Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài thu hoạch lớp CCLLCT môn TTHCM tư tưởng hồ chí minh về đảng cộng sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.88 KB, 11 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh là người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng Sản Việt Nam,
Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, nhân tố hàng
đầu đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh
về Đảng cộng sản là một tư tưởng lớn, hình thành ngay sau khi Người tìm
thấy chủ nghĩa Mác – Lênin và lựa chọn cách mạng vô sản, từng bước phát
triển và ngày càng hồn thiện trong q trình Người lãnh đạo Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đang cộng sản Việt Nam là sự kế thừa và
phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin về Đảng cộng sản
trong điều kiện lịch sử cụ thể một nước thuộc địa, tàn tích phong kiến nặng
nề, kinh tế nghèo nàn lạc hậu, trình độ khoa học kỹ thuật kém phát triển, giai
cấp công nhân nhỏ bé, khác hẳn các nước tư bản phát triển. Đó là một trong
những đóng góp to lớn của Người, làm phong phú thêm lý luận của chủ nghĩa
Mác – Lê nin về Đảng cộng sản.
Những di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam giữ
vai trò quan trọng trong nhiệm vụ chỉnh đốn và đổi mới Đang hiện nay, làm
cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là lực lượng lãnh đạo
toàn xã hội, tiếp tục tiến lên dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội. Vì những lý do trên, việc học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
Đảng cộng sản Việt Nam khơng chỉ có ý nghĩa rất quan trọng về lý luận, mà
cịn có ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn

PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Trang 1


2



Từ thế kỷ XIX, Mác và Ănghen đã nghiên cứu sâu sắc sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản Tây Âu, nơi có sự phân hóa xã hội đạt đến cực điểm,
với một mâu thuẫn cơ bản ngày càng phát triển gay gắt là mâu thuẫn giữa vô
sản với tư sản. Các ông dành sự quan tâm đặc biệt vào vấn đề thành lập Đảng
cộng sản ở các nước tư bản phát triển, nơi mà vấn đề dân tộc đã được giải
quyết nhờ các cuộc cách mạng tư sản trước đó, nhằm tiến hành cách mạng vơ
sản, thiết lập chun chính vơ sản.
Giai cấp vơ sản tồn tại trong từng quốc gia dân tộc. trước khi hoàn
thành sứ mệnh lịch sử thế giới, giai cấp vô sản phải hành thành sứ mệnh lịch
sử của dân tộc mình. Trong Tun ngơn của Đảng cộng sản, Mác – Ăng-ghen
nêu rõ: “cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về
mặt nội dung, không phải là cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang
hình thức đấu tranh dân tộc”. Vì thế, “giai cấp vơ sản mỗi nước trước hết phải
giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình
trở thành dân tộc, tuy hồn tồn khơng như cái nghĩa giai cấp tư sản hiểu”.
Để lãnh đạo cách mạng, giai cấp cơng nhân phải có lý luận tiền phong.
“Chỉ đảng nào có lý luận tiền phong hướng dẫn thì đảng đó mới làm trịn vai
trị chiến sĩ tiên phong”.
Sự kết hợp của chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân là
quy luật chung cho sự ra đời của Đảng cộng sản trên thế giới. nhưng sự kết
hợp đó không theo một khuôn mẫu giáo điều, cứng nhắc, mà nó có nét đặc
thù do sự chi phối của những điều kiện lịch sử cụ thể, được thực hiện bằng
con đường riêng biệt. Lênin chỉ rõ: Trong tất cả các nước, chỉ có sự kết hợp
của chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân mới xây dựng được cơ sở
vững chắc cho cả hai. Nhưng trong mỗi nước, sự kết hợp ấy lại là một sản
phẩm của lịch sử, lại được thực hiện bằng con đường đặc biệt, tùy theo điều
kiện không gian và thời gian.

Trang 2



3

Đảng cộng sản ở các nước thuộc địa trước hết phải lãnh đạo cuộc đấu
tranh dân tộc. vấn đề giai cấp ở thuộc địa phải đặt trong vấn đề dân tộc, đòi
hỏi sự vận dụng sáng tạo lý luận Mác – Lênin về Đảng cộng sản ở thuộc địa.
Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác –
Lênin trở thành hiện thực và có ảnh hưởng rộng rãi khắp nơi, dẫn đến sự ra
đời của các Đảng cộng sản ở nhiều nước trên thế giới. Quốc tế cộng sản được
thành lập (3-1919) với khẩu hiệu chiến lược: “Vô sản tất cả các nước và các
dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại! ”.
Chủ nghĩa yêu nước đã dẫn Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác –
Lênin đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô
sản, con đường của cách mạng Tháng Mười Nga. Người bỏ phiếu tán thành
quốc tế III và tham gia Đảng cộng sản Pháp (12-1920), trở thành một nhà yêu
nước cộng sản.
Là đảng viên của Đảng cộng sản Pháp, cùng với việc tìm hiểu cơng tác
xây dựng Đảng Cộng sản Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị những điều
kiện về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt
Nam.
2. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng
Coogj sản Việt Nam.
2.1. Đảng cộng sản là nhân tố hàng đầu đảm bảo mọi thắng lợi
của cách mạng
Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 đã có nhiều tổ
chức chính trị với những hoạt động cứu nước sôi nổi mặc dù đấu tranh liên
tục và anh dũng nhưng đều bị thất bại trong nhiệm vụ giành lấy độc lập dân
tộc. nguyên nhân chủ yếu là các tổ chức đó chưa đưa ra được đường lối lãnh
đạo đúng đắn, không tập hợp và phát huy sức mạnh của tồn dân tộc, khơng

gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
Trang 3


4

Người khẳng định: Trong thời đại hiện nay, giai cấp cơng nhân là giai
cấp độc nhất và duy nhất có sứ mệnh là lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi
cuối cùng. Người khẳng định: “Đặc tính cách mạng của giai cấp cơng nhân là
kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật đồng thời tinh thần đấu
tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục các tầng lớp khác vì vậy mà giai cấp
cơng nhân giữ vai trị lãnh đạo.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Cần có sự lãnh đạo của một đảng biết vận
dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể ở nước
thì mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng
xã hội chủ nghĩa thành công”.
2.2. Đảng cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa
Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt
Nam
Đây là luận điểm mới của Hồ Chí Minh về sự ra đời của Đảng cộng
sản Việt Nam. Trong khi khẳng định quy luật chung ra đời của Đảng cộng
sản, Người đánh giá cao phong trào yêu nước ở Việt Nam, xem nó như một
thành tố hình thành nên Đảng cộng sản Việt Nam.
Chủ nghĩa yêu nước đã dẫn Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác –
Lênin, ra sức chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt
Nam để lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân,
hạnh phúc cho đồng bào. Phong trào yêu nước chông Pháp ở Việt Nam đầu
thế kỷ XX thất bại đã đưa những trí thức yêu nước chuyển dần sang khuynh
hướng chính trị vô sản, tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin và những tư tưởng
cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, góp phần tích cực thúc đẩy q trình hình

thành Đảng cộng sản Việt Nam.
Đầu năm 1930, khi phong trào công nhân và phong trài yêu nước Việt
Nam đã kết thành một làn song cách mạng dân chủ vơ cùng mạnh mẽ, địi hỏi
một tổ chức lãnh đạo thống nhất và một đường lối chính trị đúng đắn,
Trang 4


5

Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng và
thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam.
Đảng cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện là kết
quả của sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử đấu tranh dân tộc và lịch sử đấu
tranh giai cấp ở Việt Nam dưới ánh sáng của thời đại mới, là sản phẩm của sự
kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu
nước Việt Nam trong những năm 20 của thế XX. Đó là kết quả sự vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
2.3. Đảng cộng sản Việt Nam là “đảng của giai cấp công nhân đông
thời là đảng của dân tộc Việt Nam”
Vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về công tác
xây dựng Đảng kiểu mới cảu giai cấp cơng nhân, Hồ Chí Minh đã tích cực
chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo Đảng, Hồ Chí Minh đã bổ
sung, và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin về công tác xây dựng Đảng.
Người nêu ra luận điểm quan trọng là Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của
giai cấp công nhân đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam. Tại đại hội II
của Đảng, Hồ Chí Minh khẳng định: Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động và của cả dân tộc là một. Chính vì Đảng
cộng sản Việt Nam là đản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho
nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt nam.

2.4. Đảng cộng sản Việt Nam phải lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm
cốt
Trong tác phẩm Đường cách mệnh(1927) Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Đảng
muốn vững thì chủ nghĩa làm nòng cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng
phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà khơng có chủ nghĩa như người khơng có trí
khơn, tàu khơng có kim chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều

Trang 5


6

nhưng chủ nghĩa chân chính nhất chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ
nghĩa Mác – Lênin.
Theo Hồ Chí Minh, nếu khơng có lý luận dẫn đường, Đảng chỉ là một
tập hợp ngẫu nhiên, rời rạc thiếu thống nhất và khơng có sức mạnh. Chủ
nghĩa Mác – Lênin chính là học thuyết khoa học “chân chính nhất, cách mạng
nhất” vì nó chỉ ra cho Đảng mục tiêu, con đường thực hiện sứ mệnh giải
phóng giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và giải phóng dân tộc, xóa bỏ
áp bức bất công, xây dựng một xã hội mới tốt đẹp.
2.5. Đảng cộng sản Việt Nam phải được xây dựng theo những
nguyên tắc của Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản
Nếu khái quát những luận điểm của Hồ Chí Minh, có thể thấy Người
đã đề cập những nguyên tắc xây dựng Đảng sau đây:
- Dân chủ và tập trung là hai mặt có mối quan hệ gắn bó và thống nhất
với nhau trong một nguyên tắc. dân chủ để đi đến tập trung, là cơ sở để tập
trung, chứ không phải là dân chủ theo kiểu phân tán, tùy tiện, vô tổ chức. Tập
trung là tập trung trên cơ sở dân chủ, chứ không phai tập trung quan lieu theo
kiểu độc đoán chuyên quyền. Về tập trung, Người nhấn mạnh: Phải thống
nhất về tư tưởng, tổ chức hành động. do đó thiểu số phải phục tùng đa số, cấp

dưới phục tùng cấp trên, mọi đảng viên phải chấp hành vô điều kiện nghị
quyết của Đảng.
- Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Về cá nhân phụ trách, Người chỉ rõ việc gì đã được tập thể bàn bạc kỹ
lưỡng, kế hoạch đã được định rõ thì cần giao cho một người phụ trách, nếu
giao cho một nhóm người thì cũng cần có một người phụ trách chính. Đối với
ngun tắc này Người đã kết luận: “Lãnh đạo không tập thể, thì sẽ đi đến cái
tệ bao biện, độc đốn, chủ quan, kết quả là hỏng việc. Phụ trách không do cá
nhân, thì sẽ đi đến cái tệ bừa bãi, lộn xộn vơ chính phủ. Kết quả cũng là hỏng
việc. Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn đi đôi với nhau”.
Trang 6


7

- Phê bình và tự phê bình.
Người đặt tự phê bình lên trước để mỗi đảng viên trước hết tự mình
phải thấy rõ mình, để phát huy ưu điểm khắc phục nhược điểm. một người
biết tự phê bình tốt thì mới đi phê bình người khác được. Nhưng thực hiện tự
phê bình và phê bình thật đúng đắn và nghiêm túc thật không phải chuyện dễ
dàng. Muốn thực hiện tốt nguyên tắc này, đòi hỏi mỗi người phải trung thực,
chân thành với bản than mình cũng như với người khác.
Để xây dựng và đoàn kết thống nhất trong Đảng, Người thường nêu
những yêu cầu như: phải thực hiện và mở rộng dân chủ nội bộ để cán bộ đảng
viên có thể tham gia bàn bạc đến nơi đến chốn những vấn đề hệ trọng của
Đảng; phải thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình với tinh thần
trung thực, chân thành, thẳng thắn, tự nghiêm khắc với mình và có tình
thương u đồng chí; phải thường xun tu dưỡng đạo đức cách mạng, chống
chủ nghĩa cá nhân với bao nhiêu thứ tệ nạn từ chủ nghĩa cá nhân mà ra: tham
ơ, lãng phí, quan lieu, bè cánh, cơ hội, dối trá, chạy theo chức, quyền, danh,

lợi…
2.6. Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ thật trung thành
của nhân dân. Đảng lãnh đạo, dân làm chủ. Phải thường xuyên chăm lo
củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân
Theo Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo là nhằm “lấy tài dân, sức dân để làm
những công việc có lợi cho dân”, chứ khơng phải vì lợi ích của người lãnh
đạo. Mục tiêu lãnh đạo của Đảng chính là vì độc lập và tự do của dân tộc,
hạnh phúc và dân chủ của nhân dân. Với ý nghĩa đó, sự lãnh đạo của Đảng
đồng nghĩa là “đầy tớ” của nhân dân. Khi trở thành Đảng cầm quyền thì
Đảng càng phải ý thức đầy đủ sâu sắc chức trách xã hội của mình. Nếu khơng
thực sự là đầy tớ của nhân dân, thiếu gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng sẽ
rơi vào trạng thái quan lieu, do đó sẽ mất đi sức sống vốn có của nó.

Trang 7


8

Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, do có đường lối đúng đắn và
có sự gắn bó máu thịt với nhân dân, Đảng đã được nhân dân thừa nhận là
Đảng duy nhất có vai trị lãnh đạo cách mạng Việt Nam và trong suốt tiến
trình đi lê của cách mạng Việt Nam Đảng ta hoàn toàn xứng đáng với sự tin
cậy ấy.
Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, luận điểm Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là
người đầy tớ thật trung thành của nhân dân vẫn còn nguyên giá trị.
2.7. Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới
Để xứng đáng là một Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo sự nghiệp
cách mạng to lớn của giai cấp và dân tộc, một Đảng “vừa là đạo đức, vừa là
văn minh”, một Đảng tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và

thời đại, Đảng phải thường xuyên chăm lo tới sự chỉnh đốn và đổi mới bản
thân mình. Chỉnh đốn và đổi mới Đảng là nhằm làm cho Đảng trong sạch
vững mạnh, vững mạnh về cả ba mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức, làm cho
đội ngũ cán bộ đảng viên không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực trước
những yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng.
Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề này trước những bước chuyển của
cách mạng, vì đây là thời điểm thường có những bất cập, bên cạnh đó là
những chao đảo, suy thối có thể xảy ra.
Hồ Chí Minh nêu lên một luận điểm quan trọng: “Một dân tộc, một
đảng và mỗi con người, ngày hơm qua là vĩ đại có sức hấp dẫn lớn, không
nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi ngưởi yêu mến và ca ngợi, nếu
long dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Luận điểm trên
đây thực sự là một chân lý, không chỉ phản ánh đúng thực tiễn ở nước ta, mà
còn ở nhiều nơi trên thế giới. Nó mãi mãi là lời cảnh tỉnh có ý nghĩa rất sâu
sa đối với Đảng cộng sản, đối với mỗi đảng viên cộng sản.

Trang 8


9

Như vậy, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản là tư tưởng chỉ đạo
cho việc xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam thực sự là một đảng mácxít Lêninnít chân chính, là Đảng của Hồ Chí Minh để làm tròn sứ mệnh lịch sử
vẻ vang và trách nhiệm nặng nề trước dân tộc, đồng thời có những đóng góp
tích cực vào phong trào cách mạng thế giới.
PHÂN KẾT LUẬN
Hồ Chí Minh là người sáng lập, đồng thời là người giáo dục và rèn
luyện Đảng cộng sản Việt Nam trong gần 40 năm. Người đã thực sự dành
nhiều tâm huyết cho đảng, xác lập nên một hệ thống các quan điểm, tư tưởng
về Đảng cộng sản Việt Nam trên cơ sở vận dụng sáng tạo và phát triển tư

tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin về Đảng cộng sản vào hồn cảnh cụ thể
của đất nước. Có thể kể đến những sáng tạo của Bác về Đảng cộng sản Việt
Nam là quan điểm về quy luật hình thành đảng; về sự thống nhất biện chứng
giữa bản chất giai cấp cơng nhân với tính dân tộc và tính nhân dân của Đảng;
quan niệm về Đảng cầm quyền và các yếu tố đảm bảo vai trò cầm quyền của
Đảng.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam đẩy mạnh
công tác xây dựng Đảng về mọi mặt, nhằm làm cho Đảng thực sự trong sạch,
vững mạnh; phát huy thành quả đã đạt được, khắc phục, ngăn chặn, tiến tới
đẩy lùi những hạn chế, yếu kém; để lấy lại niềm tin trong nhân dân, xứng
đáng với vai trò người lãnh đạo duy nhất của cách mạng Việt Nam.
Bởi vậy, việc tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư
tưởng Hồ Chí Minh về Đảng trong sạch, vững mạnh phải được quán triệt tới
từng cơ sở đảng, từng cán bộ, đảng viên.

Trang 9


10

Tài liệu tham khảo
1.

TS. Đinh Xuân Lý, Một Số Chuyên Đề Về Tư Tưởng Hồ

Chí Minh, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia.
2.
Hội Đồng Trung Ương Chỉ Đạo Biên Soạn Giáo Trình
Quốc Gia Các Bộ Mơn Khoa Học Mác – Lênin, Giáo Trình Tư Tưởng
Hồ Chí Minh, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia.


Trang 10


11

Trang 11



×