Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính (thuộc dự án VILG) thử nghiệm tại xã Minh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.47 KB, 8 trang )

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CƠNG TÁC XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH
(THUỘC DỰ ÁN VILG) THỬ NGHIỆM TẠI XÃ MINH THÀNH,
HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN
Dương Thị Mai Chinh, Vũ Thị Thu Hiền, Lê Thị Hoa Huệ
Phân hiệu Trường Đại học Tài ngun và Mơi trường Hà Nợi tại Thanh Hóa
Tóm tắt
Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đóng vai trị quan trọng trong cải thiện môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hướng đến Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số. Để hoàn
thành mục tiêu xây dựng chính phủ điện tử đối với ngành quản lý đất đai, các địa phương đều đã và
đang thực hiện dự án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai vay vốn Ngân hàng thế giới
(Dự án VILG) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án tại Quyết định số 930/QĐ-TTg
ngày 30/5/2016. Xã Minh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là một trong các xã đã tiến hành
xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của tỉnh Nghệ An. Qua tiếp cận thực tế kết hợp với nhiều phương
pháp nghiên cứu, nhóm tác giả đã rút ra được thuận lợi và khó khăn khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính; Đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện mơ hình này theo đúng quy định. Kết quả
đạt được giúp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng sở dữ liệu địa chính (thuộc dự án VILG), tiến
đến quản lý thống nhất cơ sở dữ liệu toàn quốc theo mơ hình tập trung, đáp ứng u cầu thông tin
đất đai thường xuyên của các ngành, lĩnh vực và giao dịch của người sử dụng đất.
Từ khóa: Dự án VILG; Cơ sở dữ liệu địa chính; Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; Xã Minh
Thành; Huyện Yên Thành; Tỉnh Nghệ An.
Abstract
Proposing some solutions to improve the efficiency of building a cadastral database,
experimenting at Minh Thanh commune, Yen Thanh district, Nghe An province
Making cadastre data plays an important role in improvement of business environment. It
enhances competition of nation, and toward builds government, economy, and digital society. To
complete aim of contruction e - goverment with land field, all the localities have doing project
about enhancing management and land data based on borrowing money from World Bank belong
VLIG project which is accepted by the prime with his decision number 930/QD-TTg on May
30th, 2016. Minh Thanh commune, Yen Thanh district, Nghe An province is one of the communes
that has built a land database of Nghe An province. Combine of reseaching methods with data


construction approach in reality, the authors have been knowable advantages and disadvantages
when created cadastre data. Thereby, the authors proposed some solutions to complete this model
follow regulation. These results will be rised the efficiency of the construction of cadastral database
(belong the VILG project), toward control completely land data in the nation follow centralized
model, adapt about land information demand regularly of fields, sectors and land user.
Keywords: VILG project; Cadastral database; Building cadastral database; Minh Thanh
commune; Yen Thanh district; Nghe An province.
1. Mở đầu
Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” (Vietnam Improved Land
Governance and Database Project), tên viết tắt: VILG, có mục tiêu phát triển, vận hành một hệ
thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu nhằm đáp ứng hơn nhu cầu cầu Chính phủ, doanh
Hội thảo Quốc gia 2022

1


nghiệp và người dân. Đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và minh bạch của công tác quản lý
đất đai tại địa bàn thực hiện thơng qua việc hồn thiện cơ sở dữ liệu đất đai (Tài nguyên và Mơi
trường, 2018)
Theo đó, sẽ xây dựng một hệ thống thơng tin đất đai đa mục tiêu trên cơ sơ kiến trúc hệ
thống, hạ tầng đồng bộ, phần mềm thống nhất trên toàn quốc. Hoàn thiện và vận hành cơ sở dữ
liệu đất đai quốc gia (dữ liệu địa chính, quy hoạch, hế hoạch sử dụng đất, giá đất,…). Hỗ trợ tăng
cường công tác quản lý đất đai đảm bảo thực hiện thống nhất Luật Đất đai ở các cấp, thiết lập hệ
thống theo dõi và đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất,…
Cơ sở dữ liệu địa chính được quy định chi tiết tại Thông tư số 05/2017/TT-BTNMT ngày
25/4/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai,
Thơng tư số 75-2015/TT-BTNMT quy định Kỹ thuật cơ sở dữ liệu đất đai. Dự án được triển khai
tại Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) và trên địa bàn 33 tỉnh, thành phố tham gia xây
dựng cơ sở dữ liệu đất đai trong đó có xã Minh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Quá trình
triển khai thực hiện còn rất nhiều bất cập như thu thập cơ sở dữ liệu địa chính, chuẩn hóa và xây

dựng cơ sở dữ liệu theo đúng quy định của Bộ TN&MT là công tác trọng tâm và cấp bách.
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở tìm hiểu đặc điểm của mơ hình xây dựng cơ sở dữ liệu
địa chính tại địa phương. Từ đó, xác định thuận lợi và khó khăn và những vấn đề còn tồn tại nhằm
tập hợp đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra các giải pháp phù hợp giúp hồn thiện mơ hình
xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án đảm bảo đủ điều kiện hịa chung
với cả nước trong cơng cuộc xây dựng mục tiêu tăng cường Quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất
đai trong cả nước.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, dữ liệu
Nghiên cứu thu thập các tài liệu, dữ liệu cần thiết gồm: Tài liệu lý luận; Các cơng trình
nghiên cứu đã được cơng bố; Các tài liệu, dữ liệu liên quan đến xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
tại xã Minh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An nhằm đánh giá thực trạng nguồn dữ liệu để
nâng cao hiệu quả xây dựng cơ sở dữ liệu tại địa phương.
Quá trình thu thập tài liệu, dữ liệu được thực hiện tại các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi
trường; Sở Tài nguyên và Mơi trường tỉnh Nghệ An; Văn phịng đăng ký đất đai huyện Yên Thành.
2.2. Phương pháp chuyên gia
Song song với việc thu thập tài liệu, dữ liệu, nghiên cứu thực hiện phỏng vấn các cán bộ
chuyên môn tại các cơ quan Trung ương và địa phương về các vấn đề chính như sau: (1) Đặc điểm
cơ sở dữ liệu địa chính; (2) Cơng tác quản lý hồ sơ địa chính; (3) Quy trình thực hiện xây dựng cơ
sở dữ liệu địa chính; (4) Các hướng dẫn sử dụng phần mềm khi thi công xây dựng cơ sở dữ liệu
địa chính.
2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Dựa vào kết quả phỏng vấn và các tài liệu thu thập được, nghiên cứu thực hiện thống kê,
phân loại số liệu các hồ sơ địa chính; Xử lý chuẩn hóa bản đồ địa chính phục vụ cơng tác xây dựng
cơ sở dữ liệu địa chính của địa phương. Đồng thời, tiến hành phân tích các kết quả đạt được và các
tài liệu có liên quan. Từ đó, xác định những thuận lợi và khó khăn trong q trình xây dựng nhằm
tập hợp đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra các giải pháp phù hợp giúp hoàn thiện việc xây
dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại địa phương.
2


Hội thảo Quốc gia 2022


2.4. Phương pháp ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Hệ thống thông tin địa lý là sự hợp thành thống nhất của các dữ liệu thuộc tính và dữ liệu
khơng gian. Phương pháp này có khả năng phân tích và xử lý khác nhau về cơ bản của bản đồ địa
chính; Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ quản lý tài chính về đất đai bao gồm xây dựng cơ sở
dữ liệu không gian là việc chuẩn hóa các bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính bao
gồm họ và tên chủ sử dụng đất, diện tích, loại đất, thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất,…; Quản lý và cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý tài chính về đất đai.
2.5. Phương pháp chuẩn hóa bản đồ
Theo vào Thông tư số 25/2014/TT- BTNMT quy định về Biên tập bản đồ địa chính và Thơng
tư số 75/2015/TT-BTNMT quy định Kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai, sử dụng các chức năng công
cụ trong phần mềm Microstation và phần mềm GCadas tiến hành chuẩn hóa cơ sở tốn học, chuẩn
hóa đối tượng khơng gian, đối tượng thuộc tính, tiến đến hồn thiện và đồng bộ với hồ sơ địa chính;
Cập nhật, chỉnh lý các khu vực đã thay đổi do quá trình thu hồi đất; Đo đạc bổ sung những khu
vực chỉnh lý.
2.6. Phương pháp quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu
Sau khi đã chuẩn hóa dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính, tiến hành đồng bộ hóa dữ
liệu khơng gian, dữ liệu thuộc tính và tích hợp với dữ liệu hồ sơ quét. Sử dụng phần GCadas tích
hợp với VILIS và kết hợp với phần mềm LISEditorTC xuất dữ liệu thuộc tính ra Excell và dữ liệu
không gian ra GML, Conver tự động dữ liệu thuộc tính (LIS), XML và hồ sơ quét (FTP) và phần
mềm VBDLIS. Tiến hành sao lưu các cơ sở dữ liệu vào thư mục Bakup gồm: dữ liệu khơng gian
(SDE), dữ liệuthuộc tính (LIS), dữ liệu hồ sơ quét (FTP) và sổ địa chính điện tử.
3. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính (Dự án VILG)
Chuẩn bị, thu thập dữ
liệu, tài liệu, số liệu

Chuẩn hóa bản đồ
(DGN); Gộp Topology

tổng (GTP)

Quét hồ sơ pháp lý;
Tách lọc HQS
Xuất file thuộc tính
tổng (Excel)
Nhập bổ sung thơng
thuộc tính (Từ HOS)

Đồng bộ hóa Topology
tổng (GTP) với Thuộc
tính (Excel);
Cập nhật lại bản đồ
(Chia, tách) theo HQSPL

Xuất dữ liệu thuộc tính
ra Excel (để lưu); XML
Nhập dữ liệu thuộc
tính (LIS) lên Vilis

Xuất thửa đất và các
đối tượng khác ra dữ
liệu không gian theo
định dạng Shapfile

Chuẩn hóa dữ liệu
khơng gian (Shapfile)
Liên kết HQS với
thuộc tính của Vilis;
Đóng gói kho HQS

theo giao thức FTP
Conver tự động dữ liệu
thuộc tính (LIS) XML và
Hồ sơ quét (FTP) vào
phần mềm VBDLIS

Dữ liệu thuộc tính
sẵn có (cục LIS cũ)

Xuất lại dữ liệu không
gian ra Shapfile và
nhập lên Vilis (SDE);
Xuất dữ liệu không
gian ra GML để giao
nộp trên VBDLIS

Backup GSDL Vilis:
- DL khơng gian (SDE)
- DL thuộc tính (LIS)
- DL hồ sơ quét (FTP)
- Xuất SĐC điện tử
Tạo siêu dữ liệu: XML

Nhập dữ liệu lên
VBDLIS:
- DL không gian (GML)
- DL thuộc tính (XML)
- DL hồ sơ quét (PDF)
- Xuất SĐC điện tử
Tạo siêu dữ liệu: XML


Hình 1: Quy trình cơng nghệ xây dựng dữ liệu địa chính (dự án VILG)
Hội thảo Quốc gia 2022

3


4. Kết quả và thảo luận
Khu vực thực nghiệm được lựa chọn là địa bàn xã Minh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ
An có diện tích: 24,94 km², dân số vào năm 1999 là 5.254 người, mật độ dân số ước tính khoảng
211 người/km².
4.1. Đánh giá thực trạng nguồn dữ liệu địa chính
4.1.1. Đặc điểm nguồn dữ liệu địa chính
Nguồn tài liệu, dữ liệu thu thập cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính gồm:
- Tài liệu bản đồ: Bản đồ địa chính dạng file số (*dgn), gồm 85 tờ bản đồ ở 02 tỷ lệ: 1: 1000
và 1: 2000, được đo vẽ từ năm 2009 - 2010.
- Các loại tài liệu khác: Sổ theo dõi biến động đất ở trên địa bàn xã lưu trữ dạng file Excel; Hồ sơ
địa chính: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính, đơn đăng ký và các hồ sơ khác,…
4.1.2. Đánh giá khả năng sử dụng nguồn dữ liệu địa chính
Trong q trình rà sốt và đánh giá, nhóm tác giả đã nhận thấy một số vấn đề về dữ liệu đầu
vào xây dựng CSDL địa chính gặp phải như: 
- Dữ liệu khơng gian: Bản đồ địa chính được đo đạc từ những năm 2009, 2010 đã cũ và chưa
đúng với Thông tư số 25/2014/TT- BTNMT; Số lượng tờ bản đồ lớn (85 tờ ở cả 2 loại tỷ lệ);… gây
rất nhiều khó khăn cho việc chuẩn hóa dữ liệu khơng gian.
- Dữ liệu thuộc tính: Hồ sơ địa chính chưa đồng bộ với bản đồ địa chính; Bản đồ địa chính
xây dựng từ rất lâu, khơng được cập nhật chỉnh lý biến động thường xuyên về diện tích, số tờ, số
thửa, loại đất; Các thơng tin thuộc tính trên bản đồ chưa chuẩn hóa theo Thơng tư số 25/2014/TTBTNMT (nhãn, lớp,… trên bản đồ).
- Dữ liệu hồ sơ qt: Tồn bộ hồ sơ địa chính được lưu trữ tại VPĐKĐĐ của huyện không
đầy đủ, nhiều hồ sơ thiếu GCN và các giấy tờ khác có liên quan, nhiều loại giấy tờ cũ và mờ dẫn
đến thiếu thông tin để xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính.

4.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
4.2.1. Chuẩn hóa dữ liệu đầu vào
Dữ liệu ban đầu (bao gồm cả dữ liệu khơng gian và thuộc tính) của xã Minh Thành được thực
hiện từ những năm 2009, 2010 nên cần thực hiện cơng việc chuẩn hóa dữ liệu bao gồm: Chuẩn hóa
dữ liệu bản đồ (file đồ họa *.dgn); Kiểm tra tiếp biên, dữ liệu bản đồ và đóng vùng bao ranh mảnh
bản đồ; Xuất file thuộc tính của bản đồ ra để nhập liệu thông tin từ hồ sơ quét; Cơng tác chuẩn hóa
dữ liệu đầu vào được thực hiện bằng phần mềm Gcadas cho kết quả:

Hình 2: Dữ liệu đầu vào xã Minh Thành đã
được chuẩn hóa
4

Hội thảo Quốc gia 2022

Hình 3: File dữ liệu hồ sơ quét xã
Minh Thành sau khi được nhập


4.2.2. Chuẩn hóa dữ liệu khơng gian
Do phần mềm GCadas chỉ là công cụ hỗ trợ để xuất các đối tượng đồ họa (*.dgn) ra các lớp
đối tượng không gian ở định dạng Shapfile theo cấu hình định sẵn. Vì vậy, phải chuẩn hóa các đối
tượng khơng gian bằng các phần mềm phụ trợ bên ngoài (như Arcgis, VBDLIS,...) trước khi đẩy
vào Vilis.
Cơng tác chuẩn hóa dữ liệu khơng gian thực hiện bằng phần mềm VBDLIS gồm: Chuẩn hóa
và xây dựng các lớp không gian theo cấu trúc, kiểu thông tin CSDL đất đai.

Hình 4: Dữ liệu đầu vào xã Minh Thành đã được chuẩn hóa
Xuất các lớp khơng gian đã chuẩn hóa ra GML để giao nộp; Lập siêu dữ liệu XML (Lý lịch
CSDL).


Hình 5: Dữ liệu khơng gian xã Minh Thành được xuất ra GML
4.2.3. Đẩy dữ liệu lên hệ thống VILG quốc gia và cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung thông tin
Tiến hành đẩy dữ liệu thuộc tính, hồ sơ quét và sổ địa chính trước bằng phần mềm VBDLIS.
ConvertData, đẩy dữ liệu không gian và siêu dữ liệu bằng phần mềm LIS EDITOR TC, kiểm tra
kết quả và cập nhật, chỉnh sửa bổ sung dữ liệu.
Hội thảo Quốc gia 2022

5


Hình 6: Cơ sở dữ liệu địa chính xã Minh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An được tích
hợp trên hệ thống quốc gia
Qua q trình thi cơng xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai xã Minh Thành đã chuẩn hóa 19632
thửa đất trong đó có 975 thửa đã kết nối dữ liệu khơng gian - thuộc tính - hồ sơ qt.

Hình 7: Thống kê dữ liệu địa chính xã Minh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An được
tích hợp trên hệ thống quốc gia
4.3. Những thuận lợi và khó khăn trong q trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
4.3.1. Thuận lợi
Q trình thi cơng xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại xã Minh Thành, huyện Yên Thành,
tỉnh Nghệ An nhận thấy thuận lợi như sau: (1) Các loại dữ liệu đầu vào như dữ liệu khơng gian, dữ
liệu thuộc tính của tồn xã đã có tương đối đầy đủ; (2) Quy trình thực hiện đã được hoàn thiện; (3)
Hệ thống phần mềm VBDLIS được viết riêng theo hình thức trực tuyến thuận tiện cho công tác thi
công xây dựng cơ sở dữ liệu mọi nơi, mọi lúc; (4) Hình thành đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có
năng lực, đáp ứng yêu cầu tin học hóa, hiện đại hóa ngành quản lý đất đai.
4.3.2. Khó khăn
Bên cạnh các ưu điểm đạt được, mơ hình này vẫn cịn tồn tại một số khó khăn như: (1) Dữ
liệu bản đồ đã cũ (đo vẽ từ những năm 2009-2010) chưa đáp ứng các yêu cầu theo quy định mới
tại Thông tư số 25/2014/TT- BTNMT, (2) Dữ liệu hồ sơ địa chính chỉ được lưu giữ trên giấy,
có nhiều hồ sơ đã cũ chưa được cấp đổi nên mất nhiều thời gian thực hiện quét hồ sơ, nhập dữ

6

Hội thảo Quốc gia 2022


liệu; (3) Việc chuyển đổi CSDL tự động từ một phần mềm khác (VILIS) sang VBDLIS dẫn đến
dữ liệu không được bảo toàn nên mất thời gian kiểm tra, chỉnh sửa bổ sung các trường thông tin
cho đúng với quy định kỹ thuật hiện hành; (4) Hệ thống phần mềm VBDLIS mới được xây dựng
nên chưa hoàn chỉnh, thường xuyên phải cập nhật các phiên bản, đường truyền kết nối chưa đáp
ứng yêu cầu ảnh hưởng đến tiến độ thi cơng xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; (5) Công tác đào
tạo, tập huấn cán bộ chưa được triển khai đồng bộ ảnh hưởng đến q trình thi cơng xây dựng
cơ sở dữ liệu địa chính.
4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
Dựa vào thực trạng tại địa phương, nhu cầu thực tế, kết quả phỏng vấn chuyên gia và quy
định hiện hành của ngành về xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
4.4.1. Nhóm giải pháp về cơng nghệ
- Xây dựng modul mã nguồn mở tích hợp trong phần mềm Autocad để lấy và tách nhãn thửa
nhỏ, nhãn thửa dưới dạng textNode tự động sau đó chuyển sang Gcadas biên tập.
- Xây dựng modul “nhập dữ liệu” sao cho các thơng tin thuộc tính cần thiết nhập vào của một
thửa đất vào đúng vị trí (số tờ, số thửa) trong file exel xuất ra từ phần mềm Gcadas.
- Cần hoàn thiện phần mềm hệ thống VBDLIS và nâng cấp tốc độ đường truyền tín hiệu để
dữ liệu sau khi được đẩy lên hệ thống ổn định và nhanh chóng.
- Xây dựng, nâng cấp hệ thống phần mềm phục vụ việc quản lý, cập nhật, khai thác CSDL
đất đai thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo quy định.
4.4.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách và các văn bản pháp lý
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa 3 bên (VPĐKĐĐ có thể coi là nhà thầu; Đơn
vị thi công; Đơn vị tư vấn giám sát) về các nội dung thực hiện để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao
hiệu quả công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
- Cần hồn thiện các văn bản pháp lý về quản lý, cập nhật, khai thác, vận hành, bảo trì và

bảo mật CSDL đất đai quốc gia đảm bảo tính thống nhất, tính đồng bộ, đúng trách nhiệm, đúng
thẩm quyền của tổ chức, cá nhân tham gia hệ thống thông tin đất đai từ cấp Trung ương đến các
cấp địa phương.
- Xây dựng các quy định kỹ thuật về cấu trúc dữ liệu đất đai trao đổi với các CSDL quốc gia
khác (dân cư, xây dựng, thuế, ngân hàng,…); Các quy chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan
trong việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai. Đồng thời, xây dựng được danh mục các loại
phí dịch vụ khai thác thơng tin đất đai và thanh toán điện tử theo hướng minh bạch để duy trì và
phát triển hệ thống thơng tin đất đai bền vững.
4.4.3. Giải pháp về đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực
- Tổ chức các lớp tập huấn về phương thức, hướng dẫn sử dụng các phần mềm cho cán bộ
các đơn vị thi công đảm bảo đúng tiến độ khi xây dựng cơ sở dữ liệu tại địa phương.
- Đào tạo, nâng cao năng lực, chất lượng nguồn nhân lực cho cán bộ các cấp Trung ương đến
các cấp địa phương.
5. Kết luận
Bài báo đã trình bày quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và tiến hành thực nghiệm tại
xã Minh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Đây là một cách tiếp cận phù hợp nhằm nâng
Hội thảo Quốc gia 2022

7


cao hiệu quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính (thuộc dự án VILG quốc gia về “Tăng cường công
tác quản lý đất đai”).
Các dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính được chuẩn hóa theo Thơng tư số 25/2014/TTBTNMT, tất cả dữ liệu địa chính đã được đẩy lên hệ thống VILG quốc gia. Từ kết quả này, trong
nghiên cứu đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính phục vụ cơng tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai như: (1) Nhóm giải pháp về cơng nghệ; (2)
Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách và các văn bản pháp lý; (3) Nhóm giải pháp về đào tạo, tập
huấn nguồn nhân lực. Kết quả nhận được trong nghiên cứu có thể sử dụng phục vụ xây dựng cơ
sở dữ liệu địa chính ở các đơn vị hành chính cấp xã trong tỉnh Nghệ An cũng như cung cấp thông
tin giúp các nhà quản lý đưa ra các biện pháp kịp thời trong việc đẩy nhanh tiến độ dự án “Tăng

cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” trong cả nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Hướng dẫn thực hiện Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ
sở dữ liệu đất đai” (Vietnam: Project for Improved Land Governance and Databases - VILG).
[2]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 quy
định kỹ thuật bản đồ địa chính.
[3]. Bộ Tài ngun và Mơi trường (2015). Thơng tư số 75/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2015 quy
định kỹ thuật cơ sở dữ liệu đất đai.
[4]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2019). Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án VILG.
[5]. Cục Công nghệ thông tin và dữ liệu tài nguyên môi trường (2016). Dự thảo kiến trúc tổng thể hệ thống
thông tin đất đai Việt Nam. Hà Nội.
[6]. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An (2020). Thiết kế kỹ thuật dự toán xây dựng cơ sở dữ liệu
đất đai huyện Yên Thành.
[7]. Trương Đỗ Thùy Linh (2019). Một số giải pháp hồn thiện mơ hình quản lý và vận hành cơ sở dữ liệu
địa chính tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh.

BBT nhận bài: 05/9/2022; Chấp nhận đăng: 31/10/2022

8

Hội thảo Quốc gia 2022



×