằng sông Cửu
Long chiếm tỷ lệ lớn nhất, gần 1,8%; đứng thứ hai là Trung du và miền
núi phía Bắc xấp xỉ 1,55%; thấp nhất là Đông Nam Bộ với tỷ lệ hộ nghèo
đa chiều chỉ khoảng 0,05%. Đồng bằng sông Hồng cũng là nơi có tỷ lệ hộ
nghèo thấp, khoảng trên 0,25%. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều này hoàn tồn
phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của các vùng, Đông Nam Bộ và
Đồng bằng sông Hồng là hai vùng có nền kinh tế phát triển nhất cả nước
nên thu nhập và đời sống của người dân cao hơn các vùng khác, tỷ lệ hộ
nghèo đa chiều cũng thấp nhất. Trong khi đó, Đồng bằng sơng Cửu Long,
Trung du và miền núi phía Bắc là hai vùng kinh tế cịn nhiều khó khăn,
đời sống người dân cịn thấp nên tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cao.

Bắc Trung Bộ Đồng bằng Đồng
và duyên hải sông Hồng bằng sông
miền Trung
Cửu Long

Hình 2. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo vùng miền


(Nguồn: Điều tra mức sống dân cư 2018)


508

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH...

3.3. Kết quả ước lượng mơ hình nghiên cứu
Bảng 3. Bảng hệ số hồi quy
Biến quan sát

Hệ số

Sai số
z-value
hồi quy chuẩn

p-value

Hệ số chặn

-0,976

0,414

-2,359

0,018

(*)


Số thành viên trong hộ

0,361

0,039

9,335

0,000

(***)

Nơi sống (Mặc định: Thành thị)

-0,317

0,176

-1,797

0,072

(.)

Giới tính chủ hộ (Mặc định: Nam)

0,044

0,193


0,226

0,821

 

Tuổi chủ hộ

-0,062

0,005

-11,615 0,000

(***)

Tình trạng hơn nhân chủ hộ
(Mặc định: Khác)

0,649

0,207

Số năm đi học của chủ hộ

-0,154

0,014


Tỷ lệ người phụ thuộc

0,004

0,001

4,691

0,000

(***)

Tài khoản ngân hàng (Mặc định: Có)

-1,995

0,315

-6,328

0,000

(***)

Bảo hiểm nhân thọ (Mặc định: Có)

-1,785

0,723


-2,467

0,014

(*)

Bảo hiểm phi nhân thọ (Mặc định: Có)

-0,179

0,423

-0,423

0,673

 

Nghề nghiệp chủ hộ (Làm cơng ăn lương)

-0,250

0,196

-1,278

0,201

 


Nghề nghiệp chủ hộ (Nông lâm thủy sản)

0,558

0,183

3,057

0,002

(**)

Số khoản vay chính thức

0,251

0,087

2,872

0,004

(**)

Đồng bằng sơng Hồng

-1,213

0,333


-3,648

0,000

(***)

Đồng bằng sơng Cửu Long

0,092

0,155

0,595

0,552

 

Đơng Nam Bộ

-2,062

0,521

-3,958

0,000

(***)


Tây Nguyên

0,655

0,189

3,459

0,001

(***)

Trung du miền núi phía Bắc

0,615

0,162

3,783

0,000

(***)

R^2

 

0,002


(**)

-11,053 0,000

3,143

(***)

0,290

Chú thích: *, ** và *** lần lượt biểu diễn các mức ý nghĩa 10%, 5% và
1%. (R^2 trong mơ hình hồi quy logistic là Pseudo-R2)
(Nguồn: Nhóm tác giả tính tốn từ bộ số liệu Điều tra mức sống dân cư 2018)

Dựa vào bảng trên ta thấy hầu như các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa
thống kê ở mức p < 0.01. Theo đó, phần lớn các yếu tố được lựa chọn
đưa vào mơ hình đều có ảnh hưởng đến xác suất nghèo đa chiều của hộ
gia đình. Để đánh giá ảnh hưởng cụ thể của từng yếu tố, ta dựa vào tỷ
số odds (số chênh) được xác định trong mô hình như sau:


Phần 3. TÀI CHÍNH

509

Số thành viên trong hộ: Biến này có hệ số hồi quy mang dấu (+)
với mức ý nghĩa 1%, điều đó có nghĩa là nếu số thành viên trong hộ tăng
thêm 1, và các biến độc lập khác khơng thay đổi thì xác suất nghèo đa
chiều của hộ sẽ tăng lên khoảng exp(0,361) = 1,43 lần.
Tuổi chủ hộ: Biến tuổi cũng có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có

tác động ngược chiều đến xác suất nghèo đa chiều, điều này có nghĩa là
khi tuổi của chủ hộ tăng thêm 1, với các yếu tố khác khơng thay đổi thì
xác suất nghèo đa chiều lại giảm đi, tuy nhiên với tỷ lệ không đáng kể.
Điều này phù hợp với một số nghiên cứu trước (V. Q. Tran, Alkire, &
Klasen (2015) và L.T.T. Le, B. T. Nguyen (2018)).
Số năm đi học của chủ hộ: Đây là biến rất được quan tâm trong các
nghiên cứu đánh giá về nghèo đa chiều ở Việt Nam. Theo kì vọng, số
năm đi học phản ánh trình độ giáo dục của chủ hộ, nên khi số năm đi
học càng tăng thì xác suất nghèo đa chiều càng giảm. Điều này cho thấy
vai trò quan trọng của giáo dục trong mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo đa chiều
cũng như cơng tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế ở nước ta.
Tài khoản ngân hàng và bảo hiểm nhân thọ: Đây là các biến thường
ít được quan sát trong các nghiên cứu trước đây. Kết quả mơ hình hồi
quy cho thấy các biến này đều có ý nghĩa thống kê và ngược chiều với
xác suất nghèo đa chiều. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với liên
hệ thực tế, các hộ gia đình với thu nhập thấp, nằm trong nhóm các hộ
nghèo thì thường chưa tiếp cận được với các ứng dụng ngân hàng cũng
như các phương án an sinh như bảo hiểm nhân thọ. Mơ hình cũng đề
cập đến các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ, tuy nhiên hệ số hồi quy
khơng có ý nghĩa thống kê.
Số khoản vay chính thức: Kết quả của mơ hình cũng đồng thời chỉ
ra ảnh hưởng của số lượng các khoản vay chính thức đến xác suất nghèo
đa chiều. Biến này có ý nghĩa thống kê 1% và mang dấu (+). Hệ số hồi
quy cho thấy nếu số lượng khoản vay tăng thêm 1, thì xác suất nghèo lại
cao hơn khoảng 1,29 lần. Điều này cho thấy tác động có phần tiêu cực
của việc tăng thêm khoản vay đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp.


510


KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH...

Vấn đề vùng miền nơi sống cũng có tác động đến tình trạng nghèo
đa chiều. Theo kết quả hồi quy, so với vùng mặc định là Bắc Trung Bộ
và Duyên hải miền Trung, xác suất nghèo đa chiều của Đồng bằng sông
Hồng và Đông Nam Bộ thấp hơn, trong khi với Tây Nguyên và vùng
Trung du miền núi phía Bắc lại cao hơn. Điều này hoàn toàn phù hợp
với đặc điểm phân hóa giàu nghèo tại nước ta hiện nay.
Ngồi ra, mơ hình cũng chỉ ra một số yếu tố khác cũng có ảnh
hưởng đến xác suất nghèo đa chiều của hộ gia đình như: tình trạng hơn
nhân của chủ hộ, tỷ lệ người phụ thuộc trong hộ, nghề nghiệp của chủ
hộ. Sự tác động của các yếu tố này đều phù hợp với một số nghiên cứu
trên các dữ liệu của các năm trước đây.
4. KẾT LUẬN

Xóa đói giảm nghèo toàn diện, bền vững là một trong những chủ
trương lớn và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta. Để thực hiện tốt
chủ trương đó, việc xác định chuẩn nghèo một cách chính xác và tồn
diện là vấn đề tiên quyết trước khi có những chính sách hỗ trợ phát triển
phù hợp. Thực tế cho thấy, việc đo lường và đánh giá chuẩn nghèo đơn
chiều đã khơng cịn phù hợp với thực trạng xã hội. Vì vậy, cách tiếp cận
về nghèo theo đa chiều đã và đang được áp dụng và cải tiến cho phù hợp
với thực tiễn phát triển của đất nước hiện nay.
Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa
chiều dựa trên bộ số liệu 2018, với phương pháp hồi quy logistic đa biến.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều có ý nghĩa thống kê
bao gồm: số thành viên trong hộ, số người phụ thuộc, số năm đi học của
chủ hộ, tuổi tác và tình trạng hơn nhân của chủ hộ. Ngoài ra nghiên cứu
cũng chỉ ra các yếu tố về số khoản vay chính thức, tài khoản ngân hàng
hay tình trạng đóng bảo hiểm nhân thọ cũng là các yếu tố có vai trị quan

trọng ảnh hưởng đến xác suất nghèo đa chiều của hộ gia đình. 
Kết quả nghiên cứu góp phần đưa ra một số góc nhìn cụ thể giúp cho
việc thực hiện các biện pháp nhằm xóa đói giảm nghèo và phát triển bền
vững. Kết quả cũng chỉ ra khoảng trống của các chính sách giảm nghèo khi
các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục và điều kiện sống chưa bao quát hết


Phần 3. TÀI CHÍNH

511

các đối tượng thiếu thốn ở các khía cạnh này. Hộ nghèo cả về thu nhập và
đa chiều là nhóm nghèo nhất, họ cần được hỗ trợ nhiều chính sách giảm
nghèo bao gồm hỗ trợ việc làm và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Tuy nhiên, do thời gian thực hiện nghiên cứu không cho phép nên
hiện tại nghiên cứu này cũng còn một số hạn chế nhất định. Dữ liệu sử
dụng phân tích là dữ liệu VHLSS 2018, trong khi đối với vấn đề phân
tích tình trạng nghèo đa chiều, việc sử dụng panel sẽ giúp kiểm sốt
được một số vấn đề trong mơ hình cũng như giúp việc đánh giá tác động
tồn diện hơn. Nhóm tác giả sẽ tiếp tục phát triển nghiên cứu này dựa
trên số liệu panel cũng như các dữ kiện cập nhật hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

Alkire, S., Foster, J. E., Seth, S., Santos, M. E., Roche, J., & Ballon, P.
(2015). Some regression models for AF measures. In Multidimensional
poverty measurement and analysis. Oxford, UK: University of Oxford. 

2.


Betti, G., D’Agostino, A., & Neri, L. (2002). Panel regression models for
measuring multidimensional poverty dynamics. Statistical Methods and
Applications, 11(3), 359-369.

3.

Bình, N. T. (2018). Những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa
chiều của Việt Nam. In PROCEEDINGS (Vol. 13, No. 2). Chính phủ.
(2015). Quyết định 59/2015/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

4.

Dartanto, T., & Nurkholis. (2013). The Determinants of Poverty
Dynamics in Indonesia: Evidence from Panel Data. Bulletin of Indonesian
Economic Studies, 49(1), 61-84. 

5.

Dewilde, C. (2008). Individual and institutional determinants of
multidimensional poverty: A European comparison. Social Indicators
Research: An International and Interdisciplinary Journal for Quality-ofLife Measurement, 86(2), 233-256. 

6.

Ha Hong Nguyen, 2018. The Analysis of Factors Affecting Multidimensional Poverty of the Khmer Ethnic in Tra Vinh Province, Vietnam.
International Journal of Economics and Financial Issues, Econjournals,
vol. 8(4), pages 158-162.

7.


Kakwani, N. (2000), Growth and Poverty Reduction: An Empirical
Analysis, Asian Development Review, Vol. 16, No. 2, 2000, pp. 75-84.


512

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH...

8.

Le, H., Nguyen, C., & Phung, T. (2015). Multidimensional poverty:
evidence from Vietnam. Economics Bulletin, 35(4), 2820-2831.

9.

Maity, S., & Buysse, J. (2017). Multidimensional poverty and the factors
influencing the multidimensional poverty status of Bodos’: a case
study of Udalguri district, Bodoland. INTERNATIONAL JOURNAL OF
EDUCATION ECONOMICS AND DEVELOPMENT, 8(4), 266-285.

10. Mukli, L., & Mersini, R. (2013). An Empirical Study of Factors Affecting
Poverty Level Among Albanian Families.  Mediterranean Journal of
Social Sciences, 4(11), 646.
11. Tran, V. Q., Alkire, S., & Klasen, S. (2015). Static and dynamic disparities
between monetary and research on economic inequality. Measurement of
Poverty, Deprivation, and Economic Mobility, 23, 249-281. 
12. Thảo, N. T. P. (2019). Nghèo đa chiều của hộ gia đình di cư: Minh họa qua
cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2014 và 2016. Hue
University Journal of Science: Economics and Development, 128(5A),

187-206.
13. Tổng cục Thống kê (2019). Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam
Năm 2018. Nhà xuất bản Thống kê. />uploads/2020/05/VHLSS2018.pdf.

 FACTORS AFFECTING MULTIDIMENSIONAL POVERTY IN VIET NAM
Abstract: Our study focuses on assessing the factors affecting multidimensional
poverty in Vietnam. The study is based on the Vietnam Living Standard Survey
2018. Thereby, it attempts to analyze and evaluate the multidimensional poverty
situation in Vietnam and economic regions in 2018. Besides, through the logistic
regression model, the study also quantified the influence of demographic factors,
and some of the microfinance factors on multidimensional poverty in Vietnam.
Keywords: Multidimensional poverty, poverty, logistic regression, Vietnam
Living Standard Survey.



×