Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

1 tổng quan và thực trạng KTTH final

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.36 KB, 32 trang )

BÁO CÁO
Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan về kinh tế tuần hoàn và thực trạng tại Việt
Nam

Người viết báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)

Hà Nội, năm 2021


MỤC LỤC

2


DANH MỤC HÌNH ẢNH

3


1. Tổng quan về nền kinh tế tuần hoàn
Sự gia tăng dân số, đơ thị hóa và nhu cầu tiêu thụ trên đầu người ngày càng
lớn, khiến nhiều tài nguyên trở nên khan hiếm, chi phí mơi trường tạo tài nguyên
mới hoặc khắc phục các hậu quả môi trường đã trở thành gánh nặng đè lên các
quốc gia trên toàn thế giới. Nền kinh tế tuần hoàn (circular economy - CE) hiện
đang nổi lên là một mẫu hình thay thế cho mơ hình kinh tế tuyến tính truyền thống
(linear economy) để giải quyết các áp lực về tài nguyên và mơi trường.
Trong một nền kinh tế tuần hồn, hệ thống công nghiệp được phục hồi hoặc
tái tạo theo kế hoạch. Các mơ hình kinh doanh mới được phát triển để giảm nhu
cầu về nguyên liệu thô. Điều này được thực hiện bằng cách tiếp cận chuỗi sản xuất
có thể trở thành các vịng khép kín, nhằm mục đích trở thành một mơ hình mới về


cơ bản thay đổi chức năng của các nguồn lực trong nền kinh tế: nguyên liệu phế
thải của một q trình (cơng nghiệp) sẽ là đầu vào cho quá trình khác và các sản
phẩm sẽ được sửa chữa, tái sử dụng và tái chế.
Theo các nghiên cứu của Quỹ Ellen MacArthur, trong nền kinh tế tuần hoàn
chất thải được giảm thiểu một cách tối đa. Điều này được thực hiện bằng cách một
sản phẩm sẽ được xây dựng mà ở cuối vòng đời của sản phẩm, các vật liệu sẽ phân
hủy sinh học theo cách an tồn hoặc có thể dễ dàng được tái sử dụng. Các nguyên
liệu trong trong các chu trình cuối được sử dụng cho các sản phẩm tương tự hoặc
mới. Điều quan trọng là tài nguyên vật liệu được xoay vòng theo chu kỳ ngắn (ví
dụ: vận chuyển ít, cục bộ càng tốt), trong đó vật liệu được giữ càng tinh khiết càng
tốt (để dễ tái sử dụng) và chất lượng vẫn cao nhất có thể so với thời gian dài nhất
có thể. Các chuỗi cung ứng hiện tại đã trở nên dễ bị gián đoạn. Trong nền kinh tế
vòng tròn, khả năng phục hồi được xây dựng thông qua sự đa dạng: một hệ thống
sản xuất với nhiều kết nối, bao gồm các giải pháp phù hợp và phi tập trung.

4


Bảng 1. Hệ thống thu hồi chủ động tạo ra các vòng lặp, giúp hạn chế sử dụng tài
nguyên mới và hạn chế tác động môi trường - Nguồn: EMF (2012)
Theo Manuel Maqueda, giáo sư tại Khóa học Mở rộng của UC Berkeley về
Kinh tế học “Nền kinh tế tuần hồn có khả năng chống chọi tốt hơn với các cuộc
khủng hoảng bởi vì các mơ hình kinh doanh tuần hoàn cho phép đa dạng hơn, bền
vững, thâm dụng việc làm và các hình thức thu nhập định kỳ”. Các dự báo được
cơng bố về lợi ích do nền kinh tế tuần hồn có thể đem lại như 1,8 nghìn tỷ euro ở
khu vực EU vào năm 2030. Thị trường bao bì thơng qua tái chế cũng được ước tính
sẽ tăng thêm 22 tỷ đô la trong giai đoạn 2018-2026. Và đó khơng phải là tất cả.
Theo Liên Hợp Quốc có tới 4,8 triệu việc làm có thể được tạo ra ở Mỹ Latinh và
Caribe.
Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình xây dựng nền kinh tế tuần hồn:

Cơng nghệ
Các cơng nghệ mới, cơng nghệ đột phá có thể giúp các cơng ty dẫn đầu trong
q trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn nhanh hơn và hiệu quả hơn. Nhiều
công ty, chẳng hạn như Danone, H&M Group và DS Smith đã tận dụng những
công nghệ để xây dựng kế hoạch cho chất thải và các tác nhân gây ô nhiễm ra khỏi
chuỗi giá trị của họ trong khi vẫn sử dụng các sản phẩm và vật liệu để tạo ra các
giá trị tích cực về kinh tế, mơi trường và xã hội.
Mối liên hệ giữa các mơ hình kinh doanh tuần hồn và cơng nghệ liên quan
đến vai trị của cơng nghệ đột phá trong việc định hình các hệ thống vịng lặp khép
kín (Rajala, Hakanen, Mattila, Seppälä, & Westerlund, 2018) cũng như vai trò của
kinh tế tuần hồn trong việc khuyến khích các cơng ty giới thiệu các công nghệ đột
5


phá và các mơ hình kinh doanh mới (Esposito, Tse & Soufani, 2017). Các nhà
nghiên cứu đã nêu ra những đóng góp và hạn chế của các cơng nghệ của Công
nghiệp 4.0 đối với thực tiễn triển khai kinh tế tuần hoàn và quản lý hoạt động
(Lopes de Sousa Jabbour, Jabbour, Godinho Filho, & Roubaud, 2018). Các vấn đề
nghiên cứu khác bao gồm vai trị của cơng nghệ đối với các mơ hình kinh doanh
dựa trên việc tái sử dụng và tái chế chất thải (Nascimento và cộng sự, 2019).
Các vấn đề liên quan đến công nghệ chứa đựng những mối quan tâm lớn và
có khả năng cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn đối với nguồn tài liệu về mơ
hình kinh doanh tuần hồn. Các nghiên cứu trong tương lai có thể giải quyết các
vấn đề về mức độ ảnh hưởng của các công nghệ đột phá đến các mơ hình kinh
doanh tuần hồn và mức độ tác động của nền kinh tế tuần hồn có thể ảnh hưởng
đến việc ứng dụng công nghệ mới của các doanh nghiệp. Các chủ đề nghiên cứu
khác bao gồm việc xem xét về cách kết hợp các công nghệ sản xuất do Cơng
nghiệp 4.0 mang đến (ví dụ: in 3D) vào sản xuất bền vững và cách các cơng ty có
thể kết hợp sản xuất thơng minh trong các mơ hình kinh doanh tuần hồn của họ.
Bền vững

Các mơ hình kinh doanh tuần hồn được phân tích rộng rãi trong các nguyên
tắc bền vững rộng hơn và việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDG).
Các ví dụ về các vấn đề nghiên cứu ở đây bao gồm mối quan hệ giữa nền kinh tế
tuần hồn và tính bền vững và khám phá cách các cơng ty tích hợp kinh tế tuần
hồn vào chương trình nghị sự bền vững của mình (Stewart & Niero, 2018). Các
nghiên cứu cũng phân tích sự gắn kết theo ngữ cảnh của các mơ hình kinh doanh
tuần hồn và chỉ ra vai trị của hệ sinh thái tuần hoàn (Zucchella & Previtali, 2019)
và chuỗi cung ứng tuần hoàn (Geissdoerfer et al., 2018) đối với sự phát triển bền
vững. Perey, Benn, Agarwal và Edwards (2018) đã khám phá vấn đề về cách các tổ
chức thay đổi mơ hình kinh doanh của họ để ứng phó với các vấn đề bền vững và
giải quyết căng thẳng về chất thải như một gánh nặng và/hoặc nguồn lực, tập trung
vào việc khái niệm lại vai trò của chất thải như một nguồn có giá trị.
Ví dụ, các xem xét trong tương lai có thể nâng cao hiểu biết về mặt khái niệm
và kinh nghiệm về mối liên hệ giữa nền kinh tế tuần hồn và tính bền vững bằng
cách đánh giá định lượng hiệu quả bền vững của các phương thức triển khai mang
tính tuần hồn. Các vấn đề nghiên cứu tiềm năng khác cần xem xét là liệu sự
chuyển đổi theo hướng tuần hồn có làm cho các doanh nghiệp và chuỗi cung ứng
của họ trở nên bền vững hơn hay không, cũng như cách các tổ chức xem xét bối
cảnh của họ khi đưa các mục tiêu bền vững vào các chương trình nghị sự của mình.
Sản phẩm
6


Các nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa mô hình kinh doanh tuần hồn và
sản phẩm tập trung vào các vấn đề bao gồm hệ thống sản phẩm-dịch vụ (PSS) và
đánh giá giá trị khách hàng, mức độ tuần hồn và tiềm năng kinh tế của các mơ
hình kinh doanh này (Pieroni, McAloone & Pigosso, 2019), cũng như ý nghĩa của
PSS đối với tính tuần hồn của chuỗi cung ứng (Yang, Smart, Kumar, Jolly và
Evans, 2018). Một ví dụ khác là phân tích các mơ hình kinh doanh kéo dài vòng
đời của sản phẩm, các câu hỏi về cách thức các tổ chức tạo ra giá trị từ vòng đời

của sản phẩm kéo dài (Ertz, Leblanc-Proulx, Sarigöllü, & Morin, 2019) và cách
các mơ hình kinh doanh này đóng góp vào nền kinh tế hiệu quả hơn về tài nguyên
(Whalen, 2019). Các nhà nghiên cứu ở đây nhấn mạnh đến cách tạo ra các mơ hình
kinh doanh bền vững hơn bằng cách khép kín các vịng sản xuất và tiêu thụ thông
qua tái chế, tái sử dụng và tái sản xuất sản phẩm.
Kết quả cũng cho thấy các vấn đề chưa được khám phá và lỗ hổng nghiên cứu
như thiết kế mơ hình kinh doanh để giảm rủi ro trong việc cung cấp sản phẩm-dịch
vụ liên quan đến quyền sở hữu được duy trì, cũng như xem xét về cách thức và lý
do các công ty tham gia vào việc mở rộng mơ hình kinh doanh giá trị của sản
phẩm. Các nghiên cứu xuôi chiều và mang so sánh về hiệu quả tài chính hoặc mơi
trường của các mơ hình kinh doanh thực hiện kéo dài tuổi thọ sản phẩm khác nhau
cũng có thể là một hướng khoa học có giá trị và hiệu quả.
Chiến lược
Các nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa các mơ hình kinh doanh tuần hoàn
và chiến lược tập trung vào việc thực hiện các nguyên tắc tuần hoàn và các yếu tố
cho phép triển khai mơ hình này. Xây dựng một mơ hình kinh doanh tuần hồn địi
hỏi một bộ chiến lược để cấu trúc và triển khai nó. Đặc biệt, một cơ chế phân loại
các chiến lược triển khai nền kinh tế tuần hoàn ở cấp quản lý đã được phát triển
nhằm cung cấp các hàm ý cho các nhà quản lý để đạt được mức độ tuần hoàn cao
hơn (Ünal & Shao, 2019). Các cân nhắc chiến lược khác được phân tích trong các
nghiên cứu bao gồm các hợp tác chiến lược với các đối tác trong chuỗi cung ứng,
chuyển đổi từ khía cạnh quyền sở hữu sang chia sẻ/cho thuê (De Angelis và cộng
sự, 2018), hậu cần ngược (Lechner & Reimann, 2019) và các hệ thống quản lý chất
thải (Horvath, Mallinguh & Fogarassy, 2018).
Do sự phức tạp của việc triển khai nền kinh tế tuần hồn, ngày càng có nhiều
sự quan tâm trong việc đạt được quan điểm chiến lược cho hướng này. Các nghiên
cứu thực nghiệm sâu hơn cần được khuyến khích để hiểu rõ hơn cách các chiến
lược tuần hồn đã định hình các mơ hình kinh doanh tuần hoàn như thế nào và
ngược lại. Việc xác định các điều kiện thúc đẩy và cản trở có thể ảnh hưởng đến
việc thực hiện thành công các chiến lược tuần hồn và làm rõ vai trị của hợp tác

7


chiến lược với các đối tác trong chuỗi cung ứng trong việc thực hiện các chiến lược
tuần hồn cũng có thể cung cấp thêm những hiểu biết mới trong các tài liệu.
Các yếu tố bên ngoài
- Các yếu tố liên quan đến thể chế: quy định, chính sách và hoạt động của các
tổ chức quốc tế.
- Nhận thức và sự sẵn sàng của người dùng đối với sản phẩm, dịch vụ được
tạo ra từ mơ hình kinh doanh tuần hồn.
2. Xây dựng mơ hình Kinh tế tuần hồn tại một số quốc gia trên thế giới
Trên thực tế, các chính sách liên quan đến KTTH đã xuất hiện từ trước đó rất
lâu ở các quốc gia, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Ngay tại Châu Âu, Hà Lan
đã có bước đi đầu tiên từ những năm 1970, với “thang Lansink”, ưu tiên ngăn ngừa
và hạn chế phát sinh chất thải, thúc đẩy tái sử dụng và tái chế, sau đó là việc xử lý
rác bằng phương pháp đốt trước khi áp dụng biện pháp cuối cùng là chôn lấp; tại
Đức là Luật về Quản lý chất thải và Chu trình khép kín (Closed Substance Cycle
and Waste Management Act) năm 1996 . Tại Châu Mỹ là Hoa Kỳ với các cách tiếp
cận dựa vào thị trường đối với rác thải từ năm 1677. Tại Châu Á, Nhật Bản khởi
xướng với Luật Cơ bản cho việc thành lập một xã hội dựa trên tái chế (The Basic
Law for Establishing a Recycling-Based Society) từ năm 2002. Năm 2009, Trung
Quốc cũng có Luật Xúc tiến Kinh tế tuần hoàn (Circular Economy Promotion
Law). Tổng hợp 45 chiến lược về KTTH và hơn 100 trường hợp trên thế giới,
Kalmykova và cộng sự đã rút ra kết luận rằng về mặt chính sách, hiện nay có hai
cách tiếp cận thực hiện KTTH, đó là:
(i) Tiếp cận theo hệ thống nền kinh tế (Systemic economy-wide
implementation):
Nền kinh tế ở đây không chỉ là nền kinh tế của một quốc gia, mà có nhiều cấp
độ khác nhau về quy mơ. Đó có thể là nền kinh tế ở cấp địa phương (khu công
nghiệp, thành phố, tỉnh) hay nền kinh tế ở cấp vùng (liên tỉnh, liên thành phố), cấp

quốc gia hoặc thậm chí là cấp liên quốc gia. Về cơ bản, cách thực hiện này là kết
nối các hoạt động kinh doanh và sản xuất thành các vòng tuần hồn vật liệu trong
một khơng gian kinh tế nhất định. Tiêu biểu của cách tiếp cận này là tại Đan Mạch,
Trung Quốc, Nhật Bản và Canada. Tuy nhiên, cách thức áp dụng ở mỗi nước
khơng hồn tồn giống nhau.
(ii) Tiếp cận theo nhóm ngành, sản phẩm, nguyên liệu hoặc vật liệu (Group of
sectors, products, materials and substances):
Cách tiếp cận thực hiện KTTH này không giới hạn ở phạm vi một không gian
hay một hệ thống kinh tế nhất định mà tập trung theo nhóm ngành, sản phẩm hoặc
8


nguyên vật liệu. Để ngắn gọn, có thể gọi đây là cách tiếp cận theo vật liệu. Diễn
đàn Kinh tế thế giới cũng đồng tình với cách tiếp cận này khi khẳng định vật liệu
chính là “mẫu số chung lớn nhất” của tất cả các ngành và không gian địa lý. Theo
đó, các quốc gia nên lựa chọn một số vật liệu và từ đó xác định các ngành liên
quan tới vật liệu đó làm ưu tiên cho việc thực hiện KTTH. Tiêu biểu của cách tiếp
cận này là Khối liên minh Châu Âu EU, Hà Lan, Canada, Mỹ, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan và Singapore.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hai cách tiếp cận này trên thực tế không hồn tồn
được phân biệt rạch rịi với nhau. Đơn cử, một khu cơng nghiệp được tạo ra có thể
nhắm tới việc tuần hoàn một hoặc một vài vật liệu nhất định. Vì thế, ở rất nhiều
nước, chúng ta thấy hai cách tiếp cận này được sử dụng kết hợp với nhau, tùy vào
đặc điểm của từng quốc gia. Phần sau đây sẽ trình bày chi tiết một số kinh nghiệm
của các quốc gia và khu vực tiêu biểu trên thế giới.
- Liên Minh Châu Âu: Liên minh châu Âu xác định rất rõ KTTH không chỉ là
vấn đề chất thải. Vì thế, mặc dù dự kiến thơng qua Đề xuất lập pháp về vấn đề chất
thải (Legislative Proposal on Waste) vào năm 2014, Ủy ban Châu Âu đã tạm dừng
và thay thế đề xuất này bằng Gói đề xuất Kinh tế tuần hoàn (Circular Economy
package) vào năm 2015, nhằm tiếp cận vấn đề rộng hơn, quan tâm toàn bộ các quá

trình nền kinh tế, từ sản xuất và tiêu thụ thị trường nguyên liệu thứ cấp. Tiếp theo
đó, khối liên minh này đã triển khai Kế hoạch hành động KTTH (EU Action Plan
for the Circular Economy) và Kế hoạch thiết kế sinh thái 2016-2019 (Ecodesign
Working Plan 2016-2019). Từ đó, mỗi quốc gia thuộc khối cũng triển khai các
hành động riêng của mình để thực hiện KTTH một cách hệ thống nhất.
Đáng chú ý, Kế hoạch hành động KTTH của Châu Âu đã chỉ rõ cần tiếp cận
thực hiện KTTH theo 4 khâu/giai đoạn của vòng đời sản phẩm, gồm: (i) Sản xuất
(Production), trong đó đặc biệt chú ý tới khâu thiết kế (Redesign); (ii) Tiêu dùng
(Consumption); (iii) Quản lý chất thải (Waste Management); (iv) Biến chất thải trở
lại thành tài nguyên (Secondary Raw Materials). Kế hoạch hành động này cũng
xác định 6 lĩnh vực ưu tiên thực hiện KTTH, đó là: Nhựa, Chất thải thực phẩm,
Các nguyên liệu quan trọng, Xây dựng và Phá dỡ, Nhiên liệu sinh khối và các Sản
phẩm sinh học.
Đặc biệt đối với rác thải nhựa, ngày 27 tháng 3 năm 2019, Nghị viện Châu Âu
đã nhất trí về các biện pháp đầy tham vọng mà Ủy ban Châu Âu đề xuất trong việc
xử lý rác thải biển đến từ 10 sản phẩm nhựa sử dụng một lần thường thấy nhất trên
các bãi biển châu Âu, cũng như các loại dụng cụ đánh bắt cá bị vứt bỏ và nhựa dễ
phân hủy. Đây được coi là một bước đi mang tính cách mạng, tiến tới việc loại bỏ
các sản phẩm nhựa khó thu hồi và khó tái chế.
9


- Tại Đức: Cách thực hiện KTTH của quốc gia này được đánh giá là “từ trên
xuống - top down”. Theo đó, nước Đức đã sớm ban hành Luật về quản lý chất thải
và chu trình khép kín từ năm 1996, với ý tưởng cốt lõi là tuần hoàn vật liệu. Họ ý
thức được rằng nền kinh tế công nghiệp nặng của Đức luôn cần rất nhiều vật liệu
đầu vào, do đó việc tuần hồn vật liệu sẽ giúp giảm phụ thuộc vào tài nguyên, đồng
thời đảm bảo phát triển bền vững lâu dài của cả nền kinh tế. Vì vậy, Luật cung cấp
các khuôn khổ để thực hiện quản lý chất thải theo chu trình khép kín và đảm bảo
việc xử lý chất thải tương thích với mơi trường cũng như khả năng đồng hóa chất

thải. Từ đó, nước Đức tiếp cận thực hiện KTTH ở cấp toàn quốc gia, thúc đẩy
nhiều mơ hình giảm thiểu chất thải, tái sử dụng, tái chế và đốt rác thải để sản xuất
điện và nhiệt. Thậm chí, nếu chỉ tính riêng về chính sách tái chế, nước Đức đã có
luật về đóng gói (Verpackungsverordnung) từ năm 1991. Ngồi ra, nước Đức cịn
phát triển các chính sách năng lượng, cơng nghiệp và mơi trường rất cụ thể ở cấp
quốc gia và đóng một vai trò rất mạnh mẽ trong các lĩnh vực này ở cấp độ châu
Âu.
- Tại Hà Lan: Ngoài “thang Lansink” từ những năm 1970, quy định thứ tự ưu
tiên trong quản lý chất thải, năm 2013, Chính phủ Hà Lan đã triển khai một loạt
chương trình và dự án nhằm biến nước này trở thành “trung tâm tuần hoàn” của
Châu Âu. Đặc biệt, chương trình “Kinh tế tuần hồn tại Hà Lan vào năm 2050”
đưa ra những tầm nhìn, định hướng lộ trình và cả các mục tiêu rất cụ thể của quốc
gia này. Theo đó, 5 lĩnh vực ưu tiên là: Nhiên liệu sinh khối và thực phẩm, Nhựa,
Chế tạo (tập trung vào vật liệu kim loại và các hóa chất độc hại), Xây dựng (tập
trung vào tái chế vật liệu xây dựng và phát triển thị trường vật liệu tái chế) và Tiêu
dùng. Tuy nhiên, khác với Đức, cách thực hiện KTTH của Hà Lan được đánh giá
là “từ dưới lên - bottom up”. Tại quốc gia này, KTTH được gắn với góc nhìn của
các doanh nghiệp, đề cao đổi mới trong sử dụng vật liệu, thay đổi các mơ hình kinh
doanh, xuất phát từ chính lợi ích và những sáng kiến của doanh nghiệp. Theo đó,
Bộ Kinh tế của Hà Lan từ năm 2008 đã có các chính sách thúc đẩy hình thành các
thị trường cho tuần hoàn vật liệu, tiêu biểu như quy định về tiêu dùng công đối với
các sản phẩm tái chế và dịch vụ tuần hồn.
- Tại Pháp: Từ năm 2017, Chính phủ nước Pháp đã bắt đầu xây dựng lộ trình
KTTH, với mục tiêu đến năm 2025 sẽ giảm lượng chất thải phải chôn lấp đi một
nửa và tái chế 100% lượng tác thải nhựa. Lộ trình được ban hành vào tháng 4 năm
2018, nêu rõ 50 biện pháp thúc đẩy chuyển dịch sang KTTH, liên quan tới sản
xuất, tiêu dùng, quản lý chất thải và sự tham gia của cộng đồng. Từ đó, các doanh
nghiệp đã hưởng ứng mạnh mẽ, tiêu biểu là việc ra đời Thung lũng tái chế dệt may
tại phía bắc nước Pháp, hướng tới thu hồi 50% vải thải và tái chế 95% số vải đó
10



vào năm 2019. Nhà máy sản xuất của Renault tại Choisy-le-Roi phía nam Paris
cũng thực hiện tái sản xuất các thiết bị tự động, tuần hồn vật liệu và khơng cịn
chất thải chơn lấp.
- Tại Đan Mạch: Khu cơng nghiệp Kalundborg tại Đan Mạch là một ví dụ
điển hình của cách tiếp cận thực hiện KTTH ở quy mô nền kinh tế cấp độ địa
phương. Bản chất của cách thực hiện KTTH tại đây dựa trên quan điểm “cộng sinh
công nghiệp - industrial symbiosis”, tức là chia sẻ tài nguyên và tuần hồn chất
thải giữa các lĩnh vực cơng nghiệp khác nhau, giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu
quả kinh tế. Theo đó, từ năm 1961, thành phố Kalundborg đã đứng ra xây dựng
một mạng lưới đường ống phức tạp, với sự tài trợ của các công ty lọc dầu, để các
doanh nghiệp trong thành phố có thể thực hiện trao đổi chất thải và tài nguyên với
nhau. Hệ thống này đã giúp tuần hoàn vật liệu, tiết kiệm năng lượng và ngun liệu
thơ, đồng thời giảm chi phí xử lý chất thải cho các doanh nghiệp. Vì thế, số lượng
doanh nghiệp và dự án mong muốn tham gia ngày càng tăng. Tuy nhiên, Frosch đã
lưu ý rằng thành công của Kadlundborg là nhờ nhận thức rất cao của các doanh
nghiệp về các cơ hội và lợi ích kinh tế của KTTH, tầm nhìn và khả năng thiết kế
rất tốt của các nhà quản lý, đặc biệt, cũng cần thời gian cho việc xây dựng cơ sở hạ
tầng phù hợp. Mơ hình cộng sinh của Kalundborg được coi là bài học tiêu biểu để
xây dựng các mơ hình tuần hồn trong các khu cơng nghiệp liên ngành khác trên
thế giới. Một số mơ hình thành cơng sau đó có thể kể tới như: khu công nghiệp
Burnside tại Canada, mạng lưới các khu công nghiệp sinh thái tại Naroda, Ản Độ
và khu công nghiệp Laem Chabang tại Thái Lan.
- Tại Canada: Hội đồng không chất thải quốc gia (The National Zero Waste
Council) được thành lập năm 2013, do sáng kiến của của thành phố Vancover và
Liên đoàn các thành phố Canada. Mục đích của Hội đồng này là tập hợp nhà lãnh
đạo của các thành phố, các doanh nghiệp, trường đại học và các tổ chức phi chính
phủ để thúc đẩy ngăn chặn phát thải và thúc đẩy chuyển dịch sang nền KTTH ở
Canada.

Năm 2018, từ những nguyên tắc và định hướng mà Hội đồng đề ra, Chiến
lược quốc gia về Không Chất thải nhựa đã được đưa ra bởi Bộ Mơi trường và Biến
đổi khí hậu Canada (ECCC) và Bộ Y tế Canada (HC) nhằm thu hồi tất cả nhựa
trong nền kinh tế, tránh thải ra môi trường bằng cách thực hiện KTTH. Hội đồng
đã và đang hỗ trợ nâng cao chất lượng cuộc sống, đem tới sự bền vững cho môi
trường và thịnh vượng cho nền kinh tế, giảm tải việc tiêu thụ tài nguyên và năng
lượng, bằng những kế hoạch hành động cụ thể nhằm ngăn chặn việc phát sinh chất
thải.
11


- Tại Hoa Kỳ: Rất nhiều mơ hình được hình thành trên cơ sở cách tiếp cận
dựa vào thị trường. Cách tiếp cận dựa vào thị trường (Market-Based Approaches MBAs), là ngoài nhà nước, các chủ thể thị trường khác như doanh nghiệp và tổ
chức có tư cách pháp nhân được tự do tham gia kinh doanh và cung cấp các hàng
hoá và dịch vụ (kể cả các hàng hoá và dịch vụ về bảo vệ môi trường và quản lý tài
ngun, ứng phó với biến đổi khí hậu) theo quy luật cung - cầu của thị trường. Đặc
biệt, cách tiếp cận thị trường khuyến khích các hành vi thơng qua các tín hiệu thị
trường hơn là các hướng dẫn, chỉ thị của Nhà nước. Chính sách của Hoa Kỳ thiên
về việc khuyến khích các sáng kiến tuần hồn và nhân rộng các điển hình tuần
hồn tốt. Thị trường rác thải điện tự tại Bang Colorado là một ví dụ điển hình của
cách tiếp cận này để thực hiện KTTH. Cụ thể, năm 2013, việc chôn lấp rác thải
điện tử bị cấm tại Bang Colorado. ngay lập tức đã xuất hiện các doanh nghiệp
đứng ra thu gom và tái chế rác thải điện tử. Như vậy, một thị trường với người mua
là các hộ gia đình và người bán là các cơng ty cung cấp dịch vụ đã được hình
thành. Kết quả là môi trường được bảo vệ, xã hội có thêm cơng ăn việc làm, Nhà
nước khơng mất chi phí xử lý ơ nhiễm do rác thải điện tử và rác thải được tuần
hoàn xử lý. Việc các thị trường tương tự như vậy liên tục được hình thành đã khiến
thu gom và xử lý rác thải trở thành một lĩnh vực sôi động và lợi nhuận cao đối với
các nhà đầu tư tại Mỹ, từ đó xuất hiện các tỷ phú rác nổi tiếng như Wayne
Huizenga của Công ty Quản lý chất thải (Waste Management) và Maria Rios của

Cơng ty Chất thải quốc gia (Nation Waste).
Bên cạnh đó, một số thành phố của Hoa Kỳ cũng xây dựng và ban hành Chiến
lược “Zero waste” với mục tiêu không cịn chất thải ra ngồi mơi trường vào năm
2030. Trong đó các thành phố sẽ phải thay đổi từ cách tiếp cận dựa trên chi phí
hiện tại sang cách tiếp cận dựa trên quản lý tài nguyên, bằng việc coi chất thải là
tài sản cần phải được quản lý, thay vì chỉ là thực hiện trách nhiệm pháp lý. Từ đó,
các lộ trình cũng đã được đặt ra, gắn với các chính sách rất cụ thể, như đẩy mạnh
Hợp tác công tư, quản lý chất thải thực phẩm, thu gom và xử lý nước thải, tái chế
chất thải xây dựng, thiết lập các cơ sở cho quyên góp và tái chế,....
- Tại Nhật Bản: Nhật Bản có thể coi là một điển hình của cách tiếp cận ở cấp
độ quốc gia. Kể từ năm 1991, Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện KTTH bằng việc xây
dựng các quy định pháp lý nhằm đưa nước này trở thành một “xã hội dựa trên việc
tái chế”. Trung tâm trong đó là Luật Cơ bản cho việc thành lập một xã hội dựa trên
tái chế (The Basic Law for Establishing a Recycling-Based Society), có hiệu lực
vào năm 2002, đã đưa ra các mục tiêu định lượng về tái chế và phi vật chất hóa
trong dài hạn cho xã hội Nhật Bản. Nhờ vậy, nước này đã nhanh chóng đạt được tỷ
lệ tái chế cao hàng đầu thế giới. Trong năm 2007, chỉ có 5% chất thải của Nhật Bản
12


phải xử lý bằng chôn lấp, so với 48% của Vương quốc Anh vào năm 2008. Từ năm
2010, tỷ lệ tái chế đối với kim loại đã là 98%. Luật Tái chế thiết bị của Nhật Bản
đảm bảo rằng trên 50% các sản phẩm điện tử được tái chế, so với con số 30% 40% ở Châu Âu. Quan trọng hơn cả là khoảng 74% - 89% vật liệu chứa trong các
thiết bị này đã được thu hồi quay trở lại phục vụ cho mục đích sản xuất các sản
phẩm cùng loại, giúp tiết kiệm chi phí và giảm phụ thuộc vào việc khai thác tài
nguyên.
- Tại Trung Quốc: Trung Quốc là một trường hợp tương đối đặc biệt, khi đã
thực hiện KTTH ở cả 3 cấp độ: Cấp độ vĩ mơ (thành phố, tỉnh và vùng), cấp độ
trung bình (các nhóm cộng sinh) và cấp độ vi mơ (doanh nghiệp) với một số lĩnh
vực trọng tâm chính là: các hệ thống công nghiệp, môi trường xây dựng, cơ sở hạ

tầng đô thị và sinh thái. Ở cấp vi mô, sản xuất sạch hơn và thiết kế sinh thái trong
doanh nghiệp được chú trọng từ năm 2003, khi có Luật về Xúc tiến Sản xuất sạch
hơn. Cấp độ trung bình là mơ hình khu cơng nghiệp sinh thái, các hệ thống nông
nghiệp sinh thái và thị trường buôn bán chất thải. Cấp độ vĩ mơ là mơ hình các
thành phố sinh thái và tỉnh sinh thái, được bắt đầu từ năm 2005, tại 10 địa phương
gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Quý Dương, Ninh Ba, Hà Bắc, Đồng
Lăng, Liêu Ninh, Sơn Đông và Giang Tô. Luật Thúc đẩy kinh thế tuần hồn
(Circular Economy Promotion Law) có hiệu lực từ năm 2009 càng giúp đẩy mạnh
hơn cách tiếp cận này.
- Tại Hàn Quốc: Hàn Quốc bắt đầu thực hiện KTTH theo cách tiếp cận tập
trung vào việc xử lý, tái chế chất thải. Điều này khiến Hàn Quốc trở thành quốc gia
có tỷ lệ tái chế cao thứ hai trong các quốc gia OECD năm 2013. Bộ môi trường
Hàn Quốc (2017) đã tuyên bố ban hành các nguyên tắc tuần hoàn tài nguyên từ đầu
năm 2018 thực hiện KTTH. Theo đó, Luật tuần hồn tài ngun bao gồm các điều
như “nhận diện tài nguyên tuần hoàn”, “quản lý hiệu suất tuần hồn tài ngun”,
“đánh giá tính khả dụng của chu kỳ tuần hồn” và “phí xử lý chất thải”. Ngồi ra,
Bộ luật này cũng bao gồm các chính sách để giảm lượng chất thải trong tất cả các
quy trình từ sản xuất, phân phối, tiêu thụ cho đến xử lý sản phẩm và để thúc đẩy tái
chế.
- Tại Đài Loan: Đài Loan có mật độ dân số cao nhưng lại khơng có đủ tài
ngun để đáp ứng các nhu cầu cần thiết. Đài Loan nhập khẩu 98,8% nhiên liệu
hóa thạch, 98% kim loại và 71,8% nhu cầu sinh khối. Cùng với đó, Đài Loan có 20
năm kinh nghiệm trong việc tái chế và tỷ lệ tái chế của đất nước này hiện tương
đương với châu Âu. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề như ô nhiễm, nhà máy bất
hợp pháp và chất thải. Những vấn đề trên địi hỏi Chính phủ Đài Loan phải áp
dụng một cách tiếp cận toàn diện và có hệ thống hơn, đó là KTTH.
13


Chính phủ Đài Loan hỗ trợ sự phát triển của KTTH bằng cách đưa ra các

hành động dựa trên bốn trụ cột của tăng trưởng xanh: luật pháp, quy định, ưu đãi
thị trường, đổi mới và kết nối. Vào ngày 1 tháng 6 năm 2018, TCEN (Taiwan
Circular Economy Network) đã mời các đại diện công nghiệp ký một thỏa thuận
“xanh” để thúc đẩy thực hiện KTTH. Trong đó, ba liên minh công nghiệp đã được
thành lập trong lĩnh vực nhựa, điện tử và xây dựng nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác
tuần hồn. Kể từ đó, các liên minh khác đã được thành lập để giải quyết vấn đề
chất thải biển cũng như là trong ngành công nghiệp năng lượng mặt trời.
- Tại Singapore: Là một quốc gia nhỏ, Singapore nhận thức được sự cần thiết
phải cân bằng giữa phát triển kinh tế và bền vững mơi trường. Do đó, việc tiếp cận
theo tư duy của KTTH là hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh tài nguyên và đất đai
khan hiếm tại đất nước này.
Singapore triển khai KTTH theo nhiều cách trong đó bao gồm việc triển khai
hệ thống trách nhiệm của nhà sản xuất mở rộng (EPR), bắt đầu từ chất thải điện tử
vào năm 2021. Ngoài chất thải điện tử, Singapore cũng đang nghiên cứu tính khả
thi của việc mở rộng EPR sang chất thải bao bì. Ngồi ra, Chính phủ Singapore
cũng tăng cường sự hợp tác và hỗ trợ giữa các ngành cơng nghiệp với nhau. Theo
đó, một cuộc kêu gọi tài trợ nghiên cứu theo chủ đề “Sáng kiến tuần hoàn Chất
thải” (Closing the Waste Loop Initiative) đã được đưa ra nhằm hướng tới việc thiết
kế vật liệu nhựa một cách bền vững hơn. Mục tiêu ở đây là nhằm cho phép nhựa có
thể được tái sử dụng nhiều hơn, dễ tái chế hơn làm tăng giá trị của nhựa thải.
- Tại Australia: Ước tính lợi ích mà KTTH có thể tạo ra cho nước Úc là
khoảng 26 tỉ Đô la Úc mỗi năm. Quốc gia này đã bắt đầu thực hiện KTTH bằng
các chính sách và sáng kiến về quản lý chất thải tại các bang như: Victoria (tập
trung giảm thiểu rác thải tại các cơng viên, trên đường phố), Nam Úc (nghiên cứu
và tính tốn giá trị kinh tế của các lợi ích mà KTTH đem lại), Queensland (nghiên
cứu và áp dụng tái chế rác thải thực phẩm thành thuốc bảo vệ thực vật sinh học,
thân thiện với môi trường), Tây Úc (phát triển công nghệ đốt rác tạo năng lượng tại
Kwinana), New South Wales (ban hành dự thảo Chính sách Kinh tế tuần hồn,
trong đó xác định rõ các ngun tắc cụ thể của KTTH mà Bang này sẽ áp dụng),...
Đặc biệt, Chính quyền bang Victoria đã ban hành lệnh cấm chôn lấp rác thải điện

tử, kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2019.
Như vậy, thực hiện KTTH đang là xu hướng diễn ra rộng khắp trên thế giới.
Rất nhiều nước đang thực hiện theo cách tiếp cận theo vật liệu, tập trung giải quyết
các vấn đề của một số chất thải và vật liệu, như sản phẩm nhựa dùng một lần, rác
thải điện tử, chất thải thực phẩm,... Trong khi đó, cách tiếp cận theo khu cơng
nghiệp tuần hồn được sử dụng kết hợp tại một số nước có cơng nghiệp phát triển
14


hoặc do đặc thù quản lý của quốc gia, như Đan Mạch, Đức và Trung Quốc. Mặc dù
vậy, có thể thấy rằng trong 4 khâu của KTTH, thì hầu hết các nước đang tập trung
vào các khâu sau (downstream), đó là quản lý chất thải và tái chế, tái sử dụng vật
liệu. Các khâu đầu (upstream) gồm thiết kế sản phẩm, thiết kế chất thải, sản xuất
và tiêu dùng cần được chú ý nhiều hơn.
3. Tổng hợp chính sách về kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
Tại Việt Nam các khái niệm liên quan tới kinh tế tuần hoàn như sản xuất sạch
hơn, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững…đã được thể chế hóa trong các văn
bản từ khá sớm:
Ngay từ năm 1998, Chỉ thị 36/CT-TW đã đề cập tới “áp dụng cơng nghệ sạch,
ít phế thải, tiêu hao ít nguyên liệu và năng lượng”, sau đó là Nghị Quyết 41 đưa ra
các định hướng về “khuyến khích tái chế, sử dụng sản phẩm tái chế”, “thu hồi và
xử lý sản phẩm đã qua sử dụng”,. Từ các chủ trương đó của Đảng, Nhà nước đã
ban hành Luật và các chính sách liên quan tới “khai thác và sử dụng tiết kiệm tài
nguyên”, “sử dụng năng lượng tái tạo”, 3R, “thay thế túi ni lông”, “Sản xuất và
tiêu dùng bền vững”, “chuỗi cung ứng xanh”, “tiêu dùng xanh”,...
Chính sách sản xuất và tiêu dùng bền vững: Từ 2016 đến nay, Việt Nam đã và
đang thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền
vững gồm 2 giai đoạn: 2016 - 2020 và 2021 - 2030. Nếu mục tiêu của chính sách
trong giai đoạn 2016 - 2020 chỉ đề cập đến từng khía cạnh của KTTH thì bước
sang giai đoạn 2021 - 2030, việc theo đuổi nền KTTH đã được thừa nhận, và mục

tiêu của chương trình trong giai đoạn tới là: “thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền
vững trên nền tảng đổi mới, sáng tạo, thực hành và phát triển các mơ hình sản xuất
và tiêu dùng bền vững, đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng nội địa bền vững, tạo việc
làm ổn định và việc làm xanh, thúc đẩy lối sống bền vững và nâng cao chất lượng
cuộc sống người dân, hướng đến phát triển nền KTTH ở Việt Nam”.
Năm 2018 Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam đến 2020, tầm nhìn
2030 được ban hành. Nếu giai đoạn đầu, KTTH được gián tiếp thúc đẩy thơng qua
các mục tiêu xanh hóa sản xuất; giảm cường độ phát thải khí nhà kính, tăng tỷ lệ sử
dụng năng lượng tái tạo, xanh hóa lối sống,.. thì trong giai đoạn này, các giải pháp
liên quan đến phát triển KTTH được đề cập trực tiếp như: “Xây dựng các chính
sách, chiến lược hỗ trợ nền KTTH không chất thải; quản lý tổng hợp CTR và nước
thải theo hướng chuyển hóa chất thải thành tài ngun”.
Chính sách khai thác và sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, năng
lượng: Hoạt động về khai thác, sử dụng tài nguyên, năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả trong sản xuất hiện được quy định tại nhiều các văn bản luật liên quan như
15


Luật BVMT (2020), Luật Thực hành Tiết kiệm chống lãng phí (2013), Luật Thuế
tài nguyên (2009), Luật Thuế BVMT (2010), Luật Chuyển giao công nghệ (2017),
Luật Đất đai (2013), Luật Tài nguyên nước (2012), Luật Khoáng sản (2010), Luật
Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo(2015), Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả (2010)... Mục tiêu chung của các chính sách này là phát triển kinh tế
song song với sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, vật chất, năng lượng và bảo
vệ các thành phần môi trường tự nhiên. Sự tích hợp này cũng đồng nghĩa với hoạt
động sản xuất, tiêu dùng theo xu hướng KTTH đã được bao phủ khá đầy đủ.
Chính sách sản xuất sạch (SXSH) hơn: SXSH được coi là một trong những
giải pháp then chốt trong Chiến lược PTBV của Việt Nam và được đẩy thực hiện,
triển khai trong hầu hết các văn bản về BVMT và PTBV như: Chiến lược BVMT
quốc gia các giai đoạn 2001- 2010, 2011-2020. Cụ thể, Chiến lược BVMT quốc

gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 khuyến khích áp dụng các mơ hình
quản lý mơi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000, SXSH, kiểm toán chất thải, đánh
giá vịng đời sản phẩm, các mơ hình quản lý môi trường tiên tiến trong sản xuất,
kinh doanh, trong đời sống cộng đồng đô thị, nông thôn; đồng thời thúc đẩy phát
triển các khu vực công nghiệp, đô thị... theo hướng thân thiện với mơi trường.
Chính sách cộng sinh cơng nghiệp: Nghị định số 82/2018/ NĐ-CP là văn bản
pháp lý đầu tiên tại Việt Nam có quy định về “cộng sinh công nghiệp”, “doanh
nghiệp sinh thái” hay khu công nghiệp sinh thái. Đây là những mơ hình phát triển
cơng nghiệp theo hướng tuần hoàn và bền vững. Ngoài ra, việc khuyến khích
doanh nghiệp thực hiện cộng sinh cơng nghiệp được quy định tại các văn bản khác
như: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP (Nước thải có thể được tuần hồn, tái sử dụng
cho các mục đích khác nhau sau khi được thu gom và xử lý theo quy định); Nghị
định số 24a/2016/NĐ- CP (Chất thải công nghiệp như thải tro, xỉ, thạch cao của
các nhà máy nhiệt điện, phân bón hóa chất, luyện kim có thể được phân loại, sơ
chế đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để làm thành nguyên liệu sản xuất vật
liệu xây dựng).
Chính sách logistic và chuỗi cung ứng hàng hóa dịch vụ: Chiến lược tổng thể
phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 đã nêu rõ “dịch vụ logistic
là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất hệ thống phân phối các ngành dịch
vụ khác và lưu thơng hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu”. Phấn đấu hình
thành dịch vụ trọn gói 3PL (integrated 3PL); phát triển logistic điện tử (e-logistics)
cùng với thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả và thân thiện.
Cùng với đó, kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch
vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 đã nêu rõ mục tiêu: Tập trung thu hút đầu tư
vào phát triển hạ tầng logistics
16


Doanh nghiệp quản lý tốt chuỗi cung ứng, tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian
lưu chuyển hàng hóa...

Các chính sách về quản lý chất thải công nghiệp theo KTTH: Các chính sách
đối với chất thải cơng nghiệp cũng rất quan trọng trong nền KTTH vì chất thải
cơng nghiệp hiện đang chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng lượng chất thải; đồng thời
chính sách đối với chất thải là nhân tố quyết định đến việc coi nó cịn giá trị vật
chất và tham gia trở lại vịng tuần hồn hay hết giá trị để bị thải bỏ.
Đối với quản lý chất thải rắn (CTR), Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp
CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 (2018) thể hiện rõ quan điểm quản lý
tổng hợp CTR là quản lý tồn bộ vịng đời chất thải từ khi phát sinh đến khi xử lý
cuối cùng, bao gồm phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái
chế và xử lý cuối cùng. Luật BVMT năm 2020 cho thấy, các quan điểm theo hướng
tuần hoàn như: Coi rác thải là tài nguyên, ai gây ô nhiễm phải trả tiền, huy động
trách nhiệm của nhà sản xuất, người thải bỏ,.. được đặc biệt nhấn mạnh. Một số
quy định nhằm thúc đẩy tính tuần hồn của chất thải như: Tổ chức, cá nhân sản
xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế phải thực hiện tái chế theo tỷ lệ
và quy cách tái chế bắt buộc, trừ các sản phẩm, bao bì xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái
xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm (Điều
54); Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập
trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức có phát sinh chất thải rắn cơng nghiệp
thơng thường phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn
công nghiệp thông thường hoặc chuyển giao cho các đối tượng có chức năng xử lý
khác (Điều 82).
Đối với nước thải công nghiệp, Khoản V, Điều 72, Luật BVMT năm 2020 quy
định rõ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Nước thải được khuyến
khích tái sử dụng khi đáp ứng yêu cầu về BVMT và mục đích sử dụng nước;
Chính sách ưu đãi về tài chính như ưu đãi về thuế, phí, tài trợ, thu hút đầu tư
Để hỗ trợ các chính sách thúc đẩy KTTH nói chung, KTTH trong cơng nghiệp nói
riêng, Luật BVMT năm 2020 đều có các quy định về cơ chế ưu đãi, khuyến khích
các hoạt động kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm từ hoạt động tái
chế, xử lý chất thải và BVMT; Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN (2008) cũng đưa ra các khuyến khích thơng

qua các quy định miễn giảm thuế TNCN như: Thu nhập của doanh nghiệp từ thực
hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng
sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải”; “Thu nhập của doanh nghiệp từ thực
hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực BVMT, bao gồm: sản xuất thiết bị xử lý ô
nhiễm môi trường, thiết bị quan trắc và phân tích môi trường; xử lý ô nhiễm và
17


BVMT; thu gom, xử lý nước thải, khí thải, CTR; tái chế, tái sử dụng chất thải”
được áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 4 năm,
giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
Đến năm 2020 thuật ngữ về kinh tế tuần hồn đã chính thức được sử sụng tại
Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt
Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn
2021 – 2030, trong đó mơ hình kinh tế tuần hồn được xác định là một trong
những giải pháp quan trọng thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững, cụ thể:
Thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn đối với chất thải
- Đẩy mạnh áp dụng, phổ biến và nhân rộng các mô hình phân loại, thu gom,
tái sử dụng, tái chế chất thải, phế liệu; xây dựng tài liệu, đào tạo, phổ biến, hướng
dẫn thực hiện các mơ hình kinh tế tuần hoàn đối với chất thải, cụ thể chất thải
trong các lĩnh vực nơng nghiệp, thủy sản, điện tử, hóa chất, nhiệt điện, nhựa, giấy,
vật liệu xây dựng và chất thải của các ngành kinh tế khác;
- Đẩy mạnh kết nối cung cầu, phát triển thị trường về sản phẩm và công nghệ
môi trường, sản phẩm và công nghệ tái chế và công nghệ các bon thấp;
- Từng bước xây dựng và áp dụng các mơ hình kinh tế tuần hồn trong lĩnh
vực tiêu dùng, khuyến khích chuyển đổi từ việc tiêu dùng và sở hữu hàng hóa sang
tiêu dùng và sử dụng dịch vụ trong cuộc sống.
Kinh tế tuần hoàn đã được đã được thể chế hóa vào Luật Bảo vệ mơi trường
số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020. Luật chính thức có hiệu lực từ 01/01/2022.
Theo Điều 142 đã nêu rõ:

- Kinh tế tuần hồn là mơ hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản
xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng
đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi
trường.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện lồng ghép kinh
tế tuần hoàn ngay từ giai đoạn xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương
trình, đề án phát triển; quản lý, tái sử dụng, tái chế chất thải.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thiết lập hệ thống quản
lý và thực hiện biện pháp để giảm khai thác tài nguyên, giảm chất thải, nâng cao
mức độ tái sử dụng và tái chế chất thải ngay từ giai đoạn xây dựng dự án, thiết kế
sản phẩm, hàng hóa đến giai đoạn sản xuất, phân phối.
- Chính phủ quy định tiêu chí, lộ trình, cơ chế khuyến khích thực hiện kinh tế
tuần hồn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
18


Kinh tế tuần hoàn cũng đã được xác định là một trong các định hướng phát
triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 trong Nghị quyết Đại Hội đại biểu tồn quốc
lần thứ XIII của Đảng đó là “Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu,
phịng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý,
tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức
khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm
môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ
sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hồn, thân thiện với mơi trường”
Có thể thấy rằng việc thể chế hóa kinh tế tuần hoàn vào hệ thống văn bản
pháp luật tại Việt Nam là hết sức cần thiết và phù hợp với xu hướng phát triển của
nhiều quốc gia trên thế giới tiêu biểu như Đức, Nhật Bản và Trung Quốc điều này
sẽ giúp việc thực hiện kinh tế tuần hoàn được hệ thống và đồng bộ, cùng với các
hình thức khuyến khích (ưu đãi về cơ chế và thủ tục hành chính, về tài chính, về
tiếp cận các nguồn lực) và chế tài rõ ràng, minh bạch. Từ đó, các mơ hình kinh tế

tuần hồn tốt được khuyến khích và tạo hiệu ứng thực hiện kinh tế tuần hoàn trong
mọi hoạt động kinh tế và xã hội.
Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, cịn nhiều khó khăn, hạn
chế, việc chuyển đổi sang nền KTTH đã và đang đặt ra khơng ít thách thức như:
Thứ nhất, đến nay các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến phát triển
KTTH mới chỉ điều chỉnh mang tính nguyên tắc, định hướng và cần có quy định,
hướng dẫn cụ thể để triển khai thực hiện. Việc hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn,
thể chế, cơ chế thực thi, giám sát, đánh giá... cho từng ngành, lĩnh vực đòi hỏi còn
phải đầu tư nhiều nguồn lực và thời gian.
Thứ hai, các nội dung phát triển doanh nghiệp sinh thái, khu công nghiệp sinh
thái, cộng sinh công nghiệp... đề cập trong Nghị định số 82/2018/ NĐ-CP về quản
lý khu công nghiệp và khu kinh tế chưa được cụ thể hóa. Mặt khác, vấn đề mua
sắm công xanh là một trong những chính sách mục tiêu của sản xuất và tiêu dùng
bền vững đến nay vẫn mang tính định hướng tại Luật Đấu thầu 2013, Chỉ thị số
13/CT-TTg ngày 4/4/2017... chưa có các quy định, chỉ tiêu cụ thể về các yêu cầu
xanh hóa trong hoạt động mua sắm cơng (SWITCH- Asia, 2020).
Thứ ba, nguồn hỗ trợ cho việc thực hiện chuyển đổi sang phát triển KTTH
còn hạn chế. Mặc dù, các chính sách hỗ trợ khá đa dạng, nhưng phân bố còn thiếu
hợp lý, mức hỗ trợ thấp, thủ tục hành chính rườm rà làm giảm tính hấp dẫn của
chính sách, ví dụ như: Nghị định 54/2015/NĐ-CP về ưu đãi về các hoạt động sử
dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Tuy vậy, phạm vi ưu đãi của Nghị định còn khá nhỏ
hẹp, các ưu đãi không được chỉ rõ hay tham chiếu đến quy định cụ thể. Nghị định
số 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư quy định đối tượng được hưởng ưu đãi tín
19


dụng đầu tư bao gồm các cơ sở xử lý rác thải, trong đó chỉ quy định danh mục các
dự án nhóm A, B, dự án trên 50 tỷ đồng, được tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho
thấy sự thiếu hợp lý. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay có 46 dự án do các địa
phương đề xuất quy mô dưới 50 tỷ đồng đang tồn đọng, không được hưởng chính

sách tín dụng ưu đãi; Các cơ chế chính sách ưu đãi cho các hoạt động tái chế, tái sử
dụng chất thải, tận thu năng lượng từ quá trình xử lý CTR cịn thiếu và chưa đồng
bộ. Điều này dẫn đến những bất cập trong quản lý hoạt động tái chế hiện tại như
nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, gây ơ nhiễm thứ phát..; đồng thịi kìm hãm sự phát triển
của ngành này theo hướng tích cực trong tương lai.
Thứ tư, Việt Nam còn thiếu các doanh nghiệp đủ năng lực công nghệ về tái
chế, tái sử dụng các sản phẩm đã qua sử dụng; các doanh nghiệp Việt Nam có quy
mơ vừa và nhỏ khó khăn trong việc đầu tư đổi mới công nghệ.
4. Tổng hợp thực trạng phát triển kinh tế tuần hồn tại Việt Nam
Thơng qua tổng hợp kết quả từ một số cuộc khảo sát liên quan đến kinh tế
tuần hoàn trên cả nước cho thấy phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam đã có
nhận thức ban đầu về những khái niệm liên quan đến mơ hình kinh tế tuần hồn,
tuy nhiên mối quan tâm chưa thực sự được chú trọng và chỉ ở mức trung bình. Các
doanh nghiệp phần lớn đều hiểu những thách thức gây ra bởi sự khan hiếm tài
nguyên thiên nhiên và biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới doanh thu và tăng trưởng
kinh doanh của mình. Tuy nhiên, chỉ có một số ít các doanh nghiệp cho rằng họ có
những kế hoạch để nâng cao nhận thức và áp dụng thực hành sản xuất thân thiện
với môi trường hay những dự án liên quan đến việc quản lý môi trường hoặc phúc
lợi xã hội trong công ty của mình. Điều này giải thích tại sao các doanh nghiệp này
vẫn chưa có những kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện các giải pháp kinh tế
tuần hoàn, hướng tới xây dựng một doanh nghiệp bền vững trong dài hạn.
Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đều đang vận hành theo mơ hình kinh tế
tuyến tính, dựa trên nguyên lý Khai thác - Sử dụng - Thải bỏ, ít quan tâm đến các
vấn đề về lượng khí thải cacbon trong q trình sản xuất đối với mơi trường và
thường không chịu trách nhiệm về các sản phẩm của họ sau khi chúng được
chuyển sang giai đoạn phân phối, sử dụng, thậm chí khơng có ý định thu hồi những
sản phẩm đó sau q trình sử dụng của khách hàng. Đây là một trong những
nguyên nhân gây lãng phí nguồn tài nguyên tại các doanh nghiệp khi rác thải
không được quay vòng trở lại thành tài nguyên, đồng thời, khiến cho các ngành sản
xuất tạo ra nhiều khí thải cacbon hơn và góp phần vào q trình biến đổi khí hậu.

Các doanh nghiệp được phỏng vấn cho biết rằng họ chỉ đủ khả năng thực
hiện thiết kế sinh thái nếu nó có khả thi về mặt kinh tế, bởi sự cạnh tranh gay gắt
trong quá trình kinh doanh. Do đó, q trình sản xuất hiện tại của các doanh nghiệp
20


hầu hết chưa hướng đến mơ hình phát triển bền vững. Các doanh nghiệp có rất ít sự
lựa chọn vật liệu vì các thiết kế và đặc điểm kỹ thuật cho sản phẩm được thực hiện
bởi khách hàng mà không có bất cứ sự tham vấn nào của nhà cung cấp. Hạn chế về
nguồn vốn cũng làm ảnh hưởng đến việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản
xuất hoặc sử dụng nguồn lao động có trình tay nghề độ cao. Doanh nghiệp cũng
cho biết rằng sản phẩm tái chế gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh về giá
và tâm lý người tiêu dùng còn nhiều e dè khi sử dụng những sản phẩm này.
Tạo Việt Nam phần lớn các doanh nghiệp có quy mơ sản xuất nhỏ, được
phát triển từ quy mơ hộ gia đình nên các doanh nghiệp trên gặp khó khăn về mơ
hình quản trị, khơng thể tự mình vận hành được đầy đủ các hoạt động có tính chu
kì của mơ hình KTTH mà cần có sự hợp tác của nhiều doanh nghiệp lại với nhau
để tạo thành một mơ hình KTTH có hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay sự liên kết của
các doanh nghiệp này rất yếu kém, có rất ít mối liên kết giữa những DNVVN với
nhau hoặc giữa DNVVN với những doanh nghiệp có quy mơ lớn khác. Bên cạnh
đó, các DNVVN nói rằng họ thiếu thơng tin về mạng lưới KTTH, chưa có kênh
liên kết nào giúp họ có những nhận thức và kết nối về hoạt động theo mô hình
KTTH hiện nay.
Hiện nay ở Việt Nam, đã xuất hiện những chính sách để khuyến khích việc
áp dụng KTTH vào các q trình sản xuất trong doanh nghiệp do đó cũng đã bắt
đầu hình thành các mơ hình, sáng kiến phát triển kinh tế tuần hồn có thể kể đến
như:
4.1. Mơ hình khu cơng nghiệp sinh thái
Điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22/05/2018 về quy định quản lý khu
công nghiệp và khu kinh tế có nêu: “Khu cơng nghiệp sinh thái là khu cơng

nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt
động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác
trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế, môi trường, xã hội của các doanh nghiệp
Việc phát triển các Khu công nghiệp thời gian qua ở nước ta có mục tiêu thu
hút đầu tư trong nước và nước ngoài, tập trung phát triển các ngành sản xuất mới
và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Những chi phí ngoại sinh, đặc biệt là
các chi phí liên quan đến ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường, chưa được tính
tốn và đánh giá đúng mức. Những quy định về quản lý nước thải, chất thải rắn, ô
nhiễm tiếng ồn, hay khí thải đối với các Khu công nghiệp mặc dù đã được ban
hành, nhưng việc thực thi cịn chưa đáp ứng u cầu. Vì vậy, việc phát triển các
Khu công nghiệp đã làm phát sinh những hệ lụy đến môi trường. Việc chuyển đối
các Khu công nghiệp hiện có sang hình thức Khu cơng nghiệp sinh thái sẽ góp
21


phần làm giảm ô nhiễm, trong khi đảm bảo các lợi ích về kinh tế và xã hội, đảm
bảo phát triển bền vững các Khu công nghiệp. Khu công nghiệp sinh thái được coi
là mơ hình cơng nghiệp mới để giải quyết cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội, mơi
trường của phát triển kinh tế tuần hồn
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2020 trên tồn
quốc đã có 381 Khu cơng nghiệp được thành lập, trong đó mới chỉ có 331 khu
cơng nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động, chiếm gần 87% số khu đã thành
lập. Trong những năm qua, các khu công nghiệp, khu chế xuất đã thu hút được
9.381 dự án đầu tư nước ngoài (FDI), với tổng số vốn đầu tư đạt 191,6 tỷ USD;
vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 60%. Thu hút được 9.331 dự án đầu tư trong nước
(DDI), với tổng vốn đầu tư đạt 2,061 triệu tỷ đồng; vốn thực hiện đạt khoảng 42%.
Tổng doanh thu đạt khoảng 235 tỷ USD, tăng hơn 8% so với năm 2018; kim ngạch
xuất khẩu đạt khoảng 142 tỷ USD, đóng góp gần 59% tổng kim ngạch xuất khẩu
của cả nước, tăng khoảng 11% so với năm 2018; nộp ngân sách nhà nước gần

130.000 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2018; tạo việc làm cho gần 3,85
triệu lao động trực tiếp.
Đóng góp của các Khu công nghiệp vào phát triển kinh tế - xã hội là đáng ghi
nhận, tuy nhiên còn nhiều vấn đề cần giải quyết để phát triển Khu công nghiệp ở
Việt Nam mang tính bền vững. Theo đánh giá của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài
nguyên và Môi trường), hệ thống Khu cơng nghiệp của cả nước phát sinh khoảng
450 nghìn m3/ngày đêm nước thải và 3,93 triệu tấn rác thải/năm. Lượng xả thải tập
trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, khu vực tập trung phần
lớn các cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp của cả nước (70,6%). Các Khu công
nghiệp trên địa bàn hai vùng này xả thải 73,2% lượng nước thải, 76,6% khối lượng
chất thải rắn và 53,3% khối lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hệ thống Khu
công nghiệp của cả nước. Khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc chỉ chiếm 4%
số cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp của cả nước, nhưng lại chiếm tỷ trọng
tương đối cao về lượng nước thải và chất thải rắn phát sinh từ hệ thống Khu công
nghiệp của cả nước (lần lượt là 10% và 15,7%). Bên cạnh đó, việc hình thành tập
trung ở những vùng dễ bị tổn thương như vùng duyên hải, ven biển đang tiềm ẩn
những nguy cơ không nhỏ về ô nhiễm, sự cố môi trường nếu việc quản lý và xả
chất thải của các đối tượng này không được thực hiệnnghiêm túc và giám sát chặt
chẽ (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015). Nhiều vụ việc ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng do hoạt động xả thải từ các Khu công nghiệp như tại Khu công
nghiệp Đồng An 1 (Bình Dương) , Khu cơng nghiệp Gián Khẩu (Ninh Bình) , Khu
cơng nghiệp An Nghiệp (Sóc Trăng) . Tại các khu cơng nghiệp, mới có khoảng
30% số lao động có chỗ ở ổn định, số cịn lại phải tự thu xếp, thuê trọ rải rác với
22


điều kiện sống tạm bợ, hết sức khó khăn, thiếu những điều kiện sinh hoạt tối
thiểu… từ đó đã nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội. Việc phát triển nhanh các khu công
nghiệp trong thời gian qua đã tạo sức ép không nhỏ đối với môi trường. Lượng thải
và các chất gây ô nhiễm môi trường cũng gia tăng, gây tác hại đến sức khỏe người

dân, ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng bền vững của đất nước.
Việc chuyển đổi thành các Khu công nghiệp sinh thái là một yêu cầu cấp thiết.
Những lợi ích chính của việc chuyển đổi Khu công nghiệp thông thường thành
Khu công nghiệp sinh thái bao gồm: (i) Giảm sử dụng nguyên vật liệu, nước và
năng lượng và hóa chất độc hại; (ii) Giảm thiểu phát thải khí nhà kính và các chất ơ
nhiễm hữu cơ khó phân hủy; (iii) Giảm tiêu dùng nước thơng qua tuần hoàn
nguyên vật liệu; (iv) Giảm các rủi ro kinh tế, môi trường và xã hội; (v) Cải thiện
năng năng lực cạnh tranh và lợi nhuận; (vi) Chia sẻ các tiện ích tái sử dụng; (vii)
Tạo việc làm chất lượng tốt, cải thiện sức khỏe và an toàn cho người lao động;
(viii) Tăng chất lượng sống cho cộng đồng; và (ix) Tiếp cận công nghệ mới và cơ
chế hỗ trợ tài chính một cách tốt hơn (Dick van Beers, 2018). Với việc được quy
định tại Nghị định 82/2018/NĐ-CP, Khu công nghiệp sinh thái trở thành một yêu
cầu chính thức và sớm được lên kế hoạch nhân rộng toàn quốc. Theo Nghị định
82/2018/NĐ-CP, Khu cơng nghiệp sinh thái có các tiêu chí như sau: (i) Tuân thủ
pháp luật về sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường và lao động; (ii) Cung cấp
đầy đủ các dịch vụ hạ tầng thiết yếu (điện, nước, thơng tin, phịng cháy, chữa
cháy...) và các dịch vụ có liên quan trong Khu cơng nghiệp theo quy định pháp
luật; (iii) Có ít nhất 90% doanh nghiệp có nhận thức về sử dụng hiệu quả tài
nguyên và sản xuất sạch hơn, tối thiểu 20% doanh nghiệp áp dụng các giải pháp sử
dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn, đổi mới, cải tiến phương pháp quản
lý và công nghệ sản xuất để giảm chất thải, chất gây ô nhiễm, tái sử dụng chất thải
và phế liệu; (iv) Dành tối thiểu 25% diện tích đất cho các cơng trình cây xanh, giao
thơng, các hạ tầng dịch vụ dùng chung; (v) Có ít nhất 01 liên kết cộng sinh cơng
nghiệp và ít nhất 10% tổng số doanh nghiệp có kế hoạch tham gia các liên kết cộng
sinh cơng nghiệp; (vi) Có giải pháp đảm bảo nhà ở và các cơng trình xã hội, văn
hóa và thể thao cho người lao động làm việc trong Khu công nghiệp; (vii) Có cơ
chế phối hợp thực hiện giám sát đầu vào và đầu ra của Khu công nghiệp về sử
dụng năng lượng, nước, các vật liệu sản xuất thiết yếu, quản lý hóa chất độc hại và
có báo cáo hàng năm; và (viii) Thực hiện công bố báo cáo thực hiện bảo vệ mơi
trường, trách nhiệm xã hội và các đóng góp cho cộng đồng (Nghị định

82/2018/NĐ-CP).
Tiếp cận của Nghị định 82/2018/NĐ-CP đối với KCNST phù hợp với các
nghiên cứu và hướng dẫn quốc tế về KCNST. Cụ thể, hướng dẫn về phát triển
23


KCNST sinh thái của Tổ chức công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO), Ngân hàng
Thế giới (WB), và Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) đã chỉ ra bốn lĩnh vực trọng
tâm của KCNST, bao gồm: (i) Quản lý khu, gồm việc thực hiện các dịch vụ quản
lý, giám sát, và quy hoạch, khoanh vùng KCN; (ii) Môi trường, gồm việc quản lý,
giám sát về môi trường, quản lý năng lượng, nước, sử dụng nguyên liệu và chất
thải, khả năng chống chịu biến đổi khí hậu và mơi trường tự nhiên; (iii) Kinh tế,
gồm việc tạo việc làm, thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ và hoạt động kinh doanh
trên địa bàn, giá trị gia tăng được tạo ra; và (iv) Xã hội, gồm quản lý giám sát về
mặt xã hội, hạ tầng xã hội, trách nhiệm xã hội và đối thoại cộng đồng
Đối với cách tiếp cận theo hệ thống nền kinh tế, gần đây chúng ta có thuận lợi
là với sự hỗ trợ của UNIDO và Quỹ Môi trường tồn cầu, hiện đã hình thành được
04 khu cơng nghiệp sinh thái, một mơ hình theo kiểu khu cơng nghiệp tuần hồn,
tại Ninh Bình, Đà Nẵng và Cần Thơ, với 72 doanh nghiệp tham gia. Đặc biệt, sự
chia sẻ và tuần hoàn nguyên liệu, năng lượng, chất thải và nước của các khu công
nghiệp sinh thái này đã giúp tiết kiệm được khoảng 6,5 triệu USD mỗi năm. Những
bài học rút ra được từ 04 khu công nghiệp sinh thái này và kinh nghiệm về các mơ
hình sản xuất sạch hơn, vốn bắt đầu từ những năm 1990, sẽ là cơ sở đế hồn thiện
và nhân rộng mơ hình
Bộ Kế hoạch và Đầu tư với sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ Mơi trường tồn cầu
(GEF), Cục Kinh tế liên bang Thụy Sỹ (SECO) và Tổ chức công nghiệp Liên hiệp
quốc (UNIDO) đã thực hiện dự án: “Triển khai sáng kiến khu cơng nghiệp sinh
thái hướng tới mơ hình khu công nghiệp bền vững ở Việt Nam” (Dự án EIP, 2018).
Bài viết này trình bày một số kết quả ban đầu về kinh tế và môi trường của việc thí
điểm chuyển đổi Khu cơng nghiệp thơng thường sang Khu công nghiệp sinh thái

tại các Khu công nghiệp nằm trong khung khổ dự án.
Một khung khổ chung và lợi ích về mặt lý thuyết đã được xác lập đối với
KCNST. Tuy nhiên, những kết quả thực tiễn trong việc áp dụng mơ hình này mới
là những bằng chứng thuyết phục. Đây chính là một trong những mục tiêu của Dự
án EIP, với mục đích là nhằm chuyển đổi các Khu công nghiệp đang hoạt động
thành Khu công nghiệp sinh thái. Việc chuyển đổi được tiến hành thông qua thúc
đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp và với cộng đồng địa
phương nhằm giảm tác động tới mơi trường và giảm chi phí sản xuất. Trong khn
khổ chuyển đổi, công nghệ và kinh nghiệm sản xuất sạch và phát thải ít carbon
được thực hiện tại các Khu cơng nghiệp nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính,
các chất hữu cơ khó phân hủy (POP) và ơ nhiễm nước. Dự án được thí điểm tại ba
KCN thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Đà Nẵng, và Cần Thơ với thời hạn 5 năm, từ tháng
10 năm 2014 đến tháng 6 năm 2019 với 5 hợp phần (Hình 2).
24


Hình 1. Hợp phần dự án EIP
Đóng góp của Dự án EIP thể hiện ở các cấp độ. Ớ cấp độ thể chế chính sách,
Dự án EIP đã đóng góp vào việc nghiên cứu, rà soát, và đề xuất khung khổ chính
sách phát triển Khu cơng nghiệp sinh thái. Dự án đã đề xuất các nội hàm định
nghĩa và tiêu chí xác định Khu cơng nghiệp sinh thái tại Nghị định 82/2018/NĐCP. Cùng với đó là việc phối hợp nghiên cứu, xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về Khu
công nghiệp sinh thái. Ớ cấp độ Khu công nghiệp, Dự án EIP đã tiến hành đánh giá
hiệu quả và đề xuất các giải pháp cải thiện hiệu suất hoạt động của các nhà máy xử
lý nước thải tập trung tại ba Khu cơng nghiệp thí điểm, thực hiện kiểm kê xử lý rác
thải rắn tại các Khu công nghiệp này, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp về cộng
sinh công nghiệp tại Khu cơng nghiệp Hịa Khánh, TP. Đà Nẵng, và tiến hàng
nghiên cứu 15 điển hình quản lý vận hành Khu công nghiệp hiệu quả của Việt
Nam. Ớ cấp độ doanh nghiệp, là trọng tâm của các hoạt động chuyển đổi, Dự án
EIP đã tiến hành đánh giá, kiểm toán việc sử dụng tài nguyên, năng lực, và xử lý
chất thải.

Sau 4 năm thực hiện, đã có 72 doanh nghiệp nhận hỗ trợ trực tiếp của Dự án
EIP để thực hiện đánh giá, kiểm toán và áp dụng các giải pháp hiệu quả tài nguyên
và sản xuất sạch hơn (RECP). Tổng đầu tư tư nhân cho các giải pháp RECP là 207
tỷ đồng, giúp tiết kiệm hàng năm tương ứng 75 tỷ đồng thông qua việc cắt giảm
17,8 triệu kWh điện, 429.000 m3 nước và số lượng đáng kể các nguyên nhiên vật
liệu khác. Những giải pháp thực hiện Khu công nghiệp sinh thái tại cấp độ doanh
nghiệp đã làm giảm 24,89 nghìn tấn CO 2, 4 tấn hóa chất, 3.335 tấn rác thải rắn và
429.000 m3 nước thải mỗi năm
4.2. Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (Pro Viet Nam)
Bao gồm gồm 19 thành viên là các công ty FDI và công ty Việt Nam: CocaCola Việt Nam, Friesland Campina, La Vie, Nestlé Việt Nam, NutiFood, Suntory
PepsiCo Việt Nam, Tetra Pak Việt Nam, TH Group và URC Việt Nam,….
25


×