Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến qua hệ thống VNPT ELearning ở trường THPT Con Cuông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 44 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ
CHỨC VÀ QUẢN LÝ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN QUA
HỆ THỐNG VNPT E-LEARNING Ở TRƯỜNG THPT
CON CUÔNG
LĨNH VỰC: QUẢN LÝ



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT CON CUÔNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ
CHỨC VÀ QUẢN LÝ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN QUA
HỆ THỐNG VNPT E-LEARNING Ở TRƯỜNG THPT
CON CUÔNG
LĨNH VỰC: QUẢN LÝ
Nhóm tác giả: Hồng Như Lâm – Nguyễn Văn Hải
Nguyễn Cảnh Tùng
Năm học: 2021 - 2022
Điện thoại: 0919569310 - 0914346036 - 0915137137


MỤC LỤC
PHẦN I: PHẦN ĐẶT VÂN ĐỀ ………………………………………..........

1


Lí do chọn đề tài ………………………………………………………..
Mục đích của đề tài ……………………………………………………..
Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………..
Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………….
Đóng góp của đề tài …………………………………………………….

1
2
2
2
2

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ……………………………………..

3

I. Cơ sở khoa học: ……………………………………………………………

3

1. Cơ sở lý luận: ……………………………………………………………….

3

1. 1. Khái niệm dạy học trực tuyến ………………………………………
1.2. Đặc trưng của phương pháp dạy học trực tuyến …………………….
1.3. Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học trực tuyến ………………
1.4. Các nguyên tắc dạy học trực tuyến ………………………………….

3


2. Cơ sở thực tiễn ………………………………………………………...........

7

2.1. Vài nét về đặc điểm trường THPT Con Cuông ……………..............
2.2. Thực trạng về công tác tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến ở trường
THPT Con Cuông năm học 2020 -2021. ……………………………………….
2.3. Nguyên nhân …………………………………………………...........

7

1.
2.
3.
4.
5.

II. Các giải pháp tổ chức và quản lý quản lý hoạt động dạy học trực tuyến
ở trường THPT Con Cuông năm học 2021-2022. …………………………..
1. Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý
và giáo viên về hoạt động dạy học trực tuyến…………………………............
2. Nâng cao nhận thức và giáo dục cho học sinh về lợi ích của hoạt động dạy
học trực tuyến ………………………………………………………………….

4
4
5

8

8
10
10
10

3. Khảo sát năng lực của giáo viên về công tác dạy học trực tuyến …………….

11

4. Khảo sát học sinh mức độ đáp ứng về thiết bị và khả năng học tập trực
tuyến …………………………………………………………………………...
5. Lựa chọn hệ thống tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến ………………….

11

6. Lựa chọn các ứng dụng, phần mềm để tổ chức dạy học trực tuyến ………….

14

III. Xây dựng phương thức tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến dựa trên
nền tảng hệ thống VNPT E-Learning ……………………………………….
1. Phương thức tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến ………………………...
2. Tổ chức dữ liệu trên hệ thống VNPT E-Learning để đảm bảo công tác tổ
chức và quản lý dạy học trực tuyến ……………………………………………

12

14
14
16



IV. Chuẩn bị tổ chức thực hiện dạy học trực tuyến ………………………...
1. Xây dựng nội quy cho giáo viên và học sinh khi tham gia dạy/học trực
tuyến……………………………………………………………………………
2. Hướng dẫn giáo viên và học sinh sử dụng phương thức dạy học trực tuyến
chung mà nhà trường đã lựa chọn và xây dựng…………………………………
2.1. Đăng nhập: ……………………………………………………………..
2.2. Hướng dẫn sử dụng phòng học Google Meet: ..........................................
2.3. Giới thiệu các ứng dụng Wheel of name, GoogleForm, Padlet, Qizzi:….
3. Biên soạn kế hoạch bài dạy và xây dựng học liệu dạy học …………………..

20
20

V. Triển khai tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến………………………...

21
21
23
23
28
28

1. Đối với nhà trường…………………………………………………………...

28

2. Đối với Hiệu trưởng………………………………………………………….


31

3. Đối với Phó Hiệu trưởng…………………………………………………….

31

4. Đối với Tổ trưởng chuyên môn……………………………………………...

31

5. Đối với Giáo viên, nhân viên phụ trách công nghệ thông tin………………..

32

5.1. Đối với GVCN:…………………………………………………………

32

5.2. Đối với Giáo viên bộ môn………………………………………………

33

PHẦN III: KẾT LUẬN ...................................................................................

35

1. Kết quả đạt được …………………………………………………………….
2. Kiến nghị đề xuất ……………………………………………………………

35

37

TÀI KIỆU THAM KHẢO …………………………………………………...

39


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban
hành các văn bản hướng dẫn điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học, hướng
dẫn về dạy học qua internet, trên truyền hình và hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội
dung dạy học bắt đầu từ học kỳ 2 năm học 2019-2020 để đảm bảo hồn thành
chương trình giáo dục và kết thúc năm học. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ và căn cứ
tình hình thực tiễn của địa phương, các sở giáo dục đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục
trên địa bàn tỉnh rà soát, tinh giản các nội dung kiến thức trùng lặp, sắp xếp, kết hợp
các bài học có nội dung liên quan thành một bài học/chủ đề đảm bảo các yêu cầu về
nội dung cốt lõi của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng
phát triển năng lực và phẩm chất học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; đồng
thời khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai việc dạy học qua Intrenet, qua truyền
hình đối với từng mơn học, lớp học và phổ biến tới tồn thể học sinh, giáo viên và
gia đình học sinh. Các nhà trường đã hướng dẫn giáo viên, học sinh theo dõi lịch
phát sóng các bài học (do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đài truyền hình
Việt Nam xây dựng) trên Kênh truyền hình giáo dục quốc gia (kênh VTV7 và một
số kênh truyền hình khác được công bố trên Cổng thông tin của Bộ Giáo dục và
Đào tạo).
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo hướng
tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cùng với xu hướng phát triển chung
trên thế giới, ứng dụng công nghệ vào dạy học qua môi trường mạng Internet đã
được triển khai nhiều năm qua ở nước ta. Khi dịch bệnh COVID 19 diễn biến phức

tạp, không thể học tập trực tiếp ở trường thì hình thức dạy học trực tuyến trở thành
giải pháp hữu hiệu nhất để duy trì việc dạy học của cácnhà trường. Thực hiện sự chỉ
đạo và trên cơ sở hướng dẫn chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo, trường
THPT Con Cuông đã chủ động triển khai tổ chức dạy học trực tuyến qua hệ thống
VNPT E-Learning cho học sinh trong toàn trường. Mặc dù đang cịn rất nhiều khó
khăn về cơ sở vật chất và năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên và
học sinh, nhưng với tinh thần quyết tâm cao trong cơng tác phịng chống dịch
Covid-19 với phương châm “Ngừng đến trường nhưng không ngừng học”, ban
Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo toàn thể giáo viên và học sinh triển khai dạy học
trực tuyến cho học sinh, đặc biệt là đối với những học sinh đang bị mắc kẹt ở vùng
dịch. Trong quá trình triển khai dạy học trực tuyến giai đoạn đầu học kỳ 2 năm học
2020 - 2021 và đặc biệt 4 tuần đầu năm học 2021-2022, chúng tôi đã rút ra được
nhiều kinh nghiệm đáng kể trong công tác tổ chức và quản lý hoạt động dạy học
trực tuyến. Là những người chịu trách nhiệm của nhà trường về tổ chức và quản lý
dạy học trực tuyến chúng tôi mạnh dạn chia sẻ với các đồng nghiệp trong nhà
trường nói riêng và trong tỉnh Nghệ An nói chung về kinh nghiệm: “Một số giải
pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến qua hệ thống
VNPT E-Learning ở trường THPT Con Cuông”. Với kinh nghiệm nhỏ nhoi của
1


chúng tơi chắc đang cịn có nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp của đồng nghiệp
để đề tài của chúng tơi ngày càng hồn thiện hơn.
2. Mục đích của đề tài
Đề xuất một số giải pháp để tổ chức và quản lý hoạt động dạy học trực tuyến
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ở trường THPT Con Cuông.
3. Đối tượng nghiên cứu.
- Trang thiết phục vụ dạy học trực tuyến của học nhà trường và ở gia đình
học sinh.
- Hệ thống tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến VNPT E-Learning

- Các phần mềm, ứng dụng Online: Google Meet, Wheel of name,
GoogleForm, Padlet, Qizzi, Azota …
- Giáo viên và học sinh trường THPT Con Cuông.
- Các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc tổ chức và quản lý dạy học
trực tuyến.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Dùng cơ sở lý luận của phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học tích
cực, phương pháp dạy học trực tuyến.
- Xây dựng các hoạt động dạy học tạo hứng thú cho học sinh bằng các phần
mềm trực tuyến.
- Phương pháp điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng; Phương pháp tổng kết
kinh nghiệm thực tiễn.
- Đánh giá hiệu quả của đề tài thông qua kết quả thu được từ học sinh và
giáo viên trường THPT Con Cuông đồng thời tiến hành khảo sát lấy ý
kiến của các tổ chức, cá nhân liên quan.
5. Đóng góp của đề tài
Thông qua việc tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến nhận thấy những khó
khăn từ giáo viên, học sinh trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và
học. Đề tài này hoàn toàn được rút ra từ thực tế, kinh nghiệm của nhà trường trong
quá trình tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến, thể hiện được tính mới và đóng
góp của đề tài là:
- Đảm bảo các hoạt động dạy học của nhà trường diễn ra bình thường trong
lúc đại dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp.
- Góp phần tạo hứng thú cho giáo viên và học sinh trong hoạt động
dạy/học.
- Phát huy tính tích cực, tính sáng tạo trong q trình tự học của học sinh.
- Phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí cho học
sinh.

2



PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở khoa học:
1. Cơ sở lý luận:
1. 1. Khái niệm dạy học trực tuyến
Dạy học trực tuyến (E-learning) là hình thức giảng dạy và học tập ở các lớp
học trên Internet. Người dạy và người học sẽ sử dụng phần mềm nền tảng học trực
tuyến, ứng dụng truyền âm thanh, hình ảnh và các thiết bị thơng minh (laptop,
smartphone, máy tính bảng, ...).
Các bài giảng, tài liệu (dưới dạng văn bản, hình ảnh, video…) được đưa lên
các nền tảng và người dùng có thể dễ dàng truy cập và học mọi lúc mọi nơi. Bên
cạnh đó cịn có các khóa học cùng thời gian thực có sự tham gia và tương tác giữa
giáo viên và học viên.

Dạy học trực tuyến đang trở nên phổ biến không chỉ trong đại dịch mà trong thời đại
công nghệ số
Những khác biệt giữa dạy học trực tuyến và trực tiếp
Trong bộ tài liệu hướng dẫn giáo viên dạy trực tuyến, Bộ GD-ĐT cũng chỉ ra
sự khác nhau giữa dạy học trực tiếp và trực tuyến. Cụ thể, nếu dạy học trực tiếp thì
giáo viên giảng bài, giao nhiệm vụ; học sinh nghe giảng, đọc sách giáo khoa, thực
hiện nhiệm vụ trong giờ học trên lớp (thời lượng khoảng 15 - 20 phút).
Với dạy học trực tuyến, học sinh cần được giao nhiệm vụ tự thực hiện bằng
cách nghe giảng qua video bài giảng; đọc sách giáo khoa, trả lời câu hỏi,… trước
khi kết nối vào lớp học trực tuyến theo thời gian thực; nộp kết quả học tập theo yêu
cầu của giáo viên (qua nền tảng LMS hoặc các cơng cụ thay thế). Nhờ đó, hoc sinh
được chủ động về việc chọn thời điểm thực hiện.
Tương tự, ở phần yêu cầu học sinh báo cáo, thảo luận về kết quả học tập, nếu
dạy học trực tiếp giáo viên tổ chức thực hiện ngay trong không gian lớp học. Tuy
nhiên, khi dạy học trực tuyến, giáo viên tổ chức lớp học kết nối trực tiếp để thực

3


hiện trong khơng gian "lớp học ảo" thì giáo viên có thể tổng hợp kết quả học tập do
học sinh gửi trước đó, vào giờ học chỉ tổ chức cho học sinh báo cáo, thảo luận;
nhận xét, đánh giá, "chốt" kiến thức, kỹ năng; hướng dẫn học sinh vận dụng, giao
nhiệm vụ học tập cho bài học tiếp theo.
1.2. Đặc trưng của phương pháp dạy học trực tuyến
Phương pháp dạy học trực tuyến nổi bật với các đặc điểm sau:
- Giảng dạy và học tập thông qua các phần mềm cơng nghệ thơng tin
học

- Có thể kết hợp hình thức nghe - nhìn và tương tác giữa người dạy và người
- Có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh

- Giáo viên có thể tạo các khóa học và tải các học liệu (bài giảng, tài liệu,
video…) lên các nền tảng dạy học trực tuyến.
- Học sinh có thể tham gia các khóa học mà giáo viên tạo ra bất cứ lúc nào họ
muốn.
1.3. Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học trực tuyến
* Ưu điểm
Hình thức dạy và học trực tuyến đã và đang thể hiện được những ưu điểm nổi
trội như sau:
- Hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh: Việc áp dụng dạy học trực tuyến đã đảm
bảo các lớp học vẫn diễn ra theo kế hoạch, giáo viên và học sinh không phải đến
lớp nên giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
- Thúc đẩy tính tự học: Người học có thể chủ động lựa chọn khóa học mình
mong muốn và học bất cứ lúc nào, ở đâu. Họ có thể rút ngắn thời gian học vì
khơng phụ thuộc vào thời gian biểu ở các lớp học truyền thống.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục: Phát triển năng lực ứng dụng

công nghệ thông tin cho học sinh và giáo viên. Giáo viên cần phải trau dồi năng
lực, tìm tịi các hình thức giảng dạy mới để thu hút người học. Từ đó, chất lượng
giảng dạy được nâng cao.
* Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm thì việc học online cũng mang đến nhiều nhược
điểm:
- Phụ thuộc vào đường truyền mạng, nếu kết nối mạng chậm/mất kết nối
mạng, buổi học sẽ bị gián đoạn. Điều này ảnh hưởng đến tâm trạng của người dạy,
người học và tiến trình bài giảng.

4


- Giáo viên khó có thể quản lý, kiểm tra đơn đốc việc học của học sinh. Học
sinh ít có cơ hội trao đổi với giáo viên và bạn bè nên giảm hứng thú học tập. Vì
thế, dạy học trực tuyến địi hỏi mỗi học sinh phải có ý thức tự giác, kỷ luật cao.
- Muốn học online tốt thì phải có đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm và có kỹ
năng sử dụng cơng nghệ thơng tin tốt.
- Mơi trường học tập online khơng kích thích được sự sáng tạo và chủ động
của học viên giống như học tập truyền thống.
- Làm giảm đi khả năng truyền đạt và sự nhiệt huyết của giáo viên
lực.

- Có một số giáo viên không thực sự quen với việc dạy online dẫn tới bị áp
1.4. Các nguyên tắc dạy học trực tuyến
1.4.1. Dạy học phát triển

Năng lực là sự kết hợp của kiến thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh phát
triển và áp dụng để học tập, sống và làm việc thành công. Dạy học phát triển năng
lực nhấn mạnh các khía cạnh của việc học áp dụng trong và trên tất cả các mơn học

trong chương trình giảng dạy phổ thông.
Dạy học phát triển cũng được xem là tôn chỉ quan trọng trong dạy học tích
cực, việc lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy hết khả năng của học sinh là
yếu tố quan trọng mà mỗi giáo viên phải nắm vững khi dạy học đặc biệt là dạy học
trực tuyến.
1.4.2. Học đi đôi với hành, giáo dục phải gắn liền với cuộc sống
Khi kiến thức liên quan đến phát triển con người và học tập đã phát triển với
tốc độ nhanh chóng, cơ hội để hình thành các phương pháp giáo dục hiệu quả hơn
cũng tăng lên. Tuy nhiên, việc tận dụng những tiến bộ này đòi hỏi phải tích hợp
những hiểu biết sâu sắc trên nhiều lĩnh vực - từ khoa học sinh học và thần kinh đến
tâm lý học, xã hội học, khoa học phát triển và học tập - và kết nối chúng với kiến
thức về các phương pháp tiếp cận thành công đang nổi lên trong giáo dục. Các điều
kiện môi trường hỗ trợ thúc đẩy các mối quan hệ và cộng đồng bền chặt. Chúng
bao gồm các mối quan hệ bền vững tích cực thúc đẩy sự gắn bó và kết nối tình
cảm; an tồn về thể chất, tình cảm và danh tính; và cảm giác thân thuộc và mục
đích;
Các chiến lược giảng dạy hiệu quả hỗ trợ động lực, năng lực và học tập tự
định hướng. Các chương trình giảng dạy, giảng dạy và chiến lược đánh giá này bao
gồm hướng dẫn được xây dựng kỹ lưỡng và đánh giá liên tục nhằm hỗ trợ sự hiểu
biết về khái niệm, tính đến kiến thức và kinh nghiệm trước đây của học sinh, đồng
thời cung cấp lượng thách thức và hỗ trợ phù hợp cho các nhiệm vụ học tập có liên
quan và hấp dẫn.
5


Học tập Xã hội và Cảm xúc giúp nuôi dưỡng các kỹ năng, thói quen và tư duy
giúp tiến bộ học tập, hiệu quả và hành vi hiệu quả. Chúng bao gồm khả năng tự
điều chỉnh, chức năng điều hành, nhận thức nội tâm và kỹ năng giữa các cá nhân,
tư duy phát triển và ý thức tự quản hỗ trợ khả năng phục hồi và hành động hiệu
quả.

Hệ thống hỗ trợ cho phép phát triển lành mạnh, đáp ứng nhu cầu của học sinh
và giải quyết các rào cản học tập. Chúng bao gồm một hệ thống nhiều tầng hỗ trợ
học tập, sức khỏe và xã hội cung cấp các nguồn lực được cá nhân hóa trong và
ngồi lớp học để giải quyết và ngăn chặn các con đường vòng phát triển, bao gồm
các điều kiện chấn thương và nghịch cảnh.
– Giáo dục cần gắn liền với thực tiễn sao cho các em có thể vận dụng kiến
thức để tự lập, tham gia công việc vừa sức.
– Điều này làm học sinh bền vững và sâu sắc, kỹ năng vận dụng kiến thức vào
cuộc sống.
– Hơn nữa, giáo viên cần suy nghĩ tạo ra mọi điều kiện, tình huống để học
sinh ứng dụng kiến thức, kỹ năng vào các hoạt động phong phú.
1.4.3. Nguyên tắc trực quan
– Cơ sở nguyên tắc này là sự thống nhất giữa quá trình nhận thức cảm tính và
lý tính.
– Sử dụng các thiết bị trực quan đa dạng trọng dạy học, các vật trực quan có
tính tự nhiên, các vật có tính tạo hình và các vật có tính đồ họa.
1.4.4. Ngun tắc tính hệ thống và trình tự
– Hình thành các biểu tượng theo hướng trật tự logic nhất định, nội dung kiến
thức được mở rộng phức tạp dần dần theo trình tự, nhờ vậy mà hệ thống kỹ năng
và kỹ xảo được hình thành.
– Đảm bảo tính hệ thống trình tự cần chương trình và kế hoạch học tập lập
theo từng năm. Nội dung được sắp xếp logic giúp học sinh lĩnh hộ dễ dàng.
– Kiến thức được học sinh lĩnh hộ dễ dàng hơn nếu các giác quan đều được
tham gia. Hơn nữa giáo viên cần tạo cho học sinhđiều kiện để sử dụng kỹ năng và
kỹ xảo trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
1.4.5. Nguyên tắc dạy học vừa sức
– Nội dung dạy học cần tuân thủ nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp, từ khó
đến dễ để từ cái chưa biết đến biết, từ gần ra xa. Học sinh sẽ lĩnh hội những kiến
thức và kỹ năng phù hợp này tùy vào đặc điểm và mức độ phát triển trí tuệ của học
sinh.


6


– Trong quá trình dạy học giáo viên cần sử dụng hiệu quả nhiều biện pháp
dạy học khác nhau, sử dụng đồ dùng trực quan giúp học sinh dễ dàng lĩnh hội nội
dung hơn.
1.4.6. Ngun tắc tính khoa học
Ln ln phải đảm bảo tính khoa học trong q trình giảng dạy để tránh tối
đa việc nhầm lẫn hay sai lệch kiến thức:
– Giáo viên nắm và vận dụng những thành tựu của khoa học giáo dục.
– Để đảm bảo tính khoa học cần dạy trẻ cách khái quát trong quá trình hình
thành. Trẻ cũng cần đảm bảo tính thống nhất, thao tác kiến thức, kỹ năng và thái
độ.
– Cần đảm bảo tính chính xác, khoa học về tất cả mọi mặt như ngơn ngữ, ký
hiệu, … góp phần làm phong phú ngơn từ của trẻ.
1.4.7. Đảm bảo tính ý thức, phát huy tích cực ở học sinh
Nguyên tắc thứ 7 là đảm bảo tính ý thức, phát huy tích cực ở học sinh nguyên
tắc này giúp đảm bảo:
– Học sinh phải có kỹ năng tri giác và phân tích những dấu hiệu cơ bản. Tính
ý thức được hình thành, vì vậy trong quá trình dạy học cần tạo mọi điều kiện để
học sinh chủ động tìm tịi góp phần kích thích hoạt động tư duy.
– Để đảm bảo nguyên tắc cần hình thành và phát triển ở học sinh các thao tác
tư duy, phân tích, tổng hợp.
– Giáo dục học sinh nhu cầu suy nghĩ, hứng thú vượt khó, kỹ năng giải quyết
vấn đề nghiệp vụ đã đặt ra. Từ đó đó cho học sinh thái độ học tập và sự hứng thú
với các biểu tượng toán học.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Vài nét về đặc điểm trường THPT Con Cuông
Con Cuông là huyện miền núi cao biên giới của tỉnh Nghệ An, có 55,3 km

đường biên giới giáp nước bạn Lào, diện tích 174.451 ha trong đó diện tích rừng
và đất rừng chiếm trên 75%. Tồn huyện có có 13 xã, thị trấn, 124 thôn (bản),
15.905 hộ với trên 74.000 nhân khẩu thuộc 8 dân tộc Thái, Kinh, Đan Lai, Tày,
Nùng, Hoa, Ê đê, Khơ Mú. Đảng bộ huyện có 48 chi, đảng bộ cơ sở với 4323 đảng
viên. Trường THPT Con Cuông được thành lập vào năm 1967 thực hiện nhiệm vụ
giáo dục đào tạo con em của huyện miền núi vùng cao.Trong 55 năm qua, Trường
THPT Con Cng đã đạt được nhiều thành tích, đặc biệt là công tác dạy - học, chất
lượng dạy - học ngày được nâng cao, số học sinh giỏi các cấp mỗi ngày được tăng,
nhiều học sinh đậu vào các trường đại học tốp đầu của cả nước, một số em được
chọn đi đào tạo ở nước ngoài, chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng cao đảm
bảo chỉ tiêu, kế hoạch đặt ra của ngành. Để đạt được những thành tích trên, bên
cạnh sự chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, của Huyện ủy, Hội
7


đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Con Cuông thì tập thể nhà trường đồn
kết, nhất trí cao trong mọi nhiệm vụ và sự chỉ đạo cụ thể, chặt chẽ của Chi ủy, Chi
bộ và Ban Giám hiệu nhà trường. Chi bộ đã chỉ đạo nhà trường chú trọng công tác
giáo dục kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng về ứng dụng công nghệ thông tin trong
thời đại chuyển đổi số, kỹ năng số. Bắt đầu từ năm học 2019-2020 đại dịch Covid
19 bùng phát đã gây ra cho nhà trường rất nhiều khó khăn trong việc tỏ chức các
hoạt động dạy và học. Nhưng dưới sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ
an, sự chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Con
Cuông, tập thể nhà trường đã tổ chức các hoạt động dạy và học một các bài bản,
nhịp nhàng đảm bảo tiến độ chung của ngành giáo dục đào tạo trong tỉnh và trên
toàn quốc. Năm học 2021-2022 là một năm học thật đặc biệt, đợt dịch Covid 19 lần
thứ 4 bùng phát trên toàn quốc bắt đầu từ Thành phố Hồ Chí Minh, lan rộng ra
khắp cả nước. Con Cuông là một huyện miền núi vùng cao, mặc dù địa bàn dân cư
thưa thớt nhưng dịch Covid đã xâm nhập tới những bản xa xôi hẻo lánh nhất. Thực
hiện chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, của Huyện ủy, Hội đồng nhân

dân và Ủy ban nhân dân huyện Ban Giám hiệu và tập thể giáo viên nhà trường đã
quyết tâm tổ chức dạy học trực tuyến, trực tuyến kết hợp với trực tiếp để bài giảng
của mỗi giáo viên đến với những học sinh đang bị kẹt ở vùng dịch Thành phố Hồ
Chí Minh, Bình dương và Đồng Nai…Hoạt động này của nhà trường đã được phụ
huny, học sinh và nhân dân trên địa bàn ghi nhận. Đặc biệt trong dịp đầu năm học
2021-2022 Đài truyền hình Nghệ An đã có phóng sự phát trên sóng truyền hình về
cơng tác tổ chức dạy học trực tuyến của nhà trường.
2.2. Thực trạng về công tác tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến ở
trường THPT Con Cuông năm học 2020 -2021.
* Thuận lợi:
Được sự quan tâm đặc biệt của Sở GD&ĐT Nghệ An, Huyện ủy, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện. Đặc biệt là BGH trường đã tạo điều kiện thuận
lợi cho thầy và trò để dạy học online.
Được sự quan tâm của phụ huynh học sinh đã tạo điều kiện để con em của
mình có thiết bị học online.
Được sự quan tâm của một số tổ chức cá nhân hỗ trợ cho nhà trường và học
sinh một số các thiết bị như điện thoại thơng minh, máy tính, máy tính bảng… để
tổ chức dạy học trực tuyến.
Nhiều giáo viên biết rằng quá trình giáo dục càng đa dạng, học sinh sẽ càng
cảm thấy hứng thú. Ngay cả khi dạy học trực tuyến là một hình thức bổ sung cho
giáo dục truyền thống, đây vẫn có thể xem là một thay đổi tích cực.
Học trực tuyến có thể trơng giống như một công cụ học tập luôn sẵn sàng
với bất kỳ ai. Nhưng trên thực tế thì khơng như vậy. Ví dụ, khơng phải tất cả mọi
người đều có kết nối internet ổn định và máy tính đủ mạnh để hỗ trợ phát trực
tuyến.
8


* Khó khăn:
Một số giáo viên và học sinh cịn lúng túng, bỡ ngỡ khi tổ chức dạy học trực

tuyến. Một số học sinh khi gặp khó khăn trong học tập khơng có ai hướng dẫn,
giúp đỡ. Học sinh khơng được luyện tập, thực hành thường xuyên.
Một số vùng có mạng internet khơng đủ mạnh để có thể tiến hành học tập
hiệu quả. Hệ thống điện lưới tới các bản vùng sâu, vùng xa hay bị mất do thời tiết
cực đoan.
Thiết bị học tập của học sinh chủ yếu là điện thoại thông minh, thời gian mỗi
buổi học dài, pin không đủ cung cấp, quan sát trên điện thoại nhiều dẫn đến mệt
mỏi.
Khó kiểm tra bài hết tất cả học sinh; giáo viên không quan sát và tư vấn kịp
thời đến từng học sinh, có nhiều học sinh khơng chủ động tham gia khóa học.
2.3. Nguyên nhân
2.3.1. Nguyên nhân khách quan
Việc dạy và học phụ thuộc rất lớn vào thiết bị, tín hiệu đường truyền... do đó,
nếu có người gặp sự cố về các vấn đề trên, việc giảng dạy bị gián đoạn hoặc không
thể thực hiện hiệu quả. Thêm vào đó, trong các lớp học trực tuyến, tính tương tác
giữa thầy cơ và học trị cịn kém hoặc chưa cao.
"Hầu hết các thầy cô giáo đều cảm thấy việc chuẩn bị bài giảng và dạy trực
tuyến khó và vất vả hơn rất nhiều so với học trực tiếp. Việc hướng dẫn học sinh
hiểu bài, kiểm tra hay giám sát q trình học đều gặp nhiều khó khăn. Thầy cơ
cũng khó có thể tạo ra nhiều hoạt động sơi nổi như ở trên lớp".
Về phía học sinh cũng có những thách thức riêng. Mơi trường học tập ở nhà
có thể bị xao nhãng do nhiều yếu tố bên ngoài như em nhỏ, người thân trong gia
đình, tiếng ồn tivi hay tín hiệu đường truyền kém... dẫn đến tình trạng tiếp nhận
kiến thức kém hiệu quả. Việc khơng có sự tương tác trực tiếp với giáo viên, bạn bè
cũng có thể gây ra tâm lí nhàm chán hoặc khơng tập trung.
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan.
Khó khăn trước hết thuộc về bản thân các nhà giáo. Do việc dạy học trực
tuyến, học qua mạng không phải là công việc tiến hành thường xuyên. Vì thế,
trong khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, việc dạy học trực tuyến được
các nhà trường triển khai để đảm bảo cho học sinh được duy trì học tập, đảm bảo

học kiến thức, kỹ năng các bộ môn, nhất là học sinh cuối cấp, khi bắt tay thực hiện,
khá nhiều giáo viên lúng túng về kỹ thuật thực hiện. Có nhiều nguyên nhân, song,
chủ yếu vẫn là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở nhiều giáo
viên còn hạn chế, việc sử dụng các phần mềm học trực tuyến chưa thông thạo dẫn
đến thực hiện chưa hiệu quả. Hơn nữa, đa phần giáo viên đã quen với không gian
9


trực tiếp trước học trị, nay đứng trong khơng gian trực tuyến để giảng bài, nhiều
thầy cô sẽ lúng túng hoặc khơng tự tin khi triển khai bài giảng.
Khó khăn thứ hai thuộc về học sinh. Mặc dù các em khá năng động trong việc
ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác các bài giảng của thầy cô giáo nhưng
trên thực tế, hoàn cảnh, điều kiện cơ sở vật chất của gia đình học sinh sẽ chi phối
nhiều đến hoạt động học trực tuyến. Bởi lẽ, không phải gia đình nào cũng trang bị
được mạng, máy tính, điện thoại thơng minh để cho con em mình học tập, nhất là ở
các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn. Hơn nữa, do đặc thù
của học trực tuyến nên việc quản lý nền nếp, ý thức học tập của học sinh không
được trực tiếp nên sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Mặt khác một số
yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức như thời tiết không thuận lợi, hệ thống điện
lưới khơng đảm bảo mưa to, gió lớn mất điện thường xuyên.
II. Các giải pháp tổ chức và quản lý quản lý hoạt động dạy học trực
tuyến ở trường THPT Con Cuông năm học 2021-2022.
1. Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản
lý và giáo viên về hoạt động dạy học trực tuyến
Tiếp tục quán triệt quan điểm phát triển đội ngũ nhà giáo và cán
bộ QLGD theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII và các nghị quyết, chỉ thị, kết
luận, quyết định của Đảng và Nhà nước, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ QLGD các cấp học, bậc học bảo đảm chất lượng, hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu
cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Xây dựng tiêu chí về phẩm chất, năng lực
của nhà giáo đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuẩn bị

nguồn nhân lực chất lượng cao cho chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số.
Trong bối cảnh GD-ĐT chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, đội ngũ nhà
giáo và cán bộ QLGD các cấp đã chủ động, vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương
pháp và hình thức dạy học, nhất là dạy học trực tuyến nhằm duy trì các hoạt
động GD-ĐT được xã hội, phụ huynh ghi nhận.
2. Nâng cao nhận thức và giáo dục cho học sinh về lợi ích của hoạt động
dạy học trực tuyến.
Để hoạt động dạy và học trực tuyến trong nhà trường có hiệu quả thì trước hết
Ban Giám hiệu nhà trường phải chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm tuyên
truyền cho học sinh nhận thức đúng vai trò của việc học tập trực tuyến trong bối
cảnh dịch Covid 19 diễn biến phức tạp thì để đảm bảo an tồn cho người học và
người dạy thì việc tổ chức dạy học trực tuyến có nhiều ưu điểm như sau: Ưu điểm
lớn nhất của các lớp học trực tuyến là sự tiện lợi. Học sinh không cần phải di
chuyển 1 quãng đường khá xa, và phụ huynh cũng khơng cần tốn cơng đưa đón
con em đến trường. Chỉ cần trang bị laptop, điện thoại thông minh hay iPad cùng
với kết nối Internet ổn định là học sinh đã có thể dễ dàng tham gia vào bất cứ lớp
học nào, kết nối với mọi người và tham gia học tập với thời gian linh hoạt hơn
ngay tại nhà riêng. Khi học trực tuyến, học sinh có thể dễ dàng nhận thông báo,
10


truy cập ghi chú, xem lại bài tập, làm câu đố thực hành, thảo luận câu hỏi, trò
chuyện với các học sinh, sinh viên khác và học bất cứ lúc nào trên các nền tảng
công nghệ phần mềm hiện đại. Học trực tuyến mang lại sự linh hoạt về thời gian.
Phụ huynh dễ dàng theo dõi và hỗ trợ quá trình học tập của học sinh, dễ dàng theo
dõi và quan sát quá trình học tập của các con. Học tập trực tuyến tạo cơ hội học tập
thêm nhiều kỹ năng mới, xây dựng tính tự lập và tự kỷ luật cho học sinh trong q
trình học tập, từ đó hình thành ý thức tự học, tự giác trong học tập và ý thức tự giác
sau khi rời ghế nhà trường.
3. Khảo sát năng lực của giáo viên về công tác dạy học trực tuyến

Công tác tổ chức kiểm tra đánh giá và bồi dưỡng năng lực về ứng dụng
CNTT của giáo viên được nhà trường thực hiện hàng năm. Vì vậy, về cơ bản tất cả
giáo viên trong trường đảm bảo năng lực để dạy học trực tuyến (thống kê thơng
qua hệ thống Temis thì 100% giáo viên của nhà trường có khả năng và đảm bảo
thiết bị để dạy học trực tuyến).
4. Khảo sát học sinh mức độ đáp ứng về thiết bị và khả năng học tập
trực tuyến.
- Đầu năm học, thông qua giáo viên chủ nhiệm nhà trường tổ chức khảo sát,
thống kê và tổng hợp mức độ đáp ứng về thiết bị và khả năng học tập trực tuyến
của học sinh toàn trường. Kết quả khảo sát thiết bị của học sinh đầu năm học 20212022:
TT

Lớp

Sĩ số

Máy tính

Điện thoại

iPad

Khơng có thiết bị

1

12A1

41


36

5

0

0

2

12A2

38

1

37

0

0

3

12A3

37

4


33

0

0

4

12A4

35

7

28

0

0

5

12C1

36

8

27


1

0

6

12C2

43

1

42

0

0

7

12C3

35

1

31

0


2

8

12C4

35

0

35

0

0

9

12C5

34

0

34

0

0


10

12C6

35

0

34

0

1

11

12D

42

20

20

2

0

12


11A1

40

21

19

0

0

13

11A2

40

2

38

0

0

14

11A3


37

3

31

0

3
11


15

11C1

42

0

42

0

0

16

11C2


38

0

38

0

0

17

11C3

41

0

41

0

0

18

11C4

36


0

36

0

0

19

11C5

36

0

34

0

2

20

11C6

41

0


40

0

1

21

11C7

40

0

40

0

0

22

11D

44

31

1


12

0

23

10A1

42

24

18

0

0

24

10A2

42

4

36

1


1

25

10A3

43

1

40

0

2

26

10C1

44

0

44

0

0


27

10C2

44

2

40

0

2

28

10C3

43

0

42

0

1

29


10C4

44

0

39

0

5

30

10C5

43

1

41

0

1

31

10C6


43

0

39

0

4

32

10C7

42

0

37

0

5

33

10D

42


23

16

3

0

- Phương án giải quyết: Những học sinh khơng có thiết bị đến học cùng học
sinh cùng lớp hoặc cùng khối, cùng thơn và có thiết bị.
5. Lựa chọn hệ thống tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến
Hiện nay, có rất nhiều hệ thống, phần mềm cho phép tổ chức và quản lý dạy
học trực tuyến hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi hệ thống đều có những ưu nhược điểm
riêng, cách thức tổ chức khác nhau… Trong các năm học 2020 – 2021 và 2021 –
2022 để ứng phó với đại dịch Covid trường THPT Con Cuông lựa chọn hệ thống
VNPT E-Learning để quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến theo định hướng của
Sở GD&ĐT
Đặc điểm và chức năng của hệ thống VNPT E-Learning?
Hệ thống VNPT E-Learning cho phép nhà trường đồng bộ thông tin học
sinh, giáo viên… đã có từ Vnedu một cách dễ dàng. Giáo viên và học sinh sử dụng
tài khoản đã có trên hệ thống quản lý nhà trường Vnedu để đăng nhập,
Chức năng lưu trữ dữ liệu: VNPT E-Learning cho phép người dùng, bao
gồm quản trị viên và cả học viên có thể đăng tải các học liệu như: file word, Pdf,
12


video hoặc các đường link lên hệ thống. Các dữ liệu được quản lý, phân loại theo
danh mục, thời gian, loại tài liệu. Quản trị viên có thể kiểm sốt nội dung dễ dàng.
Độ bảo mật cao: Một yêu cầu quan trọng đưa ra trong thời đại số hiện nay là
sự bảo mật thông tin cá nhân người dùng. Điều này được VNPT E-Learning đáp

ứng và đảm bảo an toàn, tránh rị rỉ các thơng tin mật của người dùng, đặc biệt là
các thơng tin về tài khoản tín dụng, credit card, …
Dễ dàng truy cập: Bạn có thể truy cập vào hệ thống qua nhiều thiết bị như
điện thoại, laptop, máy tính bàn, máy tính bảng, … với các hệ điều hành khác nhau
như Android, iOS. VNPT E-Learning đảm bảo lưu lượng người dùng cùng truy
cập vào hệ thống mà không bị sập hoặc lag.
Chức năng đa chủ thể: Hệ thống VNPT E-Learning cho phép tạo khóa học
online (nhúng phần mềm Zoom, GoogleMeet…) có sự tương tác giữa học viên và
giảng viên, giữa các học viên đến từ mọi nơi có thể cùng trao đổi.
Quản lý lượng người tham gia: thơng qua mục đăng ký khóa học, hệ thống
VNPT E-Learning kiểm soát và quản lý học viên tham gia hệ thống.
Lịch trình cụ thể: Giáo viên có thể giới hạn khoảng thời gian diễn ra khóa
học, bài thi. Giáo viên cũng có thể lên lịch trao đổi online với học sinh của mình.
Kiểm sốt q trình học tập của học viên: Hệ thống quản lý học tập trực
tuyến giúp giảng viên và người học có thể đánh giá năng lực của học viên qua từng
giai đoạn cụ thể.

Hệ thống VNPT E-Learning được nhà trường lựa chọn để tổ chức và quản lý dạy
học trực tuyến

13


6. Lựa chọn các ứng dụng, phần mềm để tổ chức dạy học trực tuyến
Ngồi các chức năng đã có trên hệ thống VNPT E-Learning có thể giúp nhà
trường quản lý việc dạy học trực tuyến, trường THPT Con Cuông đã thống nhất
lựa chọn ứng dụng GoogleMeet để tổ chức dạy học trực tuyến, đồng thời để nâng
cao chất lượng dạy học trực tuyến và tổ chức các hoạt động dạy học nhằm tạo
hứng thú cho học sinh nhà trường cịn chỉ đạo, khuyến khích và tổ chức hướng dẫn
giáo viên sử dụng các phần mềm, ứng dụng như: Wheel of name, GoogleForm,

Padlet, Qizizz, Azota …
III. Xây dựng phương thức tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến dựa
trên nền tảng hệ thống VNPT E-Learning
1. Phương thức tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến:
Để đảm bảo các nguyên tắc khi tổ chức dạy học trực tuyến cũng như đảm bảo
chuẩn kiến thức kỹ năng cho học sinh vừa cho phép nhà trường có thể quản lý việc
dạy/học thuận lợi trường THPT Con Cuông đã dây dựng phương thức tổ chức dạy
học trực tuyến trên hệ thống VNPT E-Learning như sau:
- Nhà trường chỉ đạo cho quản trị viên xây dựng dữ liệu trên hệ thống VNPT
E-Learning để tổ chức hoathj động dạy/học và quản lý. Thời gian tổ chức thực hiện
dạy/học trực tuyến theo đúng thời gian như dạy học trực tiếp. Trong trường hợp
mất điện diện rộng sẽ linh động tổ chức dạy học vào buổi học khác để khơng ảnh
hưởng đến tiến trình hoạt động của nhà trường.
- Hoạt động dạy/học của mỗi lớp sẽ được tổ chức trên một khóa học độc lập
được tạo trên hệ thống VNPT E-Learning. Các khóa học này sẽ được tổ chức đồng
thời theo thời khóa biểu của nhà trường và được sử dụng trong các giai đoạn dạy
học trực tuyến. (Nếu trong một giai đoạn tình hình dịch Covid được kiểm sốt thì
nhà trường có thể tổ chức dạy học trực tiếp, sau đó dịch bùng phát trở lại khi đó
nhà trường sẽ chuyển qua trạng thái dạy trực tuyến ngay mà không phải chuẩn bị)
- Học sinh của các lớp đăng nhập vào khóa học của lớp mình bằng tài khoản
cá nhân, khơng được phép đăng nhập vào khóa học của lớp khác khi quản trị của
nhà trường chưa duyệt. Mỗi buổi học học sinh chỉ đăng nhập một lần vào khóa
học, học sinh phải lần lượt truy cập vào các phòng học trực tuyến của các tiết học
trong một buổi học mà không cần đăng nhập lại Google Meet, ngoài ra sau mỗi
buổi học, học sinh phải hoàn thành tất cả các học liệu mà giáo viên bộ môn đưa lên
mới được phép tham gia vào các buổi học sau.
- Giáo viên bộ môn chỉ được phép đăng đăng nhập vào khóa học của các lớp
được phân công giảng dạy bằng tài khoản cá nhân đã được cấp. Trong trường hợp
dạy thay giáo viên khác thì ban quản trị nhà trường sẽ phê duyệt cho giáo viên đó
vào khóa học để giảng dạy trực tuyến hoặc sử dụng tài khoản của giáo viên cần

dạy thay để đăng nhập.
14


- Giáo viên bộ môn sau khi đăng nhập vào khóa học được phân cơng theo
thời khóa biểu thì truy cập vào đúng phòng học trực tuyến mà nhà trường đã tạo
theo đúng thứ tự bộ môn trong mỗi bộ môn trong mỗi buổi để nhà trường thực hiện
thống kê.
- Giáo viên khi vào dạy trực tuyến thì sử dụng các công cụ của Google Meet,
các chức năng hỗ trợ kiểm tra đánh giá của VNPT E-Learning, các ứng dụng
Google Form, Padlet, Qizzi, PowerPoint … để tổ chức các hoạt động dạy học sinh
động, hiệu quả, linh hoạt, tạo hứng thú cho học sinh… đồng thời đảm bảo mục tiêu
yêu cầu, chuẩn kiến thức kỹ năng của bài học.
- Sau buổi dạy giáo viên sử dụng một trong các ứng dụng nói trên để để đưa
các học liệu lên các khóa học để học sinh thực hiện nhằm mục đích củng cố kiến
thức và nghiên cứu bài mới. Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng các phân mềm ghi
lại Video bài dạy của mình làm học liệu để đưa lên sau mỗi buổi dạy (cái này sẽ
chiếm nhiều dung lượng lưu trữ trên hệ thống do đó nhà trường cho phép giáo viên
đăng các Video lên các kênh Youtube, Face, Zalo…) để học sinh củng cố bài học
hoặc giúp các học sinh không thể tham gia các bài học vì một số lý do khách quan
(mất điện, đường truyền khơng đẩm bảo…) có thể tự học.
- Giáo viên bộ môn thực hiện lên lịch báo giảng, phê sổ đầu bài và đưa giáo
án lên trên hệ thống Vnedu để nhà trường kiểm tra và thống kê trong thời gian dạy
học trực tuyến.
- Hoạt động kiểm tra đánh giá: Đối với bài kiểm tra định kỳ giáo viên sử
dụng chức năng kiểm tra trực tuyến của hệ thống VNPT E-Learning sau đó cập
nhật vào hệ thống Vnedu của nhà trường bằng chức năng đồng bộ. Còn các bài
kiểm tra thường xuyên nhà trường cho phép giáo viên sử dụng các ứng dụng
Google Form, Padlet, Qizzi, … để đánh giá học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm ngồi cơng việc giảng dạy còn phải thực hiện phổ biến

kế hoạch nhà trường, nắm bắt tình hình học sinh, tổng kết tuần học… trực tuyến
vào tiết chủ nhiệm, sinh hoạt lớp (tiết 1 thứ 2 và tiết 5 thứ 7 hàng tuần) trên khóa
học trực tuyến của lớp mình.
- Ngồi ra nhà trường cịn tổ chức các hoạt động dạy nghề phổ thơng, ngồi
giờ lên lớp bằng các khóa học trực tuyến khác độc lập với hoạt động giảng dạy.
- Ban giám hiệu nhà trường được phân quyền truy cập để vào kiểm tra hoạt
động dạy học của giáo viên và học sinh ở bất kỳ thời điểm nào mà không cần sự
cho phép của giáo viên giảng dạy, trên cơ sở đó có thể nắm bắt tình hình dạy/học
để đơn đốc, nhắc nhở và đưa ra các giải pháp điều chỉnh kịp thời.
- Sau mỗi buổi học, tuần học thông qua chức năng thống kê của hệ thống
LMS nhà trường có thể thực hiện thống về tình hình tham gia học tập của học sinh
và phục vụ các công tác báo cáo lên cấp trên.
15


2. Tổ chức dữ liệu trên hệ thống VNPT E-Learning để đảm bảo công tác
tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến.
Để đảm bảo việc dạy học trực tuyến theo phương thức đã xây dựng cũng như
tạo điều kiện để học sinh, giáo viên dễ dàng truy cập nhất đồng thời giúp nhà
trường dễ dàng chuyển đổi trạng thái từ dạy học trực tiếp sang dạy học trực tuyến
trong lúc diễn biến dịch Covid còn phức tạp nhà trường đã chỉ đạo cho quản trị
viên đồng bộ thông tin tin giáo viên và học sinh từ Vnedu sang hệ thống Vnedu
LMS sau đó thực hiện tổ chức dữ liệu trên hệ thống VNPT E-Learning như sau:
Nhà trường sẽ tạo 33 khóa học tương ứng với 33 lớp học
+ Trong danh mục khối 10 lần lượt tạo 11 khóa học đặt tên tương ứng với 11
lớp học của trường là: 10A1, 10A2, …, 10D
+ Trong danh mục khối 10 lần lượt tạo 11 khóa học đặt tên tương ứng với 11
lớp học của trường là: 11A1, 11A2, …, 11D
+ Trong danh mục khối 10 lần lượt tạo 11 khóa học đặt tên tương ứng với 11
lớp học của trường là: 11A1, 11A2, …, 12D

Sơ đồ tổ chức các khóa học trên hệ thống VNPT E-Learning
HỆ THỐNG

KHỐI 10

Lớp
10A1

……

11 Khóa học khối 10

KHỐI 12

KHỐI 11

Lớp
10D

Lớp
11A1

……

Lớp
11D

11 Khóa học khối 11

Lớp

12A1

……

Lớp
12D

11 Khóa học khối 12

16


Hình ảnh các khóa học sau khi được khởi tạo trên hệ thống

Mỗi khóa học khi cấu hình ngồi việc nhập các thông tin bắt buộc cần lưu ý
thêm:
- Tạo thêm một danh mục môn học Chung (Ở đây nhà trường khơng sử
dụng chức năng phịng học ảo nên khơng sử dụng danh mục các mơn học
có sẵn trên hệ thống)
- Chọn học liệu tuần tự: Nhằm mục đích để bắt buộc học sinh phải thực
hiện, tìm hiểu, nghiên cứu… tất cả các học liệu mà giáo viên đưa lên.
- Chọn chế độ tự động duyệt, không cho phép đăng ký tự do
- Đưa danh sách học viên của lớp đó vào khóa học

17


Đối với mỗi khóa học: Trong phần đề cương tạo 6 chương mục lấy tên lần lượt là
các thứ trong tuần
Sơ đồ tổ chức một khóa học

KHĨA HỌC

THỨ 2

THỨ 3

THỨ 4

THỨ 5

THỨ 6

THỨ 7

Hình ảnh các chương mục trên LMS

18


Mỗi chương mục:
Tạo các học liệu bắt buộc là đường Link GoogleMeet để dạy/học trực tuyến,
các học liệu này được đặt tên theo thứ tự các tiết học trong ngày kèm theo tên giáo
viên bộ mơn nhằm mục đích: Học sinh và giáo viên khơng nhầm lẫn thời khóa
biểu, phịng dạy/học…
Các phòng học trực tuyến (Link GoogleMeet) mỗi lớp sẽ được tạo một phịng
cố định nhằm mục đích: Trong mỗi buổi học, sau mỗi tiết học học sinh không phải
đăng xuất cũng như đăng nhập lại GoogleMeet tránh mất thời gian xác nhận.
Sơ đồ cấu trúc mỗi chương mục
Tiết 1 Môn …… Tên GV…
Tiết 2 Môn …… Tên GV…

Tiết 3 Môn …… Tên GV…
TÊN CHƯƠNG MỤC
(VD THỨ 2)

Tiết 4 Môn …… Tên GV…
Tiết 5 Môn …… Tên GV…
Các học liệu ôn tập, củng cố,
chuẩn bị bài mới …

Hình ảnh một chương mục trên LMS

19


Ngồi học liệu bắt buộc giáo viên bộ mơn có thể thêm các học liệu bằng PDF,
PowerPoint, link GoogleForm, Qizzi … để tổ chức các hoạt động giảng dạy như
luyện tập, củng cố, bài tập về nhà, chuẩn bị bài mới… để học sinh nghiên cứu thực
hiện.
IV. Chuẩn bị tổ chức thực hiện dạy học trực tuyến
1. Xây dựng nội quy cho giáo viên và học sinh khi tham gia dạy/học trực
tuyến
Với phương châm “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”, dạy
học trực tuyến với hệ thống LMS được trường THPT Con Cng triển khai trong
tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 và để việc dạy học trực
tuyến đạt hiệu quả cao nhất, trường THPT Con Cuông đề nghị giáo viên và học
sinh thực hiện một số quy định dưới đây khi tham gia dạy học trực tuyến trong
điều kiện ứng phó với dịch bệnh COVID-19.
* Giáo viên
 Chuẩn bị đầy đủ nội dung, học liệu bài dạy
 Trang phục lịch sự, nghiêm túc.

 Kiểm tra thiết bị, đường truyền, micro, đăng nhập trước buổi giảng 5-10
phút để đảm bảo kết nối. Kiểm duyệt học sinh và quản lý học sinh trong tiết
dạy.
 Điều khiển buổi dạy, đảm bảo mục tiêu, nội dung và thời lượng giảng dạy
 Chủ động tổ chức thảo luận/ trao đổi nội dung bài giảng với học sinh.
 Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Khi kiểm tra
đánh giá giáo viên cần thông báo trước cho học sinh và phải thực hiện một
cách nghiêm túc, đầy đủ, minh bạch để đánh giá đúng được mức độ chuyên
cần, năng lực của học sinh và yêu cầu của môn học.
 Trường hợp ốm đau, hoặc không thể dạy học vì bất kỳ lý do nào, giáo viên
cần báo cáo và được sự đồng ý của Ban giám hiệu.
 Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ theo dõi, đơn đốc học sinh học bài theo
đúng thời khóa biểu, phối hợp với giáo viên bộ môn để quản lý việc học tập
của học sinh, tùy từng mức độ có kế hoạch đánh giá hạnh kiểm của học sinh
trong quá trình học trực tuyến
* Đối với học sinh
 Đọc tài liệu và thực hiện các hoạt động trước buổi học theo yêu cầu của giáo
viên.
 Chuẩn bị trang thiết bị, kiểm tra mạng internet trước khi giờ học bắt đầu.
 Trang phục lịch sự, nghiêm túc.
20


×