Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Khoá luận tốt nghiệp Chức năng nhận thức và chức năng giáo dục trong truyện ngắn của Nam Cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.47 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẨU MỘT
KHOA NGỮ VĂN

KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG
Tên đề tài:
CHỨC NĂNG NHẬN THỨC VÀ CHỨC NĂNG GIÁO DỤC TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO

Giáo viên hướng dẫn: ThS.LÊ SỸ ĐỒNG
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ HOÀI THƯƠNG
Lớp: C12NV01
Khóa: 2012-2015

Bình Dương, ngày 25 tháng 05 năm 2015


-2-


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin gửi lời chân thành đến gia đình, đặc biệt là ba mẹ, người
đã ni dưỡng, dạy dỗ, tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập của em.
Em cũng xin chân thành cảm ơn đến tập thể quý thầy cô trong khoa Ngữ văn
đã nhiệt tình giúp đỡ em hồn thành khóa luận.
Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Sỹ Đồng. Thầy đã hết
lịng tận tình động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn đã động viên em
hồn thành khóa luận này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Bình Dương, ngày 25 tháng 05 năm 2015


Người thực hiện

Lê Thị Hoài Thương

GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Lê Thị Hoài Thương


-3-

Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.Các kết quả nêu trong
khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong các cơng trình khác.
Người viết
(ký tên)

Lê Thị Hồi Thương

GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Lê Thị Hoài Thương


-4DẪN NHẬP

I.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn học phản ánh hiện thực, chính văn học giúp chúng ta có thể hình dung


được cuộc sống chân thực của đời thường. Văn học Việt Nam tronggiai đoạn
1930–1945 có nhiều nhà văn theo khuynh hướng hiện thực như Ngô Tất Tố,
Nguyễn Công Hoan,Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng,… trong đó tiêu biểu là Nam
Cao.Các tác phẩm của ôngphản ánh chân thực về người nông dân, người tri thức
tiểu tư sản. Nhà văn luôn trăn trở, băn khoăn tìm lối thốt cho những số phận ln
bị cái nghèo, cái đói dằn vặt. Họ bị tha hóa cả ngoại hình lẫn tâm hồn cũng bởi vì
cơm áo gạo tiền.Bị kịch thương tâm đó khơng chỉ xảy ra ở tầng lớp nơng dân mà
cịn có tầng lớp tri thức tiểu tư sản. Những tác phẩm của ơng có giá trị rất cao, thể
hiện rõ chức năng nhận thức và chức nănggiáo dục và còn nhiều chức năng khác.
Nam Cao là người đi sau so với các nhà văn khác cùng thời nhưng ông đã
gặt hái nhiều thành công. Trong các tác phẩm như Dì Hảo, Ở hiền, Lão Hạc, Một
đám cưới, Nghèo, Điếu văn, Tư cách mõ,…viết về người nơng dân, Nam Cao đã
thể hiện tính nhân văn cao cả với bút pháp hiện thực sâu sắc.
Qua quá trình đọc và tìm hiểu các tác phẩm của Nam Cao, chúng tôi nhận
thấy những sáng tác của ông điều thể hiện khá rõ chức năng văn học trong đó
cóchức năng nhận thức và chức năng giáo dục. Những trang viết của Nam Cao như
tiếng kêu cứu: hãy bảo vệ nhân phẩm của con người.
Việc nghiên cứu này sẽ góp phần quan trọng trong việc đọc, cảm nhận cũng
như phân tích các tác phẩm của Nam Cao, đặc biệt là truyện ngắn.Bên cạnh đó, đề
tài sẽlà tài liệu giảng và học của giáo viên và học sinh ở các trường phổ thông
trong bộ môn Ngữ văn, những người quan tâm đến tác phẩm của Nam Cao.

GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Lê Thị Hoài Thương


-5II.


LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc của văn

học Việt Nam nói chung và văn học hiện thực nói riêng.Ngay từ khi tên tuổi của
Nam Cao được khẳng định qua tác phẩm Chí Phèo cho đến nay có nhiều nhà phê
bình, nghiên cứu văn học quan tâm đến.Ta có thể nói đến cơng trình nghiên cứu
năm 1941Lê Văn Trương có tập “Đơi lứa xứng đơi”,do nhà xuất bản “Đời mới”
ấn hành (1941) đầu tiên.Lê Văn Trương đã xác nhận Nam Cao là người “Khơng
nói cái người ta nói, khơng tả theo lối người ta đã tả”[20, 347]. Như vậy, Lê Văn
Trương đã nhấn mạnh việc Nam Cao mạnh dạn đi theo lối riêng của mình, tìm tịi
những đều chưa có và chưa ai sáng tạo nên.
Phong Lê khi nhận xét về Nam Cao: “Nam Cao - là người suy nghĩ rất
nghiêm chỉnh và cẩn thận về nghề, tuy khôngđặt nghề viết cao hơn mọi nghề”[11,
157].Nam Cao ý thức laođộng trong bất cứ nghề nào đều là một hoạt động nghiêm
túc và phải có lương tâm với nghề, đặc biệt là khi viết văn.
Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận định rằng: “Truyện của Nam Cao dạy cho con
người ta biết xấu hổ, hay nói cách khác muốn lay tỉnh con người ý thức về nhân
phẩm, nhân tính”[16, 257].Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định tầm quan trọng tính
giáo dục trong truyện ngắn: “Nam Cao luôn tạo cảm giác ngược đời để càng làm
nổi bật số phận bi thươngvà các cay đắng chua chát của những cuộc đời để làm
nổi bật số phận bi thảm và cái cay cực chua chát của những cuộc đời nghèo khổ”
[14, 263].Cảm giác ngược đời mà Nam Cao tạo ra như thế không thể không làm
cho người đọc cứ phải day dứt không nguôi về thân phận tủi nhục của con người
trong cái xã hội đầy rẫy sự bất công tàn bạo.
Thao Nguyễn với bài viết Nam Cao, trái tim luôn thức đập cùng với những
buồn vui đau khổ của con người năm 2013,NXB Văn hóa thơng tin, đã trích dẫn
lời nói của nhà văn Nguyễn Minh Châu khi nói đến Nam Cao:“Từ trước tới giờ tơi

GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng


SVTH: Lê Thị Hoài Thương


-6vẫn thường nghĩ rằng trong những người cầm bút viết văn xi hiện thực của ta,
Nam Cao có tấm lịng thương người thương đời và có con mắt nhìn đời ác nhất –
vì Nam Cao đã nhìn thấy vấn đề cuối cùng của con người… Nam Cao đã lật ra hết
tất cả các lớp áo phủ ngoài đời sống con người Việt Nam… Nam Cao đánh giá tư
cách của con người, vẽlên muôn vạn muôn dạng bức xúc, eo sèo của đời sống, do
cái miếng ăn sinh ra, vẽ lên tâm lý và những mối quan hệ đầy đau đớn giữa những
con người trước cách mạng tháng Tám”[24, 116]. Qua bài viết trên, ta thấy Nam
Cao đã nói vẽ lên bức tranh xã hội hiện thực trước Cách mạng tháng Tám một cách
khái qt và cụ thể nhất. Tơ Hồi nhận địnhNam Cao:“Nam Cao khơng che giấu,
khơng màu mè gì hết, nói toạt ra cái cuộc sống cùng đường tận lối và nhơ nhớp
của những người như anh”[24, 23].Nam Cao là người nhận thức rõ vềxã hội qua
sự trải nghiệm của mình từ cuộc sống.
Nguyễn Minh Châu trong bài viết về Nam Cao trên bài báo Văn nghệ số
ngày 18 tháng 7 năm 1987 có nhận xét: “Cả cuộc đời cầm bút cuả Nam Cao cứ
đau đáu nhìn vào cái nhân cách. Cái sự săn đuổi chính mình và các nhân vật của
mình đầy róng riết cũng chính là sự săn đuổi cái nhân cách của con người ta nói
chung” [19, 265]. Miêu tả người nông dân, Nam Cao không chỉ vạch trần tình cảnh
nghèo khổ của của họ, mà còn chú tâm đến nhân cách bị chà đạp, nhân cách bị tha
hóa cũng bởi vì hồn cảnh đơi khi biến họ trở thành những kẻ thô tục tham lam,
đáng bị khinh bỉ về nhân cách.
Hà Minh Đức khi viết về Nam Cao trong cuốn giáo trình Văn học Việt Nam
1900 -1945 có đoạn: “Gấp những trang sách của Nam Cao, người đọc dường như
vẫn cảm thấy ngột ngạt và ám ảnh không nguôi với số phận của những con người
khốn khổ. Cái khơng khí ngột ngạt đó, chủ yếu là do hiện thực xã hội lúc bấy
giờ”[4, 478]. Qua đó phần nào ta cũng thấy được sự phản ánh trong nhận thức của
Nam Cao: “Ngòi bút hiện thực sắc sảo của Nam Cao đã xé toang lớp vỏ hào


GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Lê Thị Hoài Thương


-7nhống bên ngồi của con người tiểu tư sản để đi sâu vào những vấn đề bên trong,
ông không rơi vào lối viết tơ vẽ, thi vị hóa như một nhà văn lãng mạn đương thời”
[4,484]. Người đọc thấy được bản chất bên trong con người của từng nhân vật.
Đồng thời, ta nhận ra một điều rằng Nam Cao là một người ghét những tính chất
giả dối và kiên quyết đoạn tuyệt với chủ nghĩa lãng mạn để đến với chủ nghĩa hiện
thực.
Nguyễn Duy Tờ tác giả cuốn sách Sự vận động của động của dòng văn học
hiện thực Việt Nam 1930 -1945 đã ghi lại nhận xét của Nguyên Hồng như sau:
“Tuy ta đã được đọc khơng ít những truyện viết về sự đói khổ, bóc lột, áp bức, về
những cảnh thương tâm, đen tối của một xã hội đầy rẫy sự bất công, nhưng qua
Nam Cao ta được thấy cất lên thật là những tiếng nói, ta được những chứng kiến
thật là những cuộc đời mờ mịt, ngoi ngóp, xơ xác ở nơng thơn mà từ trước đến giờ
mà ta đã trông đã nghĩ mà gần không hiểu, khơng thấy gì hết, đó thật là những tác
phẩm của con người” [21,265]. Có thể nói giá trịtác phẩmcủa Nam Cao đã đánh
sâu vào tâm trí làm lay động ý thức nhà văn Nguyên Hồng.
Những nhận định trên, ta thấy đa phần trong các bài phê bình chỉ có một vài
đoạn nhắc đến chức năng nhận thức và chức năng giáo dục.Nhưng các nhận định
đó chưa đi sâu làm rõ vấn đề.Vấn đề đặt ra ở đây là cần phải làm rõ chức năng
nhận thức vàchức năng giáo dục trong truyện ngắn của Nam Cao, đặc biệt giai
đoạn trước 1945. Có như thế, chúng ta mới có thể thấy đượcvị trí quan trọng của
Nam Cao trên văn đàn Việt Nam cùng với giá trị lớn lao từ những tác phẩm ấy.
Bên cạnh những nhận định của các nhà văn và cơng trình nghiên cứu trên,
chúng ta cịn tham khảo các cuốn sách tập hợp viết về nhà văn Nam Cao như “Nghĩ
tiếp về Nam Cao”(NXB Hội nhà văn Hà Nội 1992), “Nam Cao về tác gia tác phẩm”
(NXB Giáo dục 1998), “Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc” (NXB Thơng tin

văn hóa Hà Nội 2000),“Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn”(NXB
Giáo dục, H, 1996)…
GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Lê Thị Hoài Thương


-8-

III.

MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
Mục đích của đề tài này là làm rõ chức năng nhận thức và chức năng giáo

dục trong sáng tác của Nam Cao. Chức năng giáo dục trong tư tưởng rèn luyện
nhân cách để từ đó biết nuôi dưỡngthanh lọc tâm hồn.Mỗi tác phẩm của ông điều
mang tính giáo dục đi kèm với nhận thức khi người đọc soi mình vào từng trang
viết của ơng để nhìn lại bản thân mình.Những tác phẩm ấy dường như làm cho
con người thức tỉnh.Từ đó, giúp người đọc nhận thức thêm về giá trị truyện ngắn
của Nam Cao.
IV.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu về chức năng nhận thức, chức năng giáo dục trong
truyện ngắn của Nam Cao trước1945.
2. Phạm vi đề tài
Do giới hạn làm luận vănnên chúng tôi chọn khảo sát những truyện ngắn ở
giai đoạn trước 1945như: Giăng sáng(1942), Đời thừa (1943), Trẻ con khơng

được ăn thịt chó (1942), Chí Phèo (1941), Nghèo (1937), Dì Hảo (1944), Tư
Cách Mõ (1943), Lang Rận (1944), Lão Hạc (1943), Một bữa no (1943), Một
truyện xu-vơ-nia (1943), Một đám cưới (1944), Điếu Văn (1943), Ở hiền (1943),
Truyện tình (1943), Nhỏ nhen (1942), Nửa đêm (1944), Sao lại thế này (1943),
Quên điều độ (1943), Mua danh (1943), Nhìn người ta sung sướng (1942), Từ
ngày mẹ chết (1943), Điếu văn (1943), Mua nhà (1943), Đui mù (1937),Xem bói
(1943).

GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Lê Thị Hồi Thương


-9-

V.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu, để đề tài của mình chặt chẽthống nhất, chúng

tơi đã sử dụng một số phương pháp sau để hoàn thành luận văn của mình:
1. Phương pháp phân tích
Phương pháp này rất quan trọng trong khi nghiên cứu đề tài.Từ những tài
liệu đã chọn lọc và tập hợp đầy đủ, người viết tiến hành phân tích các chức năng
nhận thức và chức năng giáo dục trong tác phẩm Nam Cao.Như thế sẽ giúp đề tài
thêm sức thuyết phục.
2. Phương pháp so sánh
Người viết tiến hành liện hệ so sánh tác phẩm của Nam Cao với những tác
gia khác, để làm rõ chức năng.Góp phần cho đề tài thêm sức thuyết phục.Và khẳng
định tài năng và sự đóng góp của Nam Cao trong giai đoạn hiện đại hóa văn học

Việt Nam.
3. Phương pháp liên ngành
Để đánh giá một cách chính xác, người viết vận dụng những kiến thức về cơ
sở văn hóa, lịch sử, tơn giáo tư tưởng để phân tích các hiện tượng văn học.

GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Lê Thị Hoài Thương


- 10 -

BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1
TÁC GIẢ NAM CAO VÀ THỜI ĐẠI
1.1. Hoàn cảnh lịch sử năm 1930- 1945
1.1.1.Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội
1.1.2.Tình hình văn học
1.2.Tác giả Nam Cao
1.2.1.Con người và cuộc đời
1.2.2.Sự nghiệp sáng tác
1.3.Chức năng của văn học
1.3.1. Chức năng nhận thức
.3.2. Chức năng giáo dục
 Tiểu kết
CHƯƠNG 2
CHỨC NĂNG NHẬN THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAMCAO
2.1.

Nhận thức về hoàn cảnh xã hội

2.1.1.Hiện thực xã hội
2.1.2. Thái độ của tác giả

2.2.Nhận thức về số phận con người
2.2.1.Nơng dân bần cùng hóa, tha hóa
2.2.2.Tri thức tiểu tư sản

GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Lê Thị Hoài Thương


- 11 

Tiểu kết
CHƯƠNG 3

CHỨC NĂNG GIÁO DỤC TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO
3.1. Giáo dục về tư tưởng
3.1.1. Rèn luyện, tu dưỡng, trao dồi phẩm chất
3.1.2.Suy nghĩ về triết lý sống
3.2.Giáo dục về các mối quan hệ xã hội
3.2.1.Tình cảm gia đình
3.2.2.Tình cảm giữa người với người trong xã hội


Tiểu kết

GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng


SVTH: Lê Thị Hoài Thương


- 12 -

CHƯƠNG 1
TÁC GIẢ NAM CAO VÀ THỜI ĐẠI
1.1.

Hoàn cảnh lịch sử năm 1930- 1945

1.1.1. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội
 Tình hình chính trị
Vào thế kỉ XX, thực dân Pháp đã thực hiện xong việc xâm chiếm nước ta
sau đó chuyển sang giai đoạn khai thác thuộc địa làm giàu cho nước của họ. Pháp
cho xây dựng các hệ thống như hầm mỏ, cơ sở công nghiệp, giao thơng,... Ngồi
việc khai thác thuộc địa thiết lập trật tự mới thì chúng đã tuyên truyền tư tưởng
văn minh của nước Phápmuốn đầu độc thuần hóa nhân dân Việt, che dấu bộ mặt
cướp nước bằng cách đã đưa ra hội đồng tư vấn bày trò dân chủ giả hiệu.
Thơn xóm làng mạc tiêu điều sơ xác do kẻ thù tàn phá, nhân dân ta đã sống
với những ngày tháng sống dở chết dởchịu nhiều áp bức sưu thuế, nhiều người
phải bỏ làng ra đi làm thuê, làm mướn với đồng lương rẻ mạt. Tầng lớptrí thức
thời phong kiến lúc bấy giờ cũng lâm vào tình trạng bế tắc.Trong bối cảnh chính
trị phức tạp và đen tối như thế, thanh niên Việt Nam cảm thấy bi quan tuyệt vọng
họ hết sức chán nản với lối học cũ.
Phong trào giải phóng dân tộc bị dập tắt kể từ ngày khởi nghĩa Phan Đình
Phùng thất bại hồn tồn.Nhưng sau đó có các cuộc khởi nghĩa khác trỗi dậy
mạnh mẽ như khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo trong năm sau.
Vào đầu thế kỉ XX, cuộc đấu tranh giải phóng nổi dậy mạnh mẽ.
Ngọn cờ cứu nước, cuộc giải phóng dân tộc chuyển sang thời kì mới.Với

việc thành lập Đảng cộng Sản năm 1930.Sau cao trào Xô viết – Nghệ Tĩnh năm
1930- 1931 bị thực dân Pháp đàn áp.Phong trào mặt trận Dân chủ Đông Dương

GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Lê Thị Hoài Thương


- 13 (1936- 1939) và tiếp đó là thời kì Mặt trậnViệt Minh dẫn tới cuộc tổng khởi nghĩa
tháng Tám năm 1945, đã chấm dứt chế độ thực dân phong kiến trên đất nước ta.
Trong bối cảnh chính trị phức tạp như thế, Nam Cao đã không chịu khuất
dưới chế độ ngạt thở ấy.Ơng nhìn rõ chế độ đã đầy đọa con người, nhà văn muốn
vạch ra cho mọi người thấy cái khổ đang vây kín con người.Thế nên, trong sáng
tác của ơngchịu ảnh hưởng sâu sắc về hồn cảnh chính trị.
 Tình hình kinh tế
Đầu thế kỉ XX,kinh tế nước ta vẫn là kinh tế nông nghiệp lạc hậu.Thực dân
Pháp thực hiện chính sách kinh tế thực dân làm phá sản nông dân và thợ thủ công,
tạo ra nguồn nhân cơng rẻ mạt, phục vụ cho cơng trình khai thác của chúng.Kết
quả của chính sách trên đã kéo nước ta vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản, muốn
biến nước ta thành sân sau của thực dân Pháp.
 Tình hình xã hội
Kinh tế hàng hóa kích thích phát triển của công thương nghiệp làm cho
thành thị phát triển, xuất hiện nhiều nhu cầu mới, phát triển nhiều nghề mới, tầng
lớp thị dân phát triển.Trong xã hội Việt Nam thời kì này tồn tại những mâu thuẫn
gay gắt giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa tầng lớp nhân mà chủ yếu
là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.Tầng lớp thị dân có ít nhiều tự do
trong đờisống thành thị tư sản. Giai cấp tư sản từ các tầng lớp thị dân phát triển
dần lên.Sự phát triển của đô thị dẫn đến sự phá sản nông nghiệp, làm cho nông
thôn tiêu điều.Nông dân kéo ra thành thị kiếm sống ngày càng đơng.Sự vơ vét,
bóc lột của thực dân Pháp, địa chủ cường hào ở nông thôn với sưu thuế cao đã đẩy

nhiều tầng lớp rơi vào bế tắc bần cùng hóa.
Qua tình hình kinh tế, xã hội như thế, Nam Cao đã chứng kiến cuộc sống
khó khăn bế tắc bần cùng của người dân và tri thức tiểu tư sản. Nên trong quá
trình sáng tác, ta thấy có rất nhiều truyện ngắn đề cập đến vấn đề đói khổ của
người nơng dân, cuộc sống bế tắc của những người tri thức.
GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Lê Thị Hoài Thương


- 14 1.1.2. Tình hình văn học
Văn học giai đoạn 1900- 1930 mang tính chất giao thời từ văn học trung đại
sang văn học hiện đại. Đi đôi với sự giao thời đó, văn học giai đoạn này có những
đặc điểm sau:
Thứ nhất, văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa. Hiện đại hóa chính là
sựđổi mới văn học sao cho thoát khỏi thi pháp văn học trung đại để tiến tới tiếp cận
và hội nhập với nền văn học phương Tây. Bên cạnh đó, xã hội Việt Nam đã có sự
thay đổi và chính điều này đã thúc đẩy hiện đại hóa văn học. Việt Nam qua hai lần
khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, cơ cấu xã hội có sự biến đổi, q trình đơ
thị hóa hình thành tầng lớp thị dân cơng chúng, đóng vai trị quan trọng thúc đẩy
văn học thay đổi. Khơng những thế, nền văn học Trung hoadần mất đi sự ảnh
hưởng, thay vào đó là nền văn học phương Tây chiếm ưu thế; trí thức Tây học thay
thế dần trí thức Nho học.Và cuối cùng ta khơng bỏ qua được chính là sự ra đời của
chữ quốc ngữ.Chính ba yếu tố này thúc đẩy quá trình phát triển văn học theo
hướng học đại hóa. Bên cạnh đó, có sự ảnh hưởng quá trình phát triển văn học.
Từ đầu thế kỉ XX đến 1920, nền văn họcbước vào giai đoạn giao thời, nhưng
vẫn còn tồn tại các lớp nhà nho học của văn học trung đại như Tú Xương, Nguyễn
Khuyến. Họ vẫn tiếp tục sáng tác với những tác phẩm viết bằng chữ Hán thể loại
theo kiểu truyền thống. Bên cạnh đó, có sự xuất hiện tác phẩm viết bằng chữ quốc
ngữ trước đó chẳng hạnnhư Truyện thầy Lazaro Phiềncủa Nguyễn Trọng Quản

năm 1887, hay một số sáng tác của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, HuỳnhThúc
Kháng.Văn học giai đoạn này mang nội dung mới,tư tưởng mới nhưng nghệ thuật
thì lại cịn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi văn học trung đại. Cho nên ta chỉ xét văn
học giai đoạn này như một bước điều kiện cần thiết cho văn học hiện đại hóa về
sau.

GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Lê Thị Hồi Thương


- 15 Bước qua giai đoạn 1920 đến 1930, giai đoạn này ra đời những tác phẩm có
giá trị, những nhà văn mang tên tuổi khẳng định được sáng tác của mình. Đồng
thời, ta thấy có sự xuất hiện thể loại mới là kịch nói và những tác giả, tác phẩm tiêu
biểu. Văn xi ở miền Bắc có Hồng Ngọc Phách, ở miền Nam có Hồ Biểu Chánh.
Về truyện ngắn thì có những cây bút khá tài năng như Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá
Học và Nhất Linh.Về bút kí, tùy bút có Đơng Hồ, Phạm Quỳnh. Về thơ, có Tản Đà,
Tuấn Khải.Văn học lúc này có sự thay đổi mới, một bước tiến mới nhưng chưa
thực sự sâu sắc.
Giai đoạn 1930 đến 1945, đây là giai đoạn quan trọng nhất cho q trình
hiện đại hóa hồn thiện nhất, lúc này ta bắt gặp một số tác giả tác phẩm tiêu biểu
và văn học cũng đạt được nhiều thành tựu.Về thơ, chúng ta không thể nào không
nhắc đến cuộc cách mạng của thơ ca 1930- 1945 với những tác giả rất nổi tiếng
như Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Thế Lữ, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính,..Về
truyện ngắn, nổi bật lên những cây bút tài hoa như Thạch Lam, Nam Cao, Ngun
Hồng, Nguyễn Cơng Hoan, Ngơ Tất Tố,... Bút kí, tùy bút có Xn Diệu, Nguyễn
Tn. Về tiểu thuyết, ta khơng thể quên Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố.
Đặc biệt có sự hình thành phê bình văn học với các nhà phê bình như Đặng Thai
Mai, Hồi Thanh. Bước sang giai đoạn này, về mặt nội dung, nghệ thuật, thể loại
có sự thay đổi tồn diện, chính vì thế văn học lúc bấy giờ có lợi thế hội nhập vào

nền văn học phương Tây.
Thứ hai,hình thành hai bộ phận và phân hóa đa xu hướng;điểm quan trọng ở
đặc điểm thứ hai này là thái độ chính trị của người sáng tác đối với chính quyền
thực dân.Bộ phận đầu tiên là văn học công khai, trong bộ phận này lại chia ra
thành hai xu hướng khác nhau đó là xu hướng lãng mạn và xu hướng hiện thực.Với
xu hướng lãng mạn, các nhà văn nhà thơ thể hiện một cách trực tiếp để có thể nói
lên tiếng nói cảm xúc riêng cho cá nhân mình.Nhưng bên cạnh đó, họ thể hiện một

GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Lê Thị Hoài Thương


- 16 thái độ bất hòa với xã hội, đề cập đến vấn đề bức bối, tù túng của một xã hội thực
dân phong kiến.Và điều quan trọng nhất là những sáng tác của trào lưu văn học
lãng mạn rất chú tâm đến đời sống nội tâm con người, góp phần vào cho chủ nghĩa
nhân đạoViệt Nam lên tiếng yêu cầu hạnh phúc của cá nhân và chống lại phong
kiến. Đến xu hướng hiện thực thì hồn tồn khác với lãng mạn, các nhà văn hiện
thực của chúng ta tập trung phơi bày thực trạng bất công của xã hội thực dân
phong kiến lúc bấy giờ. Họ bênh vực cho những kiếp người lầm than nghèo khổ.
Họ đề cập đến vấn đề thế sự với tinh thần dân chủ và tinh thần nhân đạo.Đồng thời
các nhà văn cịn phân tích lý giải hiện thực khách quan trong việc xây dựng những
hồn cảnh điển hình, tính cách điển hình.
Mặt khác, chúng ta còn phải kể đến một bộ phận khác của giai đoạn 19001945 chính là bộ phận văn học khơng công khai, của các nhà cách mạng, những
chiến sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Aí Quốc, Tố Hữu.
Nội dung chính của nó đólà xem văn học như một vũ khí chống lại thực dân phong
kiến.Đặc biệt hơn, họ lại phản ánh xã hội với mâu thuẫn cơ bản giữa nước xâm
lược và nước bị xâm lược.Ấn tượng hơn, họ đã xây dựng nhân vật trung tâm của
mình là những hình tượng nhân vật yêu nước, những anh hùng bất khuất xả thân vì
dân tộc.

Thứ ba, văn học phát triển theo tốc độ nhanh chóng. Ta thấy rất rõ ở Hồ
Biểu Chánh có hơn sáu mươi cuốn tiểu thuyết, Vũ Trọng Phụng trong thời gian
sáng táccho ra đời tám tiểu thuyết, bảy phóng sự hàng chục truyện ngắn có giá trị,
Nguyễn Cơng Hoan một truyện ngắn tài hoa có hành trăm truyện dài và hàng chục
truyện ngắn. Nóivề thơ, ta thấy rằngtừ năm 1932-1941Hồi Thanhđã chọn ra
những bài thơ tiêu biểu để hình thành nên tập thi nhân Việt Nam.Nói vậy để ta thấy
được sự đồ sộ về số lượng trong giai đoạn văn học này.

GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Lê Thị Hoài Thương


- 17 Khơng những thế,văn học lúc này có sự cách tân văn học Việt Nam đã đến
một đỉnh điểm. Vào năm 1925 ở miền Bắc với tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc
Phách ra đời đánh dấu một chấn động lớn. Nhưng đến năm 1933 khi Hồn bướm
mơtiên xuất hiện thì Hồng Ngọc Phách đã lùi xa và sau này Nam Cao,Thạch Lam
xuất hiện văn xi Việt Nam có một bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Đến với
thơ, ta có bài Nhớ rừng của Thế Lữ, khi bài này ra đời chỉ có đơi ba câu thơ thơi
cũng đã đủ làm bức phá thành công vượt qua thơ cũ. Vì thếta thấy văn học thời
xưa phát triển rất dữ dội.
Nhịp độ phát triển sự trưởng thành của văn học Việt Nam hình thành và phát
triển nhờ sự kết tinh tài năng của những cây bút tài hoa, chúng ta có được những
tác phẩmvà tác giả đứng vững mãi với thời gian.Những biểu hiện trên có được nhờ
vào các nguyên nhân sau:Đó là tiềm lực văn học dân tộc, khả năng diễn đạt tuyệt
vời của Tiếng Việt giúp cho các nhà văn hình thành nên sáng tác vơ cùng tuyệt
diệu. Bên cạnh đó, cịn có sự đóng gópcủa lớp trí thức tây học. Họ là những người
cách tân văn học đổi mới văn học đưa văn học Việt Nam đến với thế giới, ảnh
hưởng từ các cuộc vận động cách mạng với tinh thần dân chủ cách mạng những
năm 1930- 1945 do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo.

1.2.

Tác giả Nam Cao

1.2.1. Con người và cuộc đời
Nam Cao có một vị trí vững vàng đặc biệt trong văn học Việt Nam giai đoạn
1930 – 1945.Ông là một tài năng lớn, một ngịi bút hiện thực sắc bén đã góp phần
khơng nhỏ vào q trình vận động cách tân văn học bằng chữ quốc ngữ.Những
tác phẩm của Nam Cao ra đời trong thời kì phát triển của trào lưu văn học hiện
thực phê phán.Chỉ mới mười lăm năm cầm bút (1936- 1951), Nam Cao đã khẳng
định vị trí vững chắc cho ngịi bút của mình.Ơng đã để lại cho đời những tác

GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Lê Thị Hoài Thương


- 18 phẩm vô giá, vững bền với thời gian, có sức vượt qua mọi giới hạn để trở thành
một người bạn gần gũi với nhiều thế hệ độc giả.
Khi đến với nghề văn, Nam Cao luôn quan niệm tiến bộ, nhất quán sâu sắc:
“Nghệ thuật không cần ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ
thuật có thể là tiếng đâu khổ kia, thốt ra từ những kiếp lầm than”[25, 112]. Cả
một đời mình, Nam Cao gắn sự nghiệp vào cuộc đời để phản ánh cuộc sống chân
thực đầy đen tối của xã hội thực dân phong kiến, số phận lầm than bế tắc của
người nông dân, người trí thức tiểu tư sản những năm 1940 -1945.
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Trí, sinh năm 1917 trong một gia đình nơng
dân nghèo ở làng Đại Hồng, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Trong gia đình nghèo,
đời sống q khó khăn, chỉ có mình Nam Cao được ăn học tử tế. Thi Thành chung
trượt, Nam Cao đành phải vào Sài Gịn kiếm sống mang trong mình biết bao nhiêu
hoài bão, ước mơ dự định trong tương lai, nhưng rốt cuộc bệnh tật đã đưa ông về

lại miền quê nghèo mà ông đã từng sống. Khi trở về làng, Nam Cao lại nỗ lực học
lại và thi đỗ Thành chung. Ơng định đi làm cơng chức nhưng bệnh tật nên không
được chấp nhận. Nam Cao lên Hà Nội dạy học cho một trường tư thục. Chính
cuộc sống nhà giáo khổ trường tư này giúp ông nhận thức được sâu sắc về thân
phận tri thức nghèo tiểu tư sản phải sống trong khơng khí ngột ngạt, bế tắc của
xãhội cũ. Vào năm 1941, Nhật xâm lược Đông Dương, trường bị đóng cửa. Nam
Cao phải chuyển nghề viết văn, làm gia sư,có khi phải thất nghiệp…Và cuối cùng
phải tồn tại bằng cách sống dựa giẫm vào vợ ở quê. Năm 1943, Nam Cao tham
giavào nhóm Văn hóa cứu quốc cùng với một số nhà văn như Nguyễn Huy Tưởng,
Nguyễn Đình Thi, Ngun Hồng...Nhưng khi cơ sở mà ơng đang hoạt động bịphát
hiện, Nam Cao trở về quê tham gia vào phong tràoViệt Minh. Năm 1945, Nam
Cao thamgia lập đổ chính quyền ở phủ Lí Nhân. Sau được bầu làm chủ tịch
xã.Năm 1947kháng chiến bùng nổ, Nam Cao tham gia vào kháng chiến ông vừa
biên tập cho báo Cứu quốc Việt Bắc, vừa làm mọi công việc của một cán bộ thơng
GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Lê Thị Hồi Thương


- 19 tin tuyên truyền. Trong quá trình hoạt động nghiêm túc ông được vinh dự kết nạp
vào Đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1948. Tháng11năm 1951trên đường công
tác, Nam Cao bị địch phục kích sát hại Nam Cao ngã xuống khi tài năng đang nổ
rộ.Nhắc đến Nam Cao, ta nhớ ngay một người bề ngồi có vẻ lạnh lùng nhưng
đằng sau đó có một trái tim nồng hậu, biết yêu thương con người với tấm lòng
nhân đạo sâu sắc đối với con người nghèo khổ.
Trong sách giáo trình văn học Việt Nam hiện đại, có nhận xét về Nam Cao
như sau:“Nam Cao là một người luôn trăn trở về cuộc đời, lúc nào cũng cảm thấy
mình mắc nợ tình thâm” [6, 255]. Đó là người bà, mẹ, vợ, họ là những người chịu
thương chịu khó ni dưỡng, chăm sóc Nam Cao. Chính họ là điểm tựa niềm an
ủi, động viên ơng trước những sóng gió của cuộc đời, là nơi tiếp sức nâng đỡ đôi

chân nhà văn khi ông tuyệt vọng.Trong sâu thẳm nội tâm,Nam Cao thường xuyên
dằn vặt,đấu tranh bản thân kiềm nén những tham vọng, để vượt qua chính mình và
vươn tới cái đẹp trong cuộc sống. Một đặc điểm nổi bật nữa ở Nam Cao là hay hối
hận, dày vò bản thân, dám thành thực và dũng cảm phơi bày mình trên từng trang
giấy. Cuộc đấu tranh nội tâm này phản ánh rõ trong các tác phẩm về đề tài tri thức
tiểu tư sản. Các nhân vật trí thức tiểu tư sản của Nam Cao ít khi có cuộc sống bình
n, lúc nào cũng lo tốn việc gạo tiền, nét mặt dường như đăm chiêu lo lắng.Nam
Cao có một tình cảm đặc biệt với q hương nơi sinh ra và lớn lên ở làng quê.
Nam Cao hiểu rõ và yêu thương những người nông dân khốn khổ, tuy họ bề ngồi
thơ kệch, có khi thơ lỗ nhưng bên trong họ mang nhiều phẩm chất đáng quý.

1.2.2. Sự nghiệp sáng tác
GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Lê Thị Hoài Thương


- 20 Nam Cao là người đại diện cho trào lưu văn học hiện thực giai đoạn 1940 1945, với tài năng xuất sắc nhà văn đã viết ra những trang giấy phản ánh chân thực
những cuộc đời tăm tối, chua chát, những bi kịch đau đớn. Trước Cách mạng tháng
Tám, sáng tác của Nam Cao đã xoay quanh hai mảng đề tài chính. Mảng đề tài thứ
nhất viết về người nơng dân nghèo khổ có những tác phẩm như (Nghèo, Chí Phèo,
Nhỏ nhen, Nhìn người ta sung sướng, Địn chồng, Đơi móng giị, Trẻ con khơng
được ăn thịt chó, Mua nhà, Quái dị, Từ ngày mẹ chết, Mua danh, Tư cách mõ,
Điếu Văn, Một bữa no, Ở hiền, Lão Hạc, Lang rận, Một đám cưới, Nửa đêm, Dì
Hảo, Sao lại thế này, Làm tổ).Mảng đề tài thứ hai viết vềngười trí thức tiểu tư sản
có những tác phẩm như (Giăng sáng, Truyện tình, Một chuyện xú - vơ - nia, Đời
thừa, Cười, Quên điều độ, Xem bói, Nước mắt, Những chuyện khơng muốn
viết,Sống mịn). Sau cách mạng tháng Tám có những tác phẩm tiêu biểu (Đơi mắt,
Chuyện biên giới, Từ ngược về xuôi, Đường vô Nam, Vui dân công,…).
 Cuộc sống những người nông dân cùng khổ

Bức tranh nông thơn trong truyện ngắn của Nam Cao có phần mới mẻ khá
đặc biệt. Bao trùm lên tồn bộ thơn q trong tác phẩm của Nam Cao là một khơng
khí ngột ngạt u ám,hoang vắng và nghèo đói đến rợn người. Hình ảnh con đường,
ngõ vắng, tất cả mọi hoạt động của con người điều được thu gọn vào trong các mái
nhà.Cảnh nông thôn hoang vắng đến lạnh người như thế. Chính cái cảnh này nổi
lên lên tiếng chửi của những kẻ tha hóa rạch mặt ăn vạ, người vợ túng quẫn chửi
con hay thậm chí là tiếng khóc thành lời của những người nông dân bế tắc…Bức
tranh nông thôn trong sáng tác của Nam Cao phản ánh chính xác bộ mặt nông thôn
Việt Nam những năm cuối cùng của chế độ thuộc địa.
Trên bối cảnh nơng thơn xơ xác,ngịi bút của Nam Cao đã diễn tả chân thực
vềtình trạng nghèo túng và khơng ít nhân vật bị đẩy vào con đường chết đầy đau
đớn: anh Đĩ Chuột (Nghèo), bà cái Tý (Một bữa no), lão Hạc (Lão Hạc), anh Phúc

GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Lê Thị Hoài Thương


- 21 (Điếu văn)…số phận đáng thương của người nông dân bần cùng, mỗi người mỗi
cảnh nhưng chung lại đều là nghèo. Mỗi tác phẩm của nhà văn là một lời tố cáo
chân thực, cảm động về cuộc sống tăm tối, thê thảm của người nông dân. Bên cạnh
loại nhân vật chịu sự đầy đọa, chà đạp của xã hội nhưng vẫn giữ được nhân phẩm
của mình. Nam Caocịn chú ý đến những con người thấp cổ bé họng, bị áp bức bất
cơng đẩy họ vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Đó là Trạch Văn Đồnh (Đơi
móng giị),Trương Rự (Nửa đêm), Năm Thọ, Binh Chức (Chí Phèo)…
Trong xã hội ấy, người phụ nữ với thân phận nô lệ ln bị chà đạp thơ
bạo,có khi họ là nạn nhân khốn khổ của những kẻ mà họ phải thờ phụng Ở hiền,
Trẻ con khơng được ăn thịt chó, Địn chồng…Hay ta lại bắt gặp những nhân vật
nông dân với cái vẻ bề ngồi xấu xí thơ kệch, nhưng Nam Cao phát hiện bên trong
tâm hồn của họ những phẩm chất cao quý. Ôngđi sâu vào nỗi khổ tâm hồn của con

người bị đầy đọa, nhân phẩm bị xúc phạm giá trị làm người bị tước đoạt. Bị sỉ
nhục tàn tệ, người nơng dân khốn khổ chỉ có thể hoặc từ bỏ cuộc sống như Lang
Rận. Nam Cao đã đanh thép lên án xã hội lúc bấy giờchà đạp người nông dân
lương thiện, và dõng dạc bênh vực nhân phẩm của họ ngay khi bị sỉ nhục một cách
độc ác.
 Cuộc sống của những người trí thức tiểu tư sản nghèo
Viết về đề tài này, Nam Cao đã miêu tả thấm thía tình cảnh bấp bênh, đói
cơm,rách áocủa tầng lớp tiểu tư sản trước cách mạng, Nam Cao hiểu rất rõ cuộc
sống cơ cực của họ. Vì bản thân ơng đã là nhà văn nghèo bất đắc dĩ, từng dạy
học ở những nơi giáo khổ trường tư. Tác phẩm của Nam Cao đã ghi lại chi tiết
cuộc sống nghèo túng bi hài của người tư sản.Nhân vật tiểu tư sản của Nam Cao
là những Hộ(Đời thừa), Điền (Trăng sáng), Hài (Quên điềuđộ), …Họ đã ý thức
được nhân phẩm, có hồi bão, có tâm huyết với nghề,muốn xây dựng một sự
nghiệp lớn nhưng vì cơm áo gạo tiền mà đành phải sống thừa, kẻ ăn bám, làm

GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Lê Thị Hoài Thương


- 22 những việc bất lương…Nam Cao không chỉ miêu tả tình cảnh ấy mà cịn có thái
độmỉa mai thói hư tật xấu của những kẻ tri thức thèm khát hưởng lạc cuộc sống
giàu sang trong truyện Quên điều độ, Truyện tình, Nhìn người ta sung sướng.
 Quan điểm sáng tác
Nam Cao là một trong những nhà văn có ý thức tự giác về sáng tạo trong
văn chương trước cách mạng. Cả một đời nhiệt huyết với nghề, Nam Cao luôn
không ngừng suy nghĩ về cách sống và quan điểm nghệ thuật của mình.Những
quan điểm đó tuy khơng thể hiện trực tiếp qua báo chí hay văn bản chính luận,
nhưng đã được thể hiện qua các tác phẩm mà nhà văn sáng tác. Trong cuộc sống
cũng như trong nghề viết văn, Nam Cao gặp khá nhiều khó khăn ngay lúc ban đầu.

Lúc mới bắt đầu cầm bút viết văn, Nam Cao đã chịu ảnh hưởng của văn học lãng
mạn đương thời khiến ông hướng tới xu hướng “nghệ thuật vị nghệ thuật” thoát
khỏi hiện thực sáng tác ra những bài văn, bài thơ dễ dãi không phản ánh được hiện
thực cuộc sống mà ơng đang sống. Từ đó, Nam Cao đã kịp thời thoát khỏi thế giới
ảo ảnh để nhanh chóng trở về với cuộc sống thực. Quan điểm của Nam Cao trước
hết là quan điểm: “Nghệ thuật vị nhân sinh” nhà văn yêu cầu phải nhìn thẳng, phản
ánh chân thực hoàn cảnh đời sống, phục vụ đời sống con người. Người cầm bút
phải có trách nhiệm dám đương đầu với sự thật, dù sự thật ấy chẳng nên thơ chút
nào.
Trong truyện ngắn Giăng sáng Nam Cao viết: “Nghệ thuật không cần là ánh
trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể là tiếng đau khổ
kia, thoát ra từ những kiếp lầm than” [25, 112].Người nghệ sĩ phải mở rộng lịng
mình để đón nhận những vang động của đời.Nhà văn phải đồng cảm nhân vật Điền,
một nhà văn có xu hướng đi theo văn chương lãng mạn, muốn thoát khỏi cuộc
sống tầm thường ước ao muốn vươn lên cuộc sống giàu có. Điền muốn ánh trăng
nghệ thuật kia che lấp đi cái cuộc sống khó khăn hiện tại nhưng thực tế đã làm cho

GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Lê Thị Hoài Thương


- 23 anh tỉnh thức bởi, tiếng chửi mắng của người vợ. Ngồi kia ánh trăng đẹp đấy
nhưng nó lại không thể hiện được sự đồng cảm mà Điền phải gánh chịu, tâm trạng
Điền đang đấu tranh day dứt trong tư tưởng giữa hai con đường thực và ảo mà ý
thức được trách nhiệm ngịi bút của mình. Điền chối bỏ và nghiêm khắc phê phán
tính chất giả dối của văn thơ lãng mạn thờ ơ trước những kiếp người lầm than quay
lưng với cuộc sống. Để rồi lựa chọn cho mình chủ nghĩa hiện thực có nghĩa là trở
về chỗ đứng của mình trong những người nghèo khổ ruột thịt của mình:“Điền
chẳng cần đi đâu cả. Điền chẳng cần trốn tránh, Điền đứng trong lao khổ, mở hồn

ra đón lấy tất cả những vang động của đời…”[25, 113]. Điền chẳng muốn đi đâu
hay trốn tránh gì cả, anh muốn ở lại chịu đựng những lao khổ với vợ mình và
những người khốn khổ.
Quan điểm nghệ thuật ấy cho thấy nghệ thuật không chỉ phản ánh hiện thực
lầm than mà cịn thể hiện giá trị nhân đạo: “Nó phải chứa đựng một cái gì đó lớn
lao, mạnh mẽ vừa đau đớn vừa phấn khởi, nó ca tụng lịng u thương và sự bác ái,
nó làm cho người gần gũi nhau hơn” [25, 348]. Hộ trong Đời thừatừng mơ ước
viết một tác phẩm có giá trị chứa đựng một cái gì đó lớn lao, một tác phẩm có giá
trị chung cho nhân loại, đem lòng yêu thương cứu giúp đỡ người. Hộ sống theo
nguyên tắc yêu thương nâng đỡ họ trên đơi vai của mình, chính ngun tắc thể hiện
lịng nhân đạo đó Hộ đã cứu lấy đời Từ. Tư tưởng nhân đạo là sợi dây đỏ xuyên
suốt quá trình sáng tác của nhà văn.Mỗi tác phẩm của ông đều được xây dựng
trêncái nền nhân đạo kiên cố.
Nam Cao là nhà văn luôn coi lao động là một hoạt động nghiêm túc và cơng
phu, địi hỏi người viết văn phải cólương tâm với nghề, đề cao sự sáng tạo của
người nghệ sĩ.Ông lên án sâu sắc sự cẩu thả trong nghề văn: “Sự cẩu thả trong bất
cứ nghề gì cũng là sự bất lương rồi, nhưng sự cẩu thả trong văn chương thật là đê
tiện” [25, 341]. Sự cẩu thả trong văn chương, viết ra những tác phẩm hời hợt, tầm

GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Lê Thị Hoài Thương


- 24 thường sẽ giết chết một thế hệ người đọc sách, nếu như khơng cẩn trọng thì văn
chương sẽ đầu độc vào tinh thần một cách ghê gớm. Chính vì thế, Nam Cao có ý
thức rất rõ trách nhiệm của người cầm bút. Với Nam Cao, ông nhấn mạnh lương
tâm của người cầm bút. Từ việc đề cao ý thức sáng tạo của người nghệ sĩ, nhà văn
cũng coi trọng văn học nghệ thuật là một lĩnh vực hoạt động địi hỏi sự tìm tịi sáng
tạo khơng ngừng Nam Cao từng viết: “Văn chương không cần đến người thợ khéo

tay làm theo một vài kiểu mẫu được cho, văn chương chỉ dung nạp những người
biết đào sâu,biết tìm tịi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa
có”[25, 341]. Để có một tác phẩm có giá trị, người cầm bút phải biết cách đưa hình
ảnh của cuộc sống giản dị chẳng có gì hấp dẫn vào trong tác phẩm của mình sáng
tạo ra một thế giới thu nhỏ mang những ý nghĩa dạy đời cho bạn đọc, tưởng chừng
những cái khơng ra gì.Nhưng nó thật sự tạo nên một giá trị rất lớn, gây sự ám ảnh
cho người đọc, cái quan trọng ở đây không phải là nghĩ như thế nào viết thế ấy mà
là phải viết như thế nào để cho tác phẩm ấy làm bật lên tư tưởng thâm thúy. Chính
quan điểm trên,thể hiện rõ nhất ở các tác phẩm của Nam Cao mang một ý nghĩa
lớn.
Có thể nói, quan điểm nghệ thuật của Nam Cao tiến bộ và nhất quán rất cần
cho nền văn học hiện thực giai đoạn này, nó trở thành một kim chỉ nam để Nam
Cao mạnh dạn đi theo cách mạng với tư cách là một nhà văn chiến sĩ.
 Phong cách nghệ thuật
Nam Cao có tài năng đặc biệt trong việc phân tích tâm lý nhân vật.Điều đó
thể hiện qua hứng thú tìm kiếm, khám phá “con người trong con người”, đi tìm bản
chất thực của con người. Hứng thú tìm kiếm này, cũng như đối tượng tìm kiếm cho
dù là người nơng dân bần cùng tha hóa hay người tri thức tiểu tư sản nghèo thì
hứng thú đó vẫn khơng thay đổi, vẫn ngun vẹn và địi hỏi nhà văn phải nổ lực

GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Lê Thị Hoài Thương


- 25 kiếm tìm những điều quan trọng để tạo ra rồi ni dưỡng hứng thú ấy là sống hết
mình trung thực không giả dối.
Với phong cách của ông, Nam Cao đề cao con người sống có tư tưởng: “Sống
là cảm giác cũng là hành động nữa, nhưng hành động chỉ là phần phụ,có cảm giác
có tư tưởng mới sinh ra hành động. Bản chính cốt yếu của sự sống chính là tư

tưởng, cảm giác càng mạnh càng linh dịu tư tưởng càng dồi dào, càng sâu sắc thì
sự sống càng cao”[25, 647]. Điều mà Nam Cao nhấn mạnh ở đây khơng phải là
khía cạnh của tâm lý hay thế giới tinh thần mà thực chất ở đây là con người, tư
tưởng con người trí tuệ. Sức mạnh trí tuệ tạo nên phẩm chất và quy định tính cách
con người, có những hành vi ứng xử phù hợp mang tính đạo lý nhân văn cao cả,
cho nên các nhân vật của Nam Cao đều có dáng vẻ riêng, tâm lý riêng tiếp cận xử
lý từ góc độ tâm lý.Tâm lý của nhân vật được tái hiện và phân tích từ các góc độ
khác nhau, có những trạng thái tâm lý cực kì phức tạp.
Từ việc khai thác tâm lý, Nam Cao tạo ra kiểu kết cấu mà ở đó có sự đảo
ngược trình tự khơng gian, thời gian. Ngồi ra ta còn thấyxuất hiện nhiều dạng đối
thoại xen lẫn độc thoại nội tâm. Nhà văn làm thế giới bên trong của nhân vật càng
trở nên phong phú và phức tạp đúng như những gì diễn ra trong cuộc sống. Qua
việc phân tích tâm lý nhân vật, Nam Cao cịn đi đến việc xác lập từng giọng điệu
riêng, có tác phẩm nhà văn sử dụng giọng điệu buồn buồn mang màu sắc chua chát
mỉa mai, cịn có tác phẩm nhà văn tỏ ra lạnh lùng tưởng chừng như tàn nhẫn song
đầy tình cảm yêu thương.
1.3. Chức năng của văn học
1.3.1. Chức năng nhận thức
Chức năng văn học là khái niệm xác định ý nghĩa và giá trị của văn học đối
với đời sống xã hội.Chính văn học giúp cho con người nhận thức được chính mình
và cuộc sống thơng qua các chức năng nhận thức và chức năng giáo dục.

GVHD: ThS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Lê Thị Hoài Thương


×