Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Kinh nghiệm web: 9 điều cần biết khi lựa chọn một dịch vụ Web Hosting pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.08 KB, 3 trang )

Kinh nghiệm web: 9 điều cần biết khi lựa chọn một dịch vụ
Web Hosting
1. Để chọn lựa được nhà cung cấp web hosting phù hợp, cần có hiểu biết về
các loại hình dịch vụ hosting hiện có

Cùng với sự phát triển lớn mạnh của ngành cung cấp dịch vụ hosting, khách hàng
ngày càng có nhiều lựa chọn đa dạng phong phú hơn các gói dịch vụ hosting, mỗi
gói dịch vụ đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Do vậy, những hiểu biết về
các gói dịch vụ hosting hiện hành là điều vô cùng cần thiết.

Hosting chia sẻ (Shared hosting)

Hosting chia sẻ có nghĩa là nhiều khách hàng cùng chia sẻ việc sử dụng một máy
chủ của nhà cung cấp dịch vụ. Máy chủ dùng chung hoàn toàn sẽ do nhà cung cấp
dịch vụ quản lý, khách hàng chỉ có thể quản lý tài khoản cá nhân và bảo trì
website. Điểm mạnh của gói dịch vụ hosting này là giá – có thể nói giá thành của
gói dịch vụ này là rẻ nhất trong các gói dịch vụ hosting hiện nay. Nhưng ngược lại
cũng vì có nhiều khách hàng cùng chia sẻ tài nguyên của một máy chủ nên tất yếu
sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của các website. Ví dụ điển hình, nếu số lượng truy
nhập vào một trong những website được lưu trên máy chủ đó tăng vọt sẽ làm chậm
tốc độ truy nhập đến các website khác trên cùng máy chủ, đó là chưa kể đến các
vấn đề an ninh mạng, bảo mật thông tin do dùng chung. Một điểm yếu khác của
gói dịch vụ này là các khách hàng không thể cài đặt các ứng dụng cho riêng mình
do không thể trực tiếp quản lý máy chủ và vì nhà cung cấp dịch vụ muốn bảo đảm
một môi trường ổn định cho tất cả các khách hàng.

Hosting thuê địa điểm, đường truyền (Collocated hosting)

Khách hàng của gói dịch vụ hosting này hoàn toàn chủ động trang bị một máy chủ
đáp ứng đúng theo yêu cầu riêng, chẳng hạn khách hàng có thể mua các máy chủ
từ các nhà cung cấp như DELL hay HP. Nhà cung cấp dịch vụ chỉ đóng vai trò


tiếp nhận máy chủ từ khách hàng, sắp xếp vị trí đặt máy chủ, cung cấp năng lượng
hoạt động và kết nối máy chủ vào hệ thống mạng. Ngược lại hoàn toàn với gói
dịch vụ hosting chia sẻ, ở đây khách hàng hoàn toàn chủ động trong việc quản lý
bảo trì máy chủ, nhà cung cấp dịch vụ chỉ chịu trách nhiệm đảm bảo duy trì kết
nối mạng và cung cấp năng lượng hoạt động liên tục cho máy chủ. Trong một số
trường hợp khách hàng sử dụng gói dịch vụ này có thể nhận được sự hỗ trợ quản
lý từ nhà cung cấp dịch vụ.
Hosting thuê máy chủ không có hỗ trợ (Unmanaged dedicated hosting)

Gói dịch vụ hosting này tương đối giống với gói dịch vụ hosting thuê địa điểm và
đường truyền mạng, chỉ khác có một điểm là khách hàng phải thuê máy chủ từ nhà
cung cấp dịch vụ thay vì tự trang bị. Do vậy mà giá của gói dịch vụ này thường
khá cao. Bên cạnh đó, mức độ hỗ trợ mà khách hàng nhận được từ phía nhà cung
cấp dịch vụ là tương đối hạn chế. Hầu hết mức độ hỗ trợ đều ở mức chung chung,
do vậy khách hàng cần phải yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ cụ thể hoá mức độ hỗ
trợ. Dịch vụ kiểu này có thể rất tốt đối với các ứng dụng như trò chơi trực tuyến
song không đủ đảm bảo đối với các ứng dụng kinh doanh đòi hỏi sự đáp ứng
nhanh và sự ổn định tuyệt đối.

Hosting thuê máy chủ có hố trợ (Managed dedicated hosting )

Dịch vụ hosting thuê máy chủ có hỗ trợ cũng giống với dịch vụ hosting thuê máy
chủ không có hỗ trợ, chỉ khác một điều là khách hàng nhận được nhiều sự hỗ trợ
hơn trong việc quản lý, bảo trì máy chủ cũng như những bảo đảm về chất lượng từ
phía nhà cung cấp dịch vụ. Các dịch vụ hỗ trợ quản lý có thể bao gồm quản lý máy
chủ thời gian thực, bảo hành phần cứng, thường xuyên cập nhật các bản sửa lỗi
bảo mật cũng như nhiều dịch vụ hỗ trợ khác. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải yêu
cầu nhà cung cấp dịch vụ phải cụ thể hoá các dịch vụ hỗ trợ quản lí đi kèm gói
dịch vụ để tránh nhà cung cấp dịch vụ nguỵ trang gói hosting thuê máy chủ không
kèm hỗ trợ thành gói hosting thuê máy chủ có hỗ trợ.


2. Nhà cung cấp dịch vụ có “sở hữu” địa chỉ IP “đen”?

Rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ hosting chỉ chú trọng đến lợi nhuận mà không hề
quan tâm tới khách hàng thật sự của mình là ai. Điều này đồng nghĩa với việc là
rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ hosting lại cho phép việc lưu trữ các website độc
hại, có nội dung không lành mạnh, spammers hoặc các máy chủ chứa vô số các
vấn đề về an ninh bảo mật. Do vậy, hệ thống mạng của nhiều nhà cung cấp dịch vụ
có chứa rất nhiều địa chỉ IP “đen”, gây không ít ảnh hưởng xấu đến các khách
hàng. Có những nhà cung cấp dịch vụ hosting “sở hữu” cả nguyên cả một lớp C
các địa chỉ IP “đen” rồi sau đó, chính những đại chỉ IP này lại được cấp cho các
khách hàng mới của nhà cung cấp dịch vụ.

Địa chỉ IP “đen” là các địa chỉ IP bị cấm trên mạng, là các địa chỉ của các website
chuyên phát tán thư rác (spam), hoặc địa chỉ IP của các website có nội dung không
lành mạnh. Một hậu quả là bất cứ email nào có xuất xứ từ địa chỉ IP “đen” sẽ
không được bất kì máy chủ thư điện tử nào tiếp nhận. Điều này đồng nghĩa với
việc nếu khách hàng muốn sử dụng email làm phương tiện marketing thì đáng tiếc
các bức thư điện tử đó sẽ không bao giờ có thể đến đúng địa chỉ cần đến.

×