Khoá luận tốt nghiệp
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Phát triển nguồn nhân lực một trong những vấn đề thời sự được quan tâm hàng đầu
trong các quyết sách phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia nhằm đảm bảo sư phát triển
bền vững. Nguồn nhân lực có việc làm, thu nhập ổn định không chỉ mang lại cho họ cuộc
sống ấm no mà còn góp phần tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Hội nhập kinh tế thế giới là xu hướng tất yếu của thời đại, Việt Nam là quốc gia không
nằm ngoài quy luật đó. Nước ta hiện đang thực hiện trong quá trình CNH, HĐH đất nước,
bên cạn sử dụng nguồn nhân lực nội sinh, cần phải biết sử dụng những thành tựu của khoa
học công nghệ, bắt kịp tri thức mới để phát triển nhanh nền kinh tế. Vì vậy, vấn đề cần đặt
ra hiện nay cho Việt Nam là phát triển nguồn nhân lực có trí thức, trình độ, tay nghề cho sự
phát triển kinh tế. Đây cũng được xem là giải pháp tốt nhất để đẩy nhanh sự nghiệp CNH,
HĐH, nhanh chóng đưa đất nước hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, phấn đấu
đến năm 2020 về cơ bản là nước ta trở thành một nước công nghiệp.
Huyện Đăk Mil bước vào giai đoạn đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội với mục tiêu vào
năm 2014 trở thành Thị Xã thứ hai của tỉnh Đăk Nông, để làm đuợc điều đó cả người
người dân của huyện Đăk Mil không những đầu tư phất triển về mặt kinh tế xã hội của
huyện mà còn đầu tư phát triển và khai thác tốt về chất luợng nguồn nhân lực, đặc. Tuy
nhiên, hiện nay huyện vẫn chưa khai thác hết các tiềm năng và những lợi thế nguồn nhân
lực trên địa bàn huyện, về việc phát triển nguồn nhân lực của toàn huyện vẫn chưa cân đối
đặc biệt là các xã thuộc chương trình 135 có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn không
cao. Do đó, chưa tạo được động lực phát triển kinh tế xã hội của các xã thuộc chương trình
135 nói riêng và việc phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững, trong quá trình
CNH,HĐH trên địa bàn của huyện nói chung.
Chính sức lôi cuốn thực tiễn ấy, tôi nhận thấy đây là vấn đề cấp bách, mang tính chiến
lược, quyết định đến việc phát triển nguồn nhân lực của các xã 135 của huyện nói riêng và
nguồn nhân lực cả huyện nói chung nên tôi đã chọn đề tài “Giải pháp phát triển nguồn
Sinh viên thực hiện: Y Thoa
1
Khoá luận tốt nghiệp
nhân lực cho các xã thuộc chương trình 135 tại huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông” làm
khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực trong quá
trình CNH, HĐH
- Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực phục vụ quá trình CNH, HĐH tại các xã thuộc
chương trình 135 của huyện Đăk Mil
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực tại các xã thuộc
chương trình 135 của huyện Đăk Mil trong quá trình CNH, HĐH
3. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp điều tra chọn mẫu
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu
* Phương pháp thống kê mô tả
* Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu điều tra cán bộ trong cơ quan của xã như; Chủ
tịch, bí thư( bí thư xã, bí thư chi bộ, bí thư đoàn), công an xã, truởng thôn bon…
- Phạm vi nghiên cứu:
* Về mặt không gian: Nghiên cứu 03 xã thuộc chương trình 135 của huyện Đăk Mil,
tỉnh Đăk Nông đó là: Xã Đăk Gằn, xã Đăk N’Rót và xã Long Sơn
* Về mặt thời gian: Thực trạng về nguồn nhân lực của xã 135 trong năm 2011
* Về mặt nội dung: Thực trạng và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại các xã 135 của huyện
Đăk Mil nhằm đáp ứng các yêu cầu CNH, HĐH
5. Đóng góp của đề tài
- Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về nguồn lực và phát triển nguồn nhân lực
- Là cơ sở để huyện Đăk Mil và các ban ngành có liên quan tham khảo trong việc hoạch định, bổ
sung, hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực ở các xã thuộc chương trình 135 trong quá trình
CNH, HĐH ở huyện Đăk Mil
Sinh viên thực hiện: Y Thoa
2
Khoá luận tốt nghiệp
- Làm tài liệu tham khảo cho các học sinh, sinh viên và các cá nhân quan tâm tới lĩnh vực này
6. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 3 phần
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực trong quá
trình CNH, HĐH
Chương 2: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Đăk Mil
Chương 3: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của các xã thuộc chương trình 135 tại
huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông
Chương 4: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các xã thuộc chương trình 135 của
huyện Đăk Mil tỉnh Đăk Mil
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sinh viên thực hiện: Y Thoa
3
Khoá luận tốt nghiệp
PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH
1.1. Khái niệm và phân loại nguồn nhân lực
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực hay nguồn lực
con người.
- Theo từ điển của Pháp (1917-1985), nguồn nhân lực xã hội bao gồm những người
trong độ tuổi lao động và mong muốn có việc làm. Như vậy, theo quan điểm này thì những
người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng không muốn có việc làm thì
không được xếp vào nguồn nhân lực xã hội
- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin: “Con người là một khái niệm phức hợp, có
quan niệm biện chứng với các nhân tố tự nhiên và xã hội”
Ở nước ta cũng có nhiều khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực:
- Trong giáo trình “Quản lý con người” của học viện hành chính quốc gia, nguồn nhân
lực là tiềm năng về lao động trong một thời kỳ xác định của quốc gia. Như vậy, nguồn nhân
lực có thể được xác định trên phạm vi một địa phương, một ngành hay một vùng[4]
- Theo tổng cục thống kê Việt Nam, nguồn nhân lực xã hội bao gồm những người trong
độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có tính thêm cả lao động trẻ em và lao động cao
tuổi
Sở dĩ có nhiều khái niệm về nguồn nhân lực là do có nhiều cách tiếp cận khác nhau về
nguồn nhân lực
Thứ nhất, coi nguồn nhân lực là nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế xã hội, một đất
nước phát triển thực sự dân giàu nước mạnh thì trước hết phải phát triển các ngành y tế,
giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng dân số từ đó mà nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực – nhân tố con người trong quá trình phát triển
Sinh viên thực hiện: Y Thoa
4
Khoá luận tốt nghiệp
Thứ hai, coi nguồn nhân lực là yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất nên khi nghiên cứu
chỉ chú ý từ yếu tố phát triển nguồn nhân lực là đào tạo kỹ năng lao động và vấn đề giải
quyết việc làm
Do vậy, có thể đưa ra khái niệm chung về nguồn nhân lực như sau: “ Nguồn nhân lực
của một quốc gia (vùng lãnh thổ) là toàn bộ tiềm năng lao động của con người có được
trong một thời kỳ nhất định phù hợp với kế hoạch và chiến lược phát triển đất nước. Tiềm
năng hay lượng lao động là tổng hợp các yếu tố thể lực, trí tuệ và tâm lực của nguồn lao
động của một quốc gia (vùng lãnh thổ) đáp ứng được đòi hỏi về cơ cấu lao động phù hợp
với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội”[11.4]
1.1.2. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực.
UNESCO quan niệm rằng: phát triển nguồn nhân lực là làm cho sự lành nghề của dân
cư luôn luôn phù hợp trong mối quan hệ với sự phát triển của đất nước. Tổ chức lao động
quốc tế (ILO) cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực bao hàm phạm vi rộng hơn. Nó không
chỉ là trình độ lành nghề hay rộng hơn là đào tạo, mà còn là phát triển năng lực và sử dụng
năng lực đó của con người để tiến tới có được việc làm hiệu quả, cũng như thỏa mãn nghề
nghiệp và cuộc sống cá nhân. Sự lành nghề được hoàn thiện không chỉ nhờ quá trình đào
tạo, bồi dưỡng mà còn cả sự tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống và quá trình làm việc
của người lao động
Có thể hiểu một cách chung nhất: “ Phát triển nguồn nhân lực là phát triển nhân tố con
người, gia tăng toàn diện giá trị con người trên các mặt trí tuệ, đạo đức, thể lực, năng lực
lao động sáng tạo, đồng thời phân bố, sử dụng, phát huy có hiệu quả nhất năng lực sáng tạo
của con người để phát triển đất nước”.
* Quan niệm của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực
Trên cơ sở kế thừa và phát triển có chọn lọc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời kết hợp với việc tham khảo kinh nghiệm của các nước phát
triển đi trước, qua nhiều kỳ Đại Hội, Đảng ta khẳng định vai trò quan trọng của nguồn nhân
lực đối với sự phát triển kinh tế. Đại hội VII của Đảng khẳng định: “Nguồn nhân lực lớn
nhất, quý nhất của chúng ta là nguồn nhân lực con người”. Đại hội VIII của Đảng tiếp tục
Sinh viên thực hiện: Y Thoa
5
Khoá luận tốt nghiệp
khẳng định: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh và bền vững”. Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định “… nguồn lực con người -
yếu tố cơ bản về phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [2.108],… con
người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH,
HĐH…” [2,201]. Đại hội X của Đảng lại tiếp tục khẳng định “Tăng cường phát huy nội
lực bằng cách phát triển nguồn nhân lực chủ yếu cho giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH và
hội nhập quốc tế”.
Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã rất coi trọng chiến lựơc phát triển nguồn lực, chiến
lược phát triển con người, xem con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là
mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy
nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc CNH,
HĐH, khẳng định con người Việt Nam phát triển toàn diện cả về trí lực, khả năng lao động
năng lực sáng tạo và tính tích cực chính trị - xã hội, cả về đạo đức, tâm hồn và tình cảm
chính là mục tiêu, là động lực của sự nghiệp CNH, HĐH… mọi chủ trương đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước đều nhằm quản triệt tư trưởng chăm lo bồi dưỡng và
phát huy nhân tố con người, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam
1.1.3. Phân loại nguồn nhân lực.
* Theo nhiều tài liệu nghiên cứu về nguồn nhân lực ở nước ta chia thành 3 loại chính
như sau:
- Nguồn nhân lực có sẵn trong dân cư: Bao gồm toàn bộ những người nằm trong độ tuổi
lao động, có khả năng lao động không kể đến trạng thái có làm việc hay không làm việc.
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, khái niệm này gọi là dân cư hoạt động, có nghĩa là tất
cả những người có khả năng làm việc trong dân cư tính theo độ tuổi lao động quy định.
Độ tuổi lao động là giới hạn về những điều kiện cơ thể tâm lý - sinh lý xã hội mà con
người tham gia vào quá trình lao động. Gíơi hạn độ tuổi lao động được quy định tùy thuộc
vào điều kiện KT - XH của từng nước và trong từng thời kỳ.
* Ở Việt Nam, giới hạn độ tuổi như sau:
+ Giới hạn dưới: Quy định số tuổi thanh niên bước vào độ tuổi lao động là 15 tuổi
Sinh viên thực hiện: Y Thoa
6
Khoá luận tốt nghiệp
+ Giới hạn trên: Quy định tuổi về hưu, ở nước ta quy định tuổi về hưu 55 đối với nữ và
60 đối với nam
- Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh
tế). Đây là những người có công ăn việc làm, đang hoạt động trong các ngành kinh tế văn
hóa và xã hội.
- Nguồn nhân lực dự trữ: Nguồn nhân lực dự trữ của nền kinh tế bao gồm những người
trong độ tuổi lao động, nhưng vì lý do khác nhau họ không có công việc ổn định ngoài xã
hội. Số người này đóng vai trò của một nguồn dự trữ về nguồn nhân lực bao gồm:
+ Những người làm công việc nội trợ gia đình: Đây là nguồn nhân lực đáng kể và đại
bộ phận là phụ nữ. Khi điều kiện KT-XH và công việc gia đình thuận lợi thì họ sẵn sàng
tham gia vào lực lượng lao động của xã hội
+ Những người đã tốt nghiệp phổ thông và trường chuyên nghiệp được coi là nguồn
nhân lực quan trọng và có chất lượng. Đây là nguồn nhân lực ở độ tuổi thanh niên, có sức
khỏe, có trình độ, nhanh nhạy, dễ tiếp thu cái mới
+ Nguồn nhân lực đã đến tuổi lao động, chưa học hết THPT, không tiếp tục học nữa
muốn tìm việc làm
+ Nguồn nhân lực ở độ tuổi lao động đã tốt nghiệp ở các trường chuyên nghiệp (Trung
cấp, cao đẳng, đại học) thuộc các chuyên môn khác nhau đang tìm việc làm
+ Những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự cũng thuộc nguồn nhân lực dự trữ, có
khả nang tham gia vào hoạt động kinh tế
+ Những người trong độ tuổi lao động đang bị thất nghiệp muốn tìm việc làm, cũng là
nguồn nhân lực dự trữ, sẵn sàng tham gia vào hoạt động kinh tế
1.2. Chương trình 135 và các giai đoạn hình thành
1.2.1. Chương trình 135
Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và
miền núi (hay đọc là: "chương trình một-ba-năm"), là một trong các chương trình xóa đói
giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998. Chương trình được
biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương trình 135 do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Sinh viên thực hiện: Y Thoa
7
Khoá luận tốt nghiệp
Việt Nam phê duyệt thực hiện chương trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg.
Theo kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn
1 từ năm 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên, đến
năm 2006, Nhà nước Việt Nam quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm, và gọi
giai đoạn 1997-2006 là giai đoạn I. Tiếp theo là giai đoạn II (2006-2010).
1.2.2 Các giai đoạn hình thành chương trình 135
1.2.2.1 Giai đoạn I (1997-2006)
Điều hành Chương trình 135 là Ban chỉ đạo chương trình phát triển kinh tế xã hội các
xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Người đứng đầu ban này là một phó
thủ tướng chính phủ; phó ban là Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; và các thành viên là một số
thứ trưởng các bộ ngành và các đại diện đoàn thể xã hội.
- Mục tiêu cụ thể của Chương trình 135 là:
* Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số;
* Phát triển cơ sở hạ tầng;
* Phát triển các dịch vụ công cộng địa phương thiết yếu như điện, trường học, trạm y tế,
nước sạch
* Nâng cao đời sống văn hóa. Có nhiều biện pháp thực hiện chương trình này, bao gồm
đầu tư ồ ạt của nhà nước, các dự án nhà nước và nhân dân cùng làm (nhà nước và nhân dân
cùng chịu kinh phí, cùng thi công), miễn giảm thuế, cung cấp miễn phí sách giáo khoa, một
số báo chí, v.v...
1.2.2.2 Giai đoạn II (2006-2010)
Chính phủ Việt Nam đã xác định có 1.946 xã và 3.149 thôn, buôn, làng, bản, xóm ấp
đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II thuộc 45 tỉnh, thành được đưa vào phạm vi của
Chương trình 135.
Mục tiêu tổng quát
Tạo chuyển biến nhanh về sản xuất thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng sản xuất gắn với thị trường.Cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
Sinh viên thực hiện: Y Thoa
8
Khoá luận tốt nghiệp
người dân. Giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong nước. Đến
năm 2010: Trên địa bàn không có hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30%.
Nội dung chính chương trình
Nhà nghèo trước khi chưa có chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản suất của đồng bào các dân tộc đào tạo cán bộ khuyến
nông thôn bản. Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, xây dựng các mô hình sản xuất có
hiệu quả, phát triển công nghiệp chế biến bảo quản. Phát triển sản xuất: Kinh tế rừng, cây
trồng có năng suất cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị. Phát triển cơ sở hạ tầng thiết
yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Làm đường dân sinh từ thôn, bản đến trung tâm
xã phù hợp với khả năng nguồn vốn, công khai định mức hỗ trợ nhà nước. Xây dựng kiên
cố hóa công trình thủy lợi: Đập, kênh, mương cấp 1 - 2, trạm bơm, phục vụ tưới tiêu sản
xuất nông nghiệp và kết hợp cấp nước sinh hoạt. Làm hệ thống điện hạ thế đến thôn, bản;
nơi ở chưa có điện lưới làm các dạng năng lượng khác nếu điều kiện cho phép. Xây dựng
các công trình cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng. Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn,
bản (tùy theo phong tục tập quán) ở nơi cấp thiết…
1.2.3 Vai trò phát triển nguồn nhân lực trong tiến trình CNH, HĐH hiện nay.
CNXH có được sử dụng thành công hay không, thì phải tùy thuộc vào việc đã phát huy
tốt nguồn lực hay chưa? Khi bước vào xây dựng CNXH Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định: “Muốn xây dựng CNXH trước hết cần có con người”. [17]
- Thứ nhất: Vai trò nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế
Trong bất cứ một xã hội nào, người lao động cũng là yếu tố quan trọng nhất trong lực
lượng sản xuất. Ngày nay, khi KH-KT phát triển hàm lượng chất xám trong giá trị hàng hóa
ngày càng cao thì vai trò của nguồn lao động trí tuệ lại càng quan trọng trong lực lượng. Lê
nin chỉ rõ: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại là người lao động” [17]. Trong quá
trình xây dựng CNXH, người lao động đã trở thành những người làm chủ đất nước, làm
chủ cả quá trình tổ chức quản lý sản xuất, xây dựng kế hoạch và phân phối sản phẩm.
Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển bình vững
- Thứ hai: Vai trò nguồn nhân lực trong lĩnh vực chính trị
Sinh viên thực hiện: Y Thoa
9
Khoá luận tốt nghiệp
Xét nguồn nhân lực trên lĩnh vực chính trị khi mọi người có năng lực, thấy được trách
nhiệm của mình trong việc lựa chọn người có đạo đức, có tài vào cơ quan nhà nước sẽ góp
phần xây dựng nhà nước vững mạnh. Nói về vai trò của quần chúng tham gia vào công việc
nhà nước, Hồ Chí Minh đã viết: “ Khi người dân biết hưởng quyền dân chủ của mình dám
nói, dám làm thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ”
[17]. Có thể khẳng định nguồn lực con người là yếu tố quan trong trong việc xây dựng nhà
nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân, trong quá trình đấu tranh bảo
vệ những thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ XHCN, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu
phá hoại của kẻ thù.
- Thứ ba: Vai trò nguồn nhân lực trong lĩnh vực xã hội
Con người không chỉ là chủ thể của hoạch động sản xuất vật chất mà còn là chủ thể của
quá trình sản xuất tinh thần trong xã hội. Nguồn lực con người xét về mỗi cá nhân còn là
yếu tố cấu thành con người có thể khai thác. Sự phối hợp giữa các thành viên trong cộng
đồng cũng tạo ra sức mạnh to lớn trong việc phát huy nguồn lực con người để nhận thức,
cải tạo tự nhiên, xã hội. Những hiệu quả của việc phát huy đó lại tùy thuộc vào chế độ xã
hội, cách thức tổ chức xã hội.
- Thứ tư: Vai trò của nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa
Dưới chế độ CNXH nhân dân lao động được làm chủ trong đời sống văn hóa xã hội.
Góp phần xây dựng nên những công trình văn hóa, những sáng tạo ra nghệ thuật to lớn.Con
người có văn hóa là những con người có nghĩa vụ bảo tồn những di sản văn hóa tinh thần
của đất nước và của nhân loại
Con người có tri thức khoa học, có năng lực nghiên cứu tạo ra những khả năng cho họ
có những đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp phát triển khoa học của đất nước
Nguồn lực con người không biết khai thác, phát huy thì thật là lãng phí. Trong khi đó
nước ta đang là nước nghèo, kinh tế kém phát triển, thì việc phát huy nguồn lực con người
để xây dựng đất nước thì càng trở nên quan trọng.
1.3 Vai trò phát triển nguồn nhân lực trong các xã thuộc chương trình 135
Sinh viên thực hiện: Y Thoa
10
Khoá luận tốt nghiệp
Nói đến nguồn nhân lực là nói đến chủ thể tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã
hội. Tuy nhiên, đó không phải là chủ thể biệt lập, riêng lẽ mà là những chủ thể đuợc tổ
chức về lực luợng, thống nhất về tư tưởng và hành động. Nói một cách cụ thể hơn, nguồn
nhân lực với tư cách là động lực của sự phát triển chính là tổng hợp của những chủ thể với
những phẩm chất nhất định tham gia vào quá trình chung của xã hội. Cần hiểu rằng “tổng
hợp những chủ thể” này không phải là tập hợp số lượng người, mà nó là tổng hợp sức
mạnh của chỉnh thể của những ngươi hành động. Sức mạnh này bắt nguồn trước hết từ
những phẩm chất bên trong của mỗi chủ thể và nó đuợc nhân lên gấp bội trong hoạt động
thực tiễn. Vậy, đối với các xã thuộc chương trình 135 thì vai trò nguồn nhân lực có chất
luợng còn có ý nghĩa gấp bội, nó thúc đẩy cho quá trình vận động phát triển.
Các xã 135 còn nhiều khó khăn về điều kiện KT-XH cũng như về mặt nhân tố con
người, trên địa bàn các xã 135 sinh sống chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống vật
chất của người dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí của người dân thấp, chính vì đời
sống kinh tế của các hộ dân còn thấp mà trong thời gian qua có nhiều ngườii dân trên các
địa bàn này đã nghe lời xúi dục của kẻ thù đi vựơt biên sang bên nước bạn Campuchia nó
gây mất ổn định về an ninh của đất nước. Do đó, vấn đề phát triển nguồn nhân lực tại các
xã này đóng góp vai trò quan trọng trong việc xây dựng đời sống kinh tế xã hội cũng như
nâng cao được dân trí của người dân trên địa bàn và giữ vững anh ninh quốc phòng trong
địa bàn của các xã.
Phát triển nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề sẽ khuyến khích người dân hăng hái sản
xuất kinh tế, tạo đồng lực phát triển kinh tế gia đình của người dân tại địa phương đi lên,
phát triển nguồn nhân lực tại địa phương này chính là cầu nối để truyền đạt những chủ
trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước với người dân và ngược
lại. Qua đó giảm khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị góp phần vào phát
triển kinh tế xã hội của đất nước.
Hiện nay, trên địa bàn các xã 135 nói riêng và toàn huyện Đăk Mil nói chung dân số
ngày một tăng lên trong khi đó đất đai chật hẹp và còn chịu nhiều ảnh hưởng từ khí hậu
thời tiết nó làm trì trệ về phát triển kinh tế xã hội, đời sống của người dân bấp bênh, do đó
Sinh viên thực hiện: Y Thoa
11
Khoá luận tốt nghiệp
phát triển nguồn nhân lực là điều rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng được
trong thời đại hội nhập của thế giới hiện nay, đồng thời chính phát triển nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực tại các xã này sẽ tạo điều kiện cho cuộc sống của người dân nơi đây
tiếp thu được trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, đưa đuợc máy móc công nghệ vào
các vùng sâu, vùng sa giảm bớt gánh nặng lao động chân tay cho ngưòi dân nơi đây.
Tóm lại, vai trò phát triển nguồn nhân lực tại các xã 135 nó không chỉ mang ý nghĩa cho
người dân tại địa bàn sinh sống mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển của đất nước,
giảm bớt được gánh nặng cho đất nước.
1.4 Các chỉ số đánh giá phát triển nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu
chủ yếu sau:
1.4.1 Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực.
Sức khoẻ theo định nghĩa chung nhất chính là trạng thái thoải mái về vật chất, tinh thần,
là tổng hoà nhiều yếu tố tạo nên giữa bên trong và bên ngoài, giữa thể chất và tinh thần.
Chúng ta có thể đánh giá tình trạng sức khoẻ qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Tuổi thọ bình quân.
- Chỉ tiêu phân loại sức khoẻ.
- Chỉ tiêu dân số trong độ tuổi lao động không có khả năng lao động và suy giảm sức
khoẻ.
- Một số chỉ tiêu cơ bản về y tế, bệnh tật: tỉ suất chết, tỉ suất dân số trong độ tuổi bị mắc
HIV/AIDS…
1.4.2. Chỉ tiêu trình độ văn hoá của nguồn nhân lực.
Đây là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân
lực, và có tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Những chỉ tiêu đó là:
- Tỉ lệ người lớn biết chữ.
- Tỉ lệ đi học chung.
- Tỉ lệ đi học ở các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Sinh viên thực hiện: Y Thoa
12
Khoá luận tốt nghiệp
1.4.3 Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn kĩ thuật của nguồn nhân lực.
Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn nào đó( nó
biểu hiện trình độ đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học), có khả
năng chỉ đạo quản lý một công việc chuyên môn nhất định. Do đó, trình độ chuyên môn
của nguồn nhân lực được đo bằng:
- Tỉ lệ cán bộ tổ chức.
- Tỉ lệ cán bộ cao đẳng, đại học
- Tỉ lệ cán bộ trên đại học.
1.4.4 Chỉ số phát triển con nguời HDI
HDI là thước đo tổng hợp về sự phát triển con người trên ba phương diện sức khoẻ, tri
thức và thu nhập. Ba chỉ tiêu thành phần phản ánh các khía cạnh sau:
- Một cuộc sống dài lâu và khoẻ mạnh, được đo bằng tuổi thọ trung bình.
- Kiến thức được đo bằng tỉ lệ nguời lớn biết chữ ( với quyền số 2/3) và tỉ lệ nhập học
các cấp giáo dục tiểu học,trung học và đại học (với quyền số 1/3)
- Mức sống đo bằng GDP thực tế đầu người (tính theo sức mua tương đương PPP USD
Mỹ)
Chỉ số HDI không chỉ đánh giá sự phát triển con người về mặt kinh tế mà còn nhấn
mạnh đến chất lượng cuộc sống và sự công bằng xã hội.
1.4.5 Một số chỉ tiêu khác.
Bên cạnh những chỉ tiêu có thể lượng hoá được như trên, người ta còn xem xét đến các
chỉ tiêu định tính thể hiện năng lực phẩm chất của người lao động.
1.5 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia trên thế giới
1.5.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới.
So với các nước tiến hành CNH sớm như Liên xô, Tây Âu, Nhật Bản và các quốc gia
Đông Á không có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển, diện tích nhỏ hẹp, đất chật
người đông, thị trường nội địa bó hẹp…Vì không có lợi thế về điều kiện tự nhiên các quốc
gia, các vùng lãnh thổ này đều sớm nhận ra rằng tài nguyên chính của họ là nguồn nhân
lực. Chính vì thế, không có con đường nào khác là phải đầu tư vào nhân tố con người, khai
Sinh viên thực hiện: Y Thoa
13
Khoá luận tốt nghiệp
thác tiềm năng nguồn nhân lực để bù đắp lại sự cạn kiệt nguồn tài nguyên . Vì vậy, ngay từ
đầu yếu tố con người đã đặt ra vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển. Đây là là mục
tiêu lâu dài xuyên suốt trong quá trình CNH, HĐH ở các quốc gia nói chung và Việt Nam
nói riêng.
Kinh nghiệm
- Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản là một nước có diện tích nhỏ hẹp, đất chật, người đông, tài nguyên thiên nhiên
thì nghèo nàn, lại là nước bại trận sau chiến tranh thế giới thứ hai, thiếu vốn, tụt hậu so với
các nước phương Tây. Nhật Bản tiến hành CNH hóa muộn hơn so với các nước như Liên
Xô và Tây Âu nhưng họ tìm ra cách duy nhất để phát triển đất nước đó là đầu tư cho giáo
dục, đầu tư cho con người. Vì vậy, ngay từ bước đầu tiên trong chính sách này, Nhật Bản
đã lấy con người làm vị trí trung tâm, cũng là mục tiêu, chiến lược xuyên suốt trong quá
trình CNH của đất nước.
Ngày nay, chính sách này của Nhật Bản đã được nhiều quốc gia áp dụng. Tuy nhiên,
mỗi nước có những đặc trưng, nét nổi bật riêng. Đối với Nhật Bản, nét nổi bật là họ đã
đánh giá đúng các nguồn lực và vai trò các yếu tố để từ đó họ chọn mô hình phát triển phù
hợp với nguồn lực hiện có. Điều đó khẳng định sự khác hẳn giữa Nhật Bản và các nước
phương Tây và Liên Xô là: Nhật Bản đã lực chọn mô hình phát triển kinh tế bền vững dựa
vào phát huy nhân tố con người và đã biến nguồn nhân lực thành lợi thế của quốc gia.
Đặc điểm nổi bật trong chính sách phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản chính là hệ
thống kích thích cho giáo dục rất hiệu quả, chính nó đã kích thích, đã động viên mỗi người
cũng như tập thể cống hiến hết trí thức, kinh nghiệm và năng lực cho công việc của mình.
Những kích thích, động viên về kinh tế ở các xí nghiệp ở các công ty, xí nghiệp Nhật Bản
bao gồm nhiều hình thức khác nhau từ việc tăng lương hàng năm, tiền thưởng định kỳ các
khoản trợ cấp nhằm duy trì phúc lợi cho người lao động Nhật Bản luôn tin tưởng rằng: Họ
có thể nâng cao thu nhập, có thể nâng cao cuộc sống của mình từ công việc mình đang làm.
Như vậy, Nhật Bản đã thực hiện CNH, HĐH vì có một sự lựa chọn khôn ngoan, đúng
đắn đó là muốn phát triển kinh tế trước hết phải phát triển nguồn nhân lực con người, phát
Sinh viên thực hiện: Y Thoa
14
Khoá luận tốt nghiệp
triển kinh tế phải vì con người, phải dựa vào nguồn lực con người chứ không phải dựa vào
kỷ thuật thuần túy hay dựa vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên...Mặt khác sự thành
công của Nhật Bản còn xuất phát từ sự đầu tư hợp lý vào nguồn nhân lực có chất lượng
- Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Khi tiến hành CNH, Hàn Quốc có điểm xuất phát giống Việt Nam. Hiện nay thu nhập
bình quân đầu người của Hàn Quốc là 10.000USD/năm, xếp tốp 11 nước công nghiệp đứng
đầu thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9 – 10%/năm
Hàn Quốc vào đầu thập kỷ 1950, trình độ phát triển ngang bằng với Cameroon của châu
phi. Tuy nhiên, từ 1990 khi là thành viên của tổ chức OECD thì đã phát triển vượt bậc. Tìm
hiểu kinh nghiệm của Hàn Quốc trong quá trình phát triển một trong hai hướng phát triển
đó chính là nguồn nhân lực
Hàn Quốc đặc biệt coi trọng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, coi trọng nhân tài
cùng với tăng cường năng lực KH-CN để phát triển sản xuất. Để thực hiện được mục tiêu
chiến lược đã đề ra Hàn Quốc chú trọng tuyên truyền rộng rãi ý nghĩa và tầm quan trọng
của chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nhân tài đối với sự phát triển đất nước trong tương lai.
Nền giáo dục, đào tạo của Hàn Quốc có thẻ so sánh với các nước tiên tiến trên thế giới.
Năm 1985 tỷ lệ đến trường theo độ tuổi cấp trung học đạt 94%, cao đẳng, đại học đạt 32%.
Hàn Quốc đứng đầu về tỷ lệ dân số đi học các môn khoa học tự nhiên và kỷ thuật ở bậc đại
học [16, 193]
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ĐĂK MIL
2.1. Khái quát về tỉnh Đăk Nông
Đắk Nông là tỉnh mới được thành lập từ 01/01/2004 trên cơ sở tách từ 6 huyện phía
Nam của tỉnh Đắk Lắk, có diện tích tự nhiên 651.000ha, dân số khoảng 400.000 người với
31 dân tộc anh em sinh sống; phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng,
phía Tây giáp tỉnh Munđunkiri của nước bạn Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước.
Là tỉnh miền núi có độ cao khoảng 600 - 700m, có nơi lên đến 1.970m so với mực nước
biển.
Sinh viên thực hiện: Y Thoa
15
Khoá luận tốt nghiệp
Địa hình tương đối bằng, có bình nguyên rộng lớn với nhiều đồng cỏ trải dài về phía
Đông. Phía Tây địa hình thấp dần, nghiêng về phía Campuchia, phía Nam là miền đồng
trũng có nhiều đầm hồ. Có 3 hệ thống sông chính: Sông Ba, sông Serepôk (các nhánh
Krông Bông, Krông Pắk, Krông Ana, Krông Nô...) và một số sông nhỏ khác, nhiều thác
nước cao, thuỷ năng lớn.
Khí hậu vùng này tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm 24 °C, tháng nóng nhất và
lạnh nhất chỉ chênh lệch trung bình 5 °C. Thời tiết và lượng mưa phụ thuộc theo mùa. Mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiều gió và hơi lạnh, thời tiết khô hạn, nhiều khe
suối khô cạn. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, lượng nước rất lớn, nhiều năm
bị ngập lụt ảnh hưởng đến giao thông.
2.2 Khái quát về huyện Đăk Mil
Đăk Mil là huyện nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Đăk Nông với diện tích tự nhiên
682,99km
2
, cách Thị xã Gia Nghĩa 60km theo đường quốc lộ 14. Phía Bắc giáp huyện Cư
Jut; Đông giáp huyện Krông Nô; phía Nam giáp huyện Đăk Song; phía Tây giáp tỉnh
Moldulkiri của Vương quốc Campuchia.
Đăk Mil là huyện biên giới có cửa khẩu Đăk Per thông với nước bạn Campuchia, nằm
trên Quốc lộ 14 chạy dọc các tỉnh vùng Tây Nguyên, cách thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh
Đăk Lăk) 57 km về phía Tây Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 296km.
Như vậy, Đăk Mil là huyện không những là cầu nối giữa các huyện trong tỉnh Đăk
Nông mà còn là điểm giao lưu các tỉnh vùng Tây Nguyên và với nước bạn láng giềng
Campuchia
2.2.1 Địa hình
Địa hình Đăk Mil có độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển, vùng phía bắc
huyện từ 400-600 m và phia nam huyện từ 700-900 m, phần lớn địa hình có dạng đồi lượn
sóng nối liền nhau bị chia cắt bởi nhiều sông suối nhỏ và các hợp thuỷ, xen kẻ là các thung
lũng nhỏ, bằng, thấp. Có hai dạng chính sau:
- Dạng hình dốc lượn sóng nhẹ: Có độ dốc từ 0-150, phân bố chủ yếu ở phía Đông và
khu vực trung tâm của huyện, chiếm khoảng 74,6% diện tích tự nhiên.
Sinh viên thực hiện: Y Thoa
16
Khoá luận tốt nghiệp
- Dạng địa hình dốc chia cắt mạnh: Có độ dố > 150, phân bố ở phía Tây Bắc và phía
Tây Nam của huyện chiếm khoàng 25,4% diện tích tự nhiên.
2.2.2 Khí hậu thời tiết
Đăk Mil là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Đăk Lăk và Đăk Nông, chế
độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng có sự
nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, mỗi năm có 2
mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lượng mưa cả năm;
mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Nhiệt độ bình
quân 22,30
0
c, độ ẩm không khí bình quân năm là 85%, tổng tích ôn 7.200
0
C, lượng mưa
bình quân 2.513mm. Điều kiện khí hậu nói trên thích hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi
vùng nhiệt đới có giá trị cao.
Tuy nhiên, cũng như các vùng khác của Tây Nguyên, điều bất lợi cơ bản về khí hậu là
sự mất cân đối về lượng mưa trong năm và sự biến động lớn về biên độ nhiệt ngày đêm và
theo mùa, nên yếu tố quyết định đến sản xuất và sinh hoạt là việc cấp nước, giữ nước và
việc bố trí mùa vụ cây trồng.
2.2.3 Thuỷ Văn
- Nguồn nước mặt: Huyện Đăk Mil có hệ thống nước mặt khá phong phú, mật độ sông
suối bình quân 0,35-0,40mml/km2 và là nơi bắt nguồn của hai hệ thống sông suối chính là
hệ thống dầu nguồn sông Sêrêpôk và hệ thống đầu nguồn sông Đồng Nai, tuy nhiên nguồn
nước mặt phân bổ không đều
- Nguồn nước ngầm: Nước ngầm trên địa bàn huyện Đăk Mil tương đối phong phú,
nhưng chủ yếu vận động tàng trữ trong tạo thành phun trào basalt, được coi là đơn vị chứa
nước có triển vọng hơn cả. Tuy nhiên do mức độ đất đồng nhất theo diện tích và chiều sâu
khá lớn nên cần lưu ý khi giải quyết những vấn đề cụ thể. đặc biệt ở khu vực này có hiện
tượng mất nước (nước tầng trên chảy xuống tầng dưới) nên khi khai thác cần phải nghiên
cứu cụ thể để đề xuất các chỉ tiêu hợp lý nhằm khống chế đến mức thấp nhất việc làm ô
nhiễm môi trường nước ngầm.
2.2.4 Diện tích
Sinh viên thực hiện: Y Thoa
17
Khoá luận tốt nghiệp
Diện tích tự nhiên là: 682,99 km
2
, chủ yếu là đất đỏ badan, thích hợp với cây cà phê, hồ
tiêu và nhiều loại cây nông, công nghiệp khác; trong đó đất lâm nghiệp 25.174 ha, đất nông
nghiệp 36.872 ha, đất chưa sử dụng 2.472 ha.
2.2.5 Dân tộc
Thành phần dân tộc của huyện Đăk Mil khá đa dạng: có tới 19 dân tộc anh em, người
kinh có 14.314 hộ/64.474 nhân khẩu chiếm 80,08% dân số toàn huyện, dân tộc thiểu số có
1.346 hộ/7.135 nhân khẩu chiếm 8,6% chủ yếu là dân tộc M’Nông, còn lại là dân tộc Ê đê
(4 hộ/31 khẩu) và Mạ (1hộ/khẩu) dân tộc thiểu số khác 2.037 hộ/9.400 khẩu là đồng bào
dân tộc thiểu số có nguồn gốc từ các tỉnh miền núi phía bắc như: Tày, Nùng, Dao,
H’Mông…
2.2.6 Tôn giáo
Tính đến cuối năm 2008, trên địa bàn huyện hiện nay có 3 tôn giáo chính: Công giáo,
Phật giáo và Tin lành. Tổng số tín đồ: 48.297 khẩu, chiếm 57% dân số toàn huyện. Trong
đó: Công giáo: 38.045 khẩu, Phật giáo: 3.111 khẩu, Tin lành: 7.141 khẩu
2.3 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của huyện Đăk Mil
Về phát triển kinh tế xã hội của toàn huyện trong những năm qua đã phát triển đáng kể
về mọi mặt của đời sống xã hội, từ các ngành nghề dịch vụ cũng đã tăng lên rõ rệt trong đó
được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
2.3.1 Lĩnh vực kinh tế
2.3.1.1 Về nông nghiệp
- Trồng trọt:
Tổng diện tích gieo trồng 47.144 ha, đạt 102,4% so với kế hoạch, tăng 3,4% so với năm
trước. Trong đó gồm một số cây trồng chủ yếu
+ Cây lương thực: 11.062 ha, đạt 110% kế hoạch, tăng 8% so với năm trước
+ Cây công nghiệp ngắn ngày: 5.444 ha
+ Cây lâu năm: 23.822 ha, tăng 0,6% so với năm trước, trong đó cà phê 18.986 ha, năng
suất trung bình 2,23 tấn/ha, tăng 01 tạ/ha so với năm trước, sản lượng ước đạt 43.500 tấn.
- Chăn nuôi:
Sinh viên thực hiện: Y Thoa
18
Khoá luận tốt nghiệp
+ Năm 2010 trên địa bàn xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc như: Lở mồm long móng ở
đàn bò, dịch tai xanh trên đàn lợn đã ảnh hưởng đến việc chăn nuôi trên địa bàn khó khăn.
+ Hiện nay toàn huyện có khoảng 1.137 con trâu, bò; 14.231 con heo và trên 85.765 gia
súc gia cầm.
2.3.1.2 Về lâm nghiệp
Nhìn chung công tác bảo vệ rừng đã được tăng cường, diện tích rừng đã bị thiệt hại
giảm. Tuy nhiên, tình trạng mua bán động vật và lâm sản trái phép vẫn còn diễn biến phức
tạp chưa được ngăn chặn kịp thời, số vụ vi phạm giảm không đáng kể
2.3.1.3 Về công nghiệp –xây dựng
- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản lượng CN, TTCN ước đạt 127.052
triệu đồng, tăng 30,31% so với cùng kỳ năm ngoái. Thúc đẩy phát triển các ngành nghề mũi
nhọn trên địa bàn huyện: Chế biến nông sản, chế biến đá xuất khẩu, cơ khí.
- Đầu tư và xây dựng: Tổng vốn đầu tư năm 2010 đạt trên 99,6 tỷ đồng, gồm vốn ngân
sách tỉnh và vốn ngân sách huyện hơn 42 tỷ đồng. Triển khai 94 giấy phép xây dựng trên
địa bàn thị trấn Đăk Mil với kinh phí 10.500.000 đồng, kết hợp giải phóng mặt bằng mở
rộng Quốc lộ 14.
2.3.1.4 Thương mại - dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 1.054.138 triệu đồng , đạt 108,9% so với kế hoạch.
Ngoài ra, về các vấn đề văn hóa xã hội của toàn huyện cũng được cải thiện đáng kể hơn so
với những năm trước, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư phát triển giáo dục của huyện đã tăng
lên đáng kể.
2.3.1.5 Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông
- Hệ thống giao thông đường huyện, đường nội thị, đường xã có tổng chiều dài là 336,7
km, tỷ lệ đường nhựa, đường cấp phối là 30,6%. Các phương tiện vận tải đáp ứng được nhu
cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân, ngày càng được nâng lên từ số lượng đến
chất lượng.
- Mạng lưới bưu chính viễn thông từng bước được chú trọng đầu tư, sóng phát thanh
truyền hình phát đến 100% địa bàn dân cư; thông tin liên lạc cơ bản đáp ứng được nhu cầu
Sinh viên thực hiện: Y Thoa
19
Khoá luận tốt nghiệp
của tầng lớp nhân dân. Hiện nay toàn huyện có trên 7.910 máy điện thoại cố định , đạt tỷ lệ
8,3 máy/100 người dân. Thuê bao di động trả sau 1.693 máy. Doanh thu bưư chính trong
năm 6.574 triệu đồng, tăng 80% so với năm 2009. Doanh thu viễn thông trong năm 25.018
triệu đồng, tăng 12% so với năm 2009.
2.3.2 Lĩnh vực văn hoá - xã hội của huyện Đăk Mil
2.3.2.1 Cơ cấu dân số, lao động
2.3.2.1.1 Dân số
Đăk Mil có diện tích trung bình khá lớn với 682,99km
2
, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa
rất thuận lợi phát triển nông nghiệp đặc biệt các loại cây công nghiệp dài ngày như; cầy cà
phê, cao su, điều…
Về mật độ dân số toàn huyện năm 2010 có 131,98người/km
2
, tuy nhiên mật độ dân số
tại các đơn vị hành chính trên toàn huyện có sự chên lệch khá lớn trong đó cơ cấu dân số
vào thành thị có sự chuyển dịch tăng lên theo sự phát triển của xã hội và thị trấn huyện với
2009,13người/km
2
, còn thấp nhất tại xã Đăk Lao của huyện với 27,03người/km
2
Dân số trung bình huyện Đăk Mil năm 2010 là: 90.140người, trong đó nữ 43.556 chiếm
48,32%.Toàn huyện có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống ; dân tộc Kinh chiếm đại đa số
với 79,46% trên tổng dân số toàn huyện ; dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 8,27%; dân tộc
thiểu số khác chiếm 12,27%.
Bảng 1. Đơn vị hành chính, diện tích, dân số trung bình và mật độ dân số toàn
huyện Đăk Mil
Đơn vị hành chính Diệ tích
(km
2
)
Dân số TB
(Người)
Mật độ dân số
(Người/km
2
)
A 1 2 3=2/1
Toàn huyện 682,99 90.140 131,98
1. Thành thị 5,04 10.126 2009,13
Thị trấn Đăk Mil 5,04 10.126 2009,13
2. Nông thôn 677,95 73.840 108,92
Xã Đăk Lao 253,76 6.860 27,03
Sinh viên thực hiện: Y Thoa
20
Khoá luận tốt nghiệp
Xã Đăk Rla 92,79 9.401 101,31
Xã Đăk Găn 76,56 6.922 90,41
Xã Đức Mạnh 49,40 12.865 260,43
Xã Đăk N’Drót 47,51 6.424 135,21
Xã Long Sơn 30,62 1.531 50,00
Xã Đăk Săk 31,73 12.819 404,00
Xã Thuận An 62,41 9.914 158,85
Xã Đức Minh 33,17 13.278 400,30
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Đăk Mil)
Do điều kiện thuận lợi nên có rất nhiều người dân di cư đến làm ăn sinh sống, điều này
làm ảnh hưởng đến tình hình biến động dân số ; hàng năm lực lượng lao động tăng mạnh ,
đặc biệt là lao động Nam, dẫn đến dân số người cũng như lực lượng lao động tăng cao.
Năm 2006 tỷ lệ nữ chiếm 50,41% đến năm 2010 lực lượng này giảm xuống còn 48,32% và
ngược lại.
Bảng 2. Dân số trung bình năm 2006 – 2010 phân theo giới tính
Đơn vị: Người
Năm Tổng số
Phân theo giới tính Cơ cấu
Nam Nữ Nam Nữ
A 1=2+3 2 3 4=2/1
(%)
5=3/2
(%)
2006 81.445 40.389 41.056 49,59 50,41
2007 83.009 41.428 41.581 49,91 50,09
2008 86.050 43.948 42.102 51,07 48,93
2009 88.284 45.632 42.652 51,69 48,31
2010 90.140 46.584 43.556 51,68 48,32
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Đăk Mil).
2.3.2.1.2 Lao động
Nhìn vào bảng lao động làm việc trong các khu vực kinh tế của huyện Đăk Mil từ năm
2006 – 2010 tăng lên đáng kể, đây là do tỷ lệ biến động dân số về cơ học hàng năm tăng rất
Sinh viên thực hiện: Y Thoa
21
Khoá luận tốt nghiệp
cao, đã bổ sung thêm một phần lượng lao động của các tỉnh thành khác về. Đến năm 2010
số lao động toàn huyện là 42.010 người, trong đó lao động trong khu vực I(khu vực nông
thôn) chiếm 80,07%
Lao động vào năm 2006 của huyện có 36.552 người, chiếm 44,88% dân số của toàn
huyện; năm 2010 có 42.010 người, chiếm 46,61% gấp gần 1,15 lần so với năm 2005. Lao
động trong nông nghiệp từ năm 2006 – 2010 có tăng, tuy nhiên xu giảm dần so với năm
trước, điều này do sự phát triển kinh tế - xã hội; giá cả về mặt hàng nông sản giảm, chi phí
cho nông nghiệp tăng cao nên một số lượng lao động đã chuyển sang ngành nghề khác, dẫn
đến tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm dân so với năm trước (năm 2006 là 86,38% đến năm
2010 giảm xuống còn 78,24%)
Bảng 3. Lao động làm việc trong các khu vực kinh tế năm 2006 – 2010
Đơn vị: Người
Khu vực Chia theo các năm
2006 2007 2008 2009 2010
Tổng số 36.552 38.273 40.014 41.081 42010
A 1 2 3 4 5
Khu vực I (nông thôn) 31.889 31.391 32.539 32.982 33.637
Trong đó: nông nghiệp 31.575 31.055 31.956 32.341 32.867
Khu vực II(các xã gần
thị trấn)
714 1.003 1.101 1.293 1.343
Khu vực III(thị trấn) 3.949 5.879 6.374 6.806 7.030
Cơ cấu lao động (%)
Tổng số 100 100 100 100 100
Khu vực I 87,24 82,02 81,32 80,29 80,07
Trongđó: nông nghiệp 86,38 81,14 79,86 78,72 78,24
Khu vực II 1,95 2,62 2,75 3,15 3,20
Khu vực III 10,80 15,36 15,93 16,57 16,73
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Đăk Mil)
2.3.2.2 Danh sách cán bộ công nhân viên chức của huyện Đăk Mil
Sinh viên thực hiện: Y Thoa
22
Khoá luận tốt nghiệp
Chất lượng lao động là nhân tố quan trọng, là nguồn lực chủ yếu cho sự phát triển kinh
tế-xã hội của đất nước. Một đất nước có lực lượng lao động dồi dào, có trình độ kỹ thuật,
có tay nghề, được đầu tư đúng mức, sử dụng hợp lý và có hiệu quả sẽ là động lực to lớn ch
sự phát triển kinh tế.
Đăk Mil là một huyện năng động của tỉnh Đak Nông có điều kiện kinh tế tương đối
phát triển trong năm qua cho nên về vấn đề trình độ, chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề
cần được quan tâm bên cạnh đó huyện có lực lượng lao động dồi dào, thông qua bảng 4 về
dánh sách cán bộ công nhân viên chức của huyện Đak Mil thống kê chất lượng nguồn nhân
lực như sau:
- Trình độ văn hóa: Không có cán bộ công chức nằm trong trình độ văn hóa cấp 1 (tiểu
học) tỷ lệ 0%, cán bộ nằm trong trình độ văn hóa cấp 2(THCS) có 2 người chiếm 2.13%,
còn lại đều có trình độ văn hóa cấp 3(THPT) gồm 92 người chiếm 97.87% trong tổng số
cán bộ quản lý của toàn huyện, đây thực sự là một điều đáng mừng cho huyện nhà. Tuy
nhiên trong tương lai, cán bộ quản lý cấp huyện cần phải có trình độ 100% có trình độ văn
hóa cấp 3(THPT) để phù hợp với tiến độ phát triển trong thời kỳ đổi mới của đất nước.
- Về trình độ chuyên môn: Cán bộ chưa qua đào tạo có 1 người chiếm 1.06%, cán bộ
đào tạo qua sơ cấp có 3 người chiếm 3.19%, cán bộ đào tạo trung cấp có 24 người chiếm
25.53%, cán bộ có trình độ cao đẳng có 4 chiếm 4.26%, cán bộ có trình độ đại học có 60
người chiếm 63.83%, cán bộ có trình độ trên đại học có 2 người chiếm 2.13%. Qua số liệu
trên cho thấy cán bộ có trình độ chưa qua đào tạo chỉ có 1 người chiếm tỷ lệ tấp nhất, cán
bộ có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất
Tuy nhiên, trong những năm tới cần tăng cường hơn nữa những cán bộ có trình độ đại
học, trên đại học, giảm bớt cán bộ có trình độ sơ cấp và trung cấp xuống để phục vụ cho
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà.
- Về trình độ chuyên môn: Cán bộ chưa qua đâò tạo có 1 người chiếm 1.06%, cán bộ
đào tạo qua sơ cấp có 3 người chiếm 3.19%, cán bộ đào tạo trung cấp có 24 người chiếm
25.53%, cán bộ có trình độ cao đẳng có 4 chiếm 4.26%, cán bộ có trình độ đại học có 60
người chiếm 63.83%, cán bộ có trình độ trên đại học có 2 người chiếm 2.13%. Qua số liệu
Sinh viên thực hiện: Y Thoa
23
Khoá luận tốt nghiệp
trên cho thấy cán bộ có trình độ chưa qua đào tạo chỉ có 1 người chiếm tỷ lệ tấp nhất, cán
bộ có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất. Tuy nhiên, trong những năm tới cần tăng cường
hơn nữa những cán bộ có trình độ đại học, trên đại học, giảm bớt cán bộ có trình độ sơ cấp
và trung cấp xuống để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà.
- Về lý luận chính trịnh: Đây là việc nhằm nâng cao trình độ quản lý cũng như nâng cao
khẳng năng làm việc của cán bộ, qua số liệu trên ta thấy cán bộ bộ chưa qua đào tào tạo bất
cứ cấp nào trong các cấp về lĩnh vực chính trị có đến 50 người chiếm 53.19%, cán bộ qua
sơ cấp có 3 người chiếm 3.19%, cán bộ qua trung cấp có 20 người chiếm 21.28%, cán bộ
có trình độ cao cấp 21 người chiếm 22.34%. Trong lĩnh vực này số cán bộ chưa qua đào tạo
chiếm số lượng rất lớn, đây là vấn đề cần được quan tâm trong những năm tới, huyện cần
phải có những chính sách nhằm hỗ trợ để cho số cán bộ này có thể nâng cao về trình độ về
lý luận chính trị của mình.
- Về dân tộc và Đảng viên : Trong tổng số 94 cán bộ công nhân viên chức của huyện chỉ có
4 người là dân tộc thiểu số chiếm 4.26% còn lại là dân tộc Kinh 90 người chiếm 95.74%
một con số cho thấy qua scheenh lệch về trình độ quản lý của dân tộc thiểu số và dân tộc
kinh, do đó cần phải có những chính sách hỗ trợ để cán bộ nguồn có thể tham gia vào lĩnh
vực quản lý của huyện. Số Đảng viên có 63 người chiếm 67.02% còn lại chưa vào Đảng,
công tác phát triển Đảng trong những năm tới cần đẩy mạnh hơn nữa để làm sao cho số
lượng cán bộ quản lý của huyện có thể được đứng trong hàng ngũ của Đảng nhằm tạo niềm
tin cho nhân dân và có trách nhiệm hơn trong công việc.
Sinh viên thực hiện: Y Thoa
24
Khoá luận tốt nghiệp
Bảng 4. Danh sách cán bộ, công chức thống kê theo chất lượng của cấp huyện
Đơn vị: Người
Chỉ
tiêu
Trình độ văn hóa Trình độ chuyên môn Lý luận chính trị Dân tộc Đảng viên
Tiểu
học
TH
CS
TH
PT
Chưa
đào
tạo
S/C T/C CĐ ĐH Trên
ĐH
Chưa
đào
tạo
S/C T/C C/C Kinh DT
TS
Đảng
viên
Chưa
vào
Đảng
Số
lượng
0 2 92 1 3 24 4 60 2 50 3 20 21 90 4 63 31
Tỷ lệ
%
0 2.13 97.87 1.06 3.19 25.5
3
4.26 63.83 2.13 53.19 3.19 21.2
8
22.3
4
95.74 4.26 67.02 32.98
(Nguồn:Phòng nội vụ huyện Đăk Mil)
Sinh viên thực hiện: Y Thoa
25