HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG QUỸ
ĐẤT TRỒNG LÚA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Nguyễn Thị Hằng
Phân hiệu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nợi tại Thanh Hóa
Tóm tắt
Nghiên cứu này tập trung chủ yếu đánh giá hiện trạng và biến động diện tích,
năng suất, mức độ thâm canh và hiệu quả kinh tế của các kiểu hình sử dụng đất lúa tại đồng bằng
Sơng Hồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tính đến năm 2020, diện tích đất trồng lúa tồn vùng
đồng bằng Sơng Hồng là 560.812 ha (trong đó, diện tích đất chuyên trồng lúa nước là 522.340
ha), chiếm 14,32 % diện tích đất trồng lúa của cả nước. Trong giai đoạn 2014 - 2020, diện tích đất
trồng lúa vùng đồng bằng Sơng Hồng giảm 38.058 ha, bình qn giảm 5.436,86 ha/năm. Việc tích
tụ đất tại Hà Nội mới được khoảng 78 - 80 % trên tổng số diện tích đất lúa, Thái Bình tích tụ được
28 - 30 %, và Hải Dương là 89 - 90 % diện tích đất lúa. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất trồng lúa đã
được nâng cao rõ rệt sau khi chuyển đổi loại hình sử dụng. Cụ thể theo nghiên cứu, kiểu sử dụng
đất 2 lúa - 1 màu, 1 lúa - 1 cá cho giá trị gia tăng cao đi đôi với thu hút nhiều nhân cơng lao động.
Từ khóa: Biến động đất lúa; Đất trồng lúa; Đồng bằng Sông Hồng; Hiệu quả kinh tế; Tích
tụ đất.
Abstract
Current status and solutions to improve the efficiency of land use for rice cultivation
in the Red River delta
This study mainly focuses on assessing the current status and changes in the area, productivity,
level of cultivation, and economic efficiency of different types of rice land use in the Red River
Delta. Research results show that by 2020, the area of rice cultivation in the Red River delta region
is 560,812 ha (of which the area dedicated to wet rice cultivation is 522,340 ha), accounting for
14.32 % of the country’s rice area. Country. In the period 2014 - 2020, the area of rice cultivation
in the Red River Delta decreased by 38,058 hectares, on average, by 5,436.86 hectares per year.
The accumulation of land in Hanoi is only about 78 - 80 % of the total rice area, Thai Binh has
accumulated 28 - 30 %, and Hai Duong is 89 - 90 % of the rice area. The economic efficiency
of land use for rice cultivation has been significantly improved after changing the type of use.
Specifically, according to research, the type of 2 rice crops - 1 vegetable crop, 1 rice crop, and fish
gives high added value along with attracting many workers.
Keywords: Changes in land for rice cultivation; Land for rice cultivation; Red River delta;
Economic efficiency; Land accumulation.
1. Giới thiệu
Đồng bằng Sông Hồng là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu Sơng
Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam. Diện tích tự nhiên khoảng 21.278,46 km2 chiếm 6,42 % diện tích
của cả nước. Dân số khoảng 22.920,2 nghìn người, chiếm 23,49 % dân số cả nước. Mật độ dân số
rất đông 1.078 người/km2, cao nhất so với các vùng khác trong cả nước và cao gấp 3,65 lần so với
cả nước (mật độ bình quân của cả nước là 295 người/km2). Năm 2020 dân số vùng đồng bằng Sông
Hồng là 22.920.200 người, dân số thành thị là 8.512.200 người, dân số nông thôn là 14.408.100
người. Dân số năm 2020 tăng so với năm 2015 là 1.551.800 người. Trong giai đoạn từ 2015 - 2020,
dân số vùng đồng bằng Sơng Hồng tăng bình qn mỗi năm là 310.360 người. Điều này cho thấy,
Hội thảo Quốc gia 2022
27
vùng có áp lực về dân số cao, cần có những chính sách, mơ hình quản lý và bố trí sử dụng hợp lý
hiệu quả quỹ đất trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực cho vùng [1].
Diện tích đất trồng lúa vùng đồng bằng Sông Hồng năm 2020 (560,8 nghìn ha) giảm 36,7
nghìn ha so với năm 2015 (597,5 nghìn ha), do chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để làm khu
công nghiệp, làm đường, xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch, khu đô thị mới, trồng cây lâu năm,
trồng cây hàng năm khác và nuôi trồng thủy sản [2].
Trước thực trạng sụt giảm diện tích đất trồng lúa đó, các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng cần
đánh giá thực trạng quỹ đất trồng lúa và bảo vệ nghiêm ngặt đất trồng lúa nhằm tăng hiệu quả sử
dụng giảm thiểu sự hoang hóa đất nơng nghiệp đặc biệt đất chuyên trồng lúa nước.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Quỹ đất trồng lúa vùng đồng bằng Sông Hồng quy định theo Luật Đất đai 2013 từ khi có
hiệu lực.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất trồng lúa tại ba tỉnh, thành phố đặc
trưng: Hà Nội, Thái Bình và Hải Dương. Lý do chọn ba tỉnh thành trên đại diện cho nghiên cứu
như sau:
+ Thành phố Hà Nội sau khi sáp nhập thêm tỉnh Hà Tây cũ vào đã trở thành tỉnh thành có
diện tích đất trồng lúa lớn nhất miền Bắc. Hơn nữa Hà Nội là thủ đô cả nước, trung tâm đô thị của
đồng bằng Bắc Bộ nên tốc độ đơ thị hóa diễn ra nhanh, các kiểu hình sử dụng đất trồng lúa đa dạng.
+ Tỉnh Thái Bình là tỉnh có diện tích đất trồng lúa lớn của vùng đồng bằng Sông Hồng, mức
độ thâm canh trồng lúa cao. Là tỉnh lỵ ven biển có diện tích trồng lúa lớn nên có nhiều kiểu hình
sử dụng đất trồng lúa xen lẫn nuôi trồng thủy sản, kết hợp hoa màu,...
+ Tỉnh Hải Dương có diện tích đất trồng lúa lớn và nằm ở trung tâm của đồng bằng Sông
Hồng, là tỉnh có nền cơng nghiệp phát triển nhanh lại nằm ở vị trí thành phố vệ tinh của thủ đơ nên
kiểu hình sử dụng đất trồng lúa có nhiều biến động những năm gần đây.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu số liệu: Các số liệu về hiện trạng sử dụng đất, tình hình
sản xuất lúa ở đồng bằng Sông Hồng được thu thập, kế thừa từ các cơ quan chức năng như Bộ Tài
nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT),
Tổng cục thống kê, các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các
tỉnh vùng ĐBSH, các cán bộ của Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện vùng ĐBSH.
Phương pháp đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia của người dân - PRA (Participatory
Rural Appraisal): Đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia của người dân là trực tiếp tiếp xúc với
nông dân, cùng với người dân trao đổi, phân tích những kinh nghiệm sản xuất, khó khăn gặp phải,
nguyện vọng, kế hoạch và giải pháp để phát triển sản xuất cho gia đình cũng như cộng đồng. Mỗi
tỉnh điều tra 150 hộ thuần nông, tổng ba tỉnh điều tra 450 hộ.
Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất [1, 2]:
- Hiệu quả kinh tế được tính trên 1 ha đất sản xuất nơng nghiệp. Hiệu quả kinh tế tính trên 1
đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG, GTGT/CPTG): Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó
chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.
28
Hội thảo Quốc gia 2022
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội: Được đánh giá thơng qua các chỉ tiêu: Góp phần giải
quyết việc làm, thu hút nhiều công lao động tại chỗ; Tạo ra sản phẩm, đảm bảo an toàn lương thực
(ATLT); Nâng cao giá trị gia tăng/công lao động (GTGT/CLĐ), phù hợp với năng lực sản xuất của
hộ; Khả năng tiêu thụ sản phẩm.
- Trong đó:
GTSX: Giá trị sản xuất: ∑ [(giá nơng sản)i × ( năng suất)i ];
CPTG: Chi phí trung gian là tổng các chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật, cơng th khốn, cơng cày bừa,…);
GTGT: Giá trị gia tăng GTSX - CPTG.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Hiện trạng đất trồng lúa đồng bằng Sơng Hồng
Tính đến năm 2020, diện tích đất trồng lúa tồn vùng đồng bằng Sơng Hồng là 560.812 ha
(trong đó, diện tích đất chun trồng lúa nước là 522.340 ha), chiếm 14,32 % diện tích đất trồng
lúa của cả nước. Trong đó, đất trồng lúa tập trung chủ yếu tại các tỉnh như: Thành phố Hà Nội với
diện tích đất trồng lúa là 100.725 ha, chiếm 17,96 % diện tích đất trồng lúa vùng đồng bằng Sơng
Hồng; Tỉnh Thái Bình với diện tích đất trồng lúa là 77.728 ha, chiếm 13,86 % diện tích đất trồng
lúa vùng đồng bằng Sơng Hồng; Tỉnh Hải Dương với diện tích đất trồng lúa là 58.981 ha, chiếm
10,52 % diện tích đất trồng lúa vùng đồng bằng Sông Hồng [3].
Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất trồng lúa năm 2020 tại các địa bàn điều tra
STT
Tên đơn vị
Vùng đồng bằng Sông Hồng
Trong đó:
1
Thành phố Hà Nội
2
Tỉnh Thái Bình
3
Tỉnh Hải Dương
Diện tích (ha)
560.812
Cơ cấu (%)
100
100.725
77.728
58.981
17,96
13,86
10,52
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2021)
Tuy nhiên, về thực trạng sử dụng đất trồng lúa tại các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng Sơng
Hồng hiện có hàng nghìn hecta đất sản xuất nơng nghiệp bị bỏ hoang. Chủ nhân của những diện
tích đất này hoặc đi làm ăn xa, hoặc chuyển đổi nghề trên chính quê hương mình, nhưng cùng một
điểm chung là họ khơng cịn mặn mà với trồng lúa,...
3.2. Biến động đất trồng lúa tại đồng bằng Sơng Hồng
Diện tích đất trồng lúa vùng đồng bằng Sơng Hồng trung bình năm liên tục giảm do chuyển
sang các mục đích khác, đặc biệt là mục đích phi nơng nghiệp. Biến động sử dụng đất lúa giai đoạn
2014 - 2020 của toàn vùng ĐBSH và của các địa bàn điều tra được thể hiện tại Bảng 2 [3].
Bảng 2. Biến động diện tích đất trồng lúa giai đoạn 2014 - 2020 tại các địa bàn điều tra
Diện tích năm Diện tích năm Biến động tăng (+), Diện tích tăng (+),
giảm (-) (ha)
giảm (-) TB/năm (ha)
2014 (ha)
2020 (ha)
Vùng đồng bằng Sơng Hồng
598.870
560.812
-38.058
-5.436,86
Trong đó:
1 Hà Nội
111.396
100.725
-10.671
-1.524,43
2 Thái Bình
79.736
77.728
-2.008
-286,86
3 Hải Dương
62.973
58.981
-3.992
-570,29
STT
Tên đơn vị
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014, 2021
Hội thảo Quốc gia 2022
29
Theo bảng trên, trong giai đoạn 2014 - 2020, diện tích đất trồng lúa vùng ĐBSH giảm 38.058
ha, bình qn giảm 5.436,86 ha/năm. Nguyên nhân giảm diện tích đất trồng lúa vùng đồng bằng
Sông Hồng trong giai đoạn 2014 - 2020 là do đất trồng lúa được chuyển đổi sang đất phi nông
nghiệp, trong khi đất chưa sử dụng không còn khả năng khai thác để bổ sung cho quỹ đất trồng lúa
của vùng. Có thể thấy rằng, trong tương lai, bên cạnh việc mất đất trồng lúa do tác động của biến
đổi khí hậu thì nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp cũng sẽ tăng và tiếp tục lấy vào đất trồng lúa,
do đó, cần có kế hoạch sử dụng đất trồng lúa một cách hợp lý.
3.3. Thực trạng tích tụ đất trồng lúa trong sản xuất nơng nghiệp ở đồng bằng Sông Hồng
Đồng bằng Sông Hồng hiện có 26,3 triệu thửa ruộng, chia cho 5,73 triệu hộ. Đây là vùng có
mức độ ruộng đất manh mún nhất cả nước, trung bình mỗi hộ gần 4,6 thửa, ở các vị trí khác nhau.
Quy mơ đất nơng nghiệp của các nông hộ quá nhỏ đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông
nghiệp, không áp dụng được cơ giới hoá đồng bộ và tiến bộ khoa học kỹ thuật [4].
Trước thực trạng trên, đã xuất hiện nhiều điển hình về tích tụ ruộng đất ở tỉnh Vĩnh Phúc,
Bắc Ninh, Hưng n, Thái Bình,… Nhiều hộ nơng dân có điều kiện, có vốn và khả năng sản xuất
đã tích tụ ruộng đất bằng nhiều hình thức như nhận chuyển nhượng, th đất để phát triển những
mơ hình sản xuất gia trại, trang trại, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhìn chung, do nhiều nguyên nhân như thiếu quy hoạch, tâm lý sản xuất tiểu nơng,… q
trình tích tụ đất nông nghiệp của vùng diễn ra chậm, quy mô nhỏ. Hiện nay, quy mô sử dụng đất
dưới 0,5 ha/hộ vẫn chiếm tới 61,02 %, từ 0,5 đến dưới 1 ha là 17,14 %, từ 1 ha trở lên là 17,8 %
[5]. Việc sử dụng đất nông nghiệp manh mún theo quy mô hộ tiểu nông, sản xuất tự cấp tự túc vẫn
phổ biến làm cho việc sử dụng đất kém bền vững và hiệu quả thấp. Q trình tích tụ ruộng đất chưa
gắn với phân công lại lao động trong nông nghiệp, nông thôn một cách hợp lý.
Tại Hà Nội: Từ năm 2004, thành phố Hà Nội bắt đầu thực hiện dồn điền, đổi thửa đất trồng
lúa, tuy nhiên sau 8 năm, kết quả đạt được không cao. Ngày 05/4/2012, Hội đồng nhân dân thành
phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND về Thí điểm một số chính sách khuyến
khích phát triển sản xuất nơng nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn ở thành phố Hà Nội giai đoạn
2012 - 2016. Ngày 13/11/2013, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 171/
KH-UBND về Thực hiện dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà
Nội giai đoạn 2012 - 2020. Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, tính đến nay, tồn
thành phố Hà Nội đã thực hiện dồn điền, đổi thửa được 79.183,1 ha (đạt 104,2 %, tức là vượt
3.673,5 ha so với kế hoạch đã đề ra), tăng 2.291,3 ha so với cuối năm 2015. Trước dồn điền, đổi
thửa, mỗi hộ gia đình có 7 - 15 thửa đất, thậm chí ở một số huyện như: Sóc Sơn và Chương Mỹ
có 27 - 39 thửa. Tuy nhiên, đến nay mỗi hộ chủ yếu chỉ còn 1 - 2 thửa, rất thuận lợi cho người dân
trong tổ chức sản xuất, giảm ngày công, tiết kiệm chi phí vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu,... Sau dồn
điền, đổi thửa đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung như các vùng
sản xuất lúa chất lượng cao ở các huyện: Mỹ Đức, Ứng Hịa, Phú Xun, Đơng Anh, Thanh Oai,
Chương Mỹ, Sóc Sơn,… cho giá trị thu nhập tăng thêm so với sản xuất lúa truyền thống khoảng
từ 20 - 25 % [3-5].
Tại Thái Bình: Hiện nay, tỉnh Thái Bình đang triển khai Đề án Tích tụ ruộng đất nơng nghiệp
tỉnh Thái Bình đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Trong đó, đưa ra một số cơ chế chính sách,
giải pháp, tổ chức thực hiện tích tục ruộng đất nơng nghiệp nhằm chuyển dần sản xuất nông nghiệp
nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa quy mơ lớn để phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Theo
số liệu thống kê từ Sở NN&PTNT Thái Bình, tổng diện tích đất nơng nghiệp được tích tụ trên địa
30
Hội thảo Quốc gia 2022
bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020 là 22.169,58 ha đất nơng nghiệp được tích tụ, tập trung để sản
xuất hàng hóa quy mơ lớn gắn với tiêu thụ nơng sản (tăng 4.760,3 ha so với năm 2019), trong đó:
- Diện tích đất tích tụ, tập trung theo hình thức thuê đất, góp đất và chuyển nhượng quyền
sử dụng đất 5.163,28 ha (lĩnh vực trồng trọt 4.325 ha, lĩnh vực chăn nuôi 451,3 ha, lĩnh vực thủy
sản 3.1927,28 ha);
- Đối với đất trồng lúa tính đến nay diện tích đất đã tích tụ, tập trung theo hình thức th đất,
góp đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 4.325 ha, trong đó: Diện tích đất được tích tụ, tập
trung từ 10 ha trở lên 865,96 ha, chiến 20,02 %; Quy mô từ 2 ha đến dưới 10 ha, tổng diện tích đất
tích tụ 3.459,04 ha, chiếm 79,98 %; Giá thuê đất từ 60 đến 80 kg thóc/sào/năm hoặc từ 300.000
đến 500.000 đồng/sào/năm, thời hạn thuê bình quân 5 năm. Hình thức tích tụ, tập trung chủ yếu
là th đất.
- Hầu hết các mơ hình tích tụ, tập trung sản xuất đều được đánh giá có hiệu quả hơn từ 1,5
đến 2 lần so với sản xuất thông thường khi chưa được tích tụ, tập trung.
- Diện tích đất tập trung theo hình thức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản là 14.286
ha (trên 200 cánh đồng lúa với diện tích trên 13 nghìn ha/năm và gần 20 cánh đồng màu với diện
tích gần 01 nghìn ha/năm chủ yếu gồm dưa bí, ngơ ngọt, kê, ớt,…). Có 210 hợp tác xã thực hiện
việc liên kết giữa các hộ thành viên với 20 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để sản xuất và tiêu
thụ nông sản [3 - 5].
Tại Hải Dương: Theo Sở NN&PTNT Hải Dương, đến năm 2016, tồn tỉnh có 188/229 xã
thuộc 11 huyện, thị xã thực hiện xong việc dồn điền, đổi thửa đạt tỷ lệ 82,1 %. Riêng thành phố
Hải Dương, huyện Thanh Hà và một số xã nằm trong quy hoạch mở rộng thành phố Hải Dương và
quy hoạch phát triển đô thị không thực hiện việc dồn điền, đổi thửa vì hầu hết diện tích đất nơng
nghiệp các xã nằm trong quy hoạch mở rộng thành phố Hải Dương để phát triển các khu đô thị;
Các xã thuộc huyện Thanh Hà diện tích đất nơng nghiệp đã được chuyển đổi sang trồng cây lâu
năm. Diện tích đã thực hiện dồn điền, đổi thửa là 51.070,51 ha/57.325 ha cần dồn điền, đổi thửa
đạt tỷ lệ 89,1 %; Bình quân số thửa/hộ sau dồn điền, đổi thửa đạt 1,88 thửa/hộ [3, 4].
Tổng kết lại, giai đoạn 2014 - 2020, tỉnh Hải Dương đã hỗ trợ cho các địa phương xây dựng
và duy trì được 517 vùng lúa hàng hóa tập trung, quy mơ tối thiểu 30 ha/vùng, gieo cấy “1 vùng,
1 giống, 1 thời gian” gắn với bao tiêu sản phẩm, tập trung phát triển tại một số huyện có truyền
thống sản xuất lúa chất lượng cao, như: Huyện Bình Giang, Thanh Miện,…
3.4. Hiệu quả sử dụng đất trồng lúa tại đồng bằng Sông Hồng
3.4.1. Hiệu quả kinh tế
Nghiên cứu cho thấy, hiệu quả về kinh tế của các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất
trồng lúa tại các địa bàn nghiên cứu như sau:
Bảng 3. Tổng hợp hiệu quả kinh tế sử dụng đất trồng lúa tại các địa bàn nghiên cứu
Kiểu sử dụng đất
2 lúa
2 lúa - 1 màu
2 lúa - 1 cá
1 lúa - 1 màu
1 lúa - 1 cá
Giá trị sản xuất (triệu đồng/ha)
Hà Nội
Thái Bình Hải Dương
92,93
95,80
93,88
345,54
356,23
346,13
315,40
116,89
320,5
323,11
Giá trị gia tăng (triệu đồng/ha)
Hà Nội Thái Bình Hải Dương
56,94
58,70
57,83
225,79
232,77
223,07
254,63
86,33
229,00
230,41
(Nguồn: Kết quả điều tra PRA)
Hội thảo Quốc gia 2022
31
Qua Bảng 3, có thể thấy về loại hình sử dụng đất chính ở 3 tỉnh, thành đại diện cho đồng bằng
Sông Hồng là 2 lúa và 2 lúa - 1 màu. Trong đó, kiểu sử dụng đất 2 lúa - 1 màu cho thu nhập ổn định
và cao nhất trong các loại hình sử dụng đất trồng lúa, tuy nhiên, đây là những LUT địi hỏi nhiều
cơng lao động nên không phù hợp với những vùng ven thành phố hoặc có ngành nghề phụ - nơi
người dân có thể có thu nhập cao hơn từ các nghề khác. Kiểu sử dụng đất 1 lúa – 1 cá xét ra từ bảng
trên cho thấy giá trị gia tăng cao nhất trong các loại hình sử dụng đất lúa, mơ hình này địi hỏi rất ít
cơng lao động, giá trị ngày công cao, cá ăn lúa chết (lúa tái sinh) trên đồng nên đỡ được rất nhiều
chi phí thức ăn. Tuy nhiên, loại sử dụng đất này chỉ áp dụng được trên những vùng đất trũng, có thể
cấp, thốt nước thuận tiện và phải cải tạo khoảng 20 % diện tích ruộng thành các mương cho cá.
Kiểu sử dụng đất 2 lúa cho thu nhập và giá trị gia tăng thấp nhất nhưng lợi thế là chi phí thấp,
kỹ thuật đơn giản, địi hỏi rất ít cơng lao động nên được người dân ngoại thành và những khu vực
có mức độ cơng nghiệp hóa mạnh ưa thích lựa chọn. Kiểu sử dụng đất 2 lúa - 1 cá chỉ thích hợp
với vùng chiêm trũng, nền ruộng thấp nên chỉ thích hợp với Hải Dương, mặc dù cho giá trị kinh
tế tương đối cao.
3.4.2. Hiệu quả về xã hội
Hiệu quả về xã hội được nghiên cứu và kết quả tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 4. Tổng hợp hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất trồng lúa tại các địa bàn
nghiên cứu
Kiểu sử dụng đất
2 lúa
2 lúa - 1 màu
2 lúa - 1 cá
1 lúa - 1 màu
Lúa - cá
Chỉ tiêu định lượng
GTGT/công lao động
Lao động (công/ha)
(1.000 đồng)
Hà Nội Thái Bình Hải Dương Hà Nội Thái Bình Hải Dương
400
410
400
142
143
144
720
750
725
314
301
307
715
441
345
250
425
430
539
536
(Nguồn: Kết quả điều tra PRA)
Qua số liệu bảng trên cho thấy: Mức độ thu hút lao động và giải quyết việc làm cho nông
dân của các kiểu sử dụng đất. Khả năng thu hút lao động cao là các loại hình sử dụng đất 2 lúa - 1
màu và loại hình sử dụng 2 lúa có khả năng thu hút lao động thấp hơn. Lực lượng lao động trên
địa bàn qua điều tra thì trình độ tay nghề được đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là lao động phổ
thông. Việc phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản
phẩm nơng nghiệp là giải pháp quan trọng để tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng
đời sống cho người dân.
3.5. Các bất cập trong quá trình sử dụng đất trồng lúa tại đồng bằng Sông Hồng
* Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa: Qua kết quả điều tra tại các địa bàn
nghiên cứu cho thấy mặc dù ở các địa phương đã có văn bản quy phạm pháp luật được ban hành
để hướng dẫn công tác lập, triển khai kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nhưng
trong quá trình thực hiện cho thấy vẫn còn thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể về việc xây dựng kế
hoạch và quản lý sau chuyển đổi, nhất là đối với các diện tích thực hiện theo loại hình chuyển đổi
cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm; Các diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng
theo hướng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
32
Hội thảo Quốc gia 2022
- Việc thay đổi liên tục các văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình thực hiện tuy đã đáp
ứng kịp thời cho một số vấn đề phát sinh trong công tác quản lý triển khai thực hiện nhưng cũng
gây khó khăn do thiếu thời gian và điều kiện để phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến các đối tượng
liên quan.
- Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển
đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa nên chưa ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trên đất trồng lúa theo đúng hướng dẫn và quy định tại các Nghị định liên quan.
* Về cơ giới hóa trong sản xuất: Tỷ lệ cơ giới hố trong một số khâu cịn ở mức thấp, khơng
đồng đều đặc biệt là khâu bảo quản nông sản hầu như chưa được cơ giới hóa. Một số nơi máy cơ
giới chưa phát huy được hiệu quả cao do hạ tầng kém, ruộng đất tại một số khu vực còn manh mún,
đường giao thơng nội đồng xuống cấp, nhiều nơi khơng có bờ vùng bờ thửa nên máy cơ giới đi lại
khó khăn. Đầu tư cho cơ giới hóa thấp, yêu cầu vốn lớn so với khả năng của nông hộ, thiếu cơ sở
dịch vụ máy cơ giới chuyên ngành; Sự gắn kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất còn hạn chế;
Kỹ thuật vận hành sửa chữa máy nông nghiệp rất yếu. Công tác đào tạo nghề cho công nhân và
nông dân về vận hành, sửa chữa các loại máy cơ khí nơng nghiệp chưa được quan tâm thích đáng.
* Sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp cịn hạn chế: Mặc dù đã có
nhiều cố gắng trong thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nhưng do tỷ suất lợi nhuận nông
nghiệp thấp, quy mô đất đai một số nơi còn manh mún, cơ sở hạ tầng nông thôn chậm phát triển,…
nên chưa hấp dẫn các nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào nông nghiệp. Thời gian gần đây, một số
doanh nghiệp đã bắt đầu đầu tư vào nơng nghiệp theo mơ hình cánh đồng mẫu lớn, theo đó doanh
nghiệp đóng vai trị đầu tàu trong lôi kéo các tác nhân khác trong chuỗi giá trị hàng nơng sản. Tuy
nhiên, phạm vi cịn hạn chế và ở hầu hết các địa phương doanh nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn
trong tiếp cận đất đai với quy mơ đủ lớn để kinh doanh có lãi.
* Chịu sức ép của tốc độ đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa: Cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa diễn ra
nhanh chóng trong một thời gian dài dẫn đến ngày càng thu hẹp diện tích đất canh tác đã làm cho
một bộ phận lớn người nông dân tại các khu vực ven đô phải từ bỏ sản xuất nông nghiệp truyền
thống của mình. Việc mất đất nơng nghiệp đã ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội của những người
nông dân ở khu vực nông thôn. Khi đất đai bị thu hẹp thì người nơng dân bị mất đi phần tư liệu
sản xuất quan trọng nhất để tạo nên thu nhập cho cuộc sống của gia đình họ và tạo ra của cải cho
xã hội. Một mặt khi cơng nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng đã thu hút một lượng lớn lao động nông
thôn vào sản xuất dẫn đến một số nơi người dân bỏ ruộng để đi làm công nhân do họ được thu nhập
cao hơn và không bị vất vả như đi làm ruộng.
Đã có nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nghề để chuyển đổi sinh kế cho người dân. Tuy nhiên,
hoạt động này còn gặp nhiều bất cập. Khó khăn lớn nhất trong chuyển nghề, tìm việc làm cho lao
động nơng nghiệp là trình độ học vấn và tay nghề thấp của người lao động; Chưa có sự phối hợp chặt
chẽ giữa các ngành trong việc nâng cao nhận thức và định hướng cho người dân chuyển đổi nghề phù
hợp sau khi bị thu hồi đất. Hơn nữa, ý thức của người lao động vẫn còn kém, hầu như khơng có kỷ
luật lao động, tác phong thiếu chuyên nghiệp nên doanh nghiệp không muốn tuyển dụng.
3.6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa tại đồng bằng Sông Hồng
Qua các kết quả nghiên cứu trên, một số giải pháp chung được đề xuất như sau:
- Cơ cấu lại trồng trọt theo hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn, đẩy mạnh công tác dồn
điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất và khuyến khích các nơng hộ chủ động trong sản xuất nơng nghiệp
trên cơ sở phát huy lợi thế vùng, miền, gắn với bảo quản, chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Các
Hội thảo Quốc gia 2022
33
địa phương cần đảm bảo quá trình thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch, tăng cường công tác
thanh kiểm tra để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
- Tạo điều kiện thuận lợi để nông dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa kém
hiệu quả nhằm tăng hiệu quả kinh tế và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Hạn chế chuyển đổi đất
trồng lúa ở các khu vực có điều kiện thuận lợi về nguồn nước và đã được đầu tư hạ tầng thủy lợi đồng
bộ, khu vực đất trồng lúa chuyên canh được bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật. Người
sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; không được chuyển sang
sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, ni trồng thủy sản, làm muối và vào mục đích
phi nơng nghiệp nếu khơng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo Nghị định
số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ và các chính sách khuyến khích phát triển sản
xuất nơng nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn của các địa phương.
- Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư sản xuất lúa được tạo điều kiện về
đất đai và được hưởng các ưu đãi đầu khích việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả tránh bỏ hoang,
khơng sử dụng gây lãng phí đất đai.
4. Kết luận
Tính đến năm 2020 diện tích đất trồng lúa tồn vùng đồng bằng Sơng Hồng là 560.812 ha
(trong đó diện tích đất chuyên trồng lúa nước là 522.340 ha), chiếm 14,32 % diện tích đất trồng lúa
của cả nước. Trong giai đoạn 2014 - 2020 diện tích đất trồng lúa vùng ĐBSH giảm 38.058 ha, bình
quân giảm 5.436,86 ha/năm. Nguyên nhân giảm diện tích đất trồng lúa vùng đồng bằng Sơng Hồng
trong giai đoạn 2014 - 2020 là do đất trồng lúa được chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp, trong
khi đất chưa sử dụng khơng cịn khả năng khai thác để bổ sung cho quỹ đất trồng lúa của vùng.
Việc tích tụ đất trồng lúa là một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng
lúa tại đồng bằng Sông Hồng. Nghiên cứu cho thấy năm 2020, tại Hà Nội mới tích tụ được khoảng
78 - 80 % trên tổng số diện tích đất lúa, Thái Bình tích tụ được 28 - 30 % và Hải Dương là 89 - 90 %
diện tích đất lúa.
Hiệu quả kinh tế sử dụng đất trồng lúa đã được nâng cao rõ rệt sau khi chuyển đổi loại hình
sử dụng. Cụ thể theo nghiên cứu, loại hình 2 lúa - 1 màu, 1 lúa - 1 cá cho giá trị gia tăng cao đi đôi
với thu hút nhiều nhân công lao động.
Các bất cập như chậm ra các chính sách văn bản hướng dẫn về việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng trên đất trồng lúa, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật khoa học vào trồng lúa còn thiếu và yếu,
sự tham gia các nhà đầu tư và doanh nghiệp vào nơng nghiệp cịn yếu và đặc biệt sự đơ thị hóa làm
mất quỹ đất trồng lúa là những nguyên nhân chính khiến giá trị hiệu quả sử dụng đất trồng lúa chưa
cao. Qua đó các biện pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa như:
+ Cơ cấu lại trồng trọt theo hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn, đẩy mạnh công tác dồn
điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất và khuyến khích các nông hộ chủ động trong sản xuất nông nghiệp
trên cơ sở phát huy lợi thế vùng, miền.
+ Tạo điều kiện thuận lợi để nông dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa
kém hiệu quả nhằm tăng hiệu quả kinh tế và phù hợp với nhu cầu của thị trường.
+ Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư sản xuất lúa được tạo điều kiện về
đất đai và được hưởng các ưu đãi nhằm khuyến khích việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả tránh bỏ
hoang, không sử dụng gây lãng phí đất đai.
34
Hội thảo Quốc gia 2022
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2021). Nghiên cứu hoàn thiện quy định về chuyển quyền sử dụng đất nông
nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ để thực hiện chủ trương tích tụ ruộng đất. Đề tài cấp Bộ, Trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
[2]. Thái Thị Quỳnh Như (2020). Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn đề xuất mơ hình sử dụng đất tập
trung, quy mô lớn, hiệu quả, bền vững đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ. Đề tài cấp Nhà nước, Viện
Nghiên cứu Quản lý đất đai.
[3]. Báo cáo Kết quả kiểm kê đất đai năm 2019, thống kê đất đai các năm 2010, 2015, 2020 của cả nước,
vùng đồng bằng Sơng Hồng, các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội.
[4]. Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050.
[5]. Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn (2021). Quyết định số 555/QĐ-BNN-TT ngày 26/01/2021 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2025
và 2030.
BBT nhận bài: 24/8/2022; Chấp nhận đăng: 31/10/2022
Hội thảo Quốc gia 2022
35