Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

GIẢI PHÁP GIA TĂNG NGUỒN THU TỪ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
GIẢI PHÁP GIA TĂNG NGUỒN THU TỪ DỊCH VỤ
PHI TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN VIỆT NAM
(AGRIBANK)
Ngành: Tài chính – Ngân hàng

TRẦN DUY HƢNG

Hà Nội, tháng 02 năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

GIẢI PHÁP GIA TĂNG NGUỒN THU TỪ DỊCH VỤ
PHI TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN VIỆT NAM
(AGRIBANK)
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

Họ tên học viên: Trần Duy Hƣng

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Cao Thị Hồng Vinh


Hà Nội, tháng 02 năm 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín
dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
(Agribank)” là cơng trình nghiên cứu của chính tác giả, được thực hiện trên cơ sở
hoạt động và làm việc thực tiễn trong suốt thời gian qua. Các số liệu và dẫn chứng
được sử dụng trong luận văn là chân thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng, được
tơi thu thập từ nguồn tin đáng tin cậy và từ các báo cáo của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS. Cao Thị Hồng Vinh.
Tác giả luận văn

Trần Duy Hƣng


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới TS. Cao Thị Hồng Vinh, người đã
nhiệt tình hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ tác giả hoàn thành bài luận
văn này. Đồng thời, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cơ Khoa Sau Đại
học đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức quý báu, làm nền tảng cho quá
trình nghiên cứu của tác giả
Tác giả xin cảm ơn các cán bộ, nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam đã giúp đỡ, cung cấp số liệu cần thiết và động viên tác giả
trong thời gian hồn thành bài khóa luận.
Trong q trình hồn thành bài khóa luận này, do những hạn chế về kiến thức
chuyên mơn cũng như kinh nghiệm thực tiễn, bài khóa luận khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp của thầy cơ và những
người quan tâm đến đề tài để tác giả có điều kiện học hỏi và hồn thiện được bài

khóa luận.


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Trong bài nghiên cứu, tác giả đã hệ thống hóa các lý thuyết về dịch vụ phi tín
dụng, nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng. Trên cơ sở đó, tác giả đã thu thập thông tin,
số liệu về thực trạng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank cũng như các
biện pháp nhằm gia tăng nguồn thu này mà Agribank đang áp dụng trong giai đoạn
2018-2020 từ đó đưa ra những đánh giá về nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của
Agribank thơng qua việc nêu lên thành tựu, hạn chế của nguồn thu từ dịch vụ phi tín
dụng của Agribank và nguyên nhân dẫn đến thành tựu, hạn chế này. Dựa trên thực
trạng đã phân tích, tác giả đề xuất một số các giải pháp nhằm gia tăng nguồn thu từ
dịch vụ phi tín dụng của Agribank trong thời gian tới, góp phần nâng cao lợi thế
cạnh tranh và vị thế của Agribank trên thị trường tài chính Việt Nam.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................... ..1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG VÀ
NGUỒN THU TỪ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TH ƢƠNG
MẠI........................................................................................................................ ..9
1.1. Khái quát về dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại...............9
1.1.1.Khái niệm dịch vụ phi tín dụng............................................................ ..9
1.1.2.Đặc điểm của dịch vụ phi tín dụng....................................................... 10
1.1.3. Phân loại dịch vụ phi tín dụng............................................................ 12

1.1.3.1. Dịch vụ thanh toán........................................................................ 12
1.1.3.2. Dịch vụ ngân quỹ........................................................................... 14
1.1.3.3. Dịch vụ kinh doanh ngoại hối........................................................ 15
1.1.3.4. Dịch vụ thẻ..................................................................................... 15
1.1.3.5. Dịch vụ ngân hàng điện tử (E-Banking)........................................ 16
1.1.3.6. Dịch vụ ủy thác.............................................................................. 16
1.1.3.7. Dịch vụ đại lý................................................................................. 17
1.1.3.8. Dịch vụ tư vấn................................................................................ 18
1.1.3.9. Dịch vụ phi tín dụng khác.............................................................. 18
1.2. Khái quát về các nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng
thƣơng mại........................................................................................................ 18
1.3. Kinh nghiệm gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của một số
ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam............................................................... 20
1.3.1. Kinh nghiệm từ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.............20
1.3.1.1. Kết quả các nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng..............................20
1.3.1.2. Các biện pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng............21


1.3.2. Kinh nghiệm từ Ngân hàng TMCP Quân đội....................................22
1.3.2.1. Kết quả các nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng..............................22
1.3.2.2. Các biện pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng............23
1.3.3. Kinh nghiệm từ Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam..................24
1.3.3.1. Kết quả các nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng..............................24
1.3.3.2. Các biện pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng............25
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG NGUỒN THU TỪ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG
CỦA AGRIBANK................................................................................................. 28
2.1. Giới thiệu các nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank............28
2.2. Kết quả các nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank...............34
2.2.1. Kết quả theo loại hình dịch vụ............................................................ 35
2.2.2. Kết quả theo vùng miền....................................................................... 56

2.2.3. Kết quả phân theo khách hàng........................................................... 61
2.3. Đánh giá về các nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng
Agribank............................................................................................................ 64
2.3.1. Các thành tựu đạt được và nguyên nhân............................................ 64
2.3.2. Các hạn chế tồn tại và nguyên nhân................................................... 67
CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP GIA TĂNG NGUỒN THU TỪ DỊCH VỤ PHI

TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG AGRIBANK................................................... 72
3.1. Quan điểm và định hƣớng phát triển các dịch vụ phi tín dụng và gia
tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng Agribank.................72
3.2. Một số giải pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của
Agribank............................................................................................................ 73
3.2.1. Giải pháp khắc phục về mặt tổng quan............................................... 74
3.2.1.1. Rà sốt lại quy trình vận hành và cơng tác quản lý nhằm hồn thiện
cơng tác quản trị điều hành SPDV, xây dựng chính sách, cơ chế quản lý để
phát triển SPDV.......................................................................................... 74
3.2.1.2. Nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực..............................75
3.2.2. Giải pháp khắc phục những hạn chế theo khía cạnh sản phẩm dịch
vụ.................................................................................................................... 76


3.2.2.1. Agribank nên phát triển đa dạng các SPDV hiện đại trên nền tảng
công nghệ số theo hướng lấy khách hàng là trung tâm..............................76
3.2.2.2. Nâng cao chất lượng SPDV........................................................... 79
3.2.3. Giải pháp khắc phục những hạn chế theo khía cạnh vùng miền......84
3.2.4. Giải pháp khắc phục những hạn chế về khía cạnh khách hàng........85
3.2.4.1. Rà sốt và điều chỉnh biểu phí dịch vụ, đảm bảo cạnh tranh, thu hút
khách hàng sử dụng đa dịch vụ Agribank................................................... 85
3.2.4.2. Phát triển khách hàng, marketing, quảng bá sản phẩm, theo hướng
nâng cao hiệu quả cung ứng, bán chéo SPDV............................................ 87

KẾT LUẬN............................................................................................................ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 92


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả thu từ dịch vụ phi tín dụng của Vietcombank giai đoạn 20182020 ........................................................................................................................... 21
Bảng 1.2. Kết quả thu từ dịch vụ phi tín dụng của MBBank giai đoạn 2018-2020 .... 23
Bảng 1.3. Kết quả thu từ dịch vụ phi tín dụng của Techcombank giai đoạn.................. 24
Bảng 2.1. Kết quả thu từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank giai đoạn ................... 34
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn thu từ dịch vụ thanh toán trong nước của Agribank giai
đoạn 2018-2020 ......................................................................................................... 36
Bảng 2.3. Kết quả thu phí dịch vụ thanh tốn quốc tế của Agribank giai đoạn 20182020 ........................................................................................................................... 38
Bảng 2.4. Kết quả thu từ dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ của Agribank giai đoạn
2018-2020.................................................................................................................. 39
Bảng 2.5. Kết quả thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối của Agribank giai đoạn 20182020.................................................................................................................. 41

Bảng 2.6. Kết quả thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối chia theo khu vực của
Agribank giai đoạn 2018-2020.................................................................................. 42
Bảng 2.7. Số lượng thẻ, ATM và EDC/POS đang hoạt động của Agribank giai đoạn
2018-2020.................................................................................................................. 45

Bảng 2.8. Cơ cấu nguồn thu từ dịch vụ Ngân hàng điện tử của Agribank giai đoạn
2018-2020.................................................................................................................. 47

Bảng 2.9. Kết quả thu từ dịch vụ phi tín dụng phân theo khu vực của Agribank giai
đoạn 2018-2020 ......................................................................................................... 56
Bảng 2.10. Kết quả thu từ dịch vụ phi tín dụng phân theo khách hàng của Agribank
giai đoạn 2018-2020 .................................................................................................. 61
Bảng 3.1. Biểu phí dịch vụ các gói tài khoản của Vietcombank .............................. 85

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Đặc điểm của dịch vụ phi tín dụng ........................................................... 10
Hình 2.1. Kết quả thu từ dịch vụ thanh tốn trong nước của Agribank giai đoạn
2018-2020.................................................................................................................. 35
Hình 2.2. Kết quả thu từ dịch vụ thẻ của Agribank giai đoạn 2018-2020 ................ 44


Hình 2.3. Kết quả thu từ dịch vụ Ngân hàng điện tử của Agribank giai đoạn 20182020 ........................................................................................................................... 46
Hình 2.4. Kết quả thu từ dịch vụ ủy thác đại lý của Agribank giai đoạn 2018-2020 .... 49
Hình 2.5. Kết quả thu từ dịch vụ phi tín dụng khác của Agribank giai đoạn ........... 51


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam

ATM

Máy rút tiền tự động

BIDV

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư
và phát triển Việt Nam


CDM

Máy nạp tiền tự động

CMCN

Cách mạng công nghiệp

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

FDI

Vốn đầu tư nước ngồi

GTGT

Giá trị gia tăng

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KDNT

Kinh doanh ngoại tệ

MBBank

NSNN

Ngân hàng Thương mại cố phần Quân
đội
Ngân sách Nhà nước

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

POS

Máy quẹt thẻ ngân hàng

SPDV

Sản phẩm dịch vụ

TCTD

Tổ chức tín dụng

TKTT

Tài khoản thanh tốn


TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTQT

Thanh tốn quốc tế

Vietinbank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Cơng
thương Việt Nam
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam

Vietcombank
Techcombank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ
thương Việt Nam

L/C

Thư tín dụng


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh tiến trình hội nhập kinh tế diễn ra sâu rộng trên tất cả các lĩnh
vực kinh tế trên toàn thế giới, ngành ngân hàng đang ngày càng thể hiện được vai
trò và tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế của mỗi quốc gia. Hoạt động ngân hàng giúp
cho dòng tiền của nền kinh tế được lưu thông dễ dàng, góp phần kiềm chế lạm phát,
tạo cơng ăn việc làm và thúc đẩy hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh phát triển.
Nắm bắt được điều này, tại Việt Nam ngành ngân hàng luôn là một trong những
ngành được quan tâm và chú trọng phát triển hàng đầu. Trong hơn 30 năm thực hiện
công cuộc đổi mới nền kinh tế theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngành ngân
hàng đã có nhiều bước đi đột phá và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Nhưng sự phát triển của thế giới là không ngừng, với sự hỗ trợ của công nghệ
và quá trình giao thương giữa các nước, hoạt động ngân hàng từ chỗ chỉ là nơi kinh
doanh tiền tệ thuở sơ khai ban đầu đã mở rộng hoạt động của mình cung cấp cho
các khách hàng nhiều dịch vụ tiện ích hơn, phù hợp với sự phát triển của xã hội hơn.
Tại Việt Nam, các ngân hàng khơng cịn tập trung quá nhiều vào các dịch vụ tín
dụng mà đang dần chú trọng hơn vào việc cung cấp các dịch vụ phi tín dụng cho
khách hàng. Dịch vụ tín dụng có thể đem đến nguồn thu lớn cho các ngân hàng
nhưng lại thiếu chắc chắc và đầy rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn
đang diễn ra hết sức phức tạp như hiện nay. Nợ xấu tăng cao, lợi nhuận giảm do
không thu hồi được nợ và phải trích lập dự phịng rủi ro khiến cho tình hình kinh
doanh của các ngân hàng tập trung nhiều vào việc cung cấp dịch vụ tín dụng gặp rất
nhiều khó khăn. Do đó, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của các dịch vụ
phi tín dụng khi mà nguồn thu từ các dịch vụ này ổn định, chắc chắn và ít rủi ro.
Hiện nay, dịch vụ phi tín dụng tại Agribank còn nhiều hạn chế và chưa thực sự
phát triển do đầu tư vào dịch vụ này đòi hỏi cao về năng lực chun mơn và trình độ
cơng nghệ. Theo ―Báo cáo chuyên đề SPDV năm 2020 ‖ của Agribank năm 2020 thì
các dịch vụ phi tín dụng vẫn còn tồn tại một số hạn chế khiến cho nguồn thu từ dịch vụ
này chưa phát triển đúng với tiềm năng của nó. Agribank là một trong 2 NHTM có tổng
tài sản lớn nhất Việt Nam (Diệp Bình, 2021) và có mạng lưới các chi nhánh,



2

phòng giao dịch rộng nhất cả nước, nhưng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của
Agribank cịn thấp so với nhiều NHTM khác cùng quy mô và chiếm tỷ trọng chưa
cao trong cơ cấu trong tổng thu nhập hoạt động của Agribank.
Do vậy, việc nghiên cứu đề tài ―Giải pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi
tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)‖
là cấp thiết và tác giả quyết định chọn đề tài này làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc
sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Chủ đề gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng cũng như các vấn đề liên
quan đến dịch vụ phi tín dụng đã được một số nhà nghiên cứu trong nước cũng như
ngoài nước quan tâm và nghiên cứu. Cho đến hiện nay, theo thống kê của tác giả có
một số cơng trình nghiên cứu trong nước và ngồi nước liên quan đến đề tài cụ thể
như sau:
a. Các nghiên cứu ngồi nước
Trên thế giới có những nghiên cứu về nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng cũng
như các vấn đề liên quan đến dịch vụ phi tín dụng tại NHTM tiêu biểu như sau:
- Trong nghiên cứu về Thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng và sự ổn định tổng thu
nhập (Non-interest income and total income stability) của Rosie, Christos, Geoffrey
năm 2003 xem xét sự thay đổi của thu nhập từ dịch vụ tín dụng và thu nhập từ dịch
vụ phi tín dụng, và mối tương quan của chúng đối với hệ thống ngân hàng của các
nước Châu Âu vào những năm 1994-1998. Kết quả cho thấy rằng sự tăng lên của
thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng đã giúp ổn định lợi nhuận các ngân hàng tại Châu
Âu trong những năm đó. Bài nghiên cứu cũng đưa ra nhận định thu nhập phi tín
dụng là các khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh các dịch vụ thu phí của ngân
hàng và nó ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài từ nền kinh tế tuy nhiên, sự
phát triển của thu nhập dịch vụ phi tín dụng khơng hồn tồn bù đắp được việc giảm
lãi suất biên và sự biến động nhiều hơn từ thu nhập từ dịch vụ tín dụng.
- Thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng, lợi nhuận và rủi ro trong ngành ngân hàng

(Non-interest income, profitability, and risk in banking industry) của Lee Chien-


3

Chiang; Yang Shih-Jui; Chang Chi-Hung năm 2014 là một bài nghiên cứu xuyên
quốc gia được nhóm tác giả thực hiện trên dữ liệu thu thập được của 967 ngân hàng
thương mại cổ phần của 52 quốc gia trên thế giới để chỉ ra mối quan hệ giữa thu
nhập từ dịch vụ phi tín dụng, lợi nhuận và rủi ro của ngành ngân hàng. Kết quả cho
thấy, trên cơ sở mẫu rộng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng làm giảm rủi ro nhưng
không làm tăng lợi nhuận cho các ngân hàng tuy nhiên khi xem xét đến sự chuyên
môn hóa của ngân hàng và mức thu nhập của các quốc gia, kết quả trở nên rất phức
tạp. Đối với loại hình ngân hàng tiết kiệm, các dịch vụ phi tín dụng làm giảm khả
năng sinh lời và tăng rủi ro, tuy vậy các dịch vụ này lại làm tăng lợi nhuận và giảm
rủi ro cho loại hình ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng đầu tư. Cuối cùng, tác
giả kết luận lại rằng loại hình ngân hàng đóng một vai trị rất quan trọng trong việc
ngân hàng đó có thể đa dạng được các nguồn thu của mình hay khơng.
- Bài nghiên cứu Đa dạng hóa thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng có đem lại lợi
ích cho các Ngân hàng ở Trung Quốc hay không? (Are there diversification benefits
of increasing non interest income in the Chinese banking industry?) của Li Li và Yu
Zhang năm 2013 đã trả lời cho câu hỏi liệu rằng việc đa dạng hóa nguồn thu nhập từ
dịch vụ phi tín dụng có đem lại lợi ích cho các Ngân hàng ở Trung Quốc hay không
dựa trên dữ liệu từ ngành ngân hàng Trung Quốc giai đoạn 1986–2008. Kết quả chỉ
ra rằng, ở cấp độ quốc gia, có những lợi ích từ việc đa dạng hóa các SPDV phi tín
dụng. Tuy nhiên, thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng có tính biến động và chu kỳ cao
hơn thu nhập từ dịch vụ tín dụng, và lợi ích cận biên của việc đa dạng hóa giảm khi
thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tăng. Ở cấp độ ngân hàng, hệ số tương quan của tốc
độ tăng thu nhập từ dịch vụ tín dụng và thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng chủ yếu là
âm, điều này cho thấy có lợi ích đa dạng hóa khi tăng thu nhập từ dịch vụ phi tín
dụng. Kết luận lại, nhóm tác giả cho rằng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng giúp đa

dạng hóa doanh thu ngân hàng, nhưng sự phụ thuộc nhiều hơn vào thu nhập từ dịch
vụ phi tín dụng có thể đánh đổi bằng rủi ro hoặc lợi nhuận đối với ngành ngân hàng
Trung Quốc.
- Bài báo Thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng có khiến ngân hàng gặp nhiều rủi
ro hơn? Ngân hàng định hướng bán lẻ so với đầu tư (Does non-interest income


4

make banks more risky? Retail- versus investment-oriented banks) của Matthias
Kohler năm 2014 chỉ ra rằng tác động của thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng đối với
rủi ro ngân hàng là khác nhau giữa ngân hàng định hướng đầu tư và ngân hàng bán
lẻ. Cụ thể hơn, trong khi các ngân hàng định hướng bán lẻ tập trung vào dịch vụ cho
vay và nhận tiền gửi trở nên ổn định hơn nếu họ tăng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ
phi tín dụng thì các ngân hàng định hướng đầu tư lại trở nên rủi ro hơn. Điều này có
thể hạn chế lợi ích tiềm năng cho các ngân hàng định hướng đầu tư trong việc đa
dạng hóa thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng. Kết luận, tác giả đưa ra quan điểm khi
đưa ra kết luận về tác động của thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng đối với rủi ro ngân
hàng điều quan trọng là phải phân biệt được tác động gây ra cho ngân hàng bán lẻ
hay ngân hàng định hướng đầu tư.
- Trong nghiên cứu Xu hướng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng của các ngân
hàng (Trends in the Noninterest Income of Banks) của Joseph G. Haubrich và
Tristan Young năm 2019, tác giả đã thu thập dữ liệu thu nhập từ dịch vụ phi tín
dụng của các ngân hàng từ năm 2000 đến năm 2018 để nghiên cứu xem thu nhập từ
dịch vụ phi tín dụng có tăng lên hay khơng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính
năm 2008. Kết quả cho thấy rằng, sau cuộc khủng hoảng tài chính, thu nhập khơng
từ dịch vụ tín dụng của các ngân hàng giảm đi tuy nhiên thu nhập từ dịch vụ phi tín
dụng, một trong những thành phần cấu tạo nên nguồn thu nhập này lại tăng lên.
- Bài báo Tác động của thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng và việc tập trung
doanh thu đối với rủi ro ngân hàng tại Nam Á (Impact of non-interest income and

revenue concentration on bank risk in South Asia) của 4 tác giả Ahmed Imran
Hunjra, Qasim Zureigat, Tahar Tayachi và Rashid Mehmood năm 2020 đã xem xét
tác động của thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng và mức tập trung doanh thu đối với
rủi ro của 85 ngân hàng ở 4 nước Nam Á là Pakistan, Sri Lanka, Ấn Độ và
Bangladesh trong giai đoạn 2009-2018. Nghiên cứu cho thấy thu nhập từ dịch vụ
phi tín dụng và mức độ tập trung doanh thu ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro ngân hàng
trong phân tích tổng thể và kết quả sẽ khác nhau tùy thuộc vào các quy định và việc
áp dụng hệ thống quản lý ở mỗi quốc gia. Thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng cho thấy
tác động đáng kể đến rủi ro ngân hàng tại các nước Pakistan, Ấn Độ và Bangladesh,


5

nhưng không đáng kể đối với Sri Lanka. Kết luận các tác giả đã khuyến nghị các
nhà quản lý ngân hàng nên tập trung vào đa dạng hóa các nguồn thu khác nhau để
giảm thiểu mức độ rủi ro cho ngân hàng của mình.
b. Các nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam cũng có những nghiên cứu về nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng
cũng như các vấn đề liên quan đến dịch vụ phi tín dụng tại NHTM như sau:
- Bài báo Phát triển SPDV phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam của tác giả Vũ Văn Thực năm 2015 đã đưa ra khái niệm
SPDV phi tín dụng và phát triển sản phẩm phi tín dụng tại NHTM; phân tích, đánh
giá thực trạng từng dịch vụ phi tín dụng của Agribank giai đoạn 2012-2014, nêu lên
nguyên nhân diễn ra thực trạng này và cuối cùng bài nghiên cứu cũng đã đưa ra
những biện pháp nhằm giúp Agribank phát triển mảng hoạt động dịch vụ phi tín
dụng. Những biện pháp mà bài nghiên cứu đưa ra khá chi tiết tuy nhiên phát triển
SPDV phi tín dụng chỉ là một cách để nâng cao nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng.
Như vậy, bài nghiên cứu chỉ đưa ra được một khía cạnh của biện pháp gia tăng
nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng tại Agribank.
- Luận văn Giải pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng tại Ngân

hàng thương mại cổ phần Sài Gòn của tác giả Trịnh Thị Minh Triết năm 2016, dựa
trên tổng quan lý thuyết thu thập được, tác giả đã nêu lên thực trạng kết quả thu phí
từ dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gịn giai đoạn 2012-2015 cùng
với đó là đưa ra những đánh giá về thành tựu, hạn chế cũng như nguyên nhân dẫn
đến kết quả này. Từ đó tác giả đưa ra những khuyến nghị về giải pháp gia tăng
nguồn thu phí dịch vụ phi tín dụng cho Ngân hàng TMCP Sài Gịn và kiến nghị cho
Chính phủ và NHNN Việt Nam để góp phần thực hiện giải pháp mà tác giả đưa ra.
- Bài viết Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các NHTM Việt Nam
của tác giả Nguyễn Thị Nguyệt Loan năm 2018 đã nêu lên thực trạng phát triển dịch
vụ phi tín dụng của NHTM tại Việt Nam theo 4 khía cạnh là về thu nhập từ dịch vụ
phi tín dụng, về mức độ tăng trưởng số lượng kênh phân phối hiện đại, tỷ lệ đầu tư
vào dịch vụ phi tín dụng của các NHTM và mức độ hài lòng của khách hàng về dịch


6

vụ, cùng với đó là đưa ra những đánh giá về hạn chế và nguyên nhân trong phát
triển dịch vụ phi tín dụng của các NHTM Việt Nam hiện nay. Từ những đánh giá về
thực trạng và nguyên nhân, tác giả cũng đưa ra 4 biện pháp để phát triển dịch vụ phi
tín dụng tại các NHTM Việt Nam.
- Trong luận văn Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu của tác giả Đỗ
Thị Kim Nữ năm 2017, tác giả nêu lên thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại
Agribank – Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu theo từng loại hình dịch vụ và dùng hai
nhóm chỉ tiêu định lượng và nhóm chỉ tiêu định tính để đánh giá thực trạng phát
triển của từng loại hình dịch vụ này. Cuối cùng, tác giả cũng đưa ra những biện
pháp và kiến nghị để phát triển dịch vụ này tại Agribank – Chi nhánh Bà Rịa - Vũng
Tàu.
Từ sự tham khảo các nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy đã có nghiên cứu chỉ
ra những vấn đề cụ thể đã và đang xuất hiện trong hoạt động dịch vụ phi tín dụng

của Agribank tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đề xuất một cách cụ thể các biện
pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng. Dựa trên sự tham
khảo các bài nghiên cứu, bài luận văn sẽ chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong hoạt
động dịch vụ phi tín dụng và các biện pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín
dụng của Agribank và đưa ra kiến nghị hoàn thiện các biện pháp này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực tiễn kết quả thu dịch vụ phi tín dụng tại
Agribank, luận văn đề xuất các giải pháp giúp gia tăng hơn nữa nguồn thu từ dịch
vụ phi tín dụng tại Agribank.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận cơ bản về dịch vụ phi tín dụng, nguồn thu từ dịch vụ phi
tín dụng.
- Phân tích, đánh giá kết quả các nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng tại
Agribank.


7

- Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện kết quả thu từ dịch vụ phi tín dụng tại
Agribank.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là:
+ Phạm vi nghiên cứu về không gian: nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của
Agribank.
+ Phạm vi nghiên cứu về thời gian: nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng từ
năm 2018 đến năm 2020. Giải pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng đưa
ra cho giai đoạn 2021-2025.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, bài luận văn có sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp quan sát và phương pháp
nghiên cứu tình huống để nghiên cứu cũng như làm rõ thực trạng nguồn thu và các
biện pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng đang được áp dụng tại
Agribank qua đó đưa ra những đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao nguồn
thu từ dịch vụ này tại Agribank.
Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu khác bao gồm: Phương pháp nghiên
cứu tài liệu từ nguồn thơng tin thứ cấp, phương pháp tổng hợp, phân tích, diễn giải,
so sánh dựa trên cơ sở các số liệu thống kê. Các số liệu thống kê sẽ được lấy từ bản
báo cáo kế hoạch kinh doanh, báo cáo chuyên đề của Agribank, từ Tổng cục thống
kê, dữ liệu từ các báo, tạp chí có uy tín tổng hợp.
6. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần lời cam đoan, lời cảm ơn, tóm tắt kết quả nghiên cứu, mở đầu,
kết luận và danh mục bảng và hình, danh mục các từ viết tắt, luận văn được bố cục
làm 3 chương:


8

- Chương 1: Cơ sở lý luận chung về dịch vụ phi tín dụng và nguồn thu từ
dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank.
- Chương 3: Các giải pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của
Agribank.


9

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG VÀ

NGUỒN THU TỪ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TH ƢƠNG
MẠI
1.1. Khái quát về dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm dịch vụ phi tín dụng
Như chúng ta đã biết, hoạt động chính của các ngân hàng thương mại (NHTM)
là hoạt động tín dụng, theo đó trong hoạt động này, các NHTM nhận các khoản tiền
nhàn rỗi của các cá nhân, tổ chức, sau đó sử dụng chính khoản tiền này cho các cá
nhân, tổ chức thiếu vốn vay. Thu nhập của hoạt động này là chênh lệch giữa lãi đầu
vào và đầu ra. Dịch vụ tín dụng đem lại lợi nhuận lớn cho các ngân hàng, tuy vậy
chúng cũng có những rủi ro như nguồn thu từ dịch vụ tín dụng bị ảnh hưởng nhiều
từ biến động lãi suất nền kinh tế hay vấn đề nợ xấu xảy ra khi các cá nhân, tổ chức
đi vay ngân hàng không có tiền để trả nợ. Thêm vào đó, nhu cầu của các khách hàng
ngày càng đa dạng, họ muốn nhiều dịch vụ hơn bên cạnh các dịch vụ cho vay thơng
thường, chính vì vậy các ngân hàng bắt đầu phát triển các dịch vụ phi tín dụng.
Ngày nay, dịch vụ phi tín dụng đang ngày càng được các ngân hàng thương mại
coi trọng, bởi các dịch vụ này giúp cho các ngân hàng thương mại đa dạng hóa được
các SPDV của mình cũng như đem lại một nguồn thu ổn định và ít rủi ro. Theo từ điển
thuật ngữ Ngân hàng (Fitch, 1997) xuất bản lần thứ 5 ―Dịch vụ phi tín dụng (non
credit banking services) là các dịch vụ ngân hàng dựa trên lệ phí khơng liên quan đến
việc mở rộng tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho các ngân hàng đại lý hoặc khách
hàng doanh nghiệp‖. Một khái niệm khác về dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng thương
mại cũng được Tổ chức Deloitte Touche Tohmatsu đưa ra vào năm 2015 sau khi thực
hiện dự án ―Khảo sát và đánh giá dịch vụ phi tín dụng ngân hàng Việt Nam ‖, cụ thể
như sau ―Dịch vụ phi tín dụng là bất cứ dịch vụ hoặc sản phẩm nào được các trung
gian tài chính cung cấp trên thị trường mà khơng phải là những dịch vụ tín dụng. Dịch
vụ phi tín dụng là dịch vụ được ngân hàng cung cấp tới khách hàng nhằm đem lại cho
ngân hàng một khoản thu nhập nhất định một cách trực tiếp hoặc gián tiếp mà khơng
bao gồm dịch vụ tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng ‖. Điểm chung lớn
nhất của 2 định nghĩa trên đó là dịch vụ phi tín dụng được ngân hàng cung cấp cho
khách hàng mà không dựa trên các tài sản nợ



10

của mình (khơng phải là dịch vụ tín dụng) và nguồn thu từ dịch vụ này là các loại
phí chứ không phải là lãi.
Dựa trên các định nghĩa đã tham khảo từ các tài liệu trên, tác giả đưa ra khái
niệm về dịch vụ phi tín dụng theo quan điểm của tác giả như sau: Dịch vụ phi tín
dụng của Ngân hàng thương mại là dịch vụ tài chính, tiền tệ được ngân hàng cung
cấp cho khách hàng, trong đó ngân hàng không sử dụng đến các tài sản nợ của
mình mà dựa trên chính nguồn lực về cơng nghệ, con người để xây dựng và cung
cấp các dịch vụ này cho khách hàng nhằm tạo ra thu nhập cho ngân hàng từ các
khoản phí xác định thu được từ khách hàng.
1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ phi tín dụng
Dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng thương mại là một loại hình dịch vụ vì
vậy nó mang đầy đủ các đặc điểm chung của dịch vụ như tính vơ hình: con người
khơng thể dùng giác quan để cảm nhận tính chất cơ lý hóa của dịch vụ phi tín dụng;
tính khơng thể tách rời: q trình cung ứng và tiêu thụ dịch vụ phi tín dụng ln
diễn ra đồng thời; tính khơng đồng nhất: khó có thể có một tiêu chuẩn chung nào để
đánh giá chất lượng của dịch vụ phi tín dụng và tính khơng thể lưu giữ: các ngân
hàng không thể lưu giữ những dịch vụ phi tín dụng mà họ chỉ lưu giữ khả năng cung
cấp dịch vụ này cho những lần tiếp theo.
Ngoài những đặc điểm chung bên trên thì theo ―Giải pháp gia tăng nguồn thu
phí dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn ‖ (Trịnh Thị
Minh Triết, 2006) và từ kinh nghiệm thực tế của tác giả dịch vụ phi tín dụng cũng
có những đặc điểm riêng như sau:
Hình 1.1. Đặc điểm của dịch vụ phi tín dụng
Không phát sinh giao dịch cung ứng và
thu nhận tài sản đối với khách hàng


Được cung cấp trọng gói và
khơng giới hạn số lượng

Đặc điểm
dịch vụ
phi tín
dụng

Khơng bị ảnh hường từ
việc biến động lãi suất

Dễ bị bắt chước
(Nguồn: Trịnh Thị Minh Triết, 2006 và tác giả tự tổng hợp)


11

- Dịch vụ phi tín dụng khơng gây ra các phát sinh giao dịch liên quan đến việc
cung ứng và thu nhận tài sản đối với khách hàng. Đây có thể được coi là đặc điểm
để phân biệt dịch vụ tín dụng và dịch vụ phi tín dụng. Các NHTM không cần phải
chuẩn bị một khoản tiền thật để cung cấp cho khách hàng và nhận lại khoản tiền này
sau một khoảng thời gian xác định. Xét về mặt kế tốn ngân hàng, khi NHTM cung
cấp dịch vụ phi tín dụng đến với khách hàng sẽ không phát sinh các khoản cho vay
ở bên tài sản của Bảng cân đối kế tốn.
- Dịch vụ phi tín dụng khơng bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc biến động lãi suất:
Để đánh giá hoạt động phi tín dụng của NHTM có bị ảnh hưởng từ một yếu tố nào
hay không, người ta sẽ xem xét sự biến động của thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng
của NHTM. Nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng là các loại phí dịch vụ, chênh lệch
giá, hoa hồng… Các loại phí này được xây dựng dựa trên việc các NHTM đánh giá
chi phí họ bỏ ra cho nguồn lực về công nghệ, con người là bao nhiêu để hình thành

được dịch vụ này sau đó sẽ đưa ra mức phí phù hợp để thu lại lợi nhuận chứ không
dựa vào lãi suất huy động hay cho vay của nền kinh tế. Vì vậy, biến động lãi suất
của nền kinh tế sẽ không ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động dịch vụ phi tín dụng của
NHTM.
- Dịch vụ phi tín dụng rất dễ bị bắt chước: Khác với dịch vụ tín dụng của các
NHTM thường được xây dựng trên khẩu vị rủi ro, đối tượng khách hàng cụ thể thì
dịch vụ phi tín dụng lại được xây dựng chung cho hầu hết các nhóm khách hàng, tất
nhiên tùy từng khách hàng sẽ có cách thức cung cấp dịch vụ riêng nhưng điểm
chung là hầu hết các khách hàng đều có thể sử dụng được dịch vụ phi tín dụng nếu
như họ có nhu cầu. Vì vậy, chỉ cần một dịch vụ phi tín dụng có thể đem lại kết quả
kinh doanh tốt cho một ngân hàng thì sẽ có các ngân hàng khác xây dựng và đưa ra
được SPDV tương tự.
- Các dịch vụ phi tín dụng thường được cung cấp trọn gói và khơng giới hạn
số lượng dịch vụ trong gói: Các dịch vụ phi tín dụng thường được các NHTM xây
dựng để hỗ trợ nhau, có liên quan mật thiết đến nhau và cung cấp cho khách hàng
thành một gói dịch vụ. Ví dụ, khi NHTM cung cấp cho khách hàng dịch vụ Emobile Banking trên điện thoại trong ứng dụng này sẽ tích hợp thêm các dịch vụ


12

thanh tốn hóa đơn, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thông báo biến động số dư… và
các dịch vụ này có thể phải trả phí hoặc được miễn phí tùy vào mục tiêu của Ngân
hàng.
- Các NHTM cung cấp dịch vụ phi tín dụng cho khách hàng sẽ khơng theo
ngun tắc hồn trả như dịch vụ tín dụng: Chi phí ngân hàng bỏ ra cho các dịch vụ
này là nguồn lực công nghệ, con người và doanh thu là các loại phí, vì vậy lợi
nhuận từ dịch vụ phi tín dụng không liên quan đến lãi suất được khách hàng hoàn
trả (lãi suất đầu ra) hay lãi suất phải hoàn trả cho khách hàng (lãi suất đầu vào).
Chính vì vậy, việc cung cấp dịch vụ này đến với khách hàng được thực hiện mua
đứt bán đoạn ngay tại thời điểm cung ứng dịch vụ.

1.1.3. Phân loại dịch vụ phi tín dụng
Dựa trên một số nghiên cứu như luận văn ―Giải pháp gia tăng nguồn thu phí
dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn ‖ (Trịnh Thị Minh
Triết, 2006), ―Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ‖ (Đỗ Thị Kim Nữ,
2017) và từ kinh nghiệm thực tế tác giả nhận thấy NHTM đang cung cấp các loại
hình dịch vụ phi tín dụng đến với khách hàng như sau:
1.1.3.1. Dịch vụ thanh toán
Dịch vụ thanh toán tại NHTM được phân ra thành dịch vụ thanh toán trong
nước và dịch vụ thanh tốn quốc tế. Trong đó:
+ Dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm các loại dịch vụ sau:
- Dịch vụ thanh toán bằng ủy nhiệm chi: là phương thức thanh tốn mà ngân
hàng sẽ trích chuyển tiền từ TKTT của khách hàng và chuyển sang TKTT của người
thụ hưởng theo lệnh chi do khách hàng lập, lệnh chi này được gọi là ủy nhiệm chi.
- Dịch vụ thanh toán bằng ủy nhiệm thu: là phương thức thanh toán mà khách
hàng sẽ lập một ủy nhiệm thu theo mẫu của ngân hàng qua đó ủy nhiệm cho ngân
hàng thu hộ khoản tiền từ người mua hàng hay người sử dụng dịch vụ trên cơ sở
hợp đồng thương mại được ký kết giữa khách hàng và đối tác.


13

- Dịch vụ cung ứng và thanh toán bằng séc: Séc là lệnh thanh tốn vơ điều
kiện do chủ tài khoản phát hành dưới hình thức văn bản yêu cầu NHTM thanh toán
một khoản tiền nhất định cho người thụ hưởng bằng phương thức chuyển tiền từ
TKTT của người ký phát hành séc sang TKTT của người thụ hưởng hoặc trả theo
lệnh của người xuất trình séc, người thụ hưởng hoặc bằng phương thức trả tiền mặt
- Dịch vụ thanh tốn hóa đơn: là dịch vụ thanh tốn mà ngân hàng thực hiện
theo yêu cầu của khách hàng thanh toán các khoản nợ hóa đơn cho các nhà cung cấp
dịch vụ như thanh tốn hóa đơn tiền internet, tiền nước, điện… thông qua TKTT

của khách hàng mở tại ngân hàng. Hiện nay, ứng dụng Ngân hàng điện tử của các
NHTM đều tích hợp các dịch vụ này trong ứng dụng giúp khách hàng sử dụng dịch
vụ khá dễ dàng và tiện lợi.
- Dịch vụ thu Ngân sách Nhà nước: là dịch vụ mà NHTM thu hộ các khoản
thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước khác (thuế thu nhập cá
nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu và các khoản phải nộp vào
Ngân sách Nhà nước khác theo quy định của Luật xử phạt vi phạm hành chính) theo
yêu cầu của khách hàng hoặc của Cơ quan có thẩm quyền khác.
- Dịch vụ thanh tốn bằng thẻ là phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt
mà NHTM cung cấp cho khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng của ngân
hàng để thực hiện chi tiêu, thanh toán mua bán hàng hóa dịch vụ tại các đơn vị chấp
nhận thẻ hay còn gọi là các đơn vị lắp đặt máy quẹt thẻ (POS). Dịch vụ này cho
phép các khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng của mình để thanh tốn
mua bán hàng hóa dịch vụ bằng cách quẹt thẻ hoặc chạm thẻ vào POS tại điểm mua
bán mà điểm mua bán này có liên kết với các NHTM và được lắp đặt các máy quẹt
thẻ.
+ Dịch vụ thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế cũng giống như thanh toán trong nước là việc dùng các
loại tiền tệ để mua bán các loại hàng hóa dịch vụ tuy nhiên nó khơng diễn ra trên
phạm vi một quốc gia, một vùng lãnh thổ xác định mà diễn ra trên phạm vi toàn


14

cầu. Để đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế của các cá nhân, tổ chức, NHTM hiện
nay thường cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế như:
- Dịch vụ thanh toán chuyển tiền: là dịch vụ thanh toán có thao tác thực hiện
đơn giản nhất, trong đó khách hàng là người nhập khẩu hoặc người mua hàng yêu
cầu ngân hàng mà mình đang sử dụng dịch vụ chuyển một khoản tiền nhất định cho
người xuất khẩu hoặc người bán hàng tại một địa điểm nhất định vào một thời gian

xác định. Dịch vụ này cũng tương tự dịch vụ chuyển tiền bằng ủy nhiệm chi nhưng
thay vì lệnh chuyển tiền thông thường NHTM sẽ phải dùng lệnh chuyển tiền bằng
điện TT/TTR. Dịch vụ thanh toán chuyển tiền sẽ được khách hàng sử dụng khi
khách hàng và đối tác thỏa thuận với nhau sẽ sử dụng phương thức thanh toán
chuyển tiền hoặc thanh toán ghi sổ.
- Dịch vụ thanh toán nhờ thu: là dịch vụ thanh toán mà người xuất khẩu hay
người bán hàng sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ thì ủy
thác cho ngân hàng thu hộ số tiền phải thanh toán từ người mua hàng hay người
nhập khẩu trên cơ sở người bán hàng phải cung cấp đầy đủ hối phiếu và bộ chứng từ
bán hàng. Trên thế giới hiện nay có hai loại hình thanh tốn nhờ thu đó là nhờ thu
trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
- Dịch vụ thanh tốn bằng thư tín dụng: là một sự thỏa thuận, trong đó một
ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng (người nhập khẩu, người mua hàng) phát
hành một thư tín dụng, cam kết sẽ thanh tốn cho người thụ hưởng (người xuất
khẩu, người bán hàng) trên cơ sở người thụ hưởng xuất trình được bộ chứng từ phù
hợp với yêu cầu trong thư tín dụng.
1.1.3.2. Dịch vụ ngân quỹ
Dịch vụ ngân quỹ là dịch vụ do NHTM cung cấp nhằm giúp khách hàng quản
lý và kiểm sốt dịng thu nhập, chi phí được an tồn và hiệu quả. Khi sử dụng dịch
vụ này của ngân hàng khách hàng sẽ giảm bớt rủi ro trong việc vận chuyển, kiểm
đếm, cất giữ tiền mặt tuy vậy khách hàng sẽ phải trả cho ngân hàng một khoản phí
dịch vụ. Các dịch vụ ngân quỹ phổ biến hiện nay được các NHTM cung cấp như là:
dịch vụ đổi tiền, dịch vụ thu hộ, chi hộ, dịch vụ kiểm đếm hộ, dịch vụ cho thuê két


×