Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

tiểu luận tâm lý học đại CƯƠNG chủ đề tư duy, tưởng tượng và ứng dụng trong cuộc sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.1 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
BỘ MƠN TÂM LÝ - GIÁO DỤC
HỌC

BÀI TẬP NHĨM CUỐI KỲ MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI
CƯƠNG

Chủ đề: Tư duy, tưởng tượng và ứng dụng trong cuộc sống

Nhóm số: 5

Thành viên:

1. Nguyễn Thị Phú Diễn
2. Nguyễn Thị Ngọc Hoa
3. Phạm Thùy Linh
4. Trần Thị Hiền Linh
5. Hoàng Thị Nhung
6. Nguyễn Hồng Nhung

Hà Nội, tháng 4 năm 2022


1


PHỤ LỤC
NỘI DUNG

Trang



I, LÝ THUYẾT

3

1. Tư duy

3

2. Tưởng tượng

6

3. Quan hệ giữa tư duy và tưởng tượng

8

II, TÌNH HUỐNG

10

Tình huống số 1: Âm thanh của tư duy

10

Tình huống số 2: Chuyện quả táo của Newton

13

Tình huống số 3: Chuyện của F.Thomson


16

Tình huống số 4: Loại bỏ nỗi sợ thơng qua tưởng tượng

19

Tình huống số 5: Học bằng trí tưởng tượng

21

III, TÀI LIỆU THAM KHẢO

24

IV, ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN

25

3


I, LÝ THUYẾT
1, Tư duy
Cảm giác, tri giác đem lại cho ta những hình ảnh cụ thể về các thuộc tính bề ngồi của
hiện thực khách quan, những cái đang trực tiếp tác động vào các giác quan. Tuy nhiên, nó
có một số hạn chế như: chỉ phản ánh được những cái hiện tại, những thuộc tính bề ngồi,
phản ánh một cách trực tiếp... Để nhận thức và cải tạo thế giới, địi hỏi con người khơng
chỉ nhận thức những cái hiện tại mà còn phải nhận thức cả những cái đã diễn ra trong quá
khứ và những cái sẽ diễn ra trong tương lai, không chỉ phản ánh những thuộc tính bề

ngồi mà quan trọng hơn phải phản ánh được những thuộc tính bản chất. những mối liên
hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng. Đó chính là q trình nhận thức lý tính
của con người mà đặc trưng là quá trình tư duy.
- Khái niệm:
+ Là một quá trình nhận thức
+ Phản ánh những thuộc tính bên trong, thuộc tính bản chất, những mối liên
hệ và quan hệ mang tính quy luật của sự vật, hiện tượng mà trước đó ta
chưa biết
Ví dụ: Để biết hoa hồng thuộc hoa đơn tính hay lưỡng tính, thuộc loại giống hồng nào,
thành phần hoá học của mùi thơm, cách trồng và chăm sóc, con người cần phải tư duy,
chứ không thể dựa vào cảm giác, tri giác
-

Đặc điểm:
+ Tính có vấn đề:
● Nảy sinh từ hiện thực khách quan
● Chỉ nảy sinh từ những cái ta chưa biết, đang thắc mắc, và có nhu cầu
giải quyết
● Mâu thuẫn phải nằm trong giới hạn nhận thức cá nhân

Ví dụ: Khi giải một bài tốn khó, tư duy sẽ xuất hiện bởi bài tốn khó là một tình huống
có vấn đề, chủ thể có nhu cầu giải quyết và có những tri thức liên quan đến đối tượng.
+ Tính khái quát: Phản ánh những đặc điểm chung nhất, bản chất của sự vật,
hiện tượng


Ví dụ: Khi tính diện tích hình chữ nhật, cơng thức được sử dụng là S = (a x b). Công thức
này được dùng trong nhiều trường hợp dù cho trong mỗi trường hợp, a và b có thể là
những con số khác nhau.
+ Tính gián tiếp: Sử dụng kinh nghiệm của bản thân và cơng cụ, máy móc để

phát hiện ra bản chất, quy luật của sự vật
Ví dụ: Dựa trên những dữ liệu thiên văn, khí hậu thu thập được, con người dự báo được
bão.
+ Có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ: lấy ngôn ngữ làm phương tiện cố định
và thể hiện các sản phẩm của tư duy
● Nếu khơng có ngơn ngữ thì sản phẩm của tư duy khơng có gì để biểu
đạt và người khác không thể tiếp nhận, các thao tác của tư duy cũng
khơng thể diễn ra được
● Nếu khơng có tư duy (với sản phẩm của nó) thì ngơn ngữ chỉ là một
chuỗi âm thanh vơ nghĩa, khơng có nội dung
Ví dụ: Trong q trình tư duy giải bài tập tốn thì phải sử dụng các cơng thức, kí hiệu,
khái niệm được biểu hiện dưới dạng ngơn ngữ, nếu khơng có ngơn ngữ thì chính bản thân
người đang tư duy cũng khơng thể giải được bài tập.
+ Có quan hệ với nhận thức cảm tính:
● Nhận thức cảm tính là cơ sở, là nơi cung cấp nguyên liệu cho tư duy.
Tư duy dựa vào nhận thức cảm tính, khơng tách rời nhận thức cảm
tính và thường bắt đề từ nhận thức cảm tính.
● Ảnh hưởng đến kết quả của nhận thức cảm tính
Ví dụ: Khi tư duy thiết kế nội thất cho căn nhà thì cảm giác, tri giác sẽ giúp cho bản thiết
kế đó có màu sắc, ánh sáng hài hịa, trang trí nội thất đẹp mắt.
-

Các giai đoạn của tư duy:


-

Các thao tác của tư duy:
+ Phân tích - tổng hợp:
● Phân tích: dùng trí óc để phân chia đối tượng thành các phần khác

nhau
● Tổng hợp: hợp nhất các thuộc tính, bộ phận của đối tượng như một
thể thống nhất
+ So sánh: dùng trí óc xác định sự giống nhau - khác nhau, bằng nhau không bằng nhau của sự vật, hiện tượng
+ Trừu tượng và khái quát hóa:
● Trừu tượng hóa: dùng trí óc gạt bỏ những mặt, những thuộc tính
khơng cần thiết, giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy
● Khái quát hóa: hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm,
một loại theo thuộc tính, quan hệ chung nhất định

-

Vai trị:
+ Mở rộng giới hạn nhận thức
+ Cải tạo thông tin của nhận thức cảm tính, làm chúng có ý nghĩa hơn trong
cuộc sống con người
+ Giải quyết nhiệm vụ ở cả hiện tại và tương lai


2, Tưởng tượng
Trong thực tế, khơng phải bất cứ tình huống có vấn đề nào ta cũng đề giải quyết bằng tư
duy. Có nhiều trường hợp, khi đứng trước tình huống có vấn đề con người khơng thể
dùng tư duy để giải quyết được mà phải dùng một quá trình nhận thức khác gọi là tưởng
tượng.
-

Khái niệm:
+ Là một quá trình nhận thức
+ Phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm cá nhân bằng cách xây
dựng những hình ảnh mới trên cơ sở biểu tượng đã có


-

Bản chất:
+ Về nội dung phản ánh: Phản ánh cái mới, những cái chưa từng có trong
kinh nghiệm cá nhân hoặc xã hội
+ Về phương thức phản ánh: Tạo ra cái mới từ các biểu tượng đã có nhờ
phương thức chắp ghép, liên hợp, nhấn mạnh, mô phỏng...
+ Về phương diện kết quả phản ánh: Biểu tượng mới được xây dựng từ các
biểu tượng đã có (biểu tượng của trí nhớ), mang tính khái quát, biểu tượng
của biểu tượng.

-

Đặc điểm:
+ Xuất hiện trước tình huống, có tính khơng rõ ràng
+ Giải quyết vấn đề khơng theo trật tự
+ Hình ảnh tưởng tượng mang tính khái quát và đại diện cao hơn so với trí
nhớ
+ Liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính

-

Các loại tưởng tượng:
+ Tưởng tượng tích cực và tưởng tượng tiêu cực
● Tưởng tượng tích cực là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh
nhằm đáp ứng những nhu cầu và kích thích tính tích cực thực sự của
con người. Tưởng tượng tích cực bao gồm tưởng tượng tái tạo và
tưởng tượng sáng tạo:



* Tưởng tượng tái tạo là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh mới
đối với cá nhân người tưởng tượng dựa trên sự mơ tả của người
khác.
Ví dụ: Học sinh sau khi đọc xong “Người lái đị sơng Đà” sẽ tưởng tượng ra hình ảnh
người lái đị trên nền cảnh tượng sông Đà hùng vĩ.
* Tưởng tượng sáng tạo là loại tưởng tượng xây dựng hình ảnh mới
một cách độc lập. Hình ảnh này chẳng những mới đối với cá nhân
người tưởng tượng mà còn mới đối với cả xã hội. Loại tưởng tượng
này có giá trị cao đối với sự tiến bộ của lồi người.
Ví dụ: Xi-ơn-cốp-xki sáng tạo ra mơ hình tàu vũ trụ.
→ Tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo có quan hệ chặt chẽ với nhau. Những cái
mới chỉ xuất hiện khi yêu cầu phát triển đã chín muồi và bao giờ cũng xuất hiện từ trong
lịng cái cũ. Cho nên khơng thể tưởng tượng sáng tạo khi chưa có tưởng tượng tái tạo một
cách nhuần nhuyễn.
● Tưởng tượng tiêu cực là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh
khơng thể hiện thực hóa trong cuộc sống. Loại tưởng tượng này có
thể có chủ định hoặc khơng có chủ định. Trong tưởng tượng tiêu
cực, mặc dù có chủ định - có sự tham gia của ý thức nhưng khơng
gắn liền với ý chí để hiện thực hóa hình ảnh tưởng tượng trong cuộc
sống. Loại tưởng tượng không chủ định chủ yếu xảy ra khi khơng có
sự tham gia của ý thức như khi ngủ mơ, mộng du, mắc bệnh hoang
tưởng...
Ví dụ: Mơ mộng trở thành một nhà bác học nhưng lại thiếu cố gắng, lười học,...
+ Ước mơ và lý tưởng:
● Ước mơ là hình ảnh tốt đẹp về tương lai, có sức hấp dẫn đặc biệt,
giúp cho con người tăng thêm sức mạnh trong hoạt động. Đây là loại
tưởng tượng sáng tạo nhưng không trực tiếp hướng vào hoạt động
trong hiện tại.
● Lí tưởng là loại tưởng tượng tích cực có tính hiện thực cao hơn ước

mơ. Đó là một hình ảnh chói lọi, rực sáng, cụ thể, hấp dẫn của sự
mong muốn trong tương lai. Nó là một động cơ mạnh mẽ thúc đẩy
con người vươn tới tương lai tươi sáng, đẹp đẽ.


-

Các cách sáng tạo của tưởng tượng:
+ Thay đổi kích thước, số lượng của sự vật hay thành phần của sự vật

Ví dụ: người khổng lồ, người tí hon, tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay,...
+ Nhấn mạnh các chi tiết, thành phần, thuộc tính của sự vật
Ví dụ: tranh biếm họa, phương pháp cường điệu trong tác phẩm văn học,...
+ Chắp ghép (kết dính): Ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện tượng khác
nhau tạo ra hình ảnh mới
Ví dụ: các sinh vật trong thần thoại như rồng (đầu sư tử, mình rắn, chi thú), Nue (đầu khỉ,
chân hổ, thân chồn, đi rắn), người sói (nửa người nửa sói),...
+ Liên hợp: tạo ra hình ảnh mới bằng cách liên hợp các bộ phận của nhiều sự
vật khác nhau, nhưng các bộ phận đều được cải biến và sắp xếp trong mối
tương quan mới
Ví dụ: xe tăng lội nước, thủy phi cơ,...
+ Điển hình hóa: tạo ra hình ảnh mới phức tạp nhất, trong đó các thuộc tính
điển hình, các đặc điểm điển hình của nhân cách như là một đại diện cho
giai cấp hay tầng lớp xã hội nhất định
Ví dụ: Chí Phèo (truyện ngắn Chí Phèo - tác giả Nam Cao): tượng trưng cho người nông
dân tha hóa do đói nghèo, ơng Hai (truyện ngắn Làng - tác giả Kim Lân): tượng trưng
cho người nông dân một lịng theo cách mạng,...
+ Loại suy: sáng tạo hình ảnh mới trên cơ sở mô phỏng, bắt chước những chi
tiết, những bộ phận, những sự vật có thật
Ví dụ: máy bay - chim, kìm - tay người,...

-

Vai trị:
+ Cho phép con người hình dung được kết quả trung gian và cuối cùng của
lao động
+ Hướng con người về tương lai, kích thích con người hoạt động
+ Ảnh hưởng đến việc học tập, giáo dục đạo đức, phát triển nhân cách

3. Quan hệ giữa tư duy và tưởng tượng:
-

Giống nhau:
+ Đều phản ánh cái mới, những cái chưa từng có trong kinh nghiệm cá nhân.


+ Đều là mức độ cao của quá trình nhận thức (đều nằm trong bậc thang nhận
thức lý tính).
+

Đều mang tính khái qt và phản ánh gián tiếp; có quan hệ chặt chẽ với
ngơn ngữ và nhận thức cảm tính; lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra tính
đúng đắn.

+ Đều được nảy sinh trước tình huống có vấn đề và đều hướng vào giải quyết
các tình huống có vấn đề.
-

Khác nhau:
Điểm so sánh


Tư duy

Tưởng tượng

Về tính bất định của tình
huống

Khơng cao (tình huống rõ
ràng, sáng tỏ)

Lớn (tình huống khó có thể
phân tích rõ ràng)

Về phương thức phản ánh

Phản ánh cái mới thông qua Phản ánh cái mới bằng
khái niệm, suy lý theo một cách nhào nặn, chắp ghép
logic nhất định
thành những hình ảnh mới
dựa trên những biểu tượng
đã có

Sản phẩm

Khái niệm, phán đốn, suy


Các biểu tượng mới



II, ỨNG DỤNG
TÌNH HUỐNG SỐ 1:
Âm thanh của tư duy
Nhà nhân chủng học người Mỹ Betty Hart và Toddy R. Risley đã tiến hành một cuộc
khảo sát mà ở đó, họ dành thời gian để quan sát các gia đình thuộc nhiều thành phần kinh
tế trong xã hội trong bốn năm. Họ quan sát số lượng và các loại từ mà các bậc cha mẹ nói
với con họ từ khi chúng sinh ra cho tới khi 4 tuổi.
Họ chọn ra ba nhóm gia đình:
-

Nhóm 1: Những gia đình trí thức (những giáo sư đến từ Đại học Kansas hoặc
những luật sư hay bác sĩ)

-

Nhóm 2: Những gia đình thuộc tầng lớp lao động.

-

Nhóm 3: Những gia đình nhận trợ cấp từ chính phủ.
Đặc biệt, các từ ngữ phát ra từ tivi khơng được tính
đến.

Kết quả thu nhận được: một đứa trẻ sinh ra trong gia đình trí thức nghe được 48 triệu từ
cho đến năm 4 tuổi. Trong khi đó, một đứa trẻ trong gia đình nhận trợ cấp chỉ nghe được
13 triệu từ. Đặc biệt, trẻ em sống trong gia đình trợ cấp ghi nhận mức IQ trung bình là 75
và trẻ em sống trong gia đình có bố/mẹ là giáo sư có mức IQ trung bình là 119. Trẻ em
trong gia đình lao động đạt mức 99.
(Trích Mapping Ignorance, “Surviving ‘the early catastrophe’”, dựa trên nghiên cứu
năm 1995 của Betty Hart và Toddy R.

Risley) />fbclid=IwAR1Fuu
zpcuPfci7hecs9JdZ1NxaMu9m9wj_q8caPtbyM9O1vpTdjv2i3N6s#note-5181-1
CÂU HỎI
1. Dựa vào nghiên cứu trên và những hiểu biết về Tư duy, hãy giải thích mối liên hệ
giữa tư duy và ngơn ngữ.
2. Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy khả năng tư duy thông qua phương
tiện ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày.
TRẢ LỜI


1. Mối liên hệ giữa tư duy và ngôn ngữ:


Đối tượng chính của cuộc khảo sát là các em bé từ khi sinh ra đến khi bốn tuổi. Đây là
khoảng thời gian quan trọng giúp trẻ bắt đầu hình thành và phát triển tư duy của bản thân
thông qua q trình phân tích - tổng hợp, so sánh và trừu tượng hóa và khái qt hóa.
Trong q trình này, trẻ dần dần sử dụng khả năng ngôn ngữ mà chúng học được từ thế
giới xung quanh để có thể biểu đạt khả năng tư duy của mình. Đặc biệt, qua thí nghiệm,
có thể thấy: trẻ càng tiếp thu và sử dụng được nhiều từ vựng, trí thơng minh của trẻ càng
cao. Điều này đã cho thấy ngơn ngữ chính là phương tiện giúp tư duy phát triển. Nếu
khơng có ngơn ngữ, q trình tư duy sẽ khó có thể diễn ra được.
Các nhà nghiên cứu còn cho rằng: Sở dĩ có sự khác biệt trong chỉ số IQ giữa các nhóm
gia đình là bởi cách các bậc phụ huynh giao tiếp với con cái của họ. Ví dụ, nhóm gia đình
trí thức ln cố gắng giúp trẻ phát triển tư duy phản biện dựa trên việc liên tục đặt ra các
câu hỏi và tạo ra những cuộc thảo luận về những ý tưởng trừu tượng. Họ luôn cố gắng
dạy con trẻ những kỹ năng mà họ cho là cần thiết trong cuộc sống. Mặt khác, những bố
mẹ sống trợ cấp dạy con họ sự cần thiết của việc vâng lời, sống theo mong đợi của mọi
người, và bày tỏ lịng kính trọng với bậc trên. Như vậy, cả hai nhóm gia đình đều đang cố
gắng dạy con học cách đối mặt với thế giới mà họ biết theo trải nghiệm cá nhân của họ.
2. Một số giải pháp góp phần thúc đẩy khả năng tư duy thông qua phương tiện ngơn

ngữ:
-

Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để trị chuyện cùng con cái. Theo một nghiên
cứu, những trẻ em nói chuyện với cha mẹ thường xun có vùng ngơn ngữ vận
động phát triển mạnh mẽ hơn. Đây là vùng não tập trung sản xuất lời nói và xử lý
ngơn ngữ. Khi trẻ trị chuyện nhiều, vùng ngơn ngữ vận động sẽ hoạt động tích
cực. Qua đó, những đứa trẻ được giao tiếp thường xuyên sẽ đạt điểm cao trong các
bài kiểm tra về ngôn ngữ cũng như các bài kiểm tra tư duy.

-

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ đặt câu hỏi. Trẻ có đặt câu hỏi nghĩa là tư duy của
trẻ đang phát triển, trẻ ham muốn học hỏi và tiếp nhận kiến thức. Vì vậy, cha mẹ
nên khuyến khích con đặt câu hỏi bằng cách cố gắng giải đáp các câu hỏi mà con
đặt ra, đồng thời, đặt thêm câu hỏi mở ngược lại cho con giải đáp, ví dụ: “Tại sao
con lại nghĩ thế?”, “Cha/mẹ muốn nghe suy nghĩ của con về vấn đề này” … Việc
từng bước gợi ý để trẻ tự hoàn thiện câu trả lời sẽ là cách hữu hiệu giúp trẻ hiểu
sâu và hiểu đúng vấn đề hơn.


- Cha mẹ nên hình thành thói quen đọc sách cho trẻ. Trên thị trường hiện nay có
nhiều sách phát triển tư duy ví dụ như “Bản đồ tư duy cho trẻ thông minh” - Tony
Buzan, “Dạy con tư duy” - Deeper Ocean, “Những Tuyệt Chiêu Dạy Trẻ Tư Duy”
– Maria Chesley Fisk … Việc trẻ được tạo thói quen đọc sách từ sớm sẽ giúp tăng
khả năng đọc hiểu và tiếp nhận thông tin và xử lý vấn đề.


TÌNH HUỐNG SỐ 2:
Chuyện quả táo của Newton

Vào một ngày mùa thu, Newton ngồi đọc sách trong vườn hoa, bỗng nhiên một quả táo
trên cây rơi xuống “bịch” một tiếng trúng đầu. Ơng xoa đầu, nhìn quả táo chín lăn xuống
vũng bùn. Quả táo đã cho ông một gợi ý làm ơng nghĩ miên man.
“Quả táo chín rồi, tại sao lại rơi xuống đất? Tại vì gió thổi chăng? Khơng phải, khoảng
không rộng mênh mông, tại sao lại phải rơi xuống mà khơng bay lên trời? Như vậy trái
đất có cái gì hút nó sao? Mọi vật trên trái đất đều có sức nặng, hịn đá ném đi rốt cuộc lại
rơi xuống đất, trọng lượng của mọi vật có phải là kết quả của lực hút trái đất không?”
Sau này, Newton rút ra kết luận: Mọi vật đều chịu sức hút của trái đất, mặt trăng cũng
chịu sức hút của trái đất, đồng thời trái đất cũng chịu sức hút của mặt trăng; trái đất chịu
sức hút của mặt trời, mặt trời đồng thời cũng chịu sức hút của trái đất. Nói một cách khác
là vạn vật trong vũ trụ đều có lực hấp dẫn lẫn nhau, vì có loại lực hấp dẫn này mà mặt
trăng mới quay quanh trái đất, trái đất mới quay quanh mặt trời.
Chuyện quả táo rơi xuống đất chứng tỏ trái đất có lực hút quả táo, đương nhiên quả táo
cũng có lực hút của quả đất, nhưng lực hút của trái đất đối với quả táo lớn nên quả táo rơi
xuống đất. Nếu ta coi mặt trăng là một quả táo khổng lồ, như vậy trái đất cũng có lực hút
nó, vậy tại sao nó khơng rơi xuống mặt đất? Vì mặt trăng là một quả táo lớn, sức hút của
trái đất đối với nó khơng đủ để làm nó rơi xuống đất, chỉ có thể làm nó quay quanh trái
đất mà thơi. Đối với mặt trời thì trái đất cũng là một quả táo khổng lồ, nó quay quanh mặt
trời.
Vào buổi tối khi nhìn lên bầu trời thấy vơ vàn những vì sao đang nhấp nháy, giữa
chúng đều có lực hút lẫn nhau. Đây chính là định luật “Vạn vật hấp dẫn” nổi tiếng của
Newton. (Trích Chuyện quả táo của Newton – Nguồn gốc ra đời Định luật vạn vật hấp
dẫn, 2018).
/>CÂU HỎI:
1. Dựa theo kiến thức đã học, hãy phân tích các thao tác cơ bản của tư duy trong tình
huống trên.
2. Trình bày một số tình huống tương tự như trên, trong đó tư duy được áp dụng vào
thực tế cuộc sống.



TRẢ LỜI:


1. Dựa theo kiến thức đã học, phân tích các thao tác cơ bản của tư duy trong tình
huống trên:
- Phân tích - tổng hợp:
+ Phân tích: Trong q trình nghe, cảm nhận tiếng “bịch” của quả táo rơi trúng
đầu và quan sát quả táo lăn xuống vũng bùn, Newton đã dùng trí óc để phân
chia đối tượng thành nhiều phần khác nhau; từ đó đi sâu vào tìm hiểu từng
phần. Trước hết, ơng tự hỏi mình “Quả táo chín rồi, tại sao lại rơi xuống đất?
Tại vì gió thổi chăng?”, sau một q trình tư duy ơng lại tự phủ nhận và tiếp
tục thắc mắc “Tại sao lại phải rơi xuống mà không bay lên trời? Như vậy trái
đất có cái gì hút nó sao? Mọi vật trên trái đất đều có sức nặng, hịn đá ném đi
rốt cuộc lại rơi xuống đất, trọng lượng của mọi vật có phải là kết quả của lực
hút trái đất không?” Như vậy, Newton đã tiến hành phân tích vấn đề để từng
bước tìm ra hướng giải quyết mới.
+ Tổng hợp: Sau q trình phân tích, ơng đã hợp nhất các thuộc tính, bộ phận
được tách rời thành một chỉnh thể: Chuyện quả táo rơi xuống đất chứng tỏ
trái đất có lực hút quả táo, đương nhiên quả táo cũng có lực hút của quả đất,
nhưng lực hút của trái đất đối với quả táo lớn nên quả táo rơi xuống đất.
- So sánh: Newton đã tư duy để xác định sự giống hay khác nhau, sự đồng nhất
hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau của sự vật, hiện
tượng. Ông bắt đầu so sánh mặt trăng với quả táo: “Nếu coi mặt trăng là một
quả táo khổng lồ, như vậy trái đất cũng có lực hút nó, vậy tại sao nó khơng
rơi xuống mặt đất?”
- Trừu tượng và khái quát hóa:
+ Trừu tượng hóa: Newton đã áp dụng phương pháp gạt bỏ những mặt thuộc
tính, những liên hệ không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết cho
tư duy: “Quả táo chín rồi, tại sao lại rơi xuống đất? Tại vì gió thổi chăng?
Khơng phải”. Ông cho rằng sức hút của trái đất không đủ để làm mặt trăng

rơi xuống đất, chỉ có thể làm nó quay quanh trái đất mà thơi.
+ Khái qt hóa: Bằng cách hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một
nhóm, một loại theo những thuộc tính, những quan hệ chung nhất định,
Newton đã đi đến kết luận: “Mọi vật đều chịu sức hút của trái đất, mặt trăng
cũng chịu sức hút của trái đất, đồng thời trái đất cũng chịu sức hút của mặt


trăng; trái đất chịu sức hút của mặt trời, mặt trời đồng thời cũng chịu sức hút
của trái đất. Nói một cách khác là vạn vật trong vũ trụ đều có lực hấp dẫn lẫn
nhau, vì có loại lực hấp dẫn này mà mặt trăng mới quay quanh trái đất, trái
đất mới quay quanh mặt trời”. Định luật “Vạn vật hấp dẫn” ra đời chính là
thành quả q trình tư duy của Newton.
2. Một số tình huống tương tự như trên, trong đó tư duy được áp dụng vào thực tế
cuộc sống:
- Tình huống tìm đường: khi cần phải đến một địa điểm nào đó, bạn tra trên
bản đồ có hai con đường để đến đó nhưng khơng nên vội vàng chọn con
đường gần hơn, thay vào đó hãy tư duy đặt ra các tình huống: Con đường nào
sẽ phù hợp với phương tiện của bạn, con đường nào sẽ an tồn hơn; nhờ vậy
bạn sẽ đến địa điểm đó một cách thuận lợi. Đặt ra các tình huống tư duy sẽ
giúp chúng ta giữ bình tĩnh khi gặp phải những vấn đề phức tạp như lạc
đường, xảy ra va chạm với người xung quanh, hỏng xe,...; từ đó bạn sẽ nhanh
chóng tư duy và tìm được cách giải quyết hiệu quả.
- Trong học tập: Khi nghe thầy, cô giáo giảng bài hay khi tự đọc giáo trình, học
sinh thường tư duy, suy luận để nhận thức bài học một cách sâu sắc. Đặt
những kiến thức mới được tiếp thu trong mối quan hệ đa chiều, so sánh với
kiến thức mình tích lũy được trước đó. Nếu trong q trình này học sinh phát
hiện ra bất kỳ vấn đề mới, mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, q
trình tư duy sẽ bắt đầu. Họ có xu hướng phân tích - tổng hợp vấn đề, thắc
mắc nguyên nhân xảy ra cái này, tại sao lại có cái kia, mối liên hệ giữa chúng
là gì… Kết quả là, trải qua quá trình tư duy, học sinh nhận thức đúng đắn hơn

và nhớ lâu hơn về bài học. Ví dụ, trước câu hỏi hình học “Có thể vẽ được
mấy đường kính trong một hình trịn?” Học sinh có thể tư duy theo hướng:
phân tích câu hỏi, tổng hợp thơng tin về đường kính hình trịn, so sánh đường
kính với bán kính, khái qt và đưa ra kết luận: Có thể vẽ được vơ số đường
kính trong một hình trịn với điều kiện nó là một đoạn thẳng đi qua tâm và cắt
đường tròn tại hai điểm.


TÌNH HUỐNG SỐ 3:
Chuyện của F.Thomson
Một lần nhà tâm lý học nổi tiếng nước Mỹ là F.Thomson đang trên đường trở về nhà.
Khi ấy, trời đã tối. Trong túi áo khốc của ơng có 200USD. Điều này khiến ơng thấp
thỏm lo sợ nhỡ gặp phải bọn cướp. Bỗng dưng sau lưng ông xuất hiện một tên lực lưỡng
đội mũ lưỡi trai đang ra sức bám theo. Ông cố hết sức vẫn khơng cắt được “cái đi”
đáng sợ đó. Đang đi, bỗng Thomson quay ngoắt lại tiến thẳng tới chỗ con người hung dữ
đó, van xin hắn: “Thưa ơng, ơng hãy mở lịng từ bi cho tơi xin vài xu lẻ, tơi đang sắp chết
đói rồi đây”. Tên cơn đồ ngớ người. Hắn đăm đăm nhìn vào túi áo khốc của ông rồi càu
nhàu: “Rõ xui xẻo, thế mà mình cứ tưởng trong cái túi áo căng phồng của hắn ít ra cũng
có vài trăm USD cơ đấy”. Nói xong, hắn sờ soạng trong túi móc ra mấy hào lẻ cho ông
rồi cụt hứng bỏ đi.
(Trích “Phân Tích Những đặc điểm của tư duy con Người Ứng dụng của nó trong hoạt
động Học Tập Của Sinh Viên.”)

/>-nguoi-ung-dung-cua-no-trong-hoat-dong-hoc-tap-cua-sinh-vien.htm
CÂU HỎI:
1. Dựa vào đặc điểm “Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ”, hãy phân tích câu
chun trên.
2. Trình bày ứng dụng thực tế thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa tư duy và ngôn
ngữ.
TRẢ LỜI:

1. Dựa vào đặc điểm “Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngơn ngữ”, phân tích câu chuyên
trên:
Mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ là mối quan hệ biện chứng, tư duy không thể tồn
tại dưới bất kỳ hình thức nào ngồi ngơn ngữ. Trong câu chuyện trên, nhà tâm lý học
F.Thomson đã tránh được một vụ cướp nhờ tư duy nhanh nhạy, và điều này được thể hiện
qua lời giả vờ cầu xin với kẻ bám đi. Có thể thấy, lời nói của Thomson ở đây đóng vai
trị là phương tiện biểu đạt của tư duy. Nếu như Thomson chỉ suy nghĩ trong đầu mà
khơng chủ động quay lại nói lời cầu xin với người tình nghi kia thì khả năng lớn ơng sẽ bị
cướp. Mặt khác, khơng có ngơn ngữ thì sản phẩm của tư duy sẽ khơng mang lại bất kì


ứng dụng hữu ích gì cho chủ thể và người tiếp nhân. Nếu Thomson không tư duy làm sao
để cắt đuôi được người kia mà chỉ đơn thuần bắt chuyện với hắn, cố tỏ ra bình tĩnh giao
tiếp những chủ đề bình thường thì nguy cơ ơng bị cướp sẽ càng cao hơn. Như vậy, nếu
khơng có tư duy, thì bất kỳ lời lời nói nào lúc này của Thomson cũng đều là vơ nghĩa
trong việc giúp ơng thốt khỏi nguy hiểm. Câu chuyện trên của Thomson chính là một
minh chứng cho mối liên hệ bền chặt, không thể thay thế giữa tư duy và ngôn ngữ.
2. Ứng dụng thực tế thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa tư duy và ngôn ngữ:
NLP (Neuro Linguistic Programming - ngôn ngữ lập trình tư duy) được sáng tạo ra
nhằm mục đích kết nối giữa tư duy não bộ và hành động bên ngoài của con người một
cách hiệu quả nhất. NLP cho phép truyền thông tin hiệu quả hơn, cho phép mọi người
chuyển sang trạng thái tình cảm và mở lịng tiếp nhận những thông điệp được truyền tải
giữa tư duy và ngôn ngữ.
-

Ứng dụng NLP trong trị liệu:
NLP căn bản được sử dụng như một liệu pháp bổ trợ của các nhà trị liệu
trong các chuyên ngành trị liệu khác nhau. Ngồi ra, nó cũng được sử dụng
để nghiên cứu về sự ảnh hưởng của niềm tin đối với bệnh tật. Và các nhà
khoa học đã nhận thấy cách bác sĩ trao đổi thơng tin với bệnh nhân có thể

ảnh hưởng tốt hoặc xấu đối với quá trình phục hồi. Từ đó có thể tạm đưa ra
kết luận rằng: niềm tin có mối tương quan thuận đối với sức khỏe thể chất
của con người.

-

Ứng dụng của NLP trong kinh doanh:
+ NLP đã và đang được sử dụng để tăng cường hiệu quả bán hàng. Các chuỗi
thức ăn nhanh phải tiếp nhận một lượng đơn đặt hàng và khiếu nại hàng
ngày. Việc phải xử lý thủ công đôi khi sẽ xảy ra sai sót và nhàm chán vì
chúng lặp đi lặp lại. Thêm vào đó, chủ doanh nghiệp phải tốn thêm chi phí
để th nhân cơng nếu số lượng đơn đặt hàng tăng lên đột biến. Nhờ có sự
ra đời của trợ lý ảo mà khối lượng cơng việc chăm sóc khách hàng được
được giảm đi đáng kể. Các ChatBot (công cụ trò chuyện tự động) sẽ giao
tiếp với người dùng và tiếp nhận đơn hàng thay vì phải gọi điện như trước
đây.

-

Ứng dụng khác:


+ Dịch máy (Machine Translation): Dịch có nghĩa là chuyển thông tin từ
ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Khi được máy tính thực hiện, chúng ta
có “Dịch máy” (Machine Translation). Nhiệm vụ này u cầu máy tính có
thể dịch ngơn ngữ mà khơng có sự can thiệp của con người. Ứng dụng nổi
tiếng nhất có thể kể đến là Google Dịch. Google Dịch dựa trên dịch máy
thống kê SMT. Thay vì thay thế từng từ, Google Dịch thu thập một lượng
lớn văn bản của cả hai ngôn ngữ và tìm các mẫu thống kê tương đồng giữa
chúng. Giống như con người, từ khi còn nhỏ, chúng ta gắn ngữ nghĩa vào

các từ rồi tổng quát hóa và ngoại suy ngữ nghĩa cho các cấu trúc phức tạp
hơn.


TÌNH HUỐNG SỐ 4:
Loại bỏ nỗi sợ thơng qua tưởng tượng
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Current Biology năm 2013 được thực hiện bởi các
nhà nghiên cứu của Đại học Colorado Boulder và Trường Y khoa Icahn (New York) đã
tuyển dụng 68 người tham gia với trạng thái sức khỏe tốt và cho họ bị điện giật nhưng chỉ
gây khó chịu mà khơng gây đau đớn. Đồng thời, họ cũng được cho nghe âm thanh liên
quan tới việc bị điện giật để hình thành trạng thái bị đe dọa bởi âm thanh.
Sau đó, những người tham gia được chia thành ba nhóm:
-

Nhóm 1: họ được cho nghe âm thanh làm liên tưởng tới cảm giác khó chịu khi bị
điện giật.

-

Nhóm 2: họ phải tự tưởng tượng ra âm thanh của nhóm đầu tiên.

-

Nhóm 3: họ sẽ tưởng tượng ra những âm thanh dễ chịu, chẳng hạn như tiếng chim
hót hay tiếng mưa rơi.

Trong đó, khơng ai nhận thêm bất kỳ cú sốc điện nào nữa. Đặc biệt, trong quá trình thí
nghiệm, não của những người tham gia được đánh giá bằng MRI (chụp cộng hưởng từ).
Kết quả cho thấy, ban đầu, những người tham gia từ cả ba nhóm đều sợ bị điện giật lần
nữa. Tuy nhiên, sau đó, những người ở nhóm 1 và 2 khi được nghe liên tục hoặc tưởng

tượng ra âm thanh kích thích mà không nhận được cú sốc điện nào, họ đã ngừng sợ hãi.
Còn những người chỉ tưởng tượng ra những âm thanh dễ chịu ở nhóm 3 vẫn sợ bị sốc
điện.
(Trích “Your brain on imagination: It's a lot like the real thing, study shows”, 2018)
/>CÂU HỎI:
1. Dựa trên bài học về tưởng tượng, hãy giải thích kết quả thí nghiệm.
2. Xây dựng ứng dụng trong đời sống áp dụng liệu pháp tiếp xúc.
TRẢ LỜI:
1. Lý giải cho kết quả của thí nghiệm trên:

Những gì trong tưởng tượng có thể thực sự ảnh hưởng đến tâm trí và cơ thể. Cách tiếp
cận của thí nghiệm có khả năng loại bỏ sự mẫn cảm của mọi người đối với các kích thích
gây ra nỗi sợ hãi bằng cách cho họ tiếp xúc với các kích thích này trong một mơi trường


hồn tồn an tồn. Điều này sẽ giúp họ thốt khỏi cảm giác bị đe dọa và những kết quả
tiêu cực từ các kích thích đó.
Sở dĩ những người ở nhóm 1 và nhóm 2 có thể vượt qua nỗi sợ vì quá trình họ trải qua
đã loại bỏ mối liên hệ giữa âm thanh họ nghe hoặc tưởng tượng với trải nghiệm khó chịu.
Âm thanh đó khiến họ chuẩn bị tốt hơn và tiêu diệt nỗi sợ hãi. Còn với những người chỉ
tưởng tượng ra những âm thanh dễ chịu ở nhóm 3, mối liên hệ tiêu cực giữa âm thanh
kích thích và bị sốc điện khơng bao giờ biến mất. Bộ não của họ không nhận được cảnh
báo như các nhóm khác; vì vậy, họ lo lắng hơn vì họ khơng biết khi nào ‘nguy hiểm’ sẽ
đến.
2. Những ứng dụng trong đời sống:

Thí nghiệm có thể áp dụng vào việc điều trị chứng ophidiophobia (Hội chứng sợ rắn),
một hội chứng có thể liên kết với cả herpetophobia (hội chứng sợ các lồi bị sát). Những
người này thường sợ khơng phải vì người ta nghĩ đến đến hậu quả do con rắn gây ra (từ
việc bị cắn) mà họ sợ vì họ có cảm giác “khủng khiếp”. Khi thấy hình ảnh con rắn, trong

họ xuất hiện một sự cảnh giác bộc phát và họ tìm cách trốn thốt khỏi tình huống đó
ngay. Hành vi đó làm củng cố nỗi sợ của họ và làm tăng mối liên kết giữa con rắn và sự
sợ hãi trong họ. Khi gặp con rắn, phản ứng của họ sẽ mạnh hơn hoặc ngay khi họ gặp
kích thích khơng đủ mạnh nó cũng làm cho họ có phản ứng tương tự (ví dụ như nhìn thấy
hình ảnh của con rắn). Nếu sử dụng liệu pháp tiếp xúc để tạo điều kiện cho bệnh nhân tự
tiếp xúc với con rắn ở các mức độ tăng dần với sự hướng dẫn và định hướng của nhà trị
liệu, bệnh nhân có thể dần dần loại bỏ cảm giác sợ rắn.


TÌNH HUỐNG SỐ 5:
Học bằng trí tưởng tượng
Một thí nghiệm đã được tiến hành với sự tham gia của các học sinh lớp 7 - các em học
sinh này học cùng một lớp gồm 33 thành viên của một trường trung học ở Sydney. Tuy
nhiên, 3 em học sinh có thành tích cao nhất và 2 em học sinh có thành tích xếp cuối lớp
trong mơn Tốn đã khơng được tham gia thí nghiệm này. Vậy nên, chỉ có 28 người tham
gia vào thí nghiệm. Tất cả các học sinh đều đã có kinh nghiệm sử dụng máy tính trước
đó, nhưng chưa có kiến thức về các ứng dụng, phần mềm bảng tính trên máy tính.
Trong thí nghiệm này, các học sinh sẽ tham gia làm một bài kiểm tra mơn Tốn - Đại số
gồm những kiến thức mà các em đã được học trước đó trên máy tính và thơng qua phần
mềm bảng tính mà các em chưa từng được trải nghiệm. Cụ thể, 28 em học sinh này được
chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm: nhóm Tưởng tượng và nhóm Nghiên cứu.
Các phần của cuộc thí nghiệm:
- Phần 1 - tiếp nhận: Cả 2 nhóm đều được cung cấp những tài liệu giống
nhau gồm những thông tin hướng dẫn về cách nhập, tính hàm, dữ liệu trên
bảng tính; ở định dạng và theo trình tự giống hệt nhau. Mỗi nội dung gồm 2
phần: hướng dẫn tổng quát và ví dụ minh họa.
+ Phần hướng dẫn tổng quát được viết ở tài liệu và được giảng, giải
thích 1 lần nữa cho các học sinh bởi các nghiên cứu sinh. Các em
học sinh sẽ đọc và tìm hiểu tài liệu này đến khi các em cảm thấy
hiểu và lựa chọn chuyển qua phần tiếp theo.

+ Phần ví dụ minh họa gồm các phép tính được hiển thị trên màn hình.
Kèm theo đó là hình ảnh chi tiết các bước nhập hàm, dữ liệu và tính
tốn. Mỗi ví dụ như vậy sẽ được hiển thị trên màn hình máy tính
trong 30 giây.
Sự khác biệt duy nhất giữa 2 nhóm này nằm ở hoạt động cần làm khi xem
các ví dụ minh họa. Đối với nhóm Nghiên cứu, các em được yêu cầu cố
gắng hiểu và ghi nhớ các bước làm. Cịn nhóm Tưởng tượng sau khi xem
xong ví dụ thì được u cầu quay mặt khỏi màn hình và tưởng tượng các
bước thực hiện của ví dụ.
- Phần 2 - kiểm tra: Tất cả các em học sinh sẽ thực hiện 1 bài kiểm tra giống
nhau - 1 cách độc lập.


Kết quả mà nhóm thực hiện nghiên cứu này thu được là các học sinh thuộc nhóm
Tưởng tượng đã hồn thành bài kiểm tra khơng chỉ với độ chính xác cao hơn, mà còn với
tốc độ nhanh hơn so với các học sinh thuộc nhóm Nghiên cứu.
(Trích Learning by imagining. Journal of Experimental Psychology: Applied, 2001)
/>CÂU HỎI:
1. Dựa trên bài học về tưởng tượng, hãy giải thích kết quả thí nghiệm.
2. Xây dựng ứng dụng trong đời sống từ kết quả của thí nghiệm trên.
TRẢ LỜI:
1. Giải thích kết quả của thí nghiệm:
Đầu tiên, việc kết quả bài kiểm tra của nhóm Tưởng tượng cao hơn của nhóm Nghiên
cứu chứng minh rằng việc người học tưởng tượng về quá trình, kiến thức học thì sẽ đạt
được hiệu quả học cao hơn việc nghiên cứu về nó. Trong trường hợp này thì đặc điểm:
hình ảnh tưởng tượng mang tính khái qt và đại diện cao hơn so với trí nhớ có thể là lời
giải thích cho kết quả của thí nghiệm này.
Trí tưởng tượng là một cơng cụ học tập quan trọng trong q trình học tập bởi trí tưởng
tượng tạo ra nhiều liên kết thần kinh hơn, thu hút nhiều vùng hơn trong tâm trí và đồng
thời cũng giúp người học ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn. Việc kết quả thí nghiệm được

rút ra từ kết quả bài kiểm tra Tốn của 2 nhóm học sinh đã chứng minh được đặc điểm
này của Trí tưởng tượng đúng cho tất cả các môn học, chứ không chỉ đúng cho các môn
học thường được xem là sáng tạo hơn. Đồng thời, việc tưởng tượng cũng giúp giảm mức
độ căng thẳng của việc học vì nó thúc đẩy người học giải quyết vấn đề và hướng tới
những phương án giải quyết hiệu quả hơn. Vậy nên, đối với người học, việc tưởng tượng
ra quá trình giải quyết vấn đề liên quan đến kiến thức sẽ có hiệu quả cao và ưu việt hơn
so với việc nghiên cứu các hướng dẫn.
2. Một số ứng dụng trong đời sống:
-

Để đạt hiệu quả cao hơn trong việc học hay trong bất kì quá trình học hỏi bất cứ
vấn đề nào trong cuộc sống, người học nên tập trung để ý vào các hình ảnh minh
họa (ưu tiên việc tự tưởng tượng ra những hình ảnh minh họa trong đầu). Phương
pháp học bằng trí tưởng tượng này đặc biệt có thể áp dụng trong việc giáo dục trẻ
em bằng cách khuyến khích các em bộc lộ trí tưởng tượng từ sớm.


×