Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Phân tích một vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ và bài học rút ra cho các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.2 KB, 15 trang )

MỤC LỤC

A – MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 2
B – NỘI DUNG ................................................................................................................. 3
I. Cơ sở lí luận ............................................................................................................. 3
1.1. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ ........................................................................ 3
1.2. Chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ ..................................................................... 3
1.3. Các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ ........................................................... 3
1.4. Các phương pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ................................................ 3
II. Tình huống thực tế .................................................................................................. 4
2.1. Nội dung vụ việc tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ........................................... 4
2.2. Phân tích vụ việc ................................................................................................ 6
2.3. Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam ....................................................... 10
C – KẾT LUẬN .............................................................................................................. 13
D – DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 14

1


A – MỞ ĐẦU
Ngày nay tài sản trí tuệ ngày càng được coi trọng và được bảo vệ trên phạm
vi tồn cầu, khơng chỉ ở nước phát triển mà các nhóm quốc gia khác cũng dần ý
thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ các tài sản vơ hình này. Tài sản trí tuệ
là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên giá trị và tính cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường. Nó ảnh hưởng khơng nhỏ đến quyết định của các các nhà
đầu tư một cách gián tiếp, quyết định sự thành bại của một thương hiệu hay một
doanh nghiệp. Với một nước đang phát triển và hội nhập mạnh mẽ như Việt Nam,
việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc
thâm nhập thị trường thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngồi. Chính vì vậy bảo hộ
sở hữu trí tuệ cịn là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và nói
rộng hơn là cho mỗi quốc gia.


Tuy nhiên, vẫn chưa được ý thức được tầm quan trọng nói trên cho nên việc
bảo hộ các thương hiệu Việt Nam còn quá lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng vi phạm
bảo hộ sở hữu trí tuệ ngày càng phổ biến. Hệ thống pháp luật Việt Nam chưa thực
sự hoàn thiện cùng với người tổ chức, cá nhân chưa được tuyên truyền và phổ
biến rộng rãi về tầm quan trọng của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong doanh
nghiệp là một trong những nguyên nhân lớn của vấn đề này. Chính vì thế, em xin
chọn đề tài nghiên cứu là “Đề 10: Tìm hiểu về 1 vụ tranh chấp quyền sở hữu trí
tuệ. Phân tích và rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình?”

2


B – NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1.1.

Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ

Theo khoản 1 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ : “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền
của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên
quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây
trồng.”
1.2.

Chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ

Theo khoản 6 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ: “ Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là chủ
sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao
quyền sở hữu trí tuệ.”

1.3.

Các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ

Người ta đã nhóm các loại hình sáng tạo của con người thành một số loại đối
tượng của quyền sở hữu trí tuệ sau đây:
- Bản quyền;
- Bằng sáng chế;
- Thương hiệu;
- Kiểu dáng cơng nghiệp;
- Sơ đồ bố trí mạch tích hợp;
- Chỉ dẫn địa lý.
Ngồi bản quyền, các quyền cịn lại được gọi chung là quyền sở hữu công
nghiệp.
Tại Việt Nam, các vấn đề về bản quyền do Cục Bản quyền Tác giả (Bộ Văn
hóa – Thơng tin) xem xét giải quyết. Các quyền còn lại thuộc phạm vi quản lý của
Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Cơng nghệ).
1.4.

Các phương pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
3


Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi và bổ sung năm 2019) quy định chủ thể
quyền sở hữu trí tuệ có quyền tự bảo vệ quyền này của mình, có quyền u cầu cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Theo
khoản 1 điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tự bảo vệ của chủ thể quyền sở hữu
trí tuệ được quy định như sau:
“Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

a) Áp dụng biện pháp cơng nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải
chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai, bồi thường thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan;
d) Khởi kiện ra tịa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình.”
II. Tình huống thực tế
2.1.

Nội dung vụ việc tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ

Căn cứ bản án số 01/2019/KDTM-PT ngày 09/01/2019 của Tòa án nhân dân
cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh, vụ việc tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ giữa
hai chủ thể là Cơng ty TNHH Thương mại và sản xuất Đ (chủ sở hữu nhãn hiệu
Asano, hình) và Cơng ty Cổ phần Điện tử A Việt Nam (chủ sở hữu nhãn hiệu
“Asanzo, hình”).

4


Về nội dung tranh chấp, cụ thể như sau:
Công ty Đ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Asano số 107919
ngày 25/8/2008 cho các hàng hóa Nhóm 07: Máy giặt, máy xay sinh tố chạy điện
sử dụng trong gia đình, máy ép trái cây chạy điện sử dụng trong gia đình; Nhóm
09: Ti vi, đầu lọc đĩa DVD, loa, amply, Nhóm 11: Tủ lạnh, điều hịa khơng khí,
nồi cơm điện, lị vi sóng, lị nướng, bếp ga, quạt điện, bình đun nước chạy điện.
Năm 2015, Cơng ty Đ phát hiện trên thị trường có Cơng ty Cổ phần Điện tử A

Việt Nam (gọi tắt là Công ty A Việt Nam) sử dụng nhãn hiệu ASANZO để gắn
vào các hàng hóa và dịch vụ Cơng ty A Việt Nam như ti vi, máy lạnh, máy xay
sinh tố và nhiều hàng hóa gia dụng khác với kiểu dáng, mẫu mã nhãn hiệu giống
với nhãn hiệu mà Công ty Đ đã được đăng ký bảo hộ.
- Phía ngun đơn: Cơng ty Đ cho rằng cơng ty A Việt Nam đã có hành vi
xâm phạm đối với nhãn hiệu của mình. Do đó, cơng ty này đã nộp đơn xin u
cầu giám định đến Viện Khoa học sở hữu trí tuệ và nhận được kết luận giám định
của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ khẳng định dấu hiệu ASANZO là yếu tố xâm
phạm quyền đối với nhãn hiệu ASANO. Sau đó, Công ty Đ gửi văn bản yêu cầu
xử phạt hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của Công ty A Việt Nam tại
các cơ quan chức năng có thẩm quyền nhưng không nhận được sự phản hồi. Nhận
thấy hành động của Công ty A Việt Nam xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp
pháp, giảm sút uy tín Công ty Đ trầm trọng, Công ty Đ đã khởi kiện đến Tịa án
với u cầu Cơng ty A Việt Nam chấm dứt hành vi xâm phạm, buộc xin lỗi cải
chính cơng khai, bồi thường thiệt hại, số tiền tạm tính là 500.000.000 đồng, xóa
bỏ tồn bộ hàng hóa đang dán nhãn hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
trên tồn lãnh thổ Việt Nam. Mặt khác, Cơng ty Đ yêu cầu Tòa án tuyên hủy bỏ
hiệu lực GCNĐKNH số 221067 của Cục S cấp ngày 07/3/2014 cho Công ty A
Việt Nam, do nhận thấy nhãn hiệu “Asanzo” cũng chứa đựng yếu tố xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu “Asano” của Công ty Đ.
5


- Phía bị đơn: Bị đơn Cơng ty A Việt Nam trình bày Cơng ty A Việt Nam
khơng chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của Công ty Đ do việc sử dụng nhãn hiệu
“Asanzo” của Công ty A Việt Nam là hồn tồn độc lập và có những khác biệt về
cấu tạo, màu sắc, ấn tượng thị giác thính giác giữa hai nhãn hiệu. Bên cạnh đó,
cơng ty A Việt Nam là chủ sở hữu hợp pháp nhãn hiệu này theo GCNĐKNH số
221067 của Cục S cấp ngày 07/3/2014. Do đó, Cơng ty A Việt Nam sử dụng nhãn
hiệu “Asanzo ” là có cơ sở pháp lý và hồn tồn khơng xâm phạm đến quyền sở

hữu trí tuệ của Công ty Đ. Đồng thời, Công ty A Việt Nam có đơn u cầu phản
tố Cơng ty Đ làm hưởng đến uy tín, danh dự và vị thế của Cơng ty A Việt Nam
trên thị trường, làm lung lay niềm tin của khách hàng, tiêu tốn thời gian công sức
và chi phí của cơng ty. Do đó, Cơng ty A Việt Nam yêu cầu Công ty Đ phải xin
lỗi, cải chính cơng khai và buộc Cơng ty Đ phải bồi thường thiệt hại với số tiền
300.000.000 đồng.
Cuối cùng, Cục S - Bộ Khoa học và Công nghệ kết luận hành vi của công ty A
là xâm phạm quyền nhãn hiệu theo Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ. Tịa án sơ thẩm
chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bị đơn chấm dứt sử
dụng nhãn hiệu “Asanzo, hình” và bồi thường cho nguyên đơn số tiền
100.000.000 đồng. Cùng với đó, Cơng ty Cổ phần Điện tử A Việt Nam phải xin
lỗi, cải chính cơng khai trên 03 số liên tiếp của Báo Thanh niên. Tuy cả ngun
đơn và bị đơn đều có kháng cáo lên tịa phúc thẩm nhưng không được chấp nhận,
giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm.

2.2.

Phân tích vụ việc

Thứ nhất, về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cơng ty TNHH
Thương mại và Sản xuất Đ được Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT) cấp Giấy chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu số 107919 vào ngày 25/08/2008 cho nhãn hiệu ASANO,

6


hình. Trong khi đó, nhãn hiệu Asanzo của Cơng ty A Việt Nam được Cục SHTT
cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 221067 vào ngày 07/03/2014 và Giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 305721 vào ngày 20/09/2018 cho cùng nhóm
sản phẩm với nhãn hiệu ASANO.

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của cơng ty A Việt Nam căn cứ theo
Điều 129 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009 quy định về “Hành vi xâm phạm
quyền đối với nhãn hiệu thương mại, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý”:
“Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ
trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm
theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc
hàng hóa, dịch vụ”
Dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu ASANO, cụ thể như sau:
- Về phần chữ:
A

S

A

N

Z

A

S

A

N

O

O


Nhãn hiệu ASANZO CÓ 6 chữ cái, nhãn hiệu ASANO có 5 chữ cái, tuy nhiên
hai nhãn hiệu có đến 5 chữ cái giống nhau.
- Về phần hình: Nhãn hiệu ASANO có màu đỏ, hình
Nhãn hiệu ASANZO có màu xanh, hình
Tuy có màu sắc khác nhau và ASANZO có thêm phụ âm Z và chữ “A” được
trình bày đủ nét, nhưng kết hợp chữ và hình trên vẫn tạo thành tổng thể có khả
năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu ASANO.
- Về phát âm:

7


A

SA



A

SAN



Cách phát âm của Asanzo và Asano gây nhầm lẫn với nhau, nhất là khi tiêu
thụ ở thị trường Việt Nam mọi người vẫn không chuẩn xác trong cách phát âm thì
sẽ khơng có sự tách biệt rõ ràng giữa cách đọc hai từ này.
- Về Thị trường: Cả hai công ty đều phân phối sản phẩm cho hai nhãn hiệu
trên cùng một kênh tiêu dùng và có đối tượng người tiêu dùng như nhau.

- Về nhóm sản phẩm: Hàng hóa dùng cho hai nhãn hiệu này tương tự giống
nhau.
Do vậy, dấu hiệu cho thấy Công ty ASANZO đã xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ theo quy định tại Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ 2005 đối với nhãn hiệu
ASANO, hình của Cơng ty Đ đã được cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là hoàn
toàn rõ ràng.
Thứ hai, về quyết định của Tòa án đối với nguyên đơn là công ty Đ và bị
đơn là công ty A Việt Nam. Theo Văn bản số 3374/SHTT-TTKN ngày 06/5/2016,
Cục S - Bộ Khoa học và Công nghệ kết luận hành vi của bị đơn là xâm phạm
quyền nhãn hiệu theo Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ. Do đó, việc Tòa chấp nhận
một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bị đơn chấm dứt sử dụng nhãn
hiệu “Asanzo, hình” và phải bồi thường cho ngun là có căn cứ, đúng quy định
pháp luật.
Thứ tư, về mức bồi thường Tịa án đưa ra buộc cơng ty A phải bồi thường
cho công ty Đ. Xét thấy Công ty Đ không đưa ra được chứng cứ chứng minh về
thiệt hại vật chất, không xác định được bị đơn đã thu được bao nhiêu lợi nhuận từ
việc sử dụng nhãn hiệu bởi lợi nhuận của Công ty cổ phần điện tử A Việt Nam là
kết quả của nhiều yếu tố cộng hưởng lại. Vì vậy, việc Tịa chấp nhận mức bồi
thường 100.000.000 đồng là có căn cứ, cũng phù hợp với quy định tại điểm c
8


khoản 1 Điều 205 Luật sở hữu trí tuệ quy định : “Trong trường hợp không thể xác
định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ quy định tại điểm
a và điểm b khoản này thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Toà án ấn định,
tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá năm trăm triệu đồng.”
Thứ năm, về yêu cầu phản tố của công ty A Việt Nam. Công ty A cho rằng
việc công ty Đ gửi đơn thư tố cáo tới nhiều đơn vị, tổ chức gây ảnh hưởng đến
việc kinh doanh của bị đơn nên yêu cầu ngun đơn phải xin lỗi, cải chính cơng
khai 03 số liên tiếp trên các báo, gây thiệt hại làm hưởng đến uy tín, danh dự và vị

thế của Cơng ty A Việt Nam trên thị trường, làm lung lay niềm tin của khách
hàng, tiêu tốn thời gian công sức và chi phí của cơng ty nên u cầu bồi thường
300.000 triệu đồng. Tuy nhiên, do cơng ty A đã có hành vi xâm phạm nhãn hiệu
nên việc công ty Đ gửi văn bản đến các đơn vị, tổ chức có liên quan để ngăn chặn
việc xâm phạm là không trái với quy định pháp luật và hồn tồn hợp lí. u cầu
phản tố của cơng ty A do đó khơng có căn cứ chấp nhận.
Thứ sáu, về phương pháp bảo vệ tài sản trí tuệ của nguyên đơn. Trong vụ
việc tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ này, có thể thấy công ty Đ đã sử dụng rất đa
dạng các biện pháp nhằm bảo vệ quyền và ngăn chặn hành vi xâm phạm từ phía
cơng ty A một cách triệt để nhất. Trước tiên, công ty Đ đã sử dụng biện pháp tự
bảo vệ, yêu cầu Công ty A Việt Nam có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai, bồi thường thiệt
hại. Việc u cầu chấm dứt hành vi xâm phạm quy định tại Điểm này được hướng
dẫn bởi Khoản 3 Điều 21 Nghị định 105/2006/NĐ-CP Điều 21. Theo đó, cơng ty
Đ cũng ấn định một thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm
phạm bằng cách gửi văn bản yêu cầu Công ty A Việt Nam chấm dứt hành vi vi
phạm của mình và trong thời hạn là 30 ngày Cơng ty A phải gỡ bỏ tồn bộ nhãn
hiệu của mình trên các sản phẩm ti vi, tủ lạnh,…. Tiếp đó là biện pháp hành chính,
cơng ty Đ u cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm
9


quyền sở hữu trí tuệ của Cơng ty A. Sau khi hai biện pháp trên khơng có hiệu quả,
cơng ty Đ đã sử dụng biện pháp dân sự đó là khởi kiện ra Tòa án để đòi lại quyền
lợi của mình và u cầu xử lí vi phạm của cơng ty A Việt Nam. Bên cạnh đó,
cơng ty Đ cịn thực hiện biện pháp truyền thông khi yêu cầu Công ty Cổ phần
Điện tử A Việt Nam phải xin lỗi, cải chính cơng khai trên 03 số liên tiếp của Báo
Thanh niên. Như vậy, có thể thấy doanh nghiệp Đ đã tìm hiểu kĩ lưỡng về quyền
của mình trong áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và tận dụng
triệt để, hiệu quả điều đó nhằm địi lại quyền lợi cho cơng ty.

2.3.

Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam

Vụ việc trên cũng như rất nhiều vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ đang diễn
ra một cách phổ biến hiện nay là hồi chuông cảnh tỉnh và đúc rút ra nhiều bài học
cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ nhất, việc đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu, tên thương mại… là điều
kiện tiên quyết mà tất cả các doanh nghiệp dù mới thành lập hay đã thành lập lâu
năm đều cần phải thực hiện. Nó khơng những giúp chúng ta được phát huy quyền
sử dụng mà còn chống lại những hành vi vi phạm, cũng như là bằng chứng thép
để chứng minh quyền sở hữu của mình đối với nhãn hiệu. Cho đến khi có tranh
chấp liên quan xảy ra, điều đầu tiên các doanh nghiệp cần là chứng minh nhãn
hiệu, tên thương mại… là “tài sản” của mình. Nếu doanh nghiệp khơng tiến hành
đăng ký bảo hộ với nhãn hiệu, tên thương mại… của mình thì hồn tồn khơng có
cơ sở để địi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết quyền lợi. Ở Việt Nam
hiện nay vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp cịn xem nhẹ việc đăng ký sở hữu trí tuệ,
đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các doanh nghiệp mới thành lập. Các
doanh nghiệp này đang bỏ qua một loại “tài sản vơ hình” có giá trị quan trọng và
đại diện cho cả hành trình xây dựng và phát triển của chính mình.
Thứ hai, khi doanh nghiệp đang tiến hành đăng ký nhãn hiệu thì cần thông
10


qua bộ phận pháp chế để tra cứu, tham vấn luật sư để đánh giá khả năng phân biệt
của nhãn hiệu một cách chính xác, đồng thời phải dự trù những rủi ro và biện
pháp kèm theo nếu nhãn hiệu của mình trùng, tương tự hoặc gây nhầm lẫn với
nhãn hiệu đang được bảo hộ của công ty khác. Việc đưa ra nhãn hiệu có khả năng
phân biệt với nhãn hiệu khác ngồi việc bảo vệ chính doanh nghiệp thì còn bảo vệ
người tiêu dùng.Từ việc tra cứu, đánh giá kĩ càng, doanh nghiệp có thể tránh

trường hợp tốn hàng trăm triệu để chạy quảng cáo, gắn nhãn hiệu lên sản phẩm,
giấy tờ giao dịch … mà vẫn phải gỡ bỏ nhãn hiệu của mình trên sản phẩm.
Thứ ba, doanh nghiệp cần tự trang bị kiến thức pháp luật và cả các mối quan
hệ cho mình. Nhiều doanh nghiệp nước ta khi vướng đến tranh chấp liên quan đến
Sở hữu trí tuệ lại khơng biết phải làm gì, nhờ cơ quan nào, quy trình thủ tục và
giải quyết như thế nào. Sự thiếu hiểu biết này vừa khiến sự việc mất thời gian vừa
dẫn đến các thiệt hại về kinh tế, uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp đó.
Thế nên, các doanh nghiệp cần có hiểu biết nhất định về pháp luật liên quan
đến Sở hữu trí tuệ. Các doanh nghiệp có thể hỏi thăm các cơ quan nhà nước trong
lĩnh vực nhãn hiệu, thương hiệu để tìm hiểu về điều kiện, phương thức, thủ tục,
hạn chế của pháp luật Sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu, tên thương mại nói
riêng.
Các doanh nghiệp cũng cần có sự liên kết với những tổ chức có thể hỗ trợ
mình như các hiệp hội doanh nghiệp, các hội ngành nghề, câu lạc bộ doanh
nghiệp… Như thế, lúc xảy ra tranh chấp liên quan đến thương hiệu, doanh nghiệp
sẽ có sự ủng hộ, trợ giúp của các doanh nghiệp này trong việc bảo vệ quyền lợi
liên quan cũng như uy tín với khách hàng.
Thứ tư, doanh nghiệp cần tìm hiểu và áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ của mình khi có dấu hiệu của hành vi xâm phạm, bao gồm cụ thể: biện
11


pháp tự bảo vệ, biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự, biện
pháp truyền thơng. Điển hình là những động thái quyết liệt từ cơng ty Đ sở hữu
nhãn hiệu ASANO như trong vụ việc nêu trên đã khiến cho hành vi xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ của cơng ty mình bị xử lí thích đáng, cũng như ngăn chặn
những thiệt hại có thể phát sinh cho công ty.
Thứ năm, doanh nghiệp cần chuẩn bị kĩ càng trước khi tiến hành yêu cầu cơ
quan chức năng giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ hoặc khi thấy có dấu
hiệu tài sản trí tuệ của mình bị xâm phạm.

Khi doanh nghiệp phát hiện có một bên khác đang sử dụng nhãn hiệu, tên
thương mại… có thể ảnh hưởng đến nhãn hiệu, tên thương mại… của doanh
nghiệp mình, doanh nghiệp đó cần thu thập thơng tin đầy đủ trước khi tiến hành
bảo vệ quyền lợi bản thân: Chứng cứ xâm phạm, sản phẩm xâm phạm, tư liệu,
hình ảnh, thơng tin, nghiên cứu so sánh về kiểu dáng, màu sắc, nhóm sản phẩm,
thị trường, thời gian sử dụng của công ty xâm phạm đến quyền của mình, căn cứ
chứng minh thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần,…

12


C – KẾT LUẬN
Trong xã hội ngày nay, khi mà lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và lợi
ích của cơng chúng ngày càng gắn bó và ràng buộc lẫn nhau thì việc bảo hộ hài
hịa lợi ích của các bên liên quan được xem là đích đến của Luật sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên trong thực tế việc, giảm thiểu rủi ro sai phạm, giải quyết tranh chấp về
quyền sở hữu trí tuệ vẫn cịn nhiều những và bất cập, khó khăn do nhận thức của
tổ chức, cá nhân về bảo vệ tài sản trí tuệ chưa cao. Do đó, để bảo vệ sự bền vững
phát triển của doanh nghiệp nói riêng và kinh tế quốc gia nói chung, bên cạnh việc
hồn thiện các quy định, các chế tài trong Luật sở hữu trí tuệ thì hơn hết là nâng
cao ý thức, sự phối hợp của cộng đồng, các chủ thể tham gia. Mọi người nên tự
trang bị kiến thức về quyền sở hữu trí tuệ để tư bảo vệ quyền lợi cho mình, tránh
xâm phạm đến lợi ích của các bên khác và giảm thiểu những tranh chấp cần Nhà
nước giải quyết. Các doanh nghiệp nên chủ động tra cứu thông tin, tham vấn từ
người có chun mơn, rút kinh nghiệm từ những vụ việc đã xảy ra trước đó để
tránh đi vào “vết xe đổ”, gây hao phí thời gian, cơng sức, thiệt hại vật chất khơng
đáng có cho doanh nghiệp mình.

13



D – DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản pháp luật
1. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm
2019).
2. Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015.
3. Nghị định của Chính phủ số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về hữu cơng nghiệp
(được sửa đổi, bổ sung theo quy định của Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày
31/12/2010).
4. Nghị định của Chính phủ số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ và quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ (được sửa đổi, bổ sung theo quy
định của Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010).
B. Tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật SHTT Việt Nam,Nxb. Cơng
an nhân dân, Hà Nội, 2009.
2. Giáo trình luật SHTT, Lê Đình Nghị và Vũ Thị Hải Yến (chủ biên) , Nxb.
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2016.
3. ”Hồn thiện pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay”
(Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa
học Xã hội Việt Nam số 1 (357) năm 2018 ).
4. Nguyễn Thanh Tâm, Quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương
mại (sách chuyên khảo), Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006.
5. Tòa án nhân dân Tối cao, Tài liệu tập huấn về giải quyết tranh chấp quyền
sở hữu trí tuệ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.
D. Websites
1. />

thuong-100-trieu-dong-post211963.html

2. />3. />4. />
15



×