Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Card đồ họa hay đầu DVD dân dụng? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.47 KB, 3 trang )

Card đồ họa hay đầu DVD dân dụng?
Đánh giá về chất lượng hình ảnh động là một vấn đề mang tính cảm quan của mỗi
người, vì vậy mà Hardware.Info đã làm một cuộc thử nghiệm so sánh 2 card đồ
họa với 12 đầu DVD chuyên dụng hỗ trợ HDMI trên cùng màn hình Samsung
LCD 24-inch.

Kết quả của cuộc thử nghiệm cho thấy máy tính để bàn, lần lượt sử dụng hai card
đồ họa ATI Radeon X1900XTX chạy chương trình Cyberlink PowerDVD 7 và
nVidia GeForce 7900GTX chạy phần mềm Pure Video (những phần mềm này đều
có kèm theo theo card), cho chất lượng video tốt hơn đầu DVD.

Nhưng nhóm thử nghiệm lại dựa hầu hết trên HQV benchmark DVD, chương
trình này cần có một người đánh giá từng thử nghiệm một để xác định chất lượng
của phim, dẫn đến cảm quan trong kết quả đánh giá.

Không hề ngạc nhiên khi hai card đồ họa ATI và nVidia đã bỏ xa các đầu DVD
với điểm số lần lượt là 118 và 93 trong khi đầu DVD chuyên dụng có điểm số cao
nhất là Panasonic DVD-S97 có giá 250 USD (giá này áp dụng rao bán trên mạng)
chỉ đạt 68 điểm.

Kết luận cuối cùng của nhóm thử nghiệm dựa trên kết quả đánh giá chất lượng
hình ảnh đó là mọi người nên “quẳng” chiếc đầu DVD của mình mà đầu tư cho
một trung tâm giải trí bên trong chiếc PC.

Tuy nhiên vẫn có hàng tá lý do để bạn chọn lựa một chiếc đầu đĩa DVD thay vì
mua một chiếc PC mạnh mẽ trong giải trí như bật tắt dễ dàng mà không phải chờ
khởi động PC, điều khiển đơn giản (nhất là với một chiếc remote)… Và hơn thế
nữa, để có thể đầu tư cho một trong hai card được thử nghiệm ở đây bạn sẽ phải bỏ
ra khoảng 550USD (tại Việt Nam), một con số nói lên nhiều điều.

Bên cạnh Crosby, một chuyên gia mật mã khác là Niels Ferguson cũng cho biết đã


bẻ khóa được cơ chế HDCP, nhưng không công bố nghiên cứu này của mình vì
ngại những vấn đề phát sinh liên quan đến luật bản quyền số.

Nhưng vẫn còn một lớp bảo mật khác, đó là HDCP+Certs. Một giả thuyết là cơ
chế central key-authority (có khả năng) thêm vào các chứng nhận mã hoá cho các
tập khoá. Điều này có nghĩa là mỗi thiết bị sẽ có một "chứng minh thư” mới thứ 2
độc nhất do celtral key-authority cấp. Chứng minh thư này có thể được tạo ra bằng
thuật toán chuẩn, ví dụ như RSA/DSA. Nếu theo cách này, HDCP Receiver sẽ gửi
public key và kèm cả "chứng minh thư” và sẽ được đầu bên kia nhận diện cả 2.

Bạn sẽ đồng ý rằng công nghệ HDCP mạnh hay yếu còn tùy thuộc vào bạn đang
đứng bên bờ nào. Nếu đứng bên phía các studio muốn quản lý sản phẩm, muốn
người dùng đi vào "khuôn phép" thì HDCP còn yếu. Còn đứng trên phương diện
người dùng muốn xem được phim mà họ mua ở đúng độ phân giải cao nhất mà
phim hỗ trợ thì họ có nhiều hy vọng. Dù gì đi nữa, HDCP có độ "đàn hồi" hơn
nhiều chuẩn bảo mật trước nó nên chắc chắn nó sẽ đạt đến mức không dễ gì bị "bẻ
gãy".

Cuối cùng, dù bạn thích hay không thì tương lai sắp đến, HDCP vẫn sẽ "ngự trị"
trên kệ bày hàng. Nếu bạn muốn mua những sản phẩm thời thượng nhất trong lúc
này thì nên cân nhắc và hãy chú ý chọn màn hình tương thích HDCP phiên bản
1.2a. Còn nếu bạn muốn xem HDCP trên máy tính thì còn phải chờ card màn hình
hỗ trợ hoàn toàn HDCP.

×