Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Đề tài: THỰC TẾ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP HÀ TĨNH, HỘI DOANH NHÂN TRẺ HÀ TĨNH VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN LASA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (828.66 KB, 28 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH
MÔN: THỰC TẾ KINH TẾ - XÃ HỘI
Đề tài:
THỰC TẾ KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH
HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP HÀ TĨNH, HỘI DOANH NHÂN
TRẺ HÀ TĨNH VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN LASA

Họ và tên: Nguyễn Xuân Thu
Mã sinh viên: 1955290049
Lớp: Kinh tế và Quản lý K39
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Vũ Việt Phương

HÀ NỘI – 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
NỘI DUNG............................................................................................................................ 2
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP HÀ TĨNH, HỘI
DOANH NHÂN TRẺ HÀ TĨNH VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN LASA.................................. 2
1. Khái quát về Hiệp hội doanh nghiệp Hà Tĩnh và Hội doanh nhân trẻ Hà Tĩnh............2
1.1. Hiệp hội doanh nghiệp Hà Tĩnh...............................................................................2
1.2. Hội doanh nhân trẻ Hà Tĩnh.....................................................................................4
2. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Lasa................................................................... 7
2.1. Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Cổ phần Lasa - Nguyễn Văn Hiếu................7
2.2. Công ty Cổ phần Lasa............................................................................................ 10
2.3. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Lasa................13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP


HÀ TĨNH NĂM 2021.......................................................................................................... 16
1. Khái quát tình hình doanh nghiệp Hà Tĩnh năm 2021.................................................16
2. Kết quả hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp Hà Tĩnh năm 2021............................. 16
2.1. Ưu điểm:.................................................................................................................16
2.2. Nhược điểm:...........................................................................................................20
3. Phương hướng, nhiệm vụ của Hiệp hội doanh nghiệp Hà Tĩnh năm 2022................. 20
CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ BUỔI HỌC THỰC TẾ........... 22
1. Về kiến thức đại cương.................................................................................................22
2. Về kiến thức cơ sở ngành............................................................................................. 22
3. Về kiến thức ngành.......................................................................................................22
4. Về kiến thức chuyên ngành.......................................................................................... 23
5. Về kỹ năng.................................................................................................................... 23
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 26


MỞ ĐẦU
Tục ngữ có câu “Học đi đơi với hành” bên cạnh việc tiếp thu những kiến
thức lý thuyết trên lớp với những môn cơ sở ngành mà chúng em đã được học ở
năm hai, học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Kinh tế chính trị và đặc biệt là
cố vấn học tập thầy “Vũ Việt Phương” đã tạo điều kiện cho lớp Kinh tế và Quản
lý K39 chúng em một buổi học thực tế về Hiệp hội doanh nghiệp Hà Tĩnh và
Hội doanh nhân trẻ Hà Tĩnh. Môn học “Thực tế kinh tế- xã hội” đã kết thúc một
học kì bằng buổi giao lưu thực tế nhằm mục đích định hướng cho chúng em
được kiến thức về địa phương, doanh nghiệp, nắm bắt được tổ chức bộ máy tổng
công ty, công ty và tiêu chuẩn đầu ra của chuyên ngành. Buổi học thực tế này
không những để lại cho chúng em những kỷ niệm sâu sắc cùng với tập thể lớp
và địa phương Hà Tĩnh mà còn trau dồi những kiến thức chuyên ngành để chuẩn
bị tốt cho các mơn của học kì II năm 3 sắp tới.
Em xin gửi lời cảm ơn đến khoa Kinh tế chính trị, đặc biệt là thầy Vũ Việt

Phương, cô Nguyễn Thị Kim Thu và cô Nguyễn Minh Nguyệt đã tạo điều kiện,
tham gia và hướng dẫn cho chúng em một buổi học tập, giao lưu thực tế đầy ý
nghĩa và những kỉ niệm sâu sắc về Hà Tĩnh.
Bài báo cáo thực tế về Hiệp hội doanh nghiệp Hà Tĩnh, Hội doanh nhân
trẻ Hà Tĩnh và Công ty Cổ phần Lasa của em bao gồm:
Chương I: Khái quát về Hiệp hội doanh nghiệp Hà Tĩnh, Hội doanh nhân trẻ Hà
Tĩnh và Công ty Cổ phần Lasa.
Chương II: Thực trạng tình hình hoạt động của doanh nghiệp Hà Tĩnh năm 2021.
Chương III: Bài học kinh nghiệm rút ra từ buổi học thực tế.

1


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP HÀ
TĨNH, HỘI DOANH NHÂN TRẺ HÀ TĨNH VÀ CÔNG TY CỔ
PHẦN LASA
1. Khái quát về Hiệp hội doanh nghiệp Hà Tĩnh và Hội doanh nhân trẻ Hà
Tĩnh.
1.1. Hiệp hội doanh nghiệp Hà Tĩnh.
- Tên tiếng Việt Nam: HIỆP HỘI DOANH
NGHIỆP HÀ TĨNH. Viết tắt: HHDN
- Tên tiếng Anh: HA TINH BUSINESS
ASSOCIATION. Viết tắt: HTBA
- Địa chỉ: số 162, Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh,
tỉnh Hà Tĩnh.
-

Liên


hệ

Văn

phòng

Hiệp

hội:

0976.746.999
- Email:
Hiệp Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh HTBA được thành lập theo quyết định:
2391/QĐ-UBND ngày 17/8/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh. HTBA là tổ chức Xã
hội - Nghề nghiệp của các Doanh nghiệp và doanh nhân thuộc mọi thành phần
kinh tế, tự nguyện liên kết phát triển nghề nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh; là cầu nối giữa các Doanh nghiệp và các cơ quan hữu quan trong
việc hoạch định, hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, thực hiện hội nhập
kinh tế quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh, góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh
nhà.
Hiện nay HTBA có 4 ban chuyên môn: Ban Hội viên, ban Đào tạo, ban
Thông tin tuyên truyền và xúc tiến Thương mại, ban Kinh tế; một đơn vị sự
2


nghiệp: Trung tâm Đào tạo - Tư vấn - Phát triển Doanh nghiệp; Trực thuộc hội
có 13 hội cấp huyện, thị, thành phố.
* Cơ cấu tổ chức: Hiệp hội được tổ chức như sau:
1. Cơ quan cao nhất của Hiệp hội là Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu
của Hiệp hội.

2. Đại hội bao gồm: Đại hội thành lập, Đại hội nhiệm kỳ và Đại hội bất
thường.
3. Ban Chấp hành Hiệp hội.
4. Ban Thường vụ Hiệp hội.
5. Ban Kiểm tra Hiệp hội.
6. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Hiệp hội:
- Văn phòng Hiệp hội.
- Các ban chuyên môn của Hiệp hội.
- Trung tâm tư vấn, đào tạo, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
- Các Hội Doanh nghiệp cơ sở.
- Các đơn vị, tổ chức trực thuộc khác.
- Chi nhánh và văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trong và ngoài
nước.
*Mục tiêu HTBA:
- Đại diện và bảo về quyền lợi hợp pháp của cộng đồng các Doanh nghiệp trên
phạm vi tỉnh Hà Tĩnh. Hỗ trợ thành viên trong quan hệ hợp tác quốc tế có thể
hội nhập tốt nhất, giúp các thành viên tìm kiếm thị trường xuất, nhập khẩu, tiêu
thụ sản phẩm.
- Tham mưu cho các cơ quan quản lý Nhà nước về quy hoạch, cơ chế chính sách
phát triển Doanh nghiệp Hà Tĩnh trên cơ sở một hệ thống pháp lý đồng bộ Việt
Nam phù hợp với thông lệ và tập quán Quốc tế.
- Thúc đẩy các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, cung cấp các dịch vụ tư vấn,
thông tin và xúc tiến thương mại. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, nâng cao
3


năng lực quản lý Doanh nghiệp, nâng cao tay nghề, đào tạo hướng nghiệp, tạo
việc làm, tìm kiếm thị trường xuất khẩu lao động.
*Chương trình hành động:
Đại hội lần thứ nhất thành lập Hiệp hội đã quyết định một chương trình

hành động bao gồm:
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng Doanh nhân, Doanh nghiệp về vai trò,
trách nhiệm và nghĩa vụ của họ trong sự phát triển chung của Hà Tĩnh. Nâng cao
vai trò của Hiệp hội trong việc tập hợp lực lượng tạo sức mạnh tổng hợp nâng
cao vị thế của các Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
thơng qua chương trình quảng bá, phát huy tối đa vai trò tuyên truyền các
phương tiện thông tin đại chúng.
- Phát triển thành viên tham gia Hiệp hội một cách đông đảo, tăng số thành viên
trong Hiệp hội tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã.
- Đào tạo nguồn nhân lực bền vững, nâng cao năng lực quản lý và điều hành sản
xuất của các Giám đốc Doanh nghiệp và các thành viên trẻ.
- Đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ Doanh nghiệp như đào tạo, tư vấn đầu tư và
thương mại. Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, các đoàn khảo sát học tập kinh
nghiệm giữa các Doanh nghiệp, các địa phương trong nước, giữa họ với các tổ
chức Quốc tế.
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức của Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội Doanh nghiệp các tỉnh cũng như các tổ chức
Quốc tế có quan tâm đến sự phát triển Doanh nghiệp tại Hà Tĩnh.
- Thu hút vốn từ các chương trình hỗ trợ Doanh nghiệp của Chính phủ và các tổ
chức quốc tế, khai thác triệt để các kênh tín dụng tạo điều kiện cho các Doanh
nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn với tỷ lệ suất ưu đãi.
1.2. Hội doanh nhân trẻ Hà Tĩnh.
4


*Tìm hiểu về doanh nhân trẻ Việt Nam:
Ở Việt Nam, doanh nhân trẻ là đội ngũ những người làm nghề kinh doanh,
người chủ sở hữu, lãnh đạo, quản lí, hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của các hộ
gia đình và doanh nghiệp, có tuổi đời dưới 30.
Đội ngũ doanh nhân trẻ Việt Nam hiện nay đang phát triển nhanh, có vị trí,

vai trị quan trọng trong q trình phát triển kinh tế – xã hội (KTXH) của đất
nước. Thông qua việc tổ chức và điều hành sản xuất – kinh doanh, doanh nhân
trẻ Việt Nam thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng sản xuất hàng hóa, cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập quốc
tế. Đội ngũ doanh nhân trẻ góp phần hình thành lối sống sáng tạo, tự lập, tự chủ,
dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, dám chấp nhận rủi ro, có chí
làm giàu, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
Khơng những thế thì cùng với việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đội ngũ
doanh nhân trẻ Việt Nam cịn góp phần quan trọng trong tạo cơng ăn việc làm,
xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách xã hội và bảo đảm an sinh xã hội.
Trong tiến trình đổi mới như hiện nay, doanh nhân trẻ Việt Nam được
xem là một trong những lực lượng cơ bản tham gia xây dựng, quyết định, thực
hiện có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế xã hội.
*Khái niệm Hội Doanh nhân trẻ tỉnh HàTĩnh:
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Hà Tĩnh (gọi tắt là Hội) là một tổ chức xã hội –
nghề nghiệp tự nguyện của các doanh nhân trẻ tỉnh HàTĩnh, không phân biệt
thành phần kinh tế, lĩnh vực hoạt động, dân tộc và tôn giáo, cùng phấn đấu cho
sự phát triển doanh nghiệp và sự thành đạt của hội viên, góp phần xây dựng và
phát triển lực lượng doanh nhân tỉnh nhà, đóng góp vào sự nghiệp phát triển
kinh tế – xã hội tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và đất nước nói chung.
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Hà Tĩnh trong tiếng Anh gọi là Ha Tinh Young
Entrepreneurs’ Association – HTYEA.
5


Hội Doanh nhân trẻ Hà Tĩnh được thành lập năm 2009 với tên gọi Hội
Doanh nghiệp trẻ Hà Tĩnh. Năm 2015, hội được đổi tên thành Hội Doanh nhân
trẻ Hà Tĩnh. Hiện nay, hội có 84 hội viên tham gia.
Văn phịng Hội Doanh nhân trẻ Hà Tĩnh
có địa chỉ tại số 98 đường Phan Đình

Phùng, TP Hà Tĩnh. Được sự tạo điều kiện
của Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh,
sau gần 1 tháng thi cơng, đến nay Cơng
trình được hồn thiện và khánh thành
đúng dịp chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày
truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên
Việt Nam (15/10/1956 – 15/10/2021) và 17 năm ngày Doanh nhân Việt Nam
(13/10/2004 – 13/10/2021).

Hình ảnh: Lễ cắt băng khánh thành Văn phịng Hội Doanh nhân trẻ.
(Nguồn: doanthanhnien.vn)
*Quyền hạn của Hội Doanh nhân trẻ tỉnh HàTĩnh:
- Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Hà Tĩnh có quyền hạn tun truyền mục đích của Hội.
6


- Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Hà Tĩnh có quyền hạn đại diện cho lực lượng doanh
nhân trẻ tỉnh Hà Tĩnh trong các mối quan hệ trong và ngoài nước theo quy định
của pháp luật; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên.
- Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Hà Tĩnh có quyền hạn đồn kết, tập hợp các doanh
nhân trẻ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hỗ trợ hội viên mở rộng quan hệ hợp tác kinh
doanh với nhau và với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác.
- Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Hà Tĩnh có quyền hạn hỗ trợ các doanh nhân trẻ trên
địa bàn tỉnh trong việc phát triển nghề nghiệp, trong hợp tác đầu tư, phát triển
kinh doanh, trong học tập nâng cao kiến thức chun mơn, kinh nghiệm và trình
độ quản lí, điều hành doanh nghiệp; là diễn đàn cung cấp, trao đổi thông tin, ý
kiến giữa doanh nhân trẻ với lãnh đạo tỉnh, các tổ chức chính trị, xã hội và
doanh nghiệp khác.
- Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Hà Tĩnh có quyền hạn phối hợp bồi dưỡng nâng cao
nhận thức chính trị cho hội viên; đồn kết, tập hợp và phát triển lực lượng doanh

nhân trẻ; phát huy vai trò và nguồn lực của giới doanh nhân trẻ tỉnh HàTĩnh.
- Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Hà Tĩnh có quyền hạn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của hội viên phù hợp với tơn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
- Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Hà Tĩnh có quyền hạn được gây quỹ Hội trên cơ sở
hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy
định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
- Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Hà Tĩnh có quyền hạn được nhận các nguồn tài trợ
hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp
luật. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ
của Nhà nước giao.
2. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Lasa.
2.1. Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Cổ phần Lasa - Nguyễn Văn Hiếu.
*Lý lịch cá nhân:
7


- Họ và tên: Nguyễn Văn Hiếu.
- Ngày, tháng, năm sinh: 12/11/1980.
- Quê quán: Thạch Đài - Thạch Hà - Hà Tĩnh.
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Thạch
Đài, Thạch Hà, Hà Tĩnh.
- Trình độ chun mơn: Tốt nghiệp ĐH Bách
Khoa Đà Nẵng - XD cầu đường 2004.
- Kinh nghiệm: 8 năm làm việc cho các tập
đoàn nước ngoài (Nhật 4 năm, Pháp 1 năm và Bỉ 3 năm).
*Tóm tắt quá trình lập nghiệp và trưởng thành:
- Năm 1999 - 2004: học đại học Bách Khoa Đà Nẵng.
- Năm 2004 - 2006: Kỷ sư xây dựng, Làm việc cho tập đoàn Hazama - Nhật Bản,
tại Lâm Đồng.
- Năm 2006 - 2007: Kỹ sư trưởng, làm việc cho tập đoàn xây dựng Vinci - Pháp

tại dự án nhiệt điện Cà Mau - tỉnh Cà Mau.
- Năm 2007 - 2010: Chuyên gia lĩnh vực xây dựng cho tập đoàn COJALL - Nhật
Bản, làm việc tại Algieria.
- Năm 2010 - 2011: PGĐ công ty TNHH Quốc An tại dự án nhà máy thép
Formosa, Hà Tĩnh.
- Năm 2011 - 2013: Trưởng phòng thu mua tập đoàn Jan De Nul - Bỉ tại dự án
nhà máy thép Formosa, Hà Tĩnh.
- Năm 2013: mở công ty bảo hộ lao động LASA.
*Q trình cơng tác và tham gia quản lý điều hành tại DN:
- Năm 2013 - 2017: Giám đốc công ty TNHH bảo hộ lao động LASA.
8


- Năm 2017 - nay là Chủ tịch HĐQT, giám đốc công ty CP LASA với hệ thống
5 cửa hàng/ kho hàng trên cả nước.
- Hệ thống cửa hàng/ kho hàng của LASA:
 Văn phịng chính tại TDP Quyền Thượng, P. Kỳ Trinh, TX Kỳ Anh, Hà
Tĩnh.
 Cửa hàng, số 57 Hà Tôn Mục, P. Nam Hà, Thành phố Hà Tĩnh.
 KKT Nghi Sơn, Hải Thượng, Huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
 KKT Dung Quất, Bình Thuận, Bình Sơn, Quảng Ngãi.
 Kho hàng, số 77/25/22, Phạm Đăng Giảng, Q.Bình Tân, TP.HCM.
*Vai trò trong hoạt động quản lý điều hành doanh nghiệp:
-Là người đưa ra các ý tưởng, lập kế hoạch, định hướng phát triển công ty.
- Mở rộng hệ thống cửa hàng trên cả nước.
- Nghiên cứu, phát triển các mã sản phẩm mới như thương hiệu Giày VILA –
V2, dây an toàn VILA, ủng bảo hộ VILA, đặt sản xuất tại nhà máy ở Trung
Quốc và nhập khẩu về Việt Nam phân phối toàn quốc. Mua lại thương hiệu giày
SAMI từ công ty Phúc Nam Anh để phát triển sản phẩm phân phối toàn quốc.
- Mang về quyền lợi cho công ty trong việc đàm phán làm nhà nhập khẩu và

phân phối toàn quốc nhiều thương hiệu bảo hộ nổi tiếng thế giới như: Nón bảo
hộ Bullard nhập từ Mỹ, Giày bảo hộ Jogger của Bỉ, Kính bảo hộ Yamada nhập
từ Thái Lan và một số sản phẩm nhập khẩu trực tiếp khác.
- Đưa các quy trình xử lý cơng việc chuyên nghiêp để doanh nghiệp tự hoạt
động.
- Tham gia tích cực các hoạt động từ thiện, tro quà cho người nghèo, ủng hộ
người dân vùng lũ do hội và các hiệp hội tổ chức.

9


- Áp dụng các phần mềm quản lý, sử dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật, công nghệ
thông tin ngay từ khi mới mở công ty hoặc khi nhà nước, cơ quan thuế có đổi
mới như áp dụng chử ký số từ 2013, áp dụng hóa đơn điện tử từ 2017.
- Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp.
- Thành lập tổ chức công đồn LASA năm 2017. Tồn thể cán bộ cơng nhân
viên tham gia tổ chức cơng đồn, tổ chức thăm hỏi, hiếu hỉ cho các đoàn viên.
- Tham gia và cử cán bộ cơng nhân viên tham gia các khóa học, hội nghị, tọa
đàm do các hội và hiệp hội tổ chức.
- Là thành viên tổ chức VCCI, hội doanh nghiệp tỉnh, doanh nhân trẻ, chủ tịch tổ
chức BNI tại Hà Tĩnh.
*Giải thưởng cá nhân đã đạt được:

Hình ảnh: Anh Nguyễn Văn Hiếu là Doanh nhân đầu tiên của Hà Tĩnh nhận giải
thưởng Doanh nhân trẻ Việt Nam tiêu biểu 2019.
(Nguồn: diendandoanhnghiep.vn)
2.2. Công ty Cổ phần Lasa.
*Giới thiệu chung:

10



- VĂN PHỊNG: 259 Lê Thánh Tơng, P.Kỳ Trinh, TX.Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
- LASA TP HÀ TĨNH: 57, Hà Tôn Mục, P.Nam Hà, TP.Hà Tĩnh.
- LASA HCM: 77/25/22, Phạm Đăng Giảng, Q.Bình Tân, TP.HCM.
- Website: www.lasasafety.com và baoholaodonglasa.com
* Danh mục ngành nghề kinh doanh:
1. MẢNG BẢO HỘ LAO ĐỘNG:
- Khách hàng: Khách thương mại (sỉ): 63 tỉnh thành.
Khách nhà máy: NM sữa TH, NM XM Sông Gianh SCG…
- Nhập khẩu trực tiếp: Nón Bullard (Mỹ), Giày Jogger (Bỉ), Kính Yamda (Thái
Lan)
- Sản xuất: Mua lại thương hiệu giày bảo hộ SAMI và thuê nhà máy gia công tại
nhà máy ở Trung Quốc và HCM ()
2. SÀN GIÀY BẢO HỘ:
CÔNG TY TNHH THẾ GIỚI GIÀY
BẢO HỘ
-ĐC: 77/25/22 Phạm Đăng Giảng Q.Bình Tân, TP.HCM.
-Kho hàng: 52 Đường số 20, P. Bình
Hưng Hịa - Q.Bình Tân - TP.HCM.
-Website: www.thegioigiaybaoho.com
Hình ảnh: Top10 ý tưởng khởi nghiệp xuất sắc 2019 do sở KHCN Hà Tĩnh tổ
chức. (Nguồn: baohatinh.vn)

11


CÔNG TY TNHH THẾ GIỚI GIÀY BẢO HỘ
Sàn quy tụ tất cả các hãng phổ biến giày/ ủng bảo hộ tại Việt Nam:
- Hơn 20 hãng giày nhập khẩu & SX trong nước.

- Tồn kho 5 hãng, trong đó xây dựng 1 thương hiệu riêng cho mình.
- Gần 500 sản phẩm trên sàn.
3. DỤNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY:
- Hợp tác với 16 hãng dụng cụ điện cầm tay với 48 kho tại HN, HCM và Đà
Nẵng.

- Mơ hình khơng tồn kho, không nhân sự logistic, nhân sự giá rẻ tại Hà Tĩnh.
- Tận dụng 48 kho hàng (giá trị hàng trăm tỷ từ các NCC tại 3 TP lớn Hà Nội,
Hồ Chí Minh và Đà Nẵng).

* Hệ thống vận hành 3 mảng:
- Hệ thống bán hàng: 4 website, 10 tài khoản Facebook, 6 Fanpage. Hiện tại vận
hành gần 20 shop trên các sàn TMĐT: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo (dự kiến
hơn 100 shop trên sàn TMĐT).
12


- Hệ thống phần mềm: Áp dụng phần mềm bán hàng từ 2016, Áp dụng phần
mềm CRM (Customer Relationship Management) từ năm 2019 để quản lý dữ
liệu khách hàng, đánh giá KPI nhân viên.
*Tìm kiếm khách hàng:
- KÊNH WEBSITE: Tất cả các website đều có BP Marketing làm SEO tự
nhiên lên top tìm kiếm Google.
- KÊNH FACEBOOK: Mỗi kinh doanh sở hữu riêng 1 TK facebook của công
ty, và cùng vận hành 6 fanpage, tạo thêm kho TK facebook cho CTV …
- KÊNH SÀN TMĐT: Với hệ thống nhiều shop và có thể phát triển rất nhiều
shop & mở rộng thêm các TP lớn.
2.3. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty Cổ phần Lasa.
*Tóm tắt kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty:
Số

TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Chỉ tiêu

Năm 2017

Vốn điều lệ (tỷ đồng)
Tổng cộng nguồn vốn (tỷ đồng)
- Vốn chủ sở hữu
- Nợ phải trả
Tổng doanh thu (tỷ đồng)
Doanh thu xuất khẩu (triệu USD)
Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng)
Nộp ngân sách (tỷ đồng)
Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng)
- Số lao động thường xuyên (người)
- Số lao động thời vụ (người)
9 Thu nhập bình qn của cơng nhân, nhân
viên (triệu đồng/tháng)
10 Kinh phí dành cho các hoạt động xã hội, từ
thiện (tỷ đồng)


*Tóm tắt q trình phát triển của Cơng ty:

13

Năm 2018

7,715
9,722
8,030
1,692
16,830

10
15,508
10,449
5,059
31,803

0,252

0,352

0,223
22

0,322
24

7


8

0,07

0,1


- Qui mô, lĩnh vực hoạt động và sản phẩm chính của DN khi mới thành lập:
Năm 2013 thành lập doanh nghiệp với 2 nhân viên và vốn điều lệ 1 tỷ đồng, chỉ
kinh doanh thương mại sản phẩm trang thiết bị bảo hộ lao động.
- Tóm tắt các bước phát triển quan trọng của DN:
+ Thành lập công ty TNHH Bảo hộ lao động LASA ngày 20/03/2013, đăng ký
tại tổ dân phố Quyền Thượng, P. Kỳ Trinh, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
+ Tháng 6/2013 là nhà phân phối chính thức nhập khẩu và phân phối 2 thương
hiệu nổi tiếng thế giới về ngành bảo hộ và duy trì đến nay.
 Nón bảo hộ Bullard nhập từ Mỹ
 Giày bảo hộ Jogger (Bỉ) – nhập từ nhà máy Trung Quốc
+ Năm 2014 mở thêm 1 công ty mới chuyên kinh doanh về sản phẩm dụng cụ
điện cầm tay, hàng kim khí, vật tư cơng trường phục vụ cho 2 dự án: Nhà máy
thép Formosa Hà Tĩnh và dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.
+ Năm 2014 mở thêm 1 cửa hàng/kho hàng tại dự án lọc dầu Nghi Sơn – Thanh
Hóa
+ Năm 2015 phát triển nhập khẩu thêm các dịng sản phẩm bảo hộ như: Dây an
tồn thương hiệu Adela từ Đài Loan, Áo phao Zhenhua từ Trung Quốc, kính
Yamda từ Thái Lan, đặc biệt tạo ra thương hiệu giày, ủng VILA, thuê gia công
theo thương hiệu của LASA tại nhà máy ở Trung Quốc, nhập và phân phối thị
trường toàn quốc.
+ Năm 2016 mở thêm 1 kho hàng tại HCM đang hoạt động đến nay.
+ Năm 2017 mở thêm 2 cửa hàng/ kho hàng tại dự án nhà máy thép Hòa Phát –
Dung Quất – Quảng Ngãi, đến đầu 2019 sát nhập lại thành 1 cửa hàng.

+ Năm 2017 cổ phần hóa doanh nghiệp lấy tên CƠNG TY CP LASA, với 6 cổ
đông là ban lãnh đạo và một vài nhân viên xuất sắc.

14


+ Tháng 3/2019 mở thêm 1 cửa hàng tại 57, Hà Tôn Mục, P. Nam Hà, TP.Hà
Tĩnh.
+ Hiện nay công ty CP LASA kinh doanh kết hợp trang thiết bị bảo hộ lao động
và hàng dụng cụ điện cầm tay với hệ thống 5 cửa hàng/kho hàng trên toàn quốc.
 Văn phịng chính tại TDP Quyền Thượng, P. Kỳ Trinh, TX Kỳ Anh, Hà
Tĩnh.
 Cửa hàng, số 57, Hà Tôn Mục, P. Nam Hà, Thành phố Hà Tĩnh.
 KKT Nghi Sơn, Hải Thượng, Huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
 KKT Dung Quất, Bình Thuận, Bình Sơn, Quảng Ngãi.
 Kho hàng, số 77/25/22, Phạm Đăng Giảng, Q.Bình Tân, TP.HCM.

15


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP HÀ TĨNH NĂM 2021
1. Khái quát tình hình doanh nghiệp Hà Tĩnh năm 2021.
Năm 2021, đại dịch dịch Covid -19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp,
63/63 tỉnh thành phố trên cả nước đã có dịch. Nghiêm trọng như TP HCM, Bình
Dương, các tỉnh Miền Tây Nam Bộ... gây thiệt hại cho nền kinh tế, ảnh hưởng
trực tiếp đến doanh nghiệp, gây hậu quả hết sức nặng nề. Ngành du lịch – dịch
vụ, giải trí đóng cửa; ngành vận tải thoi thóp, nhiều doanh nghiệp tạm ngừng
kinh doanh; Người lao động mất việc làm. Có thể nói, chưa bao giờ doanh
nghiệp đứng trước khó khăn và thách thức như hiện nay.

Riêng tỉnh Hà Tĩnh, mặc dù cũng bị ảnh hưởng của dịch Covid 19, đặc
biệt là ngành du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, vận tải...Tuy nhiên, với sự
quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, thực hiện mục tiêu kép: vừa chống
dịch, vừa phát triển kinh tế. Nên trong năm, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách
về Thuế, BHXH, giảm lãi suất... để hỗ trợ Doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn
định sản xuất, kinh doanh. Nhiều Doanh nghiệp đã chuyển hướng đi mới phù
hợp hơn trong mùa dịch. Theo số liệu tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Hà Tĩnh, tính đến hết tháng 11 năm 2021, tồn tỉnh có 8.846 Doanh nghiệp, tăng
106% so với cùng kỳ năm ngoái; số Doanh nghiệp thành lập mới trong năm là
949; số Doanh nghiệp giải thể là 124 và số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động
là 342. Về thu ngân sách, theo số liệu của Cục thuế, tổng thu đến hết tháng
11/2021 là 7035 tỷ, bằng 136% dự toán trung giao, 101% kế hoạch tỉnh giao,
tăng 4% so cùng kỳ.
Như vậy, nhìn chung, tình hình Doanh nghiệp năm 2021 có những sự tăng
trưởng về số lượng và doanh thu.
2. Kết quả hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp Hà Tĩnh năm 2021.
2.1. Ưu điểm:
16


*Cơng tác chun mơn Văn phịng Hiệp hội:
Liên tục cập nhật các văn bản, chính sách của Nhà nước, của tỉnh chuyển
tải đến các Doanh nghiệp để nắm bắt và thực hiện.
Trước tình hình dịch Covid-19 diến biến hết sức phức tạp cùng với sự
biến động về giá nguyên vật liệu biến động tăng chưa có dấu hiệu dừng và một
số nội dung bất cập trong Định mức 10-2019 của Bộ xây dựng đã làm ảnh
hưởng rất lớn đến kinh tế của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng,
Hiệp hội đã có Văn bản đề nghị các Sở ban ngành liên quan tháo gỡ khó khăn,
tham mưu cho Bộ Xây dựng và UBND tỉnh điều chỉnh một số nội dung cịn bất
cập, giúp giảm thiểu khó khăn cho cho Doanh nghiệp.

Năm 2021, Doanh nghiệp đã chịu ảnh hưởng về kinh tế hết sức nặng nề
do đại dịch Covid -19, bên cạnh đó, giá thuê đất năm 2021 lại tăng quá cao so
với năm 2020 trở về trước. Trước tình hình đó, Hiệp hội đã tổng hợp ý kiến của
các Doanh nghiệp và tổng hợp, đề nghị Cục Thuế Hà Tĩnh điều chỉnh giảm giá
thuê đất, giúp Doanh nghiệp giảm bớt áp lực về kinh tế để phát triển kinh doanh.
Để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép, vừa làm tốt cơng tác phịng, chống
dịch bệnh Covid-19 đạt hiệu quả, hạn chế lây nhiễm ra cộng đồng, vừa phát triển
kinh tế, Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh đã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân
tỉnh, sở Y tế Hà Tĩnh và các đơn vị liên quan xem xét, ưu tiên tiêm vắc xin
phòng ngừa Covid cho người lao động.
*Công tác từ thiện, nhân đạo:
Bên cạnh các hoạt động chuyên môn, hỗ trợ hoạt động Doanh nghiệp,
Hiệp hội còn thực hiện tốt trách nhiệm an sinh xã hội thông qua công tác tuyên
truyền, vận động các doanh nghiệp hội viên tích cực tham gia các hoạt động
nhân đạo từ thiện xã hội. Trong đợt dịch Covid-19 này, Hiệp hội đã kêu gọi
được các Doanh nghiệp, các nhân tham gia đóng góp vào Quỹ phịng chống
Covid với số tiền gần 12 tỷ đồng; trong đó các DN chuyển về MTTQ tỉnh gần
8,5 tỷ; ủng hộ trực tiếp đến các tổ chức khác bằng tiền và hiện vật gần 3,5 tỷ
17


đồng, tiêu biểu như một số đơn vị: Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn ủng hộ hơn
4 tỷ; ngân hàng Vietinbank ủng hộ 2 tỷ; Công ty An Việt Phát 01 tỷ; công ty
Xăng dầu Hà Tĩnh 01 tỷ, Tổng cơng ty Khống sản và Thương mại Hà Tĩnh 700
triệu, công ty CP D&N group 500 triệu... Phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ Hà
Tĩnh trao tặng quỹ ATM Oxy tại thành phố Hồ Chí Minh, tặng khẩu trang, nhu
yếu phẩm cho bà con và cán bộ làm việc tại khu vực cách ly, phong tỏa tại
Phường Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) và huyện Lộc Hà.
Đặc biệt, đầu tháng 9 với sự kêu gọi của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hoàng
Trung Dũng về việc ủng hộ “Quỹ hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hồn cảnh đặc

biệt khó khăn vào đại học”. Trong thời gian ngắn, nhiều doanh nghiệp đã
hưởng ứng, ủng hộ với tinh thần, trách nhiệm cao. Tiêu biểu như Tổng cơng ty
Khống sản và Thương mại Hà Tĩnh: 350 trđ; Ngân hàng BIDV: 300trđ; Xăng
dầu Hà Tĩnh: 100 trđ; Cơng ty CP Tập đồn Thành Huy 100 trđ; Cơng ty CP
Tập đồn Phú Tài Miền Trung 100 trđ; Công ty CP PTCN- XL&TM Hà Tĩnh
70trđ; Điện lực Hà Tĩnh: 50 trđ; Viễn thông Hà Tĩnh 50 Trđ... Trao ủng hộ học
bổng khuyến học tại làng trẻ SOS 20 triệu đồng cho em Thiều Nhật hoàng đậu
vào trường Đại học Huế…
Ngoài ra, Hiệp hội Doanh nghiệp cịn phối hợp với Cơng ty CP Phát triển
Cơng nghiệp, Xây lắp và Thương mại Hà Tĩnh xây nhà tình nghĩa tại huyện Can
Lộc. Ủng hộ những gia đình có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, ốm đau, bệnh hiểm
nghèo thơng qua các chương trình nhân ái của Hiệp hội.
*Cơng tác Đào tạo, hội thảo, tập huấn cho doanh nghiệp:
Ngày 22/4/2021, Hiệp hội đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam chi nhánh Nghệ An tổ chức được 01 lớp tập huấn về Bảo hiểm
xã hội, thu hút hơn 100 học viên tham gia. Sau đó, do tình hình dịch bệnh phức
tạp, kế hoạch Đào tạo trực tiếp trợ giúp Doanh nghiệp của Hiệp hội phải ngừng
theo chỉ đạo của tỉnh.

18


Ngoài ra, Hiệp hội phối hợp với Trung tâm HTDN-XTĐT Hà Tĩnh tổ
chức tuyên truyền về bộ chỉ số DDCI – bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh.
*Thực hiện một số nhiệm vụ khác do cấp ủy, chính quyền tỉnh giao:
Ngồi các nhiệm vụ chính của Hiệp hội, Hiệp hội còn thực hiện tốt các
nhiệm vụ do Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh giao như: Thường xuyên
tổng hợp những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp gửi các sở ban ngành;
Tham gia các văn bản góp ý, xây dựng, lấy ý kiến ... tích cực cùng UBMTTQ

tỉnh kêu gọi các Doanh nghiệp chung tay ủng hộ phòng chống dịch Covid-19.
Với trách nhiệm của BCH Hiệp hội, Hiệp hội đã tham gia nhiều ý kiến
đóng góp vào cơ cấu nhân sự ứng cử đại biểu QH và hội đồng nhân dân các cấp,
tham gia các lần tổ chức gặp mặt giữa các ứng viên là đại biểu TW ứng cử QH
khóa 15 với cử tri Hà Tĩnh; với trách nhiệm cao, Hiệp hội đã lựa chọn, giới thiệu
nhân sự của Hiệp hội cho Ban bầu cử của tỉnh và đã bầu 2 thành viên BCH vào
Hội đồng nhân dân tỉnh và hội đồng nhân dân thành phố.
*Công tác kiện toàn UVBCH và Hội địa phương:
Số lượng BCH Hiệp hội sau Đại hội là 52 UV tham gia BCH Hội. Sau
Đại hội II, Nhiệm kỳ 2020 – 2025, Số lượng Hội viên nộp đơn tham gia sinh
hoạt tại Hiệp hội ngày càng tăng, số lượng công việc của Hiệp hội nhiều hơn nên
Hiệp Hội đã bầu bổ sung 01 người tham gia vào BCH và 01 người tham gia vào
BTV của Hiệp hội.
Thực hiện nghị quyết Đại hội cũng như kế hoạch tồn khóa, năm đã đề ra
trong việc kiện tòa lại Hội địa phương, các tổ chức Hội hoạt động kém hiệu quả.
Trong thời gian qua, đại diện Thường trực Hiệp hội đã tích cực làm việc với Hội
và chính quyền địa phương ở các huyện thị như: Hương Sơn, Hương Khê, Can
Lộc, Đức Thọ… cùng lãnh đạo Hội địa phương bàn phương án kiện toàn, đổi
mới cách thức hoạt động, giúp các hội hoạt động hiệu quả, sôi nổi, đảm bảo lợi
19


ích chính đáng cho Hội viên. Việc làm này đã để lại kết quả rất tích cực, được
cộng đồng Doanh nghiệp đánh giá cao.
2.2. Nhược điểm:
Do điều kiện khách quan, tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp nên về
Kế hoạch năm 2021 Hiệp hội chưa hoàn thành 100% mục tiêu đề ra, cụ thể:
 Chưa kiện toàn được các hội cơ sở.
 Kế hoạch đào tạo trợ giúp doanh nghiệp triển khai được ít, chưa đáp ứng
được nhu cầu cũng như kế hoạch đề ra.

 Kế hoạch phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ làm nhà tình nghĩa cho những
hồn cảnh đặc biệt khó khăn chưa triển khai được.
3. Phương hướng, nhiệm vụ hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp Hà Tĩnh
năm 2022.
Thực hiện theo chương trình hành động tồn khóa năm 2022. Tùy theo
diễn biến của dịch Covid-19 để có kế hoạch cụ thể:
- Tiếp tục phát triển hội viên, kiện tồn lại 100% Hội cịn yếu, hoạt động không
hiệu quả. Sử dụng hiệu quả trang Website, fanpage giúp các doanh nghiệp nắm
bắt thông tin, quảng bá thương hiệu, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội
với nội dung phù hợp để kết nối hội viên; tăng cường giới thiệu chức năng,
nhiệm vụ, thu hút doanh nghiệp tham gia Hiệp hội.
- Tạo nguồn thu cho Hiệp hội hoạt động bằng nhiều hình thức: Thu phí Ban
chấp hành, vận động tài trợ, hỗ trợ, xin ngân sách tỉnh...
- Phối hợp với Phịng Thương mại và cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) của Trung
ương và VCCI chi nhánh Nghệ An, các sở, ban, ngành; Trung tâm hỗ trợ PTDN
và XTĐT Hà Tĩnh triển khai các khóa lớp đào tạo (tùy thuộc vào tình hình dịch
bệnh để có kế hoạch đào tạo phù hợp là online hay offline).
- Thực hiện vai trò đại diện, cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp với lãnh đạo
tỉnh và các sở, ngành chức năng trong tỉnh: Tổng hợp các khó khăn, kiến nghị,
20


đề xuất của doanh phản ánh lên cấp thẩm quyền tháo gỡ, giải quyết cho doanh
nghiệp. Chủ động thu thập thông tin từ hội viên, phối hợp với các sở, ngành
quản lý nhà nước hỗ trợ hội viên giải quyết kịp thời những vấn đề vướng mắc
nảy sinh cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tích cực tham gia,
đóng góp ý kiến vào các quy định của pháp luật, các chính sách liên quan tới sự
phát triền và hoạt động của doanh nghiệp.
- Phát huy tốt công tác an sinh xã hội: Vận động các doanh nghiệp hội viên phát
huy kết quả đạt được trong năm 2021; thực hiện tốt hơn nữa các hoạt động xã

hội từ thiện vì cộng đồng, cùng với các cấp góp phần tích cực giải quyết tốt vấn
đề an sinh xã hội tại địa phương cũng như chung tay vì cộng đồng tồn quốc
khắc phục tình hình dịch bệnh đang kéo dài. Phấn đấu xây 2 đến 5 căn nhà nhân
ái cho những gia đình có hồn cảnh đặc biệt khó khă. Tích cực tham gia các
phong trào an sinh xã hội Do Tỉnh ủy, UBND, UBMTTQ phát động.
- Văn phòng Hiệp hội tăng cường tương tác, hoàn thiện trang Website, fanpage
của Hiệp hội tương xứng với tầm vóc của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh.

21


CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ BUỔI HỌC
THỰC TẾ
Buổi học trực tuyến thực tế kinh tế - xã hội về Hiệp hội doanh nghiệp Hà
Tĩnh, Hội doanh nhân trẻ Hà Tĩnh và Công ty Cổ phần Lasa, đã giúp em đã định
hình ra được những kết quả đạt được gắn liền với chuẩn đầu ra của ngành học là
bao gồm những kiến thức và kỹ năng sau.
1. Về kiến thức đại cương.
Xác định được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiểu được
một cách hệ thống kiến thức các lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn có liên quan
đến ngành học, như chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, xây dựng đảng, ngôn
ngữ. Đồng thời, vận dụng được phương pháp luận và các phương pháp nghiên
cứu khoa học xã hội và nhân văn có khả năng vận dụng tri thức vận dụng tri
thức và phương pháp liên ngành trong tiếp cận và nghiên cứu Kinh tế và Quản
lý.
2. Về kiến thức cơ sở ngành.
+ Phân tích được các vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế học. Phân tích, vận
dụng các lý thuyết kinh tế học vĩ mô và vĩ mô vào thực tiễn nghiên cứu kinh tế.
+ Phân tích được vấn đề trong lý luận và thực tiễn truyền thông hoặc/và quản lý.

+ Xác định được các vấn đề cơ bản của truyền thông kinh tế hoặc/và quản lý.
+ Vận dụng được các vấn đề của truyền thông trong các hoạt động tác nghiệp
truyền thơng kinh tế.
3. Về kiến thức ngành.
+ Phân tích được các lý thuyết kinh tế cơ bản trong lịch sử phát triển kinh tế thế
giới.

22


+ Phân tích được hệ thống khái niệm, phạm trù căn bản của Kinh tế và Quản lý,
một số vấn đề lí luận và thực tiễn về kinh tế học và quản lý của Việt Nam.
+ Vận dụng được quy trình và phương pháp đánh giá, thống kế các chỉ tiêu kinh
tế trong các báo cáo, nghiên cứu kinh tế.
+ Hoạch định được các kế hoạch và chương trình Kinh tế và Quản lý có sự kết
hợp nhuần nhuyễn với nền tảng kiến thức về truyền thông.
+ Vận dụng được quy trình và phương pháp sáng tạo cho quá trình truyền thông
và quản lý trong thực tiễn.
4. Về kiến thức chuyên ngành.
+ Phân tích được các vấn đề của Kinh tế và Quản lý trong giai đoạn quá độ lên
chủ nghĩa xã hội và phát triển nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần sở hữu.
+ Nhận định và xử lý chính xác các vấn đề Kinh tế và Quản lý trong thực tế vận
động của nền kinh tế.
+ Vận dụng được các quy trình lập kế hoạch và tổ chức sản xuất các sản phẩm
truyền thông gắn với Kinh tế và Quản lý.
5. Về kỹ năng.
*Kỹ năng chung:
+ Kỹ năng phân tích có phản biện thơng tin và dữ liệu: Khả năng sử dụng thông
tin từ các nguồn khác nhau, so sánh đối chiếu thông tin, đưa ra nhận định và kết
luận.

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo: Khả năng xác định và phân tích những
tình huống phức tạp, đưa ra nhiều phương án lựa chọn để xử lý các vấn đề.
+ Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngơn ngữ lời nói và văn bản một cách trôi chảy,
chuẩn xác, hiệu quả.

23


×