Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài thu hoạch lớp CCLLCT môn bđg bình đẳng giới trong lãnh đạo quản lý ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.42 KB, 11 trang )

1

MỞ ĐẦU
Quyền bình đẳng trong đời sống chính trị là quyền quan trọng để xây
dựng một xã hội công dân, thể hiện quyền làm chủ của công dân với nhà
nước. Bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ khơng còn là vấn đề riêng của nữ
giới, của một quốc gia, mà là mục tiêu phấn đấu thúc đẩy thực hiện của nhiều
quốc gia, nhiều dân tộc trên thế giới. Liên hợp quốc xác định: Tăng cường
bình đẳng giới và nâng cao năng lực, vị thế cho phụ nữ là một trong 8 mục
tiêu của thiên niên kỷ.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị được xem là một trong những nội
dung quan trọng, then chốt, tạo cơ hội cho phụ nữ được nói tiếng nói đại diện
cho giới mình, được phát huy trình độ năng lực, kinh nghiệm, thể hiện quan
điểm trong quyết định các chính sách về các lĩnh vực khác nhau của quốc gia.
Thơng qua đó, góp phần tạo nên nền tảng vững chắc cho việc thúc đẩy bình
đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Mặc dù chúng ta đã đạt được những thành công đáng kể về chỉ số sức
khỏe, giáo dục, thu nhập và cơ hội nghề nghiệp của phụ nữ, nhưng vẫn cịn
một khoảng cách lớn về bình đẳng giới trên hành trình đến với các vị trí lãnh
đạo, quản lý. Xuất phát từ thực tiễn đó, bài viết tập trung mơ tả thực trạng
bình đẳng giới trong tham chính và góp phần gợi ý một vài hàm ý chính sách
nhằm từng bước tăng cường hơn nữa vị thế chính trị cho phụ nữ Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay


2

NỘI DUNG
1. Một số nét cơ bản về lãnh đạo nữ
- Khái niệm lãnh đạo
+ Quản lý được hiểu là sự điều hành, lập kế hoạch, tổ chức, nhằm đạt


được mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả.
+ Lãnh đạo là sự định hướng, dẫn dắt đường lối; là thúc đẩy, khích lệ và
thuyết phục người khác theo đường lối, mục tiêu nhất định
Trên bình diện quốc tế, khơng có một định nghĩa thống nhất, lãnh đạo
được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, hiện nay người ta thường nói đến
lãnh đạo chuyển đổi.
Người lãnh đạo là người có vị trí hay có thẩm quyền trong tổ chức, có
thể là người được xác lập dựa vào uy tín/đạo đức hay bằng sự đóng góp trí tuệ
mà khơng có thẩm quyền chính thức. Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy lãnh đạo
nữ gắn với vị trí trong tổ chức, trong hệ thống chính trị.
Trong “Chính cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt” của Đảng, Bác Hồ đã
khẳng định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là “đánh đổ đế quốc Pháp và bọn
phong kiến, làm cho nước Nam hoàn tồn được độc lập, nam nữ bình quyền”.
Chúng ta cần thúc đẩy nữ giới tham gia lãnh đạo, quản lý vì: trước hết đó
là thực hiện quyền con người; xuất phát từ văn hóa truyền thống của người
Việt (thờ Mẫu); lực lượng lao động nữ chiếm số đông, nên cần nâng cao vị
thế, vai trị của phụ nữ; xóa bỏ định kiến thâm căn cố đế: phụ nữ không thể
làm lãnh đạo; kinh nghiệm, kiến thức, nhu cầu, lợi ích của phụ nữ được phản
ánh trong q trình chính sách; mang lại hiệu quả kinh tế, đóng góp cho sự
phát triển bền vững; Việt Nam chưa đạt được các chỉ tiêu về lãnh đạo nữ do
đó cần hướng tới mục tiêu bình đẳng giới thực chất; ngồi ra với đặc điểm của
phụ nữ sẽ hạn chế tính mạo hiểm, cứng nhắc của nam giới, nâng cao hiệu quả
phối hợp.


3

2. Thực trạng về bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam
2.1. Cam kết chính trị của Việt Nam về bình đẳng giới trong chính trị
Ngồi việc tham gia các Công ước quốc tế như: Công ước CEDAW,

Cương lĩnh HĐ Bắc Kinh, mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc; mục
tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc..., Việt Nam đã ban hành nhiều
văn bản thể hiện cam kết chính trị về bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng
(4/2006) tiếp tục khẳng định: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật
chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện
tốt vai trò của người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên
của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào
các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp...”
Ngày 27/4/2007, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW
về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết đã
nêu lên những quan điểm cơ bản của Đảng ta trong công tác phụ nữ thời kỳ
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước: “Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ
nữ trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nâng cao địa vị
phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng
Việt Nam trong thời kỳ mới… Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ
nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội
dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng. Công tác phụ nữ
là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của tồn xã hội và từng gia đình…”
Đến Đại hội XI của Đảng (01/2011), Đảng ta tiếp tục khẳng định quan
điểm này: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ
nữ. Nghiên cứu, bổ sung và hồn thiện các luật pháp, chính sách đối với lao
động nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trị của mình; tăng tỷ lệ phụ


4

nữ tham gia vào cấp ủy và bộ máy quản lý nhà nước. Kiên quyết đấu tranh
chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại và xúc

phạm nhân phẩm phụ nữ”
Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XII (tháng 1/2016) của
Đảng đã nêu: “Tiếp tục đổi mới, hồn thiện chính sách dân số - kế hoạch hóa
gia đình, chế độ thai sản, nghỉ dưỡng, khám, chữa bệnh, bình đẳng giới…”;
“Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển con người, chính sách chăm sóc, bảo
vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em.”
Thể chế hóa quan điểm của Đảng về cơng tác phụ nữ, Hiến pháp năm
2013 khẳng định: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có
chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới; Nhà nước, xã hội và gia
đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển tồn diện, phát huy vai trị của mình
trong xã hội; nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”
Về thực hiện quyền chính trị quan trọng nhất - quyền bầu cử, ứng cử,
Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy
định: “Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do UBTV
Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn Chủ tịch BCH Trung ương Hội
LHPN Việt Nam, bảo đảm có ít nhất ba mươi lăm phần trăm tổng số người
trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND là phụ nữ”.
Điều 11 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định các biện pháp thúc đẩy bình
đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. Theo quy định này, các biện pháp thúc đẩy
bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm: a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng
nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc
gia về bình đẳng giới; b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các
chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình
đẳng giới.”


5

Ngày 24/12/2010, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình
đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu tổng quát là: "Đến năm 2020, về cơ

bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ
hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự
phát triển nhanh và bền vững của đất nước”. Chiến lược quốc gia về bình đẳng
giới giai đoạn 2011-2020 với 7 mục tiêu, 22 chỉ tiêu nhằm thúc đẩy thực hiện
bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. Trong đó, mục tiêu 1 về Tăng cường sự
tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần
khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị quy định 3 chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu 1:
Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp uỷ Đảng nhiệm kỳ 2016- 2020 từ 25% trở
lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ
2016 - 2020 trên 35%. Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2020 đạt trên 95% Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo
chủ chốt là nữ. Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% cơ quan của Đảng,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ
chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Ngày 16/3/2015, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Kế hoạch triển khai
Thông báo kết luận số 196-TB/TW ngày 16/3/2015 của Ban Bí thư về Đề án
“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác bình đẳng giới và vì sự tiến
bộ của phụ nữ trong tình hình mới”. Mục tiêu là thơng qua việc triển khai một số
giải pháp bảo đảm thực hiện bình đẳng giới, góp phần nâng cao vị thế của phụ
nữ và giảm khoảng cách giới trong một số lĩnh vực, ngành, vùng, địa phương có
bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ bất bình đẳng giới cao.
2.2. Thực trạng bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý trong hệ thống
chính trị Việt Nam.
Những quy định pháp lý đã góp phần thực hiện tốt chương trình bình
đẳng giới trên các lĩnh vực. Trong đó, bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị


6

là một trong những lĩnh vực nỗi bật và được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Trong bốn nhiệm kỳ gần đây, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội luôn đạt trên 25%.
Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao trong
khu vực và trên thế giới khi xếp hạng 43/143 trên thế giới và đứng thứ 2 trong
số 8 nước ASEAN. Tỷ lệ nữ tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa IX là
8,6%, khóa XI là 9%, khóa XII là 10%. Khơng chỉ tăng về số lượng, tỷ lệ nữ
cán bộ nữ giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt cũng tăng, như Ủy viên Bộ Chính trị,
Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng,
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh…
Tuy đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, tuy nhiên bình đẳng giới trong
lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập: Tỷ lệ nữ giới trong các
cấp uỷ Đảng chưa đạt chỉ tiêu; tỷ lệ nữ trong Quốc hội và HĐND các cấp
chưa đạt chỉ tiêu Quốc tế và Quốc gia đặt ra; có sự tăng nhẹ nhưng ổn định
đại diện nữ giới trong các cơ quan dân cử địa phương; trong lĩnh vực hành
chính cơng, dường như có bức trần vơ hình ở cấp Vụ trưởng; có nhiều nữ giới
nắm các vị trí lãnh đạo cấp thấp hơn và càng ở cấp cao, càng ít sự đại diện của
nữ giới...
Cụ thể: Số lượng nữ giới trong BCH Trung ương Đảng khóa XII: Ủy
viên chính trị: 17/180; ủy viên dự khuyết: 3/20; Tổng số: 20/200 = 10%.
Tỉ lệ nữ trong HĐND các cấp bình quân trong các nhiệm kỳ gần đây xấp
xỉ 24%.
Tỉ lệ nữ trong Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Bộ
trưởng: 01/22 (4,5%); Thứ trưởng: 09/99 (9,1%); Vụ trưởng: 169/2641
(5,1%); Vụ phó: 498/2641 (15,1%)
Đối với huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, công tác quy hoạch, đào tạo
cán bộ nữ cũng đã được quan tâm, tuy nhiên do công tác quy hoạch, xây dựng
đội ngũ kế cận còn hạn chế nên tỉ lệ cán bộ nữ trong hệ thống chính trị của


7


huyện chưa cao. Nhiệm kỳ 2015-2020, cấp huyện có 6/41 Huyện ủy viên là
nữ; 100% xã, thị trấn có cấp uỷ nữ, với 51/367 người đạt 13,9% (tăng 2,2% so
với nhiệm kỳ trước). Tỉ lệ nữ tham gia HĐND: cấp huyện: 5/37, chiếm tỷ lệ
13,5% đại biểu (giảm 7,5% so với nhiệm kỳ trước); cấp xã có 150/631 đạt
23,7%, (giảm 0,3% so với nhiệm kỳ trước). Tỉ lệ nữ tham gia UBND các cấp:
cấp huyện có 6/38 đồng chí; cấp xã, thị trấn có 1/76 đồng chí.
3. Những thách thức đối với phụ nữ trong quá trình vươn lên lãnh
đạo, quản lý
Thứ nhất, khó khăn liên quan đến thể chế gồm có khó khăn liên quan đến
quy trình cán bộ như: tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đi thực tế, luân
chuyển, đánh giá, bổ nhiệm và công tác thực thi, giám sát quy trình cán bộ.
Thứ hai, khó khăn liên quan đến văn hóa, nhận thức như: định kiến xã
hội về phụ nữ, văn hóa gia trưởng từ xã hội cũ; lao động chăm sóc khơng
được trả cơng (cơng việc gia đình) và cơ hội thăng tiến hạn chế; thiếu hệ
thống mạng lưới nghề nghiệp hỗ trợ lao động nữ.
Thứ ba, khó khăn từ chính bản thân người phụ nữ giới như: Định kiến giới từ
chính phụ nữ (thiếu tin tưởng, ganh tỵ, kìm hãm lẫn nhau); sự tự ti, thụ động, an
phận, tự trói buộc mình; đặc điểm giới tính của phụ nữ dẫn đến ngại vươn lên
4. Một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo,
quản lý ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, cần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm của
người đứng đầu trong hệ thống chính trị, cơ quan, đơn vị, địa phương về cơng
tác bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý.
Cần cụ thể hóa trách nhiệm đảng viên, tổ chức Đảng và Bí thư Đảng ủy
các cấp trong việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về công tác cán
bộ nữ.


8


Các cấp ủy Đảng cần xây dựng chương trình hành động cụ thể về công tác
cán bộ nữ và kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-TW của Bộ Chính trị.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị,
Kế hoạch hành động của cấp ủy về công tác cán bộ nữ.
Thứ hai, các khuyến nghị liên quan đến luật pháp, chính sách
Cần cải cách tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ cho bình đẳng với nam
giới vì tuổi nghỉ hưu sẽ liên quan đến tuổi bổ nhiệm cán bộ nữ.
Đổi mới hệ thống quản lý về công tác cán bộ, nâng cao trách nhiệm giải
trình về cơng tác cán bộ nữ.
Cần xây dựng chiến lược tổng thể, chương trình, đề án quốc gia về lãnh
đạo nữ cấp Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương
Thứ ba, các khuyến nghị liên quan đến văn hóa, nhận thức gồm:
Tăng cường giáo dục, tuyên truyền về bình đẳng giới và sự tham gia lãnh
đạo, quản lý của nữ giới (Lồng ghép giới vào giáo dục và đào tạo)
Nhà nước, cơng đồn cần chia sẻ trách nhiệm với phụ nữ trong các cơng
việc chăm sóc người già, trẻ em, người bệnh qua việc mở rộng và nâng cao
các dịch vụ xã hội.
Cuối cùng, nam giới cần chia sẻ trách nhiệm với phụ nữ trong các công
việc lao động không được trả công.


9

KẾT LUẬN
Có thể nói, Việt Nam khơng thiếu các cam kết chính trị về bình đẳng giới
trong lãnh đạo, quản lý. Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
đã tạo ra một bước chuyển biến mới cả về lượng và chất trong việc đảm bảo
quyền bình đẳng của phụ nữ nước ta, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực thi
quyền bình đẳng nam nữ trên thực tế. Để thực sự tăng cường nữ giới trong
lĩnh vực chính trị, đòi hỏi chúng ta cần đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền hơn

nữa nhằm nâng cao trình độ nhận thức của người dân trong việc nhìn nhận vai
trị, vị trí của phụ nữ; sự cam kết và đầu tư mạnh mẽ của Chính phủ, sự tham
gia của các cấp, ngành, đoàn thể và mỗi cá nhân trong việc nâng cao vị thế,
vai trị người phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới, đặc biệt trong lĩnh vực chính
trị, nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trong lĩnh vực
quyền con người và bình đẳng giới.


10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Bộ Chính trị (2007), Nghị quyết số
11/NQ-TW về “Công tác phụ nữ thời
kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước”.

2.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn
kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ
XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội.


4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội.

5. Huyện ủy Thanh Hà (2015), Báo cáo
Chính trị trình Đại hội Đại biểu Đảng
bộ huyện Thanh Hà lần thứ XIV, nhiệm
kỳ 2015 - 2020, Thanh Hà.

6. Huyện ủy Thanh Hà (2013), Báo cáo sơ
kết 5 năm triển khai thực hiện Nghị
quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị
(khóa X) về “Cơng tác phụ nữ thời kỳ
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”, Thanh
Hà.


11

7. Quốc hội (2012), Bộ Luật Lao động
2012, Nxb Lao động, Hà Nội.

8. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB
Lao động - Xã hội, Hà Nội.

9. Quốc hội (2007), Luật Bình đẳng giới,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.




×