Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Luận văn thạc sĩ USSH tìm hiểu tư tưởng quân sự phan bội châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 149 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------

TRẦN ANH TUẤN

TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ
PHAN BỘI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội 2010

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------

TRẦN ANH TUẤN

TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ
PHAN BỘI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Phạm Xanh



Hà Nội 2010

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC

1

LỜI CAM ĐOAN

2

MỞ ĐẦU

3

Chương 1: CƠ SỞ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG

15

QUÂN SỰ PHAN BỘI CHÂU
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng quân sự Phan Bội Châu...............................

15

1.2. Các giai đoạn phát triển tư tưởng quân sự Phan Bội Châu....................


35

Chương 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ

60

PHAN BỘI CHÂU
2.1. Quan điểm dùng bạo lực lật đổ ách thống trị thực dân, xây dựng nước
Việt Nam mới........................................................................................

60

2.2. Về phương thức vận động cách mạng, tiến hành “bạo động” vũ trang.

67

2.3. Quan điểm tập hợp lực lượng, mở rộng mặt trận đoàn kết đánh giặc, cứu nước

73

2.4 Quan điểm xây dựng lực lượng vũ trang................................................

82

2.5. Quan điểm về lính tập và cơng tác binh địch vận..................................

91
94


2.6. Quan điểm về giải quyết vấn đề vũ khí..................................................
Chương 3: NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
3.1. Nhận xét.................................................................................................
3.2. Bài học kinh nghiệm..............................................................................
KẾT LUẬN....................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………

103
103
129
138
140

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đầu kỷ XX, bên cạnh sự hiện diện của truyền thống tư tưởng, văn hoá
dân tộc mà nổi bật là tinh thần yêu nước, ý thức độc lập, tự cường được nuôi
dưỡng suốt hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc, những chuyển biến
về cơ cấu kinh tế - xã hội trong nước và trào lưu tư tưởng tư sản phương Tây qua
Nhật Bản, Trung Quốc… tràn vào nước ta tạo nên tiền đề mới cho cuộc vận động
giải phóng dân tộc. Trong giới sĩ phu yêu nước thức thời lúc bấy giờ xuất hiện
hai xu hướng tư tưởng khác nhau trong vấn đề lựa chọn phương pháp đấu tranh
giành độc lập dân tộc. Khuynh hướng thứ nhất, do Phan Bội Châu lãnh đạo, chủ
trương bạo động vũ trang, đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, rồi
tiến hành canh tân đất nước phát triển theo con đường dân chủ tư sản. Khuynh

hướng thứ hai, do Phan Châu Trinh đại diện, chủ trương canh tân đất nước bằng
mở mang kinh tế, phát triển văn hoá giáo dục, nâng cao dân trí, dựa vào Pháp để
xố bỏ chế độ phong kiến, khi có thực lực thì giành độc lập dân tộc.
Xu hướng bạo động vũ trang, đứng đầu là Phan Bội Châu, trên cơ sở xác
định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi thực dân pháp, giành lại
độc lập dân tộc đã khẳng định con đường đấu tranh bằng bạo động vũ trang là
con đường tất yếu và duy nhất để giải phóng dân tộc. Vì thế, suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng, Phan Bội Châu đã toàn tâm, toàn ý thực hiện đường lối bạo
động vũ trang với một quyết tâm cao.
Ở đây có một câu hỏi đặt ra là có hay khơng tư tưởng qn sự Phan Bội
Châu? Theo Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam : “Tư tưởng quân sự là hệ
thống quan điểm, luận điểm của cá nhân, giai cấp, chính đảng về quân sự và các
vấn đề liên quan đến quân sự như: quan hệ giữa chiến tranh và chính trị, chiến

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tranh và hồ bình, chính trị với qn sự, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng
quốc phòng và tiến hành chiến tranh, nghệ thuật quân sự….Tư tưởng quân sự có
tính giai cấp, chịu ảnh hưởng sâu sắc của những điều kiện lịch sử, địa lý, kinh tế,
văn hoá của dân tộc và thời đại; đồng thời kế thừa tinh hoa tư tưởng quân sự của
dân tộc và nhân loại.” [91, tr.1145]. Trong tư tưởng Phan Bội Châu, đường lối
chiến lược cơ bản nhất là đánh đổ thực dân Pháp bằng bạo lực, giải phóng dân
tộc; lấy cứu nước, cứu dân làm chủ nghĩa; hướng đến xây dựng một nước Việt
Nam mới. Tư tưởng quân sự được hình thành từ cơ sở của đường lối chính trị đó,
nhằm thực hiện mục đích cao nhất là giải phóng dân tộc. Mặc dù, Phan Bội Châu
khơng để lại những tác phẩm có tính chất chuyên biệt về lý luận quân sự, nhưng
từ thực tiễn hoạt động cứu nước vô cùng phong phú, sôi động của phong trào yêu

nước, đấu tranh vũ trang do Phan Bội Châu lãnh đạo và qua những tác phẩm, bài
viết của Phan Bội Châu đã thể hiện nhiều quan điểm quân sự phát triển theo
hướng ngày càng tiến bộ.
Và như lịch sử đã minh chứng, tư tưởng quân sự của Phan Bội Châu đã
có tác dụng thổi bùng lên ngọn lửa căm thù quân giặc, thôi thúc nhân dân ta kiên
trì đứng lên chống thực dân Pháp suốt những thập kỷ đầu thế kỷ XX, để lại nhiều
bài học kinh nghiệm quí cho cách mạng Việt Nam. Tuy không đi đến thành công,
nhưng tư tưởng quân sự của Phan Bội Châu trong phong trào giải phóng dân tộc
đầu thế kỷ XX với những nhân tố tiến bộ cũng như hạn chế của nó đều có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn sâu sắc, bởi đó là sự tích luỹ cần thiết, bước đệm quan trọng
chuẩn bị cho bước nhảy vọt tất yếu trong tiến trình phát triển đường lối quân sự
của cách mạng Việt Nam về sau.
Lênin đã chỉ ra rằng “Khi xét công lao lịch sử của các nhân vật lịch sử
người ta không căn cứ vào chỗ họ khơng cống hiến được gì so với những đòi hỏi
của thời đương đại, mà căn cứ vào chỗ họ đã cống hiến được gì mới so với các
4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


bậc tiền bối của họ” [95, tr.214-215]. Thiết nghĩ, việc đi sâu nghiên cứu tư tưởng
quân sự Phan Bội Châu khơng chỉ giúp cho hậu thế có sự nhìn nhận, đánh giá sâu
sắc hơn, toàn diện hơn những cống hiến của Phan Bội Châu đối với tiến trình
phát triển của lịch sử dân tộc, mà hơn thế, từ việc soi rọi một cách khách quan,
khoa học tư tưởng quân sự Phan Bội Châu cả hai mặt thành công, cũng như hạn
chế, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ hiện tại là vấn đề có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Xuất phát từ những lý do trên, học viên chọn vấn đề “Tìm hiểu tư tưởng
quân sự Phan Bội Châu” làm đề tài luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Phan Bội Châu (1867-1940) là nhà yêu nước lớn tiêu biểu cho phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam trong mấy chục năm đầu thế kỷ XX; đồng
thời cũng là nhà văn, nhà thơ lớn, nhà tư tưởng có vị trí quan trọng trong lịch sử
cận đại. Vì thế, nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp của Phan Bội Châu từ rất sớm
đã thu sự quan tâm của giới sử học, văn học, triết học… trong và ngoài nước. Về
mảng đề tài đề tài nghiên cứu tư tưởng quân sự của Phan Bội Châu, mặc dù chưa
có một cơng trình nghiên cứu chun luận, nhưng lâu nay đã có nhiều tác phẩm,
bài viết và cơng trình khoa học đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp. Có thể chia thành
những nhóm tư liệu sau:
Nhóm các cơng trình của các tác giả trong nước:
Ở miền Nam Việt Nam, trước năm 1975, đã có khá nhiều cơng trình tìm
hiểu Phan Bội Châu với mong muốn ghi lại cuộc đời và phong trào cách mạng do
ông lãnh đạo. Tuy nhiên, hầu hết các tác phẩm về Phan Bội Châu chỉ mới dừng
lại ở truyện ký, hồi ký, tiểu sử hoặc giới thiệu tác phẩm của ơng, rất ít cơng trình
chun sâu với những phân tích có tính chất sử học, càng thiếu những chuyên
5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


luận về quân sự của Phan Bội Châu. Bên cạnh đó phải ghi nhận một số cơng trình
có tính chất nghiên cứu, có cái nhìn tương đối khách quan như: Phong trào đại
Đông du của Phương Hựu (Nxb Nam Việt, Sài Gòn, 1949); Giảng luận về Phan
Bội Châu của Lam Giang (Nxb Tân Việt, Sài Gòn, 1959); Luận đề về Phan Bội
Châu của Kiêm Đạt (Nxb Khai trí, Sài Gịn, 1960); Sào Nam Phan Bội Châu Con người và thi văn (1974) của Nguyễn Quang Tộ; Kỷ niệm 100 năm ngày sinh
Phan Bội Châu do Lê Văn Hảo chủ biên (Nxb Trình bày, Sài Gịn, 1976). Các
cơng trình trên dù cịn nhiều hạn chế nhưng vẫn có thể cung cấp cho tác giả nhiều
thông tin liên quan khi nghiên cứu tư tưởng quân sự Phan Bội Châu.
Ở miền Bắc, từ những năm 50 của thế kỷ XX, cùng với việc sưu tầm và
giới thiệu hàng loạt tác phẩm của Phan Bội Châu mà khởi đầu là cuốn Phan Bội

Châu niên biểu, do Phạm Trọng Điềm và Tôn Quang Phiệt dịch (Nxb Văn - SửĐịa, H, 1957), đã xuất hiện nhiều cơng trình nghiên cứu có giá trị khoa học. Tiên
phong trong mảng đề tài Phan Bội Châu phải kể đến hai cơng trình của tác giả
Tơn Quang Phiệt: Tìm hiểu Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh (Nxb Văn - SửĐịa, H, 1956); Phan Bội Châu và một giai đoạn lịch sử chống Pháp của nhân
dân Việt Nam (Nxb Văn hoá, H, 1957). Đây là những tác phẩm được nhiều nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá là tận tường nhất, đầy đủ nhất về cuộc
đời và sự nghiệp cứu nước của Phan Bội Châu. Ngồi những cơng trình độc lập,
trong thập niên 50, đầu thập niên 60 của thế kỷ XX một số bộ lịch sử cận đại Việt
Nam cũng được xuất bản như: Lịch sử tám mươi năm chống Pháp của Trần Huy
Liệu, (Nxb Văn Sử Địa, tập1, H, 1956); Lịch sử cận đại Việt Nam của các tác giả
Trần Văn Giàu - Đinh Xuân Lâm - Hoàng Văn Lân - Nguyễn Văn Sự - Đặng
Huy Vận (Nxb Giáo Dục, H, 1961). Các tác phẩm trên, trong khi trình bày lịch sử
cận đại Việt Nam đã giành dung lượng khá lớn đề cập một cách hệ thống các giai

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đoạn hoạt động cùng những đóng góp của phan Bội Châu đối với phong trào giải
phóng dân tộc đầu thế kỷ XX.
Từ giữa những năm 1960 đến 1975, kế thừa thành quả của những người
đi trước và trên cơ sở sưu tầm thêm được nhiều tư liệu mới, việc nghiên cứu Phan
Bội Châu khơng chỉ dựng lại ở việc trình bày q trình hoạt động cứu nước của
ơng theo trình tự thời gian mà đi sâu nghiên cứu một cách tồn diện những đóng
góp, hạn chế của Phan Bội Châu trên tất các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quân
sự. Nếu như Tôn Quang Phiệt và Trần Huy Liệu được biết đến là những người
đầu tiên nghiên cứu ở miền Bắc thì Chương Thâu là người kế tục xứng đáng.
Ngay từ giai đoạn này, Chương Thâu đã trở thành một chuyên gia về Phan Bội
Châu với một loạt bài nghiên cứu như Nguồn gốc chủ nghĩa yêu nước Phan Bội
Châu (Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 88, tháng 7-1966); Về cuốn Việt Nam nghiã

liệt truyện (Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 151, năm 1973) và nhiều bài khác.
Ngoài ra, phải kể đến nhiều bài nghiên cứu của các tác giả khác: Đinh Xuân
Lâm: Nhân đọc một số tác phẩm góp phần đánh giá tư tưởng Phan Bội Châu
(Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 94, năm1967); Đặng Huy Vận: Phan Bội Châu và
cuộc vận động đồng bào Thiên Chúa giáo đầu thế kỷ XX (Tạp chí nghiên cứu lịch
sử, số 96, tháng 9-1967); Trần Huy Liệu: Phan Bội Châu tiêu biểu cho những
cuộc vận động yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX (Tạp chí nghiên cứu lịch sử,
số 105, năm 1967); Nguyễn Trường: Nhận thức của Phan Bội Châu về vai trò
của quần chúng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc (Tạp chí Nghiên
cứu lịch sử, số 143, năm1973).
Sau năm 1975, khi đất nước được hoàn toàn thống nhất, việc nghiên cứu
Phan Bội Châu vẫn được tiếp tục và đạt nhiều thành tựu mới. Trên lĩnh vực tư
tưởng có các cơng trình: Phan Bội Châu - Tư tưởng chính trị - Tư tưởng triết học
của Bùi Đăng Duy - Nguyễn Đức Sự - Chương Thâu, (Nxb Khoa học xã hội, H,
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1967); Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng
tháng Tám của Trần Văn Giàu (Nxb Khọc xã hội, tập 2, 1975). Đáng chú ý có
luận án phó tiến sĩ của Chương Thâu, sau được nhà xuất bản Nghệ An in năm
1982 Phan Bội Châu- Con người và sự nghiệp cứu nước. Tiếp thu những thành
quả nghiên cứu của những người đi trước, cùng với những tìm tịi khám phá mới,
tác giả Chương Thâu đã trình bày một cách hệ thống, tồn diện bối cảnh thời đại,
con người và sự nghiệp cứu nước của Phan Bội Châu qua các thời kỳ hoạt động
cách mạng. Luận án đã đi sâu nghiên cứu, làm sáng tỏ nhiều quan điểm của Phan
Bội Châu trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có quan điểm về bạo động vũ trang, về
xây dựng quân đội, vấn đề vũ khí, chủ trương ngoại viện… Nhưng do dung
lượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả chưa có điều kiện trình

bày một cách hệ thống q trình hình thành và những nội dung tư tưởng quân sự
của Phan Bội Châu. Dù vậy, đây thực sự là những gởi mở, cơ sở quan trọng giúp
cho tác giả luận văn trong việc nghiên cứu tư tưởng quân sự Phan Bội Châu.
Từ những năm 90, nghiên cứu Phan Bội Châu có những bước tiến mới.
Đầu tiên phải kể đến sự ra mắt của bộ sách Phan Bội Châu toàn tập, gồm 10 tập,
do Chương Thâu sưu tầm và biên soạn (Nhà xuất bản Thuận Hố, Huế, 1990).
Đây là cơng trình có giá trị khoa học, giúp cho các học giả trong và ngoài nước
tiếp cận được một khối lượng tư liệu phong phú, tin cậy có hệ thống, trong đó có
nhiều tư liệu mới được phát hiện. Bên cạnh đó phải kể đến các cơng trình: Phan
Bội Châu- Con người và sự nghiệp, (Đại học Quốc gia Hà Nội, H, 1997); Đinh
Xuân Lâm (chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam (Nxb Giáo Dục, H, Tập 2,
1998); Đinh Xuân Lâm, Lịch sử cận - hiện đại Việt Nam - một số vấn đề nghiên
cứu, (Nxb Thế Giới, 1998); Lịch sử Việt Nam 1897-1918 của nhiều tác giả, (Nxb
Khoa học xã hội, H, 1999). Các cơng trình, chun luận kể trên ở mức độ nhất định
đều đề cập đến chủ trương bạo động và quan điểm quân sự của Phan Bội Châu. Đặc

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


biệt, năm 1998, dưới sự hướng dẫn của PGS, TS Phạm Xanh, sinh viên Nguyễn Thị
Hồng Thuý đã bảo vệ thành cơng Khố luận tốt nghiệp với chủ đề Tìm hiểu tư tưởng
quân sự Phan Bội Châu. Tuy nhiên, do yêu cầu của một khoá luận và giới hạn về
thời gian, nên tác giả chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu một cách tồn diện cơ sở,
q trình hình thành và những nội dung chính của tư tưởng quân sự Phan Bội Châu
mà chỉ dừng lại mức độ trình bày bối cảnh, nêu ra một số tư tưởng Phan Bội Châu,
trong đó có một số nội dung tư tưởng quân sự. Hơn nữa, khoá luận chỉ giới hạn thời
gian đến năm 1912 nên chưa bao quát được toàn bộ sự nghiệp và những quan điểm
quân sự của Phan Bội Châu; mặt khác, do chưa có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn tài

liệu nên tác giả chưa có sự luận giải một các thấu đáo, sâu sắc vấn đề đặt ra. Dù vậy,
khố luận cũng đã có những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu tư tưởng
quân sự Phan Bội Châu.
Năm 2000, bộ sách Phan Bội Châu - Toàn tập (gồm 10 tập) được tái bản,
đánh dấu một chặng đường nghiên cứu Phan Bội Châu của soạn giả Chương
Thâu và giới nghiên cứu. So với lần xuất bản năm 1990, lần này có thêm trên
5000 trang bản thảo (kể cả phần nguyên văn chữ Hán), được sưu tầm, dịch chú,
biên soạn bổ sung. Trong đó nhiều tác phẩm giá trị vừa được phát hiện như Việt
Nam vong quốc thảm (tuồng mới), Hà Thành liệt sĩ truyện (truyện kí lịch sử)…
Các Văn kiện của Việt Nam Quang Phục hội (1912), Các văn kiện của Việt Nam
Quốc Dân đảng (1924)… Trước một số văn bản có in thêm tiểu dẫn hoặc một bài
nghiên cứu, giới thiệu của Chương Thâu hoặc chuyên gia nghiên cứu sâu về tác
phẩm đó. Ngồi ra, năm 2004, Chương Thâu còn cho ra mắt cuốn sách Nghiên
cứu Phan Bội Châu, (Nxb Chính trị quốc gia, H, 2004), tập hợp một số cơng
trình, bài nghiên cứu của tác giả.

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trong những năm gần đây, giới nghiên cứu khoa học xã hội tiếp tục
nghiên cứu về Phan Bội Châu một cách toàn diện, với mong muốn đánh giá sâu
sắc và khách quan hơn vị trí của Phan Bội Châu đối với tiến trình của lịch sử Việt
Nam. Tiêu biểu trong số đó là ấn phẩm Phong trào Đơng Du và Phan Bội Châu,
(Nxb Nghệ An, Trung tâm văn hố ngơn ngữ Đơng Tây, 2005); Tư tưởng triết
học và chính trị của Phan Bội Châu của Nguyễn Văn Hồ (Nxb Chính trị quốc
gia, H, 2006); Phan Bội Châu - từ chủ trương bạo động đến xây dựng lực lượng
vũ trang trong đấu tranh giải phóng dân tộc của Phan Ngọc Liên và Nguyễn
Ngọc Cơ (Tạp chí Lịch sử quân sự, số 9 - 2006). Các cơng trình trên dù khơng

trực tiếp đề cập đến toàn diện tư tưởng quân sự Phan Bội Châu, nhưng khi trình
bày tư tưởng chính trị, tư tưởng triết học, quan điểm xây dựng lực lượng vũ trang
đã luận giải nhiều vấn đề về cơ sở hình thành phương pháp cách mạng, đường lối
bạo động vũ trang, quan điểm “vọng ngoại” của Phan Bội Châu…góp phần định
hướng cho tác giả khi nghiên cứu tư tưởng quân sự của Phan Bội Châu.
Nhóm cơng trình của tác giả nước ngoài:
Nghiên cứu về Phan Bội Châu ở nước ngoài được bắt đầu từ những thập
kỷ đầu thế kỷ XX, nhưng chỉ ở mức độ sơ lược hoặc chỉ đề cập đến hoạt động
cứu nước của ông trong mối quan hệ với các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX.
Phải đến năm 1969 mới xuất hiện chuyên luận đầu tiên về Phan Bội Châu của
Boudarel có tựa đề Phan Bội Châu và xã hội Việt Nam thời đại ông, đã được dịch
và xuất bản tại Việt Nam năm 1997. Vào những năm 1970, có hàng loạt tác phẩm
của David Marr: Vietnamese Anticolonism (1885-1915) (California, 1971), của
William Ducker The Rise of Nationalism in Vietnam 1900- 1941, (London,
1970), của Alexander Woodside Community and Rivoluion in Modern Vietnam
(1976) …. Tuy nhiên các tác phẩm trên chỉ nghiên cứu Phan Bội Châu và phong
trào do ông lãnh đạo như một bước quá độ giữa phong trào yêu nước cuối thế kỷ
10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


XIX và phong trào cách mạng của các thế hệ sau, rất ít cơng trình chun khảo về
Phan Bội Châu.
Trong số các cơng trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài về Phan Bội
Châu, tác phẩm được xem là đầy đủ nhất, có tính tổng hợp là cuốn Phong trào
dân tộc Việt Nam và quan hệ của nó với Nhật Bản và châu Á- tư tưởng Phan Bội
Châu về cách mạng và thế giới (gồm 2 tập) của học giả người Nhật Shiraishi
Masaya, (Nxb Chính trị quốc gia, H, 2000). Tác phẩm đã trình bày khái quát bối
cảnh lịch sử Việt Nam, thân thế Phan Bội Châu; phân tích chuyển biến tư tưởng

và nhận thức của Phan Bội Châu về con đường cứu nước qua các giai đoạn hoạt
động…trong đó tác giả dành một số chuyên mục đề cập đến lập trường đấu tranh
vũ trang, quan điểm về tập hợp lực lượng, tranh thủ ngoại viện của Phan Bội
Châu một cách hệ thống, khoa học … Ngồi ra cịn có tác phẩm Việt nam và
Nhật Bản giao lưu văn hoá, (Văn Nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2001) của tác
giả Vĩnh Sính. Đây là những nguồn tài liệu tham khảo quan trọng giúp cho tác
giả thực hiện luận văn này .
Tóm lại, mặc dù đã có nhiều cơng trình trong và ngoài nước đề cập trực
tiếp hoặc gián tiếp những quan điểm quân sự của Phan Bội Châu, nhưng chưa có
cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này một cách toàn diện, đầy đủ và
hệ thống, trên phương diện lịch sử tư tưởng quân sự mà chúng tơi đã lựa chọn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
- Làm rõ sự hình thành và những nội dung cơ bản của tư tưởng quân sự
Phan Bội Châu. Chỉ ra được những đóng góp cũng như hạn chế của tư tưởng
quân sự Phan Bội Châu. Từ đó rút ra một số nhận xét và bài học kinh nghiệm.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nhiệm vụ nghiên cứu:
Với mục đích nghiên cứu và nguồn tư liệu như trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Trình bày cơ sở và quá trình hình thành tư tưởng quân sự Phan Bội Châu.
- Hệ thống hoá, khái quát hố những tư liệu đã có, bổ sung thêm những
tư liệu mới, góp phần khơi phục một cách khách quan những nội dung cơ bản của
tư tưởng quân sự Phan Bội Châu.
- Nêu lên những đóng góp cũng như hạn chế của tư tưởng quân sự Phan
Bội Châu; từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm.

4. Các nguồn tài liệu và hướng sử dụng:
- Các tác phẩm, bài viết của Phan Bội Châu đã được in thành sách.
- Các cơng trình nghiên cứu khoa học, các bài tạp chí, sách có liên quan
do cá nhân và các cơ quan nghiên cứu uy tín đã cơng bố.
- Nguồn tư liệu từ phía các cơng trình của các nhà nghiên cứu nước
ngoài, nhưng được khai thác ở mức độ nhất định (do những khó khăn chủ quan,
khách quan của tác giả).
5. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tư tưởng quân sự của Phan Bội Châu
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian của luận văn là hoạt động thực tiễn và lý luận quân
sự của Phan Bội Châu ở cả trong nước và nước ngoài.
Phạm vi thời gian của luận văn chủ yếu từ năm 1901 (khi Phan Bội Châu
và một số đồng sự của ông đưa ra ba kế hoạch cứu nước và xác định “đánh giặc

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


phục thù mà thủ đoạn là bạo động”) đến tháng 6- 1925 (khi Phan Bội Châu bị
thực dân Pháp bắt giam).
Phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên cơ sở lý luận chung của chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Phương pháp lịch sử và phương pháp lơgic
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp so sánh và hệ thống hoá
- Ngoài ra, các phương pháp khác như đối chiếu, thống kê….cũng được
vận dụng để giải quyết nội dung nghiên cứu của luận văn

6. Đóng góp của luận văn:
Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa, bổ sung tư liệu mới, xử lý nguồn tư
liệu một cách khoa học, luận văn có những đóng góp sau:
- Khai thác một khối lượng tư liệu phong phú, đa dạng về tư tưởng quân
sự của Phan Bội Châu
- Góp phần làm sáng tỏ những điều kiện chủ quan và khách quan chi phối đến
chủ trương, đường lối và hoạt động quân sự của Phan Bội Châu
- Làm sáng tỏ những nội dung chủ yếu của tư tưởng quân sự Phan Bội Châu.
- Bước đầu đưa ra những đánh giá có cơ sở khoa học và thực tiễn những
đóng góp và hạn chế của tư tưởng quân sự Phan Bội Châu, rút ra một số kinh
nghiệm chủ yếu.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu hay phục vụ công tác
giảng dạy cho những mơn học có liên quan

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3
chương:
Chương 1. Cơ sở và quá trình hình thành tư tưởng quân sự Phan Bội Châu
Chương 2. Nội dung tư tưởng quân sự Phan Bội Châu
Chương 3. Nhận xét và bài học kinh nghiệm

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Chương 1

CƠ SỞ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
QUÂN SỰ PHAN BỘI CHÂU
1.1- Cơ sở hình thành tư tưởng quân sự Phan Bội Châu.
Tư tưởng quân sự Phan Bội Châu không thể ra đời từ mảnh đất trống
không và càng khơng thể nằm ngồi dịng chảy liên tục của chủ nghĩa yêu nước,
truyền thống quân sự dân tộc và được hình thành, phát triển trong điều kiện kinh
tế - xã hội của Việt Nam và thế giới có nhiều biến chuyển sâu sắc; đồng thời
phản ánh tư duy, năng lực chủ quan của Phan Bội Châu. Do đó, muốn hiểu sâu
sắc tư tưởng quân sự Phan Bội Châu, cần làm rõ những cơ sở, điều kiện khách
quan, chủ quan khiến cho tư tưởng quân sự của ông vừa mang dấu ấn của lịch sử
truyền thống dân tộc, thời đại, vừa mang những nét riêng độc đáo.
1.1.1- Thực dân Pháp xâm lược, thống trị nhân dân Việt Nam bằng
bạo lực.
Nếu như hồi đầu thế kỷ XIX, Việt Nam là một nước độc lập và thống nhất,
thì vào những năm cuối cùng của thế kỷ đó tên nước ta đã bị mất trên bản đồ thế
giới, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp.
Dựa vào sức mạnh quân sự với vũ khí trang bị hiện đại, từ giữa thế kỷ
XIX, thực dân Pháp lần lượt chiếm sáu tỉnh Nam Kỳ, rồi mở rộng đánh chiếm
các tỉnh Trung Kỳ và Bắc Kỳ, cuối cùng gây sức ép quân sự, buộc triều đình Huế
ký Hiệp ước Patơnốt (6 - 6 - 1884) công nhận nền thống trị của Pháp trên toàn
lãnh thổ Việt Nam. Trong suốt 40 năm kể khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm
bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) chính thức công khai chiến tranh xâm lược Việt Nam
(1858), đến khi thực dân Pháp cơ bản “bình định” xong Việt Nam vào năm 1896,

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



mọi diễn biến của tư tưởng lớn của dân tộc đều tuỳ thuộc vào nhiệm vụ bao trùm
là đối phó với nạn ngoại xâm, khôi phục chủ quyền đất nước.
Để nhanh chóng bình định Việt Nam, thực dân Pháp đã huy động tất cả
binh lực, mở nhiều cuộc tấn công qui mơ lớn hịng dập tắt phong trào đấu tranh
của nhân dân ta. Hàng vạn người dân Việt Nam yêu nước bị chúng bắt bớ, giam
cầm, giết hại. Không biết bao nhiêu làng xóm bị tàn phá. Trong triều đình Huế,
những ơng vua có tinh thần chống Pháp như Thành Thái, Duy Tâm, Hàm Nghi
đều lần lượt bị bắt và đày đi an trí. Cả một phong trào rộng lớn mang tinh thần
“trung quân ái quốc” của các văn thân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hương Khê
của Phan Đình Phùng ở miền Trung, khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện
Thuật ở đồng bằng Bắc Bộ, với sự phối hợp với Nguyễn Quang Bích đều lần lượt
bị đàn áp. Nghĩa quân Yên Thế tiêu biểu cho sức phản kháng của nông dân, nổi
dậy từ năm 1884 sang đến thập kỷ đầu của thế kỷ XX đã bị 15.000 quân Pháp Việt, do Lê Hoan chỉ huy gây thiệt hại nặng, khơng cịn đe doạ sự ổn định của
“Nhà nước bảo hộ’’. Sự trông chờ vào ứng cứu của nhà Thanh cũng tan vỡ sau
hai lần triều đình kháng chiến cử phái bộ sang Trung Quốc cầu viện.
Có thể nói, tất cả những thủ lĩnh nghĩa quân đều xứng đáng đại diện cho
chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Họ không thiếu tâm huyết, bản lĩnh và khí phách,
mong cứu giống nịi thoát khỏi nạn ngoại xâm, nhưng do thiếu sự lãnh đạo tập
trung và đường lối cứu nước đúng đắn nên các phong trào yêu nước do các sĩ phu
lãnh đạo không thể đi đến thắng lợi cuối cùng.
Sau khi căn bản dập tắt phong trào Cần vương, hồn thành cơng cuộc bình
định, từ năm 1897, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa với
cường độ ngày càng cao, qui mơ ngày càng lớn trên tồn bộ lãnh thổ Việt Nam
và ba nước Đông Dương. Gắn liền với quá trình khai thác thuộc địa, chúng đẩy
nhanh việc xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ cấu mọi mặt của một bộ máy
16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



cai trị thực dân trên lãnh thổ Việt Nam. Có thể nói, ngay từ khi thành lập, chính
quyền thuộc địa đã mang đậm nét là một chính quyền bạo lực, biểu hiện ở thủ
đoạn thâm độc “ chia để trị”, “ dùng người Việt trị người Việt”; ở sự tăng cường
lực lượng quân đội, sử dụng bộ máy chính quyền quân sự để quản lý lãnh thổ,
xây dựng lực lượng cảnh sát đa năng.... nhằm ngăn chặn, trấn áp, dập tắt các
phong trào yêu nước của nhân dân, bảo vệ lợi ích lâu dài của Pháp ở Việt Nam.
Như chúng ta biết, truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam, tính
thống nhất của đất nước Việt Nam đã tạo nên sức mạnh vô địch giúp dân tộc Việt
Nam vượt qua biết bao thử thách ác liệt để trường tồn và phát triển. Khi áp đặt
chế độ thực dân trên đất nước ta, thực dân Pháp thi hành chính sách“ chia để trị”
hết sức thâm độc hòng chia cắt đất nước, chia rẽ dân tộc, phân tán lực lượng, thủ
tiêu tinh thần dân tộc và chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cùng với
việc đàn áp các phong trào yêu nước, bóp nghẹt mọi quyền tự do, dân chủ, chúng
đặt ra ba chế độ chính trị khác nhau tương ứng với ba miền của đất nước là Bắc
Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ; gây chia rẽ giữa người Kinh và các dân tộc thiểu số;
giữa miền xuôi - miền ngược; giữa lương - giáo...; dụ dỗ những phần tử phong
kiến đầu hàng để duy trì bộ máy quản lý cũ kỹ, lạc hậu ở các làng xã và bộ máy
vua quan phong kiến để làm cơng cụ bóc lột nhân dân ta.
Song song với tổ chức hành chính, chúng thiết lập bộ máy bạo lực khổng
lồ với các lực lượng quân sự, cảnh sát, toà án và hệ thống nhà tù dày đặc nhằm ngăn
chặn, dập tắt mọi sự phản kháng, hành động yêu nước của các tầng lớp nhân dân.
Tháng 7- 1900, thực dân Pháp ra đạo luật tổ chức quân đội thuộc địa bao
gồm vừa binh lính Pháp, vừa binh lính người các nước thuộc địa. Hội đồng
phịng thủ Đơng Dương do Tồn quyền làm chủ tịch, có quyền huy động quân
đội, lập các đạo quan binh, tuyển chọn binh lính và phân bố lực lượng. Trực tiếp
điều khiển quân đội ở Đông Dương là một viên tổng chỉ huy người Pháp. Dưới
17


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


quyền Tổng chỉ huy có Tổng tham mưu trưởng và các viên chỉ huy bộ binh, hải
quân, pháo binh.
Lực lượng vũ trang của thực dân Pháp ở Đông Dương không ngừng được
tăng cường về số lượng và trang bị, vũ khí. Các binh chủng lần lượt được thành
lập: Pháo binh (1899), kị binh (1900), công binh (1903), đội cầu, thông tin, vẽ
bản đồ ... bổ sung thêm tướng tá, lấy binh lính bản xứ ngày một đơng, tổ chức
những đội quân dự bị (1898), tăng cường lính da đen Châu Phi (cuối 1900), lập
phịng tuyể lính và dự trử ở Hà Nội, Sài Gòn (1901).
Thực dân Pháp triệt để thực hiện chính sách“ dùng người Việt trị người
Việt”, dùng binh lính thuộc địa để lấn chiếm thuộc địa và đàn áp các phong trào
yêu nước. Từ năm 1904, chúng ra sắc lệnh bắt thanh niên ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ
từ 22 tuổi đến 28 tuổi phải thuộc diện đi lính. Thời hạn là 5 năm, hết hạn có thể
xin ở lại. Hạn tại ngũ tối đa là 20 năm. Đồng thời ban bố sắc lệnh tổ chức lực
lượng quan dự bị người bản xứ ở Đơng Dương. Ngồi qn đội chính qui, chúng
cịn tổ chức đội lính khố xanh chuyên để đàn áp các cuộc khởi nghĩa hoặc canh
giữ các nhà tù, phục vụ ở các đạo quan binh. Tại các phủ, huyện, châu cịn có bọn
lính cơ và lính lệ để trấn áp nhân dân. Ở các làng xã có tuần phu, một lực lượng
vũ trang, dưới quyền điều khiển của trưởng tuần và lý trưởng.
Quân đội Pháp ở Đơng Dương chia làm 2 bộ phận, qn chính qui và qn
địa phương. Qn chính qui có trách nhiệm tác chiến trên chiến trường Đơng
Dương và ngồi Đơng Dương. Lực lượng qn chính qui ở xứ này cịn được điều
động đi đàn áp cuộc nổi dậy ở xứ khác trong liên bang Đông Dương, đàn áp nhân
dân các nước thuộc địa khác của thực dân Pháp hoặc đi gây các cuộc chiến tranh
xâm lược mới.

18


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Năm 1915, lo lắng trước tình hình nổi dậy ngày càng nhiều của nhân dân
Việt Nam, mặc dù đã có lực lượng cảnh sát, tổng thống Pháp lại ra sắc lệnh xây
dựng lực lượng cảnh sát đặc biệt cho toàn Đông Dương. Sắc lệnh qui định rõ tất
cả những binh lính bản xứ tại ngũ nhưng khơng nằm trong lực lượng chính qui
đều thuộc lực lượng cảnh sát đặc biệt, đặt dưới quyền chỉ huy của các viên quan
đứng đầu các xứ. Lực lượng này được gọi là địa phương qn. Thời bình canh
giữ các cơng sở, các tuyến giao thông, các trại giam hoặc áp tải các chuyến hàng
của nhà nước thực dân hoặc bị điều động đi đàn áp các cuộc khởi nghĩa. Khi có
chiến tranh, tồn quyền có thể chuyển từng phần hay tồn bộ lực lượng địa
phương quân sang tay chính quyền quân sự, hết chiến tranh lại về chính quyền
dân sự
Về số lượng năm 1912 là năm chúng đã xây dựng tương đối hoàn chỉnh
quân đội thuộc địa. Số lính tại ngũ tồn Đơng Dương là 23.847 người. Số lính dự
bị là 20.064 người.
Đi đơi với bộ máy quân sự là hệ thống pháp luật khắc nghiệt với mạng lưới
nhà tù dày đặc khắp Việt Nam. Ở Nam Kỳ, sau khi chiếm 3 tỉnh miền Đơng, thực
dân Pháp đã lập nhiều tồn án qn sự đặc biệt nhằm tàn sát những người Việt
Nam yêu nước. Tất cả những người Việt nam bị chúng qui là “phiến loạn” đều bị
đưa ra toà án binh xét xử. Ở Trung Kỳ năm 1899, chúng lập ra các toà án hỗn
hợp hàng tỉnh, dưới quyền chỉ đạo của công sứ Pháp và án sát Việt Nam để kết
tội những người “phiến loạn”.
Ở Bắc Kỳ, có hai loại tồ án, toà án Tây và toà án Nam. Các tỉnh đều có
tồ án hỗn hợp dưới quyền chỉ đạo của cơng sứ Pháp và án sát Việt Nam. Còn ở
cấp kỳ, thì từ năm 1896, thực dân Pháp lập ra Hội đồng đề hình Hà Nội để xét xử
những người Việt nam yêu nước có hành động chống Pháp ở Trung Kỳ và Bắc
Kỳ. Ở cấp phủ, huyện, châu, quyền hành chính và tư pháp đều nằm trong tay bọn
19


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tri phủ, tri huyện, tri châu. Ở các làng xã, bọn kỳ hào hồnh hành dường như
khơng có giới hạn. Gắn liền với tổ chức toà án là cảnh sát, nhà tù, trại giam. Tỉnh
nào cũng có cảnh sát và từ huyện trở lên đều có nhà tù và trại giam
Trong 10 năm (1902 - 1912), toà án thực dân đã kết án 24.380 người, từ bị
tù giam khổ sai, chung thâm và tử hình. Các nhà tù ở Hà Nội, Sơn La, Thái
Ngun, Lao Bảo, Sài Gịn, Cơn Đảo…ln chật ních tù nhân. Riêng ở Cơn Đảo,
năm 1912 chúng đã giam tới 1.326 tù nhân. Về chi phí, riêng ở Bắc Kỳ, năm
1909 tiền chi tiêu để “giữ gìn trật tự (hành chính, cảnh sát, sen đầm, khố xanh)
gấp 4 lần khoản tiền chi cho giáo dục, y tế, nơng nghiệp, cơng chính.
Có thể nói, bộ máy chính quyền thực dân được thiết lập trên cơ sở của sự
cấu kết chặt chẽ giữa chủ nghĩa đế quốc và thế lực phong kiến phản động. Đó là
bộ máy thống dựa chủ yếu vào sức mạnh quân sự, dùng vũ lực để ngăn chặn, đàn
áp mọi hành động yêu nước của nhân dân ta. Bằng phương thức kết hợp chặt chẽ
bạo lực cơng khai kết hợp với chính sách ngu dân thâm độc, thực dân Pháp đã
dùng những thủ đoạn phản động nhất để vơ hiệu hố chủ nghĩa u nước Việt
Nam, đặt mọi phong trào yêu nước vào tình cảnh “bất khả kháng”. Tất cả các thủ
lĩnh của phong trào “hợp pháp” đều bị tách khỏi quần chúng, đày đi an trí; tất cả
những người cầm đầu nghĩa quân nếu không bị giết hại tại trận cũng bị chúng
chặt đầu bằng máy chém; tất cả nhân sĩ, trí thức nếu không chịu ra làm quan,
phục vụ Nhà nước bảo hộ đều khơng cịn đất dung thân.
Tình hình đó đã làm cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam và tư
bản Pháp xâm lược càng thêm sâu sắc. Để giải quyết mâu thuẫn đó, địi hỏi phải
huy động sự đồng tâm hiệp lực của mọi lực lượng yêu nước, tiến bộ vùng lên
dùng bạo lực đánh đổ ách thống trị thực dân. Trước địi hỏi đó, một số sĩ phu yêu
nước tiến bộ, trong đó có Phan Bội Châu đã nêu cao tinh thần yêu nước, kiên
quyết chống xâm lăng, xứng đáng với truyền thống quật cường của dân tộc và

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


chính họ đã đóng vai trị lãnh đạo phong trào yêu nước trong gian đoạn quá độ từ
sau phong trào Cần vương thất bại cho đến khi xuất hiện phong trào cách mạng
do giai cấp vô sản lãnh đạo.
1.1.2. Tác động từ bên ngoài.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc phát
triển mạnh mẽ. Vấn đề dân tộc đã trở thành vấn đề có liên quan đến nhiều quốc
gia, thành vấn đề đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc thuộc địa chống
chủ nghĩa đế quốc. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc càng gắn chặt với
phong trào đấu tranh của giai cấp cơng nhân. Cũng chính trong bối cảnh đó, các
trào lưu tư tưởng phương Tây bắt đầu có điều kiện xâm nhập, tác động một cách
mạnh mẽ đến các nước phương Đông.
Đầu thế kỷ XX, sau hơn 30 năm Duy Tân đất nước, Nhật Bản không
những giữ vững được độc lập mà còn vươn lên thành một cường quốc tư bản
hùng mạnh. Sau sự kiện đánh bại quân Nga Hồng năm 1905, Nhật Bản càng có
ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nước ta. Trong bối cảnh cách mạng Việt Nam đang
khủng hoảng về đường lối, Nhật Bản có sức hút mạnh mẽ đối với các sĩ phu tiến
bộ đang khao khát tìm kiếm con đường cứu nước mới. Nhiều người Việt Nam
bấy giờ cho rằng muốn cứu nước thì phải cầu viện bên ngồi, muốn tìm ngoại
viện thì khơng gì bằng sang Nhật Bản - nước“ đồng văn đồng chủng” đánh bại
được“ cường quốc da trắng”. Phan Bội Châu đã chọn hướng Đông du đi Nhật
bản để cầu viện, xem xét, học hỏi và hy vọng tìm thấy con đương cứu nước. Phan
Bội Châu viết: “Trận Nga - Nhật chiến tranh mà Nhật đại thắng thật có chỗ hay
cho chúng tơi rất lớn. Trong óc chúng tơi đến đây có một thế giới mới lạ mở ra”
[15, tr.26]. Phong trào Đơng Du của Phan Bội Châu từ đó mà xuất phát.


21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trung Quốc, nước láng giềng có quan hệ chặt chẽ, gần gủi với Việt Nam
thời kỳ này cũng có những chuyển biến mạnh mẽ. Để canh tân đất nước, chống
lại nguy cơ xâm lược của các nước phương Tây, nhiều sĩ phu tiến bộ và tầng lớp
trí thức tư sản dấy lên phong trào địi triều đình phong kiến nhà Thanh phải thực
hiện cải cách đất nước. Sau sự kiện Mậu Tuất chính biến (1898), các tư tưởng đổi
mới của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Đàm Tự Đồng… có ảnh hưởng lớn
đến Việt Nam; làn sóng tân văn, tân thư mang tư tưởng dân chủ tư sản và văn
minh phương Tây thông qua sách báo Trung Quốc tràn vào Việt Nam, gây nên sự
phân hóa tư tưởng trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các phong trào duy tân
do các sĩ phu tiến bộ khởi xướng.
Những Tân thư, Tân văn từ Trung Quốc, từ Nhật Bản bằng nhiều con
đường khác nhau vào Việt Nam đã góp phần một luồng sinh khí mới, một sự lên
men mới về mặt tư tưởng đối với các sĩ phu yêu nước lúc bấy giờ, trong đó có
Phan Bội Châu.
Năm 1898, lần đầu tiên được tiếp xúc với Tân thư trong đó có tác phẩm
Trung Đông chiến kỷ, Phổ Pháp chiến kỷ, Doanh hồn chí lược cùng với bài
Thiên hạ đại thế luận của Nguyễn Lộ Trạch, Phan Bội Châu bắt đầu có những
rung động mới, những gợi mở đầy sức hấp dẫn về một chân trời xa lạ “làm cho tư
tưởng thế giới của tôi (Phan Bội Châu) bắt đầu nảy mầm” [7, tr.32].
Trung - Đông chiến kỷ, xuất bản năm 1896, của Lâm Lạc Tri (Young
Allen người Mỹ, chủ bút tờ Vạn quốc công báo). Chiến tranh Trung - Đông ở đây
chính là chiến tranh Trung Quốc– Nhật Bản (1894-1895). Nội dung cuốn sách
ghi chép quá trình giao chiến và giao thiệp giữa nhà Thanh (Trung Quốc) với
Nhật Bản, nhưng chủ ý của tác giả là vạch ra thực tế sự thất bại của Trung Quốc
trước Nhật Bản, làm cho người Trung Quốc nhận thức được sự cần thiết của cải

cách đất nước. Nhật Bản tuy chỉ là một nước nhỏ, nhưng nhờ cuộc cải cách minh
22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trị, đã trở nên mạnh mẽ, võ công hiển hách trong thiên hạ, đưa Nhật đứng vào
hàng các cường quốc trên thế giới.
Phổ - Pháp chiến kỷ, cuốn sách gồm 8 tập, xuất bản năm 1873. Sách do
nhà bình luận Vương Thao, thuộc phái Dương vụ biên soạn dựa trên những thông
tin về cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870-1871). Nội dung, nói về tình hình thế
giới, đặc biệt là về chính trị và sức mạnh của các cường quốc Châu Âu; về sự thất
bại của Pháp trước Phổ ngay tại nước mình 30 trước. Phan Bội Châu quan tâm
tác phẩm này khơng chỉ vì Pháp - kẻ đang thống trị nhân dân Việt Nam từng bị
Phổ đánh bại mà cho rằng ở Châu Âu, nước Phổ vẫn tồn tại như là lực lượng đối
kháng với Pháp mà Việt Nam có thể tranh thủ sự giúp đỡ của Phổ để đánh Pháp
khi có thời cơ. Hẵn là nhờ sự hiểu biết về tình hình Châu Âu như vậy mà sau này
Phan Bội Châu đã chọn nước Đức làm nơi tìm kiếm ngoại viện cho công cuộc
cứu nước.
Thiên hạ đại thế luận, là tác phẩm của Nguyễn Lộ Trạch (1852-1895),
trình bày “đại thế’ của hồn cầu, trong đó, tập trung phân tích thế lực của các đế
quốc tại châu Á. Tác phẩm chỉ ra rằng, ngày nay các nước phương Tây khơng
cịn phải điều binh khiển tướng tải lương từ “ngồi trùng dương bảy vạn dặm”
như trước, mà nó đã có nhiều căn cứ quân sự và cơ sở hậu cần trên những vùng
đất châu Á mà nó chiếm được. Cho nên Trung Quốc và cả châu Á đều nằm trong
tầm kiểm soát của các cường quốc Phương Tây. Nguyễn Lộ Trạch nói nhiều đến
tình hình nguy ngập của nhà Thanh (Trung Quốc) nhằm đánh tan ảo tưởng của
những người thủ cựu vẫn còn hy vọng vào sự giúp đỡ của Trung Quốc thời đó.
Ơng thấy trước rằng, nước Nhật Bản duy tân sẽ trở thành một cường quốc hùng
mạnh. Trên cơ sở nhận định cục diện Trung Quốc và mâu thuẫn giữa các đế

quốc, ơng tiên đốn rồi đây Pháp nhất định sẽ phục thù đối với Phổ và tranh
giành thuộc địa với Anh. Nên giữa Pháp và Anh, Phổ vẫn âm ỉ mâu thuẫn. Tình
23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hình kẻ thù như vậy, cho nên tuy ta sức lực kiệt quệ, tay chân bị khồ chặt, nhưng
khơng phải là khơng có cơ hội vùng lên. Ơng khun triều đình khơng nên chán
nản mà phải cố gắng khai thác mọi khả năng cịn có thể được, ni chí phục thù.
Tác phẩm giải thích sự sụp đổ của triều Nguyễn không phải là do sự xâm
lược của giặc mạnh, mà sự sụp đổ đó cũng đã có nguy cơ từ rất sớm - ngay từ
khi nhà Nguyễn cịn có vẻ hưng thịnh, nguy cơ từ thái độ tự cao, chuộng hư danh,
bảo thủ không chịu đổi mới…Cuối bài luận, ông đưa ra nhận định, các nước
phương Tây đi xâm chiếm, khai thác nước ngoài để làm giàu, nhưng cuối cùng sẽ
có một tác động ngược lại là khiến cho nước ấy tiến bộ, cường thịnh lên lúc đó
nước ấy sẽ cạnh tranh trở lại với chính nước đã xâm chiếm mình. Ơng lấy gương
Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số nước, trong đó có Thái Lan để dẫn chứng cho lập
luận của mình. Đối với nước ta, ơng cũng hy vọng những người yêu nước nắm
được qui luật ấy để dựng lại nước.
Như vậy, những sách mà Phan Bội Châu tiếp xúc trong thời gian ở Huế
lần thứ nhất (1889-1900) chủ yếu là các tác phẩm thời kỳ phong trào Dương vụ
Trung Quốc và các ghi chép về tình hình thế giới. Trong Phan Bội Châu niên
biểu, Phan Bội Châu kể lại: “Tôi xem những sách ấy mới hiểu sơ qua về tình hình
cạnh tranh thế giới và thảm trạng mất nước, nịi giống diệt vong, lịng tơi càng
được kích thích thêm…Từ đấy tư tưởng tháo củi sổ lồng của tơi bắt đầu rung
động. Dù đứng vào hồn cảnh uất ức chưa trổ ra được tôi vẫn sẵn sàng đợi chờ cơ
hội” [7, tr.32].
Sau đó, Phan Bội Châu cịn có cơ hội tiếp cận một số sách báo thời kỳ
phong trào biến pháp của Trung Quốc như Mậu Tuất chính biến, Trung Quốc hồn

và tờ Tân dân tùng báo của Lương Khải Siêu. Nội dung, ghi lại diễn biến của
cuộc chính biến Mậu Tuất (1898) và liệt truyện các liệt sĩ hy sinh trong q trình
chính biến; bàn về nguồn gốc sự yếu kém của Trung quốc; sự giống nhau và khác
24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×