Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

(TIỂU LUẬN) TIỂU LUẬN NGUYÊN lý QUẢN lý hải QUAN đề tài “PHÂN TÍCH 4 GIAI đoạn QUẢN lý rủi RO TRONG LĨNH vực hải QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.92 KB, 10 trang )

TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC



TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN HỌC: NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ HẢI QUAN

ĐỀ TÀI: “PHÂN TÍCH 4 GIAI ĐOẠN QUẢN LÝ RỦI RO
TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN”

GVBM: PGS.TS.Nguyễn Hồng Thắng
Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Thạch Thảo
MLHP: 21C1CUS50403201
MSSV: 31201020924

 TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021

Tieu luan


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
2.Đối tương, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 1
2.1.Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................ 1
2.2.Mục tiêu nghiên cứu: .............................................................................................. 1
2.3.Nhiệm vụ nghiên cứu:............................................................................................. 1
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................................. 2
1.Khái niệm rủi ro ............................................................................................................ 2
2.Quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan .......................................................................... 2


3. Bốn giai đoạn quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan .................................................. 2
3.1.Giai đoạn 1: Xác định rủi ro (Identify the Risk)..................................................... 2
3.2.Giai đoạn 2: Phân tích rủi ro (Analyzing the Risk) ................................................ 3
3.3.Giai đoạn 3: Đánh giá rủi ro (Evaluate the Risk) ................................................... 4
3.4.Giai đoạn 4: Xử lý rủi ro (Treat the Risk) .............................................................. 6
3.4.1.Tolerate (Chấp nhận rủi ro) .............................................................................. 6
3.4.2.Treat (Xử lý rủi ro) ........................................................................................... 6
3.4.3.Transfer (Chuyển giao rủi ro) ........................................................................... 6
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................

Tieu luan


LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Ngày nay, thương mại quốc tế là động lực chính của tăng trưởng và phát triển kinh
tế, giúp nâng cao mức sống ở các quốc gia, góp phần xóa đói giảm nghèo cũng như tạo ra
sự ổn định và an ninh. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin
cùng làn sóng tự do hóa thương mai và đầu tư khiến thương mai bất hợp pháp đang ngày
càng gia tăng trên phạm vi tồn cầu. Với vai trị là “người gác cửa nền kinh tế”, Cơ quan
Hải quan đóng vai trò rất quan trọng trong thương mại thế giới. Trong đó, hoạt động quản
lý rủi ro của hải quan ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả
kiểm soát hải quan, năng lực quản lý của cơ quan Hải quan, góp phần tạo thuận lợi
thương mại, rút ngắn thời gian thơng quan hàng hóa. Quản lý rủi ro là công cụ chủ yếu
giúp hải quan giải quyết những vấn đề, hướng các nguồn lực đến các khu vực rủi ro bằng
cách áp dụng một cách có hệ thống các quy trình và biện pháp nhằm đạt được các mục
tiêu đã đề ra, từ đó tối đa hóa hiệu lực và hiệu quả của cơng tác quản lý.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan, em
quyết định lựa chọn đề tài “Phân tích 4 giai đoạn quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan”

để làm đề tài kết thúc học phân môn học Nguyên lý quản lý hải quan.
2.Đối tương, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu này tập trung phân tích 4 giai đoạn quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan.
2.2.Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu về 4 giai đoạn quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải
quan. Từ đó, xây dựng được cái nhìn chi tiết về những hoạt động, cách thức tiến hành của
từng giai đoạn quản lý rủi ro.
2.3.Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, nghiên cứu phải giải quyết những vấn đề sau:
Phân tích 4 giai đoạn quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan, cụ thể:
Giai đoạn 1: Xác định rủi ro (Identify the Risk)
Giai đoạn 2: Phân tích rủi ro (Analyzing the Risk)
Giai đoạn 3: Đánh giá rui ro (Evaluate the Risk)
Giai đoạn 4: Xử lý rủi ro (Treat the Risk)

1

Tieu luan


PHẦN NỘI DUNG
1.Khái niệm rủi ro
Rủi ro là những sự kiện không mong muốn xảy ra gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả
năng đạt mục tiêu của tổ chức. Theo quan điểm của Hải quan, các rủi ro bao gồm khả
năng không tuân thủ luật Hải quan như điều khoản trị giá, quy tắc xuất xứ, chế độ miễn
thuế, hạn chế thương mại và quy định an ninh, cũng như khả năng không tạo thuận lợi
cho thương mại quốc tế.
2.Quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan
Quản lý rủi ro là một q trình có hệ thống về phát triển và thực tiễn thực hiện

các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro, đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các
biện pháp cũng như kiểm soát việc thực hiện các hoạt động hải quan, cung cấp cập nhật,
phân tích và sửa đổi thơng tin sẵn có cho cơ quan hải quan.
3. Bốn giai đoạn quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan
3.1.Giai đoạn 1: Xác định rủi ro (Identify the Risk)
Rủi ro không thể được phân tích hoặc quản lý cho đến khi chúng được xác định và
mô tả một cách dễ hiểu. Giai đoạn xác định rủi ro nhằm xác định và ghi lại tất cả các rủi
ro tiềm ẩn bằng cách sử dụng một quy trình có hệ thống để xác định những rủi ro nào có
thể phát sinh, tại sao và bằng cách nào, từ đó tạo cơ sở cho các phân tích sâu hơn. Một số
câu hỏi được đặt ra trong giai đoạn này có thể bao gồm:
What are the sources of risk? (Các nguồn rủi ro là gì?)
What risks could occur, why, and how? (Những rủi ro nào có thể xảy ra, tại sao và như
thế nào?)
What controls may detect or prevent risks? (Những biện pháp kiểm sốt nào có thể phát
hiện hoặc ngăn ngừa rủi ro?)
What accountability mechanisms and controls—internal and external—are in place?
What, and how much, research is needed about specific risks? (Nghiên cứu về những rủi
ro cụ thể là gì và bao nhiêu?)
How reliable is the information? (Mức độ tin cậy của thông tin như thế nào?)
Dữ liệu tốt là yếu tố cần thiết để xác định rủi ro. Trong hệ thống quản lý rủi ro, các
nhà phân tích rủi ro, chuyên gia IT thu thập dữ liệu và thơng tin từ các nguồn liên quan
sẵn có, bao gồm cơ sở dữ liệu của hệ thống xử lý tờ khai của Hải quan, đơn vị tình báo,
đơn vị điều tra, đơn vị kiểm tốn sau thơng quan (post clearance audit) và các văn phòng
2

Tieu luan


hiện trường. Khi dữ liệu đã được phân tích và đánh giá, nó sẽ trở thành cơ sở cho các
hành động trong tương lai, chẳng hạn như xác định các mục tiêu cho đơn vị kiểm tốn

sau thơng quan.
Hoạt động xác định rủi ro ở các cấp của cơ quan hải quan phải có sự liên kết chặt
chẽ với nhau. Khi các chiến lược quản trị rủi ro đã được xác định, chúng sẽ được chuyển
giao cho các nhà quản lý, sau đó họ sẽ tinh chỉnh thêm và xác định các lĩnh vực ưu tiên
để hành động trong phạm vi ảnh hưởng của họ. Tại mỗi bước trong quy trình, mức độ rủi
ro được quản lý giảm dần và rủi ro được quản lý ở mức độ thích hợp trong tổ chức.
Kết quả của quá trình xác định rủi ro là một sổ đăng ký rủi ro, ghi lại các rủi ro và
đảm bảo rằng toàn bộ phổ rủi ro được xem xét.
3.2.Giai đoạn 2: Phân tích rủi ro (Analyzing the Risk)
Phân tích rủi ro về cơ bản là định lượng rủi ro và yêu cầu xem xét các nguồn của
rủi ro đã xác định, đánh giá các hậu quả tiềm ẩn của chúng và đánh giá về khả năng hậu
quả đó sẽ xảy ra (trong trường hợp khơng có bất kỳ phương pháp xử lý cụ thể nào với các
biện pháp kiểm sốt hiện có). Mặc dù phân tích rủi ro nên dựa trên những bằng chứng,
chứng cứ cụ thể, nhưng cần nhớ rằng phân tích rủi ro khơng phải là một khoa học chính
xác. Vì thế, những kiến thức về môi trường, nhận định của chuyên gia và nhận thức thông
thường không bao giờ được bỏ qua khi phân tích rủi ro.
Phân tích rủi ro bằng cách xem xét hai yếu tố:
- Khả năng rủi ro xảy ra
- Tác động nếu nó xảy ra trên thực tế.
Việc xác định khả năng xảy ra rủi ro phụ thuộc vào hai yếu tố - những yếu tố mà
Hải quan có thể kiểm sốt và những yếu tố mà Hải quan khơng thể kiểm sốt. Do đó, khi
xem xét khả năng rủi ro xảy ra, điều quan trọng là phải tính đến các biện pháp kiểm sốt
hiện có của hải quan để giảm thiểu khả năng xảy ra tình trạng không tuân thủ.
Việc kết hợp các yếu tố này sẽ tạo ra mức rủi ro ước tính. Ước tính rủi ro có thể là
định lượng hoặc định tính, hoặc kết hợp cả hai.
Nhà phân tích rủi ro sẽ tính tốn rủi ro như một phương trình: Rủi ro = L X C
(Likelihood X Consequence) Phương trình rủi ro dựa trên các nguồn đa dạng như:
- Phân tích lịch sử, thu thập dữ liệu, tác động trong quá khứ, độ chính xác của hồ sơ rủi ro
và nguyên nhân gốc; Phân tích dự đốn, tác động trong tương lai dựa trên dữ liệu, hồ sơ
rủi ro, và xác suất của sự kiện rủi ro.

3

Tieu luan


- Thơng tin và thơng tin tình báo từ: Các nguồn thông tin, chẳng hạn như hiệp hội thương
mại, nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, hãng vận tải, nhà môi giới, các bộ phận nội bộ khác
(Thuế nội địa, Điều tra) và các cơ quan Hải quan nước ngoài đối tác; Các chỉ số rủi ro các tiêu chí cụ thể có thể được sử dụng để lựa chọn và nhắm mục tiêu phương tiện vận
chuyển, con người, công ty hoặc hàng hóa có độ rủi ro cao.
- Ước tính rủi ro của các yếu tố định tính hoặc định lượng bao gồm: Giá trị nhập khẩu đã
được xác nhận; Quy mô thị trường và tầm quan trọng đối với nhà xuất nhập khẩu; Đã
đóng thuế; Mức độ tổ chức và nhân sự; Thủ tục bằng văn bản và lưu trữ hồ sơ; Hoạt động
tuân thủ các quy trình bằng văn bản; Nhập các bước quy trình và kiểm sốt nội bộ; Trình
độ kiến thức của nhân sự liên quan đến chức năng xuất/nhập khẩu; Lịch sử tuân thủ; Lịch
sử các hình phạt hoặc các lỗi đã xác định; Lịch sử kiểm tra;…
3.3.Giai đoạn 3: Đánh giá rủi ro (Evaluate the Risk)
Giai đoạn này thực hiện việc so sánh các rủi ro đã được đánh giá với các tiêu chí
chủ đạo đã được xác định từ trước, sử dụng các nguồn lực theo dự kiến để chuẩn bị hoặc
ngăn ngừa hoặc đối phó với rủi ro. Kết quả giai đoạn này là lượng hóa, sắp xếp rủi ro
theo các cấp độ của rủi ro, kết nối rủi ro với các đơn vị có thể xảy ra rủi ro để các đơn vị
đó có trách nhiệm trong việc tìm cách giảm thiểu rủi ro và theo dõi rủi ro.
Việc đánh giá giúp Hải quan hiểu rõ hơn về các rủi ro. Quá trình này bao gồm việc
quyết định xem rủi ro có thể chấp nhận được hay khơng và hỗ trợ xác định mức độ sắp
xảy ra rủi ro.
Thông qua ma trận đánh giá rủi ro để đánh giá các phát hiện rủi ro tạo điều kiện
cho sự hiểu biết chung về rủi ro ở tất cả các cấp quản lý. Ma trận đánh giá rủi ro trải qua
một quy trình gồm hai bước, đầu tiên xác định khả năng xảy ra và các mức xác suất, thứ
hai xác định các mức hậu quả. Quá trình này cho phép các rủi ro được phân loại theo mức
độ - cao, trung bình hoặc chấp nhận được. Rủi ro có thể chấp nhận được thường là những
rủi ro có hậu quả nhỏ.

Ví dụ bảng xác định mức độ khả năng xảy ra
Cấp độ
1
2
3
4
5

Mô tả
Gần như khơng có khả năng xảy ra
Ít có khả năng xảy ra
Có thể xảy ra
Có khả năng xảy ra cao
Gần như chắc chắn

4

Tieu luan

Xác suất xảy ra
10%
30%
50%
70%
90%


Tỷ lệ phần trăm xác suất xảy ra được đề cập trong bảng là tỷ lệ phổ biến, tuy
nhiên, có thể điều chỉnh tỉ lệ phần trăm sao cho phù hợp với tiêu chí xác định của từng
Cơ quan Hải quan. Ví dụ, ở cấp độ 5 (gần như chắc chắn) có thể điều chỉnh thành 95%

trở lên hay ở cấp độ 1 có thể điều chỉnh ít hơn 5%.
Việc xác định mức độ hậu quả khó khăn hơn vì mỗi cơ quan có nhiều trách nhiệm
hoạt động quan trọng. Sau khi đã xác định được hậu quả, tùy vào tiêu chí xác định mà các
cơ quan hải quan sẽ ấn định cấp độ sao cho phù hợp.
Sau khi đã xác định khung cấp độ phù hợp với tiêu chí “khả năng xảy ra” và “hậu
quả”, bước tiếp theo là nhà phân tích rủi ro phải xây dựng ma trận đánh giá rủi ro phù
hợp với cơ quan quản lý Hải quan cụ thể. Lưu ý rằng, việc xác định mức độ rủi ro “ có
thể chấp nhận được”, “trung bình” và “cao”, tùy thuộc vào từng nhận định các cơ quan
Hải quan.
Ma trận đánh giá rủi ro
Mức độ nghiêm trọng của rủi ro = Khả
năng xảy ra x Hậu quả hoặc tác động
tiêu cực tiềm ẩn
Khả năng xảy ra

5
4
3
2
1

>=90%
51-89%
31-50%
11-30%
=<10%

Gần như chắc chắn
Có khả năng xảy ra cao
Có thể xảy ra

Ít có khả năng xảy ra
Gần như khơng có khả
năng xảy ra

Có thể chấp nhận = 1-5

Hậu quả

Khơng
đáng kể
(1)
5
4
3
2
1

Trung bình = 6-12

Nhỏ
(2)
10
8
6
4
2

Vừa
phải
(3)

15
12
9
6
3

Cao
(4)
20
16
12
8
4

Cực kì
nghiêm trọng
(5)
25
20
15
10
5

Cao= 15-25

Bằng cách sử dụng ma trận đánh giá rủi ro, nhà phân tích có thể đánh giá mức độ
rủi ro. Sử dụng thang đo từ 1-5 cho Hậu quả và Khả năng xảy ra, sử dụng thang đo từ 1
đến 25 cho Mức độ rủi ro. Ví dụ, một nhà nhập khẩu có hồ sơ lịch sử về khả năng không
tuân thủ cao (5), tuy nhiên hậu quả là nhỏ (2). Phương trình sẽ là 5*2=10. Mức độ
nghiêm trọng của rủi ro là 10, nằm trong phạm vi Trung bình. Dựa vào mức độ rủi ro để

cơ quan Hải quan lựa chọn các hình thức xử lý phù hợp.

5

Tieu luan


3.4.Giai đoạn 4: Xử lý rủi ro (Treat the Risk)
Khi nhà phân tích đã xác định được rủi ro, thu thập dữ liệu cần thiết để thực hiện
phân tích thích hợp và sử dụng ma trận đánh giá rủi ro để xác định mức rủi ro, bước tiếp
theo là xử lý rủi ro-đề cập đến các quyết định hoặc hành động được thực hiện để đối phó
với rủi ro đã xác định. Trong bối cảnh hải quan, có ba phương pháp có thể được áp dụng:
3.4.1.Tolerate (Chấp nhận rủi ro)
Hải quan có thể chấp nhận rủi ro nếu:
• Chi phí kiểm sốt lớn hơn lợi ích (nghĩa là mức độ nghiêm trọng của rủi ro có thể chấp
nhận được);
• Rủi ro được giảm thiểu thông qua việc nâng cao năng lực hoặc các quy trình vận hành;
• Rủi ro được giảm thiểu thông qua việc giám sát thay đổi, kiểm sốt thơng qua kiểm tra
ngẫu nhiên hoặc kiểm tra sau thông quan.
3.4.2.Treat (Xử lý rủi ro)
Xử lý rủi ro thường là phương án được Hải quan sử dụng nhiều nhất để quản lý rủi
ro mà Hải quan phải đối mặt trong q trình hoạt động của mình. Điều này có nghĩa là
giảm khả năng xảy ra hoặc hậu quả của rủi ro xảy ra bằng cách đưa ra các biện pháp và
hành động kiểm soát nhằm điều chỉnh mức độ rủi ro để phù hợp với khả năng chịu đựng
của tổ chức. Tùy thuộc vào loại rủi ro, thường có nhiều phương pháp xử lý có sẵn bao
gồm các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và thực thi. Khi quyết định các phương pháp
xử lý, điều quan trọng là phải hiểu nguyên nhân của các rủi ro thay vì chỉ tập trung vào
các “triệu chứng”, biểu hiện. Hiểu rõ hơn về các rủi ro và nguyên nhân đằng sau chúng
cho phép đưa ra các quyết định sáng suốt hơn về chiến lược xử lý tốt nhất hoặc kết hợp
các chiến lược để giảm thiểu rủi ro.

3.4.3.Transfer (Chuyển giao rủi ro)
Chuyển giao rủi ro có nghĩa là chuyển rủi ro cho bên thứ ba để giảm thiểu rủi ro.
Rủi ro có thể được chuyển giao cho các bộ phận bên trong hoặc bên ngồi cơ quan. Ví dụ
trong cơ quan quản lý Hải quan, rủi ro có thể được chuyển từ phịng vận hành sang phịng
cơng nghệ thơng tin (OIT) nếu các yếu tố liên quan đến rủi ro thuộc lĩnh vực cơng
nghệ,…Việc chuyển rủi ro ra bên ngồi có thể xảy ra trong môi trường hoạt động và phi
hoạt động, cụ thể, rủi ro có thể được chuyển giao cho một cơ quan thực thi pháp luật
khác. Điều quan trọng cần nhớ là chuyển giao rủi ro không nhất thiết có nghĩa là chuyển
giao trách nhiệm. Trong ví dụ trên, nếu rủi ro được ghi nhận, người quản lý cấp cao trong
hoạt động vẫn có thể phải chịu trách nhiệm về rủi ro mặc dù phịng cơng nghệ thơng tin
đang xử lý nó.
6

Tieu luan


KẾT LUẬN
Quản lý rủi ro được coi là một công cụ vô cùng quan trọng giúp Hải quan đáp ứng
những yêu cầu của môi trường thương mại quốc tế thế kỷ 21. Trong môi trường này, cơ
quan hải quan phải nỗ lực để chủ động phát hiện và xử lý các rủi ro tiềm ẩn ở mọi khâu,
mọi mắt xích quan trọng và dễ bị tổn thương trong chuỗi cung ứng vận tải thương mại
quốc tế. Qua đó, cần hiểu rõ các bước cụ thể trong quy trình quản lý rủi ro để xác định
được những hoạt động cần phải thực thi để quản lý, xử lý rủi ro. Quản lý rủi ro hiệu quả
cần đạt được sự cân bằng giữa chi phí và lợi ích, chắc chắn sẽ khơng có đủ chi phí, nguồn
lực để đối phó với tất cả các rủi ro một cách ngang bằng nhau. Do đó, rủi ro cần được
phân chia thành nhiều loại khác nhau theo mức độ rủi ro có thể chấp nhận được hoặc
khơng thể chấp nhận được để có những ứng phó phù hợp với các loại rủi ro khác nhau đó.
Thơng qua bốn giai đoạn quản lý rủi ro (xác định, phân tích, đánh giá, xử lý), Hải quan
có thể phân loại, sắp xếp mức độ thích hợp của từng loại rủi ro để xử lý rủi ro và phân bổ
nguồn lực một cách hợp lý.


7

Tieu luan


TÀI LIỆU THAM KHẢO
“CUSTOMS MODERNIZATION HANDBOOK: APPLYING RISK MANAGEMENT
IN THE CARGO PROCESSING ENVIRONMENT”
WCO Customs Risk Management Compendium
“Risk management in customs control” Drobot, Elena and Klevleeva, Aziza
“Managing customs risk and compliance: an integrated approach” David Widdowson
“Risk management and Customs performance improvements: The case of the Republic of
Macedonia” Jovanka Biljana* Aleksandar Trajkov

Tieu luan



×