Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Luận văn thạc sĩ USSH truyền hình với vấn đề phòng chống nguy cơ các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
********

NGUYỄN THỊ MỸ TÂM

TRUYỀN HÌNH VỚI VẤN ĐỀ PHÒNG CHỐNG
NGUY CƠ CÁC DỊCH BỆNH NGUY HIỂM VÀ MỚI NỔI
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Đặng Thị Thu Hƣơng

Hà Nội, 2017

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ chuyên ngành báo chí học với đề tài
“Truyền hình với vấn đề phòng chống nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm và mới
nổi” một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng không ngừng của bản
thân, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất của mình tới các thầy giáo, cơ
giáo trong Khoa Báo chí và Truyền thơng, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy cho tôi trong suốt 2
năm qua để tơi hồn thành được Luận văn này.
Và đặc biệt tơi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS
Đặng Thị Thu Hương – Trưởng Khoa Báo chí Truyền thơng, người đã trực
tiếp hướng dẫn rất tận tình, chỉ bảo tỉ mỉ, chỉnh sửa và bổ sung cho tôi những


kiến thức và phương pháp nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo Ban Thời sự kênh
VTV1, Ban giám đốc kênh VTC14, các bạn bè, đồng nghiệp tại các cơ quan
báo chí, truyền hình đã giúp đỡ tơi khảo sát, đánh giá, tạo điều kiện cho tơi
hồn thiện luận văn. Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới lãnh đạo Cục Y tế
dự phịng, Trung tâm Truyền thơng Giáo dục sức khỏe trung ương – Bộ Y tế,
Tổ chức Y tế thế giới WHO và lãnh đạo một số Viện, Bệnh viện đã nhiệt tình
phối hợp, cộng tác, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu, cung cấp các thơng
tin khoa học, chính xác để giúp tơi hồn thành nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè thân thiết đã giúp đỡ,
động viên khích lệ tơi trong suốt q trình học tập.
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Tác giả Luận văn

Nguyễn Thị Mỹ Tâm

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi. Nội dung, các số liệu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực. Kết quả
nghiên cứu của Luận văn chưa từng được công bố trong bất kì một cơng
trình khoa học nào khác. Luận văn được hồn thành tại Khoa Báo chí và
Truyền thơng – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc
gia Hà Nội với sự hướng dẫn của PGS. TS Đặng Thị Thu Hương và các
thầy giáo, cơ giáo trong Khoa Báo chí và Truyền thơng. Nếu sai, tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Tác giả Luận văn


Nguyễn Thị Mỹ Tâm

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. THÔNG TIN VỀ DỊCH BỆNH NGUY HIỂM VÀ MỚI NỔI
TRÊN TRUYỀN HÌNH – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 11
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài ................................................. 11
1.2 Các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi và sự nguy hại của nó ............... 14
1.3 Chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ về vấn đề phịng chống dịch bệnh
nguy hiểm và mới nổi ............................................................................... 19
1.4 Thế mạnh và vai trị của Truyền hình trong việc truyền thơng phòng
chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi ở Việt Nam ................................. 23
1.5 Hiệu quả của truyền thông và tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm
truyền hình ............................................................................................... 27
1.5.1 Hiệu quả của truyền thơng trong phịng chống dịch bệnh............. 27
1.5.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm truyền hình trong phịng
chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi ................................................ 29
Tiểu kết Chƣơng 1 ...................................................................................... 32
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC TRUYỀN THƠNG PHỊNG
CHỐNG NGUY CƠ CÁC DỊCH BỆNH NGUY HIỂM VÀ MỚI NỔI
TẠI VIỆT NAM TRÊN CÁC KÊNH TRUYỀN HÌNH TRONG DIỆN
KHẢO SÁT................................................................................................. 33
2.1 Giới thiệu hai kênh truyền hình trong diện khảo sát ............................ 33
2.1.1 Kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam .................................... 33
2.1.2 Kênh VTC14 – Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC ...................... 34
2.2 Thống kê tần suất, mức độ tuyên truyền về dịch bệnh nguy hiểm và mới

nổi trên kênh VTV1 và VTC14................................................................. 35
2.3 Nội dung tuyên truyền phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi
trên kênh VTV1 và VTC14....................................................................... 44

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.3.1. Thơng tin tình hình dịch trong nước và quốc tế.............................. 45
2.3.2 Chỉ đạo của Bộ Y tế và hành động phòng chống dịch tại các địa
phương ................................................................................................. 50
2.3.3 Phân tích biểu hiện, ngun nhân và cách thức phịng bệnh ........ 53
2.3.4 Nghiên cứu khoa học kỹ thuật về văc xin phịng bệnh ................. 57
2.4 Hình thức truyền tải thơng tin trong phòng chống dịch bệnh nguy hiểm
và mới nổi................................................................................................. 59
2.4.1. Các thể loại truyền hình .............................................................. 59
2.4.2 Chuyên mục trên truyền hình ....................................................... 69
2.4.3 Ngơn ngữ truyền hình trong việc tuyên truyền phòng chống dịch
bệnh nguy hiểm và mới nổi .................................................................. 73
Tiểu kết Chƣơng 2 ...................................................................................... 77
CHƢƠNG 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC TRUYỀN
THÔNG CÁC DỊCH BỆNH NGUY HIỂM VÀ MỚI NỔI VÀ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TRUYỀN HÌNH ............................ 79
3.1 Thành cơng và hạn chế trong việc truyền thơng phịng chống dịch bệnh
nguy hiểm và mới nổi ............................................................................... 79
3.1.1. Thành công ................................................................................. 79
3.1.2 Hạn chế........................................................................................ 87
3.2 Những vấn đề đặt ra đối với dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi ............ 91
3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng truyền thơng về phịng chống dịch bệnh
nguy hiểm và mới nổi trên truyền hình ..................................................... 94
Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................... 100

KẾT LUẬN ............................................................................................... 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 104
PHỤ LỤC.................................................................................................. 109

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng tin bài về dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi
phát sóng trên kênh VTV1 và VTC14 ...........................................................36
Bảng 2.2. Bảng thống kê số lượng tin bài về dịch bệnh do virus Zika phát
sóng trên kênh VTV1 và VTC14 ..................................................................38
Bảng 2.3. Bảng thống kê số lượng tin bài về dịch Zika trong tháng 4, tháng
10/2016 trên truyền hình, báo in và báo điện tử ..............................................43

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Thống kê số lượng tin bài phát sóng về dịch bệnh nguy hiểm và
mới nổi trên kênh VTV1 và VTC14 (2014 -2016) ........................................37
Biểu đồ 2.2.Thống kê số lượng tin bài phát sóng về dịch Zika năm 2016 trên
kênh VTV1 và VTC14 ..................................................................................39
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nội dung thông tin về dịch bệnh nguy hiểm mới nổi trên
truyền hình ....................................................................................................45
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ khảo sát sự quan tâm của khán giả với nội dung truyền
thông về dịch bệnh ........................................................................................58
Biểu đồ 2.5.Thống kê số lượng tác phẩm về dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi
theo thể loại trên kênh VTV1 và VTC14 .......................................................59

Biểu đồ 3.1. Khảo sát ý kiến của khán giả về thông tin phịng chống dịch trên
truyền hình ....................................................................................................81
Biểu đồ 3.2. Khảo sát khán giả xem thông tin về Zika qua loại hình báo chí .85
Biểu đồ 3.3. Ý kiến khán giả về hình ảnh, đồ họa và lời bình đưa tin về dịch
bệnh trên kênh VTV1 và VTC14 ..................................................................86

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, chăm sóc sức khỏe cho cộng
đồng là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của mỗi quốc
gia. Nghị quyết số 46 - NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị có nêu rõ
"Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo,
trực tiếp, bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà
nước...”. Điều này cho thấy cơng tác chăm sóc sức khoẻ khơng chỉ được thừa
nhận về mặt chủ trương, chính sách mà cịn được biểu hiện cụ thể qua thái độ
quan tâm sâu sắc và sự chung tay của toàn xã hội đối với công tác này.
Việc nâng cao nhận thức, giúp người dân có được cách hiểu đúng đắn về
sức khoẻ, cung cấp những tri thức khoa học về việc chăm sóc, bảo vệ sức
khoẻ, cách phịng bệnh chữa bệnh ln là vấn đề được quan tâm. Nhất là
trong giai đoạn hiện nay, khi mà dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới diễn
biến phức tạp với sự xuất hiện liên tục của một số bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm và mới nổi như dịch cúm gia cầm độc lực cao A H1N1, cúm A H5N1,
cúm A H7N9, bệnh hô hấp cấp SARS, hội chứng viêm đường hô hấp cấp
vùng Trung Đông (Mers-CoV)… Thêm vào đó có một số dịch bệnh đã lưu
hành nhưng mới nổi lên như sự kiện y tế công cộng được thế giới quan tâm
như dịch do virus Ebola, dịch do virus Zika. Những dịch bệnh này đều có diễn

biến rất phức tạp và khó lường, ảnh hưởng khơng nhỏ tới sức khỏe của con
người, tới vấn đề an sinh xã hội và sự phát triển của mỗi quốc gia.
Trong “Kế hoạch truyền thơng về phịng, chống nguy cơ các bệnh dịch
nguy hiểm và mới nổi giai đoạn 2013 -2016” của Bộ Y tế cũng đã chỉ rõ, các
yếu tố làm cho bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp là do: biến đổi khí hậu,
ơ nhiễm mơi trường; sự thích nghi và biến đổi của mầm bệnh; sự gia tăng dân
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


số; sự xâm thực của con người tới các môi trường tự nhiên của các loài động
vật hoang dã; di biến động dân cư, sự thay đổi hành vi lối sống và giao
thương, hội nhập quốc tế. Trên thực tế đã ghi nhận tốc độ lây nhiễm dịch bệnh
rất nhanh và hàng nghìn trường hợp tử vong ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Điều này đòi hỏi ngành y tế phải đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến
những kiến thức liên quan đến việc phòng chống dịch bệnh. Trong bối cảnh
đó, báo chí đóng vai trị là kênh thơng tin hữu hiệu tới người dân. Bằng những
hoạt động tuyên truyền phịng chống dịch trên các phương tiện truyền thơng
đại chúng, báo chí đã góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao nhận thức về
dịch bệnh, góp phần thay đổi hành vi, giúp người dân chủ động phòng chống
bệnh và bảo vệ sức khỏe. Với khả năng tác động một cách rộng lớn, nhanh
chóng vào xã hội, báo chí truyền tải thơng tin nhanh chóng, đầy đủ, trung
thực, khách quan tình hình dịch bệnh, giúp cơng chúng nhìn nhận, đánh giá về
mức độ nguy hiểm của dịch, từ đó định hướng được hành vi và ý thức của
mình trong phịng chống dịch.
Trong các loại hình báo chí hiện nay, khơng thể khơng kể đến vai trị và
thế mạnh của truyền hình trong việc truyền thơng phịng chống dịch bệnh.
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, truyền hình ngày càng mở
rộng phạm vi phủ sóng, phục vụ được nhiều đối tượng người xem ở cả vùng

sâu, vùng xa, cơng chúng của truyền hình ngày càng đơng đảo. Một thơng tin
phát sóng trên truyền hình cùng lúc có thể được hàng triệu người tiếp nhận,
tạo nên sự tác động dư luận rộng rãi. Thế mạnh của truyền hình là đem đến
cho khán giả cùng lúc hai tín hiệu cơ bản là hình ảnh và âm thanh, đem lại độ
tin cậy, chính xác và thu hút đối với cơng chúng, có khả năng tác động mạnh
mẽ vào nhận thức của công chúng, đặc biệt trong lĩnh vực thông tin y tế sức
khỏe. Nhờ cơng nghệ hiện đại, hình ảnh của truyền hình khơng chỉ là những
hình ảnh chân thực từ hiện trường, mà cịn là những hình ảnh đồ họa sinh
động, dễ hiểu, giúp khán giả có thể hình dung về cơ chế bệnh học của dịch
2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


bệnh. Thơng tin trên các chương trình truyền hình hiện nay được cập nhật
theo từng giờ, mang tính thời sự, nóng hổi, rất hấp dẫn người xem. Vì vậy,
truyền hình là loại hình rất có thế mạnh trong cơng tác truyền thơng phịng
chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi.
Kênh thơng tin tổng hợp VTV1 Đài truyền hình Việt Nam là kênh truyền
hình thiết yếu Quốc gia, có độ phủ sóng mạnh nhất, cập nhật thơng tin nhanh
nhất, là một trong những kênh thông tin quan trọng mà công chúng lựa chọn
khi đón xem các thơng tin về mọi vấn đề, trong đó có lĩnh vực y tế, sức khỏe.
Các chương trình như bản tin Thời sự, Chuyển động 24h, Cuộc sống thường
ngày, Vấn đề hôm nay là nơi cung cấp thơng tin nhanh nhất và tồn diện về
các vấn đề sức khỏe, y tế một cách kịp thời, chính xác, được khán giả truyền
hình rất quan tâm và đón xem.
Cũng như vậy, kênh VTC14 Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, với định
vị là kênh truyền hình chuyên biệt về Mơi trường, Y tế, Sức khỏe, phịng
chống và giảm nhẹ thiên tai, phục vụ cộng đồng, có hệ thống chương trình
dày đặc và chun biệt, được phát sóng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm

đạt tới số lượng tối đa người xem truyền hình trong cả nước. Các bản tin Cuộc
sống 24h, Nhật ký cuộc sống, Chào buổi tối đều có chuyên mục riêng về y tế,
sức khỏe, cập nhật những thông tin mới nhất từ các bệnh viện, cơ sở y tế trong
cả nước, mang đến những thông tin nhanh nhất về y tế, dịch bệnh và thông tin
chỉ dẫn về cách phòng chống dịch đến với khán giả.
Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy đã có một số bài viết, đề tài nghiên cứu
liên quan đến lĩnh vực thông tin y tế, hoặc về vấn đề chăm sóc bảo vệ sức
khỏe nhân dân trên các phương tiện thơng tin đại chúng. Tuy nhiên, với tình
hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, vẫn cần có một cơng trình
nghiên cứu mang tính chun biệt và hệ thống hơn về việc truyền thơng
phịng chống dịch bệnh, đặc biệt là trên truyền hình tại Việt Nam.

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Với những lý do trên, tác giả đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Truyền hình
với vấn đề phịng chống nguy cơ các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi”
khảo sát kênh VTV1 và kênh VTC14 trong thời gian từ năm 2014 - 2016
nhằm cho thấy rõ những đóng góp, thành cơng và hạn chế của truyền hình
trong việc thơng tin, tun truyền phịng chống dịch bệnh; phân tích những
vấn đề cịn tồn tại để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông
về y tế sức khỏe sau này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước đề tài này đã có một số đề tài luận văn thạc sĩ nghiên cứu về “truyền
thông về sức khỏe” và nghiên cứu về “nhiệm vụ truyên truyền giáo dục sức
khỏe” trên các phương tiện truyền thông đại chúng (báo in, chương trình phát
thanh, truyền hình...). Ngồi ra, cũng có một số cơng trình nghiên cứu, đề tài
báo cáo khoa học với vấn đề chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phịng chống

dịch bệnh, nhưng mới chỉ dừng lại ở hệ thống nghiên cứu báo chí của ngành
Y tế hoặc đề cập đến một vấn đề trong phạm trù thông tin sức khỏe. Dưới đây
là một số đề tài nghiên cứu mà tác giả đã tổng kết như sau:
1. Truyền thông Giáo dục Sức khỏe cho Cộng đồng trên Báo chí (Khảo sát
Báo Sức khỏe đời sống, Tạp chí Thuốc và Chương trình Tạp chí Sức khỏe
kênh VTV2) - Luận văn Thạc sĩ của Đỗ Võ Tuấn Dũng (2001 -2003). Luận
văn đã đưa ra được một số nội dung của các chương trình truyền thơng giáo
dục sức khỏe trong phạm vi khảo sát, từ đó đưa ra được việc tác động của
giáo dục sức khỏe đến với cộng đồng như thế nào. Bên cạnh đó, luận văn
cũng đã nêu ra được, việc truyền thơng giáo dục sức khỏe trên báo chí cần lưu
ý những vấn đề gì, nội dung gì. Đây là luận văn nghiên cứu bài bản và hiệu
quả về công tác truyền thông giáo dục sức khỏe đối với công chúng, là tiền đề
cho một số nghiên cứu về sau.
2. Báo chí với hoạt động truyền thơng phịng chống dịch cúm A H5N1 và
cúm A H1N1 ở người – Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Tuyết Vinh. Luận văn
4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đã khảo sát, nghiên cứu về hoạt động thông tin phòng chống dịch bệnh trên 2
tờ báo in là Tuổi trẻ và Sức khỏe Đời sống và Đài truyền hình Việt Nam.
Trong luận văn này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu về 2 đợt dịch cúm nguy hiểm
gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng không nhỏ đến tình
hình kinh tế, xã hội.
3. Thơng tin sức khỏe trên Báo chí Việt Nam hiện nay: Vấn đề và Thảo
luận - Luận văn Thạc sĩ của Bùi Thị Thu Thủy. Ở thời điểm nghiên cứu, đề tài
đã đưa ra được một vấn đề khá bao quát về thông tin y tế, sức khỏe trên báo
chí Việt Nam, những cách thức thể hiện, loại hình thể hiện và tác động với
công chúng. Đây là một trong những nghiên cứu khá đầy đủ về thơng tin sức

khỏe trên báo chí, tuy nhiên diện khảo sát cũng như thời gian khảo sát của đề
tài tại thời điểm nghiên cứu vẫn chưa thể hiện hết được sự diễn biến, phát
triển, và tập trung, cũng như định hướng của thông tin sức khỏe trên báo chí
Việt Nam. Đây là đề tài mới, hấp dẫn, tuy nhiên vẫn cần có nhiều đóng góp
tiếp theo để đề tài hồn thiện và đầy đủ hơn.
5. Thơng tin về kiến thức chăm sóc sức khỏe nhân dân trên báo chí
ngành Y tế hiện nay – Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hồng Nữ Thái Bình
(2013). Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động thông tin các
sản phẩm truyền thông về kiến thức chăm sóc sức khỏe nhân dân trên báo
in (cụ thể là các báo, tạp chí của ngành y tế: Sức khỏe & Đời sống, Gia
đình & Xã hội, Tạp chí Dược & Mỹ phẩm), luận văn đã đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác thơng tin, tun
truyền về kiến thức chăm sóc sức khỏe nhân dân trên các báo, tạp chí của
ngành y tế.
6. Thông tin Y tế - Sức khỏe trên Báo in hiện nay - Luận văn Thạc sĩ của
Nguyễn Thị Thanh Hoài (2013). Đây là một trong những đề tài gần nhất đánh
giá, khảo sát về thông tin y tế sức khỏe trên một loại hình báo chí, là báo in.
Đề tài này đưa ra được những khó khăn, hạn chế, thách thức của loại hình báo
5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


in với công tác thông tin y tế sức khỏe, bên cạnh đó cũng đưa ra những thuận
lợi, hiệu quả của vấn đề này.
7. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh cúm
A/H5N1 ở người của người dân tại 3 huyện Nam Đông, A Lưới và Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế – Đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả Lê Trung
Quân, Phan Đăng Tâm, Hầu Văn Nam - Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh
Thừa Thiên Huế (2014), đề tài đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng về

công tác tuyên truyền và hiệu quả trong việc tuyên truyền dịch cúm A H5N1
với người dân 3 huyện tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề tài đã cho thấy rõ những khó
khăn, vướng mắc trong cơng tác truyền thơng phịng chống dịch bệnh tại
những điểm vùng xâu, vùng xa, dân cư thưa thớt.
8. Đánh giá thực trạng hệ thống truyền thông giáo dục sức khỏe trung
ương trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động – Đề tài nghiên cứu của Trung tâm truyền
thông giáo dục sức khỏe trung ương Bộ Y tế tháng 3/2012. Nghiên cứu này
cho thấy rõ những hiệu quả đã đạt được trong việc truyền thông giáo dục sức
khỏe cho người dân, đề tài cũng đưa ra được những vấn đề còn tồn tại khiến
cho công tác truyền thông về sức khỏe hiện nay còn chưa đạt hiệu quả và đưa
ra giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Đây thực sự là những tài liệu quý cho bài luận văn này và nhiều bài
nghiên cứu với các nội dung liên quan về sau. Những nghiên cứu từ các luận
văn đã đóng góp khơng nhỏ cho những hoạt động thơng tin tun truyền nói
chung trong lĩnh vực y tế, sức khỏe, giúp cho cơng chúng có được bức tranh
tổng thể về thơng tin y tế, sức khỏe trên báo chí, đồng thời giúp các nhà báo,
hoạch định được rõ ưu nhược điểm trong việc chuyển tải thơng tin, từ đó
nâng cao hiệu quả truyền thơng cho mảng báo chí về y tế sức khỏe. Bên cạnh
đó, đề tài nghiên cứu về “Truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trên báo chí”, “Báo chí với hoạt động truyền thơng phòng chống dịch cúm A
H5N1 và cúm A H1N1 ở người” là những đề tài đã đề cập đến việc thông
tin, tuyên truyền, định hướng và nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân
về các kiến thức y tế, sức khỏe, là những đề tài khá gần gũi với đề tài

nghiên cứu đang triển khai.
Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đề cập đến vấn đề phòng chống nguy cơ các
dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi trên truyền hình. Vì vậy, đề tài “Truyền
hình với vấn đề phịng chống nguy cơ các dịch bệnh nguy hiểm và mới
nổi” hy vọng sẽ mang đến một cái nhìn tổng quan, chi tiết hơn về thông tin
trong lĩnh vực y tế, sức khỏe, đặc biệt là thơng tin phịng chống dịch bệnh trên
truyền hình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích và nội dung nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài luận văn
khảo sát thực trạng việc thông tin phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm và
mới nổi tại Việt Nam trên kênh truyền hình VTV1 và VTC14, từ đó chỉ ra
những thành cơng, hạn chế của những kênh truyền hình nêu trên và đề xuất
giải pháp nâng cao chất lượng truyền thơng phịng chống dịch bệnh nguy
hiểm và mới nổi trên truyền hình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn cần phải thực hiện các
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa lý luận báo chí về chức năng, vai trị, ngun tắc trong hoạt
động báo chí, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền hình khi đưa tin về y tế sức khỏe
- Khảo sát thực trạng truyền thơng về phịng chống dịch bệnh nguy hiểm
và mới nổi trên 2 kênh truyền hình
- Phân tích nội dung, hình thức truyền tải thơng tin về các dịch bệnh nguy
hiểm và mới nổi trên 2 kênh truyền hình trong diện khảo sát.
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả của chương trình truyền thơng

trong việc phịng chống dịch bệnh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề phòng chống dịch bệnh nguy
hiểm và mới nổi, khảo sát trên hai kênh truyền hình VTV1 và VTC14 trong
thời gian từ 2014 - 2016.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào khảo sát một số các tin, bài phóng sự, tọa đàm…
về dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi do virus Ebola, hội chứng viêm đường hô
hấp cấp vùng Trung Đông (Mers-CoV) và dịch do virus Zika được phát sóng
trên các kênh truyền hình VTV1 và VTC14.
Kênh VTV1: Bản tin Thời sự, Cuộc sống thường ngày, Chuyển động 24h,
chương trình Vấn đề hơm nay.
Kênh VTC14: Bản tin Cuộc sống 24h, Bản tin Nhật ký Cuộc sống, Bản tin
Chào Buổi tối, chương trình Kỹ năng sống 115.
Thời gian khảo sát từ năm 2014 đến tháng 12/2016.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận là các quan
điểm, đường lối của Đảng và Chính phủ Việt Nam, Bộ Y tế và các chủ
trương, định hướng về cơng tác báo chí, y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng
và một số lý thuyết về báo chí truyền hình.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài nghiên cứu tác giả luận văn đã kết hợp những phương
pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp thống kê: phương pháp này được sử dụng nhằm xác định tần
số xuất hiện; mức độ, nội dung thông tin y tế, thông tin về dịch bệnh; chất lượng,
8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



hiệu quả những tin bài phóng sự có nội dung tuyên truyền về phòng chống dịch
bệnh nguy hiểm và mới nổi trên kênh VTV1, VTC14 trong thời gian nghiên cứu.
- Phân tích nội dung: phương pháp này sử dụng nhằm phân tích nội dung,
hình thức, cách đưa tin của 2 kênh truyền hình về diễn biến, cách phịng
bệnh... trong thời gian khảo sát.
- Điều tra Xã hội học: Đề tài khảo sát trên một nhóm mẫu là 100 khán giả
truyền hình tại Hà Nội để đánh giá về sự tác động của thơng tin trên truyền hình
về dịch bệnh do virus Zika tới họ như thế nào.
- Phỏng vấn sâu: tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 10 người gồm có: đại
diện Tổ chức y tế thế giới WHO, đại diện Cục Y tế dự phòng, đại diện Trung
tâm truyền thơng giáo dục sức khỏe trung ương, đại diện Phịng kiểm soát
dịch bệnh biên giới – Cục Y tế dự phòng, lãnh đạo Ban Thời sự kênh VTV1,
lãnh đạo Ban giám đốc kênh VTC14, phóng viên chuyên trách y tế của Ban
Thời sự, trưởng nhóm Y tế kênh VTC14, một người dân tại Quận 1, Tp Hồ
Chí Minh và một người dân tại quận Đống Đa, Hà Nội.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn cung cấp một số lý luận về nội dung truyền thơng phịng chống
dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi trên truyền hình, bổ sung và làm rõ hơn hệ
thống lý luận về vai trò, chức năng của truyền hình trong nhiệm vụ thơng tin
tun truyền về cơng tác phòng, chống dịch bệnh. Luận văn cũng đề xuất
những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng về truyền thông phòng chống
dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi trên báo chí nói chung và trên truyền hình
nói riêng. Luận văn cũng góp phần khẳng định vai trị và tính ưu việt của
truyền hình hiện nay.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn góp phần làm rõ nội dung nhận thức về vấn đề truyền thơng
phịng chống dịch trong tình hình dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi diễn biến

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


phức tạp và khó lường như hiện nay thơng qua hoạt động báo chí truyền
thơng. Qua đó, khẳng định những đóng góp của truyền hình trong việc truyền
thơng phịng chống dịch đến với cộng đồng.
- Luận văn là tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, đào tạo cho các nhà quản
lý, nhà báo, cán bộ y tế làm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và
những người quan tâm đến các nội dung liên quan.
- Luận văn cũng có ý nghĩa thiết thực đối với tác giả đề tài, q trình hồn
thành cơng trình nghiên cứu này là sự vận dụng hệ thống lý luận đã được tiếp
thu trong cả khóa học để nghiên cứu một vấn đề cụ thể.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, Luận văn gồm có 3 chương
Chƣơng 1: Thơng tin về dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi trên truyền hình Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Chƣơng 2: Thực trạng cơng tác truyền thơng phịng chống nguy cơ các dịch
bệnh nguy hiểm và mới nổi tại Việt Nam trên các kênh truyền hình trong diện
khảo sát
Chƣơng 3: Những vấn đề đặt ra trong việc truyền thông các dịch bệnh nguy
hiểm và mới nổi và giải pháp nâng cao chất lượng truyền hình

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƢƠNG 1

THÔNG TIN VỀ DỊCH BỆNH NGUY HIỂM VÀ MỚI NỔI TRÊN
TRUYỀN HÌNH – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1

Một số khái niệm liên quan đến đề tài
 Dịch bệnh
Theo “Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm” [10] đã được Quốc hội khóa

XII kỳ họp thứ 2 thơng qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 về “Dịch” như sau:
Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số
người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở
một số khu vực nhất định.
Dịch bệnh bao gồm nhiều loại như: dịch sốt xuất huyết, dịch cúm, dịch sởi,
dịch tả, dịch sốt virus... Đại dịch là khi dịch xảy ra hàng loạt ca bệnh trong
phạm vi rộng lớn, vượt ra ngoài lãnh thổ của một số nước, ở tầm châu lục với số
người mắc hàng loạt.
 Phòng dịch, chống dịch, nguy cơ
Phòng dịch: phòng dịch là đề phòng, ngăn ngừa dịch bệnh [24, tr. 707]
Chống dịch: chống dịch là ngăn cản, khống chế không để dịch bệnh lây lan
[24, tr.164]
Nguy cơ: Nguy cơ là cái có thể gây ra tai họa lớn trong một thời gian rất
gần [37,tr.502]
Như vậy, hành động “phịng” và “chống” là hai hoạt động có chủ đích của
con người. “Phịng dịch” là hành động diễn ra trước nhằm để tránh, giảm thiểu
hậu quả dịch bệnh. Còn “chống” có thể hiểu mức độ và diện rộng hơn, nghĩa là
một điều không tốt đã xảy ra hoặc đang đe dọa nghiêm trọng tới cuộc sống hay
một hoạt động nào đó, khiến cho cuộc sống hay hoạt động đó bị đe dọa có thể
diễn biến xấu, vậy nên “chống dịch” là tìm cách góp phần giảm thiểu những thiệt
hại của dịch bệnh, hạn chế bị ảnh hưởng hoặc giảm thiểu mức ảnh hưởng.
11


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Từ các quan niệm và cách phân tích nêu trên về các thuật ngữ “phòng”,
“chống”, “nguy cơ” tác giả xin đưa ra khái niệm “phịng, chống nguy cơ” theo
góc nhìn của mình để phục vụ cho quá trình nghiên cứu tiếp sau như sau:
“Phòng, chống nguy cơ là việc ngăn chặn, phòng tránh, chống lại những nguy
cơ gây bùng phát (dịch bệnh), tránh gây ra tai họa trong thời gian gần”.
Với quan niệm như vậy cho thấy “phòng, chống nguy cơ”là những biện
pháp chủ động, nhanh chóng, tích cực, nhằm đẩy lùi và ngăn chặn những
nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát thành dịch lớn, gây hiểm họa cho cộng
đồng. Để đạt được hiệu quả trong cơng tác phịng chống dịch bệnh, địi hỏi
phải có sự tham gia của các cơ quan quản lý, nhà hoạch định chính sách y tế,
và sự chung tay của cả cộng đồng.
 Khái niệm dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO đưa ra khái niệm về dịch bệnh nguy
hiểm và mới nổi như sau: “Dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi được hiểu là
những bệnh mới xuất hiện do tác nhân gây bệnh mới hoặc bệnh đã lưu hành
nhưng có số mắc hoặc tử vong tăng đột biến trong khoảng thời gian và ở khu
vực dân cư nhất định”.
 Khái niệm về bệnh do virus Ebola
Theo tài liệu do Bộ Y tế cung cấp về bệnh do virus Ebola, nguồn trên trang
điện tử Cục Y tế dự phòng [56] như sau:
Bệnh do virus Ebola (sốt xuất huyết do virus Ebola) là một bệnh truyền
nhiễm cấp tính nguy hiểm (bệnh truyền nhiễm nhóm A) có khả năng lây lan
nhanh và tỷ lệ tử vong cao (có thể tới 90%). Người mắc bệnh do virus Ebola
có triệu chứng của nhiễm virus cấp tính, khởi phát đột ngột với sốt cao kéo
dài, đau đầu, đau cơ vùng bụng và ngực, viêm họng, nôn hoặc buồn nôn, tiêu
chảy cấp, xuất huyết da niêm mạc và xuất huyết phủ tạng. Thể nặng điển hình

thường có tổn thương gan, suy thận, viêm tổ chức não; có thể suy đa phủ tạng,
tràn dịch màng phổi và sốc.
12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết,
cơ quan, tổ chức cơ thể của người mắc bệnh, động vật bị bệnh hoặc tiếp
xúc với môi trường bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người, động vật mắc bệnh.
Các loài tinh tinh, vượn người, khỉ rừng, linh dương và nhím châu Phi có
thể là ổ chứa virus và có khả năng lây sang người hoặc người bệnh và
người mang virus tiềm ẩn cũng có vai trị là nguồn truyền nhiễm trong chu
trình lây người - người. Đến nay bệnh do virus Ebola chưa có thuốc điều trị
đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh. Bệnh chưa từng được ghi nhận tại Việt
Nam, tuy nhiên đây là bệnh dịch rất nguy hiểm gây quan ngại lớn đối với
cộng đồng quốc tế.
 Khái niệm về hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông
(MERS-CoV)
Theo tài liệu do Bộ Y tế cung cấp, trên trang điện tử Bộ Y tế [54] như sau:
Hội chứng viêm đường hô hấp ở Trung Đông (tên tiếng Anh là: Middle East
Respiratory Syndrome - MERS) là một bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus.
Tác nhân gây bệnh là virus thuộc nhóm coronavirus (CoV) và được gọi là
virus corona gây hội chứng viêm đường hô hấp ở Trung Đông (MERS-CoV).
Phần lớn bệnh nhân nhiễm Mers-CoV thường có biểu hiện nhiễm trùng
đường hơ hấp cấp gồm sốt trên 38°C, ho, khó thở, có tổn thương nhu mơ phổi
và kèm theo có hội chứng suy thận cấp. Virus Mers-CoV gây ra bệnh viêm
đường hô hấp cấp tính nặng ở phần lớn các bệnh nhân bị nhiễm; khoảng 50%
trong số đó có biến chứng nặng và tử vong. Virus lây truyền từ người sang
người và có thể lan truyền ra nhiều quốc gia.

Mers-CoV có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua tiếp
xúc gần hoặc giọt nước bọt nhỏ. Việc lây nhiễm sang cán bộ y tế đã được xác
định tại một số chùm ca bệnh ở Ả Rập Xê Út, Jordan. Hiện nay chưa có thuốc
điều trị và vắc xin dự phòng Mers-CoV. Các phương pháp điều trị hiện nay
vẫn là điều trị như đối với bệnh viêm đường hô hấp cấp và điều trị tích cực.
13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


 Khái niệm về bệnh do virus Zika
Theo tài liệu do Tổ chức Y tế Thế giới WHO cung cấp về bệnh do virus
Zika [58] như sau: Bệnh do virus Zika là bệnh mới nổi, lây truyền qua
muỗi lần đầu được phát hiện ở Uganda năm 1947 ở Khỉ Rhesus thông qua
mạng lưới giám sát bệnh sốt vàng Sylvatic. Ổ dịch bệnh do virus Zika được
ghi nhận ở Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á và Thái Bình Dương, cho thấy sự
mở rộng địa lý nhanh chóng của virus Zika. Dựa vào việc đánh giá các
bằng chứng khoa học một cách hệ thống, ngày 30/6/2016, Tổ chức Y tế thế
giới đã kết luận việc nhiễm virus Zika trong thời gian mang thai là một
nguyên nhân gây ra những bất thường ở não của bào thai, bao gồm cả
chứng đầu nhỏ và virus Zika cũng có thể gây ra hội chứng viêm đa rễ dây
thần kinh Guillain-Barré.
Virus Zika truyền sang người thông qua vết đốt từ muỗi nhiễm bệnh họ
Aedes, đây cũng là loại muỗi trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue,
Chikungunya và sốt vàng. Triệu chứng của bệnh do virus Zika bao gồm sốt,
nổi ban trên da, viêm kết mạc, đau khớp và đau cơ, mệt mỏi và đau đầu. Bệnh
do virus Zika thường nhẹ và không cần thuốc đặc biệt điều trị. Người bệnh
cần nghỉ ngơi, uống đủ nước, và điều trị triệu chứng như giảm đau, hạ sốt
bằng các thuốc thông dụng. Khi triệu chứng nặng hơn, cần tới các cơ sở Y tế
để chăm sóc điều trị. Hiện tại chưa có vắc xin phịng bệnh.

1.2

Các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi và sự nguy hại của nó
Trong những năm gần đây, thế giới ln phải đối mặt với những nguy cơ

về các dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi, nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm, có
khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao. Nguy cơ
dịch bệnh trên người, vật nuôi, động vật hoang dã phát sinh trong môi trường
tương tác con người - động vật - hệ sinh thái.
Trong 3 thập kỷ qua, thế giới chứng kiến sự xuất hiện liên tục của nhiều
bệnh mới nổi có nguồn gốc từ động vật sang người như SARS (2003), cúm A
14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


H1N1 (2010), cúm A H7N9 (2017), Ebola (2014), MERS CoV (2015), Zika
(2016)... Ước tính 60% các bệnh của con người, 75% các bệnh truyền nhiễm
mới nổi có nguồn gốc từ động vật. Những dịch bệnh mới nổi và tái nổi xuất
hiện với tần suất dày hơn, khả năng lây lan rất nhanh với tỉ lệ tử vong cao (3040%) hoặc để lại di chứng nặng nề cho thế hệ sau. Với độc tính cao và sự lây
truyền nhanh, các dịch bệnh này không chỉ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người
dân mà còn tác động lớn tới sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, chính trị của
các quốc gia trên tồn cầu.
Ở quy mơ khu vực, khu vực châu Á Thái Bình Dương được xác định là
một trong những điểm nóng tồn cầu có nguy cơ cao xuất hiện các bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm và mới nổi, trong đó có nhiều dịch có nguy cơ bùng phát thành
đại dịch. Trong đó, đáng chú ý là khu vực ASEAN. Các quốc gia ASEAN với số
dân hơn một nửa tỉ người đang trở thành một trong những trung tâm kinh tế phát
triển và năng động nhất thế giới. Bên cạnh sự năng động và phát triển về kinh tế,
trong những năm gần đây khu vực này được coi là nơi dễ xảy ra một số bệnh

truyền nhiễm mới nổi, ngoài ra còn tiểm ẩn nhiều nguy cơ lây lan các bệnh nguy
hiểm từ các khu vực khác… Những dịch bệnh này đang thực sự là mối đe dọa sự
phát triển bền vững, gây trở ngại cho phát triển kinh tế, đe dọa an ninh y tế tồn
cầu nói chung, đồng thời cũng tạo áp lực cho hệ thống y tế của các nước thành
viên ASEAN, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới nên các điều kiện về địa lý, kinh tế, xã hội và môi trường đều thuận
lợi cho nhiều loại bệnh truyền nhiễm phát triển, các bệnh nguy hiểm và mới nổi
ln có nguy cơ xâm nhập cao, bùng phát nếu khơng triển khai quyết liệt các
biện pháp phịng chống dịch.
Tại Hội thảo phòng chống các bệnh truyền nhiễm mới nổi, bên lề Hội nghị
Bộ trưởng Bộ Y tế ASEAN-12 (diễn ra ngày 17/9/2014, tại Hà Nội), Bộ trưởng
Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã khẳng định, một số yếu tố khiến dịch bệnh gia
tăng là do xu thế toàn cầu hóa, gia tăng sự giao lưu đi lại tồn cầu; tốc độ đô thị
15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hóa mạnh mẽ; mật độ dân số cao; sự biến đổi khí hậu tồn cầu trong đó đáng kể
là hiện tượng Elnino, xâm nhập mặn, nước biển dâng, bão lũ; sự gia tăng kháng
thuốc của vi sinh vật gây bệnh, chu kỳ dịch; vấn đề vệ sinh môi trường (dụng cụ
phế thải, dụng cụ chứa nước); và tình trạng người dân chủ quan trong cơng tác
phịng chống dịch bệnh và khó khăn về kinh phí.
Sự nguy hiểm của những dịch bệnh này là cực kỳ khủng khiếp. Có thể
nhìn lại và đánh giá qua một số dịch bệnh như dịch SARS, dịch cúm A H5N1,
đại dịch cúm A H1N1, dịch Ebola… Dịch SARS được đánh giá là một trong
những dịch bệnh nguy hiểm nhất xảy ra trong năm đầu tiên của thế kỷ 21. Chỉ
trong một thời gian ngắn, dịch bệnh đã lây lan sang 32 quốc gia và vùng lãnh
thổ với 8.422 người mắc bệnh, trong đó có 916 người tử vong, du lịch thương
mại trên thế giới bị ngưng trệ, ước tính dịch SARS đã gây thiệt hại 150 tỷ

USD cho các nước trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, có 63 bệnh nhân bị
nhiễm SARS, trong đó có 37 người là bác sỹ, y tá, cán bộ y tế trực tiếp chăm
sóc bệnh nhân. Dịch SARS cũng đã gây thiệt hại khoảng 1,1% GDP của Việt
Nam thời điểm đó. Sau 45 ngày chiến đấu căng thẳng, phức tạp và cam go,
Việt Nam là nước đầu tiên được Tổ chức Y tế thế giới WHO công nhận là
khống chế thành công dịch. Đến giờ, dịch SARS vẫn là nỗi áp lực, ám ảnh với
tất cả những ai đã từng trải qua và biết đến.
Dịch cúm A H1N1, khi mới xuất hiện ở loài người vào tháng 4/2009, các
nhà khoa học nhận thấy cúm A H1N1 có sự phối hợp các gene từ virus cúm
lợn, cúm gia cầm H5N1 và cúm người. Cúm AH1N1 rât dễ nhiễm và lây lan
từ người sang người giống như cúm thông thường. Xuất hiện tại Việt Nam
vào ngày 30/5/2009, đến cuối năm 2010, nước ta đã phát hiện hơn 11.305
người mắc, 61 ca tử vong. Ngày 12/6/2009, WHO đã tuyên bố dịch cúm A
H1N1 là đại dịch toàn cầu, cho tới cuối tháng 7/2009, dịch cúm A H1N1 đã
lan rộng ra trên 160 quốc gia thuộc cả 5 châu lục với hàng trăm ngàn trường
hợp mắc và hơn một nghìn trường hợp tử vong.
16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Dịch bệnh do virus Ebola diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 6/2014
đến tháng 6/2015, theo số liệu của WHO, đã có 28.029 trường hợp nhiễm
bệnh và 11.031 người tử vong. Các trường hợp nhiễm bệnh virus Ebola được
phát hiện tại 6 quốc gia Tây Phi, bao gồm Guinea, Liberia, Nigeria, Mali,
Senegan và Sierra Leone. Số người tử vong đông nhất tại Liberia với 4.808
người trên tổng số 10.672 ca nhiễm bệnh. Bệnh do virus Ebola được Tổ chức
Y tế thế giới khẳng định là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất thế giới
với tỷ lệ tử vong có thể lên đến 90% và hiện tại vẫn chưa có vắc-xin phịng
ngừa virus Ebola.

Gần đây, dịch bệnh do virus Zika (2016) cũng khiến toàn thế giới phải lo
lắng trước diễn biến phức tạp và tốc độ lây lan nhanh trên tồn cầu. Theo
thơng báo của Tổ chức Y tế thế giới, đến ngày 29/12/2016, đã có 85 quốc gia
và vùng lãnh thổ thơng báo có sự lưu hành hoặc lây truyền virus Zika. Tại các
nước khu vực Đông Nam Á, cũng đã ghi nhận 9/11 quốc gia có sự lưu hành
virus Zika là Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore,
Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Virus Zika được cho là nguyên
nhân khiến hơn 4.000 trẻ em Brazil mắc chứng bệnh đầu nhỏ. Mặc dù ít có
trường hợp tử vong do virus Zika nhưng loại virus này có thể gây ra chứng
teo não đối với thai nhi trong bụng khi người mẹ bị nhiễm virus. Các bác sĩ và
các nhà khoa học khẳng định, trẻ sinh ra sẽ có đầu nhỏ bất thường và gặp
nhiều trở ngại trong quá trình phát triển sau này.
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến ngày 30/12/2016, cả
nước ghi nhận 191 trường hợp dương tính với virus Zika tại TP. Hồ Chí Minh
(169), Bình Dương (07), Khánh Hịa (06), Đồng Nai (02), Bà Rịa - Vũng Tàu
(2), Đắk Lắk (02), Phú Yên (01), Tây Ninh (1) và Long An (01), trong đó đã
phát hiện trường hợp trẻ mắc chứng đầu nhỏ có nhiều khả năng liên quan đến
virus Zika. Các trường hợp này được ghi nhận rải rác tại một số tỉnh, thành
phố trong cả nước và khơng có tiền sử đi về từ vùng dịch, điều đó cho thấy
17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Việt Nam đã có sự lưu hành virus Zika trong cộng đồng. Ngoài ra, với các
hoạt động giao lưu, thương mại, du lịch giữa các địa phương ngày càng gia
tăng, thì nguy cơ lây nhiễm, lan rộng từ các trường hợp nhiễm virus Zika từ
địa phương này sang địa phương khác là rất lớn và có thể sẽ tiếp tục phát hiện
thêm các trường hợp mắc trong thời gian tới, đặc biệt tại các vùng có lưu hành
muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và Zika.

Những phân tích trên cho thấy, hơn lúc nào hết, dịch bệnh nguy hiểm và
mới nổi đang thực sự là mối đe dọa toàn cầu, ảnh hưởng lớn đến tình hình an
ninh kinh tế, xã hội và cả chính trị của mỗi quốc gia. Điều này đòi hỏi mỗi
quốc gia trên thế giới và mỗi người dân phải nỗ lực hơn nữa nhằm thúc đẩy
sự hợp tác với các ngành chức năng, và sự liên kết chia sẻ thông tin và phối
hợp hành động trong việc triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh,
đặc biệt là dịch bệnh mới nổi.
Theo Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu trong trả lời phỏng vấn
Đài Truyền hình Việt Nam (ngày 27/2/2016) cho rằng: Có thể khẳng định, nguy
cơ bùng phát dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi ở Việt Nam có thể xảy ra bất cứ lúc
nào. Dịch bệnh sẽ có diễn biến khó lường với sự bùng phát và lan truyền của các
bệnh mới nổi mà ngay cả các cường quốc cũng khó ngăn chặn triệt để. Bởi vậy,
cơng tác phịng chống dịch là cực kỳ quan trọng, đặc biệt nhấn mạnh về vai trị
của phịng chống nguy cơ.
Cơng tác phịng chống dịch được xác định là phòng tuyến bảo vệ sức khỏe
nhân dân, vì thế, cần có sự chỉ đạo của Chính phủ để huy động được sự tham gia
cùng lúc của các bộ, ngành. Trong đó, truyền thơng phịng chống dịch giữ vai trị
then chốt. Truyền thơng được thể hiện đồng bộ ở cả truyền thông thường xuyên
và truyền thông nguy cơ. Truyền thơng phịng chống dịch phải đi trước một
bước mà trong đó, thơng tin cần kịp thời, chính xác, có định hướng, có kế hoạch
rõ ràng. Giải quyết tốt vấn đề phịng chống dịch bệnh là góp phần đảm bảo an

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×