Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Khảo sát hiện trạng môi trường nông thôn bằng công cụ PRA trường hợp xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.74 KB, 10 trang )

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
BẰNG CÔNG CỤ PRA - TRƯỜNG HỢP XÃ VĨNH HẢI,
THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG
Nguyễn Võ Châu Ngân1, Bùi Như Ý2, Lê Như Ý1
1
Trường Đại học Cần Thơ
2
Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Sóc Trăng
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng môi trường khu vực nông thôn thông qua công cụ
khảo sát PRA, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nông thôn. Nghiên cứu
được tiến hành tại một địa bàn cụ thể - xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Kết quả
tham vấn ý kiến cộng đồng đã xác định các nguồn gây ô nhiễm cụ thể (từ hoạt động sinh hoạt, sản
xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ) tại từng địa bàn ấp, đánh giá các tác động, các ảnh hưởng
tiêu cực đến môi trường và cộng đồng dân cư. Các mẫu phân tích cho thấy hiện trạng mơi trường
địa phương có chất lượng khơng khí xung quanh khá tốt, nguồn nước mặt chưa nhiễm hữu cơ,
nước thải sinh hoạt có nồng độ ơ nhiễm cao, cần được chú ý thu gom xử lý phù hợp; Nước thải
từ các cơ sở nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi chứa hàm lượng chất hữu cơ cao cần được quan
tâm xử lý. Từ những kết quả ghi nhận, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi
trường nơng thơn cho địa phương.
Từ khóa: Khảo sát PRA; Mơi trường nơng thơn; Ơ nhiễm mơi trường; Thị xã Vĩnh Châu.
Abstract
PRA survey for rural environment current status - case study at Vinh Hai commune,
Vinh Chau town, Soc Trang province
The study aims to evaluate the environmental status of the rural area through a PRA tool and
propose solutions to improve its condition. The study was conducted in a specific area - Vinh Hai
commune, Vinh Chau town, Soc Trang province. The results of consultation with the community
have identified specific sources of pollution (From daily activities, agricultural production and
service business) in each hamlet, assessing the negative impacts on the local environment and
community. The analytical samples show that the current state of the local environment has relatively
good ambient air quality. The local domestic wastewater has a high pollution contaminate, and


the aqua-agricultural wastewater contains high organic matter that need suitable collection and
treatment. From the findings, the study has proposed solutions to protect and manage the rural
environment, which could apply to local communities.
Keywords: PRA survey; Rural environment; Environment pollution; Vinh Chau town.
1. Đặt vấn đề
Với tốc độ phát triển kinh tế và gia tăng dân số, chất lượng môi trường nông thôn trên địa
bàn thị xã Vĩnh Châu - tỉnh Sóc Trăng đang diễn biến theo chiều hướng suy giảm, nhiều vấn đề
môi trường bức xúc phát sinh từ sản xuất, đời sống gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh
thái, sức khỏe cộng đồng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể là vấn đề ô nhiễm môi trường
sống của cộng đồng từ nước thải, rác thải sinh hoạt, chất thải sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng
thủy sản (NTTS),… không được thu gom, xử lý thải trực tiếp vào môi trường [2]. Việc khai thác
chưa hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên như khai thác nước dưới đất, rừng,… đã góp phần
làm suy giảm về số lượng, chất lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và suy thối mơi trường.
416

Hội thảo Quốc gia 2022


Xã Vĩnh Hải được thành lập theo Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 25/8/2011, là một trong 10
phường, xã trực thuộc thị xã Vĩnh Châu. Ranh giới của xã nằm ở tọa độ địa lý từ 9o22’ đến 9o24’ vĩ
độ Bắc và từ 106o05’ đến 106o42’ kinh độ Đông. Đơn vị hành chính gồm 8 ấp: Âu Thọ A, Âu Thọ
B, Trà Sết, Vĩnh Thạnh A, Vĩnh Thạnh B, Giồng Nổi, Huỳnh Kỳ, Mỹ Thanh. Dân số của xã Vĩnh
Hải có 21.154 người (chiếm 12,7 % so dân số của thị xã), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,15 %. Mật
độ dân số 270 người/km2, dân cư phân bố tương đối đều giữa các ấp trong xã [3]. Toàn xã có tổng
diện tích tự nhiên 7.839,23 ha, trong đó đất nông nghiệp 6.598,22 ha; Đất phi nông nghiệp 891,88
ha; Đất chưa sử dụng 349,13 ha, đặc biệt vùng bãi bồi và rừng ngập mặn trải dài 18 km theo bờ
biển tạo điều kiện thuận lợi để người dân địa phương NTTS, sản xuất muối kết hợp nuôi Artemia,
khai thác hải sản, phát triển đa dạng các loại hình và sản phẩm du lịch và các lĩnh vực kinh tế biển
khác. Tuy nhiên, quá trình khai thác sử dụng tài nguyên đất - nước phục vụ NTTS chưa hợp lý như
sử dụng chất hóa học để cải tạo ao ni, sử dụng hóa chất làm sạch mơi trường nước cục bộ,… xả

nước thải nuôi tôm, xả rác thải sinh hoạt trực tiếp ra các kênh rạch,… gây ô nhiễm môi trường đất,
nước trên địa bàn, ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư [4].
Đánh giá nơng thơn có sự tham gia - PRA (Participatory Rural Appraisal) là một trong những
cách tiếp cận mới để đánh giá nơng thơn có sự tham gia của cộng đồng thay cho kỹ thuật đánh
giá nhanh nông thôn - RRA (Rapid Rural Appraisal). Phương pháp này dựa trên kinh nghiệm địa
phương, nơi các cộng đồng quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ một cách có hiệu quả. PRA
là phương pháp có sự tham gia đồng tình của người dân, là một thành phần căn bản trong việc xây
dựng kế hoạch đề án; Điều đó duy trì được các kỹ thuật địa phương cũng như duy trì các hệ thống
bền vững của sinh thái, kinh tế, chính sách; Những khởi điểm phát triển bền vững thật sự đó sẽ hợp
thành những cách tiếp cận mà chính các cộng đồng địa phương có thể quản lý và kiểm soát [5]. Ở
Việt Nam, từ cuối những năm 80, ngày càng nhiều các tổ chức quốc tế, các cơ quan nghiên cứu, phát
triển trong nước đã sử dụng PRA để xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án ở nhiều quy mô
khác nhau về quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển nông nghiệp và nông thôn [6].
Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật PRA kết hợp với thu mẫu đánh giá chất lượng môi trường
thực địa nhằm đánh giá công tác quản lý môi trường ở một xã nông thôn Nam Bộ, cụ thể trường
hợp xã Vĩnh Hải, góp phần cải thiện tình trạng ơ nhiễm môi trường trên địa bàn.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện trên đối tượng là hiện trạng quản lý môi trường trên địa bàn xã Vĩnh
Hải - thị xã Vĩnh Châu - tỉnh Sóc Trăng.
-Số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu liên quan đến hiện trạng môi trường của xã Vĩnh Hải;
Các chính sách, các báo cáo khoa học và tạp chí có liên quan đến tình hình ơ nhiễm mơi trường và
ngun nhân gây ơ nhiễm.
-Số liệu sơ cấp để tổng hợp, phân tích và viết báo cáo:
+ Thông tin về hiện trạng môi trường: Thu thập thơng qua đánh giá nơng thơn có sự tham
gia - PRA. Thực hiện PRA đối với các nhóm cư dân địa phương về các vấn đề liên quan đến môi
trường trên địa bàn.
+ Số liệu về ô nhiễm môi trường: Thu thập các mẫu nước (Nước mặt, nước thải), chất thải
rắn, khí thải tại một số vị trí trên địa bàn xã để đo đạc, phân tích và so sánh với các quy chuẩn
hiện hành để đánh giá mức độ ơ nhiễm. Các mẫu (Nước, khí) được thu thập, lưu trữ, vận chuyển
và phân tích tại các phịng thí nghiệm thuộc Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên - Trường

Đại học Cần Thơ tuân theo các quy định về phân tích mẫu. Kết quả đánh giá hiện trạng chất lượng
môi trường đã được công bố trong một bài báo khác [7].
Hội thảo Quốc gia 2022

417


3. Kết quả và thảo luận
3.1. Ơ nhiễm mơi trường từ các hoạt động sinh hoạt
3.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt
Theo số liệu báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia chất thải rắn năm 2011, định mức phát
thải chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là 0,3 kg/người ngày đối với khu vực nông thôn. Chỉ số phát
sinh CTRSH đô thị tính theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01: 2019/BXD đối với đô thị
loại V là 0,8 kg/người/ngày [8]. Trung tâm xã Vĩnh Hải gồm ấp Âu Thọ B, ấp Trà Sết được xếp
vào đô thị loại V với dân số là 6.972 người, lượng CTRSH phát sinh tương đương 5.578 kg. Dân
số khu vực nông thôn ở 6 ấp còn lại là 14.182 người, lượng CTRSH phát sinh tương đương 4.255
kg. Lượng CTRSH hiện nay trên địa bàn ước tính 9,833 tấn/ngày. Tuy nhiên, năng lực thu gom,
vận chuyển và xử lý CTRSH hiện chưa đáp ứng được nhu cầu, mạng lưới thu gom còn yếu và
thiếu. Mặc dù UBND xã đã phối hợp với xí nghiệp quản lý cơng trình đơ thị thu gom rác thải tại
trung tâm xã, chợ, tuyến dân cư hai bên quốc lộ Nam Sông Hậu nhưng chỉ đạt khối lượng khoảng
7 tấn/ngày [9].
Lấy mẫu CTRSH khảo sát thành phần cho thấy chất hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất với 63 %,
túi ni lông chiếm 17 %, các loại nhựa khác 16 %, 1 % giấy vụn và 3 % là các thành phần khác như
thủy tinh, kim loại, vải, da,... [7]. Có thể thấy nhựa chiếm đến 33 %, mặc dù đây là khu vực nông
thôn, điều này chứng tỏ các sản phẩm nhựa sử dụng một lần đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều
hoạt động đời sống của người dân nông thôn.
Về cơ sở hạ tầng thu gom - xử lý, xã chưa có bãi trung chuyển, CTRSH được hộ gia đình bỏ
vào thùng chứa rác 120 L, sau đó xe tải của xí nghiệp quản lý cơng trình đơ thị đến thu gom và lấy
thêm từ chợ trung tâm xã Vĩnh Hải (chợ Âu Thọ A - Trà Sết) vận chuyển về bãi rác thị xã (cách
khoảng 20 km). Đối với CTRSH ở các khu vực còn lại, người dân tự thu gom và xử lý thông qua

các hình thức chơn lấp, đốt, thải vào khu đất trống, ao tù, kênh, rạch. Với thực trạng các nguồn
phát sinh nêu trên, lượng rác thu gom còn thấp chỉ khoảng 71,19 %, lượng rác thải vào môi trường
chiếm tỷ lệ khá cao.
Bảng 1. Kết quả PRA thực trạng chất thải rắn sinh hoạt
Ấp

Thực trạng rác sinh hoạt
Các hộ gia đình dọc quốc lộ có xe thu gom
rác của thị xã đến thu gom.
Âu Thọ A, Âu Thọ B, Trà
Các hộ gia đình nơng thơn cịn lại đổ đống
Sết.
và đốt vào mùa khô; Mùa mưa thải ra môi
trường xung quanh.
Giồng Nổi, Mỹ Thanh,
Đa số các hộ gia đình đổ đống và đốt vào
Huỳnh Kỳ, Vĩnh Thạnh A, mùa khô; Mùa mưa thải ra môi trường xung
Vĩnh Thạnh B.
quanh.

Tác động

Đề xuất

CTRSH xung
quanh nhà gây
ơ nhiễm dịch
bệnh.
Mất mỹ quan.


Nhà nước bố
trí xe thu gom
và bố trí các
thùng chứa
CTRSH ở nơi
dân cư.

3.1.2. Nước thải sinh hoạt
Hiện nay trên địa bàn xã chưa có số liệu điều tra, thống kê cụ thể lượng nước thải sinh hoạt phát
sinh hàng ngày. Áp dụng QCVN 01: 2019/BXD, tiêu chuẩn cấp nước tối thiểu dùng cho sinh hoạt
dân cư nơng thơn, loại nhà có thiết bị vệ sinh và đường ống cấp thoát nước ≥ 80 L/người/ngày, lượng
nước thải chiếm ≥ 80 % lượng nước cấp thì nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân xã Vĩnh
Hải khoảng 1.900 m3/ngày (Năm 2020) và 1.950 m3/ngày (Năm 2022); Khi đó lượng nước thải sinh
hoạt phát sinh ở khu vực khoảng 1.550 m3/ngày (Năm 2020) và 1.600 m3/ngày (Năm 2022).
418

Hội thảo Quốc gia 2022


Khu vực trung tâm xã có hệ thống thốt nước bằng cống hở, kích thước ∅ 0,4 m, cịn lại hầu
hết đều sử dụng hệ thống rãnh hở, mương hở để thoát nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất. Hệ
thống cống rãnh, mương thoát nước thải chủ yếu là tự phát, thiếu quy hoạch, khả năng thoát nước
kém, dẫn đến tình trạng ứ đọng nước thải. Hệ thống thốt nước tự phát trong khu dân cư, hộ gia
đình thường là đường đơn, thoát chung nước mưa và nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, chiều
dài ngắn. Nước thải đưa vào hệ thống thoát nước rồi dẫn thẳng xuống ao, mương tiếp nhận không
qua lắng lọc, xử lý hoặc đưa vào hệ thống hố ga giữ lại cặn bẩn, phân hủy bớt chất hữu cơ trước
khi thải vào nguồn nước. Mẫu nước thải sinh hoạt thu thập trên địa bàn xã có hầu hết thơng số ơ
nhiễm vượt quy chuẩn cho phép xả thải theo quy định tại QCVN 08-MT: 2015/BTNMT (Cột A2).
Vượt nhiều nhất là mật độ vi khuẩn cao và hàm lượng chất hữu cơ cao.
Bảng 2. Kết quả PRA thực trạng nước thải sinh hoạt

Ấp

Thực trạng nước thải sinh hoạt
Nước thải từ khu vực chợ trung tâm xã (Chợ Âu Thọ A - Trà Sết) thải
Âu Thọ A
ra một phần vào hệ thống cống hở khoảng 300 m, phần còn lại thải
trực tiếp vào mương tù.
Âu Thọ B
Dân cư rải đều, nước thải sinh hoạt thoát ra ao, mương tù.
Khu dân cư An Lạc có 276 hộ sinh sống 2 bên kênh thủy lợi, chủ yếu
Trà Sết
là nghề đi biển đánh bắt ven bờ; Thoát nước sinh hoạt ra kênh thủy lợi
phía trước (khép kín) gây ô nhiễm môi trường cục bộ.
Dân cư phần lớn sống hai bên quốc lộ Nam Sông Hậu và một khu dân
Giồng Nổi
cư có đường đá từ quốc lộ vào rẫy Ông Kiên, nước thải sinh hoạt thoát
ra ao, mương tù.
Dân cư phần lớn phân bố cặp kênh Giồng Chùa và đường giao thơng
Mỹ Thanh
đi ra lăng Ơng Mỹ Thanh, xóm Mỹ Thanh và xóm Mù U, nước thải
sinh hoạt thốt ra ao, mương tù.
Dân cư phần lớn phân bố khu vực chợ Giồng Chùa (Chưa có hệ thống
Huỳnh Kỳ
thốt nước), đường Nam Sông Hậu và đường Huyện 111, nước thải
sinh hoạt thoát ra ao, mương tù.
Vĩnh Thạnh A Phần lớn phân bố hai bên đường Huyện 111 (Khoảng 50 %), nước thải
Vĩnh Thạnh B sinh hoạt thoát ra ao, mương tù.

Đề xuất
Nhà nước làm

cống thoát nước
ở khu dân cư, đào
hệ thống kênh
thoát nước sinh
hoạt cập tuyến
dân cư.
Người dân phải
đào (hoặc đặt
ống) thốt nước
ra các kênh, ao
khơng để nước
thải sinh hoạt ứ
đọng gây ơ nhiễm
mơi trường.

Kết quả phân tích 2 mẫu nước thải sinh hoạt thu tại cống thải khu dân cư và cống thải chợ
trên địa bàn xã [7] được trình bày trong Bảng 3.
Bảng 3. Thơng số ơ nhiễm nước thải sinh hoạt
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Thông số

pH
BOD5
COD
TSS
Amoni
Nitrit
Phosphate
Dầu mỡ
Coliform

Đơn vị
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
MPN/100 mL

Kết quả
Nồng độ ô nhiễm*
Vượt chuẩn
8,01 ± 0,21
181 ± 62
~ 30,2 lần
340,5 ± 113,8
~ 22,7 lần
184,15 ± 159,59
~ 6,1 lần

~ 29,7 lần
8,9 ± 8,9
1,03 ± 1,28
~ 20,5 lần
3,09 ± 0,23
~ 15,4 lần
5,9 ± 2,4
~ 11,8 lần
585.000 ± 487.900
~ 117 lần

QCVN 08-MT: 2015/
BTNMT (cột A2)
6,0 - 8,5
6
15
30
0,3
0,05
0,2
0,5
5.000

Ghi chú: * Kết quả trung bình của hai mẫu nước thải thu tại cống thải khu dân cư và cống thải chợ

Hiện trạng thoát nước khu dân cư hiện chưa đáp ứng nhu cầu thoát nước thải sinh hoạt, nước
thải chợ và sản xuất. Phần lớn nước thải chưa xử lý đúng quy định đang là nguồn ô nhiễm tạo ra áp
Hội thảo Quốc gia 2022

419



lực đến môi trường sống và ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh. Với thành phần các
chất gây ô nhiễm và lưu lượng ngày càng gia tăng, nước thải có thể xem là nguồn gây ơ nhiễm chính
cho khu vực. Điều này đòi hỏi sự quan tâm trong quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và
xử lý nước thải cho các khu dân cư để bảo vệ chất lượng nguồn nước, nhất là nguồn nước mặt và cải
thiện điều kiện vệ sinh môi trường trong các khu dân cư nông thôn. Đặc biệt, xã Vĩnh Hải có 5 ấp
giáp biển, một bộ phận người dân có thu nhập chủ yếu từ hoạt động đánh bắt ven bờ, cuộc sống gặp
nhiều khó khăn, điều kiện vệ sinh môi trường chưa bảo đảm. Nhiều hộ nghèo chưa có điều kiện làm
hố xí phải đi vệ sinh bằng cách đi ra rừng ven biển, đi ra bụi lùm cây hoặc đi nhờ hố xí.
Bảng 4. Kết quả PRA thực trạng hố xí
Ấp
Âu Thọ A, Âu Thọ B,
Trà Sết, Giồng Nổi, Mỹ
Thanh
Huỳnh Kỳ, Vĩnh Thạnh
A, Vĩnh Thạnh B

Thực trạng hố xí
Có khoảng 40 - 50 % nhà khơng có hố
xí, đi vệ sinh ra rừng ven biển, ra bụi
lùm cây hoặc đi nhờ hố xí.
Có khoảng 30 - 40 % nhà khơng có hố
xí, đi vệ sinh bằng cách ra bụi lùm cây
hoặc đi nhờ hố xí.

Tác động

Đề xuất
Nhà nước hoặc

Phân hôi thối gây
dự án hỗ trợ một
nhiễm bẩn nguồn
phần chi phí, vật
nước.
liệu làm nhà vệ
Lây lan mầm bệnh.
sinh cho người
Mất mỹ quan.
dân.

3.2. Ơ nhiễm mơi trường từ sản xuất nông nghiệp
3.2.1. Chất thải từ hoạt động trồng trọt
Vĩnh Hải có hoạt động sản xuất nơng nghiệp phát triển rất mạnh, đặc biệt là các sản phẩm
hành tím, củ cải, dây thuốc cá, cây họ đậu, các loại hoa màu và cây trồng khác,… Quá trình sản
xuất đã làm phát sinh các nguồn gây ô nhiễm tác động trực tiếp đến chất lượng mơi trường sống
cộng đồng, góp phần làm suy giảm về số lượng, chất lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và
môi trường. Hiện tại các loại chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp được nơng dân xử lý
thơng qua các hình thức như đốt tại ruộng canh tác; Thải trực tiếp vào các ao mương nội đồng; Rải
trên đồng ruộng rồi chôn xuống đất làm phân và tiếp tục canh tác cho vụ sau; Tận dụng rơm rạ để
trồng nấm rơm, lót luống trồng màu,...
Bảng 5. Thực trạng phát sinh chất thải từ trồng màu xã Vĩnh Hải
Loại
cây

Tác động đến môi
trường
2 vụ/năm: 1 vụ hành giống (tháng Lá, vỏ hành rất nhiều;
1 - 3) và 1 vụ hành thương phẩm Phế phẩm thải ra 5 %
Hành x x x

x x x (tháng 10 - 12); Hành được mùa sản lượng hành.
nhưng giá cả bấp bênh, nông dân Chai, lọ thuốc, bao
phân sau khi sử dụng.
bán khơng có lời.
Dây
Trồng khoảng 1 năm thu hoạch, ít Rác thải chủ yếu: Lá,
x x x x x x x x x x x x
tưới nước so với hành tím.
rác hữu cơ.
thuốc cá
Nằm trong diện tích hành, chủ yếu Chai, lọ thuốc, bao
Lúa
x x x x
để lấy rơm trồng hành.
phân sau khi sử dụng.

thể
trồng
được
quanh
năm,
Củ cải,
Lá, rác hữu cơ; Chai,
nằm trong diện tích hành; Lợi
lọ thuốc, bao phân
ớt, rau x x x
x x x
nhuận thấp (khi hành rớt giá thì
sau khi sử dụng.
củ khác

chuyển qua trồng củ cải).
Yêu cầu phát triển kinh tế đã dẫn đến việc áp dụng những kỹ thuật canh tác, thâm canh, cải
tạo giống, áp dụng các chính sách khuyến nơng thích hợp nên năng suất, sản lượng của các loại
cây trồng không ngừng được nâng cao, trong đó có việc sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực
vật không đúng liều lượng, thành phần, chủng loại, đúng bệnh làm tăng dư lượng các chất độc hại
420

Lịch thời vụ (tháng)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Hội thảo Quốc gia 2022

Thực trạng


thải vào mơi trường. Thêm vào đó, nơng dân cịn có thói quen thải bỏ bừa bãi các loại bao bì, chai
lọ chứa đựng các loại phân bón, thuốc trừ sâu trên đồng ruộng, vào kênh nội đồng. Các loại hóa
chất, thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm chất thải nguy hại, nếu thải bừa bãi ra môi trường sẽ gây ô
nhiễm, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người khi tiếp xúc.
Để tăng vụ và phát triển nông nghiệp, ngoài các biện pháp cải thiện giống, đất, phương thức
canh tác, nơng dân cịn sử dụng nhiều phân bón hóa học, nông dược, thuốc bảo vệ thực vật. Dự báo
dư lượng hóa chất độc hại trong đất, nước mặt và các loại chất thải nguy hại có nguồn gốc phát sinh
từ sản xuất nông nghiệp sẽ gia tăng. Đây là vấn đề cần được quan tâm nhằm tìm giải pháp kiểm
sốt để giảm thiểu nguy cơ ơ nhiễm mơi trường, nhất là môi trường nước, đất và bảo vệ sức khỏe
cộng đồng và tính đa dạng sinh học ở khu vực nông thôn.
3.2.2. Chất thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm
Chăn ni là loại hình sản xuất nơng nghiệp truyền thống của người dân nông thôn. Tuy
nhiên, hoạt động chăn ni ở xã Vĩnh Hải có số lượng thấp, quy mô nhỏ lẻ, phân tán. Mặc dù số
lượng đàn gia súc, gia cầm không lớn, tuy nhiên nếu không có biện pháp xử lý chất thải phát sinh
thì lượng chất thải chăn ni thải vào mơi trường có thể gây ô nhiễm cho cả môi trường đất, nước

mặt, nước ngầm và khơng khí xung quanh.
Bảng 6. Kết quả PRA thực trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm
Ấp

Thực trạng: Chăn nuôi gia súc, gia cầm
1 hộ nuôi heo (> 20 con, khơng có hệ thống xử lý) và
đặt rượu; Khoảng 20 hộ nuôi heo từ 1 - 2 con. Một số
Âu Thọ A
hộ ni bị (2 - 3 con) theo chương trình 135.
Vài hộ có ni gà, vịt nhưng khơng nhiều.
7 hộ ni heo (> 10 con, khơng có hệ thống xử lý);
Âu Thọ B
Có 15 hộ ni bị (2 - 3 con).
6 hộ nuôi heo (~ 10 con, chưa có hệ thống xử lý);
Trà Sết
Phân bố rải rác, 3 hộ ni trong khu dân cư An Lạc.
Có 60 hộ nuôi heo (khoảng 2 con) và 2 hộ nuôi heo
Giồng Nổi
(Hua, Cao) khoảng 10 con, chưa có hệ thống xử lý.
10 hộ nuôi heo (khoảng 5 - 6 con/hộ) gần cống số 17
Mỹ Thanh
chưa có hệ thống xử lý; 7 hộ ni bị (tổng 30 con).
3 ấp cịn lại Ít, một vài hộ nuôi heo, gà, vịt.

Tác động

Đề xuất

Chất thải đổ ra
môi trường tự

nhiên, nước thải
ra làm ô nhiễm
nước mặt.
Phân heo, chuồng
trại hôi thối ảnh
hưởng mọi người
xung quanh.

Nhà nước tuyên
truyền và hướng
dẫn cho người
chăn nuôi cách xử
lý chất thải chăn
nuôi
làm biogas; Phun
men vi sinh khử
mùi.

Với hiện trạng chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi chưa được thu gom, xử lý triệt để,
do đó khi thải ra mơi trường sẽ phân hủy phát sinh mùi hôi, ruồi nhặng, gây mất vệ sinh trong các
khu dân cư, phân thải đi vào nguồn nước gây ơ nhiễm và cịn là nguồn lây lan dịch bệnh làm gia
tăng rủi ro trong sản xuất.
Bảng 7. Thông số ô nhiễm nước thải chăn nuôi [7]
Số
TT
1
2
3
4
5

6

Thông số
pH
BOD5
COD
TSS
Tổng nitơ
Coliform

Đơn vị
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
MPN/100 mL

Kết quả
Nồng độ ô nhiễm*
7,82 ± 0,27
585 ± 392
1102 ± 755
621 ± 258
144,5 ± 24,8
13.000.000 ± 2.828.427

Vượt chuẩn
~ 5,85 lần
~ 3,7 lần
~ 4,1 lần


~ 2.600 lần

QCVN 62-MT: 2016/
BTNMT (cột B)
5,5 - 9,0
100
300
150
150
5.000

Ghi chú: *Kết quả trung bình của hai mẫu nước thải thu sau cơng trình xử lý tại hộ dân có ni heo và
trang trại chăn nuôi heo

Hội thảo Quốc gia 2022

421


3.2.3. Nuôi trồng thủy sản
Những năm gần đây việc chuyển đổi đất trồng trọt kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản đã
mang lại hiệu quả tích cực, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế đất đai của xã. Thủy sản nuôi chủ yếu
là tôm sú, tôm thẻ, cá kèo, cá chẻm,... Diện tích thủy sản tuy có thay đổi hàng năm nhưng khơng
lớn, đóng góp cho q trình tăng trưởng kinh tế chung của xã, tạo công ăn việc làm, ổn định đời
sống của người dân nông thôn. Song song đó, ngành sản xuất này đã tạo ra khơng ít những thách
thức đối với mơi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Bảng 8. Kết quả PRA thực trạng nuôi tôm (sú, thẻ)
Lịch thời vụ (tháng)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12


Ấp
Âu Thọ
A

x x x x x

Âu Thọ
B

x x x x x

Trà Sết

x x x x x

Giồng
Nổi

x x x x x x

Huỳnh
Kỳ

x x x x x

Mỹ
Thanh

x x x x x


Vĩnh
Thạnh A

x x x x x x

Vĩnh
Thạnh B

x x x x x

Thực trạng
Chiếm ~ 1/2 diện tích ấp, chủ yếu ở
phía Bắc Nam Sơng Hậu.
Chiếm khoảng 1/9 diện tích ấp, những
năm gần đây tơm bị thất thốt nên nơng
dân khó khăn, thiếu vốn tái sản xuất.
Chiếm hơn 1/3 diện tích ấp, ni khi
có mưa xuống.
Chiếm hơn 1/2 diện tích ấp, ni khi
có mưa xuống.
3/4 diện tích ni tơm, tập trung chủ yếu
là các doanh nghiệp nuôi tôm: Kim Lộc
Tiến Thành, Phú Thành; Lấy nước từ
biển vào chủ yếu qua cống số 16 và 17.
3/4 diện tích ni tơm, trong đó có
diện tích các doanh nghiệp nuôi tôm:
Kim Lộc, Đông Hải; Lấy nước từ sông
Mỹ Thanh.
9/10 diện tích ni tơm, trong đó có

diện tích các doanh nghiệp: Phương
Hà 10 ha, Vĩnh Thịnh 30 ha; Lấy nước
từ sơng Mỹ Thanh và kênh Trà Niên.
2/3 diện tích nuôi tôm; Lấy nước từ
kênh Trà Niên.

Tác động đến
môi trường

Chai, lọ
thuốc, bao
thức ăn sau
khi sử dụng
vứt bỏ ra xung
quanh.
Bùn đáy ao,
nước thải sau
nuôi tôm thải
ra kênh rạch
làm ô nhiễm
và lây lan
mầm bệnh
tôm ra xung
quanh ảnh
hưởng đến
môi trường.

Bảng 9. Thông số ô nhiễm nước thải nuôi trồng thủy sản [7]
Số
TT

1
2
3
4
5

Thông số

Đơn vị

pH
BOD5
COD
TSS
Coliform

mg/L
mg/L
mg/L
MPN/100 mL

Kết quả
Nồng độ ô nhiễm*
Vượt chuẩn
8,01 ± 0,06
506,5 ± 164,8
~ 5,1 %
949,5 ± 310,4
~ 3,2 %
101 ± 27


2.450 ± 353,6


QCVN 02-19: 2014/
BNNPTNT
5,5 - 9,0
100
300
150
5.000

Ghi chú: * Kết quả trung bình của hai mẫu thu sau ao lắng nước thải tại hai vùng ni tơm

Hầu hết các hộ gia đình, doanh nghiệp NTTS, nhất là nuôi tôm công nghiệp và nuôi cá đều
mới chỉ quan tâm đến xử lý chất lượng nước đầu vào phục vụ cho q trình ni mà chưa quan
tâm xử lý nước thải đầu ra trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Nước thải từ các ao nuôi đều thải
trực tiếp vào các kênh cấp và thốt nước tại các vùng ni. Sau mỗi vụ ni các ao nuôi đã bơm
422

Hội thảo Quốc gia 2022


hàng ngàn tấn cặn bùn đáy ao, chất rắn lơ lửng, thức ăn dư thừa ra môi trường mà không qua xử
lý. Đầu mỗi vụ nuôi, việc cải tạo ao nuôi và diệt cá dữ chuẩn bị cho vụ nuôi mới đã sử dụng một
lượng lớn vơi bột, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật; Dư lượng các chất này sẽ đi vào môi trường
đất, nước và gây ô nhiễm.
Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng [10], đối với thức ăn mà người
ni rải xuống ao, vuông hàng ngày, đối với tôm chỉ hấp thụ từ 25 - 30 %, đối với cá chỉ có 17 %
được hấp thụ. Phần cịn lại khá lớn (70 - 75 % đối với tôm và 83 % đối với cá) thải ra môi trường

dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa, thối rữa. Với 1 ha ao nuôi thủy sản, mật độ nuôi 30 - 40
con/m2, trong một chu kỳ sản xuất có thể thải ra khoảng 8 tấn chất thải rắn, trong đó phần lớn là
thức ăn thừa. Như vậy, với diện tích 3.666 ha thì lượng chất thải rắn từ hoạt động NTTS (Chủ yếu
là tôm và cá) là 29.328 tấn/năm. Loại chất thải này sẽ lắng đọng dưới đáy các ao nuôi và được thu
gom dưới dạng bùn thải khi cải tạo ao hồ sau mỗi mùa vụ.
Từ các vấn đề trên cho thấy hoạt động NTTS hàng năm đã đưa vào môi trường đất, nước một
lượng lớn các chất thải, hóa chất độc hại gây ô nhiễm, là yếu tố gia tăng áp lực đối với môi trường
và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm suy giảm các giống loại tự nhiên và lan truyền dịch bệnh,
tăng rủi ro trong sản xuất.
3.3. Chất thải từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Bảng 10. Thực trạng các cơ sở sản xuất, kinh doanh xã Vĩnh Hải
Ấp

Thực trạng cơ sở sản xuất

Âu Thọ A

02 doanh nghiệp: Thu mua sơ chế tôm
Ong Sái và hãng nước đá.

Âu Thọ B 02 doanh nghiệp thu mua hành.
Trà Sết

03 cơ sở: 2 thu mua củ cải muối, 1 thu
mua tôm.

Giồng Nổi

03 cơ sở: 1 thu mua hành tím, 2 cây
xăng (quanh năm).


Doanh nghiệp Trần Tân thu mua hành tím,
thu mua tơm, mua bán vật liệu xây dựng.
Mỹ Thanh 3 doanh nghiệp ni tơm lớn chiếm 3/4
diện tích ấp: Kim Lộc, Tiến Thành, Phú
Thành.
Doanh nghiệp: Công ty Kim Lộc và
Huỳnh Kỳ Đông Hải nuôi tôm; 2 cây xăng; 1 cơ sở
nước đá; 1 cửa hàng vật liệu xây dựng.
Vĩnh
Thạnh A
Vĩnh
Thạnh B

Tác động, ảnh hưởng
Nước thải có nguy cơ ô nhiễm (Nước
mặt, mùi hôi thối) nếu cơ sở không có hệ
thống xử lý.
Rác hành; Đốt khói ảnh hưởng sức khỏe
người dân xung quanh.
Nước thải thu mua tôm thải ra có nguy
cơ ơ nhiễm nếu khơng có hệ thống xử lý
hiệu quả.
Rác thải từ lá hành có nguy cơ ơ nhiễm
nếu cơ sở khơng có hệ thống thu gom xử
lý hiệu quả.
Rác thải từ lá hành, nước thải từ thu mua
tơm, ni tơm có nguy cơ ơ nhiễm nếu
cơ sở khơng có hệ thống thu gom xử lý
hiệu quả.

Chai, lọ thuốc, bao thức ăn sau khi sử dụng.
Chất thải từ ni tơm có nguy cơ ơ
nhiễm nếu cơ sở khơng có hệ thống thu
gom xử lý hiệu quả.

Rác thải từ lá hành, nước thải từ thu mua
Doanh nghiệp Phương Hà 10 ha, Vĩnh
tơm, ni tơm có nguy cơ ơ nhiễm nếu cơ
Thịnh 30 ha nuôi tôm; 2 cây xăng; 1
doanh nghiệp mua tơm và hành Thái Nến. sở khơng có hệ thống thu gom xử lý hiệu
quả. Ô nhiễm bụi từ mua bán vật liệu xây
02 doanh nghiệp thu mua hành; 01 vật
dựng.
liệu xây dựng Ký Hon.

Đề xuất
Cơ quan
Nhà nước
thường
xuyên
kiểm tra
cơ sở thực
hiện đúng
quy định
về bảo
vệ môi
trường.
Chủ
doanh
nghiệp

phải thực
hiện tốt
các biện
pháp bảo
vệ môi
trường
trong sản
xuất.

Chất thải sản xuất công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp phát sinh từ q trình loại bỏ các phế
thải, chất thải của các quá trình sản xuất bao gồm nước thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản của
doanh nghiệp; Nước thải từ hoạt động của loại hình thu mua tôm tép; Nước thải từ hoạt động của
Hội thảo Quốc gia 2022

423


cơ sở sản xuất nước đá; Bụi, bao bì đã qua sử dụng từ hoạt động của các cơ sở kinh doanh thức
ăn thủy sản; Khí thải, tiếng ồn từ hoạt động của các cơ sở hàn tiện, gia công cửa sắt; Mùi hôi, ruồi
nhặng, nước thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm,...
Thống kê trên địa bàn xã có 53 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ [3]. Trong đó có 01 cơ sở
thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường do UBND tỉnh quản lý và 52 cơ sở phải
lập kế hoạch bảo vệ môi trường do UBND thị xã quản lý, đến nay đã có 52 cơ sở được cấp giấy
xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, đạt tỷ lệ 100 %. Tuy các cơ sở này đã thực hiện lập báo cáo
đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường nhưng một số vẫn chưa thực hiện đúng
cam kết, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng, là nguyên
nhân phát sinh các trường hợp khiếu nại tố cáo của cơng dân.
Bảng 11. Thơng số ơ nhiễm khí thải [7]
STT


Thơng số

Đơn vị

1
2
3
4
5

SO2
CO
NO2
Bụi tổng
Tiếng ồn**

µg/L
µg/L
µg/L
µg/L
dBA

Kết quả
Giá trị ơ nhiễm*
42 ± 13,5
726,7 ± 126,6
11 ± 4,4
217,7 ± 92,5
73,2 ± 7,2


Vượt chuẩn
1,04

QCVN 05:2013/
BTNMT
350
30.000
200
300
70

Ghi chú: *Mẫu khí thải là kết quả trung bình đo tại 2 điểm chợ và 1 khu dân cư trên địa bàn
**
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT

Lượng chất thải từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa xử lý triệt để thải trực
tiếp vào mơi trường sẽ góp phần gây ơ nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe nhân
dân. Thời gian tới theo định hướng phát triển công nghiệp, thị xã sẽ đẩy mạnh thu hút đầu tư phát
triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đặc biệt là khu công nghiệp Mỹ Thanh tại xã Vĩnh
Hải với các loại hình chế biến nơng thủy sản, dệt may, giày dép, gỗ, cơ khí nơng nghiệp, cơ khí
tiêu dung,... Dự báo số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp sẽ tiếp tục tăng
lên với loại hình hoạt động đa dạng và quy mô sản xuất ngày càng mở rộng. Điều này đồng nghĩa
với việc tăng thêm các nguồn thải với thành phần đa dạng, độc hại thải vào môi trường. Đây sẽ là
nguồn gây ô nhiễm môi trường cho địa bàn xã.
4. Kết luận
Hiện trạng môi trường xã Vĩnh Hải có chất lượng khơng khí xung quanh khá tốt, nguồn nước
mặt chưa nhiễm độc hữu cơ có thể sử dụng cho mục đích ni trồng thủy sản (NTTS), nước sinh
hoạt phải sử dụng từ nguồn nước cấp của nhà máy hoặc khai thác nước dưới đất. Đối với nước thải
sinh hoạt có nồng độ ơ nhiễm cao, cần được chú ý thu gom xử lý phù hợp. Nước thải từ các cơ sở
NTTS và chăn nuôi mặc dù đã có áp dụng một số biện pháp xử lý sơ bộ (Ao lắng, biogas) nhưng

vẫn còn hàm lượng chất hữu cơ cao cần được tiếp tục quan tâm xử lý triệt để.
Kết quả tham vấn ý kiến từ cư dân địa phương cũng đã xác định các nguồn gây ô nhiễm cụ
thể (từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ) tại từng địa bàn ấp, đánh giá
các tác động, các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và cộng đồng dân cư, ghi nhận các đề xuất
của cư dân địa phương đóng góp cho cơng tác quản lý và bảo vệ mơi trường.
Trên cơ sở đó nghiên cứu kiến nghị địa phương cần thực hiện các chương trình giám sát mơi
trường định kỳ (Nước mặt, nước ngầm, nước thải, khí thải, chất thải rắn,...) để nhận dạng các thay
đổi hay xu hướng biến đổi chất lượng môi trường theo thời gian, không gian, phát hiện và cảnh báo
424

Hội thảo Quốc gia 2022


sớm các trường hợp ô nhiễm môi trường và sự cố mơi trường, hỗ trợ tích cực cho các hoạt động
phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, nâng cao đời sống người dân. Đồng thời tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; Quy định và áp dụng các chế tài cần thiết để xử lý nghiêm các vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Cơng ty TNHH MTV cơng trình đơ thị Vĩnh Châu (2018). Báo cáo thực hiện nhiệm vụ năm 2018.
UBND thị xã Vĩnh Châu.
[2]. UBND thị xã Vĩnh Châu (2010). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Vĩnh Châu đến
năm 2020.
[3]. UBND xã Vĩnh Hải (2017). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội xã Vĩnh Hải.
[4]. Sở Tài nguyên và Mơi trường tỉnh Sóc Trăng (2012). Báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất bãi bồi
ven biển tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến năm 2030. UBND tỉnh Sóc Trăng.
[5]. Nguyễn Duy Cần, Nico Vromant (2009). PRA đánh giá nông thôn với sự tham gia của người dân. Nxb.
Nông nghiệp.
[6]. Nguyễn Đức Lộc (2020). Đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng PRA. Tham khảo tại https://
narrowthegap.linvn.org/storage/documents/en/NTG_Thamkhao_PRA.pdf
[7]. Bùi Như Ý, Nguyễn Võ Châu Ngân (2016). Khảo sát mức độ đáp ứng tiêu chí môi trường xã nông thôn

mới - trường hợp xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần
Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 4): 61-70.
[8]. Bộ Xây dựng (2019). Thông tư số 22/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2019/BXD.
[9]. Chi cục Thống kê thị xã Vĩnh Châu (2021). Niên giám Thống kê thị xã Vĩnh Châu năm 2020. Chi cục
Thống kê thị xã Vĩnh Châu.
[10] Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng (2012). Sổ tay quản lý tài nguyên nước - khống sản.
UBND tỉnh Sóc Trăng.

BBT nhận bài: 30/9/2022; Chấp nhận đăng: 31/10/2022

Hội thảo Quốc gia 2022

425



×