Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Kế toán môi trường, kinh nghiệm thế giới và việc vận dụng vào Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.17 KB, 10 trang )

KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG, KINH NGHIỆM THẾ GIỚI
VÀ VIỆC VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM HIỆN NAY
Phạm Huy Hùng, Ngô Thị Kiều Trang
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Tóm tắt
Bài viết nhằm giới thiệu một số vấn đề về kế tốn mơi trường, kinh nghiệm quốc tế và thực
tiễn áp dụng ở Việt Nam, qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm trong triển khai thực hiện có
hiệu quả kế tốn mơi trường ở Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời, bài viết cũng góp phần làm
phong phú thêm nguồn tài liệu nghiên cứu về kế tốn mơi trường cũng như khía cạnh thực hiện kế
tốn mơi trường ở Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: Kế tốn mơi trường; Kế tốn quản trị mơi trường; Mơi trường.
Abstract
Environmental accounting, world experience and application in Vietnam today
The article aims to introduce some environmental accounting issues, international
experience and practical application in Vietnam, thereby drawing some lessons learned in effective
implementation of environmental accounting in Vietnam in the near future. At the same time, the
article also contributes to enriching research materials on environmental accounting as well as
aspects of implementing environmental accounting in Vietnam today.
Keywords:
Environment.

Environmental

accounting;

Environmental

management

accounting;


1. Giới thiệu
Phát triển kinh tế bền vững thơng qua việc thúc đẩy các mơ hình kinh tế xanh, kinh tế tuần
hồn, kinh tế ít phát thải các bon, đầu tư vào vốn tự nhiên đang là xu hướng chủ đạo trong phát triển
kinh tế của các nước trên thế giới hiện nay, nhất là các nước đang phát triển. Trong chiến lược và kế
hoạch phát triển quốc gia, Việt Nam luôn xác định không đánh đổi môi trường cũng như sức khỏe
của người dân để lấy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, mà luôn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững,
hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
Tuy nhiên, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nếu ưu tiên đặt mục
tiêu phát triển kinh tế cao thì khả năng phải sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, khả năng xảy ra
sự ô nhiễm từ các chất thải công nghiệp là rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững.
Do đó, sự quan tâm và giám sát của các bên liên quan như chính phủ, cơ quan quản lý môi trường,
truyền thông và cộng đồng đối với việc bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp sẽ ngày càng gia
tăng. Từ đó, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp cần phải có các phương pháp của kế
tốn cho phép doanh nghiệp nhận dạng chi phí mơi trường, nhận diện các khoản thu nhập và cung
cấp các cách thức hợp lý nhất để đo lường các chỉ tiêu và hỗ trợ cho các báo cáo kết quả về mơi
trường. Vì thế, kế tốn mơi trường là cơng cụ hữu hiệu giúp các nhà quản lý nắm bắt được thông
tin về môi trường nhằm phục vụ cho các quyết định quản trị nội bộ doanh nghiệp. Đồng thời, thơng
tin kế tốn mơi trường có ảnh hưởng đáng kể tới quyết định của người sử dụng thơng tin kế tốn
bên ngồi doanh nghiệp, như: Khách hàng, nhà đầu tư, chính quyền, dân chúng địa phương,... Bên
cạnh đó, kế tốn mơi trường khắc phục nhược điểm của kế tốn truyền thống khi bổ sung thơng tin
vật lý mơi trường vào khía cạnh tiền tệ của kế toán truyền thống, phù hợp với yêu cầu xã hội, hỗ
trợ cải thiện trách nhiệm doanh nghiệp và tạo ra phản hồi tích cực hơn cho các bên liên quan. Kế
446

Hội thảo Quốc gia 2022


tốn mơi trường giúp cho việc ghi nhận, đo lường, công bố đầy đủ các tác động môi trường của
doanh nghiệp [8]. Sự xuất hiện và phát triển của kế tốn mơi trường giúp nâng cao hiểu biết về mơi
trường, chi phí mơi trường và tác động mơi trường [6, 15].

Tại Việt Nam, trên thực tế thì kế tốn mơi trường đã bước đầu được áp dụng tại các doanh
nghiệp sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm với môi trường. Tuy
nhiên, các văn bản pháp lý, chế độ, chuẩn mực kế toán hiện nay vẫn chưa đề cập đến việc tổ chức kế
tốn mơi trường trong doanh nghiệp. Chế độ kế tốn hiện hành khơng có những quy định hướng dẫn
cụ thể trong việc hạch tốn, ghi nhận các khoản chi phí phát sinh liên quan đến môi trường cũng như
các khoản doanh thu và thu nhập. Hơn nữa, thông tin trên báo cáo tài chính vẫn chưa thể hiện được
các khoản doanh thu, chi phí mơi trường dẫn đến việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp chưa chính xác. Ngồi ra, trong các tài khoản chi phí lại phản ánh chung những chi phí
quản lý của doanh nghiệp với chi phí liên quan đến mơi trường, khiến doanh nghiệp khó phân loại và
nhận biết được quy mơ cũng như tính chất của từng khoản chi phí mơi trường. Những bất cập, hạn
chế kể trên đã làm giảm đáng kể hiệu quả thực hiện kế tốn mơi trường tại các doanh nghiệp.
Qua khảo cứu các tài liệu, tác giả nhận thấy, hầu hết các nghiên cứu về kế tốn mơi trường
trong những năm vừa qua nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thực hiện kế tốn mơi trường. Một số
các nghiên cứu khác thì tìm hiểu về các nhân tố và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến việc thực hiện kế tốn mơi trường trong doanh nghiệp [5, 14]. Hay các nghiên cứu về kế tốn
mơi trường ở khía cạnh sâu hơn là kế toán trách nhiệm [4]. Như vậy, thực trạng kế toán môi trường
ở Việt Nam hiện nay ra sao và giải pháp nào cần được chú trọng để kế tốn mơi trường thực sự trở
thành công cụ quản lý sắc bén, hiệu quả đối với các doanh nghiệp, tổ chức và các cơ quan quản lý
môi trường là những vấn đề cần phải được làm rõ trong bài viết này nhằm bổ sung thêm một phần
cơ sở lý luận quan trọng liên quan đến kế tốn mơi trường.
2. Bản chất và nội dung của kế tốn mơi trường
2.1. Bản chất của kế tốn mơi trường
Theo Ủy ban Bảo vệ mơi trường của Mỹ - USEPA (1995) [19], kế tốn mơi trường là
một khái niệm rộng, bao gồm ba lĩnh vực khác nhau: (i) Kế tốn mơi trường cho thu nhập quốc
dân (National income accounting), (ii) Kế tốn tài chính mơi trường (Financial environmental
accounting) và (iii) Kế tốn quản trị mơi trường (Managenment environmental accounting). Ba
lĩnh vực này có phạm vi áp dụng và đối tượng sử dụng thông tin khác nhau, trong đó:
Kế tốn mơi trường cho thu nhập quốc dân, có phạm vi áp dụng là quốc gia hay vùng lãnh
thổ và hướng đến việc cung cấp thông tin cho công chúng, thúc đẩy việc sử dụng nguồn tài nguyên
bền vững, phát triển kinh tế bền vững.

Kế tốn tài chính mơi trường, có phạm vi áp dụng là doanh nghiệp và cung cấp thơng tin
cho các đối tượng bên ngồi doanh nghiệp, hướng tới việc cải thiện năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp.
Kế tốn quản trị mơi trường, có phạm vi áp dụng là doanh nghiệp và cung cấp thông tin cho
các đối tượng bên trong doanh nghiệp, phục vụ mục đích quản trị nội bộ doanh nghiệp là chính.
Như vậy, kế tốn mơi trường là một lĩnh vực mở rộng của kế toán, được sử dụng ở phạm vi
khác nhau, chẳng hạn như phạm vi một quốc gia, một vùng lãnh thổ hoặc một doanh nghiệp [1].
Cho đến nay, có khá nhiều các khái niệm khác nhau về kế tốn mơi trường. Sự khác nhau
này xuất phát từ mục tiêu, hướng nghiên cứu và cách thức tiếp cận khác nhau của các tổ chức và
các nhà nghiên cứu, cụ thể như sau:
Hội thảo Quốc gia 2022

447


Theo USEPA (1995), kế tốn mơi trường là một trong những chiến lược để đánh giá khía
cạnh mơi trường trong phát triển bền vững. Những chiến lược này khác nhau về mức độ, khả năng
so sánh giữa các chỉ số về năng lượng, nước, vật liệu và dòng chảy gây ô nhiễm [19].
Theo Gauthier và cộng sự (1997), kế toán môi trường trong doanh nghiệp là một bộ phận
của kế tốn liên quan đến các vấn đề mơi trường và khơng thể tách rời khỏi kế tốn tài chính và
kế tốn quản trị, đó là hệ thống thơng tin cho phép thu thập, phân tích dữ liệu, kiểm tra, đánh giá
hiệu quả hoạt động, ra quyết định và quy trách nhiệm cho các nhà quản lý đối với các chi phí và
rủi ro mơi trường [3].
Theo Schaltegger & Burritt (2017), kế tốn mơi trường là một nhánh của kế tốn liên quan
đến các hoạt động, phương pháp và hệ thống, ghi chép, phân tích và báo cáo về các tác động tài
chính và tác động sinh thái của một đơn vị kinh tế [15].
Theo Deegan & Deegan (2003), kế toán môi trường là một thuật ngữ rộng, cung cấp thông
tin liên quan đến hoạt động môi trường cho các bên liên quan cả bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp. Kế tốn mơi trường có thể áp dụng tại doanh nghiệp, cấp quốc gia hoặc vùng lãnh thổ [2].
Theo JMOE (2005), kế tốn mơi trường với mục tiêu đạt được sự phát triển bền vững, duy

trì mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng và theo đuổi các hoạt động bảo vệ mơi trường hiệu quả. Các
phương pháp kế tốn mơi trường cho phép một doanh nghiệp xác định được chi phí mơi trường,
xác định lợi ích thu được từ bảo vệ môi trường, cung cấp phương tiện đo lường tốt nhất bằng tiền
tệ hoặc hiện vật và phương thức công bố thơng tin. Vì vậy, kế tốn mơi trường có thể được sử dụng
như một hệ thống thông tin môi trường để hỗ trợ cả chức năng bên trong và bên ngồi của doanh
nghiệp. Kế tốn mơi trường bao gồm các dữ liệu liên quan đến chi phí bảo vệ mơi trường, lợi ích
bảo vệ mơi trường, lợi ích kinh tế gắn với hoạt động bảo vệ môi trường,…[7].
Theo IFAC (2005), kế tốn mơi trường là một thuật ngữ rộng được sử dụng trong một số bối
cảnh kế toán khác nhau: Báo cáo và kế tốn tài chính; Kế tốn quản trị; Kế tốn chi phí đầy đủ; Kế
tốn tài nguyên, báo cáo và kế toán quốc gia và kế toán bền vững. Ở cấp độ tổ chức, kế toán mơi
trường phân thành kế tốn quản trị (Đánh giá thiết bị kiểm sốt ơ nhiễm và doanh thu từ vật liệu
tái chế; Tiết kiệm tiền hàng năm từ thiết bị tiết kiệm năng lượng mới) và kế tốn tài chính (Đánh
giá và báo cáo nợ phải trả liên quan đến mơi trường) [6].
Mặc dù cịn một số khác biệt trong quan điểm nhìn nhận kế tốn mơi trường giữa các tổ chức,
cá nhân nhưng thông qua các khái niệm trên có thể thấy, kế tốn mơi trường là một bộ phận trong
hệ thống kế tốn, sử dụng khn khổ lý thuyết và phương pháp kế toán mới để ghi nhận, đo lường
và cơng bố thơng tin tài chính mơi trường và thơng tin phi tài chính mơi trường nhằm hỗ trợ hữu
ích cho việc ra quyết định của các bên liên quan bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Kế tốn mơi
trường là phương tiện để đo lường những tương tác giữa môi trường và hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, nhấn mạnh liên kết giữa hiệu quả môi trường với hiệu quả kinh tế hướng đến mục
tiêu phát triển bền vững.
2.2. Nội dung của kế tốn mơi trường
Theo USEPA (1995) và IFAC (2005) [19, 6] thì kế tốn mơi trường trong doanh nghiệp
bao gồm cả nội dung về kế tốn tài chính mơi trường và kế tốn quản trị mơi trường. Kế tốn
mơi trường được xem là mợt bợ phận không tách rời của kế toán doanh nghiệp, do đó đối tượng
của kế tốn mơi trường về tổng quát cũng gồm tồn bợ tài sản, nguồn vốn, quá trình kinh doanh
cùng với các quan hệ kinh tế pháp lý phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp nhưng được
xem xét dưới góc đợ mơi trường nhằm cung cấp thơng tin cho các đối tượng bên trong và bên
448


Hội thảo Quốc gia 2022


ngoài doanh nghiệp sử dụng. Do vậy, nội dung của kế tốn mơi trường có thể bao gồm: Tài sản
mơi trường, nợ phải trả môi trường, thu nhập môi trường, chi phí mơi trường và cơng bố thơng
tin kế tốn mơi trường.
Tài sản mơi trường: Là các chi phí mơi trường được vốn hóa bởi vì chúng đã đáp ứng
các tiêu chí ghi nhận như mợt tài sản [16]. Để chi phí mơi trường được vốn hóa thì mợt chi
phí môi trường như là một phần không tách rời của một tài sản liên quan, hoặc một tài sản
riêng, nếu thích hợp. Định nghĩa của mợt tài sản chỉ ra rằng nếu mợt chi phí phát sinh bởi mợt
doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai, nó sẽ được vốn hóa. Việc vốn hóa cũng
được coi là phù hợp khi chi phí mơi trường phát sinh vì lý do an tồn, hoặc làm giảm, ngăn ngừa ô
nhiễm môi trường tiềm ẩn, bảo vệ môi trường trong tương lai. Mặc dù có thể khơng trực tiếp làm
tăng lợi ích kinh tế nhưng chi phí này có thể là cần thiết để doanh nghiệp được hoặc tiếp tục thu
được lợi ích kinh tế trong tương lai xuất phát từ các tài sản khác. Khi mợt chi phí mơi trường được
ghi nhận như mợt tài sản có liên quan đến mợt tài sản khác, thì chi phí mơi trường đó là bợ phận
hợp thành của tài sản và khơng được ghi nhận riêng biệt.
Nợ phải trả môi trường: Theo UNCTAD (1998, 2002) [18, 16], nợ phải trả môi trường là
các nghĩa vụ liên quan đến các chi phí mơi trường mà doanh nghiệp phải gánh chịu và đáp ứng
các tiêu chuẩn để ghi nhận như một khoản nợ. Khi số tiền hoặc thời gian của chi phí phát sinh để
thanh tốn khoản nợ khơng chắc chắn, “Nợ phải trả môi trường” ở một số quốc gia được gọi là “Dự
phịng về nợ phải trả mơi trường”.
Thu nhập mơi trường: Theo IFAC (2005) [6] thu nhập môi trường được bắt nguồn từ bán phế
liệu, chất thải, trợ cấp, doanh số bán hàng vượt quá năng suất của các thiết bị xử lý chất thải, doanh
thu phát sinh từ bảo hiểm bồi hồn cho các khiếu nại liên quan đến mơi trường, lợi nhuận cao hơn
vì sản phẩm thân thiện với môi trường. Tiết kiệm liên quan đến môi trường như cải thiện hiệu quả
làm giảm vật liệu sử dụng. Tiết kiệm cũng là kết quả từ những cải tiến phát sinh trong các lĩnh vực
như quy hoạch, dự tốn mơi trường.
Chi phí mơi trường: Theo UNCTAD (1998, 2002) [18, 16], chi phí mơi trường bao gồm chi
phí các bước thực hiện, hoặc bắt buộc phải thực hiện, để quản lý các tác động môi trường của hoạt

động doanh nghiệp theo cách có trách nhiệm với mơi trường và các chi phí khác theo các mục tiêu,
u cầu về mơi trường của doanh nghiệp. Chi phí mơi trường như các chi phí bên trong, bên ngồi
và tất cả các chi phí phát sinh được cho là có liên quan đến việc gây hại và bảo vệ mơi trường bao
gồm: Chi phí phòng ngừa, xử lý, lập kế hoạch, kiểm soát, thay đổi các hoạt động, khắc phục thiệt
hại xảy ra tại doanh nghiệp và có ảnh hưởng đến các chính phủ hay người dân [17].
Cơng bố thơng tin kế tốn mơi trường: Báo cáo môi trường thường được sử dụng để mơ tả
về các dữ liệu có liên quan về mơi trường của một đơn vị, đề cập đến các rủi ro về mơi trường,
tác động mơi trường, chính sách, chiến lược mơi trường, mục tiêu mơi trường, chi phí mơi
trường, nợ phải trả môi trường, hiệu quả môi trường và được cung cấp đến những đối tượng sử
dụng thông tin. Mục đích của báo cáo môi trường là nhằm hỗ trợ hoặc gia tăng khả năng phát
triển các mối quan hệ của đơn vị báo cáo với các đối tượng sử dụng thông tin thông qua các báo
cáo như báo cáo thu nhập, báo cáo kế toán, báo cáo tiêu chuẩn (Báo cáo độc lập về hiệu quả hoạt
động môi trường của công ty), báo cáo môi trường trọng điểm,… Bên cạnh đó, việc cơng bố
thơng tin về chi phí môi trường và nợ phải trả môi trường là rất quan trọng nhằm mục đích làm
rõ hoặc giải thích cho các chỉ tiêu đã trình bày trong bản báo cáo tình hình tài chính và báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh [16].
Hội thảo Quốc gia 2022

449


3. Kế tốn mơi trường tại một số quốc gia trên thế giới
3.1. Kế tốn mơi trường tại Nhật Bản
Nhật Bản tiến hành nghiên cứu kế tốn mơi trường vào năm 1997 và 1999 là năm đầu tiên áp
dụng kế tốn mơi trường tại đất nước này. Theo Kokubu và cộng sự (2003) [10] thực hiện kế tốn
mơi trường ở Nhật Bản đã được dẫn dắt bởi hai tổ chức chính phủ, đó là: Bộ Mơi trường (MOE) và
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI). Hướng dẫn của MOE nhấn mạnh việc áp dụng
kế tốn mơi trường với các bên liên quan bên ngoài và hướng dẫn METI nhấn mạnh các ứng dụng
nội bộ của kế tốn mơi trường. MOE đã ban hành báo cáo về đo lường và cơng bố chi phí mơi
trường trong doanh nghiệp vào năm 1999. Năm 2000 và những năm sau đó, MOE đã ban hành các

hướng dẫn kế tốn mơi trường nhằm khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện cung cấp thơng tin mơi
trường ra bên ngồi. Hướng dẫn năm 2000 của MOE đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện
kế tốn môi trường tại Nhật Bản và làm cho số lượng doanh nghiệp tiết lộ thông tin môi trường
trong báo cáo mơi trường tăng lên nhanh chóng. Trong khi đó, METI khởi động dự án nghiên cứu
kế tốn quản trị mơi trường vào năm 1999 với 12 công ty hàng đầu Nhật Bản như: Toyota, Fuji,
Ricoch, Canon, Fujitsu,…. nhằm phát triển các cơng cụ kế tốn quản trị mơi trường phù hợp. Sau
03 năm, dự án này hoàn thành và METI đã xuất bản hướng dẫn kế tốn quản trị mơi trường vào
tháng 6 năm 2002 [10]. Hướng dẫn của METI đã cung cấp một khn khổ kế tốn quản trị mơi
trường và các phương pháp kỹ thuật kế tốn quản trị mơi trường như: Chi phí chu kỳ sống, chi phí
dịng vật liệu, đánh giá hiệu quả mơi trường,… Để phát triển hơn nữa, METI tiếp tục phát triển các
công cụ mới của kế tốn quản trị mơi trường, tổ chức các hội thảo kế tốn quản trị mơi trường tại
Tokyo và Osaka để phổ biến các khái niệm, thực tiễn về kế tốn quản trị mơi trường và nhắm vào
các công ty lớn trong lĩnh vực sản xuất. Hướng dẫn của MOE có trước hướng dẫn của METI nên
kế tốn tài chính mơi trường tại Nhật Bản được khuếch tán rộng hơn kế tốn quản trị mơi trường
[10]. Trước khi METI cơng bố kế tốn quản trị mơi trường, kiến thức kế tốn mơi trường của các
doanh nghiệp Nhật Bản bị giới hạn trong hướng dẫn của MOE và có ít kiến thức về các cơng cụ
kỹ thuật kế tốn quản trị mơi trường. Nghiên cứu của Kokubu và cộng sự (2003) [10] cho thấy
nội dung và hình thức báo cáo môi trường của các doanh nghiệp Nhật Bản bị ảnh hưởng mạnh bởi
hướng dẫn kế tốn mơi trường của MOE và việc sử dụng kế tốn mơi trường cho mục đích quản
lý doanh nghiệp tại Nhật Bản cịn hạn chế. Kokubu & Nashioka (2001) [11] cho thấy, có 257/1430
doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tokyo đã công bố báo cáo môi trường năm
2000 và 184/257 doanh nghiệp (71,6 %) công bố thông tin môi trường. Trong các cơng cụ kế tốn
quản trị mơi trường, MFCA được Chính phủ Nhật Bản thúc đẩy thơng qua dự án xúc tiến kế tốn
quản trị mơi trường của METI nên số lượng doanh nghiệp sử dụng MFCA ngày càng tăng. Công ty
Tanabe Seiyaku sử dụng phương pháp này vào quy trình sản xuất dược phẩm tại Nhà máy Onoda
vào năm 2001 giúp tiết kiệm 60 triệu yên chi phí bảo vệ mơi trường và giảm mạnh lượng khí thải
chloroform. Đến năm 2006, Tanabe Seiyaku đã áp dụng MFCA kết hợp với hệ thống hoạch định
nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trên quy mơ tồn cơng ty, cho tất cả 422 sản phẩm và 12.310 quy
trình và kết quả làm giảm 230 triệu yên.
Kokubu & Nashioka (2005) [9] cho thấy, ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản thực hiện

kế toán quản trị mơi trường. Việc thực hiện kế tốn quản trị mơi trường có mối quan hệ tích cực
bởi nhận thức lợi ích kế tốn quản trị mơi trường của nhà quản trị và sự tham gia của bộ phận môi
trường vào hoạt động ra quyết định.
450

Hội thảo Quốc gia 2022


3.2. Kế tốn mơi trường tại Hàn Quốc
Vào cuối những năm 90, chính phủ Hàn Quốc đã nỗ lực phổ biến kế tốn mơi trường vào
lĩnh vực cơng nghiệp nhằm khuyến khích sự phát triển bền vững ở Hàn Quốc. Tháng 1/2000, Bộ
Môi trường Hàn Quốc (KMOE) với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới (WB) đã bắt đầu nghiên
cứu dự án “Hệ thống kế tốn mơi trường và chỉ tiêu hiệu quả hoạt động môi trường”. Năm 2001,
Viện Kế toán Hàn Quốc (KAI) đã ban hành báo cáo giới thiệu về kế tốn tài chính mơi trường
với tựa đề “Chuẩn mực kế tốn chi phí và nợ phải trả môi trường”. Báo cáo này bao gồm định
nghĩa kế tốn mơi trường, khung lý thuyết về kế tốn tài chính mơi trường và dự thảo chuẩn mực
kế tốn mơi trường [12]. Năm 2002, KMOE đã ban hành hướng dẫn đo lường chi phí mơi trường
và cơng bố thơng tin mơi trường cho các bên liên quan bên ngồi thơng qua báo cáo môi trường.
Hướng dẫn này đề xuất phương pháp chi phí dựa trên hoạt động (ABC) và phân loại chi phí mơi
trường theo bốn hoạt động, đó là: Chi phí hoạt động xử lý ơ nhiễm, chi phí hoạt động phịng ngừa
ơ nhiễm, chi phí hoạt động của các bên liên quan và chi phí hoạt động khắc phục và tn thủ mơi
trường. Trong khi đó, Viện Chiến lược môi trường LG (LGESI) do Bộ Thương mại, Công nghiệp
và Năng lượng Hàn Quốc (KMOCIE) tài trợ đã thực hiện dự án kế tốn quản trị mơi trường nhằm
thúc đẩy nhà quản trị ra quyết định nội bộ [13]. Từ tháng 10/2002, LGESI đã thực hiện dự án kế
toán quản trị mơi trường trong vịng 3 năm với sự tham gia của các công ty hàng đầu trong các
ngành công nghiệp của Hàn Quốc như: Posco (Thép), LG Chemicals, Hanwha Chemicals (Hóa
chất), Samsung Electronics và Hynix (Điện tử và Thiết bị bán dẫn), Korea Gas Corp (Gas), YuhanKimberley (Giấy và chăm sóc sức khỏe), SK (Dầu), Hyndai Motors (Ơ tơ). Mục đích của dự án
này là phát triển phương pháp hữu ích để đo lường chính xác chi phí mơi trường và truyền bá thực
hành kế tốn mơi trường tốt nhất vào ngành công nghiệp Hàn Quốc. Posco là một trong những nhà
sản xuất thép lớn nhất thế giới, đã nhận ra bảo vệ môi trường là một trong những khía cạnh quan

trọng nhất của việc kinh doanh. Posco thực hiện chính sách mơi trường vào năm 1995 và áp dụng
hệ thống quản lý môi trường nội bộ dựa trên tiêu chuẩn ISO 14001 vào năm 1996. Tham gia vào dự
án kế tốn quản trị mơi trường của LGESI, Posco đã hồn thiện các tiêu chuẩn kế tốn mơi trường
như chi phí mơi trường, tài sản mơi trường, lợi ích môi trường hỗ trợ cho việc ra quyết định nội bộ
hiệu quả. Thơng qua dự án kế tốn quản trị mơi trường này, các yếu tố chính ảnh hưởng đến giới
thiệu và thực hiện kế tốn quản trị mơi trường đã được nhận diện, bao gồm: (i) Sự quan tâm và hỗ
trợ của nhà quản trị doanh nghiệp, (ii) Sự phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp để xác
định, đo lường và phân bổ chi phí mơi trường, (iii) Liên kết kế tốn mơi trường vào hệ thống kế
tốn hiện có vì phân bổ chi phí mơi trường là cơng việc khó khăn đối với trình độ kế tốn và tốn
thời gian, (iv) Thực hiện chương trình đào tạo kế tốn quản trị mơi trường [13].
3.3. Kế tốn mơi trường ở Vương Quốc Anh
Ở Anh, EMA bắt đầu được chú ý từ những năm 90 khi Anh xuất bản nghiên cứu về chi phí
liên quan đến mơi trường “The costs to industry of adopting environmentally friendly practices”
do CIMA tài trợ. Một ứng dụng về EMA nổi bật ở Anh là “Sáng kiến hạch tốn mơi trường” do
Cơ quan môi trường của Anh đề xuất. Sáng kiến này có 3 mục tiêu: Phát triển một hệ thống hạch
tốn mơi trường bên trong q trình quản lý tài chính của công ty; Giảm tiêu thụ tài nguyên; Thực
hiện báo cáo các khoản tiết kiệm chi phí. EMA tại Anh được chú trọng nhiều vào nội dung PEMA,
sử dụng nhiều các số liệu vật chất, dẫn đến sự tập trung của các cơng trình vào kế tốn dịng chảy
năng lượng và nguyên liệu, bảng đầu vào, đầu ra số liệu hàng năm về ơ nhiễm nước và khơng khí,
chất thải rắn và ô nhiễm đất do phát triển các ngành cơng nghiệp. Vì vậy, các phương pháp được
sử dụng phổ biến là kế tốn dịng ngun vật liệu, phân tích vịng đời của sản phẩm, kế tốn chi
phí dựa trên hoạt động, phân tích đầu vào - đầu ra.
Hội thảo Quốc gia 2022

451


4. Thực trạng kế tốn mơi trường ở Việt Nam hiện nay
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô
nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề

này ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát
triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động
sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn.
Những năm gần đây, Việt Nam đã chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình
hội nhập và phát triển kinh tế nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Luật Môi trường lần đầu vào
năm 1993 và được sửa đổi, bổ sung vào năm 2020 quy định về hoạt động bảo vệ môi trường;
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân
trong hoạt động bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã ban hành một số thông
tư liên quan đến thuế môi trường, như: Thông tư số 152/2011/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị
định số 67/2011/NĐ-CP của Chính phủ; Thơng tư số 159/2012/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thơng tư
số 152/2011/TT-BTC và Thơng tư 212/2015/TT-BTC hướng dẫn chính sách thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với hoạt động bảo vệ mơi trường,… Trong khi đó, ngày 24/8/2016, Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã ký ban hành Thông tư số 19/2016/TT-BTNMT về báo cáo công tác bảo
vệ môi trường. Những quy định pháp luật này cho thấy, Chính phủ và các cơ quan hữu quan đã
quan tâm chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường bằng việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản
pháp quy về lĩnh vực môi trường nhằm tạo hành lang pháp lý, đồng thời cũng là để khích lệ doanh
nghiệp quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ mơi trường nói chung và kế tốn mơi trường nói riêng.
Tuy nhiên, cho đến nay những văn bản pháp quy về kế tốn mơi trường chưa được quy định
cụ thể, rõ ràng dẫn đến nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện cơng tác kế tốn mơi trường, khái niệm
kế tốn mơi trường vẫn cịn khá xa lạ với hầu hết các nhà quản lý. Bộ Tài chính hiện tại chưa ban
hành được hệ thống văn bản quy định hướng dẫn về kế tốn mơi trường cho doanh nghiệp. Chế độ
hiện hành chưa có các văn bản hướng dẫn doanh nghiệp trong việc bóc tách và theo dõi chi phí mơi
trường trong chi phí sản xuất kinh doanh, chưa có đầy đủ các tài khoản cần thiết để hạch tốn các
khoản chi phí mơi trường cũng như doanh thu hay thu nhập môi trường; đồng thời, khoản chi phí
và thu nhập này cũng chưa thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và chưa giải trình
cụ thể trên thuyết minh báo cáo tài chính nên việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
là chưa đầy đủ, chưa xác định cụ thể trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường. Trên thực
tế, chỉ một số ít các doanh nghiệp là cơng ty liên doanh và cơng ty có 100 % vốn đầu tư nước ngoài
(Ford Việt Nam, Panasonic AVC Việt Nam, Unilever Việt Nam, Pepsico Việt Nam,…) mới tổ chức
kế toán mơi trường. Vì theo quy định của các quốc gia này phải tổ chức kế tốn mơi trường, phải

báo cáo những thông tin về môi trường cho các đối tượng sử dụng.
Từ thực trạng trên, có thể chỉ ra một số ngun nhân chính khiến kế tốn mơi trường vẫn
chưa được chú trọng ở Việt Nam:
Một là, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa hoàn thiện. Việt Nam hiện chưa quy định
trong những chuẩn mực kế toán hiện hành về tài sản môi trường, nợ phải trả môi trường, chi phí
mơi trường vơ hình, chi phí mơi trường bên ngồi, thu nhập mơi trường,... Chưa quy định trong chế
độ kế toán hiện hành về chứng từ kế toán, tài khoản kế tốn, báo cáo tài chính để phản ánh những
thơng tin về mơi trường. Chưa có những quy định hướng dẫn cụ thể vế cách hạch toán những thông
tin về môi trường phát sinh trong doanh nghiệp,...
Hai là, các chính sách xử phạt hành chính đối với những doanh nghiệp, những tổ chức gây
ảnh hưởng nguy hại đến mơi trường chưa thực sự thích đáng, chưa tính tốn tác động xấu của
452

Hội thảo Quốc gia 2022


doanh nghiệp đến môi trường trong dài hạn, dẫn đến mức xử phạt chưa hợp lý gây tình trạng tái
phát lại hành vi gây hại đến môi trường của doanh nghiệp. Nhà nước chưa có những biện pháp hỗ
trợ những doanh nghiệp thực hiện tốt vấn đề bảo vệ môi trường và thực hiện kế tốn mơi trường
trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ba là, nội dung của kế tốn mơi trường khơng được phổ biến, các nhà quản trị, những người
làm cơng tác kế tốn trong doanh nghiệp, phần lớn đều chưa hiểu sâu về kế toán mơi trường. Khái
niệm về kế tốn mơi trường cịn xa lạ với những người làm cơng tác kế tốn và các nhà quản trị
doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư chỉ chú trọng đến kế toán tài chính, kế
tốn quản trị của cơng ty mà chưa quan tâm đến kế tốn mơi trường.
Bốn là, nhận thức của các nhà quản trị doanh nghiệp về kế toán mơi trường cịn hạn chế, chưa
nhận thức được vai trị quan trọng của kế tốn mơi trường, dẫn đến chưa có nhiều doanh nghiệp
quan tâm đến vấn đề kế tốn môi trường.
5. Một số bài học kinh nghiệm về kế tốn mơi trường cho Việt Nam
Trên cơ sở khảo cứu kinh nghiệm kế tốn mơi trường tại một số quốc gia đã đề cập ở trên

cùng với thực tiễn thực hiện kế tốn mơi trường ở Việt Nam hiện nay, nhóm tác giả rút ra một số
bài học kinh nghiệm kế tốn mơi trường cho Việt Nam, như sau:
Thứ nhất, thực hiện kế tốn mơi trường cần được xây dựng trên hệ thống pháp luật hoàn
chỉnh, đồng bộ và nỗ lực thúc đẩy của các tổ chức chính phủ. Kinh nghiệm ở các quốc gia trên cho
thấy Chính phủ có vai trò quan trọng trong định hướng phát triển kế tốn mơi trường thơng qua ban
hành các hướng dẫn đầy đủ, chi tiết về các khái niệm, chức năng, vai trị, lợi ích của kế tốn mơi
trường cũng như các phương pháp kế toán để ghi nhận, đo lường và cơng bố thơng tin mơi trường.
Do vậy, Chính phủ và các cơ quan chức năng cần thực hiện các giải pháp sau:
(i) Hoàn thiện và đồng bộ hệ thống pháp luật về kế tốn và mơi trường. Cần phối hợp với
hiệp hội nghề nghiệp để ban hành những chuẩn mực về kế tốn mơi trường, quy định những thơng
tin mơi trường trình bày trong báo cáo cung cấp cho bên ngoài doanh nghiệp, nhằm đảm bảo sự
thống nhất quản lý về môi trường. Các chuẩn mực này cần nghiên cứu kinh nghiệm của các nước
phát triển ứng dụng hiệu quả kế tốn mơi trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh Quốc,... nhằm
tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế.
(ii) Bổ sung văn bản pháp lý hướng dẫn về lĩnh vực kế tốn mơi trường. Bộ Tài chính cần
ban hành các văn bản pháp lý hướng dẫn về lĩnh vực kế tốn mơi trường trong doanh nghiệp. Cụ
thể, cần bổ sung tài khoản kế toán, các nguyên tắc và phương pháp kế tốn đối với hoạt động mơi
trường, các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động môi trường trong hệ thống báo cáo tài chính.
(iii) Chính phủ và các cơ quan hữu quan cần ban hành các biện pháp xử lý đối với những
doanh nghiệp gây nguy hại cho môi trường cần phải nghiêm ngặt hơn nữa. Khi xử phạt các doanh
nghiệp vi phạm luật bảo vệ môi trường cần phải tính đến những tác động xấu lâu dài của doanh
nghiệp đến môi trường để tránh xử phạt nhẹ gây nên sự lặp lại hành vi gây hại môi trường của
doanh nghiệp. Từ đó làm cơ sở cho doanh nghiệp chú trọng hơn đến kế tốn mơi trường.
(iv) Cần có các chính sách khuyến khích, tuyên truyền để các doanh nghiệp nhận thức được
các lợi ích mà việc đáp ứng các yêu cầu về môi trường mang lại cho quốc gia và doanh nghiệp.
Đồng thời, cần có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất nhưng sản phẩm có lợi
cho môi trường. Những doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ mơi trường thì Nhà nước nên
có chính sách trợ giá, miễn giảm thuế để tạo cơ sở bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Thứ hai, cần phân loại đối tượng doanh nghiệp, ngành cơng nghiệp và có phương thức phù
hợp khi triển khai, thực hiện kế tốn mơi trường. Trong giai đoạn đầu, kế tốn mơi trường cần

Hội thảo Quốc gia 2022

453


được khuyến khích áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô lớn, cho các ngành công nghiệp nhạy
cảm với mơi trường. Đồng thời, để đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ trong dữ liệu kế tốn mơi
trường thì tổ chức chính phủ cần ban hành các quy định bắt buộc thực hiện bên cạnh các hoạt động
khuyến khích.
Thứ ba, cần nâng cao nhận thức của các nhà quản lý trong doanh nghiệp về vấn đề mơi
trường, từ đó mới thúc đẩy việc thực hiện kế tốn mơi trường. Để làm được điều này, doanh nghiệp
nói chung và các nhà quản lý nói riêng cần tích cực tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị,… khi đó
sẽ giúp các nhà quản lý nhận thức sâu sắc lợi ích kế tốn mơi trường như: Giảm khối lượng chất
thải, tiết kiệm chi phí đáng kể, cải thiện hình ảnh và vị thế doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh
doanh và hiệu quả mơi trường. Từ đó, nhà quản lý sẽ chủ động thực hiện kế tốn mơi trường tại
doanh nghiệp mình. Tuỳ vào nhu cầu thơng tin, trình độ quản lý và cơ sở vật chất mà doanh nghiệp
thực hiện kế tốn mơi trường theo từng sản phẩm, quy trình hay tồn bộ doanh nghiệp.
Thứ tư, nhân viên kế tốn có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện kế tốn mơi trường
trong doanh nghiệp. Do vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thực hiện kế toán môi
trường là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của kế tốn mơi trường. Do vậy, doanh nghiệp cần
thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho người làm cơng tác kế tốn, bao gồm: đào
tạo chun mơn kế tốn và kỹ năng sử dụng cơng nghệ thơng tin trong kế tốn. Q trình thu thập,
xử lý, phân tích thơng tin mơi trường cho các quyết định của nhà quản trị các cấp khá phức tạp,
đòi hỏi người làm kế tốn có nhiều kỹ thuật khó, phải thực sự am hiểu tồn diện về quy trình cơng
nghệ sản xuất, các tác động môi trường và chuyên môn kế tốn nên q trình đào tạo chun sâu
càng trở nên cần thiết hơn. Đồng thời, chú trọng đầu tư nguồn lực tài chính cho bộ máy kế tốn,
trong đó có kế tốn mơi trường, vì lợi ích dài hạn các nhà quản lý cần coi đó là khoản đầu tư chứ khơng
hồn tồn là khoản chi phí.
Thứ năm, cần tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật nhằm nâng cao chất lượng của các giáo
trình giảng dạy về kế tốn mơi trường. Các trường đại học, học viện có chun ngành kế tốn cần

đưa kế tốn mơi trường vào giảng dạy như một học phần chuyên sâu, tổ chức thành các chuyên đề
để sinh viên trao đổi, thảo luận và rút ra kinh nghiệm. Qua đó, tạo nguồn nhân lực có trình độ cao
về cơng tác kế tốn phục vụ cho các doanh nghiệp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ môi
trường, mang đến sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp.
Tóm lại, kế tốn mơi trường là một công cụ cần thiết giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu
cầu bảo vệ môi trường một cách tiết kiệm, hiệu quả và nâng cao hình ảnh thương hiệu của doanh
nghiệp. Việc vận dụng và phát triển kế tốn mơi trường ở Việt Nam sẽ góp phần quản lý chi phí,
gia tăng lợi nhuận hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ở cấp doanh nghiệp và quốc gia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bennett, M., & James, P. (2017). The green bottom line. The green bottom line, 30 - 60. Routledge.
[2]. Deegan, C. M., & Deegan, C. M. (2003). Environmental management accounting: An introduction and
case studies for Australia. Institute of Chartered Accountants in Australia.
[3]. Gauthier, Y., Leblanc, M., Farley, L., & Martel, L. (1997). Introductory guide to environmental
accounting. KPMG, Montreal.
[4]. Hung, P. H. (2022). Influence of factors on responsible accounting organization in enterprises: Evidence
from Vietnam. Journal of Positive School Psychology, 6(7), 4112 - 4130.
[5]. Hung, P. H., Trang N. T. K., & Huyen, T. G. T. T. (2022). Factors affecting the application of environmental
management accounting in manufacturing enterprises: Experimental research in Vietnam.  Journal of
Positive School Psychology, 6(7), 4131 - 4148.

454

Hội thảo Quốc gia 2022


[6]. International Federation of Accountants (IFAC), (2005). International guidance document:
Environmental management accounting. New York: IFAC.
[7]. Japan Ministry of the Environment (JMOE) (2005). Environmental accounting guidelines 2005 version.
Tokyo.
[8]. Jones, M. J. (2010). Accounting for the environment: Towards a theoretical perspective for environmental

accounting and reporting. Accounting Forum (Vol. 34, No. 2, 123 - 138). No longer published by Elsevier.
[9]. Kokubu, K., & Nashioka, E. (2005). Environmental management accounting practices in Japan.
Implementing environmental management accounting: Status and Challenges  (321 -342). Springer,
Dordrecht.
[10]. Kokubu, K., Nashioka, E., Saio, K., & Imai, S. (2003). Two governmental initiatives on environmental
management accounting and corporate practices in Japan. Environmental Management Accounting Purpose and Progress (89-113). Springer, Dordrecht.
[11]. Kokubu, K., & Nashioka, E. (2001). Environmental accounting practices of listed companies in
Japan. Institute for Global Environmental Strategies (IGES). Kansai Discussion Paper, 3, 1 - 18.
[12]. Lee, B. W., Jung, S. T., & Chun, Y. O. (2002). Environmental accounting in Korea: Cases and
policy recommendations. Environmental management accounting: Informational and institutional
developments (175 - 186). Springer, Dordrecht.
[13]. Lee, B. W., Jung, S. T., & Kim, J. H. (2005). Environmental accounting guidelines and corporate
cases in Korea. Implementing environmental management accounting: Status and challenges (239 - 255).
Springer, Dordrecht.
[14]. Nguyễn Thị Hằng Nga (2018). Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế tốn quản trị mơi trường tại
các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam - nghiên cứu cho các tỉnh thành khu vực phía Nam. Luận án tiến sĩ,
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
[15]. Schaltegger, S., & Burritt, R. (2017). Contemporary environmental accounting: Issues, concepts and
practice. Routledge.
[16]. United Nations Conference on Trade and Development (2002). Accounting and financial reporting for
environmental costs and liabilities.
[17]. United Nations Division for Sustainable Development (2001). Environmental management accounting
procedures and principles.
[18]. United Nations Conference on Trade and Development (1998). Environmental financial accounting
and reporting at the corporate level.
[19]. USEPA (1995). Environmental accounting case studies: Green accounting at AT&T. Washington,
D.C: United States Environmental Protection Agency.

BBT nhận bài: 30/9/2022; Chấp nhận đăng: 31/10/2022


Hội thảo Quốc gia 2022

455



×