Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING ĐIỆN TỬ TRÊN SÀN SHOPEE CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VNE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HTTT KINH TẾ & TMĐT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING ĐIỆN TỬ TRÊN SÀN SHOPEE
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VNE

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Hải Lý
Sinh viên thực hiện : Ngô Thu Hà
Mã sinh viên

: 19D140154

Lớp

: K55I3

HÀ NỘI, 11/2022


i

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành khóa luận tốt nghiệp em đã nhận được sự hỗ trợ tận tình tử rất
nhiều phía. Lời đầu tiên em xin cảm ơn cô giáo Thạc sĩ Vũ Thị Hải Lý người đã trực tiếp
hướng dẫn chỉ bảo, hướng dẫn tận tình cho em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề
tài khóa luận tốt nghiệp này
Em xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thương Mại và đặc biệt là Khoa Hệ thống
thông tin kinh tế và Thương mại điện tử, các thầy cô đã tạo mọi điều kiện cho em tham
gia học tập, rèn luyện, trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức thực tế cuộc


sống trong suốt những năm học vừa qua
Em xin cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, các phòng ban, các anh chị trong Công ty
Cổ phần kinh doanh thương mại điện tử VNE đã tạo điều kiện cho em thực tập và làm
việc tại Công ty. Được trực tiếp tham gia nghiên cứu, làm việc tại công ty giuos em hiểu
hơn về hoạt động kinh doanh, cũng như có được những số liệu cụ thể và chính xác cho
việc thực hiện đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp
Do gặp giới hạn về thời gian cũng như lượng kiến thức, thông tin thu thập được cịn hạn
chế, nên luận văn khơng trách khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy em rất mong nhận
được những góp ý và đánh giá của q thầy cơ để giúp em hồn thiện hơn nữa khóa luận
tốt nghiệp của mình
Em xin chân thành cảm ơn!


ii

LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ..............................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU:..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu..............................................................................2
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................................2
2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới.....................................................................2
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu.................................................................................3
3.1 Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3
3.2 Phạm vi nghiên cứu:............................................................................................3
4. Khung lý thuyết tiến hành hoạt động nghiên cứu...................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................5
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp....................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING ĐIỆN

TỬ TRÊN NỀN TẢNG SHOPEE CỦA MỘT CÔNG TY............................................6
1.1 Tổng quan về marketing điện tử............................................................................6
1.1.1 Khái niệm marketing điện tử...........................................................................6
1.1.2 Vai trò của marketing điện tử..........................................................................7
1.1.3 Đặc điểm của marketing điện tử......................................................................8


iii

1.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động marketing điện tử............................8
1.1.5 Các hình thức của marketing điện tử............................................................13
1.1.6 Lợi ích của marketing điện tử........................................................................21
1.2 Khái niệm cơ bản về xây dựng kế hoạch Marketing điện tử..............................22
1.2.1 Khái niệm xây dựng kế hoạch Marketing điện tử........................................22
1.2.2 Quy trình xây dựng kế hoạch marketing điện tử..........................................23
1.3 Tổng quan về nền tảng Shopee.............................................................................25
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRÊN NỀN
TẢNG SHOPEE CỦA CÔNG TY CỔ PHÂNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ VNE................................................................................................................28
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty............................................................................28
2.1.1 Tổng quan........................................................................................................28
2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngồi................................................31
2.2.1 Mơi trường vĩ mơ.............................................................................................31
2.2.2 Mơi trường ngành...........................................................................................35
2.3 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên trong................................................36
2.3.1 Năng lực cơng nghệ.........................................................................................37
2.3.2 Năng lực tài chính...........................................................................................37
2.3.3 Nguồn nhân lực...............................................................................................38
2.4 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh thương mại
điện tử VNE giai đoạn 2019-2021...............................................................................38



iv

2.5 Các hoạt động marketing điện tử hiện nay trên nền tảng Shopee của công ty cổ
phần kinh doanh thương mại điện tử VNE...............................................................40
2.5.1. Tổng quan về hoạt động marketing điện tử của Công ty cổ phần kinh
doanh thương mại điện tử VNE..............................................................................40
2.5.2 Các hoạt động marketing điện tử hiện nay trên nền tảng Shopee của Công
ty cổ phần kinh doanh thương mại điện tử VNE...................................................41
2.6 Đánh giá hoạt động Marketing điện tử trên nền tảng Shopee của Công ty cổ
phần kinh doanh thương mại điện tử VNE...............................................................41
2.7 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu...........................................................42
2.7.1 Những thành công đã đạt được......................................................................42
2.7.2 Những tồn tại chưa giải quyết........................................................................42
2.7.3 Nguyên nhân của những tồn tại.....................................................................43
2.7.4 Những hạn chế của nghiên cứu và những vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo
................................................................................................................................... 43
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING ĐIỆN TỬ TRÊN NỀN
TẢNG SHOPEE CHO CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ VNE........................................................................................................................... 44
3.1 Phân tích thị trường và xác định phân khúc khách hàng...................................44
3.1.1 Phân tích thị trường........................................................................................44
3.2 Thiết lập mục tiêu..................................................................................................46
3.3 Phân tích SWOT của cơng ty cổ phần kinh doanh thương mại điện tử VNE...48
3.3.1 Phân tích ma trận SWOT...............................................................................48
3.3.2 Phân tích chiến lược...........................................................................................51


v


3.4 Lựa chọn công cụ marketing điện tử cho công ty cổ phần kinh doanh thương
mại điện tử VNE..........................................................................................................53
3.4.1 Mã giảm giá của Shop........................................................................................54
3.4.2 Chương trình của Shop...................................................................................57
3.4.3 Mua kèm deal sốc............................................................................................58
3.4.4 Quảng cáo Shopee...........................................................................................59
3.5 Dự tính ngân sách cho hoạt động E-marketing...................................................61
3.6 Ước lượng hiệu quả...............................................................................................61
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................64


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1: Khung lý thuyết để tiến hành hoạt động xây dựng kế hoạch marketing điện tử
trên sàn Shopee của cơng ty cổ phần thương mại điện tử VNE..........................................4
Hình 1. 2: Giao diện thơng báo Marketing của Shopee....................................................26
Hình 1. 3: Giao diện chương trình của Shopee.................................................................26
Hình 1. 4: : Giao diện công cụ Marketing của Shopee.....................................................27

Hình 2.1: Logo Công ty cổ phần kinh doanh thương mại điện tử VNE……………. 29
Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty (Nguồn: Phòng nhân sự)..........................31
Hình 2.3: Diễn biến tăng trưởng kinh tế theo quý giai đoạn 2017-2021...........................33
Hình 2.4: Tốc độ kết nối internet tồn cầu.......................................................................34
Hình 2.5: Website của cơng ty cổ phần kinh doanh thương mại điện tử VNE.................40
Hình 3. 1: Cơ cấu doanh nghiệp Việt Nam năm 2021
Hình 3. 2: Cách sử dụng công cụ marketing Mã giảm giá của tơi

Hình 3. 3::Vị trí xuất hiện mã giảm giá của Shop
Hình 3. 4:: Các mã giảm giá đã tạo của gian hàng
Hình 3. 5: Giao diện cơng cụ chương trình của Shop
Hình 3. 6: Sản phẩm của gian hàng
Hình 3. 7: Tình hình quảng cáo của gian hàng trong 3 tháng vừa qua


vii

Hình 3. 8: Chi tiết 1 quảng cáo sản phẩm của gian hàng

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2019-2021...........................38

Bảng 3. 1 Mục tiêu cụ thể của kế hoạch marketing điện tử trên sàn Shopee của công ty cổ
phần kinh doanh thương mại điện tử VNE
46
Bảng 3. 2: Ma trận SWOT của công ty cổ phần kinh doanh thương mại điện tử VNE với
ứng dụn marketing điện tử...............................................................................................48


viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ST
T

Từ viết tắt

Nội dung


1

SEO

Search Engine Optimization

2

NXB

Nhà xuất bản

3

SMM

Social Media Marketing

4

PPC

Pay Per Click

5

SEM

Search Engine Marketing


6

SMS

Tin nhắn

7

DN

Doanh Nghiệp

8

CRM

Customer Relationship Management

9

SCM

Supply Chain Management


PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với xu hướng tồn cầu hóa mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp, hàng hóa và dịch vụ ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Dưới tác động mạnh mẽ

của kỷ nguyên số, nhiều cơ hội và thách thức đang đặt ra cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh.
Sử dụng các công cụ Marketing là phương án hỗ trợ đắc lực nhất giúp doanh nghiệp gần
gũi hơn với khách hàng, Tuy nhiên, ngồi những cơng cụ marketing truyền thống thì
chúng ta cần sử dụng các cơng cụ marketing điện tử để phù hợp với xu thế phát triển
trong thời đại kỷ nguyên số ngày nay.
Theo một thống kê mới nhất từ Wearesocial tính tới tháng 9/2019 thì Việt Nam có tới
66% dân số sử dụng mang Internet và trong số đó có tới 62 triệu người sử dụng mạng xã
hội, cụ thể hơn thống kê đã chỉ ra rằng mỗi người sử dụng mạng xã hội đã đốt khoảng 2,5
giờ mỗi ngày. Do vậy việc nghiên cứu tìm tịi để ứng dụng thành cơng marketing online
khơng chỉ giúp doanh nghiệp có một kênh marketing hiệu quả mà cịn bắt kịp xu thế phát
triển chung.
Cơng ty cổ phần kinh doanh thương mại điện tử VNE hoạt động trong lĩnh vực Thương
mại điện tử, kinh doanh phân phối độc quyền sản phẩm đồ gia dụng, đồ dùng gia đình.
Được thành lập vào năm 2019, Công ty cổ phần kinh doanh thương mại điện tử VNE
đang là một công ty mới trên thị trường thương mại điên tử nên chưa được nhiều khách
hàng biết đến, do đó cần đẩy mạnh marketing cho công ty tạo dựng được thương hiệu
trên thị trường, mở rộng được thị trường kinh doanh. Gần đây, công ty đã tham gia kinh
doanh trên sàn thương mại điện tử Shopee, do mới tham gia nên các hoạt động marketing
điện tử trên sàn của cơng ty cịn hạn chế và chưa phát huy được hiệu quả.Từ những lý do
đó, em quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu: “ Xây dựng kế hoạch Marketing điện tử
trên sàn Shopee của công ty Cổ phần kinh doanh Thương mại điện tử VNE”

Trang | 1


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Bộ môn Quản trị marketing (2010), Bài giảng Marketing thương mại điện tử, Đại học

Thương Mại. Bài giảng cung cấp những kiến thức cơ bản, hệ thống lý luận marketing
Thương mại điện tử, các yếu tố liên quan đến q trình quản trị marketing, các cơng cụ
marketing điện tử phân tích mơi trường TMĐT, marketing 4P trong mơi trường TMĐT
và theo đó là cơ sở lý thuyết phục vụ cho nghiên cứu
Marketing thương mại điện tử - Nguyễn Hoàng Việt (chủ biên), Nguyễn Bách Khoa,
Nguyễn Hoàng Long (2011), NXB Thống Kê Nội dung cơ bản: Cuốn sách được biên
soạn và trình bày về những nội dung cơ bản nhất của marketing điện tử, từ nghiên cứu
hành vi tiêu dùng của khách hàng điện tử tới lập kế hoạch triển khai và quản trị chiến
lược marketing điện tử, kiểm tra, đánh giá một chiến lược marketing điện tử.
Thương mại điện tử căn bản - Nguyễn Văn Minh (2011), NXB Thống Kê
Nội dung cơ bản: Cuốn sách được biên soạn và trình bày về những nội dung cơ bản nhất
của thương mại điện tử, từ nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng điện tử tới lập
kế hoạch triển khai và quản trị thương mại điện tử.
2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Philip Kotler (2020), Marketing management, 18 Edition. Nội dung cuối sách trình bày
những kiến thức cơ bản nhất, nội dung bao quát và thiết thực nhất về quản trị marketing.
Đồng thời sách có lối tổ chức thông tin hợp lý cả về lý thuyết, lý luận cũng như ví dụ
thực tiễn đi kèm
Strauss, Judy, Frost, Raymond (2008), E-Marketing, 5th Edition. Nội dung cuốn sách
trình bày về sự ảnh hưởng mạnh mẽ của internet và sự phát triển của công nghệ tới sự
thay đổi trong cách tiến hành kinh doanh hiện nay. Cuốn sách trình bày khá chi tiết về
những biện pháp xây dựng mối quan hệ khách hàng và gia tăng lợi nhuận của doanh
nghiệp, trong đó nhấn mạnh tới những yếu tố hàng đầu như sản phẩm, giá cả, phân phối
và việc xúc tiến bán. Bên cạnh đó, cuốn sách cịn đề cập tới việc xây dựng thương hiệu
trực tuyến qua mạng xã hội, blog,…
Trang | 2


Internet Marketing: Integrating online and offline strategy - Marry low Robert (2002);
McGraw-Hill Publishing. Cuốn sách trình bày một cách tổng quan về sự thay đổi nhanh

chóng của thị trường kinh doanh trực tuyến, đồng thời cung cấp những thông tin cập nhật
một cách nhanh chóng và chính xác về hoạt động marketing cũng như dự đoán xu hướng
marketing trong tương lai. Cuốn sách là sự kết hợp về lý thuyết tiếp thị truyền thống với
các vấn đề marketing trực tuyến trong mơi trường internet hiện đại, qua đó chỉ ra việc sử
dụng internet trong hoạt động marketing điện tử như một công cụ quan trọng và hữu hiệu
trong môi trường kinh doanh hiện đại cũng như việc kết hợp với các phương pháp truyền
thông khác để mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp.
Cui, Tony Haitao và cộng sự (2020). "Informational Challenges in Omnichannel
Marketing: Remedies and Future Research.", Journal of Marketing. Nghiên cứu những
thách thức trong marketing đa kênh, giải pháp khắc phục những thách thức và nghiên cứu
trong tương lai.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Khách thể: Công ty cổ phần kinh doanh thương mại điện tử VNE
- Chủ thể: Hoạt động marketing điện tử của công ty cổ phần kinh doanh thương mại điện
tử VNE trên sàn Shopee
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động marketing của công ty và môi
trường kinh doanh trên sàn Shopee để từ đó xây dựng nên kế hoạch Marketing điện tử
hồn chỉnh cho cơng ty cổ phần kinh doanh thương mại điện tử VNE
- Về thời gian: Căn cứ vào các dữ liệu được thu thập từ năm 2019-2021
- Về không gian: Công ty cổ phần kinh doanh thương mại điện tử VNE

Trang | 3


4. Khung lý thuyết tiến hành hoạt động nghiên cứu
Khung lý thuyết nghiên cứu là một yếu tố rất quan trọng giúp cho đề tài được triển khai
một cách khoa học và đúng hướng. Trên cơ sở những lý thuyết cơ bản về Marketing điện
tử và tình hình thực tế tại công ty, khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài được thiết lập

như sau:
Phân tích mơi trường
Mục tiêu Emarketing

Bên ngồi
Mơi
trường

Mơi
trường

vĩ mơ

ngành

Kế hoạch Emarketing

Đánh giá kết quả

Bên
trong

Hình 1. 1: Khung lý thuyết để tiến hành hoạt động xây dựng kế hoạch marketing điện tử
trên sàn Shopee của công ty cổ phần thương mại điện tử VNE
Kế hoạch xây dựng kế hoạch marketing điện tử trên sàn shopee của công ty cổ phần kinh
doanh thương mại điện tử VNE trải qua tuần tự các bước sau:
+ Phân tích mơi trường: Tiến hành phân tích các yếu tố của mơi trường bên trong và bên
ngồi doanh nghiệp để có thể đánh giá được hiện trạng cũng như năng lực kinh doanh của
công ty. Từ đó đưa ra được mục tiêu và chiến lược Marketing thực tế, phù hợp tình hình
phát triển chung của công ty

+ Mục tiêu E-Marketing: Bước này cần đặt ra mục tiêu cụ thể cần đạt được của kế hoạch
như tăng số người truy cập và gian hàng lên bao nhiêu phần trăm, tỷ lệ chuyển đổi đơn
hàng, tỷ lệ click vào sản phẩm, lợi nhuận đạt được do E-Marketing mang lại,…Mục tiêu
phải tuân theo nguyên tắc SMART
+ Kế hoạch E- Maketing: Sau khi có được mục tiêu thì sẽ đưa ra kế hoạch marketing để
đạt được mục tiêu đó. Ở bước này, kế hoạch được xây dựng thơng qua việc phân tích ma
trận SWOT về khả năng ứng dụng E-Marketing cho sản phẩm của công ty trên nền tảng
Trang | 4


Shopee
+ Đánh giá kết quả: Đánh giá kết quả đạt được sau khi thực hiện hoạt động E-Marketing,
so sánh với mục tiêu ban đầu đặt ra, so sánh với các yếu tố về chi phí, doanh thu, lợi
nhuận để đánh giá hiệu quả
5. Phương pháp nghiên cứu
Tổng hợp và phân tích số liệu:
Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu, kết quả kinh doanh, thông số về thị trường,
hiện trạng sử dụng E-Marketing của công ty so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành để
thấy rõ năng lực của công ty, điểm mạnh, điểm yếu so với các đối thủ
Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty, kết quả của nghiên cứu thị trường,…
Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các bảng, biểu đồ để tìm ra xu hướng, đặc điểm
của các yếu tố phân tích từ đó cho ra những nhận định chính xác
Phân tích SWOT: Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công ty khi
ứng dụng E-Marketing cho kinh doanh trên sàn Shopee
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Đề tài tập trung vào nghiên cứu xây dựng kế hoạch Marketing điện tử trên nền tảng
Shopee của công ty cổ phần kinh doanh thương mại điện tử VNE
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1: Một số cơ sở lý luận về xây dựng kế hoạch Marketing điện tử trên nền

tảng Shopee của một cơng ty
Chương này tập trung hệ thống hóa các kiến thức về marketing điện tử, xây dựng kế
hoạch marketing điện tử, đặc điểm, lợi ích, hạn chế, các công cụ chủ đạo của marketing
điện tử. Trong giới hạn đề tài này, tác giả chỉ tập trung vào các công cụ marketing trên
các sàn thương mại điện tử Shopee.
Trang | 5


Chương 2: Phân tích hoạt động Marketing điện tử trên nền tảng Shopee của công ty
cổ phần kinh doanh thương mại điện tử VNE
Chương này đưa ra những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing điện tử
tại Công ty cổ phần kinh doanh thương mại điện tử VNE, phân tích, đánh giá thực trạng
sử dụng các cơng cụ marketing điện tử đa kênh tại Công ty cổ phần kinh doanh thương
mại điện tử VNE
Chương 3: Xây dựng kế hoạch Marketing điện tử trên nền tảng Shopee cho công ty
cổ phần kinh doanh thương mại điện tử VNE
Trên cơ sở những lý luận, thực trạng nghiên cứu ở chương 1 và chương 2, chương này sẽ
triển khai xây dựng kế hoạch marketing điện tử trên nền tảng Shopee cho công ty cổ phần
kinh doanh thương mại điện tử VNE
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING
ĐIỆN TỬ TRÊN NỀN TẢNG SHOPEE CỦA MỘT CÔNG TY
1.1 Tổng quan về marketing điện tử
1.1.1 Khái niệm marketing điện tử
Dưới sự phát triển của môi trường kinh doanh, các yếu tố marketing cũng dần thay đổi về
vị trí và vai trị của mình. Trong kỷ ngun số hóa, khi các công cụ truyền thông điện tử
và mạng Internet đóng vai trị khơng thể tách rời với cuộc sống của con người thì
marketing cũng đã từng bước phát triển và được đẩy lên một tầm cao mới- marketing
điện tử
Cũng như marketing truyền thống, marketing điện tử có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa
khác nhau về nó, bên cạnh đó cịn có các thuật ngữ khác hay dùng như E-marketing,

Digital Marketing, Online Marketing,…
Theo Philip Kottler: Marketing điện tử là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân
phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và
cá nhân- dựa trên các phương tiện điện tử và Internet
Trang | 6


Khái niệm này nhấn mạnh tới việc đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cá nhân
và tổ chức dựa trên việc tương tác qua các phương tiện điện tử và Internet
Theo Charlesworth, Alan: E-marketing kết hợp tính sáng tạo và kỹ thuật của Internet, bao
gồm thiết kế, phát triển, quảng cáo và bán hàng
Marketing điện tử bao gồm tất các các hoạt động để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của
khách hàng thông qua Internet và các phương tiện điện tử
Tóm tại, hiểu một cách đơn giản thì marketing điện tử là sử dụng Internet và các phương
tiện điện tử để giới thiệu, mời chào, cung cấp thơng tin về sản phẩm hàng hóa hoặc dịch
vụ của nhà sản xuất đến với người tiêu dùng và thuyết phục họ chọn nó
1.1.2 Vai trị của marketing điện tử
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, marketing điện tử đã dần trở thành một
phần không thể thiết cũng như góp một vai trị hết sức quan trọng cho sự phát triển và mở
rộng thị trường của mỗi doanh nghiệp
Việc marketing điện tử giúp cho quá trình chia sẻ thông tun giữa khách hàng và doanh
nghiệp đê dàng hơn. Đối với doanh nghiệp, điều cần thiết là làm cho khách hàng hướng
đền sản phẩm của mình. Điều đó đồng nghĩa với việc cung cấp dữ liệu cho quá trình thu
thập thơng tin khách hàng. Nhờ marketing điện tử, q trình này trở nên nhanh chóng
hơn, thuận tiện hơn, khách hàng có được thơng tin về các doanh nghiệp, sản phẩm và bản
thân doanh nghiệp cũng tìm hiểu và tiếp cận khách hàng tốt hơn
Marketing điện tử giúp doanh nghiệp giảm thiểu được nhiều chi phí và tăng hiệu quả làm
việc. Với việc ứng dụng Internet, chi phí quảng cáo đã được giảm đi rất nhiều so với các
phương tiện quảng cáo truyền thống như tivi, báo chí,…Bên cạnh đó, chi phí cũng được
giảm thiểu trong q trình giao dịch vì thơng qua Internet, một nhận viên chăm sóc khách

hàng có thể xử lý thơng tin của nhiều khách hàng tại cùng một thời điểm, các thông tin
đưa tới khách hàng cũng trở nên phong phú hơn, nhanh chóng hơn. Do đó, sự tương tác
giữa khách hàng và doanh nghiệp cũng trở nên tốt hơn

Trang | 7


Marketing điện tử còn loại bỏ được những trở ngại về mặt không gian và thời gian.
Thống tin của doanh nghiệp được hiện hữu trên internet 24/7 và có thể tiếp cận với hàng
trăm triệu người. Đây là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường
Cuối cùng, nhờ chi phí khơng lớn, marketing điện tử tạo cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ nhiều cơ hội để tiến hành giao dịch với thị trường nước ngoài
1.1.3 Đặc điểm của marketing điện tử
- Thị trường vô cùng rộng lớn: số người dùng Internet để tìm kiếm thơng tin và số người
sử dụng mạng xã hội đang tăng lên một cách “chóng mặt”
- Tương tác và chăm sóc khách hàng hiệu quả: đáp ứng nhu cầu khách hàng gần như
tuyệt đối, tương tác diễn ra nhanh
- Phạm vi hoạt động không giới hạn, bán hàng tiện lợi và không giới hạn về thời gian, địa
lý: có thể hoạt động 24 giờ trên 7 ngày
- Tự động hóa các giao dịch cơ bản
- Tốc độ: thông tin về sản phẩm và dịch vụ tung ra thị trường nhanh hơn
- Tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu: hướng đến đúng đối tượng với chi phí tiết kiệm tối
đa, độ phủ rộng lớn đến hàng triệu người với tốc độ nhanh nhất, không giới hạn về không
gian và thời gian
- Đa dạng hóa sản phẩm: khách hàng có thể tiếp cận nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn, đồng
thời nhà cung cấp cũng có khả năng cá biệt hóa sản phẩm phù hợp với các nhu cầu khác
nhau của khách hàng khả năng khai thái chia sẽ thông tin qua Internet
1.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động marketing điện tử
Bất cứ doanh nghiệp nào trên thị trường ít nhiều đều chịu sự tác động từ các yếu tố và lực
lượng khác nhau. Các yếu tố này có thể biến đổi khơng ngừng do sự biến đổi của mơi

trường kinh doanh, có thể theo chiều hướng tích cự, cũng có thể biến chuyển theo hướng
tiêu cực. Điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ tới hoạt động marketing của doanh nghiệp nói
Trang | 8


chung cũng như hoạt động marketing điện tử nói riêng. Để đưa ra những quyết định đúng
đắn, nhà quản trị cần chuẩn bị kỹ lưỡng để năm bắt được các thơng tin và ảnh hưởng của
nó lên q trình marketing điện tử của doanh nghiệp
1.1.4.1 Những yếu tố bên trong doanh nghiệp
Bản thân doanh nghiệp
Nhiệm vụ của marketing điện tử là đưa ra cá ý tưởng quảng bá để đưa sản phẩm đến với
khách hàng. Để thành cơng thì địi hỏi vào nhiều yếu tố của doanh nghiệp và đặc biệt là
sự phối hợp từ các bộ phận. Trước khi được thực hiện, các hoạt động marketing điện tử
phải tuân thủ các chiến lược, mục tiêu, sứ mệnh cụ thể mà doanh nghiệp đề ra. Doanh
nghiệp cần nắm rõ thị trường của mình ở đâu? Phân khúc nào? Khách hàng mục tiêu là
ai?... để từ đó có thể đưa ra chiến lược marketing điện tử phù hợp và hiệu quả nhất
Chi phí cho marketing điện tử
Chí phí cho marketing điện tử quyết định quy mô của kế hoạch. Doanh nghiệp không thể
tùy tiện xây dựng 1 kế hoạch marketing mà cần xem xét quy mơ của doanh nghiệp mình
Nếu doanh nghiệp chỉ là một doanh nghiệp nhỏ thì khơng thể chi quá nhiều tài chính cho
việc marketing mà chỉ nên chọn ra những phương thức phù hợp và mang lại hiệu quả cao
nhất. Ngược lại, những doanh nghiệp có quy mơ lớn cũng khơng nên chi q ít chi phí
cho marketing vì như vậy hậu quả đem lại sẽ khơng cao
Doanh nghiệp cần quan tâm nghiên cứu kỹ trước khi xây dựng kế hoạch marketing dựa
trên tiềm năng về tài chính của mình cũng như những khả năng và hạn chế của doanh
nghiệp để có chiến lược phù hợp nhất
Quy mô doanh nghiệp
Tùy theo quy mô lớn nhỏ của doanh nghiệp để quyết định quy mô kế hoạch marketing.
Với doanh nghiệp lớn có thể có bộ phận marketing riêng biệt, có chun mơn hóa cao
hơn, khi đó thì hiệu quả của chiến lược marketing cũng tốt hơn

Đặc điểm của sản phẩm
Trang | 9


Sản phẩm chính là yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp. Để có một kế hoạch marketing hiệu
quả thì cần năm rõ các đặc điểm về sản phẩm của mình: lợi ích cốt lõi của sản phẩm là
gì? Sản phẩm có những đặc điểm nào nổi trội so với đối thủ cạnh tranh?...Qua đó doanh
nghiệp có thể nắm bắt được điểm mạnh điểm yếu sản phẩm, nắm được nhu cầu khách
hàng để có thể lập ra một chiến lược kinh doanh hiệu quả, với mục đích cuối cùng của
doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận
Các cơng cụ marketing – mix khác
Bên cạnh sản phẩm, các công cụ khách trong marketing-mix là giá cả và phân phối cũng
có sự ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông marketing online của doanh nghiệp. Nhà
quản trị cần chú ý tới việc sản phẩm có giá cả ra sao, phù hợp với đối tượng nào để lựa
chọn kênh marketing thích hợp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú ý nghiên cứu
kênh phân phối qua interntet như hệ thống cửa hàng ảo. Các yếu tố này cần kết hợp chặt
chẽ với nhau để tạo nên một dịch vụ tối ưu nhất cho khách hàng
1.1.4.2 Những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
a. Những yếu tố thuộc môi trường ngành
Nhà cung ứng
Với marketing điện tử, nhà cung ứng chính là các cơng ty cung cấp dịch vụ internet như
FPT, VNPT hay Viettel. Việc lựa chọn nhà cung ứng phù hợp sẽ đảm bảo sự ổn định về
đường truyền, về chất lượng hình ảnh, video mà doanh nghiệp muốn truyền thơng tới
khách hàng.
Bên cạnh đó, nhà cung ứng cịn là các cơng ty hoạt động trong lĩnh vực truyền thông hay
thương mại điện tử. Đây là công ty chuyên quản lý các trang web và quảng cáo trực
tuyến. Việc chọn lựa nhà cung ứng uy tính ảnh hưởng lớn tới sự ổn định website của
công ty, tránh đáng kể những rủi ro như bị hack website, hệ thống mạng có vấn đề, virut
tấn cơng website,…
Các trung gian marketing

Các trung gian markerting có thể là các cơng ty nghiên cứu thị trường. Với truyền thông
Trang | 10


marketing online, việc nghiên cứu những hành vi của khách hàng khi sử dụng Internet,
những trang web thường được khách hàng quan tâm, thói quen tìm kiếm thơng tin, thói
quen mua hàng qua mạng,…đều là những thống kê rất quan trọng cho việc lập kế hoạch
cũng như đưa ra các hoạt động của doanh nghiệp.
Khách hàng
Khách hàng luôn là “thượng đế” quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh
nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ. Mỗi nhóm khách hàng
có những đặc điểm khác nhau do đó cần nghiên cứu chi tiết về khách hàng mục tiêu để
đưa ra các quyết định marketing chính xác và phù hợp với từng nhóm đối tượng khách
hàng.
Với marketing điện tử thì điều mà doanh nghiệp cần quan tâm là cảm nhận của khách
hàng khi sử dụng dịch vụ. Một trong những công cụ hỗ trợ cho kế hoạch marketing tốt
nhất chính là UXD – thiết kế trãi nghiệm người dùng.
Trải nghiệm người dùng là sự cảm nhận của người dùng khi tương tác với một sản phẩm
hay một dịch vụ nào đó như là trang web, phần mềm, ứng dụng,... Những người làm công
việc thiết kế trải nghiệm người dùng sẽ phân tích, đánh giá cảm nhận của người dùng
về một hệ thống, từ đó xem xét khả năng sử dụng, giá trị, sự thẩm mĩ, tiện ích, hiệu quả
của một hệ thống. Phân tích sâu hơn nữa, họ còn nghiên cứu và đánh giá vào từng chức
năng, quy trình nhỏ của hệ thống từ đó chỉnh sửa hệ thống cho phù hợp với nhu cần
chung của người dùng. Việc làm UXD chính là gúp người dùng trải nghiệm những hệ
thống làm việc của doanh nghiệp. Mỗi nhóm khách hàng sẽ có những tâm lý khác nhau
và bị tác động bởi những kế hoạch truyền thơng marketing khác nhau.
Đối thủ cạnh tranh
Ơng cha ta thường có câu “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Trong kinh doanh
cũng vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thơng tin về các đối thủ cạnh tranh của
mình để có thể đưa ra những chiến lược “khơn ngoan”. Doanh nghiệp cần tìm hiểu chiến

lược marketing điện tử mà đối thủ đang sử dụng, những công cụ hỗ trợ của họ là gì, điểm
mạnh điểm yếu của đối thủ ra sao...Có như vậy thì kế hoạch marketing của doanh nghiệp
mới vừa phát huy được thế mạnh của mình, vừa ứng phó được với các chiến lược của đối
Trang | 11


thủ cạnh tranh.
b. Những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế gồm tất cả các yếu tố kinh tế như lãi suất ngân hàng, các giai đoạn
của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh tốn, chính sách tài chính tiền tệ,...Từng yếu tố thay đổi
của môi trường kinh tế sẽ ảnh hưởng tới quyết định của các nhà đầu tư. Nhà quản trị cần
nắm bắt được những yếu tố này, dự đốn và đón đầu được những xu thế mới trong kinh
doanh để đưa ra được những chính sách, những chiến lược bắt kịp xu thế phát triển chung
của nền kinh tế.
Mơi trường chính trị - pháp luật
Các quyết định marketing chịu tác động mạnh mẽ của những biến đổi trong mơi trường
chính trị và pháp luật. Môi trường này bao gồm hệ thống pháp luật, các thơng tư nghị
định, các tổ chức chính quyền...Doanh nghiệp cần quan tâm tới hệ thống chính trị pháp
luật để đưa ra những chiến lược marketing phù hợp và đúng pháp luật.
Mơi trường văn hố – xã hội
Văn hoá là hệ thống giá trị, quan niệm, truyền thống và các chuẩn mực đạo đức của một
nhóm người cụ thể nào đó. Những giá trị văn hố cơ bản này quy định những cách thức
hoạt động trong xã hội. Văn hố có ảnh hưởng lớn tới cách nhìn nhận của người tiêu
dùng. Vì vậy doanh nghiệp cần tìm hiểu về mơi trường văn hố - xã hội để đưa ra được
những chiến lược marketing phù hợp với văn hoá người dùng, được người dùng đón nhận
và ủng hộ.
Mơi trường công nghệ
Sự phát triển của các yếu tố công nghệ có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động marketing, có
thể tạo ra cơ hội hoặc gây ra các đe doạ tới việc thay thế sản phẩm, chu kỳ sống sản

phẩm, chi phí sản xuất,…của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nắm bắt kịp các xu hướng
công nghệ để đưa ra các cách thức, phương tiện marketing phù hợp với xu thế phát triển.
Trang | 12


1.1.5 Các hình thức của marketing điện tử
1.1.5.1 Quảng cáo trên các cơng cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing – SEM)
a. Khái niệm
Tiếp thị thơng qua cơng cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing) là phương pháp tiếp cận
khách hàng tiềm năng bằng cách làm cho trang web của doanh nghiệp hiển thị ở những vị
trí đầu tiên trên trang kết quả của các cơng cụ tìm kiếm.
Hiện nay có nhiều cơng cụ tìm kiếm trên thế giới như: Google, Bing (thuộc Microsoft),
Yahoo,…trong đó Google là cơng cụ tìm kiếm được nhiều người sử dụng nhất trên thế
giới (chiếm 65%).
Search Engine Marketing là một hình thức marketing quan trọng trên Internet, giúp thu
hút người dùng, khách hàng tiềm năng truy cập vào website và cuối cùng là những đơn
hàng hoặc quyết định sử dụng dịch vụ giúp tạo ra chuyển đổi và lợi ích kinh doanh cho
các doanh nghiệp.
b. Thành phần
SEM gồm 2 thành phần chính:
 Tối ưu hóa cơng cụ tìm kiếm - Search Engine Optimization (SEO)
Là tập hợp các phương pháp nhằm làm tăng thứ hạng của một Website trên trang kết
quả của các cơng cụ tìm kiếm dựa trên các từ khố.
Các kết quả SEO có thể là kết quả tìm kiếm tự nhiên, khơng phải bao gồm cả các kết
quả quảng cáo.
 Những ưu điểm nổi bật của SEO:
+ Những kết quả tự nhiên mang khách hàng đến cho các doanh nghiệp mà
khơng phải trả phí trên một lượt truy cập như quảng cáo.
+ Người dùng cảm thấy thoải mái, tin tưởng hơn khi nhấp vào các kết quả tự
Trang | 13



nhiên.
+ Các kết quả SEO hiển thị một cách bền vững trên trang kết
quả… Lợi ích của SEO mang lại cho doanh nghiệp:
Khi từ khố được bố trí hợp lý, nội dung website đa dạng phong phú cộng thêm làm SEO
tốt thì sẽ giúp cho website có lượng truy cập ổn định. Điều dễ dàng nhận thấy một
website càng có nhiều lượng truy cập, truy cập ổn định thì giá trị website càng cao. Khi
đó, doanh nghiệp sẽ chiếm được những vị trí cao trên các kênh cơng cụ tìm kiếm. Vì vậy
doanh nghiệp chỉ cần duy trì vị trí đó sẽ giúp cho việc xây dựng hình ảnh, giá trị thương
hiệu một cách bền vững và lâu dài. Từ đó doanh nghiệp sẽ tăng được doanh số bán hàng
và khả năng cạnh tranh với các đối thủ
 Pay per click (CPC)
Hình thức quảng cáo Google Adwords được áp dụng trên các cơng cụ tìm kiếm và kết
quả quảng cáo sẽ hiển thị trên các trang kết quả, nhà quảng cáo sẽ phải trả phí với mỗi
lượt nhấp chuột (click) của người dùng vào các mẫu quảng cáo.
Những ưu điểm nồi bật của PPC:
+ Các từ khoá sẽ hiển thị ở vị trí ưu tiên trong thời gian sớm nhất (ngay khi
quảng cáo được phê duyệt) chứ không tốn thời gian như SEO
+ Có thể đưa website của mình lên top với vơ số các từ khố khác nhau
+ Được phép điều chỉnh, đo lường hiệu quả quảng cáo
Lợi ích của PPC đem lại cho doanh nghiệp:
Do giao diện của các trang quản lý PPC rất dễ sử dụng nên đây là một phương tiện đơn
giản, nhanh chóng đối với doanh nghiệp. Chỉ cần có một từ khóa, giá từ khố và một mẫu
quảng cáo là có thể tiến hành. Cơng cụ tìm kiếm cho phép doanh nghiệp theo dõi được có
bao nhiêu từ khố được dùng để tìm kiếm, bao nhiêu người dùng kích vào quảng cáo của
doanh nghiệp. Thậm chí doanh nghiệp có thể theo dõi có bao nhiêu người mua sản phẩm
của mình sau khi xem quảng cáo đó. Điểm cộng của PPC là doanh nghiệp có thể tự điều
Trang | 14



chỉnh ngân sách theo ý muốn. Hình thức PPC giúp doanh nghiệp tăng độ nhận biết
thương hiệu với khách hàng thông qua quảng cáo.
1.1.5.2 Quảng cáo qua mạng xã hội (Social Media Marketing)
a. Khái niệm
Social Media Marketing (SMM) là một loại marketing được thực hiện thông qua các
phương tiện truyền thông xã hội, cho phép mọi người chia sẽ nội dung trực tuyến thông
qua tài khoản người dùng và tương tác với nhau như một cộng đồng. Người dùng tạo ra
những sản phẩm truyền thông như: tin, bài, ảnh, video,…sau đó xuất bản trên Internet
thơng qua các trang mạng xã hội hay diễn đàn, blog…Các bài này được cộng đồng mạng
chia sẻ và phản hồi nên ln có tính tương tác. Hiện nay Social Media Marketing đang là
một xu hướng marketing được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn do số lượng người dùng
rất lớn, đang tăng nhanh mỗi ngày và thời gian sử dụng trung bình các trang mạng xã hội
rất cao.
b. Phân loại
Social media marketing có nhiều loại, mỗi loại có thể mang lại lợi ích khác nhau có
doanh nghiệp:
+ Mạng xã hội (Social networks): là các trang mạng xã hội để kết nối với mọi
người như Facebook, Zalo, Twitter,…
+ Mạng chia sẻ phương tiện truyền thông (media sharing networks): Mọi người
sử dụng các mạng này để tìm và chia sẻ ảnh, video, video trực tiếp và các phương tiện
truyền thông trực tuyến khác như Youtube, tiktok
+ Diễn đàn thảo luận (discussion forums): Mọi người sử dụng các diễn đàn này
để tìm, thảo luận và chia sẻ tin tức, thông tin và ý kiến như reddit, Quora, Digg,…
+ Mạng đánh dấu và quản lý nội dung (bookmarking and content curation
networks): Mọi người sử dụng các mạng này để khám phá, lưu, chia sẻ và thảo luận về
nội dung và phương tiện mới và xu hướng như Pinterest, Flipboard
Trang | 15



+ Mạng đánh giá của người tiêu dùng (consumer review networks): Mọi người
sử dụng các mạng này để tìm, xem xét và chia sẻ thông tin về thương hiệu, sản phẩm
và dịch vụ, cũng như nhà hàng, điểm đến du lịch,…như TripAdvisor
+ Mạng blog và xuất bản nội dung (blogging and publishing networks): Mọi
người sử dụng các mạng này để xuất bản, khám phá và bình luận về nội dung trực
tuyến như Wordpress, Tumblr
+ Mạng xã hội mua sắm (social shopping networks): Mọi người sử dụng các
mạng này để phát hiện xu hướng, theo dõi các thương hiệu, chia sẻ những phát hiện
tuyệt vời và mua hàng như Polyvore, Fancy
+ Mạng dựa trên sở thích (interest-based networks): Mọi người sử dụng các mạng
này để kết nối với những người khác có cùng một sự quan tâm hoặc sở thích chung
như Goodreads, Houzz
+ Mạng kinh tế chia sẻ (sharing economy networks): Mọi người sử dụng các
mạng này để quảng cáo, tìm, chia sẻ, mua, bán và trao đổi các sản phẩm hoặc dịch vụ
như Airbnb, Grab
+ Mạng xã hội ẩn danh (anonymous social networks): Mọi người sử dụng các
mạng này để buôn chuyện, trút giận và đôi khi bắt nạt như whisper, Ask.fm
c. Lợi ích
Lợi ích lớn nhất mà SMM mang lại cho doanh nghiệp là tính lan truyền rộng lớn. Với
hoạt động này, thông tin được cập nhật liên tục, không giới hạn về số lượng và thời gian
gửi. Hơn nữa, ngay khi thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được đăng lên
các trang mạng xã hội, chúng sẽ được lan truyền và được chia sẻ bởi hàng triệu người
dùng mạng một cách nhanh chóng.
Lợi ích thứ hai mà SMM mang lại cho doanh nghiệp chính là tính tiết kiệm chi phí. Hiện
nay, việc sử dụng mạng xã hội khơng chỉ cịn là xu hướng mà đã trở thành thói quen
khơng thể thiếu với người sử dụng, trung bình mỗi người tốn 2h27 phút để lướt facebook.
Nên nếu doanh nghiệp tận dụng được điều đó, xây dựng chiến lược rõ ràng, phân tích thị
trường và đối tượng khách hàng cụ thể thì chắc chắn marketing qua mạng xã hội sẽ là
Trang | 16



×