BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO
TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
0
00
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
HỌ VÀ TÊN SV: NGUYỄN VĂN TÙNG MSSV: 1191080119
NGÀNH : MÔI TRƯỜNG LỚP : 11HMT01
1. Đầu đề đồ án tốt nghiệp:
“Khảo sát hiện trạng mơi trường của cơng ty TNHH CBTS Hồng Long và
đề xuất biện pháp bảo vệ mơi trường phát triển bền vững”
2. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu về Cơng ty TNHH chế biến Thủy Sản Hồng Long huyện Tam Nơng
tỉnh Đồng Tháp.
- Khảo sát hiện trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất gây ra.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng mơi trường.
- Đề xuất giải quản lý mơi trường, hướng đến phát triển mơi trường bền vững
3. Ngày giao Đồ án tốt nghiệp: 01/04/2013
4. Ngày hoàn thành Đồ án tốt nghiệp: 10/03/2013
5. Họ và tên người hướng dẫn: Phần hướng dẫn:
ThS. Lê Thị Vu Lan
Toàn bộ nội dung và yêu cầu Đồ án tốt nghiệp đã được thông qua Ban chủ
nhiệm Khoa
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 04 năm 2013
Chủ nhiệm Khoa Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Phần dành cho Khoa:
Người duyệt:
Đơn vò:
Ngày bảo vệ:
Điểm tổng kết:
Nơi lưu trữ Đồ án tốt nghiệp:
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Điểm bằng số Điểm bằng chữ
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CÔNG TY TNHH CBTS
HOÀNG LONG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Ngành : MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Vu Lan
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Tùng
MSSV: 1191080119 Lớp: 11HMT01
TP.Hồ Chí Minh, tháng 03/2013
Đồ án tốt nghiệp
i
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề……………………………………………………………………….1
1.2 Mục đích của đề tài……………………… ……………………………………2
1.3. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………………2
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………… 2
1.5.Ý nghĩa đề tài……………………………………………………………………3
1.6. Kết cấu đề tài……………………………………………………………………3
1.7. Các kết quả đạt được của đề tài…………………………………………………4
1.8. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………… …4
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN 5
2.1. Sơ lược về ngành thủy sản………………………………………………………5
2.1.1. sơ lược về vị trí của ngành thủy sản trong ngành công nghiệp nước ta 5
2.1.2. Vai trò của ngành thủy sản nước ta. 6
2.2. Sơ lược về huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp………………………… ………8
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý. 8
2.2.2. Lịch sử hình thành 8
2.2.3. Tình hình kinh tế - xã hội 8
2.2.4. Tỉ lệ lao động và việc làm 11
2.3. Sơ lược về công ty TNHH CBTS Hoàng Long……………………………….12
2.3.1. Giới thiệu về nhà máy chế biế thủy sản Hoàng Long……………………… 12
2.3.2. Quá trình thành lập công ty………………………………………………….13
2.3.3. Vị trí kinh tế…………………………………………………………………14
2.3.4. Tổ chức quản lý và sản xuất trong nhà máy…………………………………16
2.3.5. Quy mô, năng suất và các sản phẩm chính 17
2.3.5.1. Quy mô, năng suất ……………………………………………………… 17
2.3.5.2. Các sản phẩm của nhà máy:………………………………… 17
2.3.6. Thị trường tiêu thụ của công ty 19
Đồ án tốt nghiệp
ii
2.3.7. Các điều kiện thực tế của nhà máy 19
2.3.7.1.Cơ sở hạ tầng 19
2.3.7.2. Con người tham gia sản xuất 19
2.3.8. Giới thiệu về nguyên liệu 20
2.3.8.1. Cá nước ngọt 20
2.3.8.2. Cá da trơn 20
2.3.8.3. Giới thiệu về nguyên liệu cá tra………………………………………… 21
2.3.9. sơ đồ quy trình công nghệ chế biến 22
2.4. Sơ lược về phát triển bền vững……………………………… ………………26
2.3.1. Khái niệm phát triển bền vững : 26
2.3.2. Luận thuyết phát triển bền vững và các nguyên tắc định hướng 26
2.3.3. Các định đề và điều kiện của phát triển bền vững 28
2.3.4. Các thử thách và giới hạn của phát triển bền vững……………………… 29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 31
3.1. Hiện trạng sản xuất của nhà máy…………………………………… ………31
3.1.1. Tình hình sản xuất của nhà máy. 31
3.1.2. Nguồn gốc phát sinh và tác động môi trường của các chất gây ô nhiễm trong
hoạt động chế biến thủy sản của nhà máy. 37
3.1.2.1. Nguồn gốc phát sinh……………………………………………………….37
3.1.2.2. Tác động đến mô trường………………………………………… 47
3.1.3. Thành phần và tính chất của nước thải 50
3.2. Hiện trạng môi trường tại công ty khảo sát………………….……………… 51
3.2.1. Chất thải rắn…………………………………………………………………51
3.2.2. Nước thải và hệ thống xử lý nước thải………………………………………54
3.2.2.1. Nguồn gốc của nước thải………………………………………………….54
3.2.2.2. Hệ thống xử lý nước thải của công ty…………………………………… 56
3.2.3. Khí thải và mùi, độ rung độ ồn…………………………………………… 62
chương 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG………………………………… 65
Đồ án tốt nghiệp
iii
4.1. Các công cụ về kỹ thuật……………………………………………………….65
4.1.1. Cải tạo hệ thống xử lý nước thải hiện hữu để xử lý nước thải đạt cầu…… 71
4.1.2. Đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn mà nhà máy chế biến thủy sản nên
quan tâm thực hiện…………………………………………………………………71
4.1.2.1. Các giải pháp hạn chế ô nhiễm và ồn…………………………………… 72
4.1.2.
2. Giảm thiểu tác động tới môi trường làm việc, sức khỏe công nhân…………… 72
4.1.3. Hoàn thiện chương trình giám sát môi trường cho nhà máy…………………… 74
4.2. C
ác công cụ quản lý………………………………………………………… 75
4.2.1. Biện pháp chính sách pháp luật…………………………………………… 75
4.2.2. Biện pháp quản lý bằng công cụ kinh tế………………………………… 76
4.2.3. Biện pháp đào tạo nâng cao nhận thức………………………………………77
chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾ NGHỊ………………………………………….78
5.1. Kết luận……………………………………………………………………… 78
5.2. Kiến nghị………………………………………………………………………78
Đồ án tốt nghiệp
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD
5
: Nhu cầu oxy sinh hóa trong năm ngày.
COD: Nhu cầu oxy hóa học.
TSS: Tổng chất rắn lơ lửng.
T-N: Tổng nitơ.
T-P: Tổng photpho.
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam.
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn.
QLNN : Quản lý nhà nước.
CBTS : Chế biến thủy sản.
SLSP : Sản lượng sản phẩm.
BVMT : Bảo vệ môi trường.
PTBV : Phát triền bền vững.
TNMT : Tài nguyên môi trường.
NCHS : Nghiên cứu hải sản.
CSCB : Cơ sở chế biến.
XK : Xuất khẩu.
Đồ án tốt nghiệp
v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Trình độ học vấn và chuyên của huyên Tam Nông (%)……………… 11
Bảng 2.2: Giá trị dinh dưỡng của cá trong 1 kg……………………………………21
Bảng 2.3: Thành phần khối lượng của cá trong 1 kg………………………………21
Bảng 2.4: Chỉ tiêu cảm quan của nguyên liệu…………………………………… 23
Bảng 3.1: Tổng kết sản lượng sáu tháng cuối năm 2011 và năm tháng đầu năm
2012……………………………………………………………………… 31
Bảng 3.2 : Mô tả tóm tắt hoạt động và thông số kỹ thuật chủ yếu trong quy trình sản
xuất…………………………………………………………………………32
Bảng 3.3 : Lượng phế thải trung bình cho 1 tấn sản phẩm thủy sản …………… 39
Bảng 3.4 : Khối lượng chất thải rất của cá……………………………………… 39
Bảng 3.5 : Các dạng nước thải công nghiệp chế biến thủy sản……………………43
Bảng 3.6 : Định mức trung bình cho 1 tấn sản phẩm thủy sản……………………44
Bảng 3.7 : Nồng độ ô nhiễm trung bình trong nước thải chế biến thủy sản………45
Bảng 3.8 : Kết quả phân tích nước thải trước xử lý……………………………….45
Bảng 3.9 : Khôi lượng chất thải khí……………………………………………….47
Bảng 3.10 : Kết quả giám sát nước thải của công ty TNHH CBTS Hoàng Long
trong 3 quý liên tiếp gần đây………………………………………………60
Bảng 3.11: Kết quả giám sát mẫu khí thải tại công ty TNHH CBTS Hoàng Long.63
Bảng 4.1 : Mức độ ô nhiễm vượt quy chuẩn cho phép………………………… 65
Bảng 4.2 : Dự tính hiệu suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải…………………69
Đồ án tốt nghiệp
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 : Cụm công trình thủy sản Hoàng Long…………………………….…12
Hình 2.2 :Vị trí kinh tế của công ty…………………………………………… 14
Hình 2.3 : Sơ đồ tổ chức của công ty………………………………………… 16
Hình 2.4 : Các sản phẩm chính và phụ……………………………………… 18
Hình 3.1 : Chất thải rắn nguy hại thải ra sau khi xử dụng…………………… 52
Hình 3.2 : Thùng chứa rác thải sinh hoạt……………………………………….53
Hình 3.3 : Quá trình vệ sinh dụng cụ rửa nguyên liệu………………………….54
Hình 3.4 : Hệ thống xử lý nước thải tại công ty Hoàng Long………… …… 55
Hình 3.5 : Nước thải tại bể tuyển nổi…………………… ……………………55
Hình 3.6 : Bể xử lý sinh học hiếu khí……………………………………… …55
Hình 3.7 : Nước thải sau xử lý xã trực tiếp ra sông…………………………….59
Đồ án tốt nghiệp
vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ quy trình chế biến cá tra-ba sa fillet đông lạnh……………….22
Sơ đồ 4.1 : Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải…………………………………… 67
Đồ án tốt nghiệp
1
Chương 1 : MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, môi trường và ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề được các nước
trên thế giới quan tâm đặc biệt. Bảo vệ môi trường trở thành vấn đề toàn cầu, là
quốc sách của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, môi trường và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống con người đang diễn
biến theo chiều hướng xấu đi. Nguồn gốc của sự biến đổi này là các hoạt động kinh
tế, phát triển của xã hội. Các hoạt động này một mặt có tác dụng cải thiện chất
lượng cuộc sống con người, mặt khác lại gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên,
gây ô nhiễm, suy thoái các môi trường thành phần.
Huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp với lợi thế hệ thống sông ngòi nội địa
khá chằng chịt. Nguồn lợi thủy sản dồi dào được cung cấp từ các vùng nuôi thủy
sản lân cận (An Giang, Kiên Giang… ). Vì vậy thủy hải sản là một trong những
ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển của nhà máy thì
kéo theo nhiều vấn đề bức thiết cần giải quyết. Các nhà máy ra đời trong thời kỳ khi
vấn đề môi trường chưa được quan tâm thích đáng, chưa có các hướng dẫn thực
hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nên đến sự suy giảm chất lượng môi trường
nghiêm trọng trong quá trình hoạt động của các nhà máy. Đặc biệt, sự phát thải
lượng nước lớn chứa hàm lượng hữu cơ cao làm suy giảm chất lượng nước, đe dọa
sự phát triển của các động vật thủy sinh và đời sống của nhân dân xung quanh khu
vực tiếp nhận nguồn nước thải này.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu hiện trạng gây ô nhiễm môi trường của nhà máy chế
biến thủy hải sản tại huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp để có thể hoàn thiện hơn các
giải pháp bảo vệ môi trường thích hợp là điều cần được quan tâm hàng đầu. Đó
cũng là lý do để đề tài “ Khảo sát hiện trạng môi trường nhà máy chế biến thủy hải
sản” được thực hiện.
Đồ án tốt nghiệp
2
1.2. Mục tiêu của đề tài.
Khảo sát vá đánh giá hiện trạng môi trường do hoạt động chế biến thủy sản, đề
xuất giải nâng cao hiệu quả quản lý môi trường nhằm khắc phục hạn chế ô nhiễm
môi trường.
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát hiện trạng môi trường khu vực sản xuất.
- Phân tích, đánh giá các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Đề xuất giải quản lý môi trường, hướng đến phát triển môi trường bền vững.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp luận.
Phát triển kính tế là xu hướng tất yếu của tất cả các nước trên thế giới. Tùy vào
điều kiện của mỗi quốc gia mà người ta dựa vào đó để phát triển nền kinh tế của
quốc gia mình. Các nhân tố môi trường, tài nguyên thiên là những nhân tố tích cực
góp phần thành công nền kinh tế của mỗi quốc gia. Với phương châm ,một người
làm thành công thì sẽ có nhiều người khác làm theo. Vì thế ngoài các công ty lớn có
đầu tư kỹ thuật, vốn, xin phép sản xuất chế biến hợp pháp, tuân theo các quy định
pháp luật gia tăng cơ sở, doanh nghiệp một cách ồ ạt tạo nên sự mất cân đối trong
sử dụng tài nguyên đất và nước. Mặt khác với tốc độ gia tăng này đã khiến các cơ
quan quản lý Nhà nước liên quan không thể quản lý được và sẽ tiềm ẩn là nguyên
nhân gây nên hậu quả khó lường cho môi trường.
Như chúng ta đã biết, sản xuất chế biến đều tác động trực tiếp đến môi trường,
việc chế biến không tuân thủ luật môi trường, xã thải bừa bãi không qua xử lý là
nguyên nhân chính gât nên suy thoái môi trường trầm trọng. Theo kết quả quan trắc
mới nhất từ Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ,
Vĩnh Long, Tiền Giang cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường từ việc chế biến
thủy sản, gây ô nhiêm môi trường ngày tăng. (nguồn : Chi cục bảo vệ Môi trường
khu vực Tây Nam Bộ, 2007 )
Vì những khó khăn trên đối với các nhà quản lý và người làm sản xuất, đề tài sẽ
tiến hành khảo sát hiện trạng môi trường tại công TNHH CBTS Hoàng Long thuộc
Đồ án tốt nghiệp
3
huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp, xem xét, tìm hiểu các tài liệu, các nghiên cứu có
liên quan đến, xem các tác động và các khía cạnh từ việc chế biến thủy sản ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường.
Qua đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường, giảm bớt
gây ô nhiễm, tăng lợi suất kinh tế là tối ưu, nhằm tiến đến phát triển kinh tế công
nghiệp phát triển bền vững.
- Phương pháp thực tế :
- Phương pháp liệt kê: Liệt kê các tác động đến môi trường do quá trình hoạt động
sản xuất của nhà máy gây ra.
- Phương pháp thu thập tài liệu: Từ các sở Tài Nguyên và Môi Trường, Nông
nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp, cùng với các
tài liệu khác đã xuất bản và trên intrenet
- Phương pháp khảo sát: tiến hành khảo sát tại cơ sở chế biến, xem xét mức độ ảnh
hưởng của hoạt động chế biến ảnh hưởng đến môi trường như thế nào.
1.5. Ý nghĩa đề tài.
- Ý nghĩa thực tế: Giúp cho các nhà kinh tế và các cơ quan quản lý Nhà Nước có cái
nhìn chiến lược cho mục tiêu phát triển bền vững, giúp người nông dân hiểu được
tầm quan trọng của cân đối cái lợi trước mắt và hậu quả tiềm tàng do hành vi của họ
gây ra.
- Ý nghĩa khoa học: Góp một tư liệu nhỏ cho các nhà nghiên cứu tiếp theo, là độ ng thái
giúp các nhà khoa học vào cuộc giải quyết vấn đề xác thực và hiệu quả hơn.
1.6. kết cấu của đề tài.
Kết cấu đề tài bao gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu.
Chương 2: Tổng quan.
Chương 3: Kết quả khảo sát hiện trạng môi trường
Chương 4 : Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường phát triển
bền vững.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Đồ án tốt nghiệp
4
1.7. Các kết quả đạt được của đề tài.
Sau 3 tháng (01/12/2012 – 15/03/2013) thực hiện khảo sát và đánh giá hoạt
động chế biến ở nhà máy thủy sản Hoàng Long, qua khảo sát hiện trạng môi trường
của công ty còn nhiều vấn đề cần khắc phục góp phần bảo vệ môi trường của công
ty nói riêng và xã Hội nói chung, sẽ tiết kiệm được khoảng chi phí lớn,, giảm lượng
thải, bảo vệ môi trường, nâng cao uy tín cho công ty.
1.8. Đối tượng nghiên cứu.
Hoạt động chế biến thủy sản của công ty TNHH Hoàng Long.
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Đồ án tốt nghiệp
5
Chương 2: TỔNG QUAN
2.1. Sơ lược về ngành thủy sản.
2.1.1. sơ lược về vị trí của ngành thủy sản trong ngành công nghiệp nước ta.
- Việt Nam có truyền thống lâu đời trong các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ
sản. Ngành thuỷ sản đóng góp hơn 3% GDP trong hơn mười năm qua và được xem
là một trong những ngành có bước trưởng thành nhanh chóng nhất trong thập kỷ
vừa rồi. Thuỷ sản là một trong ngành kinh tế sớm lấy xuất khẩu làm hướng ưu tiên
phát triển và hiện nay đang là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Hiện nay,
ngành thuỷ sản đang không ngừng tăng trưởng cả về số lượng và chất luợng. Ngoài
ra, ngành thủy sản đang là ngành có thế mạnh về xuất khẩu mang về một lượng
ngoại tệ lớn cho Việt Nam. Ngành thuỷ sản là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam và xếp hàng thứ 4 trong các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam, đồng thời khẳng
định thuỷ sản là ngành kinh tế hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.
Năm 2007 Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế Giới
WTO – World Trade Organization. Ngành thuỷ sản đã bước đầu hoàn thiện môi
trường pháp lý nhằm chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế và triển khai một số
Hiệp định hợp tác với các Tổ chức quốc tế, khu vực và các nước. Bộ Thuỷ sản đang
có gắng xây dựng Chiến lược Hợp tác quốc tế và Hội nhập kinh tế quốc tế ngành
thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Ngành Thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế
đất nước. Quy mô của Ngành Thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai trò của Ngành
Thuỷ sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân.
Từ cuối thập kỷ 80 đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP của Ngành Thuỷ sản cao hơn
các ngành kinh tế khác cả về trị số tuyệt đối và tương đối, đặc biệt so với ngành có
quan hệ gần gũi nhất là nông nghiệp. Ngành Thuỷ sản là một ngành kinh tế kĩ thuật
đặc thù bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mang những tính chất côn
.
Đồ án tốt nghiệp
6
Ngành Thuỷ sản được coi là ngành có thể tạo ra nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều
nước, trong đó có Việt Nam. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã trở thành hoạt
động có vị trí quan trọng hàng nhất nhì trong nền kinh tế ngoại thương Việt Nam.
4,94 tỷ USD, đưa chế biến thuỷ sản trở thành một ngành
.
2.1.2. Vai trò của ngành thủy sản nước ta.
- Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho mọi người dân Việt Nam.
Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho người dân, 50% sản lượng đánh
bắt ở vùng ven biển Bắc Bộ, Trung Bộ và 40% sản lượng đánh bắt ở vùng biển
Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, được dùng làm thực phẩm cho nhu cầu cho người tiêu
dùng. Nuôi trồng thủy sản phát triển rộng khắp, tới tận vùng sâu vùng xa, góp phần
chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của người dân Việt Nam, cung cấp
nguồn dinh dưỡng dồi dào. Từ vùng đồng bằng đến trung du miền núi, tất cả các ao
hồ nhỏ điều được sử dụng triệt để cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Trong thời
gian tới các mặt hàng thủy sản ngày càng có giá trị cao trong tiêu thụ thực phẩm của
mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.
- Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm.
Ngành thủy sản là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm, cung
cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Đặc biệt từ năm 2001-2004 công tác khuyến
ngư đã tập trung vào hoạt động trình diễn các mô hình khai thác và nuôi trồng thủy
sản, hướng dẫn người dân nghèo làm ăn. Hiện tại, mô hình kinh tế hộ gia đình được
đánh giá là đã giải quyết cơ bản công việc làm cho ngư dân ven biển. Bên cạnh đó,
mô hình kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần giải quyết việc làm
cho nhiều lao động ở các vùng, nhất là lao động nông nhàn ở các tỉnh Nam Bộ và
Trung Bộ.
Đồ án tốt nghiệp
7
- Xoá đói giảm nghèo.
Ngành thủy sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc phát
triển các mô hình nuôi trồng thủy sản đến cả vùng sâu vùng xa. Các cùng nuôi tôm
rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất hàng hóa lớn đã hình thành, một bộ phận
dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chống, rất nhiều gia đình thoát khỏi
cảnh nghèo nhờ nuôi trồng thủy sản.
- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn.
Quá trình chuyển đổi diện tích, chủ yếu từ lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng
thủy sản diễn ra mạnh mẽ vào các năm 2000 – 2002, hơn 200.000 ha diện tích được
chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên từ năm 2003 đến nay nhiều vùng
vẫn tiếp tục chuyển đổi mạnh, năm 2003 đạt 49.000 ha và năm 2004 đạt 65.400 ha.
Có thể nói nuôi trồng thủy sản đã phát triển vói tốc độ nhanh, thu được hiệu quả
kinh tế - xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng
biển, nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân.
- Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai.
Ao hồ là một thế mạnh của nuôi trồng thủy sản ở các vùng nông thôn Việt Nam,
sử dụng nó tận dụng vào lao động, it tốn chi phí đầu tư phần lớn là nuôi quãng canh.
- Nguồn xuất khẩu quan trọng .
Trong nhiều năm nay, ngành thủy sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trong bảng
danh sách các ngành có giá trị kiêm ngạch xuất khẩu lón nhất trong nước. Ngành
thủy sản còn là một trong 10 ngành có kiêm ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD.
- Đảm bảo chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa,
nhất là ở vùng bi
ển và hải đảo.
Ngành thủy sản luôn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ quyền trên
biển, ổn định xã hội phát triển kinh tế các vùng ven biển hải đảo, góp phần thực
hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Tí nh đến nay có rất
nhiều cảng cá quan trọng được xây dựng theo chương trình biển Đông hải đảo như:
Cô Tô ( Quãng Ninh ), Cồn Cỏ ( Quãng Trị ), Hòn Khoai ( Cà Mau ), Phú Quốc (
Đồ án tốt nghiệp
8
Kiên Giang ),…hệ thống cảng cá tuyến đảo sẽ hoàn thiện đồng bộ để phục vụ sản
xuất nghề cá và góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển Tổ quốc.
2.2. Tổng quan về huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp.
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý.
Tam Nông là huyện vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp, với diện tích tự nhiên
46.081,86 ha, phía Bắc tiếp giáp các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, phía Nam giáp
huyện Thanh Bình, phía Đông giáp huyện Tháp Mười, huyện Cao Lãnh và tỉnh
Long An, phía Tây giáp huyện Hồng Ngự và Thanh Bình.
Huyện có vị trí nằm ở trung tâm khu vực phía Bắc Tỉnh, có đoạn sông Tiền và
Quốc lộ 30 đi qua và có mạng lưới giao thông thuỷ bộ phân bố đều khắp, tạo điều
kiện thuận lợi cho giao lưu hàng hoá và phát triển kinh tế.
Dân số 108.071 người với 25.040 hộ, mật độ 215 người /km
2
2.2.2. Lịch sử hình thành:
Huyện Tam Nông được hình thành từ ngày 05 tháng 5 năm 1969 .
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, huyện Tam Nông và huyện Thanh Bình
được sát nhập lại, Tam Nông được giữ lại làm tên của huyện mới, huyện lỵ đặt tại
Thị trấn Thanh Bình. Về sau để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chủ
trương khai thác Đồng Tháp Mười, Quyết định của Trung ương ngày 10 tháng 8
năm 1983, huyện Tam Nông được tách ra làm hai huyện Thanh Bình và Tam Nông.
Huyện lỵ Tam Nông đặt tại xã Tân Công Sính nay là Thị trấn Tràm Chim.
2.2.3. Tình hình kinh tế - xã hội:
Huyện Tam Nông có 12 xã, thị trấn sau 25 năm từ ngày tái thành lập (10/8/1983-
10/8/2008), huyện đã giành được nhiều thành tựu đáng tự hào. Tốc độ tăng trưởng
hàng năm đạt khá thường năm sau cao hơn năm trước (năm 2008 là 13,85%), cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.
Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, với thế mạnh là nông nghiệp, cây lúa là mũi
nhọn, với biện pháp chủ yếu là tập trung đầu tư cho công tác thuỷ lợi, cải tạo đồng
ruộng, sử dụng giống mới ngắn ngày với những biện pháp kỹ thuật canh tác mới,
tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia, từng bước chuyển dịch cơ cấu
Đồ án tốt nghiệp
9
kinh tế với mô hình nông nghiệp – công nghiệp – thương mại du lịch, đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn, nên đã đạt được
kết quả khá nhanh và vững chắc. Diện tích trồng lúa tăng từ 15.093 ha năm 1983
lên 60.510 ha năm 2007, tăng gấp 4 lần, sản lượng từ 32.680 tấn lên 347.231 tấn
tăng gấp 10,6 lần.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhất là nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh, đến cuối
năm 2007, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện là 647 ha, trong đó có 319
ha tôm càng xanh nuôi trên chân ruộng; sản lượng khai thác đạt 28.777 tấn/năm.
Gần 100 ha nuôi cá ba sa, cá tra.
Năm 2010 Huyện có thành lập một công ty biến thủy sản, giải quyết được việc
cho người dân địa phương.
Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có nhiều tiến bộ. Tại thời điểm năm
1983, công nghiệp của huyện không đáng kể chủ yếu tồn tại hơn mười cơ sở tiểu
thủ công nghiệp, tập trung sản xuất, sửa chữa nông cụ, vật liệu xây dựng (gạch,
ngói), xay xát, chế biến gỗ và một số mặt hàng tiêu dùng Đến nay, ngành công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện tuy vẫn còn trong tình trạng sản xuất nhỏ,
sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh
Thương mại - dịch vụ, khi mới tái thành lập huyện lĩnh vực này hầu như chỉ diễn
thiếu thốn hàng hoá, người bán ít, người mua cũng chẳng bao nhiêu, đến nay
thương mại - dịch vụ được tập trung đầu tư và phát triển nhanh theo hướng mở
rộng về số lượng, quy mô và đa dạng về hình thức kinh doanh
Về lĩnh vực Tài chính - tín dụng, thu ngân sách trên địa bàn huyện trong các năm
1984, 1985, 1986 chỉ đạt trên 56 triệu đồng, thì tổng thu ngân sách năm 2007 là
103,245 triệu đồng. Huy động vốn đầu tư phát triển hàng năm đều tăng, năm 2006
là 200 tỷ, năm 2007 là 263 tỷ đồng. Mức vốn đầu tư tín dụng ngân hàng tăng lên
hàng năm đã góp phần tích cực tạo vốn cho dân nghèo có điều kiện vươn lên, góp
phần xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm.
Đồ án tốt nghiệp
10
Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội đã đạt được những thành tựu to lớn. Hệ thống
giáo dục từ mầm non đến phổ thông liên tục được mở rộng về quy mô và nâng cao
chất lượng
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, mức tiêu
dùng xã hội, bình quân lương thực đầu người đều tăng. Chăm sóc y tế, tuổi thọ,
trình độ dân trí của người dân Tam Nông ngày càng được quan tâm và nâng cao hơn
nhiều so với những năm trước đây. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp,
xây dựng mới nhất là các công trình thuỷ lợi, điện, giao thông, văn hóa, y tế, giáo
dục, chợ, nước sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong sản xuất, đi lại,
chữa bệnh, học hành, hưởng thụ văn hóa. Công tác phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ
thiên tai, xây dựng các cụm, tuyến dân cư vượt lũ được các cấp, các ngành trong
huyện quan tâm, tạo điều kiện để hàng ngàn hộ có nơi ở ổn định trong mùa lũ, bảo
vệ tính mạng và tài sản. Bộ mặt thành thị và nông thôn ngày càng đổi mới, hướng
tới văn minh. Cách nghĩ, cách làm, quan niệm và lối sống của mỗi người dân được
thay đổi theo chiều hướng tích cực, tiến bộ.
Đồ án tốt nghiệp
11
2.2.4. Tỷ lệ lao động và việc làm
Số người trong độ tuổi lao động chiếm 59,72 %
Lực lượng lao động chủ yếu tập trung ở các ngành nông lâm sản với khoảng 33%,
ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 7.65% còn lại là ngành dịch vụ 19.4%.
Cơ cấu về trình độ học vấn và chuyên môn cụ thể như sau:
Bảng 2.1: trình độ học vấn và chuyên môn huyện Tam Nông (%)
Chỉ tiêu
Tam Nông
Trình độ học vấn
Tổ ng số
100
Chưa biết chữ
2.10
Chưa tốt nghiệp tiểu học
9.98
Đã tốt nghiệp tiểu học
41.64
Đã tốt nghiệp trung học cơ sở
21.07
Đã tôt nghiệp trung học phổ thông
25.31
Trình độ chuyên môn
Tổ ng số
100
Không có chuyên môn kỹ thuật
65.17
Công nhân kỹ thuật trở lên
24.21
Sơ cấp học nghề trở lên
10.62
( Nguồn: Bộ lao động, Thương binh và Xã Hội năm 2010 )
Lao động trong khu vực nông thôn hiện nay chỉ sử dụng khoảng 80%, còn lại 20%
chưa có việc làm.
Đồ án tốt nghiệp
12
2.3. Sơ lược về công ty TNHH chế biến thủy sản Hoàng Long.
2.3.1. Giới thiệu về nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long.
Hình 2.1: Cụm công trình thủy sản Hoàng Long
Nhà máy nằm tại xã Phú Cường, huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng Tháp chuyên sản
xuất thủy sản đặc biệt là cá tra fillet.
Nhà máy Chế biến thủy sản đông lạnh đạt công suất 80 tấn nguyên liệu/ngày, trang
thiết bị và máy móc được lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn HACCP, GMP, SSOP để
đem lại sự an toàn và các sản phẩm đảm bảo vệ sinh
Công ty chế biến thuỷ sản Hoàng Long bắt đầu triển khai đồng loạt các chương
trình ISO 9001:2008 cho hai nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh và chế biến thức
ăn, ISO 22000: 2005, BRC (Ver 05), IFS (Ver 05) cho nhà máy chế biến thuỷ sản
đông lạnh và Global GAP cho vùng nuôi 50 ha. Với hệ thống máy móc, trang thiết
bị hiện đại, sản phẩm được sản xuất theo quy trình khép kín, đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm
Nhà máy đang có khoảng 1500 công nhân, trong đó có khoảng 50% là người ở
huyện Tam Nông, còn lại là các địa phương khác và ngoài tỉnh
Đồ án tốt nghiệp
13
THÔNG TIN LIÊN HỆ
2.3.2. Quá trình thành lập công ty
Tập đoàn Hoàng Long xác định nuôi trồng và chế biến thủy sản là một trong
những ngành nghề phát triển bền vững trong tương lai gần. Đặc biệt là trong 5 đến
10 năm tới đây sẽ là ngành nghề kinh doanh cốt lõi của tập đoàn.
Để thực hiện mục tiêu này, tập đoàn đã thành lập công ty TNHH MTV CBTS
Hoàng Long vào ngày 20/06/2008 theo quyết định số 66/QĐ CTY/2008 với ngành
nghề kinh doanh chính
Khai thác, nuôi trồng thủy sản nội địa
Sản xuất giống thủy sản
Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản
Mua bán thực phẩm
Mua bán nông, lâm sản nguyên liệu và động vật sống (trừ động vật hoang dã,
động vật quý hiếm theo quy định của pháp luật cần được bảo vệ )
Quyết định thành lập: Số 66/QĐ.CTY/2008 của công ty cổ phần tập đoàn
Hoàng Long ký ngày 20/06/2008
Công ty TNHH MTV CBTS Hoàng Long
HLG
Đường 30/4, ấp Tân Cường, xã Phú Cường
Đồng Tháp
Việt Nam
067 3827 178
067 3827 179
Phạm Phúc Toại
1580
Tên doanh nghiệp
Tên viết tắt
Địa chỉ
Tỉnh/Thành phố
Quốc Gia/Vùng
Điện Thoại
Fax
Email
Wedsite
Giám đốc
Tổng số CB-
CNV
Đồ án tốt nghiệp
14
Giấy chứng nhận đầu tư số: 511.041.000.007 do Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh
Đồng Tháp cấp ngày 09/07/2008
Sau gần một năm thi công ngày 21/02/2010. Nhà máy chế biến thủy sản đông
lạnh xuất khẩu chính thức đi vào hoạt động vận hành 40% công suất/ngày, với năng
lực sản xuất 40 tấn/ngày. Thu hút 400 công nhân vào làm việc. Với hệ thống máy
móc, công nghệ hiện đại nhập khẩu từ Mỹ, Châu Âu… Sản phẩm được sản xuất
theo quy trình khép kín từ khâu trộn nguyên liệu đến khâu thành phẩm bao gói, đáp
ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với khách hàng khó tính như: EU,
Nhật, Mỹ .v.v.v….
2.3.3. Vị trí kinh tế
Hình 2.2: Vị trí kinh tế của công ty
Đồ án tốt nghiệp
15
Trụ sở chính: Đường 30/4, ấp Tân Cường, xã Phú Cường, huyện Tam Nông,
tỉnh Đồng Tháp
Về giao thông đường bộ: Mặt tiền đường tỉnh lộ 884, cách thị trấn tràm chim
2 km về phía tây, cách thành phố Cao Lãnh 35 km về phía đông, cách thành phố Hồ
Chí Minh 180 km về phía đông.
Về giao thông đường thủy: Phía trước nhà máy là sông Đồng Tiến, rộng 90
m, sâu 5 đến 13m, là sông chính đi về Đồng Tháp Mười, Thành Phố Cao Lãnh và
Long An
Do vị trí địa lý của công ty nằm gần tỉnh lộ 844 nên thuận tiện cho quá trình lưu
thông hàng hóa và tiếp nhận nguyên liệu dễ dàng hơn
Đặc biệt là do công ty nằm gần các tỉnh có thế mạnh về thủy sản như: An Giang,
Long An, Cần Thơ… Nên có nguồn nguyên liệu dồi dào cho quá trình sản xuất
Với điều kiện thuận lợi như vậy, công ty cũng hạ thấp được chi phí đầu vào và đầu
ra từ đó ta thấy được kết quả mà cộng ty thu được khả quan hơn, đồng thời cũng
giúp công ty ngày càng phát triển mạnh