HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
CƠNG CHÚNG BÁO CHÍ – TRUYỀN THƠNG
Lớp tín chỉ: BC02115_K41.2
Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Thanh Vân
Danh sách thành viên:
STT
Tên
MSSV
Lớp hành chính
1
Nguyễn Thu Giang
2151070013
Truyền thơng quốc tế
K41
2
Nguyễn Linh Hương
2151070020
Truyền thông quốc
tế K41
3
Nguyễn Hà Trang
2151050058
Truyền thông đại
chúng A1 K41
HÀ NỘI - 2022
MỤC LỤC
PHẦN 1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................ 1
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Lý do thực hiện đề tài ........................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................. 2
3. Phương pháp và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................... 3
3.1. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 3
4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 3
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................... 5
BẢNG HỎI................................................................................................. 12
1. Mô tả, giới thiệu bảng hỏi................................................................... 12
2. Thông tin nhân khẩu học về người tham gia.................................... 12
4. Phần kết thúc, cảm ơn người tham gia khảo sát .............................. 18
PHẦN 2. VIẾT BÁO CÁO TỪ KẾT QUẢ SPSS................................... 19
1. Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn .................................................. 19
2. Phân tích ANOVA một chiều ............................................................. 20
3. Phân tích tương quan ......................................................................... 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 24
1
PHẦN 1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Thuyết minh một nghiên cứu về hành vi tham gia các diễn đàn trên mạng
xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền sử dụng phương
pháp khảo sát bằng bảng hỏi.
MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Theo thống kê từ Digital, tính tới tháng 6/2021, số người sử dụng
mạng xã hội ở Việt Nam là gần 76 triệu người, tương đương 73,7% dân
số. Mạng xã hội càng phát triển, các tính năng càng trở nên phong phú
và ưu việt hơn để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Một trong những tính
năng phổ biến nhất là diễn đàn - hội nhóm bởi hầu hết người dùng đều
có nhu cầu tham gia vào những cộng đồng chia sẻ nội dung mà mình
quan tâm.
Cụ thể, trên nền tảng Facebook, những diễn đàn dành cho giới trẻ
đang sở hữu số lượng thành viên đông đảo, tiêu biểu là “Cột sống” Gen
Z (1,4 triệu thành viên), Đại Học Đừng Học Đại (720K thành viên), Gen
Z tập viết Content (398K thành viên), v.v. Các diễn đàn trên có nội dung
hết sức phong phú và đa dạng, cho thấy nhu cầu tiếp nhận thông tin đa
ngành trên mạng xã hội của giới trẻ ngày càng cao. Nhận thấy xu hướng
đó, nhiều cơ quan, doanh nghiệp đã lựa chọn mạng xã hội làm kênh
truyền thông chủ đạo, nỗ lực “trẻ hóa” thơng tin để tiếp cận giới trẻ và
quảng bá hình ảnh của mình. Những tác động qua lại giữa hai bên - nhà
truyền thông và công chúng (cụ thể là giới trẻ) - đã thúc đẩy sự phát triển
của các diễn đàn trên mạng xã hội về cả số lượng và chất lượng.
Với tình hình hiện nay, trong tương lai, các diễn đàn trên mạng xã
hội sẽ ngày càng tác động mạnh mẽ đến đời sống của giới trẻ. Người trẻ
2
là tương lai của đất nước; do đó, việc phát triển các diễn đàn theo hướng
chuyên nghiệp, giúp người trẻ được tiếp cận với các thơng tin chính
thống, bổ ích sẽ góp phần xây dựng Nhà nước tiến bộ và bền vững.
Chuyên nghiệp hóa diễn đàn là nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi những nghiên
cứu sâu rộng về hành vi tham gia các diễn đàn trên mạng xã hội của giới
trẻ. Nhóm 13 quyết định nghiên cứu một đối tượng cụ thể - sinh viên Học
viện Báo chí và Tuyên truyền - để cung cấp thêm góc nhìn cho đề tài
chung, đồng thời đưa ra định hướng cho những nghiên cứu sau đó.
Trong phạm vi hẹp hơn là Học viện Báo chí và Tun truyền,
nhóm 13 muốn hiểu được thái độ và hành vi của sinh viên các ngành
khoa học xã hội - lĩnh vực đòi hỏi sự quan tâm sâu sắc đến các vấn đề
của đời sống - đối với diễn đàn trên mạng xã hội. Đồng thời, nhóm cũng
nhận thấy, việc nghiên cứu hành vi tham gia các diễn đàn trên mạng xã
hội sẽ là tiền đề để Học viện nâng cấp các cổng thông tin, tạo dựng một
khơng gian số bổ ích, nâng cao trải nghiệm học tập và sinh hoạt bậc Đại
học của sinh viên.
Vì những lí do trên, nhóm 13 quyết định lựa chọn đề tài Hành vi
tham gia các diễn đàn trên mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí
và Tuyên truyền cho bài tập kết thúc học phần Công chúng báo chí truyền thơng.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của nhóm khi nghiên cứu đề tài là nắm được các
thơng tin về hành vi tham gia diễn đàn trên mạng xã hội của sinh viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền như nhu cầu, tần suất, chủ đề yêu
thích, đánh giá về các diễn đàn, v.v. Những thông tin trên là cơ sở để
nhóm đưa ra kết luận về ảnh hưởng của mạng xã hội tới sinh viên và kiến
nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc tham gia các diễn đàn.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
3
để xây dựng những diễn đàn lành mạnh với chủ đề hấp dẫn dành cho sinh
viên nói chung và sinh viên Học viện nói riêng trên mạng xã hội.
3. Phương pháp và nhiệm vụ nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
3.1.
Phương pháp nghiên cứu mà nhóm sử dụng là xây dựng bảng
hỏi trên nền tảng Google Forms, trong đó đối tượng tham gia trả lời là
sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, có tham gia các diễn đàn
trên mạng xã hội.
Cỡ mẫu nhóm lựa chọn là 400 người, bao gồm sinh viên các
khóa và chuyên ngành khác nhau tại Học viện Báo chí và Tun truyền.
Các thành viên trong nhóm sẽ tiến hành gửi đường link bảng hỏi đến
các lớp trong Học viện và hợp tác với người đại diện của từng lớp để
đảm bảo thu được số lượng cỡ mẫu như đã đề ra.
3.2.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhóm cần phải hoàn thành những nhiệm vụ sau:
- Tổng hợp và nghiên cứu một số tài liệu, đưa ra thông tin cơ bản về
diễn đàn trên mạng xã hội như khái niệm, tình hình phát triển trên
thế giới và tại Việt Nam, ảnh hưởng của diễn đàn tới giới trẻ, v.v.
- Nghiên cứu thực trạng hành vi tham gia các diễn đàn trên mạng xã
hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tham gia
các diễn đàn trên mạng xã hội của sinh viên.
4. Câu hỏi nghiên cứu
-
Nhu cầu tham gia các diễn đàn trên mạng xã hội của sinh viên Học
viện Báo chí và Tuyên truyền ở mức độ nào?
4
-
Có mối liên hệ giữa ngành học của sinh viên và chủ đề mà họ quan
tâm trên các diễn đàn hay khơng?
-
Tại sao sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền lại lựa chọn tham
gia các diễn đàn trên mạng xã hội? Nói cách khác, những diễn đàn
trên mạng xã hội mang lại lợi ích gì cho sinh viên?
5
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Những năm gần đây, các nền tảng mạng xã hội phát triển mạnh mẽ về
cả số lượng và chất lượng, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc
sống. Đặc biệt, những diễn đàn trên mạng xã hội đã được cải tiến với nhiều
tính năng mới, tiêu biểu là tạo chuỗi bài giảng trực tuyến, phát sóng trực tiếp,
trao thưởng cho ý kiến, v.v. Điều này đã giúp các diễn đàn thu hút một lượng
lớn người dùng mạng xã hội, trong đó có sinh viên. Hành vi tham gia các
diễn đàn trên mạng xã hội của sinh viên trở nên phức tạp hơn khi diễn đàn
tiếp tục được các nhà phát triển nghiên cứu và nâng cấp. Hoạt động trên các
nền tảng mạng xã hội của sinh viên đã trở thành đề tài cho nhiều nghiên cứu,
tiêu biểu có thể kể đến các nghiên cứu sau đây:
Đề tài “Tác động của mạng xã hội đến lối sống của sinh viên các
trường đại học khu vực Hà Nội – từ góc nhìn Quản lý báo chí truyền thơng”
của tác giả Lê Thị Hà Phương đã khảo sát 400 sinh viên tại Đại học Bách
Khoa, Đại học FPT, Học viện Ngân Hàng, Đại học Luật, Học viện Báo chí
Tuyên truyền về hành vi sử dụng mạng xã hội. Về thời gian sử dụng mạng
xã hội, kết quả nghiên cứu cho thấy “có đến 42,75% số người được hỏi cho
thấy thời gian sử dụng mạng xã hội trong ngày của họ là 2-3h/ngày. 35% sử
dụng mạng xã hội trên 3h/ngày, 14% sử dụng mạng xã hội từ 1-2h/ngày và
chỉ có 8,25% người được hỏi cho thấy họ chỉ sử dụng mạng xã hội dưới
1h/ngày”1. Như vậy, hầu hết sinh viên đều dành ít nhất 1 tiếng trong ngày để
sử dụng mạng xã hội, điều này phản ánh ảnh hưởng của mạng xã hội tới sinh
viên trong vấn đề thời gian.
Theo kết quả khảo sát được triển khai trong đề tài “Sử dụng mạng xã
hội trong sinh viên Việt Nam” của tác giả Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị
Hồng Thái, Facbook là mạng xã hội được ưa chuộng nhất trong sinh viên,
chiếm tỉ lệ 86,6%, vượt trội hơn hẳn các mạng xã hội khác. Facebook được
1
Lê Thị Hà Phương, Tác động của mạng xã hội đến lối sống của sinh viên các trường đại học khu vực Hà
Nội – từ góc nhìn Quản lý báo chí truyền thơng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2020 [tr.53]
6
sinh viên yêu thích và sử dụng là do tính tương tác cao, kho lưu trữ ứng dụng
lớn, đa ngôn ngữ và sự phát triển sớm trên mạng di động của mạng xã hội
này. Qua nghiên cứu trên, có thể kết luận, phần lớn sinh viên ưa thích sự tiện
lợi của mạng xã hội, bao gồm tiện lợi trong giao tiếp, lưu trữ và truy cập.
Trong bài viết “Sử dụng mạng xã hội của thanh, thiếu niên Việt Nam
hiện nay” đăng trên Tạp chí điện tử Văn hóa Nghệ thuật, tác giả Nguyễn Thị
Lan Hương đã thống kê: “Kết quả điều tra cho thấy, trong nhiều mục đích
khác nhau khi sử dụng mạng xã hội của thanh, thiếu niên, top 5 mục đích
chiếm tỷ lệ cao nhất đó là: tìm kiếm, cập nhật thông tin xã hội (66,3%); làm
quen với bạn mới, giữ liên lạc với bạn cũ (60%); liên lạc với gia đình, bạn
bè (59%). […] muốn tận hưởng những thú vui cuộc sống và khẳng định cái
tôi bản thân, đó là chia sẻ thơng tin (hình ảnh, video, status) với mọi người
(54,0%) và để giải trí (49,5%). […] Bên cạnh đó, đại bộ phận thanh, thiếu
niên đang ở độ tuổi đến trường và đi làm nên tỷ lệ sử dụng mạng xã hội như
một công cụ hỗ trợ phục vụ cho hoạt động học tập và làm việc của họ cũng
tương đối cao, chiếm (44,7%). Ngoài ra, một bộ phận còn sử dụng mạng xã
hội với nhiều mục đích khác như: mua sắm online (30,7%) […] tìm kiếm việc
làm (21,7%), hay bán hàng online (13,7%)”.2 Mục đích sử dụng mạng xã
hội của sinh viên rất đa dạng, từ cập nhật tin tức, kết nối tới mua bán trực
tuyến và giải trí. Điều này đã góp phần nhấn mạnh sự đa năng của các mạng
xã hội ngày này khi chúng có thể cùng lúc đảm nhiệm nhiều chức năng chứ
không chỉ là nơi giao lưu – chia sẻ thông thường.
Trong “Learning about Online Learning Processes and Students'
Motivation through Web Usage Mining” - Interdisciplinary Journal of ELearning and Learning Objects, Volume 5”, Arnon Hershkovitz và Rafi
Nachmias đã nghiên cứu về quá trình học trực tuyến của sinh viên và động
2
Nguyễn Thị Lan Hương, Sử dụng mạng xã hội của thanh, thiếu niên Việt Nam hiện nay, Tạp chí điện tử
Văn hóa Nghệ thuật, 2018
< />
7
lực của sinh viên thông qua khai thác sử dụng web. Ở những nước phát triển
tại châu Âu, học trực tuyến đã trở thành một hình thức học tập phổ biến bởi
nó khơng chịu ảnh hưởng từ những bất tiện về địa lý và một số yếu tố khách
quan khác. Ngồi ra, học trực tuyến cịn được ưa chuộng bởi thông tin trên
mạng xã hội rất đa dạng; khi biết cách tìm kiếm những tài liệu chính thống,
sinh viên có thể chủ động hơn trong việc nghiên cứu và mở mang vốn kiến
thức của mình.
Bài viết “Mạng xã hội, mặt tích cực và tiêu cực, những vấn đề đặt ra
cho công tác bảo đảm an ninh trật tự” của tác giả Dương Thế Cơng đã chỉ
ra: “MXH góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn
hóa của Việt Nam. Các MXH, nhất là MXH xuyên quốc gia như Facebook,
Youtube… đã tạo ra những cơ hội, khả năng tiếp xúc, giao lưu văn hóa, thúc
đẩy xích lại gần nhau, hiểu biết lẫn nhau giữa dân tộc ta với các dân tộc
khác trên thế giới. Thông qua MXH, thế giới biết đến Việt Nam hơn như một
dân tộc u chuộng hịa bình, tơn trọng cơng lý, năng động với một kho tàng
các giá trị văn hóa phong phú, đầy bản sắc”.3 Mạng xã hội là công cụ sắc
bén để hình thành nên thế giới phẳng, nơi khơng còn khoảng cách giữa các
quốc gia và vùng lãnh thổ. Sinh viên có cơ hội tiếp xúc với những nét văn
hóa truyền thống của các khu vực khác, đồng thời quảng bá hình ảnh đất
nước Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc qua nhiều tính năng trên mạng xã
hội.
Thơng qua bài viết “Những group ‘thật và chất’ có sức ảnh hưởng lớn
trên Facebook”, tác giả Như Ý đã điểm mặt một số diễn đàn uy tín mà sinh
viên nên tham gia. Đó là những cái tên như Cháo Hành Miễn Phí, Đại Học
Đừng Học Đại, Tâm sự Gen Z, Ra trường làm gì - Hướng nghiệp 4.0, Maybe
You Miss This F***king News, Hà Nội: Ăn gì? Ở đâu?,... Các diễn đàn trên
3
Dương Thế Cơng, Mạng xã hội, mặt tích cực và tiêu cực, những vấn đề đặt ra cho công tác bảo đảm an
ninh trật tự, Cổng thông tin điện tử Cơng an tỉnh Quảng Bình, 2018
< />
8
đều là những diễn đàn uy tín, lành mạnh, nhiều lượt tương tác thật, là địa chỉ
đáng tin cậy cho sinh viên chia sẻ và học hỏi.
Trên đây là những nghiên cứu đi sâu vào hành vi sử dụng mạng xã hội
của sinh viên như tần suất, mục đích và ảnh hưởng của mạng xã hội tới sinh
viên. Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, mạng xã hội vẫn tồn
tại những mặt tiêu cực – hiểm họa đến một số đối tượng sử dụng nền tảng
này với mục đích và thủ đoạn phi pháp. Một bài viết trên thư viện kỹ thuật
số IEEE Xplore mang tên “Emerging social media threats: Technology and
policy perspectives” (Tạm dịch: Hiểm họa từ sự thâm nhập của mạng xã hội:
Góc độ cơng nghệ và chính sách) của tác giả R. Chandramouli đã đề cập tới
những mối đe dọa trên mạng xã hội. Tác giả đã phân loại những mối đe dọa
này thành 2 loại: “hostile intent” (tạm dịch: ý định chống đối) và “hostile
attack” (tạm dịch: tấn cơng chống đối). Trong đó, “hostile intent” được hiểu
là hành vi khai thác trạng thái tâm lý hoặc cảm xúc của ai đó, dẫn đến những
nguy hại cho sự an toàn về thể chất của người bị khai thác hoặc những người
khác trong các nhóm trên mạng xã hội. Tác giả đã nhận định đây là loại đe
dọa khó có thể phát hiện bởi bản chất của nó là sự tinh vi, được thực hiện
dưới nhiều hình thức khác nhau và thực hiện qua mạng xã hội. Đối lập với
“hostile intent” là “hostile attack” - những hành vi có tính xác định, có thể
đo lường, do đó có thể phát hiện bằng cơng nghệ hiện đại. “Hostile attack”
không nhắm tới cá nhân cụ thể, mà thường hướng đến phá hoại kết cấu của
mạng xã hội như các trang, server, đe dọa trực tiếp tới sự an toàn bảo mật
của người dùng mạng xã hội. Những diễn đàn, đặc biệt là các diễn đàn trên
nền tảng Facebook – một ứng dụng vốn “nổi tiếng” vì thay đổi chính sách
riêng tư và thơng tin cài đặt một cách thiếu minh bạch, là địa điểm lý tưởng
cho các mối đe dọa trên mạng xã hội. Không những vậy, Facebook, theo tác
giả, còn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các cuộc bạo lực mạng và tổ chức phạm tội
của thanh thiếu niên vì những đối tượng này có xu hướng hành xử bốc đồng
và tâm lý còn non nớt, dễ bị thao túng: “Facebook is leading the way in
9
teenage organized crime and cyber-bullying. This includes harassment,
organizing attacks, etc. One of the reasons for this is the ease with which
Facebook can be accessed from anywhere using smartphones and other
mobile devices”4 (Tạm dịch: Facebook hiện đang dẫn đầu về tình trạng phạm
tội có tổ chức ở thiếu niên và bạo lực mạng, bao gồm quấy rối, tổ chức tấn
công, v.v. Một trong những lý do dẫn đến thực trạng này là việc chúng ta có
thể dễ dàng truy cập Facebook bằng các thiết bị di động ở bất cứ nơi đâu.)
Bên cạnh rủi ro về bảo mật thông tin và sự an toàn, người dùng mạng
xã hội phải đối mặt với những thông tin sai lệch, được tạo nên bởi những
nhóm người dùng với ý đồ gây hoang mang dư luận. Trong đại dịch COVID19, khi chính phủ các nước nỗ lực khuyến khích người dân tiêm vắc-xin để
đạt miễn dịch cộng đồng, Facebook lại tạo sơ hở để những nhóm chống vắcxin lan truyền thơng tin sai lệch. Tờ The Guardian đã thâm nhập vào các
nhóm kín trên Facebook để điều tra về các nhóm “anti-vaxxers” này. Họ phát
hiện ra bên cạnh việc phủ nhận công dụng của vắc-xin, các thành viên trong
nhóm chống vắc-xin cịn đưa ra những phương pháp thay thế khơng được
kiểm chứng và có thể gây tác dụng phụ. Đề cập đến vấn đề này trong bài báo
‘“Facebook under pressure to halt rise of anti-vaccination groups”, tờ The
Guardian đã chỉ ra quy mô của các nhóm này rất lớn và hoạt động vơ cùng
tinh vi nhờ chế độ kiểm duyệt gắt gao. Điều đáng lên án là Facebook đã tạo
điều kiện cho các nhóm như Stop Mandatory Vaccine hay Vitamin C Against
Vaccine Damage được phát triển: “In addition to hosting many closed antivaccination groups, Facebook has taken in thousands of advertising dollars
from those who specifically target parents with often frightening false
messages meant to undermine trust in vaccines. Stop Mandatory Vaccination
promoted an ad so extreme it was censored by the UK’s Advertising
4
R. Chandramouli, "Emerging social media threats: Technology and policy perspectives," 2011 Second
Worldwide Cybersecurity Summit (WCS), 2011, pp. 1-4. <
10
Standards Authority (ASA)”5 (Tạm dịch: Bên cạnh việc tổ chức các nhóm
kín chống vắc-xin, Facebook đang thu hàng ngàn đơ-la tiền quảng cáo từ
những đối tượng cố gắng làm giảm niềm tin vào vaccine của các bậc phụ
huynh thông qua việc lan truyền những thông tin sai lệch. Quảng cáo của
Stop Mandatory Vaccination quá đà đến mức nó đã bị kiểm duyệt bởi Cơ
quan Tiêu chuẩn Quảng cáo của Vương quốc Anh). Sự lỏng lẻo trong khâu
quản lý của Facebook đã làm giảm tính an tồn và xác thực của thông tin
trong các diễn đàn trên nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới này. Không
dừng lại ở Facebook, những thông tin chưa được kiểm chứng vẫn đang được
lan truyền hàng ngày, hàng giờ trong các diễn đàn trên những nền tảng mạng
xã hội khác.
Cuối cùng, vốn được thiết kế để thu hút sự chú ý của người dùng lâu
nhất có thể, các mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram, TikTok đều
có những cơ chế như cơng cụ tìm kiếm, từ khóa, hashtag, gợi ý hội nhóm
hay diễn đàn. Những tính năng trên đã đánh vào lỗ hổng trong tâm lý của
người dùng - mong muốn được công nhận, nỗi sợ bị từ chối, nỗi sợ bỏ lỡ,
khiến người dùng bị thao túng, sử dụng mạng xã hội một cách thụ động: liên
tục truy cập các nền tảng và lướt khơng có điểm dừng. Hành vi thiếu lành
mạnh này làm tiêu tốn thời gian mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe
người dùng, làm trầm trọng thêm những vấn đề vốn đã có như các triệu chứng
ADHD, trầm cảm, lo âu, thiếu ngủ,... Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
“Ảnh hưởng của nhóm trên mạng xã hội Facebook đến hành vi của sinh viên
ở Hà Nội hiện nay” của Trương Thị Tuyết, Trần Khánh An và Văn Minh
Phương đã chỉ ra “Thời gian sử dụng mạng Internet qua máy tính trung bình
5
Ed Pilkington, Jessica Glenza, Facebook under pressure to halt rise of anti-vaccination groups, The
Guardian, 2019
< />
11
1 ngày thường là 6,08 giờ và 2.32 giờ cho ngày cuối tuần”6 và hoạt động
này đã “chiếm một khoảng thời gian khá lớn và có thể sẽ ảnh hưởng đến thời
gian của các hoạt động khác”.7 Nổi bật với số lượng diễn dàn đơng đảo,
nhiều hình thức và đa nội dung, các mạng xã hội nổi tiếng đang “tiếp tay”
cho việc lãng phí thời gian, và làm nghiêm trọng hơn những vấn đề tâm lý,
tâm thần - vốn luôn là đề tài nhức nhối trong xã hội, đặc biệt trong thời đại
số hiện nay.
Như vậy, qua các nghiên cứu khoa học đã được thực hiện về hành vi
tham gia các diễn đàn trên mạng xã hội, có thể kết luận phần lớn những
nghiên cứu đều tập trung vào việc đánh giá việc sử dụng mạng xã hội, chưa
có nhiều tài liệu khoa học xoay quanh hành vi tham gia diễn đàn. Vì vậy, đề
tài “Hành vi tham gia các diễn đàn trên mạng xã hội của sinh viên Học viện
Báo chí và Tuyên truyền” là một hướng nghiên cứu khá mới, giúp làm rõ
thực trạng sử dụng diễn đàn, lợi ích và hạn chế cũng như hành vi của người
tham gia vào các diễn đàn trên mạng xã hội của đối tượng cụ thể là sinh viên
Học viện Báo chí và Tun truyền. Đối tượng nghiên cứu này có đặc trưng
là tính năng động và nhu cầu truy cập các diễn đàn, nhóm cộng đồng cao, do
đó, thực hiện khảo sát hướng tới sinh viên Học viện sẽ đem đến cho nghiên
cứu của tính phong phú và độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, việc thực hiện nghiên
cứu với một nhóm đối tượng cụ thể sẽ đóng góp thêm góc nhìn mới cho
nghiên cứu về mạng xã hội nói chung. Vì vậy, nhóm quyết định thực hiện đề
tài “Hành vi tham gia các diễn đàn trên mạng xã hội của sinh viên Học viện
Báo chí và Tuyên truyền”.
6, 7
Trương Thị Tuyết, Trần Khánh An, Văn Minh Phương, Ảnh hưởng của nhóm trên mạng xã hội Facebook
đến hành vi của sinh viên ở Hà Nội hiện nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2011 [tr.24]
12
BẢNG HỎI
1. Mô tả, giới thiệu bảng hỏi
Đây là bài khảo sát về hành vi tham gia diễn đàn trên mạng xã hội của
sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Anh/chị sẽ đưa ra ý kiến về hành vi tham gia diễn đàn trên mạng xã hội
của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Việc tham gia khảo sát sau đây
hoàn toàn là tự nguyện. Thời gian để hoàn thành bài khảo sát này là khoảng 5
phút. Chúng tôi cam kết những thông tin mà anh/chị cung cấp sẽ được bảo mật
và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
Nếu có thắc mắc liên quan đến khảo sát sau đây, anh/chị vui lịng liên lạc
với nhóm nghiên cứu thơng qua hịm thư điện tử:
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của anh/chị!
Câu phân loại:
1. Anh/chị có phải là sinh viên của Học viện Báo chí và Tun truyền khơng?
Có
Khơng
2. Anh/chị có tham gia diễn đàn nào trên mạng xã hội hay khơng ?
Có
Khơng
2. Thơng tin nhân khẩu học về người tham gia
1. Giới tính của anh/chị là gì?
Nam
Nữ
Khác:…………………………………………………………………
2. Hiện nay, anh/chị bao nhiêu tuổi? ……………………………………….
13
3. Hệ đào tạo anh/chị đang theo học là gì?
Hệ đại trà
Hệ chất lượng cao
Hệ quốc tế
4. Khoa anh/chị đang theo học là khoa nào?
Khoa Triết học
Khoa Kinh tế chính trị
Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học
Khoa Lịch sử Đảng
Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh
Khoa Tuyên truyền
Khoa Chính trị học
Khoa Quan hệ quốc tế
Khoa Nhà nước và Pháp luật
Khoa Xã hội học và Phát triển
Viện Báo chí
Khoa Phát thanh - Truyền hình
Khoa Xuất bản
Khoa Quan hệ cơng chúng và Quảng cáo
Khoa Giáo dục đại cương và Nghiệp vụ sư phạm
Khoa Ngoại ngữ
5. Ngành/chuyên ngành anh/chị đang theo học? ……………………………
6. Anh/chị học khóa nào?
K38
K39
K40
K41
Khác:……………………………………………………………………
14
3. Phần câu hỏi chính
1. Anh/chị thường tham gia diễn đàn trên những mạng xã hội nào? (chọn tối
đa 5 đáp án)
Facebook
Instagram
Zalo
TikTok
Twitter
Reddit
Telegram
WhatsApp
Pinterest
LinkedIn
Behance
Khác:…………………………………………………………
2. Anh/chị hiện đang tham gia bao nhiêu diễn đàn trên mạng xã hội?
Dưới 20
21-40
41-60
61-80
81-100
Hơn 100
3. Thời gian anh/chị sử dụng để tham gia vào các diễn đàn trên mạng xã hội
là bao nhiêu?
Dưới 2 tiếng
2-4 tiếng
4-6 tiếng
6-8 tiếng
8-10 tiếng
15
10 tiếng trở lên
4. Anh/chị sử dụng phương tiện nào để truy cập các diễn đàn trên mạng xã
hội? (chọn tối đa 3 đáp án)
Điện thoại thơng minh
Máy tính để bàn
Máy tính xách tay
Máy tính bảng
Đồng hồ thơng minh
Khác:………………………………………………………………….
5. Anh/chị có hứng thú với những diễn đàn với chủ đề nào sau đây? (chọn tối
đa 5 đáp án)
Chính trị
Văn hóa - xã hội
Pháp luật
Kinh tế/kinh doanh
Học tập
Việc làm
Thể thao
Giải trí
Nghệ thuật
Làm đẹp
Thời trang
Khác:………………………………………………………
6. Lý do anh/chị tham gia các diễn đàn trên mạng xã hội là gì? (chọn tối đa 2
đáp án)
Bạn bè, người thân mời
Tị mị, có hứng thú
Trao đổi và tiếp thu kiến thức, kĩ năng
Chủ đề của diễn đàn phù hợp sở thích, nhu cầu cá nhân
16
Khác:…………………………………………………………..
7. Anh/chị truy cập các diễn đàn trên mạng xã hội nhằm mục đích gì? (chọn
tối đa 4 đáp án)
Nghiên cứu, học tập, làm việc
Quảng cáo
Giao lưu, kết bạn
Tìm kiếm việc làm
Mua bán online
Chia sẻ quan điểm, kiến thức
Thư giãn, giải trí
Cập nhật tin tức
Khác:……………………………………………………………….
8. Anh/chị hãy cho biết mức độ quan tâm của mình đến các yếu tố dưới đây
của diễn đàn trên thang điểm từ 1 đến 5, trong đó 1 là rất khơng quan tâm,
5 là rất quan tâm.
1
Số lượng thành viên của diễn đàn
Danh tiếng của diễn đàn
Danh tiếng của người thành lập hoặc quản
trị viên của diễn đàn
Lượng tương tác với các bài viết trong diễn
đàn
Chủ đề của diễn đàn
Chất lượng bài viết của diễn đàn
Chất lượng các cuộc thảo luận trong diễn
đàn
Hình thức của diễn đàn (diễn đàn kín/diễn
đàn cơng khai)
Thời gian hoạt động của diễn đàn
Tần suất đăng bài của diễn đàn
2
3
4
5
17
9. Những lợi ích anh/chị nhận được khi tham gia diễn đàn là gì? (chọn tối đa
3 đáp án)
Tăng tính nhận diện cá nhân trên mạng xã hội
Học hỏi kiến thức, kĩ năng
Giải trí, thư giãn
Mở rộng mối quan hệ với những người cùng sở thích, quan điểm,...
Được tiếp cận và cập nhật những tin tức trong nước và quốc tế
Đáp ứng nhu cầu cá nhân
Khác:…………………………………………………………………
10. Những hạn chế anh/chị nhận thấy khi tham gia diễn đàn là gì? (chọn tối đa
3 đáp án)
Văn hóa ứng xử kém
Thơng tin thiếu xác thực, khơng chính xác
Nội dung phản cảm, bạo động, không phù hợp
Kiểm duyệt thành viên chưa hiệu quả
Lừa đảo, mạo danh
Rủi ro về bảo mật
Khác:………………………………………………………………
11. Anh/chị hãy đánh giá mức độ hữu ích của các diễn đàn anh/chị tham gia
trên mạng xã hội?
Rất khơng hữu ích
Khơng hữu ích
Bình thường
Hữu ích
Rất hữu ích
12. Từ trải nghiệm và hiểu biết cá nhân, anh/chị hãy đưa ra đánh giá về thực
trạng của các diễn đàn trên mạng xã hội ngày nay? (trả lời bằng đoạn văn
ngắn)
18
13. Anh/chị có đề xuất gì trong việc cải thiện hành vi sử dụng diễn đàn trên
mạng xã hội không? (trả lời bằng đoạn văn ngắn)
4. Phần kết thúc, cảm ơn người tham gia khảo sát
Xin cảm ơn anh/chị đã dành thời gian tham gia trả lời khảo sát, chúc anh/chị có
một ngày tốt lành!
19
PHẦN 2. VIẾT BÁO CÁO TỪ KẾT QUẢ SPSS
Viết báo cáo phân tích dựa vào bảng Output kết quả phân tích SPSS.
1. Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn
Viết báo cáo về mức độ ủng hộ của người dân đối với các giải pháp phịng
chống dịch của Chính phủ căn cứ vào bảng kết quả dưới đây.
Descriptive Statistics
Khai báo y tế
Giữ khoảng cách an toàn với
người khác
Cài đặt ứng dụng truy vết trên
điện thoại
Đeo khẩu trang ở nơi công
cộng
Hạn chế tụ tập đơng người
Rửa tay với xà phịng, nước
sát khuẩn
Valid N (listwise)
N
Minimum
Maximum
Mean
Std. Deviation
1260
1.00
5.00
4.6294
.55936
1260
1.00
5.00
4.5508
.57465
1260
1.00
5.00
4.4135
.77263
1260
1.00
5.00
4.7127
.51197
1260
1.00
5.00
4.5762
.56905
1260
1.00
5.00
4.6429
.54742
1260
Nhìn chung, người dân ủng hộ những giải pháp phịng chống dịch của chính phủ ở
mức cao và rất cao.
Đeo khẩu trang nơi công cộng là giải pháp được ủng hộ ở mức độ cao nhất, người
dân ủng hộ giải pháp này ở mức rất cao (M = 4.7127, SD = .51197).
20
Trong khi đó, cài đặt ứng dụng truy vết trên điện thoại là giải pháp được ủng hộ ở
mức độ thấp nhất, người dân ủng hộ giải pháp này ở mức cao (M = 4.4135, SD
= .77263)
Người dân ủng hộ giải pháp rửa tay với xà phòng, nước sát khuẩn ở mức rất cao (M
= 4.6429, SD = .54742).
Người dân ủng hộ giải pháp khai bao y tế ở mức rất cao (M = 4.6294, SD = .55936).
Hạn chế tụ tập đông người là giải pháp được ủng hộ ở mức cao (M = 4.5762, SD
= .56905).
Người dân ủng hộ giải pháp giữ khoảng cách an toàn với người khác ở mức cao (M
= 4.5508, SD = .57465).
2. Phân tích ANOVA một chiều
Viết nhận xét về mức độ tin tưởng vào Chính phủ của những người làm việc tại các
loại hình tổ chức khác nhau căn cứ vào bảng kết quả và sơ đồ sau.
Descriptives
Hãy cho biết mức độ tin tưởng của anh/chị vào nỗ lực ứng phó với dịch COVID-19 của Chính
phủ.
21
95% Confidence
Interval for Mean
N
Mean
Std.
Deviation
Min
Max
Std. Error
Lower
Bound
Upper
Bound
Cơ quan, tổ chức
450
4.3533
1.11561
.05259
4.2500
4.4567
1.00
5.00
104
4.0865
1.02503
.10051
3.8872
4.2859
1.00
5.00
379
4.1266
1.11498
.05727
4.0140
4.2393
1.00
5.00
Lao động tự do
81
4.2469
.95565
.10618
4.0356
4.4582
1.00
5.00
Khác
141
4.1418
1.10571
.09312
3.9577
4.3259
1.00
5.00
105
4.3429
.85292
.08324
4.1778
4.5079
1.00
5.00
1260
4.2317
1.08141
.03047
4.1720
4.2915
1.00
5.00
cơng
Tổ chức phi chính
phủ
Doanh nghiệp tư
nhân
Cơng nhân các khu
cơng nghiệp
Total
ANOVA
Hãy cho biết mức độ tin tưởng của anh/chị vào nỗ lực ứng phó với dịch COVID-19 của Chính
phủ.
Mean
Sum of Squares
df
Square
F
Sig.
Between Groups
15.486
5
3.097
2.666
.021
Within Groups
1456.844
1254
1.162
22
Total
1472.330
1259
Means Plot
Kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ
tin tưởng Chính phủ của những người làm việc tại các loại hình tổ chức khác
nhau (p = .021 < .05).
Nhìn chung, những người làm việc tại các loại hình tổ chức khác nhau tin
tưởng vào nỗ lực ứng phó với dịch COVID-19 của Chính phủ ở mức cao.
Những người làm việc tại cơ quan, tổ chức công tin tưởng vào nỗ lực ứng
phó với dịch COVID-19 của Chính phủ ở mức độ cao nhất, niềm tin của họ
vào Chính phủ ở mức cao (M = 4.3533, SD = 1.11561).
Trong khi đó, người lao động tại các tổ chức phi chính phủ tin tưởng vào nỗ
lực ứng phó với dịch COVID-19 của Chính phủ ở mức độ thấp nhất, niềm
tin của họ vào Chính phủ ở mức cao (M = 4.0865, SD = 1.02503).
Công nhân tại các khu công nghiệp tin tưởng vào nỗ lực ứng phó với dịch
COVID-19 của Chính phủ ở mức cao (M = 4.3429, SD = .85292)
23
Người lao động tự do tin tưởng nỗ lực ứng phó với dịch COVID-19 của
Chính phủ ở mức cao (M = 4.2469, SD = .95565)
Những người làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân tin tưởng vào nỗ lực ứng
phó với dịch COVID-19 của Chính phủ ở mức cao (M = 4.1266, SD =
1.11498)
Những người làm việc tại các loại hình tổ chức khác tin tưởng vào nỗ lực
ứng phó với dịch COVID-19 của Chính phủ ở mức cao (M = 4.1418, SD =
1.10571).
3. Phân tích tương quan
Viết nhận xét về mức độ tương quan giữa niềm tin vào Chính phủ và mức độ
sẵn sàng tiêm vaccine căn cứ vào bảng kết quả sau đây.
Correlations
niềm tin vào
sự sẵn sàng tiêm
vaccine
chính phủ
niềm tin vào chính phủ
Pearson Correlation
1
Sig. (2-tailed)
sự sẵn sàng tiêm vaccine
.139**
.000
N
1260
1260
Pearson Correlation
.139**
1
Sig. (2-tailed)
.000
N
1260
1260
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Kết quả phân tích cho thấy, có mối tương quan giữa niềm tin vào Chính phủ
và mức độ sẵn sàng tiêm vaccine của người dân. Đây là tương quan thuận ở
mức độ yếu (r = .139) và tương quan này có ý nghĩa thống kê (p < 0.05).