Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận PHONG CÁCH LÃNH đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.1 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
EM6030 Lãnh đạo và quản lý

Tên đề tài:
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VÀ VẬN DỤNG TRONG THỰC TIỄN
CỦA CƠ QUAN/ĐƠN VỊ
Học viên thực hiện

: Hoàng Lâm

MSHV

:

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Phạm Cảnh Huy

HÀ NỘI - 6/2021

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC......................................................................................................................... 1


Môn học: Lãnh đạo và Quản lý

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy



Trang.................................................................................................................................. 1
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO.....................................4
1 . Khái niệm về phong cách lãnh đạo......................................................................................................4
1.1. Khái niệm lãnh đạo.............................................................................................................................4

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÁN BỘ, QUẢN LÝ TẠI PHỊNG CƠ ĐIỆN-CƠNG
TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN HĨA CHẤT 21.........................................................10
1. Đặc điểm tình hình..............................................................................................................................10
- Cơ cấu tổ chức cán bộ, viên chức: gồm 20 đồng chí, trong đó có 01 đồng chí Trưởng phịng, 01
đồng chí Phó phịng. Các đồng chí cịn lại là kỹ thuật viên làm nhiệm vụ chuyên môn về các lĩnh vực quản
lý máy móc, thiết bị, hệ thống thơng tin, mạng lưới điện,............................................................................10
- Nhiệm vụ:..............................................................................................................................................10
+ Tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy
trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về mua sắm, bảo dưỡng thiết bị, máy móc trong tồn cơng
ty......................................................................................................................................................................10
+ Triển khai thực hiện các quy trình, kỹ thuật về lắp đặt, điều khiển máy và thiết bị..........................10
+ Phối hợp với các phịng chun mơn kiểm tra và tổ chức thực hiện tái cơ cấu phòng; Tổ chức thực
hiện kế hoạch và tổng kết, đánh giá kết quả sử dụng thiết bị, sử dụng điện năng......................................10
+ Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cải tiến, nâng cấp, đầu tư, mua sắm thiết bị nhằm
nâng cao năng suất dây chuyền......................................................................................................................10
+ Tham gia đạo tạo nghề cho lao động tại Công ty. Tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn, kỹ thuật,
bồi dưỡng nghiệp vụ, cung cấp thông tin khoa học, kỹ thuật, thông tin về máy móc, thiết bị....................10
+ Thực hiện chế độ thơng tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về Lãnh đạo Công ty đúng quy định...........10

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CÁN BỘ, QUẢN LÝ.......................................................................................12
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................15
1. Kết luận................................................................................................................................................15

2. Kiến nghị..............................................................................................................................................15

2


Môn học: Lãnh đạo và Quản lý

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................16

LỜI MỞ ĐẦU
Một khái niệm hiện đại xuất hiện cùng sự thay đổi vận động của thời đại, vịng
xốy kinh tế - Quản trị.
Quản trị đã làm thay đổi cách thức hoạt động nhiều tổ chức; sự phát triển của công
nghệ thông tin đã làm thay đổi các khái niệm truyền thống về tổ chức và không gian làm
việc; sự gia tăng của các tổ chức dịch vụ đã làm thay đổi cấu trúc của nền kinh tế.
Những thay đổi đó khiến cho những điều mà chỉ thời gian ngắn trước đây vẫn
được coi là những nguyên lý hay khn mẫu cho thành cơng, thì nay đã khơng cịn thích
hợp với quản trị hiện đại. Để thành công, các nhà quản trị hôm nay và tương lai cần phải
có những năng lực quản trị cần thiết để thích ứng với u cầu của thời đại.
Trong đó, năng lực lãnh đạo là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến
sự thành công của nhà quản trị. Khả năng lãnh đạo hiệu quả là chìa khóa quan trọng để trở
thành một nhà quản trị giỏi. Điều đó nói lên vai trị quan trọng của lãnh đạo nhưng lãnh
đạo như thế nào để đạt được thành công là một câu hỏi lớn đối với các nhà quản trị. Vậy
nên tơi sẽ đi vào tìm hiểu đề bài “Phong cách lãnh đạo” để trả lời câu hỏi trên.

3



Môn học: Lãnh đạo và Quản lý

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
1. Khái niệm về phong cách lãnh đạo
1.1. Khái niệm lãnh đạo
Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của một cá nhân hoặc một
nhóm, nhằm đạt được mục đích trong những điều kiện cụ thể nhất định. Lãnh đạo là khả
năng lơi cuốn người khác đi theo mình, là biết tạo ra mối ràng buộc giữa người và công
việc bằng cách quan tâm cả hai.
Lãnh đạo là khả năng thuyết phục và gây ảnh hưởng trên người khác để hồn thành
những mục tiêu mong muốn. Nói cách khác, lãnh đạo thiên về khía cạnh nhân bản và nhắm
đến “người” để nối kết họ thành một đội ngũ và động viên họ tiến tới mục tiêu mong muốn.
Có hai loại lãnh đạo là lãnh đạo chính thức và lãnh đạo khơng chính thức. Lãnh đạo
chính thức là người lãnh đạo có thực quyền. Người lãnh đạo có thực quyền là người lãnh
đạo đồng thời đóng vai trị quản trị viên trong một tổ chức, được trao ban quyền hạn và
chức năng hành xử trên người khác để thi hành một cơng tác theo hoạch định. Người lãnh
đạo khơng chính thức hay còn gọi là lãnh đạo tự nhiên, là người lãnh đạo do thiên phú với
phong cách lôi cuốn người khác. Tuy họ khơng có quyền hạn chính thức để sai khiến,
nhưng lời nói của họ có giá trị, được người khác lắng nghe và thực hiện. Những người
lãnh đạo tự nhiên này thường được người khác ngưỡng mộ như một chứng nhân gương
mẫu về cách tổ chức và thực hiện đối với đời sống cá nhân cũng như xã hội.
1.2. Khái niệm phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là những phương pháp hoặc cách thức nhà lãnh đạo thường
dùng để gây ảnh huởng đến đối tượng bị lãnh đạo.
Xét trên phương diện cá nhân, phong cách lãnh đạo chính là cách thức làm việc của
nhà lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện
các nỗ lực ảnh huởng tới họat động của những người khác.
Xét trên phương diện tổng thể, phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng

của họat động và quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi đặc điểm nhân cách của họ.
4


Môn học: Lãnh đạo và Quản lý

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

2. Các mơ hình phong cách lãnh đạo
2.1. Phong cách lãnh đạo độc đoán
2.1.1. Khái niệm
Phong cách lãnh đạo độc đốn cịn được gọi là phong cách lãnh đạo chun quyền,
phong cách lãnh đạo theo hành chính xử phạt, phong cách lãnh đạo theo chỉ thị, phong
cách lãnh đạo cương quyết. Ở đây nhà lãnh đạo sẽ áp đặt nhân viên; các nhân viên nhận
lệnh và thi hành mệnh lệnh. Nhà lãnh đạo sẽ tập trung hết quyền lực vào tay của mình.
Lãnh đạo độc đốn là sự áp đặt cơng việc với sự kiểm sốt và giám thị chặt chẽ.
Quản trị viên độc đốn thường lấy mình làm thước đo giá trị. Họ không quan tâm đến ý
kiến của người khác dù là đồng đội hay nhân viên mà chỉ hoàn toàn dựa vào kiến thức và
kinh nghiệm của chính mình. Hình thức này thường phù hợp với lối quản trị cổ điển, hoặc
khi tổ chức đang trong tình trạng canh tân nội bộ để loại trừ những phần tử làm lũng đoạn
sinh hoạt chung, vv… Nhất là khi tinh thần kỷ luật và trật tự của tổ chức lỏng lẻo cần sửa đổi.
Phong cách này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với nhân viên chính xác những gì
họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ lời khuyên hay chỉ
dẫn nào.
2.1.2. Ưu điểm
Thứ nhất, được nhà lãnh đạo sử dụng thành công trong một tập thể mới thành lập,
chưa thiết lập được nguyên tắc hoạt động… hoặc trong các tập thể đang mất phương
hướng hoạt động, khơng khí trong tổ chức là gây hấn…
Thứ hai, sự thành công của tổ chức phụ thuộc vào vai trò cá nhân của nhà quản trị.
Nếu nhà quản trị giỏi sẽ mang lại nhiều thành công cho tổ chức.

Thứ ba, trong các trường hợp khẩn cấp thì sự độc đốn chun quyền của lãnh đạo
đôi khi mang lại những hiệu quả bất ngờ.
2.1.3. Nhược điểm
Thứ nhất, người lãnh đạo không quan tâm đến suy nghĩ cũng như ý kiến của nhân
viên nên không tận dụng được sự sáng tạo của nhân viên dưới quyền.

5


Môn học: Lãnh đạo và Quản lý

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

Thứ hai, quyết định của người lãnh đạo chuyên quyền thường ít được cấp dưới chấp
nhận, đồng tình và làm theo, thậm chí cịn dẫn đến sự chống đối của cấp dưới.
Thứ ba, với phong cách này, nhân viên ít thích lãnh đạo, hiệu quả làm việc cao hơn
khi có mặt lãnh đạo, thấp khi khơng có mặt lãnh đạo.
Thứ tư, khơng khí trong tổ chức phụ thuộc vào định hướng cá nhân.
2.1.4. Áp dụng
Phong cách lãnh đạo độc đoán rất thích hợp khi có một mệnh lệnh từ cấp trên mơ tả
những gì cần phải làm và phải làm như thế nào. Phong cách quản lí này cũng thích hợp
trong trường hợp các nhân viên còn hạn chế về kinh nghiệm hoặc thiếu những kĩ năng cần
thiết để hoàn thành cơng việc. Cần độc đốn với những người ưa chống đối, những người
khơng có tính tự chủ, thiếu nghị lực và kém tính sáng tạo.
2.2. Phong cách lãnh đạo dân chủ
2.2.1. Khái niệm
Là kiểu phong cách được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân chia quyền
lực của mình, tham khảo ý kiến cấp dưới, bàn bạc, lắng nghe ý kiến cấp dưới trước khi ra
các quyết định.
Quản trị viên theo đường lối lãnh đạo dân chủ là người biết tạo ra những cuộc thảo

luận giữa đội ngũ để tìm một quyết định chung. Một khi đã quyết định dù là ý kiến của
bất cứ thành viên nào trong đội ngũ, công tác sẽ được thực hiện theo quyết định đó. Lối
lãnh đạo này đem lại sự nhất trí trong tổ chức và giúp cộng tác viên hay nhân viên nắm
quyền chủ động trong việc thi hành công tác. Nhân viên trong các tổ chức với lối lãnh đạo
này thường có cơ hội phát huy sáng kiến cao. Do đó, tinh thần làm việc cũng cao và đạt
hiệu năng.
2.2.2. Ưu điểm
Thứ nhất, nhà lãnh đạo tạo điều kiện cho nhân viên của mình được phát huy sáng
kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, tạo cho cấp dưới sự chủ động
cần thiết.

6


Môn học: Lãnh đạo và Quản lý

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

Thứ hai, với phong cách này, nhà lãnh đạo tạo ra bầu khơng khí tâm lý tích cực
trong q trình quản lí, nhân viên thích lãnh đạo hơn, năng suất làm việc cao kể cả khi
khơng có mặt lãnh đạo, khơng khí làm việc trong nhóm cởi mở hơn.
Thứ ba, hơn nữa, các quyết định của nhà lãnh đạo được cấp dưới ủng hộ và làm theo.
2.2.3. Nhược điểm
Thứ nhất, nếu thiếu tính sắc sảo và kỹ năng phân tích, nhà lãnh đạo sẽ không thể ra
được quyết định đúng đắn.
Thứ hai, hơn nữa, nếu thiếu tính quyết đốn, nhà lãnh đạo có thể trở thành người
theo đi cấp dưới.
Thứ ba, quyết định chậm sẽ bỏ lỡ mất cơ hội.
2.2.4. Áp dụng
Thứ nhất, trong một tập thể có bầu khơng khí tốt đẹp, có tinh thần đồn kết, có khả

năng tự quản, tự giác cao.
Thứ hai, đối với những người có tinh thần tập thể, lối sống tập thể, có tinh thần hợp tác.
2.3. Phong cách lãnh đạo tự do
2.3.1. Khái niệm
Phong cách lãnh đạo tự do là kiểu phong cách mà nhà lãnh đạo rất ít khi sử dụng
quyền lực, cho cấp dưới được tự do. Nhà lãnh đạo tạo điều kiện và giúp đỡ nhân viên
bằng cách cung cấp thông tin cho họ. Ở phong cách này, nhà lãnh đạo cho phép các nhân
viên ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định
được đưa ra.
2.3.2. Ưu điểm
Thứ hai, mỗi thành viên trong nhóm đều có thể trở thành chủ thể cung cấp những ý
tuởng, ý kiến giải quyết, những vấn đề cốt lõi do thực tiễn đặt ra.
Thứ ba, các nhân viên có thể tham gia vào các dự án của tổ chức nên tính sáng tạo
được phát huy tối đa.
Thứ tư, phong cách này tạo cho nhân viên sự thỏai mái, tự do, khơng bị gị bó nên
hiệu quả làm việc cao hơn.
7


Môn học: Lãnh đạo và Quản lý

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

2.3.3. Nhược điểm
Đôi khi tự do quá mức, mỗi người một ý kiến, dẫn đến không thống nhất được ý
kiến chung, và có thể dẫn đến mục tiêu chung khơng được hồn thành. Người lãnh đạo có
thể lơ là trong công việc.
2.3.4. Áp dụng
Sử dụng phong cách lãnh đạo ủy thác được sử dụng khi các nhân viên có khả năng
phân tích tình huống, xác định những gì cần làm và làm như thế nào. Nên dùng kiểu lãnh

đạo tự do với những người hơn tuổi, những người khơng thích giao thiệp hay có đầu óc cá
nhân chủ nghĩa.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phong cách lãnh đạo
- Yếu tố lịch sử phát triển của tổ chức: Người ta thường nói tới tính truyền thống của
một quốc gia, một dân tộc gắn liền với quá trình hình thành và phát triển. Đối với doanh
nghiệp nào đó cũng vậy, để phát triển đến ngày hơm nay thì chứng tỏ sự lãnh đạo trước
đây có điểm tích cực, người lãnh đạo cần duy trì và noi theo. Tuy nhiên vẫn sẽ phải điều
chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh phát triển hiện tại.
- Yếu tố môi trường đào tạo: Mơi trường đào tạo có ảnh hưởng lớn đến phong cách
đào tạo của các nhà lãnh đạo, nếu được đào tạo trong mơi trường tốt và có kỷ luật cao,
nhưng thiên hướng của sự dân chủ, độc đoán hay tự do thì người lãnh đạo sẽ đi theo và
ảnh hưởng bởi mơi trường đó.
- Tâm lý của nhà lãnh đạo: Một nhà lãnh đạo mới đảm nhận chức vụ khó có thể phát
huy, thể hiện được hết phong cách lãnh đạo của mình do vẫn cịn sự kiêng nể, rụt rè. Điều
này, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thái độ cũng như chất lượng làm việc của nhân viên.
- Trình độ và năng lực của nhà lãnh đạo: Nếu nhà lãnh đạo có trình độ chun mơn
giỏi, hiểu biết nhiều thì thường cho rằng ý kiến của mình đúng và theo đuổi phong cách
độc đoán nhiều hơn, yêu cầu nhân viên làm theo ý kiến của mình. Cịn nếu nhà lãnh đạo
có trình độ chun mơn vừa phải thì sẽ cần tới nhiều sự góp ý từ phía nhân viên, huy
động nguồn lực và các ý kiến tốt. Dĩ nhiên, vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ, khi họ đã
có nhiều kinh nghiệm từng trải.
4. Một số nhà lãnh đạo tiêu biểu và phong cách lãnh đạo của họ
Chủ tịch Mao Trạch Đơng- Phong cách lãnh đạo độc đốn
8


Môn học: Lãnh đạo và Quản lý

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy


Mao Trạch Đơng đã lãnh đạo nước Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa cho đến năm
1976. Ông đã dẫn đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc giành chiến thắng trong cuộc nội
chiến . Mao Trạch Đông đã được ghi nhận như là người anh hùng của nhân dân Trung
Quốc cho tới tận ngày hôm nay. Chủ tịch Mao đã sử dụng một số phương pháp lãnh đạo
theo chủ nghĩa Mác và ý tưởng từ Đảng cộng sản Nga. Tuy nhiên, rất nhiều chính sách
của ơng đã gây ra cái chết của hàng triệu người Trung Quốc.
Adolf Hitler- Phong cách lãnh đạo độc đoán
Adolf Hitler là người gây ra cuộc tàn sát bi thảm nhất trong Thế chiến II. Nhân loại
sẽ không bao giờ quên cuộc thảm sát đẫm máu lấy đi hàng triệu mạng người Do Thái của
Hitler. Việc làm của ông cũng trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh bạo lực nhất trong lịch
sử thế giới.
Cựu Tổng thống Mỹ Herbert Hoover- Phong cách lãnh đạo tự do
Ông nổi tiếng về phong cách lãnh đạo tự do. Ông cho phép các cố vấn có kinh
nghiệm đảm nhận các nhiệm vụ mà ông thiếu kiến thức và chuyên môn.
Steve Jobs- Phong cách lãnh đạo tự do
Ơng được biết đến là người ln đưa ra định hướng cho cấp dưới nhưng sau đó lại
để họ tự mình thực hiện mà khơng can thiệp.
Henry Ford- Phong cách lãnh đạo dân chủ
Ông quan niệm rằng một công ty không phải chỉ là cỗ máy sản sinh ra tiền mà phải
mang lại một điều gì đó để làm cho cuộc sống con người trở nên tốt hơn, nếu làm được
điều này thì lợi nhuận tự nhiên sẽ đến.

9


Môn học: Lãnh đạo và Quản lý

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÁN BỘ, QUẢN LÝ TẠI PHÒNG CƠ ĐIỆN-CƠNG

TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN HĨA CHẤT 21
1. Đặc điểm tình hình
- Cơ cấu tổ chức cán bộ, viên chức: gồm 20 đồng chí, trong đó có 01 đồng chí
Trưởng phịng, 01 đồng chí Phó phịng. Các đồng chí cịn lại là kỹ thuật viên làm nhiệm
vụ chun mơn về các lĩnh vực quản lý máy móc, thiết bị, hệ thống thông tin, mạng lưới
điện,...
- Nhiệm vụ:
+ Tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về mua sắm, bảo dưỡng thiết
bị, máy móc trong tồn cơng ty.
+ Triển khai thực hiện các quy trình, kỹ thuật về lắp đặt, điều khiển máy và thiết bị.
+ Phối hợp với các phịng chun mơn kiểm tra và tổ chức thực hiện tái cơ cấu
phòng; Tổ chức thực hiện kế hoạch và tổng kết, đánh giá kết quả sử dụng thiết bị, sử dụng
điện năng.
+ Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cải tiến, nâng cấp, đầu tư, mua sắm
thiết bị nhằm nâng cao năng suất dây chuyền.
+ Tham gia đạo tạo nghề cho lao động tại Công ty. Tổ chức các lớp tập huấn chuyên
môn, kỹ thuật, bồi dưỡng nghiệp vụ, cung cấp thông tin khoa học, kỹ thuật, thơng tin về
máy móc, thiết bị.
+ Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về Lãnh đạo Công ty
đúng quy định.
2. Thực trạng vấn đề cán bộ, quản lý
2.1. Ưu điểm
- Đội ngũ lãnh đạo có trình độ chun mơn, nghiệp vụ, có sức khoẻ tốt, có lịng
nhiệt tình, ln trung thành với mục tiêu lý tưởng của Đảng, thực hiện tốt mọi chủ
trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Có tác phong làm việc dân chủ khi đưa ra quyết định về các vấn đề của của cơ quan.
10



Môn học: Lãnh đạo và Quản lý

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

- Dân chủ nhưng khoa học, nhanh gọn, dứt khoát là tác phong làm việc của lãnh đạo. Ưu
tiên đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý; lịch trình làm việc
được xây dựng trước, cụ thể, giao nhiệm vụ đúng người đúng việc. Hàng tháng, tất cả các cán
bộ lãnh đạo đều phải xây dựng chương trình cơng tác trọng tâm của mình trong tháng.
- Lãnh đạo phịng ln quan tâm đến đời sống anh em trong Phịng, ân cần thăm hỏi
để tìm ra các khó khăn trong cơng việc cũng như trong cuộc sống để đưa ra các hướng
giải quyết và giúp đỡ kịp thời.
- Lãnh đạo Phịng ln ln quan tâm việc tiếp thu các ý kiến đóng góp của đội ngũ
nhân viên, những ý kiến đóng góp mang tính chất xây dựng đều được trân trọng lắng nghe.
- Có tác phong khiêm tốn học hỏi và thực sự cầu thị.
- Năng động, sáng tạo, sẵn sàng đổi mới là yêu cầu ln được đặt ra đối với Trưởng,
phó Phịng và tất cả các nhân viên trong Phòng.
2.2. Tồn tại, hạn chế.
- Chưa nắm bắt được kịp thời cập nhật xu thế về máy móc bên ngồi thị trường.
- Đội ngũ cán bộ, nhân viên cịn ít.
- Làm việc đơi lúc đơi nơi cịn thiếu kế hoạch, thụ động, trơng chờ, chưa bám sát
vào thực tiễn. Một số ít nhân viên kỷ luật chưa cao nhất là về giờ giấc, chưa gương mẫu
trong cơng tác rèn luyện đạo đức tác phong, có hiện tượng nói nhiều, làm ít, hoặc làm cho
xong việc, qua loa đại khái, trong cơng việc cịn nặng tính hình thức.
- Thực hiện tự phê bình và phê bình của một số Đảng viên chưa nghiêm túc, vẫn còn
hiện tượng nể nang “dĩ hoà vi quý” trong sinh hoạt chính trị cho nên tinh thần đấu tranh
chống tiêu cực trong mỗi lĩnh vực chưa triệt để.
2.3. Nguyên nhân.
- Do địa bàn quản lý của Công ty quá rộng, nhiều vướng mắc phát sinh đột xuất,
thêm vào đó là lực lượng cán bộ, nhân viên ít nên rất khó khăn trong việc nắm cơ sở, phát
hiện và giải quyết.

- Do các nhân viên trong phòng đa phần còn trẻ, kinh nghiệm còn chưa nhiều, còn nặng
về kinh tế lo cho gia đình nên ảnh hưởng một phần khơng nhỏ đến hiệu quả công việc.
11


Môn học: Lãnh đạo và Quản lý

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

- Công tác điều hành ở một số lĩnh vực chưa khoa học, công tác kiểm tra đánh giá để
làm rõ ngun nhân cịn thiếu quyết liệt, vì vậy chưa phát huy được tính sáng tạo, tính
trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý của đơn vị.
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÁN BỘ, QUẢN LÝ
Phong cách lãnh đạo, quản lý là nét đặc sắc, đặc trưng riêng và là sự sáng tạo của
mỗi cán bộ, thơng qua q trình học tập và rèn luyện thực sự nghiêm túc và trách nhiệm,
trên cơ sở sự chuyển hóa từ nhận thức đến hành động, thấm sâu giữa lời nói với việc làm,
sự thống nhất giữa cách nghĩ, cách làm và cách sống. Vì vậy, để xây dựng, củng cố phong
cách lãnh đạo, quản lý dân chủ của cán bộ cơ sở, cần quan tâm một số biện pháp sau:
Một là, nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ kỹ
thuật. Phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức là yếu tố nền tảng để hình thành và phát
triển phong cách lãnh đạo, quản lý. Chỉ có lập trường chính trị, tư tưởng kiên định, vững
vàng, đạo đức, lối sống tốt đẹp, người cán bộ mới tích cực nghiên cứu, tìm chọn con
đường, biện pháp thực thi nhiệm vụ đạt hiệu quả cao nhất. Đó chính là mảnh đất tốt để
nảy nở, phát triển phong cách dân chủ. Cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo; cách làm
việc dân chủ, tập thể, nói đi đơi với làm, lý luận gắn liền với thực tiễn chỉ có thể là sản
phẩm của trí tuệ, của tri thức, tình cảm đúng đắn, của phẩm chất nhân cách người cán bộ.
Vì vậy, yêu cầu mỗi cán bộ ở cơ sở phải tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất
chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống để có khả năng gây ảnh hưởng đến mọi người xung
quanh và cấp dưới, lôi cuốn, thuyết phục, khơi dậy niềm tin ở người khác bằng tính kiên

định, vững vàng trước thử thách, khó khăn, bằng ngơn ngữ, thái độ, cử chỉ, tính nhất qn
trong lời nói và hành động.
Hai là, chú trọng bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, tri thức khoa học lãnh đạo,
quản lý, trình độ chun mơn, năng lực tổ chức cho đội ngũ cán bộ cơ sở.
Cần chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, tri thức về khoa học
lãnh đạo, quản lý như chức năng của lãnh đạo, quản lý; nhân cách của người lãnh đạo,
12


Môn học: Lãnh đạo và Quản lý

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

quản lý; những vấn đề tâm lý trong công tác cán bộ và quan điểm của Đảng về công tác
cán bộ; các kiểu phong cách lãnh đạo, quản lý; phong cách lãnh đạo, quản lý dân chủ;
những kỹ năng cần thiết của cán bộ lãnh đạo, quản lý (kỹ năng lập kế hoạch, phân tích, xử
lý thơng tin; kỹ năng tổ chức, điều hành cuộc họp; kỹ năng soạn thảo văn bản; kỹ năng
giao việc, bố trí, phân cơng cơng việc; kỹ năng thuyết trình, động viên, khuyến khích cấp
dưới, giao tiếp, ứng xử, phối hợp và làm việc nhóm; kỹ năng sử dụng phương tiện). Đồng
thời, cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ
cán bộ, làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển phong cách dân chủ.
Tổ chức bồi dưỡng cán bộ thông qua các đợt tập huấn, học tập chính trị tại chức hàng
năm. Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 15-5-2016 “Về đẩy mạnh học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Hướng dẫn Số 52-HD/BTGTW
của Ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 20-11-2017 về học tập chuyên đề năm 2018 “Xây
dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Nghị quyết Trung ương 4
(khóa XII). Thơng qua bình xét phân loại đảng viên, nhận xét, đánh giá cán bộ, thơng qua
đóng góp, phê bình của tổ chức tổ chức quần chúng như cơng đồn, phụ nữ, đồn thanh niên
để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chun môn cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Tổ chức thăm

dò ý kiến của quần chúng trong cơ quan, đơn vị, địa phương đối với phẩm chất, năng lực,
phong cách của đội ngũ cán bộ. Thực hiện tốt quy định cán bộ cấp trên bồi dưỡng cán bộ cấp
dưới; phát huy tính tự giác, tích cực tự bồi dưỡng của mỗi cán bộ.
Ba là, tăng cường rèn luyện trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ, trong
sinh hoạt, học tập, trong hoạt động phối hợp công tác với các cơ quan, đơn vị, trong giải
quyết các mối quan hệ xã hội.
Bất cứ việc gì cũng cần đầu tư suy nghĩ, làm việc có kế hoạch, mục đích rõ ràng, bám
sát nhiệm vụ chính trị, sâu sát thực tế, nghiên cứu nắm chắc tình hình; chương trình kế hoạch
phải phù hợp với chức trách, nhiệm vụ, đối tượng và thường xun được bổ sung, hồn thiện
trong q trình tổ chức thực hiện. Xác định rõ nội dung, yêu cầu, chỉ tiêu và những giải pháp
cụ thể. Lãnh đạo, quản lý tồn diện, nhưng khơng dàn trải mà có trọng tâm trọng điểm, coi
trọng tính thiết thực, hiệu quả. Chú trọng rút kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn.
13


Môn học: Lãnh đạo và Quản lý

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

Nêu cao tính tự giác, làm chủ bản thân trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập. Tôn
trọng tập thể, lắng nghe ý kiến quần chúng. Luôn thể hiện thái độ đồn kết, thân tình,
trung thực, có nếp sống văn hố, ý thức tổ chức kỷ luật, nêu cao tự phê bình và phê bình,
nghiêm khắc với bản thân, kiên quyết sửa chữa khuyết điểm; phát huy tính tự giác, mơ
phạm, nói đi đơi với làm, gương mẫu cho cấp dưới và quần chúng noi theo.
Bốn là, chủ động khắc phục phong cách quan liêu. Đấu tranh kiên quyết với những
biểu hiện xa rời tập thể, xem thường quần chúng, trốn tránh trách nhiệm, làm việc vơ
ngun tắc, nói một đường, làm một nẻo; chỉ biết lo cho mình, khơng biết quan tâm người
khác; làm việc thiếu kế hoạch, thiếu tiến độ, thụ động chờ đợi chỉ thị cấp trên; thiếu sâu
sát, cụ thể, tỷ mỷ, thiếu gương mẫu.
Để khắc phục phong cách quan liêu một cách triệt để, phải nêu cao ý thức phục vụ

nhân dân, thật sự tôn trọng và bảo đảm quyền làm chủ của quần chúng. Rèn luyện phong
cách dân chủ, khoa học, thiết thực, cụ thể, sâu sát. Nâng cao kiến thức, năng lực lãnh đạo,
quản lý của đội ngũ cán bộ. Cải tiến tổ chức bộ máy gọn nhẹ, giảm bớt những khâu trung
gian không cần thiết. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; kết hợp chặt chẽ kiểm tra,
giám sát của Đảng và tổ chức chính quyền với kiểm tra của quần chúng.
Năm là, hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế, quy tắc trên cơ sở quan điểm,
chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy môi trường hoạt động dân chủ
trong cơ quan, đơn vị, địa phương.
Hoàn thiện hệ thống quy chế lãnh đạo của các tổ chức đảng, quy chế hoạt động của
tổ chức chính quyền. Định kỳ kiểm tra, rà soát, bổ sung hệ thống quy chế cho phù hợp với
sự phát triển của tình hình. Kịp thời phổ biến những nội dung mới, những nội dung bổ
sung, điều chỉnh trong chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, hệ thống
văn bản, quy chế mới, làm cơ sở cho đội ngũ cán bộ kịp thời có sự bổ sung, sửa đổi, hồn
thiện phong cách lãnh đạo, quản lý của mình.
Tạo dựng mơi trường làm việc, bầu khơng khí thực sự dân chủ trong mọi hoạt động.
Bằng các thiết chế dân chủ, tạo điều kiện cho mỗi cán bộ cơ sở phát huy hết sức lực, khả
năng, trí tuệ của mình, được thảo luận, đề xuất, hiến kế cho lãnh đạo trong các lĩnh vực
hoạt động. Cán bộ đứng đầu ở mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương phải tiêu biểu về phong
cách dân chủ cho cán bộ cấp dưới học tập, noi theo. Việc đánh giá cán bộ, đảng viên ở
cương vị lãnh đạo, quản lý phải chú trọng cả về phẩm chất, năng lực và phong cách,
phương pháp, tác phong công tác.
14


Môn học: Lãnh đạo và Quản lý

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

Thực tiễn luôn luôn vận động và phát triển không ngừng, đặt ra những yêu cầu mới đối
với việc tu dưỡng, rèn luyện và hoàn thiện phong cách lãnh đạo, quản lý của người cán bộ.

Việc xây dựng, củng cố, hoàn thiện phong cách dân chủ của cán bộ cơ sở đòi hỏi thực hiện sự
thống nhất và đồng bộ giữa giải pháp từ phía lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương và tự học tập,
rèn luyện không ngừng của bản thân mỗi cán bộ. Có như vậy mới đem lại hiệu quả thiết thực
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang vận động và phát triển, cùng với
tốc độ phát triển của khoa học- kĩ thuật và nền kinh tế thị trường như hiện nay thì vấn đề
đặt ra ở đây là phong cách của các nhà lãnh đạo cần phải đổi mới liên tục, bởi phong cách
phụ thuộc một phần vào thời kì lịch sử và văn hóa dân tộc…Do vậy, mỗi một mơi trường
khác nhau sẽ có những phong cách lãnh đạo khác nhau. Trong sản xuất kinh doanh, việc
đổi mới phương thức lãnh đạo để phát huy tối đa khả năng sáng tạo của tập thể, nâng cao
lợi nhuận, tăng GDP của đất nước. Trong cơ quan hành chính Nhà nước, xây dựng phong
cách lãnh đạo mới để theo đúng tính chất phục vụ nhân dân chứ khơng phải quản lý dân,
đúng với tính chất “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đi theo tư tưởng Hồ Chí
Minh và đường lối của Đảng và Nhà nước đề ra. Phải đổi mới cách thức làm việc của nhà
lãnh đạo để đưa tập thể của chính họ lên, đồng thời đưa Việt Nam xứng danh cường quốc
năm châu như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu.
2. Kiến nghị
- Không ngừng bồi dưỡng nâng cao kiến thức về chuyên môn, về lý luận cho đội
ngũ lãnh đạo, quản lý để khơng ngừng hồn thiện hơn về bản than, vận dụng hợp lý trong
công tác thực hiện công vụ.
- Tăng cường lãnh chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác lãnh đạo, quản lý, từ đó tìm
ra những người có đủ tâm, đủ tầm giao phó nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý.
- Nâng cao mức thu nhập để đội ngũ cán bộ, quản lý yên tâm trong quá trình thực
hiện công vụ.

15


Môn học: Lãnh đạo và Quản lý


GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Ao Thu Hoài (2018), Lãnh đạo từ khoa học đến nghệ thuật, Nhà xuất bản thông
tin và truyền thông.
(2) TS. Nguyễn Thanh Hội, Bài giảng nghệ thuật lãnh đạo và động viên.
(3) Trần Thị Vân Hoa, Các kỹ năng quản trị dành cho lãnh đạo doanh nghiệp
(2012).
(4)

/>
lanh-dao-phu-hop-nhat-new2544.html.
(5) , Ba phong cách lãnh đạo lớn.
(6) , Kỹ năng lãnh đạo-Các phong cách lãnh đạo.

16



×