Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận kinh tế chính trị phát triển phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.95 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------------------------

ĐẶNG CƠNG HỒN

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TỐN KHƠNG DÙNG
TIỀN MẶT CHO KHU VỰC DÂN CƢ Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế chính
trị Mã số: 62 31 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS TS Nguyễn Ngọc Thanh
2. TS Lê Trung Thành


Cơng trình được hồn thành tại: Khoa Kinh tế Chính trị-Đại học Kinh Tế-Đại
học Quốc Gia Hà Nội

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1) PGS TS Nguyễn Ngọc Thanh
2) TS Lê Trung Thành

Phản biện 1: TS Đào Minh Phúc
Phản biện 2: PGS TS Nguyễn Cúc
Phản biện 3: PGS TS Nguyễn Thị Mùi

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc Gia chấm luận án
tiến sĩ họp tại Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
vào hồi 15 giờ 00 ngày 27 tháng 1 năm 2016.



Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội


Hà Nội - 1/2016
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ này là cơng trình nghiên cứu độc lập của
cá nhân tôi.
Các số liệu, dữ liệu, thông tin trong luận án là trung thực rõ ràng do tôi thu
thập từ các ấn phẩm đã xuất bản hoặc trao đổi trực tiếp với cán bộ có trách nhiệm
từ Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các NHTM và
các cơ quan có liên quan khác. Các tài liệu tham khảo, đánh giá, trích dẫn được sử
dụng phù hợp trong q trình hồn thành nội dung luận án. Các kết quả nghiên
cứu, đánh giá và những đóng góp của Luận án là khách quan, trung thực và đảm
bảo tiêu chí đạo đức của người làm nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2016
Nghiên cứu sinh

Đặng Cơng Hồn


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận án này, tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ bảo
của các GVHD khoa học là PGS TS Nguyễn Ngọc Thanh và TS Lê Trung Thành
đã dành nhiều thời gian hướng dẫn hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Bên
cạnh đó, trong thời gian học tập của giai đoạn Nghiên cứu sinh, tác giả đã luôn nhận
được sự quan tâm, hỗ trợ, chỉ bảo, tạo điều kiện của các thầy cô, cán bộ nhân viên

của Khoa Kinh tế chính trị, của Trƣờng Đại học Kinh tế-Đại học quốc Gia Hà
Nội, các thành viên hội đồng khoa học và các đơn vị/cơ sở nghiên cứu khác, tác
giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành và lời chúc sức khỏe tới tất cả các Thầy cô và
các Anh chị.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm hỗ trợ của các đồng nghiệp ở các cơ
quan đơn vị (Ngân hàng Nhà nước, Hội Thẻ Ngân hàng, Visa, Master, các NHTM,
các tạp chí…), các đồng nghiệp ở Trung tâm Thẻ Techcombank và các nhà nghiên
cứu đã cung cấp tài liệu, số liệu …giúp tác giả có nguồn tham khảo quan trọng để để
sử dụng phân tích đánh giá và tổng hợp các nội dung liên quan đến đề tài. Xin cảm ơn
gia đình, bạn bè người thân đã ln cổ vũ ủng hộ và trợ giúp.

Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2016
Nghiên cứu sinh


Đặng Cơng Hồn LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế đất nước đang từng
bước phát triển theo hướng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Các công cụ kinh
tế thị trường trong nền kinh tế nước ta đang ngày càng được hoàn thiện và phát triển
để phục vụ tốt hơn quá trình phát triển nền kinh tế đất nước. Với đặc điểm là một nền
kinh tế đi sau, có điểm xuất phát thấp nên q trình hồn thiện các hệ thống thiết chế
kinh tế thị trường là một cơng việc khá khó khăn nhất là các hoạt động liên quan đến
tài chính-ngân hàng, lĩnh vực huyết mạch của nền kinh tế.
Hoạt động của hệ thống Tài chính-Ngân hàng-Thanh tốn ln chiếm vị trí quan
trọng của nền kinh tế quốc dân. Với tư cách là doanh nghiệp "đặc biệt", hoạt động của
các NHTM đều liên quan hết thảy đến các pháp nhân nhân và thể nhân trong nền kinh
tế. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong suốt một thời gian dài trước đây, chúng ta
chưa đánh giá đầy đủ vai trò các quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Từ đó dẫn đến cách tiếp

cận chưa thật sự phù hợp đối với vai trò quan trọng của hoạt động thanh toán trong
nền kinh tế, thậm chí có nhiều lúc chúng ta đã hiểu các DVTT một cách chủ quan dẫn
đến những thói quen thanh tốn chi trả của người dân đôi khi đã trở thành một cản trở
cho quá trình phát triển và minh bạch hóa nền kinh tế. Chính vì vậy, hoạt động phát
triển các DVTT qua ngân hàng trước những năm 1990 phát triển chậm và manh mún.
Quá trình này đã dẫn đến hệ thống NHTM chưa thực sự làm tròn vai trò là một TGTT
khi mà số lượng người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ do NHTM cung cấp chưa
nhiều, tỷ lệ sử dụng thanh toán tiền mặt trong hoạt động thanh toán, chi trả của người
dân khá cao. Đến khoảng năm 2000, với đại bộ phận dân cư, dịch vụ TTKDTM vẫn là
cái gì đó khá xa xỉ, phương tiện thanh toán chủ yếu của họ vẫn là tiền mặt như là một
hệ quả tất yếu từ tâm lý ăn chắc mặc bền của người dân. Điều này đã góp phần dẫn
tới thực trạng là sự minh bạch của nền kinh tế nước ta được đánh giá chưa cao, hiệu
quả trong sử dụng dịch vụ thanh toán


nói chung và dịch vụ TTKDTM vẫn cịn thấp, tình trạng tham nhũng trong nền kinh tế
có nhiều điều kiện hơn để phát triển. Đây cũng là vấn đề đã từng xảy ra đối với một
số nền kinh tế đang phát triển khác.
Tình trạng chậm phát triển của dịch vụ TTKDTM trong nền kinh tế tại nước ta
được nhìn nhận có nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu
là sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng thanh tốn nói riêng và hệ thống NHTM nói
chung dẫn đến tiền mặt đã trở thành sự lựa chọn chủ yếu của người dân. Ngay cả đến
thời điểm này, một số nghiên cứu của các tác giả khác đã cơng bố vẫn nhìn nhận một
thực tế là cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển dịch vụ TTKDTM cũng như chất lượng
dịch vụ TTKDTM phục vụ người dân vẫn cịn nhiều vấn đề cần cải thiện. Quy trình
cung cấp dịch vụ chưa thật sự thuận tiện, còn rườm rà, thái độ phục vụ chưa chuyên
nghiệp, sản phẩm dịch vụ đơi lúc cịn manh mún nên chưa tạo ra sự yên tâm cho
người dân khi lựa chọn sử dụng dịch vụ này.
Đứng trước thực tế những đòi hỏi phát triển nền kinh tế hướng tới sự phát triển
bền vững, hiệu quả, minh bạch và tuân theo các chuẩn mực hội nhập quốc tế. Việc

phát triển dịch vụ TTKDTM nói chung và Dịch vụ TTKDTM cho đối tượng dân cư là
yêu cầu tất yếu để đưa nền kinh tế hướng tới nền kinh tế thị trường hiện đại, tạo ra sự
thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân. Đương
nhiên, việc phát triển các dịch vụ TTKDTM sẽ khơng thể tách rời vai trị của các
NHTM-định chế chủ yếu được phép làm chức năng cung ứng DVTT trong nền kinh tế
Việt Nam. Đây là một nhiệm vụ khơng dễ dàng, nhưng vì mục tiêu hiệu quả cho
người dân, NHTM và Nhà nước, Việt Nam sẽ khơng có sự lựa chọn khác. Theo tác
giả, phát triển dịch vụ TTKDTM cho khách hàng dân cư cần phải có sự cải thiện, đổi
mới, tập trung vào phân khúc khách hàng phù hợp để hạn chế sự bất cập, đơn điệu,
hình thức hướng tới việc tạo thuận lợi thực sự cho người dân trong quá trình sử dụng
dịch vụ.
Sự phát triển dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư trong thời gian tới phải đảm
bảo ba yếu tố chủ đạo là: (1) Tiếp tục mở rộng phạm vi sử dụng dịch vụ của người
dân;


(2) Tăng chất lượng của các loại hình dịch vụ TTKDTM sẽ được người dân sử dụng theo
tiêu chuẩn thuận lợi, an toàn, hiệu quả và giảm thiểu các mặt trái; (3) Phát triển dịch
vụ TTKDTM phải gắn liền với các chính sách của nhà nước để đạt được lợi ích cân
bằng cho cả người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế, hướng tới sự minh bạch, hiệu
quả xã hội. Câu hỏi được đặt ra cho tác giả khi thực hiện đề tài là thực trạng của việc
phát triển dịch vụ TTKDTM của người dân trong thời gian vừa qua như thế nào? và
giải pháp nào để thúc đẩy phát triển dịch vụ TTKDTM cho người dân để đưa lại lợi
ích, hiệu quả cho họ và từ đó tác động cộng hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế?
sẽ là những vấn đề cần phải được luận giải và trả lời. Trước thực trạng đó, trong q
trình học tập nghiên cứu, làm việc thực tế trong lĩnh vực cung ứng DVTT Ngân hàng,
tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Phát triển Dịch vụ Thanh tốn khơng dùng tiền
mặt cho khu vực dân cƣ tại Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích

Dựa trên việc hệ thống hố, phân tích và đánh giá lý luận, thực tiễn, luận án có
mục
đích:
- Góp phần phát triển lý luận/lý thuyết khoa học (điểm mới về lý thuyết) và giải
quyết vấn đề thực tiễn cấp bách đòi hỏi của sự phát triển dịch vụ TTKDTM ở nước ta.
- Luận giải tính chuyên ngành: quan hệ kinh tế/lợi ích các bên tham gia dịch vụ
TTKDTM: người dân, ngân hàng, nền kinh tế (về các phương diện hiệu quả hoạt
động, tăng độ minh bạch, tăng thu ngân sách,tăng tiện lợi, an tồn trong q trình giao
dịch ...) và nhìn nhận vấn đề liên quan dưới góc độ nghiệp vụ ngân hàng.
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt
cho dân cư ở Việt Nam.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Luận án hướng tới trả lời một số câu hỏi nghiên cứu chủ đạo sau:


- Phát triển Dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư là gì? Và vai trị căn bản của phát
triển TTKDTM đối với dân cư, nền kinh tế thị trường như thế nào?.
- Tình hình phát triển dịch vụ TTKDTM của khu vực dân cư ở Việt nam đang diễn ra
thực tế như thế nào?
- Làm thế nào để phát triển dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư nước ta trong
thời gian tới?
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước đây về dịch vụ TTKDTM.
- Khái quá hóa các vấn đề lý luận liên quan đến dịch vụ TTKDTM. Thực hiện
nghiên cứu kinh nghiệm phát triển dịch vụ TTKDTM đối với một số nước điển hình.
- Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư giai đoạn
2007-2014 ở nước ta.
- Đề xuất định hướng, giải pháp phát triển dịch vụ TTKDTM ở nước ta.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu:

Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu về phát triển dịch vụ TTKDTM giành cho
khu vực dân cư Việt Nam. Trong đó đặt trọng tâm vào nghiên cứu đánh giá sự phát
triển, và lợi ích mà việc phát triển dịch vụ TTKDTM mang lại cho dân cư và nền kinh
tế thị trường. Trên cơ sở đó đề xuất định hướng, giải pháp cho việc phát triển dịch vụ
này một cách hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Vê khơng gian: Do khả năng, thời gian có hạn, đề tài chỉ tập trung vào nghiên
cứu và đề ra giải pháp phát triển các dịch vụ TTKDTM thông qua các phƣơng tiện
thanh toán thực hiện dịch vụ hiện đại, có hàm lƣợng ứng dụng CNTT cao theo
xu thế chung của nhiều nƣớc thế giới đang triển khai nhƣ: Thẻ thanh tốn (thẻ ghi
nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước), dịch vụ thanh toán điện tử (Internet banking, Mobile
Banking, ví điện tử…) phục vụ nhóm khách hàng dân cư.


Do dịch vụ TTKDTM cịn có một số phương thức khác thuộc nhóm thanh tốn
chứng từ (lệnh chi, nhờ thu, Séc…) xuất hiện khá sớm trong quá trình hình thành dịch
vụ thanh tốn nhưng thơng thường tính chất giao dịch không được ghi nhận theo thời
gian thực (“Real time”)…trong xu hướng phát triển của công nghệ thông tin như hiện
nay đang ngày càng không phải là ưu tiên lựa chọn của người dân nên luận án sẽ
không đề cập sâu.
Về nhóm khách hàng dân cư: theo quy định chung của Pháp Luật Việt Nam cũng
như thông lệ trên thế giới, hành vi được phép đứng tên đăng ký sử dụng dịch vụ ngân
hàng tài chính nói chung là những người đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi
dân sự. Tại Việt Nam, theo quy định hiện nay của nghị định 101/CP/2012 thì đối
tượng được phép sử dụng dịch vụ TTKDTM là đối tượng từ 15 tuổi trở lên, do vậy
khái niệm dân cư ở dây được hiểu là những cá nhân trong độ tuổi từ trưởng thành từ
15 tuổi trở lên.
Ngoài ra, tại Việt Nam do quy định hiện hành của Pháp luật thì các NHTM là
chủ thể duy nhất được phép cung ứng trực tiếp DVTT vì vậy các dịch vụ TTKDTM
khác không thông qua hệ thống ngân hàng sẽ…chưa thuộc phạm vi đề cập sâu của lần

nghiên cứu này.
Về thời gian: Do giới hạn về dữ liệu, thời gian, Luận án dự kiến xem xét thực
trạng phát triển dịch vụ TTKDTM trong giai đoạn 2007-2014, trong q trình sử dụng
dữ liệu chạy mơ hình, tác giả sẽ mở rộng phần quan sát thêm một số năm của một số
biến số có liên quan trong giai đoạn từ 1994-2007 nhằm tăng độ tin cậy của dữ liệu
phân tích.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Dựa trên các quan điểm của duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử
dụng sử dụng các phương pháp nghiên cứu có kết hợp định lượng và định tính để luận
giải và trả lời các câu hỏi nghiên cứu...Cụ thể, các phương pháp nghiên cứu được áp
dụng gồm:
- Phƣơng pháp phân tích định tính:


+ Tác giả thực hiện phương pháp nghiên cứu các tài liệu, dữ liệu thu thập được,
kết quả điều tra khảo sát từ đó thực hiện phân tích, tổng hợp, quy nạp để đưa ra tìm ra
các khoảng trống nghiên cứu và thực hiện luận giải về mặt lý luận, thực tiễn của hoạt
động phát triển dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư.
+ Thực hiện khảo sát điều tra phỏng vấn: Luận án thực hiện khảo sát, điều tra,
phỏng vấn hai nhóm gồm: (1) 81 chuyên gia kinh tế và (2) 341 người dân đang sử
dụng dịch vụ TTKDTM để đánh giá về các nội dung liên quan đến phát triển dịch vụ
TTKDTM. Sau khi có kết quả khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp thống kê tổng
hợp đưa ra các kết luận khảo sát.
Đối với mẫu mẫu khảo sát là các chuyên gia kinh tế-kỹ thuật, tác giả đã chọn
mẫu dựa trên dự liệu về chức vụ, nghề nghiệp của những người công tác trong các
lĩnh vực liên quan đến hoạt động thanh toán mà tác giả thu thập được trong quá trình
làm việc tương tác trong những năm vừa qua gồm: Cán bộ quản lý Trung tâm thẻ các
Ngân hàng; Cán bộ Quản lý tại các đơn vị cung ứng dịch vụ hỗ trợ thanh toán; Quản
lý, chuyên viên từ cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; phóng viên báo chí và các
giảng viên công tác tại các cơ sở đào tạo kinh tế-kỹ thuật-cơng nghệ ở trong và ngồi

nước. Đối với mẫu điều tra dân cư, tác giả đã tham khảo mơ hình mà các tác giả
Nigieria đã áp dụng trong nghiên cứu TTKDTM ở nước này đồng thời tham khảo
thêm nguyên tắc chọn mẫu của các của một số công ty điều tra thị trường đã thực hiện
trong quá trình tác nghiệp ở các NHTM Việt Nam như: Nielsen, Cimigo…nhằm đảm
bảo mẫu có tính đại diện và tin cậy phù hợp nhất cho nhóm khu vực dân cư nước ta
gồm: (i) Đa dạng về đối tượng điều tra theo nghề nghiệp; (ii) Phân bổ đều theo các
khu vực của đất nước theo các lát cắt: Bắc- Trung-Nam, Thành thị xen kẹ với nông
thôn. (iii) Tập trung vào việc sử dụng dịch vụ ở nhiều Ngân hàng khác nhau và (iv)
Theo nhiều độ tuổi và thu nhập khác nhau… Mẫu điều tra được thực hiện thông qua
việc khách hàng trả lời bảng hỏi. Việc xử lý bảng hỏi thực hiện theo các nguyên tắc
thống kê để đưa ra các kết luận về dữ liệu điều tra.
Từ kết luận này kết hợp với mô hình tốn kinh tế để đánh giá, kết luận về vấn đề
nghiên cứu có liên quan đến đề tài.


- Phƣơng pháp phân tích định lƣợng
Luận án sẽ sử dụng mơ hình tốn kinh tế thơng qua thơng qua phương pháp hồi
quy tuyến tính để với sự hỗ trợ của phần mềm Stata và Exel đánh giá về tương quan
giữa tỷ lệ TTKDTM trong TPTTT của nền kinh tế với các biến số khác (GDP đầu
người-GPC, thu NSNN) để xem xét về mức độ tác động liên quan giữa phát triển
TTKDTM với lợi ích của người dân và Nhà nước thông qua hai biến đại diện này. Với
dự liệu dùng để thực hiện mơ hình được thu thập trong giai đoạn từ 1994-2014 tương
ứng với 21 quan sát từ nguồn của Tổng Cục thống kê, WB… và nguồn thu thập tính
tốn của tác giả.
Dựa trên kết quả dữ liệu hồi quy và một nhóm các giả thiết phù hợp để đảm bảo
mơ hình thể hiện các kết quả khoa học, tác giả sẽ thực hiện xem xét đưa ra các kết
luận đánh giá mơ hình trên cơ sở lý thuyết kinh tế học: (1)Mức độ giải thích tác động
của TTKDTM với GPC và thu NSNN như thế nào; (2)“Ngưỡng” bắt đầu hiệu quả
của phát triển TTKDTM bắt đầu từ khi nào; (3) Tỷ lệ phát triển TTKDTM của năm
nay tác động đến các biến GPC, Thu NSNN năm sau như thế nào từ đó xác định mốc

thời điểm TTKDTM bắt đầu tác động làm tăng/giảm các biến số trên. Việc này nhằm
mục đích chứng minh sự phát triển TTKDTM có những tác động lợi ích rất cụ thể cho
nền kinh tế từ đó địi hỏi Nhà nước phải có các giải pháp phù hợp để tiếp tục phát
triển loại hình dịch vụ quan trọng này. Trong phần trình bày mơ hình cũng sẽ có việc
test kiểm định mức độ tương quan và tính phân phối chuẩn của các biến.
Ngồi ra, tùy từng nội dung, luận án cũng có sử dụng bộ chỉ số phản ánh mức độ
phát triển của TTKDTM để đánh giá về thực trạng hiện tại của các cơng cụ TTKDTM
phổ biến tại Việt Nam từ đó định vị chính xác tình hình này. Luận án cũng sẽ sử dụng
nghiệp sơ đồ, bảng biểu đề trình bày các nội dung lý luận và thực tiễn từng nội dung
nghiên cứu có liên quan.
5. Những đóng góp mới và ý nghĩa của Luận án:
Với năng lực và thời gian có hạn, luận án dự kiến sẽ có các đóng góp mới và các
ý nghĩa chủ yếu sau:


Về mặt lý luận, học thuật
Luận án có những đóng góp mới về mặt lý luận về dịch vụ thanh tốn khơng dùng
tiền mặt và phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt cho khu vực dân cư: (i) Hoàn thiện
các khái niệm liên quan đến dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân
cư;
(ii) Xác định rõ nội dung phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt giành cho
khu vực dân cư thông qua các cơng cụ/phương tiện thanh tốn hiện đại có ứng dụng
công nghệ cao; (iii) Xác định bộ chỉ số đánh giá phát triển thanh tốn khơng dùng tiền
mặt cho khu vực dân cư, (iv) Hoàn thiện một bước việc xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến phát triển thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư trong điều kiện phát
triển của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; (v) Trên cơ sở khoa học kinh tế chính trị
chuyên ngành, luận án đã làm rõ thêm vai trò của Nhà nước trong việc phát triển dịch vụ
Thanh tốn khơng dùng tiền mặt và lợi ích của phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng
tiền mặt cho khu vực dân cư với nền kinh tế (vi) trình bày được kinh nghiệm quốc tế và
mơ hình phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt cho khu vực dân cư ở một số

quốc gia điển hình.
Về đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu.

Từ mô hình khung nghiên cứu và các kết quả rút ra từ mặt lý luận, thực tiễn, Luận án
xác định phát triển dịch vụ TTKDTM là nhiệm vụ quan trọng đối với nền kinh tế, trong
đó kết quả xử lý mơ hình và kết quả phỏng vấn chuyên sâu chuyên gia kinh tế, người
dân đều cho thấy dịch vụ TTKDTM có lợi ích đối với người dân, doanh nghiệp


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.

Mai Văn Bạn (2009), Giáo trình nghiệp vụ NHTM, NXB Tài chính

2.

Bộ Cơng Thương (2012-2014), Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2012, 2013, 2014,
Báo cáo của Cục TMĐT – Bộ Cơng Thương

3.

Chính phủ (2006), “Đề án TTKDTM 2006-2011 và định hướng đến 2020”, Quyết định số
291/2006/TTg của thủ tướng chính phủ.

4.

Chính phủ (2011), “Đề án đảy mạnh phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 20112015”. Quyết định số 2453/2011/CP của thủ tướng chính phủ.

5.


Chính phủ (2012), Nghị định 101/2012/CP về quy định hoạt đông TTKDTM trong NHTMVăn bản Quy phạm Pháp luật

6.

Các Mác (1997), Tư bản tập 1, NXB Sự Thật

7.

Vũ Thị Dậu, Đỗ Thế Tùng, Vũ Đức Thanh (2012), Giáo trình lý thuyết kinh tế của Karl
Mark, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

8.

Nguyễn Thu Hà và nhóm tác giả (2012), Phát triển TTKDTM dành cho khu vực dân cư
ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp Ngành - Ngân hàng Nhà Nước

9.

Đặng Thu Hà, Nguyễn Thu Thủy (2015), Tài liệu trình bày về chủ đề thấu hiểu khách
hàng cá nhân, Nielsen Presentation to Techcombank

10. Trần Nguyễn Minh Hải, Lê Công Hội, Dịch vụ Ngân hàng Thương mại Việt Nam trước
cơ hôi và thách thức từ hiệp định TPP, Tạp chí Thị trương tài chính tiền tệ số 3+4/2015
11.

Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam (2010-2014), Báo cáo thường niên hoạt động thẻ 20082012.
Tài liệu Hội nghị thường niên 2011, 2012, 2014, 2014.

12. Trịnh Thanh Huyền (2014), Đánh giá các điều kiện phát triển TTKDTM và một số đề

xuất,
Tạp chí Ngân hàng số 21/2014.
13. Đặng Cơng Hồn (2011), “TTKDTM tại Việt Nam: Cơ sơ lý luận và thực tiễn”…Tạp chí
Ngân hàng 17/2011
14. Đặng Cơng Hồn (2012), Chính sách của nhà nước trong phát triển thanh tốn khơng
dung tiền mặt: Kinh nghiệm phát triển thẻ thanh toán ở Hàn Quốc và một số Hàm ý cho
Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng
15. Đặng Cơng Hồn (2013), Phát triển bền vững hoạt động thẻ thanh tốn ở Việt Nam, Tạp
chí tài chính, tháng 9/2013.
16. Đăng Cơng Hồn (2013), Giai pháp phát triển bền vững TTKDTM cho ở Việt nam. Tạp
chí Thị Trường Tài chính tiền tệ


17. Đặng Cơng Hồn (2013), Ứng dụng TTĐT trong chính phủ: cơ sở lý luận và một số hàm
ý cho Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng số 5/2013
18. Đặng Cơng Hoàn (2013), Nghị định 101/2012/NĐ-CP-Bước hoàn thiện pháp luật quan
trọng cho hoạt động TTKDTM ở nước ta. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ
19. Đặng Cơng Hồn (2010), Vài nét cơ bản về quá trình phát triển dịch vụ Thẻ ở Hàn Quốc,
Tạp chí thị trường tài chính Tiền tệ.
20. Đặng Cơng Hồn (2011), Một số thuận lợi và thách thức trong quá việc phát triển thị
trường thẻ thanh tốn Việt Nam, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ
21. Đặng Cơng Hồn (2014), Cảm nhận lợi ích TTKDTM-Kết quả điều tra khách hàng và
một số gợi ý,Tạp chí Ngân hàng
22. Đặng Cơng Hồn (2014), Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ TTKDTM
của khách hàng. Tạp chí thị trường Tài chính tiền tệ.
23. Kham Pha Panmalaythong (2012), “Hoàn thiện và phát triển TTKDTM ở Kho bạc Quốc
gia Lào”, Luận án tiến sĩ kinh tế - Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội.
24. Hoàng Tuấn Linh (2008), “Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại các NHTM Nhà nước Việt
Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế - Đại học kinh tế Quốc dân-Đại học Kinh tế Quốc dân.
25. Lê Thị Phương Liên (2012), Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán Quốc tế tại

các NHTM Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế -Đại học Kinh tế Quốc Dân.
26. Lê Văn Luyện, Trần Huy Tùng (2014), Bàn về các nhân tố ảnh hưởng tới dịch vụ trung
gian thanh tốn tại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 19-20, 2014
27. NHNN Việt Nam (2007), Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ
hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng. Quyết định 20/2007/NHNN ngày 15/5/2007.
28. NHNN (2012), Quy định về phí thẻ ghi nợ nội địa. Thông tư 35/2012 ngày 28/12/2012
của Thống đốc NHNN Việt nam
29. NHNN Việt Nam (2012), Quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn
hoạt động của máy giao dịch tự động (Automated Teller Machine - viết tắt là ATM),
Thông tư 36/2012/NHNN ngày 28/12/2012 của Thống đốc NHNN Việt nam
30. NHNN Việt Nam (2014), Quy định các yêu cầu về an toàn bảo mật trang thiết bị phục vụ
thanh tốn Thẻ ngân hàng. Thơng tư số 47/2014, ngày 31/12/2014 của Thống đốc
NHNN Việt Nam.
31. NHNN Việt Nam (2014), Hướng dẫn về dịch vụ Trung gian thanh tốn. Thơng tư
39/2014/NHNN ngày 11/12/2014 của Thống đốc NHNN Việt Nam
32. NHNN Việt Nam (2012, 2013, 2014), Tài liệu các hội nghị của Hội đồng thanh toán
Quốc
gia , Vụ thanh toán- NHNN Việt Nam.
33. NHNN Việt Nam (2014), Hướng dẫn về dịch vụ TTKDTM. Thông tư 46/2014/TT-NHNN
ngày 31/12/2014.


34. NHNN Việt Nam, IDG (2015), Giải pháp đột phá phát triển dịch vụ ngân hàng Việt nam
trên nền tảng công nghệ hiện đại, Kỷ yếu hội thảo Banking 2015
35. Đào Lê Kim Oanh (2012), Phát triển dịch vụ Ngân hàng Bán buôn và Bán lẻ tại Ngân
hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế-Đại học Ngân hàng
TPHCM
36. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giao dịch điện tử, Số
51/2005, QH11 kỳ họp thứ 8 Quốc hơi khóa 11.
37. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng,

Số 46/2010/QH12 kỳ họp thứ 7 Quốc hơi khóa 12.
38. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng nhà nước,
Số 47/2010/QH12 kỳ họp thứ 7 Quốc hơi khóa 12.
39. Nghiêm Thanh Sơn và cộng sự (2014), Hoàn thiện cấu trúc tổng thể các hệ thống thanh
toán tại Việt Nam đến 2020, Đề tài khoa học cấp NHNN, Mã số DTNH.14/2012
40. Tổng cục thống kê (2005-2014), Niên giám thống kê 2005, 2007, 2013 và 2014. Website
Tổng cục thống kê bản tải về ngày 4/6/2015
41. Lê Văn Tề (2008), Tiền tệ và Ngân hàng, Nxb Thống kê.
42. Nguyễn Thị Thúy (2012), “Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động thanh toán qua các Tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán ở Việt nam”. Luận án Tiến sĩ Kinh tế-Đại học Kinh tế
Quốc Dân
43. Hà Huy Tuấn (2011), Định dạng hệ thống Tổ chức Tín dụng tại Việt Nam
44. Nguyễn Đức Thành và nhóm tác giả (2012-2013), Báo cáo kinh tế Việt Nam. NXB Đại
học Quốc Gia Hà Nội.
45. Techcombank (2014), Quy trình Phát hành thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng giành cho khách hàng
46. Techcombank (2015), Quy trình cung cấp sản phẩm Mobilebanking
47. Techcombank (2015), Đề án chuyển tiền qua mạng xã hội, Đề án xin phép thử nghiệm gửi
NHNN
48. Techcombank (2015), Đề án phát triển thanh toán mPOS, Đề án xin phép NHNN thử
nghiệm thanh toán POS qua di động
49. www.Vore.edu.vn , thời gian tham khảo ngày 10/6/2014
50. www.vneconomy.vn/20121225/nam-2012-tong-muc-ban-le–thời gian tham khảo ngày
1/5/2013
51. www.thesaigontimes.vn/Home/xahoi/sukien/91896/Viet-Nam-xep-hang-thap-ve-minh-bachngan-sach.html, thời gian tham khảo ngày 14/7/2015
52. www.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/152071/viet-nam-xep-thu-116-177-ve-chi-so-cam-nhantham-nhung.html , thời gian tham khảo ngày 14/7/2015


53. www.sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/doi-song-so/bao-mat/8-thu-doan-pho-bien-cua-toi-phamcong-nghe-cao-1533730.html, thời gian tham khảo ngày 14/7/2015
54. www.sbv.gov.vn, thời gian tham khảo 14/7/2015
55. www.vnbc.org.vn, thời gian tham khảo14/7/2015

56.

Các tài liệu tiếng Việt liên quan khác
Tiếng Anh

57. BC Card (2009), Korea Credit Card Market-Recent Trend and Issues. Market Report
Research:
58. Brett King (2012), Bank 3.0, The future of banking on the Digital
59. Capgenmini, Unicredit Group, EFMA (2011), World Retail banking Report.
60. Group Executive GP&S (2011),: War Against Cash-Korea Experience. Master Card
International
61. EIU Report (2012), Government E-payment Adoption Ranking-A Global Index and
Benchmarking Study, Presentation to Visa 2012
62. Lafferty (2015), Vietnam Report. World Cards intelligence Report
63. Lafferty (2014), Nigieria, China, Korea Report, World Cards intelligence Report
64. M. Poster (1998), Marketing Principles, London Publish.
65. Master Card International, (2013), The Global Journal from Cash to Cashless, Master Card’s
advisor Cashless Journey
66. Nielsen (2014),Syndicated Study Personal Finance Monitor 2013, Vietnam Report Q1 2014.
67. Nowankwo Odi, Ph.D and Oze Onyekachi Rechard (2013), Electronic Payment on
Cashless Economy of Nigieria: Prolemb and Prospect, Journal of Management Research:
68. Omotude Muyiwa, Sunday Tunmibi and John Dewole (2013),Impact of Cashless
Economy of Nigieria. Greener Journal of Internet, Information and Telecomunication
Systems
69. Princewell N Achor and Anuforo Robert (2013), Shifting Policy Paradigm from Cash
Based Economy to Cashless Economy: The Nigieria Experience. Afro Asian Journal of
Social Sciences
70. Peter Hall (2006), Bankcard Management Today, Visa business School Asia Pacific.
71. RBR Research (2012): Global payment Cards, Data forecast 2011-2016
72. Raymond Ezejiofor (2013), An Appraisal of Cashless Economy Policy in Devolopment of

Nigierian Econnomy, Reseach Journal of finance and Accounting.
73. Robert E. Litan, Paul Masson, Micheal Pomerleano (2001), Open Door Foreign
Particcipation in Financial Systems in Developing Countries, Brookings Institution
Press- washington, D.C.
74. www.visa.com
75. www.mastercard.com
76. www.worldbank.org, tham khảo ngày 3.6.2015



×