Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tieu luan quan điểm của mác và ăng ghen về nguồn gốc văn hoá, bản chất của văn hoá và vai trò của văn hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.99 KB, 22 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế giới đang có những biến đổi hết sức sâu sắc, hết sức phức tạp trong
thời gian gần đây và cùng với đó, nhân loại cũng gặp phải hàng loạt những vấn
đề lớn, nóng bỏng, có liên quan đến sự tồn vong của mình: “Bùng nổ dân số,
nạn thiếu lương thực, kiệt quệ tài nguyên, ô nhiễm môi trường, lạm dụng năng
lượng hạt nhân, nạn khủng bố, xung đột tôn giáo, sắc tộc, sự nổi loạn kĩ thuật
và sự lừa dối đạo đức con người cũng như xu thế tham nhũng tăng nhanh trong
các cấu trúc chính trị quốc gia” [ 8 - 5]. Rất nhiều nhà khoa học có lương tri
trên thế giới đã ra cơng tìm kiếm lời giải đáp cho những vấn đề đó. Nhiều cuộc
đối thoại giữa phương Đông và phương Tây nhằm đi tới sự thống nhất cũng đã
diễn ra. Tâm điểm của sự tìm kiếm đó, của những cuộc đối thoại đó là văn hố.
Do đó, có thể nói, chưa có bao giờ trên thế giới lại sôi động về các vấn đề văn
hố và vai trị của văn hố như hiện nay. Chủ đề này đã thu hút được nhiều sự
quan tâm chú ý của nhiều học giả, nhiều nhà hoạt động xã hội ở khắp các châu
lục. UNESCO-tổ chức văn hoá của Liên Hiệp Quốc đã phát động thập kỉ về văn
hoá và phát triển văn hoá trên thế giới. Mới đây nhất, từ ngày 9/5/2004 đến
26/9/2004 tại Barcelona (Tây Ban Nha) Diễn đàn tồn cầu về văn hố đang diễn
ra, là nơi trao đổi ý kiến của 65000 người từ nhiều quốc gia khác nhau với
15000 bản tham luận, có 150 tổ chức quốc tế tham gia và 44 buổi đối thoại với
chủ đề phong phú trong đó tập trung vào những vấn đề lớn như: tồn cầu hố và
văn hố, đối thoại Đơng Tây, sự đa dạng của văn hố, tính phát triển bền vững,
các điều kiện của hồ bình. Diễn đàn này được tổ chức ra với mục đích thúc đẩy
việc hình thành các giải pháp qui mơ quốc tế cho phép các nền văn hố phát
triển và cùng chung sống.
Trong bối cảnh đó, đã có rất nhiều quan niệm về văn hoá với các cách tiếp
cận khác nhau được đưa ra và các cuộc tranh luận, các cơng trình nghiên cứu về
văn hố vẫn đang tiếp tục diễn ra với xu thế ngày càng mạnh mẽ, đa dạng.
Đối với chủ nghĩa Mác, mặc dù không để lại những tác phẩm chuyên biệt,
độc lập về văn hóa nhưng trong hệ thống các tác phẩm đồ sộ của mình. Mác và



Ăng ghen đã có những tư tưởng hết sức sâu sắc về văn hố. Đó là cơ sở cho thế
giới quan và phương pháp luận trong nghiên cứu văn hoá đối với những người
mác xít trong giai đoạn hiện nay. Do đó, tìm hiểu các quan điểm của Mác và
Ăng ghen về văn hố có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn.
Với một hệ thống các quan điểm tư tưởng phong phú, trong phạm vi hạn
hẹp của tiểu luận, bản thân chỉ bước đầu tiếp cận với một số quan điểm của Mác
và Ăng ghen về nguồn gốc văn hố, bản chất của văn hố và vai trị của văn hố.
Từ đó thử liên hệ với thực tiễn nghiên cứu văn hoá, xây dựng nền văn hoá mới ở
nước ta hiện nay.


NỘI DUNG
1. Quan điểm của Mác và Ăng ghen về nguồn gốc của văn hoá:
Văn hoá bắt nguồn từ động từ “colere” trong tiếng Latinh sau chuyển thành
“cultura”, có nghĩa là cày cấy, vun trồng. Văn hoá ở đây được hiểu theo nghĩa là
sự vun trồng tinh thần, trí tuệ. Văn hố xuất hiện từ bao giờ? Có nguồn gốc ở
đâu? Trả lời câu hỏi đó đã có rất nhiều quan niệm khác nhau, chính điều đó đã
tạo nên sự phong phú đa dạng xung quanh khái niệm này. Mặc dù không trực
tiếp đề cập đến nhưng trong các tác phẩm của Mác và Ăng ghen đã thể hiện rất
sâu sắc nhưng tư tưởng về văn hoá trong mối quan hệ giữa văn hố và con
người. Nói đến văn hố là nói đến con người, văn hố xuất hiện cùng với loài
người. Theo quan điểm của Mác và Ăng ghen, văn hố có nguồn gốc từ lao
động - nhân tố cơ bản quyết định sự phân biệt, là dấu hiệu chính đáng dấu bước
chuyển từ vượn thành người. Ăng ghen trong tác phẩm “Biện chứng của tự
nhiên” đã cho rằng: “Các nhà kinh tế chính trị khẳng định rằng lao động là
nguồn gốc của mọi của cải. Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự
nhiên là khu cung cấp những vật liệu cho lao động biến đổi thành của cải.
Nhưng lao động còn là một cái gì vơ cùng lớn lao hơn thế nữa. Lao động là điều
kiện cơ bản, đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức
mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao động đã sáng tạo ra bản

thân con người” [3-64]. Ở một đoạn khác, Ăng ghen cũng nói “Lao động xã hội
là nguồn gốc của mọi của cải và văn hoá” [2-26].
Chúng ta đều biết, lao động, trước hết là hoạt động của con người. Động
vật cũng có hoạt động nhưng hoạt động của con người khác căn bản về chất với
hoạt động của chúng. Con vật đồng nhất trực tiếp với hoạt động sinh sống của
nó. Nó khơng tự phân biệt nó với hoạt động sinh sống của nó. Cịn con người thì
làm cho bản thân hoạt động sinh sống của mình trở thành đối tượng của ý chí và
ý thức của mình. Hoạt động sinh sống của con người là hoạt động sinh sống có ý
thức. Lịch sử nhân loại đã cho thấy: khi hoạt động sinh sống của con người còn


hoàn toàn phụ thuộc vào những điều kiện tự nhiên và tự nhiên chưa được lao
động của con người cải tạo, con người đã thần thánh hoá những điều kiện tự
nhiên đó, tơn sùng chúng, khi đó chưa có văn hoá. Chỉ nhờ vào sự phát triển tiếp
theo trong tiến trình lịch sử của mình, con người mới ngày càng nhận thức được
rằng nhiều cái trong đời sống của họ phụ thuộc vào chính họ, vào sức mạnh sáng
tạo của họ và khái niệm văn hoá đã ra đời cùng với q trình nhận thức đó. Mác
đã chỉ ra rằng hình thức đầu tiên, cơ bản nhất trong hoạt động đời sống của con
người là hoạt động lao động sản xuất, hoạt động đó đã “sáng tạo ra con người”,
tức là sáng tạo ra văn hố.
Vai trị của lao động trong quá trình chuyển biến vượn thành người, cho sự
xuất hiện của văn hố đã được Ăng ghen phân tích cụ thể trong tác phẩm “Biện
chứng của tự nhiên”.
Lao động đã biến đổi các thuộc tính tự nhiên, hình thành thuộc tính xã hội
như: ngơn ngữ, ý thức, tư duy, có sự giao tiếp xã hội, biết định hướng giá
trị...Đây là những tiền đề quan trọng cho sự ra đời và phát triển của văn hố.
Có nguồn gốc từ thế giới động vật, con người trong buổi bình minh của
nhân loại vẫn cịn mang đậm dấu ấn những thuộc tính tự nhiên của tổ tiên mình.
Rõ ràng là con người hiện đại ngày nay về mặt sinh học đã có những thay đổi to
lớn so với thời ăn lông ở lỗ. Đó là kết quả của một q trình lâu dài và thơng qua

q trình lao động sản xuất của con người trong nhiều thế hệ, nhiều thời đại kế
tiếp nhau. Vươn người là hình thức phát triển cao của động vật, do hoàn cảnh và
điều kiện sinh sống thay đổi, phải di chuyển trên mặt đất để kiếm sống. Hai chi
trước có thể tự do thực hiện kiếm ăn và lợi dụng những vật tự nhiên để chống kẻ
thù, do sự phân công giữa chân và tay rõ hơn, tay được giải phóng, đồng thời sự
đi thẳng được cố định và tay có thể lao động tốt hơn.
Ăng ghen đã nói về q trình này “Nhưng bước quyết định đã được hồn
thành: bàn tay đã được giải phóng, từ đấy nó có thể đạt được ngày càng nhiều
sự khéo léo mới, và sự mềm mại hơn đã đạt được đó được di truyền lại và cứ
tăng lên mãi từ thế hệ này sang thế hệ khác”.


Như vậy, bàn tay khơng những là khí quan của lao động, mà còn là sản
phẩm của lao động nữa. Chỉ nhờ có lao động, nhờ thích ứng được với những
động tác ngày càng mới, nhờ sự di truyền của sự phát triển đặc biệt đã đạt được
bằng cách đó của các cơ, các gân và sau những khoảng thời gian dài hơn cả của
xương nữa, và cuối cùng nhờ áp dụng sự tinh luyện phức tạp hơn mà bàn tay
con người mới đạt được trình độ hồn thiện rất cao khiến nó có thể như một sức
mạnh thần kỳ, sáng tạo ra các bức tranh của Raphaen, các pho tượng của
Tovanxen ...là cả một quá trình phát triển lâu dài của đời sống con người đánh
dấu mỗi chặng đường tiến lên của con người mới đạt được trình độ hồn thiện
rất cao khiến nó có thể như một sức mạnh thần kỳ, sáng tạo ra các bức tranh của
Raphaen, các pho tượng của Tovanxen và các điệu nhạc của Paganini” [3-64].
Qua đó, có thể nhận thấy từ bàn tay vượn người đến bàn tay con người
được giải phóng biết chế tạo ra công cụ đến bàn tay sáng tạo đầy tài năng, từ
những hình vẽ thơ sơ, đơn giản trên các vách hay trên các sản phẩm của lao
động đến các cơng trình nghệ thuật của Raphaen, Tovanxen...là cả một quá trình
phát triển lâu dài của đời sống con người đánh dấu mỗi chặng đường tiến lên của
con người. Bàn tay là sản phẩm của lao động và bàn tay cũng là công cụ kỳ diệu
để lao động và sáng tạo nên mọi giá trị văn hoá. Cùng với sự phát triển của bàn

tay thì đầu óc cũng phát triển, ý thức xuất hiện. Từ đó sự hiểu biết ngày càng
tăng một cách nhanh chóng về các quy luật tự nhiên dẫn đến những phương tiện
dùng để tác động trở lại vào giới tự nhiên cũng ngày càng tăng. Đó là cội nguồn
cho những giá trị vật chất, giá trị tinh thần mà con người tạo nên trong suốt
chiều dài lịch sử nhân loại.
Khơng chỉ có đơi bàn tay, đơi chân người được giải phóng mà rất nhiều
thuộc tính tự nhiên khác của con người cũng dần dần mất đi những yếu tố hoang
dã và vươn lên bồi đắp cho mình một tính người đầy đủ.
Mác đã đem ra so sánh con mắt người tri giác và hưởng thụ khác với con
mắt thô lỗ, không phải con mắt người, lỗ tai con người tri giác và hưởng thụ
khác với lỗ tai thô lỗ, cái cảm giác của con người xã hội khác với cảm giác của
con người phi xã hội. Sự thay đổi về chất của các giác quan đó là kết quả của


một q trình lao động lâu dài. Mác lí giải về điều này “Chỉ có thơng qua sự
phong phú, đã được phát triển về mặt vật chất, của bản chất con người, thì sự
phong phú về tính cảm giác chủ quan của con người mới phát triển và một phần
thậm chí lần đầu tiên mới được sinh sản ra: lỗ tai thính âm nhạc, con mắt cảm
thấy cái đẹp của hình thức, nói tóm lại là những cảm giác có khả năng về những
sự hưởng thụ có tính chất người và sự khẳng định mình như những lực lượng
bản chất của con người. Vì khơng những năm giác quan bên ngoài mà cả những
cảm giác gọi là tinh thần, những cảm giác thực tiễn (ý chí, tình u và...)- nói
tóm lại, cảm giác của con người, tính nhân loại của cảm giác - chỉ nảy sinh nhờ
có sự tồn tại của đối tượng tương ứng, thơng qua bản tính đã nhân loại hoá” [4176]. Các giác quan của con người không chỉ dừng lại ở những chức năng sinh
lý trực tiếp (giới hạn mà con vật không thể vượt qua) là trung chuyển những
thông tin từ cơ thể với môi trường và ngược lại mà còn phát triển nhiều năng lực
mới, nhân sức mạnh của con người vốn là động vật yếu đuối. “Mắt chim đại
bàng nhìn thấy xa hơn mắt người rất nhiều, nhưng mắt người nhận thấy trong
sự vật được nhiều hơn mắt đại bàng rất nhiều” [3-646]. Chính q trình lao
động, khi con người vận dụng những sức mạnh sẵn có trong thân thể, cánh tay

và chân, đầu và bàn tay để chiếm hữu những vật chất đó phục vụ cho cuộc sống
của mình, con người đã làm thay đổi tự nhiên và “đồng thời cũng thay đổi bản
tính của chính mình và phát triển những năng khiếu tiềm tàng trong bản thân
mình”. Nhờ có điều đó, con người ngày càng đi sâu vào khám phá thế giới xung
quanh mình và sáng tạo ra một thiên nhiên thứ hai, đó là văn hố. Mác đi đến
kết luận: “Sự hình thành năm giác quan là cơng việc của toàn bộ lịch sử toàn
thế giới diễn ra từ trước đến nay cảm giác bị nhu cầu thực tiễn thô lậu cầm tù
chỉ có một ý nghĩa hạn hẹp. Từ thế giới con người nguyên thuỷ, mông muội, dã
man, con người trở nên “phong phú và toàn diện, sâu sắc trong tất cả các cảm
giác và tri giác của nó” [4-176].
Sự biến đổi các thuộc tính tự nhiên của con người trong q trình lao động
có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc sáng tạo ra các giá trị vật chất và giá
trị tinh thần. Bàn tay con người được giải phóng, biết chế tạo và sử dụng cơng


cụ lao động đã nối dài, nhân đôi sức mạnh của họ. “Con người nhân đơi mình
khơng chỉ về mặt trí tuệ như xảy ra trong ý thức nữa, mà cịn nhân đơi mình một
cách hiện thực, một cách tích cực” [4-137]. Các giác quan của con người ngày
càng phát triển tinh tế hơn, nhạy bén hơn, hình thành nên năng lực tư duy và
cảm xúc thẩm mỹ...Các giác quan còn thể hiện kết quả trực tiếp của những tiến
bộ xã hội qua những bước tiến của lồi người, nó cũng là những khí quan năng
động góp phần cụ thể vào việc làm phong phú con người và sự phát triển xã hội.
Đây chính là những tiền đề cho hoạt động sáng tạo của con người.
Lao động ngoài việc biến đổi hàng loạt bản tính tự nhiên của con người cịn
hình thành những thuộc tính xã hội của con người như ngơn ngữ, ý thức, tư
duy...Bởi vì trong lao động mà con người có nhu cầu liên kết với nhau, cần phải
nói với nhau một cái gì đấy. “Nhu cầu đó đã tự nó đã tạo ra cho nó một khí
quan, cái cuống họng chưa phát triển của lồi vượn, nhờ uốn giọng mà biến
đổi, dần dần nhưng chắc chắn để có thể thích ứng được với một lối phát âm
ngày càng phát triển thêm mãi và các khí quan của mồm cũng dần dần luyện

tập được cách phát ra những âm vận kế tiếp nhau” [3-645]. Như vậy, nguôn
ngữ bắt nguồn từ lao động và phát triển cùng lao động..Là công cụ của tư duy
(chức năng phản ánh hiện thực) và công cụ giao tiếp xã hội (chức năng truyền
đạt và bảo quản lưu giữ thông tin), ngôn ngữ được Mác gọi là “hiện thực trực
tiếp của tư tưởng”. Nhờ có ngơn ngữ con người phát triển tư duy so sánh, phân
biệt được các nội dung khác nhau. Từ đó con người sáng tạo ra các biểu tượng.
Nhờ có khả năng biểu trưng hơn lời nói, tinh thần của con người (như âm nhạc,
hội hoạ, điêu khắc...) gắn với dạng nói. Những dấu hiệu ấy được hiện thực hố
thành những biểu tượng văn hố. Do đó có thể nói ngơn ngữ cũng chính là hệ
thống biểu tượng ở trình độ cao. Với ngơn ngữ, con người có thể sử dụng thơng
tin, tích luỹ thơng tin, truyền đạt thơng tin cho cộng đồng và cho các thế hệ sau.
Ngôn ngữ là cánh cửa để giúp con người đi vào các nền văn hoá.
Lao động của con người bắt đầu cùng với việc chế tạo ra cơng cụ. Đó là
hoạt động đầu tiên của con người và được coi là hoạt động văn hố. Nhưng lao
động khơng chỉ dừng lại ở đó, cùng với sự vận động của xã hội lồi người, lao


động cũng có những bước phát triển nhất định. Sự phát triển đó đánh dấu bởi
các cuộc phân cơng lao động lớn trong lịch sử. Chăn nuôi và trồng trọt, nông
nghiệp và thương nghiệp, lao động chân tay và lao động trí óc...Sự phân cơng
lao động “chỉ trở thành sự phân công lao động thực sự từ khi xuất hiện sự phân
chia thành lao động vật chất và lao động tinh thần” [1-45]. Chính sự phân cơng
này làm cho hoạt động của con người ngày càng phong phú và đa dạng. Con
người không chỉ sản xuất ra những giá trị vật chất mà cịn có những giá trị tinh
thần. Ăng ghen đã nói: “Việc phát triển lực lượng sản xuất, mở rộng buôn bán,
phát triển nhà nước và pháp luật, xây dựng nghệ thuật và khoa học chỉ có thể
thực hiện được nhờ một sự phân công lao động tăng lên. Sự phân công này tất
nhiên phải dựa trên nền tảng một sự phân công lao động giữa quần chúng làm
cơng việc chân tay đơn giản, và một số ít người có đặc quyền làm cơng việc
lãnh đạo, thương nghiệp, công việc nhà nước và sau này những công việc nghệ

thuật và khoa học” [3-255].
Nhờ có lao động, càng ngày con người càng thoát khỏi sự phụ thuộc vào tự
nhiên, sức mạnh của con người được nhân lên và từ đó tầm với của con người là
vơ tận. Sự phát triển của con người thơng qua q trình lao động đó làm cho
“Lồi người đã có đủ khả năng hồn thành những cơng việc ngày càng phức
tạp hơn, có đủ khả năng tự đề ra và đạt được mục đích ngày càng cao hơn. Từ
thế hệ này sang thế hệ khác, chính lao động càng ngày càng nhiều vẻ hơn, hồn
thiện hơn, có nhiều mặt hơn. Thêm vào nghề săn bắn và chăn ni thì cịn có
nơng nghiệp và tiếp theo đó lại có thêm nghề kéo chỉ, dệt vải, nghề làm kim khí,
nghề làm đồ gốm, nghề hàng hải. Cuối cùng, nghệ thuật và khoa học ra đời bên
cạnh công nghiệp và thương nghiệp, các bộ lạc biến thành các dân tộc và quốc
gia, pháp luật và chính trị phát triển, song song với những cái đó cũng phát
triển sự phản ánh một cách ảo tưởng tồn tại của con người vào trong đầu óc
của con người: Tơn giáo” [3-651].
Như vậy, từ một hoạt động ban đầu: chế tạo cơng cụ lao động được coi là
hoạt động văn hố thì sự phát triển của đời sống con người làm cho các hoạt
động càng phong phú thêm. Trong đó có rất nhiều hoạt động trong lĩnh vực tinh


thần, hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ...hay nói cách khác là hoạt động văn
hố. Đó là kết quả của sự phát triển trong lao động của con người cả chiều dài
lịch sử nhân loại.
Từ những quan điểm trên đây của Mác và Ăng ghen về lao động, có thể rút
ra những kết luận:
Trong quá trình lao động nhằm cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo
chính bản thân mình, con người đã nhận thấy sức mạnh sản xuất xã hội của lao
động con người và họ ngày càng ý thức được khả năng sáng tạo đích thực của
chính mình. Bằng sự tồn tại của mình trong thế giới, con người đã xác định ranh
giới phân biệt nó với phương thức hoạt động sinh tồn của lồi vật, ranh giới đó
là văn hố.

Văn hố thể hiện sự giải phóng của con người khỏi thế giới tự nhiên và thế
giới thần thánh. Nó ghi nhận lĩnh vực hiện thực được quy định khơng phải bởi
tính thiết yếu tự nhiên và tiên định của Thượng đế, mà bởi hoạt động sáng tạo
của con người với tư cách là một thực thể độc lập có ý thức, cả năng lực tư duy
và khả năng sáng tạo. Thế giới văn hố - thế giới hồn tồn do con người tạo ra
và với nghĩa đó con người được coi là chủ thể của văn hố.
Trong hoạt động lao động của mình, mà qua đó, con người khơng chỉ tạo ra
những phẩm cần thiết cho cuộc sống của mình, mà qua đó, nó cịn tạo ra cả đời
sống xã hội, các quan hệ xã hội và tạo ra chính con người với tư cách là thực thể
xã hội, thực thể có ý thức. Bằng hoạt động lao động sản xuất, con người tạo ra
những vật phẩm hữu ích cho cuộc sống của mình và tạo ra cả hình thức xã hội
của những vật phẩm đó - những hình thức mà nhờ đó các vật phẩm do con người
tạo ra mang ý nghĩa và nội dung của con người. Ý nghĩa văn hoá của những vật
phẩm do hoạt động lao động sản xuất của con người tạo ra không chỉ đơn giản
chứa đựng ở tính hữu ích của các vật phẩm đó, mà quan trọng hơn ở cái hình
thức mà chúng nhận được trong quá trình lao động của con người - “hình thức
con người”. Hình thức khiến cho các vật phẩm được tạo ra bởi hoạt động lao
động sản xuất của con người trở thành các vật thể văn hoá được C.Mác coi là
khả năng trở thành “vật mang” quan hệ xã hội mà qua đó, mỗi người tồn tại vì


người khác, xã hội tồn tại vì con người. Nó hàm chứa những nỗ lực, kinh
nghiệm, sở thích, quan niệm của nhiều thế hệ người, trình độ phát triển xã hội
của họ. Do vậy, qua hình thức văn hố của vật thể, chúng ta có thể đánh giá về
con người đã tạo ra những vật thể đó, về tính chất của thời đại đã sản sinh ra
chúng, về trình độ phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ của con người trong mỗi
thời đại lịch sử nào đó. Ở phương diện này con người xuất hiện với tư cách
mang vác giá trị văn hoá.
Hoạt động của con người bao gồm cả hoạt động sản xuất vật chất và hoạt
động sản xuất và tái sản xuất ra con người với tư cách là một thực thể xã hội.

Những hoạt động này nhằm tạo ra một hệ thống những giá trị mang tính định
hướng cho sự phát triển của ý thức con người và cho lối ứng xử của con người
trong cộng đồng xã hội. Với hệ thống những giá trị định hướng này, mỗi nền văn
hoá được coi như là một hệ thống những biểu tượng bao hàm trong đó các
khn mẫu ứng xử xã hội của con người. Những hoạt động của con người nhằm
tạo ra một hệ thống những thể chế mà qua đó những giá trị mang tính định
hướng được giữ gìn, lưu truyền và phổ biến trong cộng đồng xã hội, trở thành tài
sản của mỗi người và của cộng đồng người. Qua đó con người được tái sinh
không chỉ đơn giản với tư cách là thực thể sống, còn với tư cách là thực thể xã
hội. Trong hoạt động sản xuất vật chất, con người gián tiếp tạo ra chính mình,
cịn trong hoạt động sản xuất tinh thần, con người gián tiếp tạo ra mình với tư
cách là một thực thể xã hội, phát triển ý thức con người, mở rộng khuôn khổ
giao tiếp xã hội, hình thành nhu cầu mới và các phương tiện đáp ứng chúng.
Như vậy, bằng các phương thức hoạt động, con người tạo ra nền văn hố của
mình nhưng đồng thời con người cũng là sản phẩm của chính nền văn hố ấy.
Từ những điều trình bày trên có thể khái quát lại: Theo quan điểm của MácĂng ghen thì nguồn gốc văn hố chính là lao động, lao đọng đã sáng tạo ra con
người, lao động đã sáng tạo ra văn hố. Do đó, giữa con người và văn hố có
mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó con người là chủ thể văn hoá, sản
phẩm của văn hoá vừa là đại diện mang vác các giá trị văn hoá.
2. Quan điểm của Mác-Ăng ghen về bản chất văn hoá:


Trong các sản phẩm của mình Mác và Ăng ghen khơng dành riêng một tác
phẩm để trình bày hệ thống quan điểm của các ơng về văn hố, văn hố không
được thể hiện như một lĩnh vực nghiên cứu riêng. Nhưng toàn bộ tư tưởng của
Mác-Ăng ghen về vấn đề này được thể hiện rất sâu sắc thông qua hệ thống các
quan điểm duy vật biện chứng của Mác về con người và xã hội, trong đó bản
chất của văn hoá được thể hiện trong mối quan hệ biện chứng với bản chất của
con người và xã hội.
Cũng như nguồn gốc con người, đi tìm câu trả lời bản chất của con người là

gì? Trong lịch sử tư tưởng của nhân loại có rất nhiều cách giải thích khác nhau.
E.laklin cho rằng con người khác một con vật ở chỗ con người biết sử dụng
công cụ lao động. Arixtốt gọi con người lao động là một “động vật có tính xã
hội”, Pascal nhấn mạnh đặc điểm và sức mạnh của con người là ở chỗ con người
biết suy nghĩ. Các nhận định trên đây đều đúng khi nêu lên một khía cạnh về bản
chất của con người. Nhưng những nhận định đó đều phiến diện, khơng nói lên
được nguồn gốc của những đặc điểm ấy và mối quan hệ biện chứng giữa chúng.
C.Mác nhìn vấn đề bản chất con người một cách toàn diện, cụ thể, xem xét
bản chất con người không phải một cách chung chung, trừu tượng mà trong tính
hiện thực cụ thể của nó, trong q trình phát triển của nó. Chủ nghĩa Mác đã coi
vấn đề con người là trung tâm của mọi khoa học xã hội và nhân văn, nó xuất
phát từ con người và trở lại con người. Theo quan điểm của Mác-Ăng ghen, con
người là sự thống nhất biện chứng giữa mặt sinh học và mặt xã hội. Con người
trước hết phải là một “thực thể tự nhiên”, là con người “sinh học” với tư cách
là một bộ phận của giới tự nhiên, gắn bó chặt chẽ với tự nhiên và chịu sự quy
định của những quy luật tự nhiên. Mác nói: “Tự nhiên là thân thể vô cơ của con
người”. Nhưng cái quy định bản chất của con người, cái tạo nên sự khác biệt về
chất có tính tộc loại để phân biệt con người với con vật chính là ở chỗ mặt xã
hội của con người. Trong “Luận cương về Phơbách”, Mác viết: “..bản chất con
người không phải là cái trừu tượng, cố hữu của cả nhân riêng biệt. Trong tính
hiện thực của nó bản chất con người là tổng hồ những quan hệ xã hội” [1-11].


Con người có tính xã hội trước hết bởi bản thân hoạt động sản xuất của con
người là hoạt động mang tính xã hội. Trong hoạt động sản xuất, con người
khơng thể tách rời khỏi xã hội. Tính xã hội là đặc điểm cơ bản làm cho con
người khác con vật. Hoạt động của con vật chỉ phục vụ nhu cầu trực tiếp của nó
cịn hoạt động của con người gắn liền với xã hội và phục vụ cho cả xã hội. Trong
nhiều tác phẩm của mình, Mác đã bàn đến “tính xã hội” của con người trong
các hoạt động sống của họ như là những tiền đề đầu tiên của sự tồn tại và sáng

tạo. Như vậy, cái làm nên bản chất con người, cái tạo nên sự khác biệt giữa con
người với con vật là các “hoạt động sống” của con người. Mác viết: “Súc vật
cố nhiên cũng sản xuất. Nó xây dựng tổ, chỗ ở của nó như con ong, con hải ly,
con kiến...Nhưng con vật chỉ là sản xuất cái mà bản thân nó hoặc con nó tiếp
cần đến, nó sản xuất một cách phiến diện, trong khi con người sản xuất một
cách toàn diện, con vật chỉ sản xuất vì bị chi phối bởi nhu cầu thể xác trực tiếp,
còn con người sản xuất ngay cả khi nhu cầu thể xác ràng buộc, và chỉ khi khơng
bị nhu cầu đó ràng buộc thì con người mới sản xuất theo ý nghĩa chân chính
của từ đó, con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó cịn con người thì tái sản xuất ra
tồn bộ giới tự nhiên” [3-137]. Qua đó, chúng ta thấy con vật cũng hoạt động
theo nghĩa nào đó. Nhưng sự khác biệt về chất giữa hoạt động của con người với
hoạt động của con vật là ở chỗ con vật chỉ hoạt động theo nhu cầu giống lồi của
nó như là phương thức của tồn tại cịn con người thì có thể sản xuất theo thước
đo của bất kỳ giống loài nào và ở đâu cũng có thể áp dụng thước đo cho đối
tượng, tạo nên sự khác biệt bản chất của phương thức tồn tại. Mác gọi những
hoạt động sống của con người (trong đó Mác nhấn mạnh hoạt động sản xuất vật
chất là những hoạt động có tính tộc loại của con người trong sự tồn tại phổ biến
của nó, làm mở ra những “lực lượng bản chất con người”. Lực lượng bản chất
người: một phẩm chất đặc biệt mà Mác coi chỉ có ở con người là năng lực lao
động sáng tạo mang tính chất xã hội. Văn hố được biểu hiện ra như trình độ
người của chính bản thân con người, là “lực lượng bản chất người”. Mác nói
“Chúng ta thấy rằng lịch sử của công nghiệp và sự tồn tại có tính đối tượng đã
hình thành của cơng nghiệp là quyển sách mở ra những lực lượng bản chất của


con người...” [4-177] Từ chỗ cho rằng, hoạt động của con người mở ra những
lực lượng bản chất người, Mác cũng khẳng định bản chất hoạt động của con
người là “nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp” [4-137]. Nhào nặn vật
chất theo quy luật của cái đẹp đó là năng lực bản chất riêng có của con người
gắn với mọi năng lực bản chất người - đó chính là văn hố.

Trong đời sống hiện thực, con người bằng hoạt động nhào nặn vật chất theo
quy luật của cái đẹp đã chuyển bản chất của mình vào những đối tượng do chính
mình tạo ra tạo nên một “thiên nhiên thứ hai” với tư cách là sự “đối tượng
hoá”, “khách thể hố” chính bản chất của con người, mà trong đó con người có
thể “đối lập một cách tự do với sản phẩm của mình”. Nhờ sự sản xuất đó, giới
tự nhiên biểu hiện ra là tác phẩm của con người và thực tại của nó. “Thiên nhiên
thứ hai” do con người sáng tạo ra bằng lao động sáng tạo và tri thức của mình,
kết tinh những giá trị tinh thần của mình - đó cũng chính là văn hoá.
Xuất phát từ quan niệm về bản chất của con người về phương thức xác định
bản chất của sự “tồn tại người” của chủ nghĩa Mác như trên chúng ta có thể
thấy rằng nếu tự nhiên là cái nơi đầu tiên của sự hình thành và phát triển con
người thì văn hố là cái nơi thứ hai. Nếu tự nhiên là cái quy định sự tồn tại của
con người với tư cách là một thực thể sinh vật thì văn hoá là phương thức bộc lộ,
phát huy những năng lực bản chất người gắn với hoạt động sống của con người.
Nói cách khác, văn hố là sự kết tinh năng lực bản chất người trong thế giới các
sản phẩm do chính hoạt động con người tạo ra, là cái quy định bản chất con
người với tư cách một “sinh vật có tính lồi” - là “một thực thể xã hội”.
Từ những quan điểm về bản chất văn hoá của chủ nghĩa Mác chúng ta có
thể rút ra nhận xét:
Văn hố gắn liền với sự biểu hiện của phương thức tồn tại người trong tất
cả mọi hoạt động của con người như hoạt động thực tiễn, hoạt động nhuận thức,
hoạt động giao tiếp và cả những hoạt động có tính chất thể chất của con
người...Như vậy là văn hố có mặt trong mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội,
quan hệ giao tiếp, ứng xử, đạo đức, lối sống và cả ở trong mọi khía cạnh, mọi sự
tồn tại vơ cùng phong phú, đa dạng của lĩnh vực tư duy con người. Nếu văn hoá


là cái gắn với phương thức của sự tồn tại người thì có thể nói một cách bao qt:
Tất cả những gì có quan hệ với con người (con người với tư cách là con người
cá nhân và con người xã hội) và mọi cách thức tồn tại của nó đều có liên quan

đến văn hố.
Văn hố bao gồm các giá trị được kết tinh trong “thiên nhiên thứ hai” - với
tư cách là sản phẩm của hoạt động “mang tính tộc loại” của con người. Cho
nên, xét theo phương diện rộng khái niệm “văn hoá” và giá trị gần như trùng
hợp, có thể nói giá trị, đó là sự thật của văn hố và thực chất nó mang tính xã
hội.
Đã có nhiều chức năng của văn hố được đề cập đến trong nghiên cứu lâu
nay như chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ...Nhưng
xuất phát từ cơ sở lý luận về bản chất văn hoá của Mác ta có thể nêu lên luận
điểm có tính chất khái quát về chức năng của văn hoá: chức năng của văn hoá là
nhằm tạo ra được những khả năng, những điều kiện và môi trường tối ưu nhất,
phù hợp nhất cho sự bộc lộ và phát huy những năng lực bản chất người, làm cho
con người trở thành tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn, trở thành “người” hơn trong
mỗi giai đoạn phát triển lịch sử của mình. Chức năng của văn hoá đã được Mác
và Ăng ghen khái quát trong luận điểm: Mỗi bước mà con người tiến đến văn
hoá là mỗi bước con người tiến đến tự do.
3. Quan điểm của Các Mác và Ăng ghen về vai trị của văn hố:
Thời gian gần đây, khi những nhân tố hợp lý trong các học thuyết phương
Tây về vai trị của văn hố đối với sự phát triển được tiếp nhận ở nước ta ở một
mức độ nào đó thì có một số người cho rằng: với Mác và Ăng ghen, vài trò
quyết định sự vận động và phát triển xã hội chỉ huy duy nhất thuộc về nhân tố
kinh tế, việc coi văn hoá là cơ sở, là nền tảng của sự phát triển xã hội là cách
nhìn riêng của những trào lưu tư tưởng ngồi mác xít, trong quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Ăng ghen văn hố chưa bao giờ đóng vai trị cái quy định các q
trình xã hội.
Đúng là cách nhìn văn hố như là cơ sở, nền tảng của sự phát triển là quan
điểm có xuất xứ từ phương Tây, từ những học thuyết ngồi mác xít. Theo quan


điểm này thì văn hố là những tính quy định nằm sâu trong cấu trúc của mỗi xã

hội. Nó có khả năng quy định chiều hướng vận động của các cộng đồng. Do vậy,
nó là cơ sở, là nền tảng mà trên đó các nhân tố khác của đời sống xã hội được
triển khai, được thực hiện trong sự chi phối của nó, tạo thành sự vận động và
phát triển của xã hội.
Chúng ta thử tìm hiểu xem Mác và Ăng ghen quan niệm như thế nào về vai
trò của văn hoá?
Trước hết, Mác và Ăng ghen đã phủ nhận quan điểm cho rằng, các ơng
khkơng nhận thấy vai trị to lớn của các nhân tố tinh thần đối với sự phát triển xã
hội, ln ln nhìn nhận các nhân tố tinh thần như là cái hoàn toàn thụ động, chỉ
thấy nhân tố kinh tế là duy nhất có vai trò quyết định. Trong thư gửi F. Mehring
ngày 14 tháng 7 năm 1893, F. Ăng ghen có viết: “Có cái quan điểm lạ lùng của
các nhà tư tưởng cho rằng: vì chúng tơi khơng thừa nhận là các lĩnh vực tư
tưởng khác nhau đóng một vai trị trong lịch sử, đều có một sự phát triển độc
lập, nên chúng tơi cũng phủ nhận luôn cả tác động của chúng đối với lịch sử.
Nó như thế là xuất phát từ quan điểm tầm thường, không biện chứng về nguyên
nhân và kết quả, coi đó là hai cực đối lập nhau một cách cứng nhắc, là hồn
tồn khơng thấy được sự tác động qua lại. Những người đó thường hầu như cố ý
quên rằng mọi nhân tố lịch sử một khi được những nhân tố khác, xét đến cùng
một nguyên nhân kinh tế, làm nảy sinh nhân tố lịch sử đó cũng có thể tác động
trở lại đến mơi trường của nó, và thậm chí đến cả ngun nhân sinh ra nó” [5778]. Rõ ràng là với F. ăng ghen thì tính triệt để trong quan niệm duy vật về lịch
sử hoàn tồn khơng có nghĩa là phủ nhận vai trị của các nhân tố tư tưởng và sự
phát triển độc lập của chúng.
“Theo quan điểm duy vật lịch sử - F.Ăng ghen viết trong thư gửi J. Bloch
ngày 21 tháng 9 năm 1890 - nhân tố quyết định lịch sử, xét đến cùng, là sự sản
xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực. Cả Mác lẫn tôi chưa bao giờ khẳng
định gì hơn thế. Do đó, nếu có ai xuyên tạc câu đó khiến cho nó có nghĩa là
nhân tố kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất thì như vậy là họ đã biến câu đó
thành một câu trống rỗng, trừu tượng, vô nghĩa...Mác và tôi, một phần nào,



phải chịu trách nhiệm về việc những anh em trẻ đôi khi nhấn mạnh quá mức vào
kinh tế. Đối với kẻ thù, chúng tôi nhấn mạnh nguyên lý chủ yếu mà họ phủ nhận,
và chúng tơi cũng ít có thời giờ, có địa điểm và cơ hội để mang một vị trí xứng
đáng cho những nhân tố khác tham gia vào sự tác động qua lại ấy” [5-726].
Như vậy, Các Mác và Ăng ghen khơng hề phủ nhận vai trị độc lập của các
“lĩnh vực tư tưởng”, của các “nhân tố tinh thần”. Theo các ông, sự sản xuất và
tái sản xuất ra đời sống xã hội, xét đến cùng là nhân tố quyết định đối với lịch
sử, nghĩa là đối với cả các lĩnh vực của văn hoá tinh thần nói chung. Tuy nhiên,
vấn đề là ở chỗ, mối quan hệ nhân quả xét đến cùng, nghĩa là khi giải thích sự
vật bằng nguyên nhân cuối cùng sinh ra sự vận động của nó thì lúc đó nhân tố
kinh tế mới đóng vai trị cái quyết định. Tách rời khỏi điều kiện xem xét này, vai
trị quyết định khơng còn thuộc về nhân tố kinh tế nữa.
Trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong các quá trình xã hội cụ thể mà ở đó
người ta cần phải xác định như nguyên nhân trực tiếp với sự vận động của chúng
thì việc xem xét sự vật đến nguyên nhân tận cùng nó chưa chắc đã phải là cần
thiét. Với những trường hợp này, vai trò của nhân tố tư tưởng, của văn hoá tinh
thần được thể hiện ra là cái ít nhiều độc lập so với các nguyên nhân kinh tế.
Ăng ghen trong rất nhiều tác phẩm đã lưu ý rằng mặc dù nhân tố kinh tế
đóng vai trị là cơ sở của lịch sử, song mọi nhân tố khác của kiến trúc thượng
tầng như “lý luận chính trị, pháp lý, triết học, những quan điểm tôn giáo...cũng
đều ảnh hưởng đến quá trình của những cuộc đấu tranh lịch sử và trong nhiều
trường hợp lại chiếm ưu thế trong việc quyết định hình thức của những cuộc
đấu tranh đó”.
Ăng ghen chỉ rõ, đối với những lĩnh vực “lơ lửng trên khơng trung” như tơn
giáo, triết học...thì tuy cũng “là kết quả của sự phát triển kinh tế” song “triết
học của mỗi thời đại phải có một tư tưởng nào đó do các triết học trước đó
truyền lại, làm xuất phát điểm”. Do vậy, trong những lĩnh vực đó “ưu thế cuối
cùng của sự phát triển kinh tế cũng tồn tại...nhưng tồn tại trong những điều kiện
do bản thân từng lĩnh vực đó quy định”. Ở đó, nhân tố kinh tế chỉ “quy định một
cách gián tiếp” đối với “hình thức biến đổi và phát triển của chất liệu tư tưởng



có sẵn”. Đó là lẽ giải thích tại sao các nước lạc hậu về kinh tế ở châu Âu thế kỷ
XVIII (như Phap so với Anh, Anh và Pháp so với Đức) lại có thể vẫn là những
nước “đi đầu trong triết học”.
Cuối cùng Ăng ghen đi đến nhận định “mặc dù nhu cầu kinh tế là động lực
chính, ngày càng lớn mạnh của sự hiểu biết ngày càng nhiều về thiên nhiên,
nhưng chúng ta sẽ chỉ là thông thái rởm nếu cố đi tìm những nguyên nhân kinh
tế cho tất cả những điều ngu ngốc nguyên thuỷ đó” [5-728].
Nhưng tư tưởng trên đây của Mác và Ăng ghen trong việc đánh giá vai trò
của các nhân tố tư tưởng - tinh thần nói lên rằng, các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác ngay cả những lúc nhấn mạnh vai trị của nhân tố vật chất cũng
khơng hề đánh giá thấp hoặc phủ nhận vai trò độc lập của nhân tố tinh thần.
Nhân tố đó ln ln cả “ảnh hưởng”, “tác động” đến “mơi trường” xung
quanh nó, thậm chí ngay cả “nguyên nhân đã sinh ra nó”. Trong sự tác động và
ảnh hưởng ấy, nhân tố tinh thần có khả năng “quyết định hình thức của những
cuộc đấu tranh xã hội”.
Chủ nghĩa Mác thừa nhận văn hố có vai trị là tính quy định của sự phát
triển xã hội, khơng những thế quan điểm Mác xít muốn tìm kiếm ngun nhân
sâu xa hơn, nguyên nhân cuối cùng của sự vận động xã hội, quy định ngay cả
đối với sự vận động của các nhân tố văn hố. Đó chính là việc phát huy “năng
lực bản chất” của con người nhằm hồn thiện con người, hồn thiện xã hội. Đó
là việc giải phóng khhỏi áp bức, bất cơng, khỏi sự tha hố để con người được
bình đẳng, tự do phát huy những năng lực sáng tạo của bản thân.


KẾT LUẬN
Nói đến văn hố là nói đến con người. Tựu trung lại, quan điểm của C. Mác
và Ph.Ăng ghen về văn hoá là mối quan hệ giữa con người và văn hố. Q trình
lồi người thốt thai từ động vật thơng qua q trình lao động, từ thế giới mông

muội, đã man bước sang kỷ nguyên văn minh cũng đánh dấu sự xuất hiện của
văn hoá. Con người đã tự tạo cho mình ranh giới với lồi vật bằng văn hố. Lao
động nói riêng, hoạt động nói chung của con người là nguồn gốc của văn hoá.
Cùng với sự phát triển của lao động, bàn tay con người và các khí quan khác
cũng phát triển, bộ óc con người cũng phát triển theo, ngôn ngữ, ý thức...ra đời.
Đây là những tiền đề quan trọng cho những hoạt động sáng tạo của con người.
Với những hoạt động này, năng lực sáng tạo của con người đã tạo nên những sản
phẩm hết sức kỳ diệu, “thiên nhiên thứ hai”. Đó là những giá trị vật chất, giá trị
tinh thần, hay nói cách khác là văn hoá và con người đã trở thành chủ thể của thế
giới văn hố đó. “Trong tính hiện thực của nó con người là tổng hồ của các mối
quan hệ xã hội”, con người là thực thể song trùng “cái tự nhiên” và “cái xã
hội”. Từ một cơ thể sinh học, một động vật nhỏ bé trở thành con người phải


thông qua xã hội, các quan hệ xã hội. Con người mới sinh ra phải tiếp nhận ảnh
hưởng của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội: nhà nước và pháp luật, tôn
giáo, khoa học, nghệ thuật, phong tục và các dạng sinh hoạt tinh thần khác thơng
qua q trình giáo dục. Từ đó hình thành nên nhân cách, một con người theo
đúng nghĩa của nó, có khả năng lao động sáng tạo. Con người chính là sản phẩm
của văn hoá. Ở mỗi thời đại, do quy định của điều kiện lịch sử mà con người in
dấu ấn của mình lên giới tự nhiên có khác nhau và sáng tạo ra những giá trị khác
nhau. Những giá trị đó mang trong mình và phản ánh trình độ người của thời đại
đó. Và như thế con người đã mang trên mình những giá trị văn hố do chính
mình tạo ra.
Với mối quan hệ giữa con người và văn hoá được thể hiện như thế, bản chất
văn hoá phản ánh tổng thể sự thể hiện ra và sự phát huy những năng lực bản chất
người trong tất cả các dạng hoạt động của con người và là sự phản ánh tổng thể
các hệ thống giá trị do con người sáng tạo trong quá trình thực tiễn lịch sử - xã
hội của mình.
Xuất phát từ cách tiếp cận đó, văn hố có vai trò quan trọng trong sự phát

triển của xã hội, như cách nói hiện nay chúng ta vẫn nghe thấy: văn hoá là động
lực cho sự phát triển của xã hội. Nhưng ở đây Mác và Ăng ghen muốn tìm
nguyên nhân cuối cùng gây nên sự vận động của toàn bộ đời sống xã hội mà
trong đó văn hố chỉ là một nhân tố. Đó là quan điểm duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác mà chúng ta đã từng nghiên cứu. Do đó, khi Mác nêu lên trong
“Tun ngơn của Đảng Cộng sản” tư tưởng giải phóng con người khỏi áp bức,
bóc lột, bất cơng, khỏi sự tha hố để con người được bình đẳng, tự do phát huy
những năng lực sáng tạo của bản thân, để “sự tự do của mỗi người là điều kiện
cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”, từ đó giải phóng xã hội, giải
phóng nhân loại, đi đến chủ nghĩa cộng sản thì tư tưởng đó đã bao hàm cả sự
nghiệp văn hoá, đầy cao cả, nhân văn. Một sự nghiệp đúng với bản chất của văn
hoá: tất cả cho con người, lấy con người làm trung tâm cho mọi sự phát triển.
Đó là những nét khái quát nhất về một số quan điểm của Mác và Ăng ghen
về văn hoá. Những quan điểm đó khơng những là cơ sở của thế giới quan,


phương pháp luận cho cơng tác nghiên cứu văn hố của những người mác xít mà
nó cịn là cơ sở lý luận quan trọng trong chiến lược xây dựng nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến đầm đà bản sắc văn hoá dân tộc.
Từ bản chất văn hoá theo quan điểm của chủ nghĩa Mác và mục tiêu xây
dựng nền văn hoá mới khác với nền văn hoá của các phương thức sản xuất trước
kia, xây dựng văn hoá Việt Nam phải coi con người, hạnh phúc của con người,
khả năng của con người, là động lực phát triển lành mạnh xã hội. Phải làm tất cả
những gì có thể được để phát huy tài năng của con người, giáo dục đạo đức cho
con người nâng cao trình độ trí tuệ cho con người, từng bước đảm bảo nhu cầu
đa dạng và phong phú của con người. Nói tóm lại, là phát huy được “năng lực
bản chất của con người”, nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội, để mọi
thành viên trong xã hội sáng tạo thêm nhiều giá trị mới, góp phần vào cơng cuộc
xây dựng đất nước, hạn chế dưới sự tha hoá của con người dưới tác động của cơ
chế thị trường.

Chiến lược xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là một chiến lược
phát huy mạnh mẽ nội lực dân tộc, liên kết các giá trị văn hoá của các dân tộc
anh em, đảm bảo cho cái đúng, cái tốt, cái đẹp của truyền thống được phát huy,
cái xấu, cái dở, cái lực hậu sẽ bị loại bỏ, cá nhân phải có trách nhiệm với cộng
đồng, cộng đồng tạo điều kiện cho cá nhân phát triển như Các Mác đã từng nói:
“Những ai mang trong mình một Raphaen đều được tự do phát triển”
Là một bộ phận hợp thành chiến lược và cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ, chiến lược văn hố khơng thể tách rời chiến lược kinh tế,
chính trị, ngoại giao. Các Mác và Ph. Ăng ghen đều nói rằng văn hố là một
kiến trúc thượng tầng, văn hố có được phát triển hay khơng là nhờ sự phát triển
kinh tế, vì thế văn hố khơng thể khơng xây dựng trên cơ sở kinh tế. Nhưng do
tính độc lập tương đối của mình, văn hố sẽ làm năng động và đạo đức hoá nền
kinh tế. Văn hoá sẽ làm hạn chế sự lãng phí trong kinh tế. Văn hố chống lại
tham nhũng, độc quyền, ích kỷ trong kinh tế. Văn hố thúc đẩy tính hợp lý, tính
hài hoà, khả năng tiết kiệm của kinh tế. Kinh tế có văn hố sẽ tiến xa hơn và văn
hố nhờ sự tiến xa của kinh tế cũng trở nên mạnh mẽ hơn. Vì thế, chiến lược xây


dựng nền văn hoá mới phải gắn chặt với mục tiêu hùng mạnh của kinh tế. Đầu
tư cho văn hoá là nhiệm vụ của kinh tế.
Cuối cùng, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, bản chất của văn hoá cũng
là bản chất của chủ nghĩa xã hội, do đó xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
cũng là xây dựng nền văn hố mới. Sự nghiệp đó phải phát huy được đơng đảo
nhân dân tham gia các q trình xã hội hoá tất cả các hoạt động văn hoá lành
mạnh và phong phú của xã hội, tạo ra cơ chế dân chủ đúng đắn, là môi trường
nẩy nở sự sáng tạo của cá nhân, phát huy mọi nguồn lực của xã hội cho sự phát
triển của đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph.Ăng ghen toàn tập, tập 3, NXB CTQG, Hà Nội 1995.

2. C.Mác và Ph.Ăng ghen toàn tập, tập 19, NXB CTQG, Hà Nội 1995.
3. C.Mác và Ph.Ăng ghen toàn tập, tập 20, NXB CTQG, Hà Nội 1994.
4. C.Mác và Ph.Ăng ghen toàn tập, tập 42, NXB CTQG, Hà Nội 1994.
5. C.Mác và Ph.Ăng ghen toàn tập, tập 6, NXB ST, Hà Nội 1980.
6. C.Mác và Ph.Ăng ghen và V.I. Lênin và một số vấn đề lý luận văn nghệ,
NXB CTQG, Hà Nội 1995.


7. Tập chí triết học số 1 năm 1996
8. Văn hóa học, NXB KHXH, Hà Nội 2000.



×