Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

báo cáo nghiên cứu khoa học '' về chủ nghĩa hiện thực tâm lý trong sáng tác của nhà văn nam cao''

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.17 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008
106
VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TÂM LÝ TRONG
SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN NAM CAO
ON PSYCHOANALYTIC REALISM IN THE WORKS OF NAM CAO

BÙI CÔNG MINH
Uỷ ban Mặt trận TQVN thành phố Đà Nẵng

TÓM TẮT
Nam Cao là tác gia tiêu biểu xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt
Nam giai đoạn1930-1945, đồng thời là nhà văn có phong cách độc đáo với những cách
tân quan trọng về nội dung và nghệ thuật phản ánh hiện thực. Để có thể đi sâu tìm hiểu
giá trị đặc sắc của tác phẩm Nam Cao, tác giả bài báo đề xuất sử dụng khái niệm chủ
nghĩa hiện thực tâm lý - một khái niệm mới, gắn với quan niệm về chủ nghĩa hiện thực
hiện đạị, bên cạnh khái niệm chủ nghĩa hiện thực truyền thống vốn được phổ biến trong
giới nghiên cứu ở ta suốt nhiều thập kỷ qua. Nội dung bài báo gồm phần giới thiệu khái
niệm đồng thời tập trung chứng minh những đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực tâm lý
đã được thể hiện rõ nét trong tác phẩm Nam Cao.
ABSTRACT
Nam Cao is an outstanding and typical writer of the critical realism literary trend in
Vietnam between 1930 and 1945. He possesses a unique writing style with important
innovations in terms of content and the art of reflecting reality. In order to further explore
the special values of Nam Cao’s works, the author of this article proposes the use of
psychoanalytic realism, a new concept about modern realism existing by the side of
traditional realism, which has become well-known among Vietnamese researchers in
the past decades. The paper consists of the introduction, clarification of the concept and
the justification of the typical features of psychoanalytic realism, which are reflected
very distinctively in the works of Nam Cao.

1. Đặt vấn đề


Nam Cao (1915-1951) là một trong những đại biểu xuất sắc của trào lưu văn học
hiện thực phê phán ở n ước ta giai đoạn 1930-1945 đồng thời cũng là một trong số
những cây bút văn xuôi lớn nhất của Việt Nam thế kỉ XX. Gia tài văn học mà ông để lại
tuy không đồ sộ, chỉ có 2 cuốn tiểu thuyết, vài chục truyện ngắn, nhưng ta dễ dàng tìm
thấy ở đó những giá trị nghệ thuật hoàn thiện đạt tới cái ngưỡng của tính cổ điển hiện
đại. Với thiên truyện đặc sắc Chí Phèo (1941), tiểu thuyết Sống mòn (1944) và nhiều
truyện ngắn xuất sắc khác, sự xuất hiện của Nam Cao đã tạo ra một bước ngoặt vô cùng
quan trọng trong lịch sử của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân
làm nên vị trí bước ngoặt ấy, tuy nhiên, xét về mặt tư tưởng sáng tạo và mức độ cách
tân nghệ thuật, có thể nói Nam Cao đã đem đến cho văn học Việt Nam giai đoạn 1930-
1945 một loại hình chủ nghĩa hiện thực kiểu mới.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008
107
2. Về khái niệm chủ nghĩa hiện thực tâm lý
Chúng ta đều biết, chủ nghĩa hiện thực - với tư cách là một phương pháp sáng
tác - gắn liền với một một trào lưu văn học xuất hiện ở Tây Âu thế kỷ XIX. Ph. Ăng-
ghen, trong lá thư gửi nữ văn sĩ Anh Hac-cơ-net vào năm 1888, đã phát biểu một định
nghĩa có tính kinh điển về chủ nghĩa hiện thực : “Theo tôi, ngoài chi tiết chân thực, chủ
nghĩa hiện thực còn đòi hỏi sự tái hiện chân thực những tính cách điển hình trong những
hoàn cảnh điển hình” [4, tr.383-384]. Như vậy, từ thực tiễn của văn học Tây Âu thế kỷ
XIX, đặc biệt là văn học Pháp với những tác phẩm của Ban-dắc, Ăng-ghen đã xác định
hai nét đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa hiện thực: “chi tiết chân thực” và “những tính
cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình”. Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà
nghiên cứu, lý luận ở ta đã dựa trên định nghĩa nổi tiếng nói trên của Ăng-ghen làm cơ
sở chủ yếu để nghiên cứu, xem xét, đánh giá các trào lưu và tác phẩm văn học.
1
Tuy nhiên, lịch sử phát triển của trào lưu văn học hiện thực thế giới đã bổ sung
những thực tiễn sáng tác mới. Bên cạnh chủ nghĩa hiện thực truyền thống, đã song song
tồn tại những loại hình chủ nghĩa hiện thực hiện đại, điều mà các nhà kinh điển chưa có
điều kiện đề cập tới. Trong số đó có một loại hình chủ nghĩa hiện thực mà một số nhà

nghiên cứu gọi là chủ nghĩa hiện thực tâm lý. Đây là khái niệm để chỉ một chủ nghĩa
hiện thực đi sâu khám phá hiện thực của tâm hồn, “một chủ nghĩa hiện thực trong ý
nghĩa cao nhất, một chủ nghĩa hiện thực

khám phá con người bên trong con người "[5,
tr.8]. Trong một công trình nghiên cứu của Viện sĩ người Nga M.B. Khrapsencô
2
được
dịch ra tiếng Việt vào cuối những năm 70 (thế kỷ XX), khi xem xét các hiện tượng văn
học hiện thực Nga cuối thế kỷ XIX, nhà nghiên cứu này đã đề xuất phân chia chủ nghĩa
hiện thực Nga thành 2 loại hình cơ bản: chủ nghĩa hiện thực tâm lý - sử thi và chủ
nghĩa hiện thực tâm lý- triết học

Trên cơ sở tiếp thu thành quả nghiên cứu này, chúng tôi vận dụng khái niệm chủ
nghĩa hiện thực tâm lý vào phân tích sáng tác của nhà văn Nam Cao để phân biệt với
loại hình “chủ nghĩa hiện thực phơi bày phong hoá, thế sự” trong sáng tác của các nhà
văn trước ông như Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,
[2, tr.342]. Với cách phân loại này, có thể khai thác
được đầy đủ, toàn diện vẻ đặc thù sâu sắc trong nghệ thuật hiện thực của các nhà văn tài
năng độc đáo, đặc biệt là với hai phong cách lớn của văn học Nga cuối thế kỷ XIX là
L.Tônxtôi và Ph.Đôtxtôiepxki.

1
Cùng với khái niệm chủ nghĩa hiện thực nói chung, các nhà nghiên cứu cũng đồng thời sử dụng khái niệm
chủ nghĩa hiện thực phê phán để chỉ trào lưu văn học thời kỳ này, do cảm hứng chủ đạo của nó là phê phán,
tố cáo xã hội. Đây là khái niệm do Hội Nhà văn Liên xô đưa ra năm 1934 để phân biệt chủ nghĩa hiện thực
không thuộc ý thức hệ vô sản với chủ nghĩa hiện thực thuộc ý thức hệ vô sản. Sự khác nhau chủ yếu giữa hai
khái niệm này là ở chỗ, một bên chỉ dừng lại ở mức độ tố cáo, phê phán còn một bên là chỉ ra chiều hướng
phát triển tương lai. “Phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa yêu cầu mô tả cuộc sống một cách chân thực,
lịch sử-cụ thể và trong quá trình phát triển cách mạng của nó, và trên cơ sở sự mô tả đó có nhiệm vụ giáo

dục chủ nghĩa cộng sản cho người lao động”- Điều lệ Hội nhà văn Liên xô- [dẫn theo 3, tr.586].

2
M.B.Khrapsencô. (1904-1986), Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên xô (cũ). Giải thưởng Lênin về
VHNT 1974
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008
108
Vũ Trọng Phụng v.v Gần đây, trong những chuyên luận về Nam Cao, một số nhà
nghiên cứu cũng đã sử dụng thuật ngữ này để phân tích đặc trưng của chủ nghĩa hiện
thực Nam Cao. [6, tr.170-185].
3. Nam Cao - nhà văn của chủ nghĩa hiện thực tâm lý
Đánh giá Nam Cao sáng tác theo phương pháp của chủ nghĩa hiện thự c tâm lý,
chúng ta vẫn khẳng định ông là nhà văn hiện thực đúng với nghĩa nghiêm ngặt của từ
này. Ông cũng đề cập trực diện đến cái đói và miếng ăn; phản ánh cuộc sống của những
con người bị “áo cơm ghì xuống đất”. Nhưng với Nam Cao, phản ánh cái hiện-thực-đói
không chỉ là sự báo động về nạn đói vật chất đơn thuần mà hơn thế, là lời cảnh báo về
phẩm giá con người trước cái đói. Nam Cao luôn hiện ra như một trí tuệ luôn băn khoăn
trước câu hỏi làm gì để giữ nhân phẩm con người trước sức công phá dữ dội của hoàn
cảnh. Vì thế, ông đã chọn một lối đi riêng trong cách tiếp cận thẩm mỹ đối với hiện
thực, công phu tìm kiếm những sự thật kín đáo, tiềm ẩn đằng sau những mâu thuẫn hiện
diện trong xã hội, đi sâu khám phá hiện thực của tâm hồn con người. Nói một cách công
bằng thì tâm lý, tính cách con người bao giờ cũng là đối tượng phản ánh của văn học
mọi thời đại, bởi lịch sử văn học xét cho cùng là lịch sử tâm hồn một dân tộc. Tuy
nhiên, cái để làm nên một Nam Cao trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam, cái để
chúng ta có thể mạnh dạn gọi ông là nhà văn của chủ nghĩa hiện thực tâm lý là ở chỗ,
Nam Cao không chỉ dừng ở việc mô tả tâm lý nhân vật như cách hiểu, cách làm thông
thường, mà ông đã tiếp cận tâm lý con người với ý thức triết học, và về mặt nghệ thuật,
với Nam Cao, tâm lý là điểm tựa của kiến tạo văn bản, nội tâm nhân vật là đối tượng
miêu tả trực tiếp; tính cách nhân vật chủ yếu được khắc họa bằng đường dây tâm lý.
Đi sâu vào tác phẩm Nam Cao, người đọc có thể nhận ra trong mỗi nhân vật của

ông - cho dù là nông dân hay trí thức tiểu t ư sản - đều mang trong mình những cuộc vật
lộn nội tâm dữ dội, những sự dằn vặt, cắn rứt, khổ sở về bản thân mình và cả trong suy
nghĩ đối với những người chung quanh. Những câu chuyện của Nam Cao thường không
thể kể lại được vì nó được dệt nên chỉ bởi những hồi ức, những nỗi buồn vui của nhân
vật, mặc dầu những hồi ức, những nỗi buồn vui ấy đều gắn liền với hiện thực đời sống
xã hội Việt Nam trước 1945. Khi đã xác định tâm lý con người là đối tượng phản ánh,
Nam Cao thường không chọn bối cảnh rộng lớn để đưa vào tác phẩm như nhiều nhà văn
hiện thực khác. Ông đã soi chiếu vào những không giản nhỏ hẹp để trên đó, nhân vật
hiện ra với triền miên trong những suy nghĩ, qua đó bộc lộ tính cách, bộc lộ tình cảm,
thái độ xã hội của mình. Thời gian trong tác phẩm Nam Cao dường như cũng ngưng
đọng, quẩn quanh, bị tãi ra, kéo dài miên man. Nó là một thứ thời gian tâm trạng. Con
người hiện hữu của Nam Cao thường hay hồi tưởng lại thời gian quá khứ để quên đi
những nỗi khổ về vật chất và tinh thần hiện tại.
Nam Cao không né tránh, trái lại, ông đặc biệt thành công với những "ca" tâm lý
phức tạp nhất, những tâm trạng chứa chất nhiều mâu thuẫn. Và chính ở đó, bức tranh
hiện thực về đời sống và tính cách nhân vật càng được khắc họa đến mức điển hình
sống động. Ông đã khám phá nhiều khía cạnh khác nhau, thậm chí tương phản nhau
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008
109
trong cùng một tính cách. Vì vậy về mặt thi pháp phản ánh, Nam Cao cũng phải thể
hiện nhân vật rất đa dạng, đa chiều trong tính phức hợp và khả năng lưỡng phân của nó.
Không phải là hiếm trên những trang truyện của Nam Cao, những tâm trạng như thế
này: "ngay lúc ấy hắn nghẹn ngào trong cổ. Nh ưng chỉ một lúc sau, hắn đã bật cười"
(Xem bói ); hoặc: "giọng y nửa đứng đắn, nửa đùa. Nói xong, y cười ăng ắc. Tiếng cười
thái quá ấy nghe còn đau đớn hơn tiếng khóc. Tiếng cười im, mặt y dãn ra ngay, trở nên
buồn rười rượi" (Sống mòn). Nam Cao biệt tài trong việc mô tả tâm trạng dở cười dở
khóc, dở say dở tỉnh. Nó là cái ngoại hiện của những tấn bi kịch bên trong con người.
Diễn tả những tình cảm phức tạp của nhân vật, Nam Cao sử dụng những từ ngữ có sức
gợi lớn. Nhân vật của Nam Cao khóc: "Mắt lão ầng ậng nước", "nước mắt ứa ra òng
ọng", "thầy rân rấn nước mắt", "mắt bu ầng ậng nước”, “khóc ằng ặc như người nuốt

phải ngụm gì đắng quá, nó quánh vào cổ họng", " khóc ngằn ngặt" Và cười: "Cười
khành khạch", "cười sằng sặc", "cười hừng hực", "cười sòng sọc", "tiếng cười nảy lên
đành đạch", "hắn ngửa mặt lên trời cười ặc ặc" v.v Tâm trạng dỗi hờn cũng là một
biểu hiện tâm lý phức tạp của nhân vật Nam Cao. Nhân vật của Nam Cao vốn cũng "hay
tủi thân, hay khóc như những bà già". Chẳng hạn một văn sĩ Điền trong truyện Nước
mắt: "Điền vẫn ngồi cúi mặt. Một nỗi chua xót gần như thuộc về thể chất ứ lên trong
lòng Điền", "Điền cực lắm. Hắn thấy một lớp buồn tủi nữa chất thêm vào lòng!'. Và một
anh giáo Thứ: "Thứ đột nhiên thấy nổi lên trong lòng một nỗi uất ức tối tăm. Nó nâng
một cục gì lên, lấp họng y " Những nhân vật nông dân hay người lao động khác của
Nam Cao cũng có lúc mang một tâ m trạng dỗi hờn như thế. Thai trong truyện Làm tổ
"Cổ hắn cứ nghèn nghẹn suốt từ giờ cho đến tối. Có lúc nước mắt hắn ứa ra một chút.
Hắn ngao ngán quá . Và Mô (Sống mòn ): “Mặt nó sưng lên, như giận dỗi ai. Nó giận
trời, giận đời, giận mẹ vợ, giận ô tô, giận chiến tranh, giận tất cả mọi người. Tìm cái dùi
trống không thấy, nó nhặt ngay một thanh củi tạ, đạp loạng choạng mấy tiếng, rồi quăng
ngay ra ngay giữa lối đi" (Sống mòn).
Khi khắc hoạ tính cách nhân vật bằng đường dây tâm lý, Nam Cao sử dụng phổ
biến lối trần thuật hoá thân vào nhân vật. Đến Nam Cao, văn xuôi Việt Nam đã trở
thành giọng văn mang tính “phức điệu”. Thế giới nội tâm nhân vật được nhà văn trần
thuật lại theo phương thức lời nửa trực tiếp, trong đó lời trần thuật ẩn dưới dưới lời nhân
vật, điều này đặc biệt gây ấn tượng so với nhiều tác giả văn xuôi hiện thực lúc bấy giờ.
Nam Cao buộc người đọc phải luôn theo dõi sự biến hoá của giọng văn, bị cuốn hút vào
đó, thực chất là bị cuốn hút vào sự chuyển biến các trạng thái tâm lý nhân vật. Và cũng
theo đó, Nam Cao sử dụng đầy hiệu quả kỹ thuật dòng ý thức gắn liền với độc thoại nội
tâm, trong đó tư tưởng nhân vật luôn luôn lướt từ ý nghĩ này sang ý nghĩ khác như dòng
sông chảy không ngừng. Đây là quan niệm động về tâm lý, trái với quan niệm tĩnh cho
rằng tư tưởng có những đoạn, khúc, có giới hạn phân minh. Phương thức này là biểu
hiện một cách tinh vi của trạng thái ý thức của nhân vật diễn biến một cách quanh co
phức tạp, theo những quy luật bất ngờ của sự sống. Độc thoại nội tâm là cách nhân vật
tự nói chuyện với chính mình, gần như không có sự can thiệp của tác giả. Đây cũng là
biện pháp nghệ thuật rất phổ biến ở Nam Cao.

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008
110
4. Kết luận:
Tóm lại, khi bàn về những đóng góp đặc sắc của Nam Cao vào tiến trình hiện
đại hoá văn xuôi Việt Nam trong giai đoạn 1930-1945, chúng ta khẳng định Nam

Cao

-
với tư cách là nhà văn hiện thực xuất sắc - đã không đi ra ngoài những nguyên tắc của
chủ nghĩa hiện thực nhưng ông đã mang đến cho văn học một loại hình chủ nghĩa hiện
thực mới, đó là

chủ

nghĩa

hiện

thực


tâm lý, khai thác hiện thực ở chiều sâu mang tính
triết luận về đời sống tinh thần nhân vật, vượt lên trên lối kể tả thông thường. Sự cách
tân sâu sắc này đã đưa Nam Cao trở thành “người đại diện tiêu biểu nhất” (chúng tôi
nhấn mạnh) của trào lưu hiện thực phê phán trong thời kỳ phát triển cuối cùng” [1,
tr.329].
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Hoành Khung (1973), “Nam Cao”, Lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945,

tập V, phần II, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[2] Khrapchencô M.B, Cá tính sáng tạo của nhà v ăn và sự phát triển của văn học,
NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1979.
[3] Phương Lựu-Trần Đình Sử-Nguyễn Xuân Nam-Lê Ngọc Trà-Lã Khắc Hoà-Thành
Thế Thái Bình (2006), Lý luận văn học (tái bản lần thứ năm), NXB Giáo dục, Hà
Nội.
[4] C.Mác - Ph.Ăng-ghen -V.I. Lê-nin: Về văn học và nghệ thuật, NXB Sự thật, Hà
Nội, 1977.
[5] Trần Đình Sử (1993), “Lời giới thiệu”,Những vấn đề Thi pháp Đôtxtôiepxki, NBX
Giáo dục, HN.
[6] Trần Đăng Xuyền (2001), Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, NXB Khoa học Xã hội,
Hà Nội.

×