Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tiểu luận Công chúng báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.88 KB, 25 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
VIỆN BÁO CHÍ

BÀI TẬP LỚN
MƠN: CƠNG CHÚNG BÁO CHÍ
ĐỀ BÀI:
Hãy phân tích thực trạng nghiên cứu cơng chúng tại cơ quan báo chí
nơi anh chị đang công tác hoặc tổng thuật tài liệu

Sinh viên thực hiện:
Lớp:
Chuyên ngành:
Mã sinh viên:
Giáo viên hướng dẫn:

Nguyễn Đức Anh
K.....
Báo chí
xxxx

TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh.

Hà Nội, năm 2022


MỞ ĐẦU
Trong lý luận và thực tiễn hoạt động của báo chí truyền thơng hiện đại,
cơng chúng báo chí ln có vai trị đặc biệt quan trọng. Tính chun nghiệp,
đạo đức và uy tín của báo chí được đánh giá bằng thái độ và cách ứng xử của
công chúng báo chí. Khả năng nghiên cứu, hiểu biết về cơng chúng báo chí đối tượng phục vụ của báo chí nói chung và từng cơ quan báo chí nói riêng là
cơng việc khoa học, là yêu cầu của nền báo chí chuyên nghiệp, hiện đại. Chỉ


khi nào báo chí nhận diện được chính xác đối tượng phục vụ bằng những kết
quả, chỉ số đo lường chi tiết liên quan đến hoạt động báo chí thì báo chí mới
có thể phục vụ tốt và định hướng tốt.
Ngày nay, trước sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, kinh tế xã hội của đất nước ngày càng phát triển vững mạnh thì cơng chúng hiện nay
cũng đã có nhiều thay đổi, từ việc phát triển cả về số lượng, trình đến việc tham
gia ngày càng tích cực vào q trình truyền thông. Nhu cầu về tiếp nhận thông
tin của công chúng báo chí đã thay đổi từ việc tiếp nhận thơng tin thụ động sang
chủ động và bình đẳng trong thu nhận, trao đổi thơng tin. Các loại hình báo
mạng điện tử, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ dẫn tới sự đa dạng, phong phú về
các cách tiếp cận và trao đổi, chia sẻ thông tin diễn ra nhanh chóng. Do đó, việc
nhận diện cơng chúng báo chí đã trở thành yêu cầu khách quan, cần thiết đòi hỏi
các cơ quan báo chí phải nghiên cứu.
Nghiên cứu, nhận diện công chúng là một nhiệm vụ quan trọng và cần
thiết của cơng tác báo chí. Thật khơng dễ dàng để chúng ta có thể hiểu biết hết
được về các đối tượng cơng chúng báo chí. Phải giải đáp nhiều vấn đề phức tạp
như: Ai đọc, đọc báo gì và đọc nội dung gì? Ai nghe và xem những chương trình
nào? Rồi những nhu cầu nào đã được đáp ứng, chưa được đáp ứng?...
Sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã mở ra một
đời sống truyền thông đa dạng hơn, với đầy đủ các loại phương tiện, thiết bị
giúp cho công chúng tiếp cận một cách nhanh chóng những thơng tin trên
khơng gian trực tuyến. Trong bối cảnh mối quan hệ giữa công chúng và báo chí


có sự chuyển biến mạnh mẽ, báo chí truyền thống đang phải cạnh tranh với các
loại hình thơng tin truyền thơng mới, Báo in nói chung và Báo in Qn khu 9
nói riêng đã bộc lộ những hạn chế nhất định, nhất là yêu cầu về tiếp cận và
nghiên cứu cơng chúng cịn gặp nhiều khó khăn.
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, báo chí sẽ vận động và phát
triển khơng ngừng. Do đó, Báo in Quân khu 9 đòi hỏi cần thiết phải nâng cao
hiệu quả và năng lực hoạt động, sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với nhu

cầu và không ngừng mở rộng ảnh hưởng của mình đến các đối tượng cơng
chúng. Để có thể giải quyết những vấn đề trên, Báo in Quân khu 9 phải nhận
diện được bạn đọc - đối tượng tiêu thụ thơng tin của mình.
Dưới sự hướng dẫn tìm hiểu, nghiên cứu của giáo viên bộ mơn TS.
Nguyễn Thị Tuyết Minh và xuất phát từ những đòi hỏi khách quan và yêu cầu về
nâng cao hiệu quả tác động công chúng của báo Báo in Quân khu 9, trong bài
tập này em xin được phân tích thực trạng nghiên cứu công chúng tại cơ quan
Báo in Quân khu 9 hiện nay với mục đích nhằm học tập, nghiên cứu, tìm hiểu
và nâng cao nhận thức cho bản thân về nghiên cứu cơng chúng báo chí trong
tình hình hiện nay.

NỘI DUNG
3


I. GIỚI THIỆU VỀ BÁO QUÂN KHU 9
1. Báo Quân khu 9
Báo Quân khu 9 là một bộ phận trong hệ thống báo chí nước Cộng hịa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy – Bộ
Tư lệnh Quân khu 9, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền các chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các hoạt
động của lực lượng vũ trang Quân khu theo quy định của Pháp luật, Luật báo chí
và quy định của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Báo Quân khu 9 hiện nay có 3 loại hình báo chí, bao gồm: Báo hình
(Chương trình truyền hình Quốc phịng tồn dân Quân khu 9) phát sóng 2
kỳ/tháng mỗi kỳ 25 phút trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, thời gian 20 giờ
00 phút, tối chủ nhật (tuần 1 và tuần 3) trên Kênh VTV5 Cần Thơ; 21 giờ 10
phút, thứ 5 trên kênh VTV9; Báo nói (cịn gọi là Chương trình Phát thanh
Quốc phịng tồn dân Qn khu 9) phát sóng mỗi tuần 1 kỳ trên sóng Đài Phát
thanh - Truyền hình thành phố Cần Thơ, mỗi kỳ 30 phút vào lúc 06 giờ 30 phút

và 14 giờ 30 phút, ngày chủ nhật; Báo in (ra định kỳ 4 số/tháng vào các ngày 7,
14, 21 và 28). Ngoài ra, Báo Quân khu 9 cịn phối hợp với Đài Tiếng nói Việt
Nam khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long thực hiện Chương trình “Chiến sĩ
miền Tây” phát sóng mỗi tuần một kỳ, thời lượng mỗi kỳ 30 phút vào lúc 07
giờ 00 phút và 19 giờ 00 phút, ngày thứ 7 hàng tuần.
Về tổ chức, biên chế: Báo Quân khu 9 có 12 cán bộ, phóng viên, biên tập
viên đều có trình độ đại học (9 đồng chí đúng chuyên ngành) trong đó có 6 đồng
chí sĩ quan và 6 đồng chí quân nhân chuyên nghiệp. Biên chế gồm: 01 Tổng biên
tập, 01 Phó Tổng biên tập, 01 Thư ký Tịa soạn, 03 Biên tập viên, 06 Phóng
viên. Được chia thành 2 tổ: Tổ Tòa soạn - Kỹ thuật và Tổ Biên tập - Phóng viên.
2. Báo in Quân khu 9
Báo in Quân khu 9 ra đời ngày 10/01/1947 có tiền thân là các Báo:
“Tiếng súng kháng địch”, “Tổ Quốc” trong kháng chiến chống thực dân
Pháp và “Quân Giải phóng miền Tây” trong kháng chiến chống Mỹ. Trải qua
4


hơn 74 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của các thế hệ cán bộ,
phóng viên, biên tập viên Tòa soạn báo, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy - Bộ
Tư lệnh Quân khu 9, sự chỉ đạo trực tiếp của Cục Chính trị, Báo in Quân
khu 9 đã trưởng thành vượt bậc, trở thành một trong những tờ báo có vị trí
quan trọng trong hệ thống báo chí Quân đội, có ý nghĩa to lớn trong việc
thực hiện tuyên truyền các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ Quốc phòng - An ninh, chủ
nghĩa anh hùng cách mạng của quân và dân ta trong sự nghiệp giải phóng
dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đoàn kết
quốc tế, đồng thời đấu tranh chống các quan điểm, tư tưởng sai trái của các
thế lực thù địch.
Từ khi ra đời cho đến nay, Báo in Quân khu 9 luôn thực hiện đúng tôn
chỉ, mục đích và nhiệm vụ, phát huy tốt vai trị là cơ quan ngôn luận của Đảng

ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu, là tiếng nói của lực lượng vũ trang, phản ánh kịp
thời, tồn diện các sự kiện chính trị, các hoạt động của lực lượng vũ trang Quân
khu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống quân nhân.
- Đặc điểm của báo in Quân khu 9:
Hiện nay, số lượng phát hành báo in ở Quân khu 9 là 4.800 tờ/số cấp đến các
cơ quan, đơn vị trong lực lượng vũ trang Quân khu (bao gồm bộ đội chủ lực, các
đơn vị dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên); cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, huyện,
thị xã, xã, phường, thị trấn; Hội Cựu chiến binh; Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng,
Biên phòng các địa phương; một số cơ quan, đơn vị trọng yếu của Đảng, Nhà
nước... trên địa bàn Quân khu 9. Ngoài ra báo in Quân khu 9 còn phát hành trao đổi
với trên 100 cơ quan báo chí trong và ngồi Qn đội trên địa bàn cả nước.
Về nội dung, hình thức thể hiện: Báo in Quân khu 9 có 8 trang (4 trang
màu và 4 trang đen trắng). Bao gồm Trang bìa (trang nhất): Giới thiệu thông tin
tờ báo, tin hoạt động nổi bật và mục lục điểm qua nội dung số báo; Trang 2: Tin
tức – sự kiện; Trang 3: Công tác Đảng – Cơng tác Chính trị; Trang 4,5: Văn hóa
– Xã hội; Trang 6,7: Qn sự - Quốc phịng; Trang 8: Hậu phương người lính.
5


Với các chuyên mục: Xã luận; Cùng suy ngẫm; Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh; Xây dựng Đảng; Những vấn đề cần biết; Phóng sự ảnh;
Hoạt động của các tổ chức quần chúng; Người tốt – việc tốt; Trả lời thư bạn đọc;
Biển đảo quê hương.
Trong các loại hình báo Quân khu 9, Báo in Quân khu 9 là một kênh
thông tin quan trọng đối với đời sống tinh thần của cán bộ, chiến sĩ trong lực
lượng vũ trang Quân khu. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên của tờ báo
là những quân nhân ln có sự sáng tạo, đồn kết, u nghề, có bản lĩnh chính
trị vững vàng, trách nhiệm với cơng việc, khơng ngừng học tập, rèn luyện, vượt
mọi khó khăn hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trong q trình phát triển, Báo in Qn khu 9 ln tích cực đổi mới cả

về nội dung lẫn hình thức. Về nội dung Báo in Quân khu 9 luôn hướng tới nâng
cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, đảm bảo vừa giữ vững định hướng
chính trị, vừa nỗ lực tìm tịi, đổi mới, tạo được bước chuyển biến trong bối
cảnh thông tin đa chiều, đa phương tiện, cạnh tranh quyết liệt. Nội dung các
tin, bài đúng định hướng, có độ chuẩn xác cao, bám sát thực tiễn đời sống của
bộ đội, kịp thời phản ánh ý kiến, thu hút trí tuệ của cán bộ, chiến sĩ và các tầng
lớp nhân dân, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng quân đội
nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, tơ thắm hình ảnh “Bộ đội
Cụ Hồ” trong lịng nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Đồng thời phát hiện
tuyên truyền, phổ biến những tấm gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới điển
hình tiên tiến, những thành tựu, sáng kiến, cải tiến, kinh nghiệm trong lĩnh vực
quân sự - quốc phòng, phản ánh và định hướng dư luận xã hội, làm diễn đàn
thực hiện quyền tự do ngôn luận của cán bộ, chiến sĩ Lực lượng vũ trang Quân
khu và nhân dân khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Về hình thức trình bày, Báo in Quân khu 9 đã có nhiều cải tiến về hình
thức trình bày, có nhiều hình ảnh chất lượng, độ lớn hình ảnh tăng, tin bài
ngắn gọn, xúc tích. Bố cục các chuyên trang, chuyên mục và các bài viết trên
Báo đa dạng, phong phú, rõ chủ đề, phản ánh khá toàn diện hoạt động của các
6


cơ quan, đơn vị trong lực lượng vũ trang Quân khu. Một số chuyên trang,
chuyên mục có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn và lơi
cuốn được độc giả.
II. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU CƠNG CHÚNG TẠI CƠ QUAN
BÁO IN QUÂN KHU 9
Những năm trước đây, khi mà internet và mạng xã hội còn hạn chế, sự
phát triển của các loại hình báo chí chưa thật đa dạng, phong phú thì Báo in
Quân khu 9 chưa thực sự quan tâm và nghiên cứu về công chúng.
Trong những năm gần đây, trước sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ

thuật và công nghệ dẫn tới sự xuất hiện của nhiều loại hình thơng tin, báo chí
mới, đặc biệt trong đó phải nói đến là sự ra đời và bùng nổ, phát triển của loại
hình báo mạng điện tử và cùng với đó là kinh tế - xã hội phát triển, đời sống
của nhân dân ngày càng được nâng cao đã dẫn tới cách thức và nhu cầu về
tiếp nhận thông tin của nhân dân, công chúng báo chí cũng ngày càng thay
đổi và tăng cao. Chính vì vậy, mà tính cạnh tranh của các loại hình báo chí
ngày càng trở nên gay gắt hơn. Do đó, để chiếm được vị thế và giữ được công
chúng, độc giả của mình, đồng thời ngày càng gia tăng số lượng độc giả thì
các cơ quan báo chí phải thường xuyên vận động biến đổi và phát triển đi lên
để đáp ứng theo nhu cầu tiếp nhận thông tin mới của cơng chúng. Muốn làm
được điều đó thì các cơ quan báo chí cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa
báo chí và cơng chúng báo chí theo từng giai đoạn lịch sử. Trong đó, điểm
mấu chốt là các cơ quan báo chí cần nhận biết và phải hiểu biết rõ được về
cơng chúng của mình.
Nhận thức rõ những vấn đề đang đặt ra và để giải quyết tốt mối quan hệ
trên với mục đích thay đổi, phát triển để đáp ứng tốt hơn về nhu cầu thông tin
của công chúng, những năm gần đây Báo in Quân khu 9 đã thường xuyên thực
hiện các cuộc khảo sát để tìm hiểu, nghiên cứu về cơng chúng của mình. Nhờ
vậy mà Báo in Quân khu 9 ngày càng phát triển vững mạnh, giữ vững được uy
tín, đáp ứng tốt các nhu cầu về thông tin, thu hút được đông đảo công chúng,
7


bạn đọc và ngày càng gia tăng được lượng độc giả mới.
Mặc dù vậy, trong q trình khảo sát cơng chúng của cơ quan Báo in
Quân khu 9 cũng đã gặp phải rất nhiều những vấn đề khó khăn, đặc biệt là vấn
đề cơng chúng Qn nhân. Đây là nhóm công chúng hoạt động trong môi trường
thực hiện các nhiệm vụ đặc thù, đặc biệt số lượng, chất lượng công chúng là Hạ
sĩ quan - Binh sĩ đi thực hiện nghĩa vụ quân sự thường xuyên biến động và thay
đổi. Do đó, đã dẫn tới thực trạng tính chính xác và độ tin cậy trong quá trình

khảo sát cũng chưa thật sự được như mong muốn.
III. MỘT SỐ KẾT QỦA KHẢO SÁT CÔNG CHÚNG GẦN NHẤT
TẠI CƠ QUAN BÁO IN QUÂN KHU 9
Trong năm 2020, để hiểu rõ hơn về cơng chúng báo chí mà cụ thể là nhóm
đối tượng cơng chúng qn nhân của mình với mục đích nâng cao chất lượng
sản phẩm báo chí cho phù hợp với nhu cầu của cơng chúng thì cơ quan Báo in
Qn khu 9 đã tổ chức và tiến hành cuộc khảo sát với tổng số lượng người tham
gia cuộc khảo sát là 600 người với các đặc điểm như sau:
Đơn vị mẫu khảo sát
Đơn vị
Số lượng
Chủ lực
250
Bốn cơ quan Quân khu
200
Các đơn vị địa phương
150
Tổng
600
Giới tính mẫu khảo sát
Giới tính
Số lượng
Nam
526
Nữ
74
Tổng
600
Độ tuổi của mẫu khảo sát
Nhóm tuổi

Số lượng
Dưới 25 tuổi
273
Từ 25 – 35 tuổi
142
Từ 36 – 45 tuổi
97
Trên 45 tuổi
88
Tổng
600
8

Tỷ lệ (%)
41,7
33,3
25,0
100,0
Tỷ lệ (%)
87,7
12,3
100,0
Tỷ lệ (%)
45.5
23,7
16,2
14,6
100,0



Trình độ học vấn của mẫu khảo sát
Trình độ
Số lượng
Trung học cơ sở
49
Trung học phổ thông
119
Trung cấp
229
Cao đẳng, Đại học
197
Trên Đại học
6
Tổng
600
Cấp bậc mẫu khảo sát
Cấp bậc
Số lượng
Cấp tá
120
Cấp úy
255
Hạ sĩ quan – Binh sĩ
225
Tổng
600
Chức danh mẫu khảo sát
Chức danh
Số lượng
Sĩ quan

180
Quân nhân chuyên nghiệp
195
Hạ sĩ quan – Binh sĩ
225
Tổng
600

Tỷ lệ (%)
8,2
19,8
38,2
32,8
1,0
100,0
Tỷ lệ (%)
20,0
42,5
37,5
100,0
Tỷ lệ (%)
30,0
32,5
37,5
100,0

Cơ quan Báo in Quân khu 9 đã tiến hành khảo sát trên mẫu nhóm công
chúng quân nhân khá đa dạng, đầy đủ về đối tượng khảo sát như giới tính, trình
độ học vấn, nghề nghiệp, độ tuổi, cấp bậc, chức danh. Cuộc khảo sát đạt đã được
một số kết quả như sau:

1. Tần suất đọc Báo in Quân khu 9
Với câu hỏi khảo sát: “Đồng chí có thường đọc báo in Qn khu 9 khơng?”
Kết quả cho thấy có 81,75% cán bộ, chiến sĩ được hỏi trả lời thường xuyên
đọc báo in Quân khu 9. Số người thực hiện hành vi này ở mức “vài số đọc một lần”
là 13,25%. Nếu cộng cả hai mức độ thường xuyên và vài ngày đọc cho ra tỷ lệ
95%. Tỉ lệ đọc Báo in Quân khu 9 cao cũng là điều dễ hiểu bởi với đặc thù nền nếp
sinh hoạt của Quân đội cùng 11 chế độ hàng ngày như hiện nay, Báo Nhân dân,
Báo Quân đội nhân dân và Báo Quân khu 9 luôn là những kênh quan trọng hàng
đầu với cán bộ, chiến sĩ trong tiếp cận thông tin đại chúng.
9


Các trường hợp trả lời “hiếm khi” chiếm tỷ lệ nhỏ 5,0%. Tuy nhiên đáng
lưu ý có 4,0% đối tượng Quân nhân chuyên nghiệp được hỏi trả lời hiếm khi đọc
Báo in Quân khu 9. Ngoài ra tỷ lệ này ở đối tượng Quân nhân chuyên nghiệp
cấp úy tại khối 4 cơ quan Quân khu cao hơn so với các đối tượng khác. Nguyên
nhân là do các quân nhân này do tính chất cơng việc chun mơn là lái xe nên
thường xuyên phải cơ động thực hiện nhiệm vụ nên khơng có thời gian đọc báo
thường xun.
Phân tích độc giả theo cơ cấu chức danh, Cơ quan báo chí cũng nhận thấy có
nhiều điểm đáng lưu ý. Trong số đối tượng trả lời “thường xuyên đọc” cho thấy:
Đối tượng là Hạ sĩ quan - Binh sĩ có tỷ lệ đọc thường xuyên chiếm 32,5%, tiếp đó
là đối tượng sĩ quan chiếm 26% và đối tượng quân nhân chuyên nghiệp là 23,25%.
Phân tích theo trình độ học vấn cho thấy những người có trình độ từ cao
đẳng trở lên chiếm tỷ lệ đọc báo thường xuyên cao nhất 26,5%, tiếp đó là nhóm
Trung cấp 23,75%, nhóm Trung học phổ thơng (cấp 3) chiếm 21,75% và Trung
học cơ sở (cấp 2) chiếm 9,75%. Cách phân tích này cho thấy ảnh hưởng của trình
độ học vấn đến việc tiếp nhận thơng tin, những người có trình độ học vấn càng
cao thì nhu cầu tìm hiểu, tiếp nhận thơng tin càng nhiều và thường xuyên hơn.
Phân tích theo đặc thù yêu cầu nhiệm vụ cho thấy: quân nhân công tác tại

các khối đơn vị chủ lực có tỷ lệ đọc báo thường xuyên cao nhất 36,5%, tiếp đến
là các đơn vị trực thuộc 4 cơ quan Quân khu 25,5% và khối địa phương là
19,75%. Điều này chứng tỏ các đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến
đấu trong lực lượng vũ trang Quân khu đã đảm bảo rất tốt đời sống văn hóa, tinh
thần cho bộ đội theo Quy định của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt
Nam; Đồng thời duy trì nghiêm chế độ làm việc, sinh hoạt, học tập và công tác
theo Điều lệnh quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam của Bộ Quốc phòng.
Bên cạnh đó việc đọc báo in Quân khu 9 thường xuyên đối với khối 4 cơ quan
Quân khu cũng rất quan trọng. Bởi đây là một trong những kênh thông tin giúp
họ nắm bắt mọi mặt tình hình hoạt động của lực lượng vũ trang Quân khu, kịp
thời tham mưu, đề xuất cho Đảng ủy – Bộ Tư lệnh quân khu các biện pháp trong
10


lãnh đạo, chỉ đạo công tác huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu, cơng tác
đảng - cơng tác chính trị và công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật.
2. Thời lượng, thời điểm và địa điểm đọc Báo in Quân khu 9
Qua khảo sát về thời lượng, địa điểm và thời gian đọc Báo in Quân khu 9
của quân nhân tại các cơ quan, đơn vị, đại phương, kết quả thu được như sau:
- Về thời lượng đọc Báo in Quân khu 9 của Quân nhân Quân khu 9
Số cán bộ chiến sĩ đọc báo in từ 15 đến 30 phút mỗi lần chiếm tỷ lệ cao
nhất 52,25%, tiếp đó là trên 30 phút chiếm 37,25% và dưới 15 phút chiếm tỷ lệ
10,5%. Kết quả này cũng dễ lý giải, bởi thời gian đọc báo của các quân nhân được
Bộ Quốc phòng quy định trong 11 chế độ trong ngày (đối với Hạ sĩ quan – Binh sĩ
từ 18 giờ 45 đến 19 giờ 00), còn với đối tượng là sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp thường từ 07 giờ 00 đến 07 giờ 15, từ thứ 2 đến thứ 6 nên tỷ lệ đọc báo từ
15 phút đến 30 phút chiếm tỷ lệ cao nhất. Phân nhóm thống kê cho thấy những
người đọc báo thường xuyên cũng là những người có thời gian đọc báo in lâu nhất
(nhóm 4 cơ quan Quân khu 19,25%); nhóm thỉnh thoảng, hiếm khi đọc có xu
hướng đọc mỗi lần chưa đến 15 phút (nhóm đối tượng là Quân nhân chuyên

nghiệp chiếm 5,0%, chiến sĩ khối các đơn vị địa phương chiếm 6,25%).
Phân tích theo đặc thù yêu cầu nhiệm vụ thì khối các đơn vị chủ lực có
tỷ lệ cao nhất 25,25% số người đọc từ 15 phút đến 30 phút, nhóm 4 cơ quan
Quân khu 15,25%, nhóm các đơn vị địa phương là 11,75%. Tuy nhiên nhóm 4
cơ quan Quân khu lại có số người đọc báo trên 30 phút cao hơn nhóm các đơn
vị chủ lực (4 cơ quan quân khu 19,25%; các đơn vị chủ lực 12,0%). Với công
chúng là quân nhân làm việc tại các cơ quan, đơn vị 4 cơ quan Quân khu có
tỷ lệ đọc báo trên 30 phút cao do đây là cơ quan có nhiệm vụ tham mưu, đề
xuất với Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 9 các chủ trương, biện pháp, kế
hoạch tiến hành công tác quân sự, công tác đảng – cơng tác chính trị, hậu
cần, kỹ thuật trong Qn khu 9. Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện của cơ quan, đơn vị nên nhu cầu tìm hiểu thông tin trên báo nhiều
hơn và thường xuyên hơn.
11


Phân tích theo cấp bậc qn hàm thì nhóm đối tượng Hạ sĩ quan – Binh sĩ
có tỷ lệ cao nhất 30,5% số người đọc báo từ 15 phút đến 30 phút, nhóm sĩ quan
chỉ huy chiếm tỷ lệ 21,75% số người đọc báo trên 30 phút. Thực tế, số Hạ sĩ
quan – Binh sĩ đọc báo từ 15 phút đến 30 phút chiếm tỷ lệ cao nhất là do số
nhóm đối tượng đang thực hiện nghĩa vụ quân sự tại các cơ quan, đơn vị nên
phải chấp hành nghiêm túc các chế độ, quy định trong ngày, trong tuần. Và đọc
báo là một chế độ làm việc, sinh hoạt được Bộ Quốc phòng quy định cụ thể từ
thời gian các đơn vị tổ chức cho bộ đội đọc báo đến thời lượng đọc báo. Do đó,
Hạ sĩ quan – Binh sĩ tỷ lệ thời gian, thời lượng cao và trùng khớp nhau trên một
khung giờ, khung thời lượng là điều dễ hiểu.
- Địa điểm và thời gian đọc Báo in quân khu 9
Kết quả khảo sát về thời gian đọc báo cho thấy quân nhân đọc báo không
nhất định khoảng thời gian nào chiếm tỷ lệ cao nhất 35,25%, tiếp đến là khung
thời gian từ 16 giờ 30 đến 24 giờ 00 đêm chiếm tỷ lệ 26,5% , từ 07 giờ 00 đến

11 giờ 00 là 22,5%, từ 11 giờ 00 đến 16 giờ 30 chiếm 9,25% và trước 07 giờ 00
là 6,5%. Khảo sát địa điểm đọc báo của các quân nhân cho thấy tỷ lệ đọc báo in
tại cơ quan đơn vị là cao nhất chiếm 73,25%, đọc báo in “không cứ là ở đâu”
chiếm 15%, tại nhà chiếm 5,75% và tại thư viện là 6%.
Phân nhóm thống kê cho thấy thời gian đọc báo in từ 16 giờ 00 đến 24 giờ
00 của nhóm Hạ sĩ quan – Binh sĩ chiếm tỷ lệ khá cao 31,5%. Trong khi đó
nhóm 4 cơ quan Quân khu lại đứng đầu về số người đọc báo không nhất định
thời gian nào (21,75%).
Nguyên nhân chênh lệch trong kết quả khảo sát về thời lượng, địa điểm và
thời gian đọc báo là do tính đặc thù của hoạt động quân sự nên các quân nhân
trong Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, lực lượng vũ trang Quân khu 9
nói riêng phải thực hiện theo hệ thống điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của
Quân đội. Cụ thể thời gian làm việc, học tập, sinh hoạt, huấn luyện, sẵn sàng
chiến đấu phải thực hiện nghiêm theo các quy định của Bộ Quốc phòng tại mục
2, chương IV Điều lệnh Quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam. Quy định
12


này lý giải tại sao kết quả khảo sát về tần suất, thời gian, thời lượng đọc báo của
khối các đơn vị chủ lực ln có sự đồng nhất về thời gian, địa điểm, thời lượng
so với các đơn vị làm nhiệm vụ đặc thù khác như nhóm 4 cơ quan Quân khu hay
nhóm các đơn vị địa phương.
Thời lượng, địa điểm và thời gian đọc báo cũng là thước đo đáng chú ý
phản ánh nhu cầu và mức độ theo dõi thông tin của độc giả. Làm thế nào để độc
giả chọn đọc, đọc hết hoặc gần hết nội dung tờ báo luôn là mục tiêu mà bất cứ
cơ quan Báo chí nào cũng hướng đến. Thời lượng độc giả đọc báo chiếm tỷ lệ
càng cao so với số lượng phát hành chứng tỏ thông tin cơ quan Báo chí cung cấp
là thiết thực, gần gũi, hấp dẫn. Việc tìm hiểu mức độ, thói quen đọc báo của
cơng chúng sẽ làm căn cứ để các cơ quan Báo chí xây dựng nội dung các chuyên
trang, chuyên mục phù hợp, để thơng tin có thể đến được với nhiều độc giả nhất.

3. Mục đích đọc Báo in Quân khu 9
Với câu hỏi khảo sát: “Đồng chí cho biết mục đích của mình khi đọc Báo in
Quân khu 9?”.
Kết quả khảo sát cho thấy hai mục đích chiếm tỷ lệ ưu thế trong câu trả lời
của cán bộ, chiến sĩ là để theo dõi tin tức chiếm tỷ lệ 93,75% và để nâng cao kiến
thức học tập, kinh nghiệm chiếm tỷ lệ 90,5%. Lượng công chúng đọc để cập nhật
thông tin hữu ích cho cơng việc đang làm chiếm 56%. Ngồi ra, có qn nhân đọc vì
khơng biết làm gì khác và để giải trí. Tuy nhiên tỷ lệ này chiếm khơng nhiều đều
dưới 10% với mỗi mục đích. Những chỉ số này phản ánh Báo in Quân khu 9 đã phần
nào mang lại những thông tin thiết thực đối với công việc, cuộc sống của công chúng
là quân nhân đang học tập, công tác trong lực lượng vũ trang Quân khu 9.
Việc phân nhóm cho thấy 100% quân nhân nhóm các đơn vị chủ lực
(38,25%) và nhóm 4 cơ quan Quân khu (31,5%) đồng ý mục đích đọc báo in
Quân khu 9 là để theo dõi tin tức, nhóm các đơn vị địa phương có 20,75% đồng
ý, 3,5% khơng đồng ý và 6% khơng có ý kiến. Phân nhóm theo chức danh cho
thấy nhóm sĩ quan chỉ huy có tỷ lệ đọc báo để cập nhật tin tức giúp ích cho cơng
việc đang làm cao nhất (31,25%), nhóm Qn nhân chuyên nghiệp là 17,5% và
13


nhóm Hại sĩ quan – Binh sĩ là 4,25%.
Ngồi những mục đích nêu trên đối với riêng từng đối tượng, nhóm đối
tượng lại có mục đích cụ thể khác nhau để quyết định lựa chọn, tìm đọc những
thơng tin trong tờ báo mà đối tượng, nhóm đối tượng đó quan tâm. Vì vậy, việc
nghiên cứu nắm bắt mục đích đọc báo của các quân nhân sẽ giúp Báo Quân
khu 9 xác định được nhu cầu của từng nhóm đối tượng công chúng để xây
dựng kế hoạch điều chỉnh nội dung các chuyên trang, chuyên mục nhằm thỏa
mãn những mong muốn đó.
Trong thực tế tiếp nhận các nội dung từ các phương tiện truyền thông đại
chúng, công chúng thường chọn lọc và theo dõi những nội dung mà họ muốn,

theo cách thức của họ, chứ họ không bao giờ tiếp nhận trọn vẹn tồn bộ các nội
dung mà truyền thơng phát ra. Đây là một hành vi có mục đích nhằm thỏa mãn
nhu cầu tinh thần của con người. Vì vậy, mục đích sẽ quyết định việc một cá
nhân lựa chọn tờ báo nào, kênh phát thanh, truyền hình nào để theo dõi, đồng
thời chi phối cách thức đọc, nghe, xem của cá nhân đó.
4. Cách thức đọc Báo in Quân khu 9
Với câu hỏi khảo sát: “Mỗi khi đọc Báo in Quân khu 9, đồng chí thường
đọc thế nào?”.
Kết quả có 46,5% độc giả chỉ đọc một số mục quan tâm, 35,25% đọc hết
cả tờ báo và 18,25% đọc lướt qua và chỉ dừng lại đọc khi gặp tin nào hấp dẫn.
Chỉ số này cho thấy cách thức đọc báo của cơng chúng qn nhân Qn khu 9
có phần chậm rãi hơn so với xu hướng tiếp nhận các sản phẩm báo chí truyền
truyền thơng của độc giả trong thời đại công nghệ số ngày nay bởi số người đọc
lướt chiếm tỷ lệ khá thấp. Tuy nhiên cách thức đọc báo của quân nhân cũng phụ
thuộc vào điều kiện thực tế mơi trường cơng việc.
Phân tích theo đặc thù nhiệm vụ cho thấy khối đơn vị chủ lực có tỷ lệ
đọc một số mục quan tâm cao nhất (27,5%) và đây cũng là nhóm có thời
lượng đọc báo từ 15 phút đến 30 phút cao nhất. Bởi vì đây là nhóm cơ quan,
đơn vị huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu nên tập trung đa phần công chúng
14


quân nhân là Hạ sĩ quan – Binh sĩ và phải duy trì thực hiện nghiêm chế độ
sinh hoạt, học tập, công tác theo điều lệnh, điều lệ của Quân đội, bảo đảm sự
tập trung thống nhất. Kết quả phân tích này cho thấy, nhóm cơng chúng các
đơn vị chủ lực khơng có q nhiều thời gian cho việc đọc báo. Bởi ngoài
quỹ thời gian học tập, huấn luyện họ còn phải tham gia nhiều hoạt động theo
thời gian biểu trong ngày. Do vậy, họ chỉ tập trung theo dõi những thơng tin
quan trọng hay những bài viết mang tính chất phát hiện, nêu gương, có tính
chất giáo dục cao, dễ dàng liên hệ, vận dụng trong điều kiện cụ thể của bản

thân và đơn vị mình.
Cũng trên cơ sở phân nhóm này, cơng chúng qn nhân chun nghiệp
khối 4 cơ quan Quân khu lại có tỷ lệ đọc hết cả tờ báo là 26,5% và thời lượng
đọc báo cao nhất (19,25%) so với các nhóm. Bên cạnh đó đa phần cơng chúng
của nhóm này khi được hỏi về mục đích đọc báo đều có chung câu trả lời “Để
cập nhật thơng tin giúp ích cho cơng việc đang làm” . Với đặc thù, nhiệm vụ là
cơ quan tham mưu, giúp việc, công chúng là quân nhân đang công tác tại 4 cơ
quan Quân khu dành thời gian đọc hết tờ báo để tìm những thơng tin mới nhất
liên quan đến cơng việc của mình trong mọi mặt hoạt động của các cơ quan, đơn
vị được phản ánh trên Báo in Quân khu 9 chứng tỏ tờ báo cần thiết với nhóm đối
tượng này như thế nào.
Đây là những số liệu rất cần thiết để Báo in Quân khu 9 tham khảo, xây
dựng lên những chuyên trang, chuyên mục với cách viết, trình bày sao cho hấp
dẫn, ngắn gọn, súc tích, phù hợp với nhu cầu của cơng chúng qn nhân.
Cách thức đọc báo của công chúng phụ thuộc vào các yếu tố như: trình độ
văn hóa, nghề nghiệp, giới tính, sở thích, nhu cầu thơng tin... của từng người,
từng nhóm đối tượng. Trong xã hội hiện nay, cơng chúng báo chí có rất ít thời
gian, trong khi đó thơng tin để tiếp cận trên mạng internet lại quá nhiều. Khi tư
duy tiện ích được đề cao đã làm thay đổi cách thức tiếp nhận thơng tin báo chí
của cơng chúng theo xu hướng ngắn gọn, đọc nhanh và chỉ đọc những thông tin
thật sự cần thiết để tiết kiệm thời gian. Vì vậy, bên cạnh yếu tố thơng tin, các cơ
15


quan báo in còn đặc biệt chú ý đến việc trình bày, bố trí tin, bài, ảnh trên trang
báo để thu hút cơng chúng của mình.
5. Các nội dung cơng chúng quân nhân Quân khu 9 đọc trên Báo in
Quân khu 9
Khảo sát các nội dung công chúng thường xem, nghe, đọc sẽ là bằng
chứng về khả năng thu hút cơng chúng của từng chương trình, số báo để từ đó

dự báo khả năng tác động, xem xét hiệu quả đầu tư.
Đối với Báo in Quân khu 9, việc tìm kiếm nội dung công chúng quân
nhân Quân khu 9 thường đọc ngoài việc biết được thị hiếu và nhu cầu của cơng
chúng với thơng tin trên báo chí, cịn giúp Ban Biên tập báo Quân khu 9 có sự
thay đổi, điều chỉnh, sắp xếp các chuyên trang, chuyên mục phù hợp; đồng thời
định hướng nội dung tuyên truyền cho phóng viên nhằm nâng cao chất lượng tờ
báo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của cán bộ, chiến sĩ.
Về các nội dung công chúng quân nhân thường đọc kết quả khảo sát cho
thấy, cán bộ, chiến sĩ là công chúng quân nhân Quân khu 9 thường lựa chọn
những nội dung thiết thực, gần gũi, hữu ích với đời sống, cơng việc, học tập của
mình. Trong đó, những nội dung mà độc giả “rất thường đọc” chiếm tỷ lệ cao
nhất là mục Tin tức – sự kiện với 74,5%, 25,5% thường đọc. Mục công tác huấn
luyện, sẵn sàng chiến đấu chiếm 71,0% tỷ lệ công chúng rất thường đọc và
26,5% thường đọc. Đây cũng là những nội dung mà nhóm có tỷ lệ tần xuất đọc
rất thường xuyên cao nhất hay đọc. Các mục chiếm tỷ lệ rất thường xuyên đọc
tiếp theo là Cơng tác đảng, Cơng tác Chính trị 71,0%, thường đọc 28,25%; Biển
đảo quê hương 69,25% rất thường đọc, 28,25% thường đọc; Hậu phương người
lính 55,5% rất thường đọc, 33,5% thường đọc và mục Người tốt việc tốt 55,75%
rất thường đọc, 36% thường đọc. Bên cạnh đó cơng tác Hậu cần - Kỹ thuật, Dân
vận, Văn hóa – Xã hội, Chính sách, Pháp luật cũng có tỷ lệ rất thường đọc và
thường đọc cao (chiếm từ 35,25% đến 49,75%). Có thể thấy, ngồi mục quảng
cáo, các chun trang, chuyên mục trên Báo in Quân khu 9 đều nhận được sự
quan tâm của cán bộ, chiến sĩ, số không đọc các nội dung này chiếm tỷ lệ rất ít.
16


Kết quả khảo sát là một trong những dữ liệu thực tế để khẳng định Báo in
Quân khu 9 đã xây dựng được những chuyên trang, chuyên mục đa dạng, phù
hợp với đặc thù, nhiệm vụ của từng nhóm đối tượng công chúng. Đồng thời,
phản ánh được xu hướng của công chúng trong lựa chọn nội dung cũng như sự

khác nhau về nhu cầu, thị hiếu của mỗi nhóm. Khảo sát này cịn có ý nghĩa giúp
Ban Biên tập Báo in Quân khu 9 xác định và phát huy được thế mạnh của mình,
đồng thời khắc phục hạn chế để tờ báo hay hơn, thu hút bạn đọc hơn.
6. Tác động của những chuyên trang trên Báo in Quân khu 9 đến
công chúng và việc sử dụng thông tin nhận được
- Mức độ tiếp nhận thông tin Báo in Quân khu 9 của công chúng Quân
nhân Quân khu 9
Theo kết quả khảo sát, 48,75% số người trong mẫu điều tra cho biết “nhớ
phần lớn nội dung”, 46,25% nhớ một phần nội dung và 5,0% khơng ghi nhớ nội
dung gì. Điều này cho thấy các thông tin trên báo in Quân khu 9 đã mang tính
gần gũi, thiết thực, hiểu ích cho cán bộ, chiến sĩ tại các đơn vị. Với tỷ lệ nhớ
phần lớn nội dung cao nhất cũng là tín hiệu khả năng chứng tỏ nội dung, hình
thức tờ báo đã tạo được dấu ấn đối với công chúng Quân nhân Quân khu 9.
Phân tích sâu hơn, đối với nhóm cơng chúng khối 4 cơ quan Qn khu
được hỏi có 135/200 quân nhân trong diện điều tra (chiếm 22,5%) trả lời nhớ
phần lớn nội dung trên Báo in Quân khu 9 và đây cũng là nhóm cơng chúng có tỷ
lệ đọc báo trên 30 phút cao nhất. Bên cạnh đó, cơng chúng nhóm các đơn vị chủ
lực lại chiếm tỷ lệ cao nhất 155/250 (25,8%) trong “nhớ một phần nội dung”.
Nếu phân theo cấp bậc quân hàm thì tỷ lệ đứng đầu “nhớ một phần nội
dung” là nhóm cơng chúng sĩ quan chỉ huy (chiếm 28,5%), nhóm Hạ sĩ quan –
Binh sĩ chiếm tỷ lệ cao nhất (26%) ở câu trả lời nhớ một phần nội dung.
Kết quả phân tích này đã phản ánh ưu điểm, hạn chế của việc đọc báo
tập trung theo quy định của Bộ Quốc phòng dành cho Hạ sĩ quan – Binh sĩ
đang thực hiện nghĩa vụ quân sự trong các đơn vị Quân đội. Về ưu điểm, đọc
báo tập trung giúp các cơ quan, đơn vị quản lý, nắm chắc quân số, duy trì kỷ
17


luật, xây dựng tinh thần đoàn kết, thống nhất, tập trung cả về ý chí và hành
động cho bộ đội. Tuy nhiên, việc một người lựa chọn thông tin, sự kiện rồi đọc

cho bộ đội nghe lại có nhược điểm là “tính thoảng qua”, khó đọng lại, khó ghi
nhớ nội dung thơng tin. Bên cạnh đó, chiến sĩ cũng khơng được lựa chọn thơng
tin để đọc theo ý thích của mình. Đây cũng là câu trả lời vì sao nhóm cơng
chúng các đơn vị chủ lực hay nhóm Hạ sĩ quan – Binh sĩ lại chiếm tỷ lệ nhớ
một phần nội dung cao nhất.
- Việc sử dụng thông tin nhận được
Kết quả khảo sát cho thấy, 49,75% số người được hỏi cho biết thường
xuyên sử dụng thông tin tiếp nhận được, 45,25% trả lời thỉnh thoảng, tỷ lệ ít khi
là 3,5% và không bao giờ là 1,5%. Kết quả này phù hợp với tỷ lệ công chúng ghi
nhớ thông tin như đã phân tích ở trên. Với chỉ số 95% công chúng quân nhân
thường xuyên sử dụng và thi thoảng sử dụng thông tin tiếp nhận được cho thấy
phần lớn nội dung trên Báo in Quân khu 9 đã mang tính gần gũi, thiết thực, hữu
ích cho cán bộ, chiến sĩ tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trong lực lượng vũ
trang Quân khu 9. Tuy nhiên, vẫn còn 5,0% trả lời ít khi và khơng bao giờ sử
dụng thông tin lại đặt ra vấn đề Báo in Quân khu 9 xem xét nâng cao hơn nữa
chất lượng thông tin để ngày càng trở nên hữu ích với độc giả.
- Những nội dung thông tin được sử dụng
Những nội dung thông tin trên Báo in Quân khu 9 được công chúng Quân
nhân sử dụng vào công việc, học tập, sinh hoạt. Kết quả khảo sát tổng hợp được,
cho thấy:
Nội dung sử dụng thơng tin
Xây dựng bản lĩnh chính trị tư tưởng vững vàng
Cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng lối sống TSLM
Công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu
Bảo đảm vũ khí trang bị kỹ thuật phục vụ tốt cho mọi nhiệm vụ
Chăm lo sức khỏe và bảo đảm tiêu chuẩn, chế độ, chính sách cho bộ đội
Các hoạt động phong trào văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao
Xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp và tăng gia sản xuất
18


Số
lượng

Tỷ lệ

585
365
417
509
137
72
502

97,5
60,8
69,5
84,8
22,8
12,0
83,6


Nâng cao ý thức tự học, tự rèn của bản thân trong thời gian quân ngũ
Tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt

570
476

95,0
79,3


Đối với một sản phẩm báo chí hiệu quả tác động cao hay thấp sẽ phụ
thuộc vào việc người đọc, người nghe, người xem tin tưởng vào thông tin cơ
quan báo chí cung cấp như thế nào, tiếp nhận và vận dụng những thông tin ấy
vào công việc, cuộc sống ra sao.
- Mức độ hài lịng của cơng chúng đối với thông tin trên các sản phẩm
của Báo in Quân khu 9
Kết quả khảo sát đối với độc giả Báo in Quân khu 9, có 36,5% số mẫu
điều tra “hài lịng”; 53,25% “cơ bản hài lịng”; 8,5% “ít hài lịng” và 1,75%
“khơng hài lịng”.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy sự chênh lệch khá cao giữa “cơ bản hài
lòng”, “hài lịng” với “ít hài lịng”, “khơng hài lịng” là điều đáng phấn khởi.
Tuy nhiên, một thử thách đối với cán bộ, phóng viên Báo Quân khu 9 là làm thế
nào để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của 10,25% khán giả hiện tại đang “ít
hài lịng”, “khơng hài lịng”, song song với duy trì, cải thiện tỷ lệ “cơ bản hài
lịng” thành “hài lịng”.
Phân tích theo đặc thù cơng việc thì nhóm các đơn vị chủ lực có 21,75%
số người được hỏi cho biết hài lịng với thơng tin trên Báo in Quân khu 9. Đối
với nhóm độc giả công tác tại 4 cơ quan Quân khu tỷ lệ này là 6,25%, nhóm các
đơn vị địa phương là 8,5%. Như vậy, độc giả thuộc nhóm 4 cơ quan Qn khu
có u cầu khá cao đối với các thơng tin trên Báo in Quân khu 9. Điều này dễ
hiểu bởi đây là nhóm có trình độ học vấn, hiểu biết chính trị và là nhóm có điều
kiện tiếp nhận với nhiều nguồn thơng tin đa dạng.
Mức độ hài lịng đối với các thông tin được công chúng sử dụng cũng là
một thước đo quan trọng về hiệu quả truyền thơng của cơ quan báo chí. Nếu như
tính gần gũi, hữu ích thu hút được sự quan tâm của cơng chúng đối với nguồn
tin thì thái độ đánh giá của cơng chúng chính là tiền đề dẫn đến việc cơng chúng
19



có tiếp nhận nguồn thơng tin hay khơng.
IV. GIẢI PHÁP CHO CƠ QUAN BÁO IN QUÂN KHU 9 KHẢO
SÁT VỀ NGHIÊN CỨU CƠNG CHÚNG ĐÍCH
Trong thực tế, hoạt động của bất kỳ cơ quan báo chí nào cũng gắn liền với
công chúng, hướng tới mục tiêu đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các nhóm
cơng chúng mà cơ quan báo chí đó muốn tác động. Báo in Qn khu 9 xác định
đối tượng phục vụ là công chúng tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Quân khu và
nhân dân trên địa bàn 12 tỉnh thành Đồng bằng Sơng Cửu Long. Trong đó vấn đề
thu hút sự quan tâm của cơng chúng đích là qn nhân có ý nghĩa quan trọng.
Từ những thực trạng kết quả khảo sát đem lại và thực tế đặt ra, để nâng
cao chất lượng cũng như tính chính xác của kết quả khảo sát về nghiên cứu cơng
chúng đích của cơ quan Báo in Quân khu 9, tôi xin được đề xuất một số các giải
pháp như sau:
Một là, để quá trình nghiên cứu công chúng được tiến hành bài bản, chất
lượng. Cơ quan Báo in Quân khu 9 cần phải xây dựng một Ban bạn đọc để giao
lưu, nhận sự góp ý của độc giả với tờ báo và cùng công chúng quân nhân tháo
gỡ những vướng mắc, khó khăn của họ trong sinh hoạt, học tập, huấn luyện.
Hai là, cơ quan Báo in Quân khu 9 cần xây dựng và thực hiện theo đúng trình
tự, quy trình và các bước nghiên cứu cơng chúng báo chí, đồng thời cần phải xác
định rõ được phương pháp nghiên cứu đối với từng nhóm đối tượng công chúng.
Ba là, đặc thù công chúng của Báo in Quân khu 9 chủ yếu là công chúng
Quân nhân nên việc khảo sát, nghiên cứu về công chúng là tương đối thuận lợi
do tính chất tập trung lực lượng. Tuy nhiên, nhóm cơng chúng thực hiện nghĩa
vụ qn sự là Hạ sĩ quan – Binh sĩ thường xuyên thay đổi sau hai năm thực hiện
nghĩa vụ quân sự. Vì vậy, Cơ quan Báo in Quân khu 9 cần có kế hoạch thời gian
khảo sát thích hợp và chia nhóm đối tượng để khảo sát sao cho phù hợp với từng
nhóm đối tượng cơng chúng riêng biệt là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và
Hạ sĩ quan – Binh sĩ.
Bốn là, trong việc xây dựng câu hỏi khảo sát, Cơ quan Báo in Quân khu 9
20



cần tập trung đi sâu hơn về những vấn đề về nhu cầu thơng tin của cơng chúng
để có thể hiểu rõ hơn về cơng chúng. Vì đối tượng cơng chúng là quân nhân về
thời gian sinh hoạt, học tập, thực hiện nhiệm vụ và thời gian đọc báo theo từng
nhóm đối tượng quân nhân cơ bản là giống nhau theo chế độ, quy định điều
lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Năm là, vì tính chất đặc thù công chúng quân nhân sinh hoạt tập trung,
nên trong quá trình khảo sát để tránh việc bắt trước nhau về cách trả lời các
câu hỏi khảo sát dẫn tới tính chính xác kết quả khảo sát thu được khơng cao,
thì cơ quan Báo in Qn khu 9 cần có các biện pháp, cách thức thâm nhập để
khảo sát, nghiên cứu, tìm hiểu thay vì tập trung. Phương pháp khảo sát sẽ
quyết định đến mức độ tin cậy và tính chính xác của kết quả khảo sát, nghiên
cứu về cơng chúng.
KẾT LUẬN
Đối với các cơ quan báo chí nói chung và cơ quan Báo in Quân khu 9 nói
riêng, việc nghiên cứu cơng chúng báo chí ln có ý nghĩa quyết định sống còn
đến sự tồn tại và phát triển của các cơ quan báo chí. Nhất là trong tình hình hiện
nay, khi mà Kinh tế - Xã hội ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật và công
nghệ ngày càng hiện đại đã dẫn tới nhu cầu, thói quen tiếp nhận thông tin của
công chúng cũng dần thay đổi và nâng cao theo từng ngày thì việc nghiên cứu,
tìm hiểu về cơng chúng báo chí lại ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng
hơn bao giờ hết đối với các cơ quan Báo chí.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình báo chí hiện đại, cơng
chúng báo chí ln có sự thay đổi về những nhu cầu, xu hướng mới, những đặc
điểm mới ngày càng hiện đại hơn. Trong lý luận cũng như trong thực tiễn hoạt
động của báo chí hiện đại, cơng chúng ln có vị trí và vai trị đặc biệt quan
trọng. Dù ở trong bất kỳ thời đại nào thì việc nghiên cứu cơng chúng báo chí
ln có vai trị và ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở khoa học, thực tiễn để nâng
cao chất lượng các sản phẩm báo chí, nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo,

giám sát xã hội của báo chí. Do đó, để cho một tờ báo tồn tại và phát triển tốt thì
21


các cơ quan báo chí cần phải giải quyết tốt mối quan hệ đối với cơng chúng báo
chí, để làm được như vậy thì nhất thiết các cơ quan báo chí cần phải làm tốt hơn
nữa cơng tác nghiên cứu, tìm hiểu về cơng chúng báo chí, phải thực sự hiểu biết
về cơng chúng của mình.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Cơng chúng báo chí, Nxb Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, TS. Lê Thu Hà, H.2017.
2. Cơng chúng báo chí, Nxb Chính trị - Hành chính, TS. Phạm Thị
Thanh Tịnh, H.2013.
3. Cơng chúng báo chí, Nxb Lao động, TS. Lê Thu Hà, H.2020.
4. Xu hướng tương tác báo chí của cơng chúng Việt Nam hiện nay (Báo
cáo tổng quan đề tài khoa học cấp cơ sở), Nhà xuất bản Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, TS. Nhạc Phan Linh, H.2015.
5. Trần Bá Dung (2014), Báo chí Quân đội với vấn đề giáo dục chiến sĩ trẻ
hiện nay, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Dững (2004), Đối tượng tác động của báo chí, Tạp chí xã
hội học.
7. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thơng hiện đại, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội.
9. Lê Thu Hà (2015), Xu hướng tiếp nhận sản phẩm báo chí của cơng chúng
Việt Nam, Luận án tiến sĩ báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

10. Trần Bá Dung (2008), Nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng Hà
Nội, Luận án Tiến sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
11. Lưu Quan Đức (2017), Vấn đề tổ chức, khai thác nguồn tin cộng tác
ciên, thoongtin viên của báo quân khu 9 hiện nay (khảo sát từ tháng 1/2016 đến
tháng 6/2017), Luận văn thạc sĩ báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
Hà Nội.
12. Báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát nghiên cứu công chúng quân
nhân của cơ quan Báo in Quân khu 9 năm 2020.

23


13. Hồng Văn Khiêm (2015), Báo chí Qn khu 9 với vấn đề tun truyền
Quốc phịng tồn dân (Khảo sát báo chí Quân khu 9 năm 2014), Luận văn thạc sĩ
báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
14. Vũ Thị Phương Hà (2017), Quan hệ giữa báo in Quân khu 9 với công
chúng quân nhân Quân khu 9, Luận văn thạc sĩ báo chí học, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, Hà Nội.
15. Báo cáo tổng kết của Báo Quân khu 9 năm 2021.
16. Điều lệnh quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam (2015), Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội.
17. Đảng ủy Quân sự Trung ương (1998), Chỉ thi 47-CT/ĐUQSTW, ngày
26/02/1998 của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung
ương) về “Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý báo chí và cơng tác
xuất bản, in, phát hành sách, báo trong Quân đội nhân dân Việt Nam”; Thông tư
164/2014/TT-BQP, ngày 17/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Hà Nội.
18. Luật quân nhân chuyên nghiệp; Luật nghĩa vụ quân sự; Luật sĩ quan
Quân đội nhân dân Việt Nam.

MỤC LỤC

24


Trang
MỞ ĐẦU

2

NỘI DUNG

4

I. GIỚI THIỆU VỀ BÁO QUÂN KHU 9

4

1. Báo Quân khu 9

4

2. Báo in Quân khu 9

4

II. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU CÔNG CHÚNG TẠI CƠ
QUAN BÁO IN QUÂN KHU 9

7

III. MỘT SỐ KẾT QỦA KHẢO SÁT CÔNG CHÚNG GẦN NHẤT

TẠI CƠ QUAN BÁO IN QUÂN KHU 9

8

1. Tần suất đọc Báo in Quân khu 9

9

2. Thời lượng, thời điểm và địa điểm đọc Báo in Quân khu 9

11

3. Mục đích đọc Báo in Quân khu 9

13

4. Cách thức đọc Báo in Quân khu 9

14

5. Các nội dung công chúng quân nhân Quân khu 9 đọc trên Báo
in Quân khu 9

16

6. Tác động của những chuyên trang trên Báo in Quân khu 9 đến
công chúng và việc sử dụng thông tin nhận được

17


IV. GIẢI PHÁP CHO CƠ QUAN BÁO IN QUÂN KHU 9 KHẢO
SÁT VỀ NGHIÊN CỨU CÔNG CHÚNG ĐÍCH

20

KẾT LUẬN

22

TÀI LIỆU THAM KHẢO

23

25


×