Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

(TIỂU LUẬN) HOÀN THIỆN QUY 2 TRÌNH, NGHIỆP vụ GIAO NHẬN HÀNG hóa NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN tại CÔNG TY cổ PHẦN TIẾP vận VENUS GIAI đoạn 2020 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.54 MB, 90 trang )


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu hướng toàn cầu hóa ngày nay, xuất nhập khẩu là hoạt động không thể
thiếu đối với mỗi quốc gia nhằm trao đổi hàng hóa, phát triển các mối quan hệ kinh tế
quốc tế và đem lại nguồn lợi lớn cho đất nước. Trước tình hình đó, một trong những
dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động ngoại thương mà ta phải kể đến đó là dịch vụ giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu. Đây là một ngành dịch vụ quan trọng mà các doanh nghiệp
trong và ngoài nước đang hướng tới, dù chỉ là một mắt xích trong hoạt động ngoại
thương nhưng đóng vai trò hỗ trợ, kết nối, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và cũng
góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
logistics, tuy nhiên hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ cấu tổ chức cũng khá
đơn giản, chưa chuyên sâu. Do đó, việc giao nhận, vận tải hàng hóa cũng được thực
hiện với các quy mô khác nhau.
Là một doanh nghiệp nhỏ và còn non trẻ trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa, Cơng ty
Cổ Phần Tiếp Vận Venus cũng gặp phải những khó khăn trong q trình thực hiện nghiệp
vụ. Hiện tại các doanh nghiệp trong nước nói chung và Venus nói riêng cịn khá chậm
chạp, quy mơ nhỏ và hạn chế trong việc đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo tay nghề, trong khi
các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng chuyên nghiệp và hoàn thiện hơn về chất lượng
dịch vụ. Hằng năm lượng khách hàng của cơng ty có tăng lên, doanh thu đạt được chủ yếu
từ kinh doanh nghiệp vụ giao nhận cũng có xu hướng tăng, đáng kể đến là nghiệp vụ giao
nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển, một dịch vụ chính của cơng
ty trong những năm gần đây. Mặc dù công ty đã quen thuộc với việc đầu tư và thực hiện
quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển trong suốt quá
trình hoạt động. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại những bất cập, điều này ảnh hưởng
không nhỏ đến hoạt động giao nhận, kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty. Mặt
khác, với nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng cao cùng với sự phát triển khoa học
công nghệ từ đó địi hỏi cơng ty phải hồn thiện quy trình giao nhận hàng nguyên
container để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong giai đoạn hiện nay. Và đó cũng
chính là lý do tác giả chọn đề tài: “HOÀN THIỆN QUY


1


TRÌNH, NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HĨA NHẬP KHẨU NGUN
CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN
VENUS GIAI ĐOẠN 2020-2025” làm đề tài thực hành nghề nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, đánh giá những điểm hoàn thiện và chưa hoàn thiện, những tồn tại, hạn
chế và nguyên nhân dẫn đến những điểm chưa hoàn thiện của quy trình, nghiệp vụ
giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngun container đường biển tại Công ty Cổ Phần Tiếp
Vận Venus.
Thứ hai, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình, nghiệp vụ giao
nhận hàng hóa nhập khẩu ngun container đường biển tại Công ty Cổ Phần Tiếp Vận
Venus trong giai đoạn 2020-2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên

container bằng đường biển.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: Lý thuyết về giao nhận hàng hóa quốc tế, giao nhận hàng
hóa đường biển và đường biển nguyên container; các chỉ tiêu đánh giá mức độ hồn
thiện quy trình nghiệp vụ giao nhận của doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng.
- Phạm vi không gian: Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Venus.
- Phạm vi thời gian: Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa tại Công ty Cổ

Phần Tiếp Vận Venus trong những năm 2020-2025.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng các kỹ thuật như thống kê, phân tích, tổng hợp để tổng kết cơ sở lý thuyết

về quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa quốc tế và giao nhận hàng hóa nhập khẩu

nguyên container bằng đường biển của một doanh nghiệp; đánh giá thực trạng quy trình
nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của Công ty
Cổ Phần Tiếp Vận Venus; tổng hợp các nhận định của các tổ chức kinh tế, các chuyên gia
kinh tế về các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa giai

đoạn 2020-2025.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của chuyên gia nhằm đánh giá mức

độ hồn thiện của quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container
2


bằng đường biển, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; dự báo xu thế ảnh hưởng của
các nhân tố bên trong và bên ngồi doanh nghiệp từ đó đưa ra đánh giá những thuận
lợi, khó khăn đối với việc hồn thiện quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu nguyên container bằng đường biển tại Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Venus giai
đoạn 2020-2025.
5. Kết cấu Báo cáo thực hành nghề nghiệp
Đề tài được kết cấu làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Venus
Chương 2: Đánh giá quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên
container bằng đường biển tại Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Venus
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hồn thiện quy trình nghiệp vụ giao nhận
hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại Công ty Cổ Phần Tiếp Vận
Venus giai đoạn 2020-2025

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN VENUS

1.1. Q trình hình thành và phát triển cơng ty
Cơng ty Cổ Phần Tiếp Vận Venus có các thơng tin cơ bản như sau:
Tên cơng ty: CƠNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN VENUS
Tên tiếng anh: VENUS LOGISTICS CORPORATION
Địa chỉ: Số 66 đường 48, phường Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh,
Việt Nam.
Vốn đăng ký: 9.000.000.000 đồng
Điện thoại: 02837710736
Fax: 02837710506
Email:
Website: www.venus.com
Má số thuế: 0311438903
Số tài khoản: 140214851009898
Tên tài khoản: Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK)- Chi nhánh
Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh
Người đại diện pháp luật: Phan Thành Trung
Logo:

Hình 2.1: Logo Cơng ty Cổ Phần Tiếp Vận Venus
(Nguồn : Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Venus)
Công ty Venus ban đầu hoạt động kinh doanh với mơ hình Cơng ty Trách nhiệm
hữu hạn và có tên giao dịch là Venus Logistics and Trading Co.,Ltd hoạt động từ ngày
31/12/2011, bắt đầu những bước đi chập chững trong ngành dịch vụ giao nhận hàng
hóa, đầu tiên là giao nhận đường bộ nội địa với tổng số nhân viên là 8 người.
Từ năm 2013, vận động được nguồn vốn từ nhiều cổ đông Công ty chuyển sang kinh
doanh theo mơ hình Cơng ty Cổ phần và chính thức đổi tên thành Công ty Cổ Phần Tiếp
Vận Venus (Venus Logistics Corporation), được cấp phép kinh doanh vào ngày
4



03/06/2013 và chính thức đi vào hoạt động ngày 03/12/2013 theo giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 0311438903 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM do ông
Phan Thành Trung điều hành. Từ đây Công ty mở rộng quy mô nhân sự và quy mô
kinh doanh với các dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển và bắt đầu tạo
dựng uy tín trên thị trường.
Từ năm 2015, Công ty mở rộng kinh doanh với việc cung cấp dịch vụ trọn gói
với tất cả loại hình xuất nhập khẩu. Ngoài việc cộng tác với các hãng tàu: CK LINE,
TS LINE, COSCO,...Cơng ty cịn đẩy mạnh cộng tác với các hãng tàu lớn như :
Maersk, Yangming, CMA CGM,...để thuận lợi hơn cho việc đẩy mạnh dịch vụ giao
nhận quốc tế. Trước đây, Công ty chỉ hợp tác với các đại lý tại Trung Quốc, Hàn Quốc.
Tuy nhiên, từ sau năm 2015 Công ty bắt đầu thiết lập được mối quan hệ với nhiều đại
lý trên các thị trường Mỹ, Pháp, Nhật Bản. Đến đây, quy mô nhân sự công ty nâng lên
số lượng 20 người phân bổ cho các phịng ban.
Đến năm 2017, Cơng ty bắt đầu tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường. Dù còn
non trẻ nhưng Venus vẫn luôn nhận được sự quan tâm và tin tưởng từ khách hàng.
Tính đến đây Cơng ty đã tạo được mối quan hệ với gần 50 đối tác là đại lý trên các
quốc gia thuộc châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ, châu Đại Dương, mà thường xuyên nhất là
giao nhận hàng hóa đến các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đây cũng là
thị trường mang lại phần lớn lợi nhuận cho công ty.
Hiện nay, quy mô nhân sự Công ty nâng lên con số 25 người. Trải qua 9 năm
hoạt động, Venus đã ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực giao
nhận, tiếp vận, mơi giới và vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu với lượng khách hàng ổn
định. Hiện tại, bên cạnh cung cấp các dịch vụ giao nhận Venus cũng đang đẩy mạnh
việc kinh doanh với vai trò người kinh doanh vận tải khơng tàu (NVOCC), chủ động
tìm hiểu thị trường để có chiến lược kinh doanh, gia tăng số lượng khách hàng. Venus
ln đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu với phương châm kinh doanh “lợi ích của
khách hàng là lợi ích của Venus”, nhờ đó trong những năm hoạt động công ty luôn
được khách hàng tin tưởng và đặt lòng tin.

5



1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty cổ phần Tiếp Vận Venus là công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn trong
nước, hạch toán độc lập kể từ năm 2014. Công ty hoạt động theo giấy phép đã đăng ký
theo luật doanh nghiệp Việt Nam, hiện tại do ơng Phan Thành Trung điều hành.

Cơng ty Venus có những chức năng, nhiệm vụ như sau:
❖ Chức năng:
- Tổ chức kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế bằng các phương tiện vận

tải đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt hoặc vận tải đa phương thức
theo yêu cầu của chủ hàng hoặc của các công ty giao nhận vận tải khác ủy thác.
- Phối hợp với các tổ chức khác trong và ngoài nước để tổ chức thực hiện các

nghiệp vụ về chuyên chở, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng ngoại giao, hàng
quá cảnh, hàng hội chợ triển lãm, hàng tư nhân, tài liệu chứng từ liên quan, chứng từ
phát nhanh.
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn về giao nhận, vận tải, kho hàng và các vấn đề

khác có liên quan theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước.
- Ngồi ra, cơng ty cổ phần Tiếp Vận Venus đã khai thác và đẩy mạnh các loại

hình dịch vụ khác như: dịch vụ thu gom hàng lẻ, hàng nguyên container, dịch vụ thuê
hộ các phương tiện vận tải, khai thuê Hải quan, lập các chứng từ có liên quan đến giao
nhận và vận chuyển hàng hóa, dịch vụ xin C/O, xin các giấy phép, giấy chứng nhận
chuyên ngành, cung cấp dịch vụ trọn gói door-to-door (nhận hàng tại nơi người gửi và
giao hàng tại nơi nhận).
❖ Nhiệm vụ


Để có thể đứng vững được trong một mơi trường đầy sức ép cạnh tranh, công ty
đã đưa ra những nhiệm vụ cơ bản như sau:
- Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng có nhu cầu về các dịch vụ giao nhận,

nhu cầu về giá cước khi cần thuê phương tiện vận chuyển đường biển, đường không,…
- Thỏa thuận với khách hàng về các dịch vụ cần cung cấp, giá cả dịch vụ, các yếu

cầu đặc biệt của khách (nếu có).
- Chủ động liên hệ các đối tác như các hãng tàu, thỏa thuận để có giá cước tốt,

nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

6


- Tìm kiếm, liên hệ, thỏa thuận hợp tác với các đại lý trên nhiều quốc gia, nhiều

vùng lãnh thổ để mở rộng mạng lưới giao nhận trên toàn thế giới.
- Tạo mối quan hệ với các tổ chức cho thuê phương tiện vận tải, các kho bãi, các

tổ chức liên quan trong q trình giao nhận hàng hóa.
- Tìm hiểu và nắm rõ các chính sách, điều luật, các quy định về lĩnh vực kinh

doanh giao nhận để tư vấn khi khách gặp những vấn đề trong khi thực hiện việc giao
nhận hàng hóa.
- Chủ động tìm kiếm và liên hệ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để quảng bá

các dịch vụ đang cung cấp, chức năng của công ty.
1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty
Công ty Venus có bộ máy quản lý được tổ chức theo mơ hình trực tuyến và cụ thể

theo sơ đồ sau:
Đại hội đồng cổ đơng
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phó giám đốc

Phịng
Hành
chính
nhân sự

Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức quản lý của Cơng ty Cổ Phần Tiếp Vận Venus
(Nguồn: Phịng Hành chính nhân
sự)
Chức năng, nhiệm vụ của các cấp và bộ phận quản lý của Venus như sau:


7


- Đại hội đồng cổ đơng: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Cơng ty, có quyền

quyết định những vẫn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ Công

ty quy định.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị của Công ty, do Đại hội đồng cổ đơng

bầu ra, có tồn quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục
đích, quyền lợi của Cơng ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ
đông. Hội đồng quản trị thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm

soát nội bộ và hoạt động quản lý rủi ro của Công ty.
- Ban kiểm sốt: Hiện tại Cơng ty Venus khơng có Ban kiểm sốt vì theo Điều

134 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định những cơng ty cổ phần có dưới 11 cổ đơng và
các cổ đông sở hữu dưới 50% cổ phần không bắt buộc thành lập Ban kiểm soát.
- Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch, quản
lý và điều hành tập thể nhân viên và mọi hoạt động của công ty. Tổ chức thực hiện các
quyết định của công ty, hoạch định chiến lược, thực hiện kế hoạch kinh doanh và
phương án đầu tư của công ty, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
- Phó giám đốc: Thay Giám đốc giải quyết những cơng việc thuộc chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Phụ trách mối quan hệ với các hãng tàu để có giá cước
tốt và nhiều ưu đãi dịch vụ. Phụ trách trực tiếp điều khiển công việc giao nhận hàng hóa.
- Phịng Hành chính nhân sự: Đảm nhiệm cơng tác hành chính văn phịng, cơng

tác tuyển dụng nhân sự, theo dõi và thực hiện các chế độ chính sách chăm lo đời sống
cán bộ nhân viên.
- Phịng kinh doanh: Có nhiệm vụ thực hiện công tác Marketing, nghiên cứu thị

trường và tìm kiếm khách hàng, tư vấn và quảng bá các dịch vụ của công ty cho khách
hàng mới, chăm sóc khách hàng và duy trì các mối quan hệ kinh doanh với khách hàng
hiện tại. Mở rộng mạng lưới kinh doanh trên thị trường nội địa và phát triển kinh
doanh xuất nhập khẩu.Đứng đầu là Trưởng phòng kinh doanh, ngồi cơng việc như
một nhân viên kinh doanh, cịn phải quản lý các nhân viên kinh doanh, theo dõi tình
hình và tổng hợp kết quả kinh doanh từng tháng, từng quý. Phòng kinh doanh bao
gồm: bộ phận kinh doanh hàng xuất và bộ phận kinh doanh hàng nhập.
- Phòng chứng từ: Có nhiệm vụ xử lý thơng tin và thực hiện nghiệp vụ chứng từ,

khai báo điện tử cho các lơ hàng nhằm đảm bảo hàng hóa được xuất hoặc nhập khẩu
8



một cách dễ dàng. Có sự khác nhau giữa nghiệp vụ của hai bộ phận hàng xuất và hàng
nhập:
Bộ phận chứng từ hàng xuất: Nhận thông tin lô hàng từ bộ phận kinh doanh,
kiểm tra giá cước, lịch tàu, tìm kiếm và phối hợp với các đại lý trên thế giới. Bộ phận
chứng từ chỉ nhận Booking request khi đầy đủ các thông tin như: số lượng container,
cảng đến, cảng đi (POD/POL), đóng kho hay đóng bãi (bãi nào nếu có yêu cầu…),
nhiệt độ cài đặt, hãng tàu, ngày tàu đi dự kiến…, khi đủ hồ sơ mới tiến hành booking
tàu xuất, lập bộ chứng từ và khai báo hải quan. Sau khi hoàn tất mọi thủ tục xuất hàng
tại nước xuất khẩu thì bộ phận chứng từ sẽ tiến hành khai báo thông tin trên vận đơn
để hãng tàu phát hành B/L, phát hành H.B/L và Debit note.
Bộ phận chứng từ hàng nhập: Liên hệ khách để nhận bộ chứng từ của lô hàng,
kiểm tra chứng từ, thuê phương tiện vận tải (nếu nhập theo EXW, FOB,…), thực hiện
mua bảo hiểm nếu khách hàng có yêu cầu, khi đầy đủ chứng từ cần thiết thì lên tờ khai
nhập khẩu.
- Phịng giao nhận: Là phịng ban có chức năng thực hiện thủ tục hải quan xuất

nhập khẩu ngoài hiện trường. Căn cứ thơng báo tiếp nhận hàng hóa, bộ phận này có
nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu và chủ động kết hợp với các đơn vị liên quan, triển khai
công việc tiếp nhận (đối với hàng nhập khẩu) và tập kết hàng tại cảng (đối với hàng
xuất khẩu), lập các biên bản về tình trạng hàng hóa tại hiện trường để làm cơ sở cho
việc nhập kho và khiếu nại với nhà cung cấp hoặc nhà xe chuyên chở hàng hóa sau này
(nếu có).
- Phịng Tài chính kế tốn: Là phịng ban có chức năng thực hiện các cơng tác

tài chính, kế tốn, kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Có
nhiệm vụ quản lý thu, chi, các khoản tạm ứng cho việc kinh doanh của công ty, và
lương thưởng của nhân viên. Lập lệnh chuyển khoản các khoản cần phải thanh tốn
cho cơng việc kinh doanh, tiếp nhận hóa đơn đầu vào để phát hành hóa đơn đầu ra cho
khách hàng và lập báo cáo tài chính cho từng quý, từng năm. Trực tiếp quản lý các

cơng việc mang tính pháp lý cho cơng ty như đóng thuế cho cơng ty lẫn cơng nhân
viên và thực hiện các chính sách về hoạt động kinh doanh trong nước được ban hành.

9


- Đội xe: Bao gồm đội tài xế xe tải và một quản lý đội xe, thực hiện các công tác
điều khiển các phương tiện vận chuyển hàng hóa, thực hiện các thủ tục thuộc quyền
hạn của một tài xế khi làm thủ tục giao nhận hàng tại cảng.
❖ Tình hình nhân sự của cơng ty:

Trừ những thành viên thuộc cấp Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị thì số
lượng nhân sự cơng ty gồm:
+ Giám đốc: 01 người
+ Phó giám đốc: 01 người
+ Phịng Kinh doanh: 05 người
+ Phịng Hành chính nhân sự: 02 người
+ Phịng Chứng từ: 04 người
+ Phòng Giao nhận: 06 người
+ Phòng Tài chính kế tốn: 02 người
+ Đội xe: 04 người

Nhân sự của công ty hiện nay hầu hết là những người có kinh nghiệm, bên cạnh
đó là một số thực tập sinh, nguồn nhân lực trẻ mà công ty đang đào tạo. Tuy nhiên, với
số lượng nhân viên và tình hình kinh doanh hiện tại của cơng ty thì vào những mùa cao
điểm như những tháng cuối năm, lượng nhân viên này sẽ rất khó khăn để giải quyết
cơng việc một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả cơng việc sẽ bị giảm sút.
Nhận xét:
Cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp với quy mô hiện tại của công ty, cơng việc được
phân cơng một cách cụ thể, mỗi phịng và bộ phận chịu trách nhiệm đối với công việc mà

mình đảm nhận. Cơng việc được phân chia một cách rõ ràng cho mỗi bộ phận, mỗi cá
nhân giúp cho các nhân viên có thể phát huy được hết khả năng chun mơn của mình.
Tuy nhiên, hiện tại mơ hình cơng ty cịn khá nhỏ để có thể đáp ứng được khối lượng ngày
càng cao của công việc và phát triển thêm hoạt động kinh doanh. Vì thế trong tương lai
cũng sẽ có sự thay đổi, mở rộng về tình hình nhân sự tại cơng ty Venus.

1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Venus trong 3
năm (2017-2019)
Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Venus
giai đoạn (2017-2019)
10


Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ
doanh thu
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch
vụ
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về việc
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài
chính
Chi phí tài chính
Chi phí quản lý doanh

nghiệp
Lợi nhuận thuần
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận trước
thuế
Chi phí thuế TNDN
Tổng lợi nhuận sau thuế
ROC (%)
ROS (%)

(Nguồn: Phịng Tài chính kế tốn)
Nhận xét:
Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của Cơng ty Venus có sự biến động qua
trong giai đoạn 2017-2019. Tuy doanh thu có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng lại
giảm mạnh trong giai đoạn 2018-2019, do một nhân viên kinh doanh của công ty nghỉ
việc, lượng khách hàng từ nhân viên này cũng mất đi, trong đó cũng có một khách hàng


thường xun của cơng ty. Trong khi đó, tổng chi phí qua các năm chỉ giảm nhẹ do có sự
tăng vọt của chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2019 dù các chi phí khác có xu
hướng giảm. Ngun nhân do trong năm này công ty đầu tư vào việc xây dựng lại cơ sở
làm việc. Điều đó dẫn đến lợi nhuận thu được trong giai đoạn này có biến động rõ rệt,
11


tăng trong năm 2018 và giảm mạnh ở năm 2019. Từ đó thấy được, hoạt động kinh
doanh tại Venus đang có chiều hướng dần chậm phát triển. Tuy doanh thu có tăng, vẫn
đảm bảo lợi nhuận khơng âm nhưng Venus hiện tại vẫn chưa phải là một công ty mạnh

và phát triển trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics.
1.5. Định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn 2020-2025
Với kết quả kinh doanh hiện tại của Venus và kế hoạch hoạt động của công ty
trong thời gian tới. Hiện cơng ty đã có định hướng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh
trong giai đoạn 2020-2025, cụ thể như sau:
• Ổn định được lượng khách hàng trong nửa đầu năm 2020 với tình hình dịch

bệnh Covid-19 trên tồn thế giới.
• Tổng lợi nhuận đạt trên 200 triệu đồng với việc đẩy mạnh kinh doanh các dịch

vụ thế mạnh, hạn chế chi phí chủ yếu về giá vốn hàng bán bằng việc tích cực
thỏa thuận giá với các đối tác như hãng tàu.
• , Phhát triển được mạng lưới khách hàng với dịch vụ thế mạnh là giao nhận hàng

xuất nhập khẩu nguyên container và cả hàng lẻ giữa hai thị trường Việt Nam và
1

EU sau khi Hiệp định thương mại EVFTA dự kiến có hiệu lực vào 01/08/2020
• Duy trì và mở rộng được lượng khách hàng ở các dịch vụ và thị trường hiện tại

đang cung cấp với con số gia tăng 50% so với số lượng hiện tại nhằm tăng sức
cạnh tranh của Venus trên thị trường logistics.

1Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành
viên EU.

12


CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ, GIAO NHẬN HÀNG HĨA

NHẬP KHẨU NGUN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI
CƠNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN VENUS
2.1. Quy trình, nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng
đường biển tại Cơng ty Cổ Phần Tiếp Vận Venus
Hiện tại quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng
đường biển của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Nhận, kiểm tra và chuẩn bị bộ chứng từ hàng nhập khẩu
Khai báo hải quan điện tử và nộp thuế
Lấy lệnh giao hàng và cược cont
Làm thủ tục hải quan tại cảng
Xuất phiếu EIR
Thanh lý hải quan
Nhận hàng tại cảng và giao hàng cho doanh nghiệp nhập khẩu
Trả cont rỗng và nhận lại tiền cược
Quyết toán và lưu hồ sơ

Hình 2.1: Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu
nguyên container bằng đường biển của Công ty Cổ phần Tiếp Vận
Venus
(Nguồn: Phòng Giao
nhận)

Để thuận lợi trong việc phân tích và đánh giá các bước trong quy trình, tác giả đưa

vào một lô hàng cụ thể mà Venus nhận từ khách hàng Umbrella, một khách hàng thân


13



thuộc của công ty trong khoảng thời gian dài. Lô hàng có số hiệu UM-2020-005 theo
quy tắc lưu trữ hồ sơ của công ty, với hợp đồng số 052020/VN-UM. Đây là lơ hàng
nhập khẩu tỏi tươi từ Trung Quốc, có C/O form E và phải kiểm dịch thực vật. Bộ
chứng từ của lơ hàng sẽ được đính kèm tại Phụ lục VI.
Quy trình thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container
đường biển được tiến hành theo các bước sau:
2.1.1. Nhận, kiểm tra và chuẩn bị bộ chứng từ hàng nhập khẩu
Khi tàu chạy, nhân viên chứng từ chủ động liên hệ khách hàng để nhận bộ chứng từ
cần thiết cho lô hàng. Sau khi nhận được chứng từ phải kiểm tra xem bộ chứng từ đã đầy
đủ và chính xác chưa, có nhất qn các thơng tin với nhau khơng. Nếu có xuất hiện những
thiếu sót gì, nhân viên lập tức liên hệ khách hàng để kịp thời bổ sung cho đầy đủ.

Ví dụ: Với lơ hàng UM-2020-005, khi tàu chạy nhân viên chứng từ hàng nhập
chủ động liên hệ khách để nhận bộ chứng từ cần thiết. Đối với lô hàng nhập khẩu tỏi
tươi từ Trung Quốc của Umbrella, một bộ chứng từ nhận được bao gồm: Thông báo
hàng đến, Invoice, Packing list, B/L, Phytosanitary Certificate, C/O form E. Khi nhận
được phải kiểm tra tính chính xác và thống nhất của bộ chứng từ này:
• Thông báo hàng đến: ngày đến (23/02/2020), tên tàu và số chuyến (ALDI

WAVE V.006S), số lượng (7250 BG) và trọng lượng (145000 KGM),...
• Invoice số VN20015, ngày 26/01/2020, điều kiện giao hàng C&F HO CHI

MINH, số lượng (145 MTS), đơn giá (USD800/MT), trị giá (USD116,000),
tên hàng (FRESH GARLIC),...
• Packing list: kiểm tra tên hàng, số lượng, trọng lượng đã khớp với Invoice, quy

cách đóng gói (20KGS/ BAG),...
• Seaway bill số 599851344, phát hành tại CHENGDU ngày 10/02/2020, cảng

đi: QINGDAO,SHANDONG,CHINA, cảng đến: HO CHI MINH CAT LAI

PORT, tên tàu, số chuyến đã khớp với các chứng từ trên, số container/seal:
gồm 5 cont hàng được liệt kê cụ thể trên bill với trọng lượng và số kiện,...
Cụ thể trên Seaway bill có thể hiện thông tin container như sau:
MSWU1026393 ML-CN0762788 40 REEF 9'6 1450 BAGS 29000.000 KGS 50.0000
CBM Temperature: -2.0 C
14


Tương tự cho 4 container cịn lại.
• Phytosanitary Certificate bản gốc được phát hành ngày 06/02/2020 tại

XUIZHOU, CHINA là hợp lệ, chứng nhận kiểm dịch thực vật tại đầu xuất.
• C/O form E: cần kiểm tra kĩ C/O vì đây là chứng từ liên quan trực tiếp đến

việc ưu đãi thuế, ta cũng cần kiểm tra lại mã HS xem đã phù hợp chưa.
Cụ thể trên C/O của bộ chứng từ đính kèm, cần kiểm tra kỹ: Mã HS: 0703.20;

Tiêu chí xuất sứ: “WO”; Gross weight và các thơng tin liên quan đến vận
chuyển lô hàng, con dấu, đơn vị xuất/nhập khẩu.
Nếu xuất hiện sai sót, nhân viên chứng từ hàng nhập liên hệ khách ngay để bổ
sung, tránh mất thời gian trong q trình thực hiện quy trình. Cịn bộ chứng từ này sau
kiểm tra thấy các thông tin đã phù hợp và chuyển sang bước tiếp theo.
Lưu ý:
Sau khi nhận được bộ chứng từ cần kiểm tra ngay không cần chờ đến lúc khai báo
hải quan mới kiểm, như thế sẽ tiết kiệm thời gian hơn nếu bộ chứng từ chưa hợp lệ.

Đối với các lô hàng nhập mà Venus nhận làm, cũng như bộ chứng từ đính kèm,
phần lớn là sử dụng Master Bill nên hiện tại cơng ty khơng thực hiện khai Manifest mà
thay vào đó là hãng tàu sẽ làm nhiệm vụ này và công ty chỉ cần cung cấp thơng tin
chính xác khi họ có u cầu. Theo đó cơng ty cũng khơng thực hiện phát hành D/O

cho các chủ hàng. Khi bộ chứng từ hợp lệ nhân viên chứng từ có thể tiến hành bước
tiếp theo trong quy trình.
Nhận xét:
Điểm hồn thiện: Ở bước này, Venus có cách làm tương đối tốt, hạn chế xảy ra
việc sai sót về chứng từ hoặc kéo dài thời gian khi phải liên hệ khách điều chỉnh lại.
Điểm chưa hồn thiện: Đơi khi xảy ra sơ sót trong việc kiểm tra các số liệu, đối
chiếu giữa các chứng từ. Bộ chứng từ có sự sai lệch, khơng thống nhất và đôi khi là
nhận được bộ chứng từ chậm. Dù ít xảy ra nhưng khi đó sẽ dẫn đến mất thời gian điều
chỉnh ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghiệp vụ khác.
Nguyên nhân: Việc xảy ra các sơ sót đó thường là do các nhân viên mới hoặc thực
tập sinh chưa có kinh nghiệm thực hiện. Đặc biệt là khi có khách hàng mới hoặc khơng
thường xun sẽ khơng tránh khỏi việc bộ chứng từ có sự sai lệch. Cũng có trường hợp là
do nhu cầu khách hàng trong việc thể hiện thông tin trên chứng từ, đặc biệt là B/L
15


làm mất thời gian điều chỉnh ở đầu xuất, cũng như sẽ chậm nhận được bộ chứng từ hàng

nhập.
2.1.2. Khai báo hải quan điện tử và nộp thuế
Khi kiểm tra xong A/N và bộ chứng từ, nhân viên chứng từ hàng nhập tiến hành khai
báo hải quan thông qua hệ thống khai hải quan điện tử ECUS5/VNACCS. Việc lên tờ khai
điện tử này được thực hiện theo quy định mới nhất về khai báo hải quan - Thông tư
39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015.

Bước 1: Khởi động chương trình ECUS5/VNACCS và đăng nhập tài khoản
với thơng tin công ty của khách hàng
- Đối với các lô hàng Venus nhận làm, thông thường việc khai hải quan điện tử sẽ
làm trực tiếp trên máy khách thông qua phần mềm điều khiển TeamViewer hoặc
UltraViewer.

- Chủ động liên hệ khách để nhận ID và Password phần mềm điều khiển. Khi vào

máy khách mở ECUS5/VNACCS và tiến hành khai báo. Thông tin doanh nghiệp đã
được nhập mặc định trên phần mềm khai hải quan của máy khách.
- Một số khách hàng cịn lại Venus sẽ tự khai trên máy cơng ty. Trường hợp này

đối với khách hàng mới cần liên hệ khách để xin các thông số trước khi khai báo và đề
nghị được nhận chữ ký số của khách. Từ giao diện chính của chương trình, vào “Hệ
thống” → “3.Thông tin doanh nghiệp”. Tại đây sẽ thiết lập các thơng tin của doanh
nghiệp khách hàng. Sau đó vào “1.Thiết lập thông số khai báo VNACCS” để chọn Chi
cục Hải quan khai báo.
(Xem Hình 1 Phụ lục I: Khai báo thông tin chung của doanh nghiệp khách hàng)
Bước 2: Nhập thông tin tờ khai nhập khẩu
Trên giao diện mới của phần mềm, người khai hải quan phải vào mục “Tờ khai
hải quan”



“Đăng ký mới tờ khai nhập khẩu” để đăng ký tờ khai cho lô hàng nhập

khẩu. Tuy nhiên, phần lớn ta sẽ tìm một tờ khai cũ có thơng tin tương tự về khách hàng
hoặc hàng hóa để copy tờ khai mới bằng cách vào mục “Danh sách tờ khai nhập
khẩu” và tìm tờ khai cần copy thay vì vào “Đăng ký mới tờ khai nhập khẩu”.
Tại giao diện “1.Lấy thông tin tờ khai từ hải quan (IDB)” tiến hành nhập thông
tin cho tờ khai nhập khẩu, với các tiêu chí có dấu (*) là các tiêu chí bắt buộc người
khai phải nhập đầy đủ, chính xác.
16


- Ở thẻ “Thông tin chung”:


Các lô hàng nhập Venus nhận làm thường thuộc các loại hình: A11: “Nhập kinh
doanh tiêu dùng” và A12: “Nhập kinh doanh sản xuất”.
Với bộ chứng từ đính kèm, chọn loại hình A11: “Nhập kinh doanh tiêu dùng”
mặt hàng tỏi tươi từ Trung Quốc và tiếp tục chọn vào mục “Kinh doanh, đầu tư” trên
giao diện.
Về chi cục hải quan do lúc thiết lập thông số VNACCS đã lựa chọn cơ quan Hải
quan và bộ phận xử lý tờ khai nên ở bước này màn hình sẽ tự động hiện sẵn thơng tin:
• Cơ quan Hải quan: 02CI - “Chi cục HQ CK Cảng Sài Gịn KV I”
• Mã bộ phận xử lý tờ khai: 01 - “Đội thủ tục hàng hóa Nhập khẩu”

Lơ hàng này là nhập khẩu nguyên container đường biển nên ta chọn mã hiệu
phương thức vận chuyển: 2 - “Đường biển (container)”.
Khai thông tin người xuất khẩu dựa trên chứng từ nhận được.

Hình 2.3: Thơng tin người xuất khẩu
(Nguồn: Phịng chứng
từ)
Khai báo vận đơn bao gồm các thông tin:
+ Số: 599851344, ngày: 10/02/2020.
+ Số lượng kiện và tổng trọng lượng hàng (Gross). Ví dụ như bộ chứng từ đính

kèm: Số lượng: 7,250 BG; Tổng trọng lượng hàng (Gross): 145,000 KGM.
+ Địa điểm lưu kho chờ thông quan dự kiến: 02CIS01- “TONG CTY TAN

CANG SG” đối với hàng FCL.
+ Địa điểm dỡ hàng: VNCLI-“CANG CAT LAI (HCM)”.
+ Địa điểm xếp hàng: CNTAO-QINGDAO.
+ Phương tiện vận chuyển: ALDI WAVE V.006S.
17



+ Ngày hàng đến: 23/02/2020, số lượng container: 5.
Lưu ý:
Khi khai số và ngày vận đơn xong cần tick vào dịng “Khai báo thơng tin ngày
vận đơn trong chi tiết trị giá”, sau đó ngày vận đơn sẽ tự động hiện trong phần chi tiết
trị giá ở thẻ “Thông tin chung 2”.
Tên tàu, số chuyến nhập từ thông báo hàng đến vì có nhiều lơ hàng nhập từ các
nước xa như các nước từ Châu Âu, Mỹ,...sẽ có chuyển tải nên thông tin tàu trên thông
báo hàng đến sẽ khác với B/L.
Trước khi khai ngày hàng đến nhân viên Venus kiểm tra lại ngày hàng đến trên
trang web để khai
đúng ngày vì đơi khi tàu bị hỗn hoặc vì lý do nào đó ngày đến dự kiến khơng giống
chứng từ nhận được.
(Xem Hình 2 Phụ lục I: Khai báo thông tin vận đơn)
- Ở thẻ “Thông tin chung 2”:

Khai báo các thơng tin liên quan đến hóa đơn thương mại theo lơ hàng này gồm:
+ Số hóa đơn: VN20015.
+ Ngày phát hành: 26/01/2020.
+ Phương thức thanh toán: TTR.
+ Điều kiện giá hóa đơn (điều kiện giao hàng): C&F.
+ Mã đồng tiền: USD.
+ Trị giá hóa đơn tự động cập nhật khi khai danh sách hàng.
+ Ở phần ghi chú của giao diện này thường ghi số hợp đồng, ngày hợp đồng, C/O

và một số thông tin khác cần làm rõ cho lơ hàng.

Hình 2.4: Khai thơng tin hóa đơn thương mại


18


(Nguồn: Phòng Chứng
từ)
- Ở thẻ “Danh sách hàng”:

+ Tên hàng (mô tả chi tiết): CỦ TỎI TƯƠI, MỚI 100%
+ Mã HS: 07032090
+ Xuất sứ: CHINA
+ Lượng: 145,000
+ Đơn vị tính: KGM
+ Đơn giá: 0.8 (USD/KGM)
+ Trị giá: 116,000 (USD)

(Xem Hình 3 Phụ lục I: Khai báo thơng tin hàng hóa)
Đây là lơ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có CO form E nên tại đây chọn mã biểu
thuế B052, và đây là mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng 0%.
Sau khi nhập, kiểm tra lại sơ bộ, nhấn vào nút “Ghi”, trị giá hàng hóa sẽ tự động
cập nhật trong phần thơng tin hóa đơn thương mại ở trên. Ta ấn “Ghi” lần nữa và tiến
hành bước tiếp theo.
Bước 3: Khai trước thông tin tờ khai (IDA)
Tiến hành truyền tờ khai hải quan bằng cách bấm vào “2.Khai trước thông tin tờ
khai (IDA)”. Hệ thống trả lại tờ khai nháp đã cấp số, khi đó báo khách kiểm tra.
Ví dụ: Với lô hàng UM-2020-005 hệ thống trả lại tờ khai nháp với số
103159372040. Tiến hành báo khách kiểm tra và đồng thời nhân viên cũng kiểm lại.
Khi có sai sót hoặc thay đổi trong q trình kiểm tra, chọn “1.Lấy thông tin tờ
khai từ hải quan (IDB)” để thực hiện chỉnh sửa theo yêu cầu. Khi tờ khai nháp đã
chính xác nhân viên khai báo tiến hành khai báo chính thức tờ khai.
Bước 4: Khai chính thức tờ khai (IDC)

Chọn “3.Khai chính thức tờ khai (IDC)”. Hệ thống sẽ hiện lên yêu cầu xác nhận
chữ ký số, chọn chữ ký số doanh nghiệp và nhập mật khẩu, hệ thống tự động chạy và
thông báo kết quả khai báo thành công, tờ khai đã được truyền đến cơ quan hải quan.
Bước 5: Lấy kết quả phân luồng, thông quan

2 “B05”: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN Trung Quốc (ACFTA)

19


Khai báo xong ta chọn “4.Lấy kết quả phân luồng, thông quan”, hệ thống chạy
và xuất ra quyết định phân luồng tờ khai, bao gồm 3 luồng:
• Luồng xanh: Tờ khai được thông quan, doanh nghiệp được miễn kiểm tra

chi tiết chứng từ và hàng hố.
• Luồng vàng: Cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ (Chứng từ

giấy), nhưng miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa.
• Luồng đỏ: Cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ đồng thời kiểm

tra chi tiết hàng hóa.
Ví dụ: Lơ hàng UM-2020-005 là luồng vàng, hệ thống xuất trả kết quả phân
luồng vàng kèm tờ khai hải quan kết quả phân luồng (chưa thông quan).
Bước 6: Thông tin đính kèm
Khi đã có kết quả phân luồng, vào thẻ “Kết quả xử lý tờ khai” chọn “Đăng ký
danh sách container” nhập thông tin container, seal và khai báo hải quan.
Ví dụ: Lơ hàng số hiệu UM-2020-005, nhập 5 container tỏi tươi loại 40 feet, có
thể điền vào trực tiếp hoặc truyền lên hệ thống bằng file excel. Ở đây nhân viên chứng
từ chọn nhập trực tiếp vào hệ thống danh sách container và seal tương ứng:
Cont/seal: MSWU1026393/ ML-CN0762788;

MNBU4218150/

ML-CN0819192;

MNBU4218150/

ML-CN0819192;

MWCU6866174/ ML-CN0762795;
MNBU4216748/ ML-CN0819173

Kèm theo đó vào thẻ “Quản lý tờ khai” thực hiện đính kèm chứng từ lơ hàng:
B/L, Invoice, A/N (nếu có chuyển tải và khác tên con tàu), C/O,...Đây là lơ hàng có số
tiền thuế bằng 0 nên sau khi hoàn tất khai báo điện tử, Venus chuẩn bị hồ sơ để tiến
hành làm thủ tục hải quan nhận hàng về.
Lưu ý: Đối với những lơ hàng nhập có thuế, Venus sẽ thông báo cho khách số
tiền thuế phải nộp và tiến hành nộp khi thực hiện thủ tục hải quan.
Nhận xét:
Điểm hoàn thiện: Qua hướng dẫn và quy trình cơng ty đưa ra nhân viên khai báo
hải quan thực hiện khai báo theo trình tự các bước của quy trình. Nhân viên biết cập
20


nhật và tra biểu thuế xuất nhập khẩu, nắm được cách khai cho các loại hình xuất nhập
khẩu khác nhau.
Điểm chưa hồn thiện: Hiện tại, Venus tuy có đưa ra các bước khai hải quan
tương đối chặt chẽ theo quy trình, hạn chế được mức độ sai lệch khi khai nhưng bên
cạnh cũng xuất hiện những điểm hạn chế về độ chính xác của thơng tin cần nhập: sai
về thơng tin cont/seal, đặc biệt là lô hàng nhiều cont; hệ thống hiện sai thông tin cần
khai mà người khai không nhận thấy.

Nguyên nhân:
• Các nhân viên hiện đều nhập trực tiếp các thơng tin cont, seal và hàng hóa mà

khơng thông qua file excel đã lập trước. Điều này là rất dễ xảy ra sai sót,

đặc biệt là đối với những lơ hàng có nhiều container, nhiều loại hàng hóa.
• Chủ yếu là khai báo trực tiếp trên máy khách nên phụ thuộc nhiều vào tình

trạng máy móc, internet đầu khách hàng, gây khó khăn và dễ xảy ra việc
khai báo sai thơng tin.
• Do việc kiểm tra lại trước khi khai chính thức hiện tại các nhân viên thực hiện

vẫn cịn hời hợt, cịn thiếu sót, khiến một vài lô hàng mất nhiều thời gian

để sửa lại tờ khai, đặc biệt là tờ khai đã thông quan (luồng xanh).
2.1.3. Lấy lệnh giao hàng và cược cont
Khi nhận được A/N theo quy trình cũ là sẽ đến hãng tàu lấy D/O và làm giấy
cược cont. Tuy nhiên hiện nay hầu hết các hãng tàu đã sử dụng E-D/O-lệnh giao hàng
điện tử.
E-D/O lần đầu tiên được ra mắt vào ngày 01/10/2018, tại cảng Cát Lái với hãng tàu
MCC Transport, sau đó được mở rộng thực hiện với hãng Maersk Line và Safmarine với
100% đối với hàng nhập khẩu. Đây là lệnh giao hàng điện tử được hàng tàu phát hành
thông qua hình thức gửi mail dưới dạng file PDF. Nhằm để tối thiểu hóa những vấn đề cịn
tồn đọng trong việc lấy D/O giấy, cải thiện quy trình xuất nhập khẩu một cách nhanh
chóng và thuận tiện nhất. Doanh nghiệp chỉ cần đăng ký thơng tin mail, chuyển khoản các
phí cho hãng tàu thì hãng tàu sẽ gửi lại E-D/O dưới dạng file PDF.
Ví dụ: Đối với nhập khẩu tỏi tươi này cũng là sử dụng E-D/O của hãng tàu MCC
Transport. Nhân viên giao nhận hoặc kế toán của Venus chỉ cần chuyển khoản đóng các

21



×