Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

NHẬN XÉT TÌNH TRẠNG VẾT MỔ SAU PHẪU THUẬT GÃY XƯƠNG CẲNG CHÂN TẠI BỆNH VIỆN BÃI CHÁY 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.22 KB, 40 trang )

SỞ Y TẾ QUẢNG NINH
BỆNH VIỆN BÃI CHÁY

NHẬN XÉT TÌNH TRẠNG VẾT MỔ
SAU PHẪU THUẬT GÃY XƯƠNG CẲNG CHÂN TẠI
BỆNH VIỆN BÃI CHÁY 2019

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

NGUYỄN THỊ NGUYỆT
NGUYỄN THỊ DUYÊN

Quảng Ninh, năm 2019


SỞ Y TẾ QUẢNG NINH
BỆNH VIỆN BÃI CHÁY

NHẬN XÉT TÌNH TRẠNG VẾT MỔ
SAU PHẪU THUẬT GÃY XƯƠNG CẲNG CHÂN TẠI
BỆNH VIỆN BÃI CHÁY 2019

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

CHỦ NHIỆM: NGUYỄN THỊ NGUYỆT
THƯ KÍ: NGUYỄN THỊ DUYÊN

Quảng Ninh, năm 2019


MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1.............................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................................3
1.1. ĐẠI CƯƠNG.................................................................................................3
1.1.1.Đặc điểm giải phẫu:[10]..........................................................................3
1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế gãy xương:.........................................................5
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng...............................................................................6
1.1.4. Biến chứng:..............................................................................................6
1.1.4.1. Trước phẩu thuật...................................................................................6
1.1.4.2. Các biến chứng trong thời gian hậu phẫu kết hợp xương thân
xương cẳng chân:..............................................................................................7
1.1.4.3. Các biến chứng sau thời gian hậu phẫu kết hợp xương thân xương
cẳng chân[2]......................................................................................................7
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự liền xương:...............................................8
1.1.6. Các phương pháp phục hồi chức năng:...................................................8
1.3. ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC.........................................................................8
1.3.1. Điều trị.....................................................................................................9
1.3.2. Chăm sóc hậu phẩu xương cẳng chân.....................................................9
1.3.2.1.Chăm sóc vết mổ và ống dẫn lưu...........................................................9
1.3.2.2. Chăm sóc cơn đau.................................................................................9
1.3.2.3. Chế độ ăn...........................................................................................11
1.3.2.4. Chế độ vệ sinh sau phẫu thuật............................................................11
1.3.2.5. Tập vận động và phục hồi chức năng.................................................11
1.3.2.6. Đảm bảo chức năng thần kinh mạch máu và tưới máu mô................12
CHƯƠNG 2...........................................................................................................13
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................13
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...................................................................13
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU...........................................13
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................13
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:...............................................................................13

2.3.2. Cỡ mẫu:.................................................................................................13
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu:...............................................................13
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu:....................................................................14
2.3.5. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật gãy
xương cẳng chân..............................................................................................14
2.4. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU.................................................................15
2.4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu:............................................15
2.4.2. Kết quả chăm sóc sau mổ:.....................................................................15
2.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chăm sóc vết mổ:............................15
CHƯƠNG 3...........................................................................................................17


DỰ KIẾN KẾT QUẢ............................................................................................17
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN..................................17
3.1.1. Tỉ lệ giới của mẫu nghiên cứu:..............................................................17
3.1.2. Tuổi của đối tượng nghiên cứu:.............................................................17
3.1.4. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu:................................................17
3.1.5. Nguyên nhân gây tai nạn:......................................................................18
3.1.6. Thời gian điều trị sau phẫu thuật..........................................................18
3.1.7. Tính chất ổ gãy......................................................................................19
3.1.8. Vị trí tổn thương.....................................................................................19
3.1.9. Phương pháp phẫu thuật.......................................................................19
3.1.10. Chiều dài vết mổ:.................................................................................20
Bảng 3.11. Chiều dài vết mổ............................................................................20
3.2. KẾT QUẢ CHĂM SÓC VẾT MỔ SAU PHẪU THUẬT:.......................20
3.2.1.Nhiệt độ bệnh nhân sau phẫu thuật........................................................20
3.2.2. Mức độ đau:...........................................................................................20
3.2.3. Mức độ thấm dịch của vết mổ................................................................20
3.2.4.Mức độ sưng nề của vết mổ....................................................................22
3.2.5.Tình trạng chung vết mổ.........................................................................22

3.2.6. Đánh giá chăm sóc ống dẫn lưu............................................................23
3.2.7. Mối liên quan tính chất ổ gãy với kết quả chăm sóc vết mổ..................23
3.2.8. Mối liên quan chiều dài vết mổ với kết quả chăm sóc vết mổ...............23
3.2.9. Mối liên quan phương pháp phẫu thuật với kết quả chăm sóc vết mổ
.........................................................................................................................24
Chương 4................................................................................................................25
DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................................................25
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..........................................................................................26
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................28
PHỤ LỤC...............................................................................................................30
PHIẾU ĐIỀU TRA................................................................................................30
KHẢO SÁT VỀ TÌNH HÌNH CHĂM SĨC SAU MỔ BỆNH NHÂN..............30
GÃY XƯƠNG CẲNG CHÂN....................................................................................................30


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Giải phẫu xương cẳng
chân…………………………………………….....4
Hình 2: Giải phẫu phần mềm xương cẳng
chân…………………………………...4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.Phân bố bệnh nhân theo giới…………………………………
……....18
Bảng 3.2.Phân bố bệnh nhân theo
tuổi……………………………………..... ...18
Bảng 3.3.Trình độ học vấn của đối tượng nghiên
cứu………………………........19

Bảng 3.4.Nghề nghiệp của đối tượng nghiên
cứu…………………………….......19
Bảng 3.5.Nguyên nhân gây tai
nạn……………………………………………….20
Bảng 3.6.Thời gian bị chấn thương cho đến lúc phẫu thuật…………………,
…...20
Bảng 3.7.Thời gian điều trị sau phẫu thuật ………………………………….
…...25
Bảng 3.8.Tính chất ổ gãy……………………….………………...
……………....26
Bảng 3.9.Vị trí tổn thương……….……………………………………….
……...26
Bảng 3.10.Phương pháp phẫu thuật……..
………………………………………..26
Bảng 3.11.Chiều dài vết mổ……………………………….
……………………...27


Bảng 3.12.Nhiệt độ bệnh nhân sau phẫu thuật…………..…………………
…….27
Bảng 3.13.Mức độ đau theo thang điểm VAS……………………………...
…….28
Bảng 3.14.Mức độ thấm dịch của vết mổ……………………………...
………....28
Bảng 3.15.Mức độ sưng nề của vết mổ ……………...
…………………………...29
Bảng 3.16.Đánh giá tình trạng vết mổ……………………………………...
…….29
Bảng 3.17.Đánh giá chăm sóc ống dẫn lưu… ……………………………………
30

Bảng 3.18.Mối liên quan giữa tính chất ổ gãy với kết quả chăm sóc vết
mổ…….30
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa chiều dài vết mổ với kết quả chăm sóc vết
mổ….30
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tphương pháp phẫu thuật với kết quả chăm sóc
vết
mổ…………………………………………………………………………………
31

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CLX

Chậm liền xương

DHST

Dấu hiệu sinh tồn

KG

Khớp giả

L

lần

WHO


Tổ chức y tế thế giới

WB

Ngân hàng thế giới

TNGT

Tai nạn giao thông

TNSH

Tai nạn sinh hoạt

TNLĐ

Tai nạn lao động

XQ

X quang


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội đang ngày càng phát triển, những phương tiện giao thông ngày một
đa dạng và tốc độ ngày càng cao, những loại máy móc dùng trong lao động
ngày một nhiều. Song song với những lợi ích mà chúng mang lại là những tai
nạn rủi ro do tai nạn giao thông, tai nạn lao động và cả trong tai nan sinh hoạt.

Một trong những tổn thương thường gặp đó là gãy 2 xương cẳng chân. Với
tần suất 2/1000 dân[10], ti lệ gãy hai xương cẳng chân chiếm 18% các loại
gãy xương và thường gặp nhất là ở tuổi lao động [8], đây là loại gãy phổ biến
nhất trong gãy thân xương dài của cơ thể.
Để điều trị cho gãy 2 xương cẳng chân, với sự tiến bộ của y học người ta
đã có rất nhiều phương pháp, từ bó bột, kéo liên tục cho đến dùng khung cố
định ngoại vi, nẹp vít, đóng đinh. Mỗi phương pháp đều thể hiện những ưunhược điểm của nó. Muốn đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị cho bệnh
nhân cần có sự chính xác trong lựa chọn phương pháp, cũng như tay nghề của
bác sĩ, bên cạnh đó là cơng tác chăm sóc bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân
hậu phẫu. Việc lập kế hoạch chăm sóc, thay băng, hướng dẫn phục hồi chức
năng, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng,việc theo dõi, đánh giá chính xác diễn
tiến tình trạng của vết mổ... của điều dưỡng dưỡng góp phần khơng nhỏ ảnh
hưởng lên kết quả điều trị sau phẫu thuật.
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị gãy hai xương cẳng chân
được thực hiện, tuy nhiên những đề tài nhận xét kết quả chăm sóc sau phẫu
thuật của điều dưỡng lại rất ít. Đặc biệt, tại bệnh viện Bãi Cháy chưa có
nghiên cứu nào nhận xét kết quả chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật gãy xương
cẳng chân. Chính bởi vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu “ Nhận xét tình
trạng vết mổ sau phẫu thuật gãy xương cẳng chân tại bệnh viện Bãi Cháy năm
2019” để tìm hiểu về diễn tiến của vết mổ cũng như những yếu tố ảnh hưởng


2

đến kết quả chăm sóc vết mổ, từ đó giúp nâng cao hiệu quả chăm sóc bệnh
nhân sau phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân.
Hai mục tiêu của nghiên cứu là:
1. Một số đặc điểm chung của bệnh nhân gãy xương cẳng chân điều trị tại
bệnh viện Bãi Cháy năm 2019
2. Nhận xét tình trạng vết mổ sau phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân tại

bệnh viện Bãi Cháy năm 2019


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẠI CƯƠNG
1.1.1.Đặc điểm giải phẫu:[10]
Đặc điểm về xương:
-Xương chày nằm ở phía trước trong của cẳng chân và là xương chịu lực tỳ nén
chính của cơ thể. Thân xương chày hình lăng trụ tam giác trên to, dưới nhỏ lại
và đến 1/3 dưới cẳng chân thì chuyển thành hình lăng trụ trịn. Vì vậy đây là
điểm yếu dẽ gãy xương. Xương chày hơi cong hình chữ S: nửa trên thì hơi cong
ra ngồi cịn ở dưới hơi cong vào trong .
Mạch máu nuôi dưỡng xương chày gốm 3 nguồn mạch là : động mạch nuôi
xương ( đi vào lỗ nuôi xương ở mặt sau chỗ nối 13 giữa và 1/3 trên xương
chày), động mạch đầu hành xương và động mạch màng xương có nguồn gốc từ
các động mạch cơ… Mạch máu nuôi xương chày rất nghèo và càng về phía dưới
giữa các hệ thống mạch ít có sự nối thơng vì thế gãy xương chày rất khó liền
xương.
Xương mác: là một xương dài, ở ngồi cẳng chân, mảnh khảnh, là một xương
phụ vì thế người ta có thể lấy bỏ 2/3 trên xương mác cũng không ảnh hưởng đến
chức năng của chi dưới. Xương mác rất dễ liền xương vì thế khi gãy cả 2 xương
cẳng chân, xương mác thường liền xương trước và sự liền xương này lại cản trở
đến sự liền xương của xương chày. do đó khi điều trị CLX, KG 2 xương cẳng
chân phải đục gãy thậm chí cắt đoạn 2-3 cm.


Hình 1: Giải phẫu xương cẳng chân
Về phần mềm:
Các cơ ở cẳng chân phân bố không đều. Mặt trong xương chày nằm ngay dưới

da, chỉ có một lớp mỏng tổ chức tế bào liên kết phủ trên, còn ở xương mác có
các cơ che phủ tồn phần. Vì thế khi gãy 2 xương cẳng chân thường có di lệch
gấp góc mở ra ngoài và ra sau; đầu gãy sắc nhọn có thể chọc thủng da gây gãy
hở ở mặt trước trong.

Hình 2: Giải phẫu phần mềm xương cẳng chân


- Có hai vách liên cơ gồm vách trước và vách ngoài, đi từ bờ trước và bờ ngoài
xương mác tới tận cẳng chân. Màng liên cốt và các vách liên cơ và thành xương
cứng chia cẳng chân ra làm 4 khoang: khoang trước, khoang ngoài, khoang sau
sâu và khoang sau nơng. Khoang trước có bó mạch chày trước, khoang sau sâu
có bó mạch chày sau. Khi gãy xương máu từ ổ gãy chảy vào các khoang, sự di
lệch chồng của 2 đầu gãy, sự phù nề của các cơ làm tăng các thể tích các thành
phần trong khoang. Bình thường áp lực trong các khoang là bằng không, khi
gãy xương áp lực trong khoang tăng lên, nếu đến mức 20mm Hg là báo động và
đến 30 mm Hg là chỉ định mổ cấp cứu giải thoát chèn ép khoang.
- Lớp da vùng cẳng chân: da ở mặt trước trong cẳng chân dính xương và kếm
đàn hồi, khi gãy 2 xương cẳng chân, da ở chỗ gãy dễ bị bầm dập, thậm chí bị
căng lên như da trống và bị hoại tử dẫn đến bục toác vết mổ lộ xương, viêm
xương.
- Khu cằng chân sau có nhiều cơ có “tiềm năng” làm vạt, các cơ này đều có
chức năng gần giống nhau, vì vậy nếu cần phải hy sinh một cơ nào đó để làm vạt
thì chức năng của chi ít bị ảnh hưởng....
1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế gãy xương:
Gãy 2 xương cẳng chân có thể do cơ chế chấn thương trực tiếp hoặc cơ chế chấn
thương gián tiếp. Người lớn có thể gặp cả hai cơ chế, cịn ở trẻ em thường do cơ
chế gián tiếp do ngã.
Cơ chế trực tiếp:
Gãy xương ở ngay chỗ lực chấn thương tác động vào ví dụ như bánh xe đâm

vào, đồ vật nặng đè trực tiếp vào mặt trong cẳng chân do sập nhà… Trong các
trường hợp gãy 2 xương cẳng chân do cơ chế chấn thương trực tiếp xương chày
và xương mác thường gãy ngang mức.
Cơ chế chấn thương gián tiếp:


Thường do ngã, cẳng chân bị bẻ gãy xương nếu bàn chân tự do thì gãy ngang,
nếu bàn chân bị kẹt (cố định) thì gãy chéo vát, xoắn vặn. Xương mác gãy thứ
phát sau gãy xương chày nên thường gãy cao hơn mức gãy ở xương chày.
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng.
- Đau nhói rất nhiều, nạn nhân khơng đứng dậy được.
- Nhìn thấy rõ di lệch kinh điển, ngắn chi, bàn chân xoay ngồi, gập góc
ra sau hoặc ra trước.
- Sờ và nhìn thấy đầu nhọn xương gãy nhơ gồ dưới da mặt trong cẳng
chân. Sờ nắn nhẹ nhàng từ trên xuống dưới theo gờ (bờ trước) xương chày,
thấy rõ chỗ gián đoạn, vị trí gãy đau chói, đơi khi còn cảm giác được tiếng lạo
xạo của xương gãy.
Bấy nhiêu triệu chứng đủ cho ta nhận định bệnh nhân gãy xương cẳng
chân.
- Nếu đến muộn vài giờ sau tai nạn, nhất là ở loại gãy 1/3 trên xương
chày, các triệu chứng trên bị sưng nề che lấp, song đau chói và mất liên tục
xương vẫn thấy rõ. Điểm quan trọng ở đây là chú ý đến biến chứng chèn ép
khoang, bằng cách tìm thêm ngay mạch cổ chân, độ căng của bắp cơ cẳng
chân, cảm giác và vận động các ngón chân.
- Vết tím và bọng nước ở da cẳng chân tăng thêm phần đe dọa do chèn
ép khoang.
1.1.4. Biến chứng:
1.1.4.1. Trước phẩu thuật
* Gãy xương cẳng chân:
- Choáng chấn thương: Ít xảy ra ở gãy thân xương cẳng chân



- Chèn ép khoang rất hay gặp, dễ xuất hiện với gãy 1/3 trên cẳng chân
sát mâm chày, gãy nhiều mảnh, gãy xoắn, cũng có thể xảy ra ở 1/3 giữa.
- Gãy cổ xương mác làm liệt thần kinh hông khoeo ngoài.
- Biến chứng vết thương loét da hở ổ gãy thường thấy trong gãy xương
cổ chân. Khớp giả,biến chứng muộn thường do nguyên nhân tại chổ
như
-Gãy ba đoạn ,mạch máu không nuôi dưỡng kịp đoạn lớn
Xương mác liền nhanh, trong khi xương chày chưa kịp liền nhau hai
đoạn xương chày càng xa nhau,làm chậm ,hoặc cản trở xương chày .Không cho
bệnh nhân đi đứng sớm với bột để tạo sưc ép hai mặt gãy can lệch can xấu, gồ
đau khi va chạm
1.1.4.2. Các biến chứng trong thời gian hậu phẫu kết hợp xương thân xương
cẳng chân:
- Nhiễm trùng vết mổ: Là sau mổ mọi tình trạng tiết dịch ở vết thương dù
sớm hay muộn, dù ít hay nhiều, nếu nuôi cấy vi khuẩn mọc đều được xem là vết
mổ có nhiễm khuẩn.
- Nhiễm trùng chân đinh: Với hình thức viêm tổ chức da và dưới da
quanh chân đinh, khi phát hiện nên sát trùng, làm sạch tại chỗ thường
cho kết quả tốt. Nếu nặng hơn cần rút đinh và chuyển qua cách điều trị
khác.
- Sưng nề chèn ép, hoại tử: Do thiếu dưỡng, cần kê cao chi sau phẫu
thuật để tránh phù nề và vận động sớm để tăng lưu lượng tuần hoàn.
1.1.4.3. Các biến chứng sau thời gian hậu phẫu kết hợp xương thân xương
cẳng chân[2]
- Gập góc, xoay trục


- Hạn chế vận động, cứng khớp: Thường do gãy gần khớp hay tháo

khớp kèm tổn thương gân.
- Viêm xương: Thường do gãy hở có tổn thương phần mềm.
- Can xương xấu, lệch: Gây chèn ép và hạn chế vận động.
- Chậm liền xương, không liền xương, khớp giả:Thường do mất đoạn
xương, cố định không vững.
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự liền xương:
- Yếu tố tại chỗ:
+ Sự sửa xương: Hai đầu xương càng gần nhau thì càng nhanh lành hơn.
+Bất động xương: Càng vững chắc xương càng nhanh lành.
+ Khối máu tụ: Là tiền đề là nền tảng cho sự tạo lập can xương.
Sức ép: Nếu ép vừa phải sinh ra sự tạo xương, nếu ép quá mạnh sinh ra
sự hủy xương và tạo mô sụn.
-Mô mềm: Bị tổn thương nhiều can xương sẽ lâu lành thành lập.
-Yếu tố nhiễm khuẩn: Là yếu tố bất lợi cho sự liền xương..
1.1.6. Các phương pháp phục hồi chức năng:
Trước tiên cần xác định ngày bị chấn thương, ngày điều trị, cơ chế chấn
thương để tiên lượng khi phục hồi.
Tập vận động với các động tác:
+ Phải tập ngay khi bệnh nhân ra khỏi ảnh hưởng của gây mê, gây

+ Khi tập luyện cần thoải mái về tinh thần lẫn thể xác.
+ Kê chân cao, xoa bóp nhẹ nhàng chống phù nề sau mổ và tăng lưu
thông
máu.
+ Tập co duỗi các ngón chân


+ Co duỗi khớp gối và khớp cổ chân, luyện tập cơ khớp nhẹ nhàng trong
biên độ không đau.
+ Luyện tập có chương trình do chun viên vật lý trị liệu.

1.3. ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC
1.3.1. Điều trị
Tùy theo mức độ gãy xương mà bệnh nhân sẽ có chỉ định điều trị như
sau:
-Các phương pháp điều trị bảo tồn:
+ Bó bột
+Xuyên đinh kéo liên tục
-Các phương pháp phẫu thuật:
+Phẫu thuật khung cố định ngoại vi
+Phẫu thuật kết hợp xương: nẹp vis và đóng đinh
Ưu điểm tuyệt đối của phẫu thuật là xương lành theo ý muốn của người
điều trị, khớp khơng bị cứng, người bệnh chóng trở lại sinh hoạt bình thường.
Song nguy cơ nhiễm trùng khi mổ khơng đảm bảo vơ trùng ở mơi trường phẫu
thuật chung
1.3.2. Chăm sóc hậu phẩu xương cẳng chân
1.3.2.1.Chăm sóc vết mổ và ống dẫn lưu
Hằng ngày bệnh nhân phải được theo dõi vết mổ và dẫn lưu nếu có. Ba
ngày đầu sau mổ bệnh nhân cần được thay băng ít nhất một lần, và thay khi có
bất thường như thấm dịch nhiều qua băng. Những ngày sau nếu vết mổ khô,
không thấm dịch thì hai hoặc ba ngày thay băng một lần


Đối với vết mổ có dịch, sưng nề tấy đỏ, thậm chí nếu có chảy dịch vàng hoặc
mủ kết hợp tồn thân bệnh nhân có thể có sốt hoặc khơng, điều dưỡng cần báo
bác sỹ để có thể cắt chỉ cách nặn mủ cho bệnh nhân.
Đối với dẫn lưu cần được theo dõi về số lượng, màu sắc xem có bất thường
không, và được ghi lại vào phiếu theo dõi, thông thường nếu tiến triển tốt dẫn
lưu sẽ được rút sau 24 tiếng.
1.3.2.2. Chăm sóc cơn đau
Bệnh nhân thường đau nhiều ở chổ gãy, phù nề chèn ép làm tổn thương

phần mềm kế cận, co thắt ở vùng tổn thương.Đau liên tục và co thắt cơ có thể
gây ra stress quá mức lên đoạn gãy và làm chậm lại quá trình nắn gãy.
Để đánh giá mức độ đau của bệnh nhân hằng ngày ta nên dùng thang
điểm VAS với mức chia làm 10 điểm và ý nghĩa của từng điểm như sau:
0 điểm: Không đau.
1 điểm: Đau rất là nhẹ, hầu như khơng cảm nhận và nghĩ đến nó, thỉnh thoảng
thấy đau nhẹ.
2 điểm: Đau nhẹ, thỉnh thoảng đau nhói mạnh.
3 điểm: Đau làm người bệnh chú ý, mất tập trung trong cơng việc, có thể thích
ứng với nó.
4 điểm: Đau vừa phải, bệnh nhân có thể quên đi cơn đau nếu đang làm việc.
5 điểm: Đau nhiều hơn, bệnh nhân không thể quên đau sau nhiều phút, bệnh
nhân vẫn có thể làm việc.
6 điểm: Đau vừa phải nhiều hơn, ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày, khó
tập trung.
7 điểm: Đau nặng, ảnh hưởng đến các giác quan và hạn chế nhiều đến sinh hoạt
hàng ngày của bệnh nhân. Ảnh hưởng đến giấc ngủ.


8 điểm: Đau dữ dội, hạn chế nhiều hoạt động, cần phải nổ lực rất nhiều.
9 điểm: Đau kinh khủng, kêu khóc, rên rỉ khơng kiểm soat được.
10 điểm: Đau khơng thể nói chuyện được, nằm liệt giường và có thể mê sảng.

Hình 3: Thang điểm VAS

Để giảm đau cho bệnh nhân ngoài thực hiện y lệnh thuốc giảm đau, điều dưỡng
cần hướng dẫn nguời bệnh kê cao chân phẫu thuật , chườm lạnh và kết
hợp tập vận động.
1.3.2.3. Chế độ ăn
Chế độ ăn sau phẫu thuật nói chung là rất quan trọng. Đối với bệnh nhân

sau hậu phẫu gãy xương cẳng chân chế độ ăn quyết định đến sự liền xương và
liền vết mổ.
Sau mổ tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân mà bác sỹ có chỉ định bổ
sung dinh dưỡng qua con đường ăn uống hay truyền tĩnh mạch. Vai trò của
người điều dưỡng rất quan trọng, điều dưỡng cần hướng dẫn chế độ ăn thích
hợp cho bệnh nhân đảm bảo đủ lượng kalo, protein, các vitamin và khoáng
chất để đảm bảo cho sự liền xương và vết mổ
1.3.2.4. Chế độ vệ sinh sau phẫu thuật
Bệnh nhân vẫn cần phải được vệ sinh thân thể hằng ngày để tránh nhiếm
trùng vết mổ .


Để tránh làm ướt vào vết mổ bệnh nhân cần được sự trợ giúp vệ sinh thần thể
như lau nguời bằng khăn ướt, tắm khô và đặc biệt là phải được thay quần áo
sạch hằng ngày
1.3.2.5. Tập vận động và phục hồi chức năng
Sự vận động của bệnh nhân bị giới hạn tùy thuộc vào loại và vị trí gãy,
phương pháp nắn và bất động. Phải xác định mức độ vận động và chế độ tập
luyện phù hợp.
Bệnh nhân cần tập vận động ngay ngày đấu sau mổ, chế độ luyện tập
đơn giản như cử động các ngón chân bên gãy, xoa bóp vùng da vùng đùi,
cẳng chân để tăng sự lưu thông máu tránh phù nề
Những ngày sau bệnh nhân tập cử động các khớp cổ chân, gối, háng
theo hướng dẫn của bác sỹ và chuyên viên phục hồi chức năng
1.3.2.6. Đảm bảo chức năng thần kinh mạch máu và tưới máu mô
Theo dõi và phát hiện thương tổn thần kinh mạch máu, cần phải thực
hiện trong những giờ đầu của gãy xương. Có xuất hiện rối loạn tuần hoàn,
cảm giác phải báo cáo ngay lập tức.



CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân bằng nẹp

vít, đinh nội tủy
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân hôn mê hoặc rối loạn nhận thức, hành vi
- Bệnh nhân đái tháo đường.
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Thời gian nghiên cứu: Từ 1/3/2019 – 30/10/2019
- Địa điểm nghiên cứu: Tại khoa Chấn thương chỉnh hình và khoa Quốc
tế và điều trị yêu cầu Bệnh viện Bãi Cháy
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:
Mô tả cắt ngang, tiến cứu qua phỏng vấn, hồi cứu trên bệnh án.
2.3.2. Cỡ mẫu: Lấy mẫu thuận tiện
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu:
- Công cụ thu thập số liệu: phiếu đánh giá, bệnh án.
- Phương pháp thu thập số liệu: Tiến hành theo dõi chăm sóc và phỏng vấn
đối tượng theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn và hồi cứu hồ sơ bệnh án
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu: Theo phương pháp thống kê y học phần mềm
SPSS


2.3.5. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật gãy
xương cẳng chân
Tình trạng thấm dịch:

Vết mổ được đánh giá là thấm dịch nhiều khi dịch hoặc máu thấm qua lớp
băng gạc, có thể nhìn thấy ở mặt ngồi của băng gạc
Vết mổ thấm dịch ít khi có dịch thấm ở mặt trong lớp gạc tại vị trí tiếp xúc
với vết mổ, khơng nhìn thấy ở mặt ngồi của băng gạc
Vết mổ khơ khi khơng có dịch thấm băng.
Mức độ sưng nề:
Vết mổ được đánh giá sưng nề nhiều khi da tại vị trí quanh vết mổ cẳng
bóng, có thể có phỏng nước hoặc khơng
Vết mổ sưng nề ít khi da tại vị trí quanh vết mổ căng vừa, nhưng khơng bóng
và khơng có phỏng nước
Vết mổ không nề hoặc hết nề khi da vùng mổ khơng căng, khơng bóng, có
thể nhìn thấy nếp nhăn.
Đánh giá tình trạng chung của vết mổ:
Rất tốt: Vết mổ khơ, không nề hoặc nề nhẹ
Tốt: Vết mổ nề nhẹ, thấm dịch ít, màu hồng
Trung bình: Vết mổ nề, thấm dịch nhiều, thấm dịch nhờ máu cá
Kém: Nề nhiều, hoặc nề ít nhưng có dịch đục, dịch mủ


2.4. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu:
- Tuổi
- Giới (Nam/nữ)
- Nghề nghiệp (cán bộ, hưu trí/ Học sinh, sinh viên/ Cơng nhân/ Nơng dân/ Nội
trợ/ Kinh doanh, buôn bán/ Tự do)
- Nguyên nhân tai nạn ( TNGT/ TNLĐ/ TNSH)
- Thời gian điều trị sau phẫu thuật (< 5 ngày/ 5-10 ngày/ > 10 ngày)
- Tính chất ổ gãy (kín/ hở)
- Phương pháp phẫu thuật (Đinh nội tủy/ Nẹp vít)
- Vị trí tổn thương (1/3 trên/ 1/3 giữa/ 1/3 dưới)

- Dẫn lưu (Đặt/ Không đặt)
- Chiều dài vết mổ: được tính bằng tổng chiều dài các đường rạch da quanh
vùng mổ liên quan đến đặt lại ổ gãy và cố định xương gãy.
2.3.2. Kết quả chăm sóc sau mổ:
- Nhiệt độ(khơng sốt/ sốt nhẹ/ sốt vừa/ sốt cao)
- Mức độ đau (Đau rất nhẹ/ Đau nhẹ/ Đau vừa/ Đau nặng và rất nặng)
- Chăm sóc dẫn lưu
- Mức độ thấm dịch (Nhiều/ Ít/ Khơng thấm dịch)
- Mức độ sưng nề (Nhiều/ Ít/ Khơng sưng nề)
- Tình trạng chung vết mổ (Rất tốt/Tốt/ Trung bình/ Kém)
2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chăm sóc vết mổ:
- Mối liên quan tính chất ổ gãy với kết quả chăm sóc vết mổ.
- Mối liên quan chiều dài vết mổ với kết quả chăm sóc vết mổ.
- Mối liên quan phương pháp phẫu thuật với kết quả chăm sóc vết mổ.


CHƯƠNG 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN
3.1.1. Tỉ lệ giới của mẫu nghiên cứu:
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới
Giới

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Nam
Nữ


3.1.2. Tuổi của đối tượng nghiên cứu:
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Tuổi
<18
18-40
41-60
> 60

Số bệnh nhân

3.1.4. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu:

Tỷ lệ (%)


Bảng 3.4.Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Nghề nghiệp
Cán bộ, hưu trí
Học sinh, sinh viên
Cơng nhân
Nơng dân
Nội trợ
Tự do
Kinh doanh, buôn bán

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

3.1.5. Nguyên nhân gây tai nạn:

Bảng 3. 5. Nguyên nhân gây tai nạn
Nguyên nhân

Số bệnh nhân

Tai nạn giao thông
Tai nạn sinh hoạt
Tai nạn lao động
Tổng cộng

3.1.6. Thời gian điều trị sau phẫu thuật

Tỷ lệ (%)


×