- 1 -
Bài tập tình huống pháp luật đại cương
- 2 -
TÌNH HUỐNG
Đoạn đường từ thị trấn Đ đến xã V vắng vẻ, lợi dụng đêm tối ít người qua
lại, với ý định chiếm đoạt tài sản của người đi đường, A đã dùng dây théo căng
ngang đường. Hai đầu dây đều được cột chặt vào cây ven đường. Chị N đi xe
máy qua đoạn đường này bị dây thép hất ngược trở lại, nằm ngất xỉu. A từ chỗ
nấp ở bụi cây ven đường chạy ra tháo dây chuyền, nhẫn, đồng hồ, túi sách của N.
Tổng tài sản có giá trị 4.800.000 đồng. Sau đó, N được người đi qua nhìn thấy và
đưa đi cấp cứu kịp thời nên không chết. Tổng số tiền viện phí là 2.700.000 đồng,
tổn hại sức khỏe không đáng kể. Xe máy của chị N bị hỏng, tiền sửa chữa là
800.000 đồng.
Hỏi:
1. Xác định tội danh và định khung hình phạt cho hành vi của A?
2. Giả sử N bị thương tích với tỷ lệ thương tật là 61% thì trách nhiệm
hình sự của A được xác định như thế nào?
- 3 -
BÀI LÀM
1. Xác định tội danh và định khung hình phạt cho hành vi của A?
Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể:
Hành vi phạm tội của A đã xâm phạm đến hai quan hệ: quan hệ nhân thân
và quan hệ sở hữu. Quan hệ nhân thân bị xâm phạm trước: A dùng dây thép căng
ngang đường , hai đầu dây được cột chặt vào cây ven đường, sau đó chị N đi xe
máy qua bị dây thép hất ngược trở lại và nằm ngất xỉu. Ở đây, sức khỏe của chị
N đã bị ảnh hưởng. Quan hệ sở hữu bị xâm phạm sau: A từ chỗ nấp ở bụi cây
ven đường chạy ra tháo dây chuyền, nhẫn, đồng hồ, túi sách của chị N. Tài sản
của chị N đã bị A chiếm đoạt một cách trái pháp luật. Hành vi của A đã xâm
phạm đến sức khỏe và tài sản thuộc sở hữu của chị N.
Vì đã có ý định chiếm đoạt tài sản của người đi đường từ trước, nên A đã
dùng biện pháp căng dây thép ngang đường, khiến cho người đi đường bất ngờ,
không có khả năng bảo vệ được tài sản của mình. Từ đó mà A có thể chiếm đoạt
tài sản của người đi đường một cách thuận lợi. Đối tượng tác động chính ở đây
chính là tài sản của người đi đường chứ không phải là sức khỏe, tính mạng của
họ. Sự xâm phạm trực tiếp đến quan hệ nhân thân của A nhằm hướng tới chiếm
đoạt tài sản trái pháp luật một cách dễ dàng hơn.
- Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan.
Hành vi của A là hành vi trái pháp luật hình sự và là hành vi nguy hiểm
cho xã hội. Hành vi của A được nêu rõ trong tình huống: căng dây ngang qua
đường, cột chặt dây vào cây. Chị N đi xe máy ngang qua, bị hất ngược trở lại
khiến cho chị N ngất xỉu, làm cho chị N lâm vào tình trạng không thể chống cự
được. Ở đây, A không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc đối
- 4 -
với chị N mà thông qua hành vi mà mình gây ra khiến cho chị N ngất xỉu, A đã
lợi dụng tình trạng không thể chống cự được của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản
của nạn nhân một cách trái pháp luật.
Hậu quả: A đã chiếm đoạt được dây chuyền, nhẫn, đồng hồ, túi xách của
chị N với tổng giá trị 4.800.000 đồng. Đồng thời, sức khỏe của chị N đã bị ảnh
hưởng, xe máy của chị cũng bị hỏng.
- Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan
A đã có ý định chiếm đoạt tài sản của người đi đường từ trước nên đã
dùng dây thép căng ngang đường với mục đích gây cản trở giao thông, khiến
người đi đường bất ngờ trở nên hoảng loạn và không bảo vệ được tài sản của
mình, để rồi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản một cách trái phép.
Lỗi của A là lỗi cố ý trực tiếp. Lơi dụng tình trạng không thể chống cự
được của chi N, A đã cố tình chiếm đoạt tài sản của chị N một cách trái phap
luật. A nhận thức rõ hành vi của mình gây ra là trái pháp luật hình sự, là hành vi
nguy hiểm cho xã hội xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe, tài sản của người khác,
thấy trước được hậu quả của hành vi và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
- Chủ thể
A là chủ thể thường – người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ
tuổi theo pháp luật quy định.
Từ các dấu hiệu pháp lý đã nêu, A đã phạm tội cướp tài sản được quy định
tại điều 133 BLHS năm 1999.
Các dấu hiệu hành vi của A thỏa mãn các dấu hiệu mô tả tội phạm trong
khoản 1 điều 133 BLHS năm 1999:
- Có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không
thể chống cự được: hành vi căng dây ngang đường làm cho chị N đi xe máy qua
bị hất ngược và bị ngất xỉu.
- Mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản trái pháp luật.
- 5 -
Ngoài ra, hành vi phạm tội của A còn chứa đựng một tình tiết tăng nặng
được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 133: “Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc
thủ đoạn nguy hiểm khác”:
- A đã sử dụng thủ đoạn nguy hiểm để gây án. Thủ đoạn nguy hiểm là
việc người phạm tội sử dụng phương pháp gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe
của người bị hại và những người khác như: bỏ thuốc độc, dùng dây xiết cổ nạn
nhân, dùng dây chăng qua đường mà có nhiều phương tiện đi lại Tính nguy
hiểm của những thủ đoạn không phụ thuộc vào phương tiện mà phụ thuộc vào
phương pháp sử dụng phương tiện đó vào mục đích gì. Trong trường hợp này,
phương tiện mà A dùng để gây án là một đoạn dây, sau đó A đã chăng ngang dây
qua đường – nơi có nhiều phương tiện qua lại, khiến cho người đi đường bị ngã
để nhằm chiếm đoạt tài sản của họ. Đoạn dây không chứa đựng khả năng gây
nguy hại cho sức khỏe, tính mạng nhưng do A đã dùng đoạn dây đó để tạo ra khả
năng gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng cho người đi đường nên thủ đoạn
của A là thủ đoạn nguy hiểm.
Vậy A phạm tội thuộc điểm d khoản 2 Điều 133 BLHS năm 1999 với
khung hình phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
2. Giả sử N bị thương tích với tỷ lệ thương tật là 61% thì trách nhiệm hình
sự của A được xác định như thế nào?
Trong trường hợp này, các dấu hiệu pháp trong việc định tội danh đối với
A là không đổi. Tuy nhiên thêm tình tiết chị N bị thương tích với tỷ lệ thương tật
là 61%. Đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm a
khoản 4 Điều 133 BLHS năm 1999: “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người”. Vì
thế, A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản theo điểm a khoản 4
Điều 133 BLHS năm 1999.