Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

ĐỀ tài đề XUẤT mở cửa HÀNG POP UP CHO THƯƠNG HIỆU SHEIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.95 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
ĐỀ TÀI: ĐỀ XUẤT MỞ CỬA HÀNG POP-UP CHO THƯƠNG HIỆU SHEIN

Giảng viên:
Lớp tín chỉ: TMA319(GD2-HK1-2223).2
Sinh viên thực hiện:
1. Phạm Anh Đức:

MSV: 2014510019

2. Dương Thu Hoài Ngọc: MSV: 2011110163
3. Phan Vũ Đức:

MSV: 2014510020

4. Vũ Thị Quỳnh Hoa:

MSV: 2014510039

5. Lê Thanh Hoàng:

MSV: 2014510041

6. Nguyễn Phi Hùng:

MSV: 2014510045

7. Nguyễn Thu Hà:



MSV: 2014510032

8. Trần Minh Thủy:

MSV: 2014120141

9. Nguyễn Thái Anh:

MSV: 2014510007

10. Bùi Phương Thảo:

MSV: 2015110761

Hà Nội, 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN....................................................................................... 3
1.1. Tên dự án, địa điểm thực hiện dự án............................................................... 3
1.2. Giới thiệu về dự án và mục tiêu phát triển...................................................... 3
1.3. Lĩnh vực: kinh doanh thời trang...................................................................... 4
1.4. Nhà đầu tư/ nguồn vốn: Tổng công ty............................................................. 4
1.5. Mục tiêu dự án.................................................................................................. 4
2. THẤU HIỂU KHÁCH HÀNG................................................................................ 4
2.1. Dữ liệu thứ cấp.................................................................................................. 4
2.1.1. Khách hàng................................................................................................. 4
2.1.2. Thương hiệu SHEIN.................................................................................. 4

2.1.3. Xu hướng mua hàng (quần áo) offline....................................................... 4
2.2. Dữ liệu sơ cấp.................................................................................................... 5
2.3. Empathy Map.................................................................................................... 9
3. INSIGHT KHÁCH HÀNG VÀ XÂY DỰNG Ý TƯỞNG................................. 11
3.1. Insights............................................................................................................. 11
3.2. Xây dựng ý tưởng............................................................................................ 12
3.2.1. Mục đích.................................................................................................... 12
3.2.2. Xây dựng ý tưởng:..................................................................................... 12
4. XÂY DỰNG MƠ HÌNH BUSINESS MODEL CANVAS..................................13
4.1. Customer Segment (CS) - Phân khúc khách hàng:......................................13
4.2. Quan hệ khách hàng (Customers Relationship)........................................... 14
4.3. Channels - Các kênh truyền thông:............................................................... 14
4.4. Revenue Streams (RS) - Dòng doanh thu:..................................................... 15
4.5. Nguồn lực chủ chốt (Key resources).............................................................. 16
4.5.1. Nguồn lực vật chất.................................................................................... 16
4.5.2. Nguồn lực tài chính.................................................................................. 17
4.5.3. Nguồn lực nhân sự:.................................................................................. 17
4.6. Hoạt động chính (Key Activities)................................................................... 17
4.6.1. Hoạt động quản lý, vận hành................................................................... 17


4.6.2. Các hoạt động chính tại cửa hàng............................................................ 18
4.6.3. Hoạt động Marketing và chăm sóc khách hàng....................................... 18
4.7. Key Partnerships (KP) - Đối tác chính:......................................................... 18
4.8. Cơ cấu chi phí.................................................................................................. 19
5. CÁC RỦI RO KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP.................................................. 22
5.1. Rủi ro về chuỗi cung ứng................................................................................ 22
5.2. Rủi ro về kinh tế.............................................................................................. 23
5.3. Rủi ro về đối thủ cạnh tranh.......................................................................... 24
5.4. Rủi ro từ phía khách hàng.............................................................................. 25

KẾT LUẬN................................................................................................................ 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 27


LỜI MỞ ĐẦU
Dưới sự tác động của của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xu hướng
tiêu dùng của người dân đã có sự thay đổi lớn trong quan niệm và thói quen mua sắm.
Nhờ sự phát triển của kỹ thuật số, thương mại điện tử ra đời đã giúp người tiêu dùng
lựa chọn, mua sắm hàng hóa bằng hình thức trực tuyến - mọi thứ đều có thể được đặt
hàng và giao trong nháy mắt. Những người tiêu dùng trẻ tuổi ngày càng khao khát có
những trải nghiệm mới lạ và thú vị, hành vi mua sắm thay đổi khiến cho cửa hàng
truyền thống phải gồng mình chiến đấu với những “gã khổng lồ” trực tuyến. Trong bối
cảnh này, cửa hàng Pop-up xuất hiện đóng vai trị như một giải pháp giúp các thương
hiệu tăng nhận diện bằng cách trưng bày những sản phẩm của mình kết hợp với các
hoạt động độc đáo, khác biệt, hấp dẫn, kích thích người xem tương tác và trải nghiệm.
Mặc dù xu hướng mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến với người tiêu dùng,
tuy nhiên một lượng lớn doanh số bán lẻ vẫn diễn ra tại cửa hàng và khi các hạn chế về
Covid-19 được dỡ bỏ, lượng khách đến các trung tâm mua sắm đã tăng lên đáng kể.
Cơ hội bán hàng của cửa hàng Pop-up ngày càng rộng mở khi các cửa hàng pop-up
luôn được trông đợi là một sự kiện bất ngờ và mang tính ngắn hạn, khách hàng có ít
khả năng trì hỗn việc mua hàng hơn - tác động của hiệu ứng FOMO (hiệu ứng sợ bị
bỏ lỡ). Cửa hàng được thiết lập trong một khoảng thời gian giới hạn ở một địa điểm
tạm thời trong khu vực thường có lượng người qua lại đơng đúc có thể mang lại cho
người tiêu dùng cảm giác cấp bách, điều này tạo ra sự phấn khích giúp thúc đẩy doanh
số bán hàng nhanh chóng. Phát triển sự hiện hiện đa kênh kết hợp với sự xuất hiện của
các cửa hàng Pop- up là một chiến lược xây dựng nhận thức thông minh cho bất kỳ
thương hiệu nào, đặc biệt là các thương hiệu bán hàng Online.
Từ những lý do trên, nhóm chúng em đã chọn dự án “Đề xuất mở cửa hàng
Pop-up cho Shein” làm đề tài cho bài thuyết trình mơn Đổi mới sáng tạo với mong
muốn đưa những kiến thức lý luận vào thực tiễn kinh doanh, đề ra những giải pháp đổi

mới nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả môn học.

4


Trong q trình thực hiện dự án sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, mong
được thầy/cơ thơng cảm và góp ý để dự án được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân
thành cảm ơn!


1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
1.1. Tên dự án, địa điểm thực hiện dự án
− Tên dự án: ĐỀ XUẤT MỞ CỬA HÀNG POP-UP CHO SHEIN
− Địa điểm thực hiện: Vincom Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội
− Thời gian diễn ra: 2/1 - 25/1/2023
1.2. Giới thiệu về dự án và mục tiêu phát triển
Trong vai trò là Phòng phát triển kinh doanh (Business Development
Department) của SHEIN, nhóm nghiên cứu đã thảo luận và đặt ra một số đề xuất như
sau:
Dự án đề xuất việc mở cửa hàng Pop-up tại Việt Nam cho hãng thời trang SHEIN.
Là một thương hiệu thời trang trực tuyến với quy mô đa quốc gia, tuy nhiên SHEIN lại
chưa hề có bất kỳ cửa hàng offline chính thức nào. Do vậy, khách hàng chưa có cơ hội
được trải nghiệm trực tiếp trong không gian mua sắm trưng bày sản phẩm. Cửa hàng
pop-up mở ra với mong muốn mang thương hiệu đến gần hơn tới khách hàng thông
qua một số hoạt động mua sắm trải nghiệm độc đáo và hấp dẫn, cho phép khách hàng
nhận ra giá trị không chỉ trong các sản phẩm hoặc dịch vụ mà còn là qua cách thức mà
thương hiệu này truyền tải.
Về mẫu mã mặt hàng được bán tại Popup store, ngoại trừ các sản phẩm được
bán trên Website của SHEIN, nhóm nghiên cứu đề xuất sản xuất thêm 1 bộ sưu tập
mới dành riêng cho Popup store tại Việt Nam. Bộ sưu tập sẽ được thiết kế riêng nhằm

phù hợp với sở thích, xu hướng thời trang hiện hành tại Việt Nam và Collab với các
Celebrities để tăng hiệu quả truyền thông cũng như đưa sản phẩm ra thị trường được
rộng rãi hơn. Giá trị của sản phẩm được tăng thêm nhờ tính độc bản (vừa là tính độc
bản của pop-up store, vừa mang tính độc bản của việc thiết kế riêng cho Tết Nguyên
đán 2023)
Địa điểm mở cửa hàng được đặt tại trung tâm thương mại Vincom Phạm Ngọc
Thạch - tọa lạc tại vị trí đắc địa sầm uất bậc nhất quận Đống Đa, trung tâm thành phố
Hà Nội và trong khoảng thời gian diễn ra Tết Nguyên đán 2023.


1.3. Lĩnh vực: kinh doanh thời trang
1.4. Nhà đầu tư/ nguồn vốn: Tổng công ty
1.5. Mục tiêu dự án
− Đa dạng hóa kênh bán hàng
− Giúp thương hiệu tăng khả năng nhận diện
− Thu hút đối tượng chưa được tiếp cận trong các nỗ lực tiếp thị trước đó
− Tận dụng cửa hàng pop-up để nghiên cứu nhu cầu thị trường về các sản phẩm thời
trang
− Mở rộng thị trường, thúc đẩy mua sắm qua website của SHEIN
2. THẤU HIỂU KHÁCH HÀNG
2.1. Dữ liệu thứ cấp
2.1.1. Khách hàng
Họ chưa có cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với nhãn hàng, thương hiệu mà chỉ
biết qua kênh online.
Khách hàng có xu hướng muốn mua tại cửa hàng trực tiếp hơn. Theo Khảo sát
của Cotton Incorporated Lifestyle Monitor, 72% mọi người muốn đến cửa hàng để
mua hàng vì nó cho họ cơ hội thử quần áo (69%), kiểm tra phụ kiện (68%), tận mắt
xem món đồ (64%) và cảm nhận chất liệu vải (54%).
2.1.2. Thương hiệu SHEIN
SHEIN hiện đang phát triển thuần theo hướng online và chưa có bất cứ một cửa

hàng offline nào.
Vì hoạt động trên kênh online nên khơng có cơ hội tương tác trực tiếp với khách
hàng để thấu hiểu nhu cầu cũng như lắng nghe những mong muốn, góp ý của họ.
Thương hiệu SHEIN chưa được quá nhiều người biết tới và tin dùng vì chỉ thuần
online, thậm chí order sản phẩm từ nguồn cung trực tiếp bên Trung Quốc.
2.1.3. Xu hướng mua hàng (quần áo) offline
Hình thức mua hàng truyền thống, đặc biệt là mặt hàng thời trang vẫn phát triển
do:


Thói quen khó bỏ: Nên có thể nói rằng, mơ hình bán hàng truyền thống có thể
“sống sót” giữa hàng ngàn sự thay đổi của thị trường cũng chính là nhờ thói quen khó
bỏ của người tiêu dùng. Đặc biệt là lĩnh vực thời trang khi các cửa hàng quần áo vẫn
tồn tại rất nhiều tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay tại các
trung tâm thương mại. Hơn thế nữa, hình thức trải nghiệm quần áo gián tiếp bằng
cơng nghệ VR chưa có tính phổ biến cao nên việc mua mặt hàng quần áo trực tiếp vẫn
tạo nên sự uy tín của sản phẩm.
Chịu khó đổi mới: Dù lượng khách rất ổn định, nhưng những cá nhân, đơn vị
kinh doanh truyền thống cũng rất “chăm chỉ” trong việc đổi mới. Điển hình là ở ngay
các cửa hàng quần áo hiện nay đều tích hợp việc thanh tốn bằng các hình thức điện
tử, mobile banking… hay tích hợp các phần mềm để quản lý hiệu quả hơn.
2.2. Dữ liệu sơ cấp
Mục đích: Thu thập dữ liệu với mục đích thử nghiệm mức độ quan tâm của
người dân thuộc khu vực Hà Nội đối với sản phẩm quần áo thương hiệu SHEIN cả
khi mua online và offline.
Đầu ra: Khu vực Hà Nội có tiềm năng không? Thái độ của mọi người đối với
sản phẩm quần áo thương hiệu SHEIN và cách thức mua hàng mong muốn khi trải
nghiệm sản phẩm.
Địa điểm khảo sát: Khu vực Hà Nội
Cách thực hiện: Dựa trên khảo sát do nhóm thực hiện:

− Phỏng vấn sâu
− Form khảo sát
Đối tượng tham gia khảo sát: Phần lớn là các bạn sinh viên và những người đã
đi làm với thu nhập từ 5-15 triệu đồng.
Các yếu tố khảo sát và số liệu thu được:
(1) Thái độ/Mức độ quan tâm của đối tượng đối với sản phẩm quần áo
thương hiệu SHEIN


Theo số liệu khảo sát, khoảng hơn 80% người tham gia khảo sát đã biết đến và
có mối quan tâm nhất định đối với quần áo thương hiệu SHEIN.

Trong 6 yếu tố khảo sát về sản phẩm quần áo SHEIN: giá cả, thương hiệu, xu
hướng thời trang, chất lượng, mẫu mã, dịch vụ, 3 yếu tố tác động mạnh nhất tới quyết
định mua lần lượt là chất lượng, mẫu mã, và dịch vụ.


(2) Thái độ/Mức độ quan tâm của đối tượng khi mua online sản phẩm quần
áo thương hiệu SHEIN
Khoảng 70% người tham gia khảo sát cảm thấy khá hài lòng khi đặt mua quần
áo SHEIN online.

Tuy nhiên, họ có chia sẻ vài trải nghiệm không tốt khi mua hàng online và họ
mong chờ thương hiệu có thể đưa ra giải pháp thiết thực cho các vấn đề này.
− “Thời gian giao hàng khá lâu từ 5-12 ngày cùng với đó là điều khoản hoàn trả hàng/
hoàn tiền diễn ra phức tạp”
− “Shein là thương hiệu thời trang nổi tiếng và xuất hiện ở nhiều nước và khu vực
trên thế giới. Chính vì danh tiếng khổng lồ đó dẫn tới việc hãng thời trang này bị
làm giả khá nhiều. Khơng q khó để có thể tìm được sản phẩm thời trang có chất
lượng kém mang nhãn hiệu Shein”

− “Nhiều khách hàng đã trải nghiệm việc đặt hàng theo kích thước thơng thường của
họ, nhưng lại nhận về sản phẩm với một kích thước hồn tồn khác, phải hết sức
thận trọng vì chất lượng sản phẩm khi mua hàng trực tuyến không phải đồng nhất,
đặc biệt khi Shein là một hãng thời gian nhanh và giá rẻ”


=> Có thể nói ngắn gọn những khúc mắc hiện tại khi mua hàng online của khách hàng
đó là: thời gian giao hàng và chất lượng hàng hoá.
(3) Thái độ/Mức độ quan tâm của đối tượng đối với việc trải nghiệm sản phẩm
quần áo thương hiệu SHEIN offline tại cửa hàng

Phần lớn người tham gia khảo sát mong chờ gì khi mua quần áo SHEIN offline
tại cửa hàng?
− Về trải nghiệm khách hàng
o Khách hàng có nhu cầu đến cửa hàng mua hàng để trải nghiệm thực tế chất
lượng sản phẩm và chọn được sản phẩm ưng ý (chất vải, mẫu mã, kích cỡ...)
o Đối với những khách hàng mới, họ chưa tin tưởng hoàn toàn sản phẩm, muốn
trải nghiệm trực tiếp trước rồi mới mua online
− Về thời gian mua hàng
o Thời gian tìm kiếm thơng tin về chất lượng thực tế của sản phẩm: Vì khơng thể
trải nghiệm trực tiếp, khách hàng cần nhiều thời gian để tham khảo về chất
lượng sản phẩm qua những bài đánh giá, chia sẻ của những người tiêu dùng
trước.


o Thời gian chờ sản phẩm giao đến: Đối với những khách hàng có nhu cầu sử
dụng sản phẩm gấp, mua hàng online sẽ khó có thể đáp ứng được do sản phẩm
cần một khoảng thời gian để có thể được vận chuyển tới tay khách hàng.
o Thời gian đổi trả khi sản phẩm khơng ưng ý: Vì khơng thể trải nghiệm trực tiếp,
khách hàng sẽ dễ gặp vấn đề sản phẩm khơng ưng ý (màu sắc, chất liệu, kích cỡ

không phù hợp) và tốn thêm thời gian để chờ đổi trả sản phẩm.
2.3. Empathy Map
What do they THINK AND FEEL?

What do they SEE?

- Chưa có cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với - Mọi người quan tâm nhiều hơn đến việc
thương hiệu mà chỉ biết qua kênh online

làm đẹp cho bản thân và nâng cao chất

- Lo lắng về chất lượng sản phẩm khi mua lượng cuộc sống
hàng online

- Xu hướng mua sắm quần áo như 1 thú vui

- Có mong muốn đến cửa hàng mua hàng để giải trí ngày càng tăng cao
trải nghiệm thực tế chất lượng sản phẩm - Cửa hàng offline được lan tỏa rộng rãi qua
và chọn được sản phẩm ưng ý

các hoạt động được chia sẻ trên các kênh

- Cảm thấy đỡ tốn thời gian để đổi trả sản truyền thông, trang mạng như facebook,
website...
phẩm nếu khơng hài lịng
What do they HEAR?

What do they SAY AND DO?

- Mua hàng offline cho phép tiếp cận sản - Tìm hiểu về các địa điểm cửa hàng quần

phẩm trong tầm tay
- Mua hàng offline đem lại trải nghiệm thực
tế tốt nhất về chất lượng sản phẩm
- Mua hàng offline không mất công chờ đợi
thời gian giao hàng hay đổi trả sản phẩm
- Mua hàng offline có thể nhận được sự tư
vấn chu đáo của nhân viên

áo offline cũng như giá cả, chương trình
ưu đãi...
- Đã trải nghiệm mua sắm offline nhiều và
mong muốn một mô hình mới mẻ và độc
đáo hơn.


- Sản phẩm quần áo có giá hợp lý, chất
lượng và tính thẩm mỹ cao thì chắc chắn
mua
PAINS
- Chưa tiếp cận được sản phẩm thực tế

GAINS
- Tiếp cận sản phẩm thực tế, trực tiếp trải

- Thơng tin chính thống về chất lượng sản nghiệm chất lượng sản phẩm cảm nhận
phẩm cịn lẻ tẻ, chưa mang tính xác thực được sự uy tín
cao, chỉ được tham khảo sản phẩm online - Tránh bị lừa đảo mua phải sản phẩm kém
- Không có kinh nghiệm mua hàng online chất lượng
có thể bị lừa đảo, mua phải sản phẩm kém - Hình thành thói quen mua sắm để giải trí,
chất lượng


làm tinh thần thoải mái

=> Yêu cầu đổi mới sáng tạo: Từ những vấn đề nêu trên, yêu cầu đặt ra là phải tìm
được 1 cách thức để SHEIN có thể tiếp cận trực tiếp với khách hàng, lắng nghe họ và
lan toả câu chuyện thương hiệu của mình. Và trước yêu cầu đó, cửa hàng Pop-up là
một phương án tối ưu và khả thi. Bởi:
− Với khách hàng: Cửa hàng Pop-up giải quyết được vấn đề trải nghiệm mua sắm của
khách hàng khi cho khách hàng có cơ hội trực tiếp đến thử, trải nghiệm sản phẩm
và đóng góp ý kiến với nhãn hàng đồng thời khách hàng được trải nghiệm những
cảm giác mới lại tại đây.
− Với SHEIN:
o Cửa hàng pop-up giải quyết được vấn đề về thương hiệu của doanh nghiệp khi
đem thương hiệu đến gần khách hàng hơn, chia sẻ câu chuyện thương hiệu của
mình tới khách hàng. Ngồi ra với những concept khác lạ trong những lần xuất
hiện sẽ để lại cho khách hàng ấn tượng độc đáo về thương hiệu.
o Giải quyết vấn đề đa dạng hóa kênh bán hàng, tăng doanh thu.
o Giải quyết câu chuyện về chi phí khi vẫn có thể đem lại cho khách hàng trải
nghiệm trực tiếp sản phẩm mà chi phí cho việc xây dựng kênh bán không quá


cao. Theo nghiên cứu, chi phí cho việc xây cửa hàng pop-up tiết kiệm hơn 80%
so với cửa hàng bình thường. (Do cửa hàng nhỏ, xuất hiện trong thời gian ngắn,
khơng tốn chi phí lưu kho)
o Ngồi ra, doanh nghiệp có thể tận dụng cửa hàng pop-up để thâm nhập vào thị
trường mới trước khi đầu tư chính thức vào đó hoặc tận dụng nó để nghiên cứu
nhu cầu thị trường cho bộ sưu tập mới.
3. INSIGHT KHÁCH HÀNG VÀ XÂY DỰNG Ý TƯỞNG
3.1. Insights
− Về trải nghiệm khách hàng

o Khách hàng có nhu cầu đến cửa hàng mua hàng để trải nghiệm thực tế chất
lượng sản phẩm và chọn được sản phẩm ưng ý (chất vải, mẫu mã, kích cỡ...)
o Đối với những khách hàng mới, họ chưa tin tưởng hoàn toàn sản phẩm, muốn
trải nghiệm trực tiếp trước rồi mới mua online
− Về thời gian mua hàng
o Thời gian tìm kiếm thơng tin về chất lượng thực tế của sản phẩm: Vì khơng thể
trải nghiệm trực tiếp, khách hàng cần nhiều thời gian để tham khảo về chất
lượng sản phẩm qua những bài đánh giá, chia sẻ của những người tiêu dùng
trước.
o Thời gian chờ sản phẩm giao đến: Đối với những khách hàng có nhu cầu sử
dụng sản phẩm gấp, mua hàng online sẽ khó có thể đáp ứng được do sản phẩm
cần một khoảng thời gian để có thể được vận chuyển tới tay khách hàng.
o Thời gian đổi trả khi sản phẩm không ưng ý: Vì khơng thể trải nghiệm trực tiếp,
khách hàng sẽ dễ gặp vấn đề sản phẩm không ưng ý (màu sắc, chất liệu, kích cỡ
khơng phù hợp) và tốn thêm thời gian để chờ đổi trả sản phẩm.
=> Insight: Khách hàng muốn mua sản phẩm có chất lượng tốt nhất nhưng còn e ngại
với sự khác biệt giữa sản phẩm trên mạng và sản phẩm thực tế.
Thử nghiệm sản phẩm và đổi trả sản phẩm là 2 dịch vụ quan trọng trong kinh
doanh thời trang. Tuy nhiên, việc mua hàng online đặc biệt là Worldwide shipping


khơng thể đáp ứng cả 2 dịch vụ trên. Vì vậy cửa hàng Pop-up dành cho brand nước
ngoài là điều nên có tại Việt Nam để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
=> Design Challenge: Làm sao để xây dựng cửa hàng pop-up đáp ứng yêu cầu đó của
khách hàng? Làm sao để pop-up store khơng chỉ để thử quần áo mà còn là nơi trải
nghiệm thời trang?
3.2. Xây dựng ý tưởng
3.2.1. Mục đích
− Tạo ra lợi nhuận thông qua việc kinh doanh các sản phẩm thời trang từ nhãn hàng
− Tạo ra một trải nghiệm mua sắm tuyệt vời dành cho người tiêu dùng

− Tạo ra công ăn việc làm cho người lao động Việt Nam
3.2.2. Xây dựng ý tưởng:
Tổng quan: Mở pop-up store trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chi tiết:
− Pop-up Store có hình thức giống một cửa hàng thời trang sử dụng tên thương hiệu
của Shein
− Sản phẩm:
+ Kinh doanh sản phẩm là mặt hàng thời trang đã có mặt trên website của
− Nguồn doanh thu: Lợi nhuận từ việc kinh doanh mặt hàng thời trang (Giá cả có thể
đắt hơn trên website của Shein nhưng khách hàng có thể trải nghiệm dịch vụ mua
sắm khác biệt)
Đặc điểm:
− Chọn sử dụng địa điểm tại trung tâm thành phố Hà Nội nhằm tăng độ nhận diện
thương hiệu, giúp cho khách hàng tiện lợi trong việc trải nghiệm dịch vụ mua sắm
− Ngoài việc khách hàng có thể có trải nghiệm trực tiếp với sản phẩm, khách hàng
vẫn có thể lựa chọn dịch vụ mua hàng online
− Lợi thế cạnh tranh của cửa hàng đến từ 2 điểm chính:


o Đối với khách mua hàng trực tiếp: có trải nghiệm về việc thử nghiệm sản phẩm
khi sử dụng có cảm giác như thế nào, có đúng form dáng khơng, chất liệu có
đẹp khơng, màu sắc, đường nét của sản phẩm có phù hợp với cơ thể khơng.
Ngồi ra, việc tư vấn trực tiếp cho khách hàng là một trong những yếu tố chủ
chốt khiến cho khách hàng ra quyết định mua sản phẩm
o Đối với khách hàng mua hàng qua các kênh thương mại điện tử: selling point
không nằm ở việc khách hàng mua hàng như thế nào mà sẽ nằm ở việc khách
hàng có quyền được đổi trả sản phẩm với các điều kiện cụ thể. Mua hàng online
là một xu thế của thời đại mới, nhưng chính nó cũng tạo ra nhiều bất cập cho
việc trải nghiệm tiêu dùng của khách hàng. Đi từ việc không được tư vấn một
cách tận tình và phản hồi trực tiếp, việc không được thử trải nghiệm sản phẩm

dẫn tới nhiều vấn đề trong quá trình sử dụng đồng thời việc khơng được đổi trả
hàng hóa là những mặt trái mà mua hàng trực tuyến đem lại
4. XÂY DỰNG MƠ HÌNH BUSINESS MODEL CANVAS
4.1. Customer Segment (CS) - Phân khúc khách hàng:
Nhân khẩu học:
-

Tuổi: 16 - 35

- Giới tính: Nữ
- Thuộc thế hệ gen Z hoặc các phụ huynh có con trong độ tuổi 15 - 18
- Là khách hàng mục tiêu của SHEIN và khách hàng đang sử dụng SHEIN
- Tình trạng hơn nhân: độc thân/đã có gia đình
- Thu nhập: 8 triệu trở lên
- Nơi sống: Việt Nam, các thành phố lớn Tâm
lý:
- Quan tâm đến thời trang và làm đẹp
- Yêu thích, cập nhật các xu hướng thời trang nhanh
- Thích thử đồ tại cửa hàng để dễ lựa chọn sản phẩm phù hợp
- Có lối sống hiện đại, trẻ trung Hành
vi:


- Dành nhiều thời gian cho việc mua sắm, đặc biệt là các đợt sale
- Thường mua sắm trực tiếp tại cửa hàng để được thử đồ
- Thường sử dụng mạng xã hội vào buổi tối: Facebook, Tiktok, Instagram
- Thường tham gia các hội nhóm liên quan thời trang, làm đẹp...
4.2. Quan hệ khách hàng (Customers Relationship)
Quan hệ khách hàng là các hoạt động của công ty với đối tác hay khách hàng
nhằm thực hiện các giao dịch qua lại. Thơng qua q trình tương tác này sẽ giúp bên

bán hiểu các yêu cầu của khách hàng, đánh giá được khách hàng tiềm năng. Đồng thời
cũng giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội trao đổi bán hàng từ đó hình thành mối quan
hệ kinh doanh bền chặt hơn.
Hỗ trợ, phản hồi khách hàng qua: hotline, các nền tảng mạng xã hội, hỗ trợ trực
tiếp qua nhân viên bán hàng tại store.
4.3. Channels - Các kênh truyền thông:
− Kênh truyền thông mạng xã hội: Facebook, Tiktok, YouTube, Instagram: YouTube
là một trong những kênh phổ biến nhất được Shein lựa chọn để giới thiệu sản
phẩm cho người tiêu dùng, thông qua các blogger, những người có ảnh hưởng
bằng cách tặng sản phẩm miễn phí và đổi lấy nội dung quảng cáo (tương tự
như Tik Tok). Ngoài ra, những video review sản phẩm trên YouTube rất
chuộng người xem, nhất là khách hàng không muốn rủi ro, nên họ thường
xuyên
xem các video “SheIn haul” này và khiến chúng phổ biến hơn với hàng trăm
nghìn, hàng triệu lượt xem. SHEIN sử dụng truyền thông qua TikTok để tiếp
cận tới giới trẻ, sở hữu nhiều video với hashtag #shein thông qua các blogger
thời trang.
− Các trang thương mại điện tử: website: Danh mục trên website được thiết kế thuận
tiện cho người mua: tất cả các sản phẩm được chia thành các loại: nam, nữ và trẻ
em; size tiêu chuẩn và plus size; bộ sưu tập theo mùa; khuyến mãi và bán hàng; xu
hướng thời trang và định hình phong cách. Sản phẩm đa dạng đã giúp việc mua


sắm trực tuyến của khách hàng trở nên thú vị hơn. Người tiêu dùng sẽ luôn cảm
thấy bất


ngờ về những gì họ có thể bắt gặp trong cửa hàng và mỗi ngày sẽ lại có thêm
nhiều lựa chọn mới.
− Pop - up Store

4.4. Revenue Streams (RS) - Dòng doanh thu:
Để giải quyết tâm lý mong muốn được trải nghiệm quần áo SHEIN, cửa hàng
pop-up SHEIN đã ra đời. Luồng doanh thu chính của cửa hàng đến từ việc kinh doanh
các sản phẩm của thương hiệu. Để tận dụng tối đa luồng doanh thu, cửa hàng cũng
triển khai bán hàng trên nền tảng online và các sàn thương mại điện tử.
Bảng dự tính doanh thu 1 ngày của cửa hàng
Đơn vị: VNĐ
Số

Giá cấu

Tổng cấu

lượng/ngày

thành

thành/ ngày

Giá bán

Tổng bán

mi)

12

200,000

2,400,000


320,000

3,840,000

Áo nỉ

12

150,000

1,800,000

240,000

2,880,000

10

220,000

2,200,000

360,000

3,600,000

& áo liền thân

11


180,000

1,980,000

300,000

3,300,000

Áo lơng

9

200,000

1,800,000

320,000

2,880,000

Áo khốc

10

180,000

1,800,000

300,000


3,000,000

kim

10

175,000

1,750,000

280,000

2,800,000

Denim

10

190,000

1,900,000

300,000

3,000,000

Váy

10


150,000

1,500,000

240,000

2,400,000

Quần short

6

120,000

720,000

200,000

1,200,000

Quần Jeans

8

190,000

1,520,000

300,000


2,400,000

Sản phẩm
Áo (thun, hai
dây, ba lỗ, sơ

Áo len & áo
len đan
Áo liền quần

Quần áo dệt


Quần ống
rộng

7

160,000

1,120,000

260,000

1,820,000

Giày

10


220,000

2,200,000

360,000

3,600,000

Túi

9

140,000

1,260,000

240,000

2,160,000

Phụ kiện

6

120,000

720,000

200,000


1,200,000

Đồ trang sức

5

100,000

500,000

160,000

800,000

Đồ lót/ đồ ngủ

4

115,000

460,000

200,000

800,000

Tất & vớ

5


15,000

75,000

30,000

150,000

15

300,000

4,500,000

480,000

7,200,000

BST sản
phẩm mới
Tổng

27,805,000

49,030,000

Dự tính doanh thu của cửa hàng pop-up trong thời gian từ 1/12 đến 26/12:
1,127,690,000 VNĐ
Một số mơ hình doanh thu mà cửa hàng sử dụng như sau:

− Mô hình doanh thu quảng cáo: Cửa hàng sẽ thuê các nhà quảng cáo để đưa quảng
cáo của họ đến với nhiều khách hàng tiềm năng thông qua nền tảng internet.
− Mơ hình doanh thu liên kết: Cửa hàng sử dụng mơ hình doanh thu liên kết bằng
cách tặng sản phẩm cho các KOL, Influencer để tiến hành quảng bá cho sản phẩm
của mình. Sau đó đường link dẫn đến trang web của Vegan sẽ được đính kèm tại
đó. Các KOL và Influencer sẽ được trả một khoản hoa hồng nếu khách hàng mua
hàng bằng đường link này.
4.5. Nguồn lực chủ chốt (Key resources)
4.5.1. Nguồn lực vật chất
Cửa hàng với không gian sạch sẽ, có các dãy quần áo theo kiểu loại, 2 phòng thử
đồ.


4.5.2. Nguồn lực tài chính
− Nguồn thu nhập từ kinh doanh cửa hàng pop-up của SHEIN
− Kêu gọi vốn đầu tư.
4.5.3. Nguồn lực nhân sự:
− 1 quản lý
o Bao quát toàn bộ các hoạt động tại cửa hàng.
o Cân bằng các mối quan hệ phức tạp nội bộ giữa nhân viên với nhau.
o Đưa ra chính sách lương thưởng, đãi ngộ phù hợp cho nhân viên.
o Tuyển dụng và phân bổ nhân sự.
− 4 nhân viên part - time bán hàng
o Bán hàng và tư vấn sản phẩm quần áo cho khách hàng.
o Đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng cho toàn bộ cửa hàng.
− 1 content creator: dựng video, viết bài tuyên truyền, quảng bá, đem hình ảnh cửa
hàng và sản phẩm tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn.
4.6. Hoạt động chính (Key Activities)
Những hoạt động chính của ý tưởng là việc sử dụng các nguồn lực chính để tạo
ra những giá trị mục tiêu khác biệt và qua đó thu được lợi nhuận. Mơ hình bao gồm

những hoạt động chính sau:
4.6.1. Hoạt động quản lý, vận hành
− Xây dựng, vận hành và quản lý quá trình sản xuất: chủ kinh doanh phải chịu trách
nhiệm từ khâu nhập sản phẩm đầu vào, lưu kho và đưa sản phẩm đến tay khách
hàng.
− Thiết kế: sản phẩm, bao bì sản phẩm, logo thương hiệu SHEIN, khơng gian cửa
hàng pop-up.
− Đào tạo, quản lý đội ngũ nhân viên chất lượng, thân thiện: Cần có kỹ năng bán hàng
với gu thời trang, thẩm mỹ tốt.
− Quản lý tài chính.
− Quản lý vận hành cửa hàng hàng ngày.


4.6.2. Các hoạt động chính tại cửa hàng
Tại cửa hàng, khách hàng được thử và trải nghiệm những mẫu quần áo ưng ý và
cảm nhận thực tế về chất vải, kiểu dáng.
− Trải nghiệm mua hàng:
o Khách hàng được trải nghiệm tồn bộ mẫu mã mới của SHEIN mà khơng phải
chờ đặt hàng lâu
o Chất lượng sản phẩm tại cửa hàng tốt, không khác biệt so với sản phẩm đặt hàng
o Có thể tự lựa chọn quần áo phù hợp với bản thân hoặc được nhân viên tận tình
tư vấn, giúp đỡ
o Mua sắm trong không gian sang trọng, sạch sẽ đúng với hình ảnh của SHEIN
4.6.3. Hoạt động Marketing và chăm sóc khách hàng
− Truyền thơng, quảng cáo, xây dựng thương hiệu: Sử dụng các công cụ truyền thông
như quảng cáo, PR, ... trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tik Tok,
Instagram, ...
− Chăm sóc và hỗ trợ khách hàng: tư vấn khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp,
chăm sóc tệp khách hàng thân thiết, dịch vụ hậu mãi. Ngồi chất lượng sản phẩm
thì dịch vụ khách hàng là một trong những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến quyết

định mua hàng.
4.7. Key Partnerships (KP) - Đối tác chính:
Danh mục

Tiêu chí lựa chọn
Cơng ty có nhiều kinh nghiệm trong tổ

Hợp tác chiến lược

chức cửa hàng pop-up

Công ty TNHH
Dịch vụ thương mại
popup

(tổ chức cửa hàng
Pop-up)

Đề xuất đối tác

Hợp tác cùng team thiết kế thời trang
tại Shein để thiết kế cửa hàng làm bật
lên chủ đề của BST được quảng bá
trong
Popup

Công ty kiến trúc…


Công


ty

Bizcare

Outsource một công ty Việt Nam do am Group
Đội ngũ marketing

chuyên

hiểu về tệp khách hàng và xu hướng tại marketing
nước sở tại

Unique

Out

Of

Home Advertising
Chọn KOL trẻ (gen Z) chuyên về mảng
Sản xuất, thiết kế

thời trang để có thể quảng bá hình ảnh Collab với các KOL
của Shein đến tệp khách hàng trẻ, ưa Việt Nam:
thích thời trang có nhiều sự đổi mới
Do BST về Việt Nam và để gây thiện
cảm hơn về xuất xứ và thương hiệu

Nguồn cung cấp

hàng hoá

Shein, sẽ hợp tác với xưởng may có uy
tín để gia cơng.
Ngun liệu tối đa hóa nguyên liệu địa

Hợp tác xưởng may
chất lượng Việt Nam

phương, hoặc tận dụng nguồn cung
nước ngoài của Shein
Để nâng tầm quảng bá một Shein hiện
Đối tác thuê mặt

đại hơn và trẻ trung, cần phải chọn một

bằng

địa điểm hạng trung, mà vẫn có thể tiếp
cận tệp khách hàng
Tại cửa hàng sẽ lắp các máy POS, có thể

Đối tác thanh tốn

thanh tốn qua các ví điện tử để thuận
tiện và phù hợp với tệp khách hàng.

Vincom
Ngọc


(Phạm
Thạch,



Nội)
Zalopay,

Momo,

VNPay, …

4.8. Cơ cấu chi phí
Thời gian bắt đầu chuẩn bị cửa hàng và đặt quảng cáo: 1 tháng trước ngày khai
trương (Việc lên kế hoạch và thiết kế quảng cáo, nội dung đã được lên kế hoạch từ
trước song song với thiết kế BST mới)


Chi phí one-off
Khoản mục
Chi phí sản xuất
hàng hố
Chi phí thiết kế
ban đầu
In ấn tờ rơi,
danh thiếp

đơn vị: Triệu VNĐ
Tóm tắt nội dung


Đơn giá

Chi phí thiết kế BST

Số
lượng

Thành
tiền

1

80

Thiết kế cửa hàng
Tờ rơi phát trước thời
điểm khai trương

25
0,001

2000

2

1. Sản xuất nội dung
marketing: Đội ngũ
Sản xuất
inhouse của Shein và
nội

đội ngũ outsource tại
dung: 50
Việt Nam. Nhiệm vụ
(one-off)
Viết bài PR, làm video,
chụp ảnh sản phẩm…
Chi
phí
marketing qua
mạng xã hội
(trước và trong
suốt thời gian
mở pop-up)

2. Phân phối quảng
cáo: gửi nội dung đã
được thiết kế và kiểm
duyệt qua các kênh
KOL và page chính
thức của Shein VN
trên FB, Instagram,
Tiktok…. Các KOL sẽ
được book gói post,
tham dự khai trương,
quay video như trải
nghiệm, review sản
phẩm…

Dự phịng các chi phí
Chi phí dự phịng phát sinh, chi phí hoa

hồng marketing…
Tổng

100 (cả
gói
trong
suốt 1
tháng
mở popup)

150

30
287

Ghi chú


Giai đoạn kinh doanh chính thức:
Khoản mục

Tóm tắt nội dung

Đơn giá

Th cửa hàng
tại TTTM
850.000
Chi phí mặt
Trả

tiền
dịch
vụ:
VNĐ/m2/tháng
bằng
điện, bảo vệ…
thuộc tịa nhà
27.575.000
Giá
vốn
Giá vốn
VNĐ/ngày
hàng bán
2 người fullChi phí quản time: quản lý,
15.000.000
lý cửa hàng điều hành đào
VNĐ/tháng
tạo nhân viên…

Lương nhân
viên
bán 2 nhân viên parthàng part- time
time

9.000.000
VNĐ/tháng

Lắp đặt dụng cụ
hỗ trợ công việc:
kệ, tủ, bàn thu

ngân, máy tính...
Chi phí trang
(tận dụng các
thiết bị
trang thiết bị out
sources từ cơng
ty tổ chức sự
kiện)
Tổng
Tổng chi phí dự kiến: 1,040,500,000 VNĐ
=> Lãi dự kiến: 87,190,000 VNĐ

Số
lượng

Thành
tiền

60m2

51

Ghi chú

639,5
2

2

30


18

15

753.5

21.000.000
VNĐ/ tháng
nếu điều
động thêm
nhân viên
vào cao
điểm (cuối
tuần)


×