Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

(TIỂU LUẬN) môn học thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh đề tài NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG mặc một lần rồi để đó lây LAN TRONG GIỚI TRẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 33 trang )

TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ - ĐẠI HỌC UEH
KHOA TỐN – THỐNG KÊ

BÀI BÁO CÁO CUỐI KỲ
Mơn học: Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh

ĐỀ TÀI: NGHIÊN
CỨU
THỰC TRẠNG
MẶC MỘT LẦN
RỒI “ĐỂ ĐÓ” LÂY
LAN TRONG GIỚI
TRẺ.

Giảng viên
Mã lớp HP
Khóa – Lớp
Nhóm sinh viên


Huỳnh Thị Ngọc Trâm - 31211027679
Dương Mỹ Quỳnh - 31211027666
Nguyễn Ngọc Tường Vy – 31211027688


LỜI MỞ ĐẦU
Thời trang ln là khía cạnh thiết yếu được mọi người quan tâm
từ trước đến nay. Xã hội ngày càng phát triển, vấn đề ăn mặc càng trở
nên quan trọng hơn hết. Nó có ảnh hưởng vơ cùng to lớn đến đông
đảo người trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Vì nhu cầu làm đẹp ngày
càng tăng và tầm ảnh hưởng lớn nên thế giới thời trang luôn thay đổi


theo xu hướng, theo từng năm, từng mùa và từng giai đoạn. Tốc độ
thay đổi nhanh chóng của thời trang dẫn đến tình trạng “chạy theo xu
hướng” thời trang đặc biệt xảy ra ở giới trẻ. Chạy theo xu hướng là
biểu hiện của nhu cầu mặc đẹp, thể hiện đẳng cấp cá nhân và cho
thấy sức hút của ngành thời trang. Chính vì phải “chạy theo” nên
người ta phải dành nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để đuổi kịp xu
hướng nếu không muốn trở nên lỗi thời.
Ai cũng muốn mình hợp thời nên khi nhìn thấy kiểu đồ mà mình
chưa có thì liền mua về, thậm chí một số cịn khơng thật sự hữu ích và
phù hợp với bản thân, chỉ vì nó đang là “mốt”. Và kết cục của những
bộ đồ không thật sự phù hợp đó chính là bị cất vào một góc tủ, khơng
biết khi nào được sử dụng lại, thậm chí bị lãng qn bỏ xó. Nhưng
điều đáng nói ở đây chính là trạng thái của những bộ đồ đó, cịn rất
mới hoặc còn mới cứng, chưa được sử dụng lần nào. Đã bao giờ bạn
“rối não” khơng biết nên làm gì với những bồ đồ đó chưa? Quá mới để
đem bỏ, cho đi thì tiếc nhưng để lại thì chả dùng đến bao giờ. Chẳng
mấy chốc tủ đồ nhà bạn sẽ trở thành “cửa hàng thu nhỏ” nhưng vẫn là
câu nói quen thuộc mỗi khi cần ra ngồi chính là “khơng có gì để
mặc”.
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề chỉ mặc đồ một lần rồi để “đó”,
nhóm chúng em đã có một bài khảo sát về thực trạng này với chủ đề
“thực trạng mặc đồ một lần rồi để “đó” lây lan trong giới trẻ”. Thơng
qua đó giúp các bạn có thể phần nào gỡ bỏ được khúc mắc “khơng có
đồ mặc” khi tủ quần áo khơng cịn chỗ chứa. Vì đây là lần đầu chúng
em làm nghiên cứu khảo sát nên kiến thức và kinh nghiệm vẫn còn
hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét và đánh giá của
thầy cô và bạn bè để bài nghiên cứu hoàn thiện hơn.


MỤC LỤC



I.

Tổng quan.

1. Đặt vấn đề:
Trang phục, đó là những gì mà chúng ta vẫn mặc lên người hàng
ngày. Đôi khi nhìn vào cách ăn mặc của một người, người ta có thể
đánh giá người đó là người như thế nào. Chẳng hạn với những bộ trang
phục phù hợp với hoàn cảnh, người mặc sẽ được đánh giá là người có
gu thẩm mỹ cao. Trang phục lịch sự, kín đáo thì người mặc thường
được nhận xét là những người có văn hóa. Chính vì những điều đó
khiến cho mỗi chúng ta luôn phải đắn đo, lựa chọn trang phục cho bản
thân mình chứ khơng thể ăn mặc một cách tùy tiện. Trong thời buổi mà
ngành thời trang nhanh phát triển mạnh như hiện tại. Ngồi những tác
động tích cực của nó đến nền kinh tế, lợi ích của người tiêu dùng-Giá
cả phải chăng và sự hài lòng ngay lập tức cho người tiêu dùng, nhiều
lợi nhuận hơn cho các công ty và dân chủ hóa quần áo thời trang là
những lợi ích của thời trang nhanh. Thì những tác động tiêu cực đến
cuộc sống của con người cũng không hề nhỏ. Từ những vấn đề vĩ mô
như sự ô nhiễm mà ngành công nghiệp này gây ra cùng với sự lãng phí
q mức của nó đến những vấn đề vi mơ như lương thấp và nơi làm
việc khơng an tồn. Đặc biệt trong số đó, nó cịn tác động đến tâm lý
của người dùng-tâm lý “dùng một lần”. Đây được cho là tác động mang
đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhất bởi dần dần nó hình thành nên một
thói quen khơng tốt dẫn đến nhiều hệ lụy sau này đặc biệt là đối với giới
trẻ-đối tượng chính, chiếm phần đồng khi nhắc đến thời trang. Bởi thế
mặc dù mang lại lợi ích cho khách hàng, nhưng thời trang nhanh cũng
bị chỉ trích vì nó khuyến khích thái độ “vứt đi”. Chính vì vậy nó cịn được

gọi là thời trang dùng một lần. Nhiều tín đồ thời trang nhanh ở độ tuổi
thanh thiếu niên và đầu đơi mươi – nhóm tuổi mà ngành nhắm đến –
thừa nhận họ chỉ mặc đồ đã mua một hoặc hai lần. Vậy nguyên nhân
tác động đến tâm


lý người trẻ khiến họ tiếp tục duy trì “thói quen” tiêu cực ấy mặc dù bản
thân họ biết điều đó khơng tốt là gì? Thực trạng này hiện đã và đang
diễn ra như thế nào? Những ảnh hưởng, hệ quả mà vấn đề này gây ra
là gì? Những phương án, đề xuất để giải quyết vấn đề là ? Vì thế nhóm
chúng tơi thực hiện khảo sát về thực trạng mặc đồ một lần rồi “để đó”
lây lan trong giới trẻ nhằm tìm hiểu sâu hơn về nguyên do, tác động,
ảnh hưởng của nó cũng như giải quyết các vấn đề đặt ra.

2. Mục tiêu dự án:
Cuộc “Nghiên cứu thực trạng mặc đồ một lần rồi “để đó” lây lan
trong giới trẻ” được thực hiện với các mục tiêu như sau:
Tìm hiểu về thực trạng thời trang mặc một lần rồi bỏ đó của
giới trẻ, đánh giá mức độ hiện hữu của vấn đề trong giới trẻ.
Đưa ra những nguyên nhân, trường hợp của việc mặc một
lần rồi thôi.
Đánh giá tác hại của thực trạng đó đến với mơi trường, xã
hội, đời sống, ….
Đưa ra giải pháp để cải thiện.
Giới thiệu dịch vụ ký gửi và đồ ký gửi - Secondhand. Đánh
giá mức độ quan tâm của giới trẻ về đồ ký gửi - Secondhand.
Nghiên cứu đánh giá suy nghĩ của giới trẻ về đồ Secondhand.
a.
-


Đối tượng phạm vi khảo sát.

Phương pháp khảo sát: Nghiên cứu trực tuyến qua
Google Form.
Thời gian khảo sát: 26/02 đến 05/03/2022.
Số mẫu khảo sát: n=367.
Đối tượng khảo sát: Giới trẻ sống tại Tp.HCM
b.

Các khái niệm của dự án.

a) Thực trạng:
Thực trạng gồm những gì phản ánh đúng tình trạng thực tế, về
trạng thái đã và đang xảy ra của sự vật, sự việc hay con người tại
một khoảng thời gian và không gian nhất định.
b) Giới trẻ:


Giới trẻ là những người thuộc độ tuổi từ 16 tới 30 tuổi có những
đặc điểm tâm sinh lý đặc biệt, có tâm tư, nguyện vọng và hồi bão
theo lứa tuổi theo giới tính. Là những người có suy nghĩ và nhận
thức khơng cịn trẻ con, ấu trĩ nhưng vẫn chưa đủ những suy nghĩ
trưởng thành. Họ là đối tượng dễ bị xã hội ảnh hưởng tới thói quen
và lối sống.
c) Đồ ký gửi:
Hiểu nôm na: Ký gửi là việc bên ký gửi nhờ bên nhận ký gửi bán
hộ hàng và có trả thù lao theo thỏa thuận. Vậy bán hàng ký gửi là việc
bạn nhận sản phẩm ký gửi từ những người sở hữu sau đó đem đi bán
hoặc đấu giá. Sau khi hoàn thành giao dịch, bạn sẽ giao lại cho họ
tiền hàng theo thỏa thuận trước đó và nhận lấy số tiền tương ứng với

phí dịch vụ.
d) Đồ Secondhand:
Dịch sát nghĩa tiếng anh đồ Secondhand là đồ đã qua tay lần thứ
2, tức là hàng cũ, hàng đã qua sử dụng. Những loại hàng này có khả
năng gồm có: trang phục, túi xách, giày dép, đồ cơng nghệ, …. Nhưng
trong bài nghiên cứu này chúng tôi muốn đề cập tới nhiều hơn là
trang phục.
AI.

Phương pháp nghiên cứu

1. Quy trình thực hiện dự án:

2. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, bao gồm
phương pháp điều tra chọn mẫu, thu thập – xử lý số liệu và nghiên
cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng.


2.1. Phương pháp chọn mẫu.
Nhóm tác giả tiến hành chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện.
Bảng câu được khảo sát trực tuyến xoay quanh đối tượng là các bạn
học sinh, sinh viên, lao động trẻ tuổi có độ tuổi từ 18 tới 25. Đối tượng
lấy mẫu là những bạn trẻ, có smartphone và có khả năng online trả
lời câu hỏi trực tuyến. Đây cũng chính là cơng cụ để thu thập thông
tin và thực hiện nghiên cứu thống kê.
2.2. Phương pháp thống kê
Sau khi thu thập số liệu khảo sát, nhóm tiến hành phân tích thống
kê và đánh giá vấn đề được nêu ra. Từ đó rút ra những nhận xét
cần thiết. Đề ra những giải pháp thay đổi thực trạng của vấn đề.

3. Các thang đo khảo sát
Thang đo quyết định đến định lượng thông tin chứa trong dữ
liệu, cách tóm tắt và phân tích thống kê phù hợp nhất. Nhóm tác giải
sử dụng 4 loại thang đo: Danh nghĩa, Thứ bậc, Khoảng, Tỷ lệ để xử
lý, phân tích về thực trạng “Mặc trang phục một lần rồi “để đó” lây
lan trong giới trẻ”.
Đối tượng nghiên cứu
Lý do
Mức chi tiêu, giá trị
Số lượng trang phục
Mục đích
Tình trạng trang phục
Mức độ thân thuộc của giới trẻ với đồ secondhand
Sự khác biệt giữa hai đối tượng nam và nữ
3.1. Thang đo danh nghĩa:
- Thang đo được gọi là thang đo danh nghĩa khi dữ liệu của
một biến gồm các nhãn hoặc tên được sử dụng để phân biệt
một thuộc tính của phần tử.
- Có thể sử dụng số hoặc ký tự.
- Dùng cho dữ liệu định tính.
3.2. Thang đo thứ bậc:
- Thang đo thứ bậc thể hiện tính chất của dữ liệu danh nghĩa
và thứ bậc hoặc xếp hạng của các dữ liệu có ý nghĩa.
- Dữ liệu thứ bậc cũng được biểu hiện bằng số hoặc không
phải số.
- Được sử dụng cho dữ liệu định tính.


3.3. Thang đo khoảng:
- Dữ liệu có tất cả các thuộc tính của dữ liệu thứ tự và

khoảng cách giữa chúng là một đơn vị đo lường cố định.
- Dữ liệu khoảng luôn là dữ liệu số.
- Được sử dụng cho dữ liệu định lượng.
3.4. Thang đo tỷ lệ:
- Dữ liệu có tất cả các thuộc tính dữ liệu khoảng và tỷ lệ giữa
hai giá trị có ý nghĩa.
- Dữ liệu tỷ lệ luôn luôn ở dạng số.
- Thang đo tỷ lệ được dùng cho dữ liệu định lượng.
BI.

Kết quả nghiên cứu dự án.

1. Đặc điểm của mẫu khảo sát.
Với tổng số 367 người tham gia khảo sát nhóm đã thu được một
tập hợp mẫu có đặc điểm sau:

Giới tính
Độ tuổi
-

Xét theo giới tính: Tỷ lệ nữ tham gia khảo sát nhiều hơn nam với
67,57% so với 32,43% (cao hơn 2,08 lần)

Giới Tính
Nam
32%

Nữ
68%


-

Đối với độ tuổi của người tham gia: Phần lớn là người có độ tuổi
từ 18 đến 25 tuổi với 287 người chiếm tỉ lệ 78,20%. Cao hơn


gấp 3,99 lần so với đối tượng dưới 18 tuổi và 35,88 lần so
với đối tượng trên 25 tuổi. Đối tượng nhóm nghiên cứu muốn
tập trung hướng đến là đối tượng giới trẻ nằm trong độ tuổi
18 tới 25.

Độ Tuổi
Trên 25
2%

Dưới 18
20%

Từ 18 đến
25
78%

2. Phân tích, xử lý kết quả của dữ liệu.
2.1. Có hay khơng thực trạng “mặc một lần” trong giới trẻ?
a) Mức độ yêu thích thời trang của giới trẻ.
Mức chi tiêu trung bình hằng tháng dành cho thời trang
của giới trẻ.

Theo kết quả khảo sát, mức chi tiêu trung bình hằng tháng mọi người
dành cho việc mua sắm phần lớn là dưới 500.000 VNĐ khi có

72,21% số người tham gia khảo sát chọn câu trả lời này. Có thể thấy
so với đặc điểm của mẫu là bao gồm các bạn học sinh, sinh viên
thuộc độ tuổi 18 – 25 tuổi thì việc bỏ ra khoảng 500.000 VNĐ hằng
tháng để mua quần áo thể hiện sự quan tâm của giới trẻ tới thời
trang, trang phục.


Đặt giả thuyết: Ở giới trẻ hiện nay có ít nhất 70% người có mức
chi tiêu trong mua sắm thời trang ở mức dưới 500.000 VNĐ.
Gọi p: là phần trăm giới trẻ chi tiêu trong mua sắm dưới 500.000 VNĐ.

H0: p ≥ 0,6
Ha: p < 0,6
Chọn mức ý nghĩa α = 0,05
Lấy mẫu là n= 367 người tham gia khảo sát trong đó có 265 người
trẻ có mức chi tiêu trung bình hằng tháng trong việc mua sắm quần
áo dưới 500.000 VNĐ.
Kiểm định giả thuyết:
n= 367
x= 265
p= 0,7
p

z=


p-value= 0,8212 > 0,05 -> Không thể bác bỏ H0 -> Giả thuyết đúng

Vậy ở giới trẻ hiện nay có ít nhất 70% người có mức chi tiêu trung
bình hàng tháng cho việc mua sắm quần áo dưới mức 500.000 VNĐ.

Kết quả trên đã phản ánh dưới 500.000 VNĐ là khoảng chi tiêu chủ
yếu của giới trẻ trong mỗi tháng cho việc mua sắm quần áo. Nhìn
chung đây cũng là một mức chi tiêu trung bình, hợp lý cho nhu cầu
thời trang. Nhưng việc yêu thích và phục vụ nhu cầu thời trang phải
đi kèm với sự hợp lý. Vậy như thế nào là hợp lý trong việc mua sắm,
sử dụng? Đến những phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhóm tác giả
tìm hiểu vấn đề đó?
Lý do mua đồ mới của giới trẻ.
300

Biểu đồ lý do mua quần, áo mớ


250
200

150
100
50
0

Chỉ mua khi có dịp
Thấy đẹp là mua

Vậy lý do mua một bộ đồ mới của giới trẻ là gì? Đây là một câu
hỏi các bạn trẻ có thể chọn nhiều hơn một câu trả lời cho bản thân
mình. Có 251/367 người mua đồ khi có một dịp đặc biệt nào đó
như đi chơi, đi đám cưới, chụp hình, … Có 162 trong 367 người
nói rằng khi họ thấy bộ đồ đó đẹp họ sẽ mua và có 138/367 người
chỉ mua đồ mới khi những bộ đồ của bản thân đã cũ. Số ít khác có

thói quan xa xỉ hơn khi họ mua đồ mỗi tháng (32/367) hay chỉ cần
có mẫu mới là mua (14/367) và một số lý do khác. Có thể thấy
phần lớn mục đích mua một bộ đồ mới đều mang tính nhất thời và
sử dụng tạm thời. Nó có thể là ngun nhân dẫn đến tình trạng “bỏ
xó” trang phục, quần áo. Câu hỏi đặt ra cho nhóm khảo sát à “Có
hay khơng tình trạng “Mặc đồ một lần rồi “để đó” lây lan trong giới
trẻ”?

b) Số lượng bộ đồ chỉ mặc một lần trong tủ đồ của giới trẻ.
Để giải quyết câu hỏi trên, nhóm tác giả đã trực tiếp đưa ra
câu hỏi “Bạn có bao nhiêu bộ đồ chỉ mới mặc một lần trong tủ
đồ” trong mẫu câu hỏi khảo sát được gửi đi. Kết quả thu được
đã được biểu diễn trong biểu đồ sau:
Biểu đồ khảo sát số lượng bộ đồ chỉ mới mặc một lần
trong tủ đồ của giới trẻ
Nữ


Nam
0

50
300
Tổng cộng

100

Trên 6 bộ

Từ 4 đến 6 bộ


150

Từ 1 đến 3 bộ

200

250

Khơng có bộ nào

Số lượng
Khơng có bộ nào
Từ 1 đến 3 bộ
Từ 4 đến 6 bộ
Trên 6 bộ
Tổng cộng

Khi được hỏi câu hỏi đó thì chỉ có 63/367 người được
khảo sát chọn câu trả lời là “khơng có bộ nào”. Như vậy có
đến 82,8% cá nhân được khảo sát có tình trạng mặc quần,
áo một lần rồi “để đó”. Trong đó, số lượng bộ đồ được đề
cập đến nhiều nhất là “Từ 1 đến 3 bộ” khi có 151/367 lượt
lựa chọn, chiếm 41,1% lượng khảo sát. Sau câu hỏi khảo
sát này, nhóm tác giả nhận ra có một sự khác biệt giữa
nam và nữ. Mặc dù tỷ lệ mẫu là nữ chiếm 67.6% cao hơn tỉ
lệ mẫu nam nhưng tỉ lệ nam chọn câu trả lời “Khơng có bộ
nào” chiến 57%, cao hơn tỉ lệ nữ chọn câu trả lời này.
Ngược lại, ở những trả lời khác “Từ
1 đến 3 bộ”, “Từ 4 đến 6 bộ” và “Trên 6 bộ” Tỉ lệ nữ chọn

luôn cao hơn các bạn nam.
Như vậy, có xuất hiện tình trạng mặc một lần rồi “để
đó” trong giới trẻ. Tình trạng này có sự khác biệt giữa mức
độ và đối tượng. Để tiếp tục tìm hiểu được nguyên nhân và
thực trạng này sâu hơn, nhóm tác giả tiến hành tiếp tục
khảo sát trên mẫu trên.
Đặt giả thuyết có ít 15% người trẻ có trên 6 bộ đồ sử dụng 1 lần.
Gọi p: là phần trăm người trẻ mua quần áo chỉ sử dụng 1
lần với mục đích đi chơi.
H0: p ≥ 0,15
Ha: p < 0,15


Chọn mức ý nghĩa α = 0,05
Lấy mẫu là n= 367 người tham gia khảo sát. Trong đó có
64 người có trên 6 bộ đồ sử dụng 1 lần.
Kiểm định giả thuyết:
n= 367
x= 64


p= 0,15
p

z=


p-value= 0,9049 > 0,05 -> Không thể bác bỏ H0 -> Giả thuyết
đúng
Vậy giới trẻ hiện nay có ít nhất 15% lượng người có 6 bộ chỉ mới

mặc một lần. Với tình trạng như vậy chúng ta dễ dàng nhận ra có
nhiều ảnh hưởng tới xã hội, kinh tế và mơi trường. Có khả năng
con số này sẽ tăng trong tương lai và sẽ còn ảnh hưởng nhiều hơn
tới nhiều mặt.
2.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng.
Qua những câu hỏi khảo sát ở trên, chúng ta dễ dàng thấy giới trẻ
mua những bộ đồ mới khi có dịp, những bộ đồ đó có thơngt hường
sẽ là những bộ dễ bị “bỏ xó” nhất vì mục đích sử dụng hạn chế.
Những bộ đồ được mua mới khi quần áo đã cũ là những bộ đồ
thường nhật, được mặc thường xuyên. Để kiểm chứng cho suy luận
này, nhóm đặt một câu hỏi cho mẫu khảo sát có nội dung như sau:
“Mục đích sử dụng của những món đồ sử dụng một lần là gì?”.
a)

Mục đích sử dụng của những món đồ sử dụng 1 lần.
Mục đích sử dụng của những bộ đồ mặc một lần

300
250
200
150
100
50
0

1
Đi chơi

Đi chụp hình


Đi ăn cưới

Đi du lịch

Đi học

Khác

Dựa vào thơng tin khảo sát, có thể thấy phần lớn mục đích sử dụng
của những bộ đồ được sử dụng một lần thường là “đồ đi chơi”, câu trả


lời này đạt tới 280 sự lựa chọn (chiếm 76,29%). Những mục đích khác
cũng nắm giữ được số phiếu lựa chọn khá cao: 155 người mặc chúng
để “đi du lịch” (chiếm 42,23%); 144 người có mục đích “đi đám cưới”


(chiếm 39,23%) và 137 người mặc những bộ đồ đó chỉ để “đi chụp
hình”. Những lý do khác chỉ có 47 lựa chọn trên tổng số 367 người
khảo sát. Chỉ có 13 người dùng những bộ đồ đó cho mục đích đi
học, chiếm 3,54%.
Với số liệu khảo sát về mục đích sử dụng như trên thì ta có thể nhận
xét rằng, những bộ quần áo được sử dụng một lần thường được mua
với mục đích đi chơi chiếm tỉ lệ cao nhất, kế đến là đi du lịch và đi ăn
cưới. Điều đó phù hợp với số liệu khảo sát lý do mua đồ mới phía trên,
với tỉ lệ cao nhất là “chỉ mua khi có dịp”, nên những bộ đồ đó sẽ ít được
sử dụng nhiều lần hay rõ hơn là chỉ dùng một lần trong dịp đó.

Đặt giả thuyết có ít nhất 38% người trẻ mua quần áo chỉ sử dụng 1
lần với mục đích đi chơi.

Gọi p: là phần trăm người trẻ mua quần áo chỉ sử dụng 1 lần với
mục đích đi chơi.
H0: p ≥ 0,38
Ha: p < 0,38
Chọn mức ý nghĩa α = 0,05
Lấy mẫu là n= 776 số lượng các mục đích của những bộ đồ sử dụng
một lần. Trong đó có 280 người có mục đích mặc các bộ đồ sử dụng 1
lần vào dịp đi chơi.
Kiểm định giả thuyết:
n= 776
x= 280
p= 0,38
p

z=


p-value= 0,3157 > 0,05 -> Không thể bác bỏ H0 -> Giả thuyết đúng.
Theo như giả thuyết đã được đặt ra ở trên thì có ít nhất 38% người
trẻ mua quần áo với mục đích đi chơi nhưng chỉ sử dụng một lần rồi “để


đó”. Bởi vì ngày nay, xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với đời
sống tinh thần và vật chất của con người cũng được cải thiện đáng kể.
Thay vì ngày xưa, mọi người phải làm việc thường xuyên chỉ


để ni sống bản thân và gia đình, thì ngày nay họ cũng rất chú trọng
đến đời sống tinh thần nhiều hơn, khơng những làm việc chăm chỉ
mà cịn ln dành thời gian giải trí thích hợp để bản thân và gia đình

thư giãn thoải mái. Song, đời sống vật chất cũng được nâng cao từ
đó có thể thấy cơ sở hạ tầng cũng được cải thiện rất tốt chẳng hạn
như đường sá, các tịa nhà cao tầng. Chính bởi sự phát triển về mặt
tinh thần và vật chất như thế đã góp phần nâng cao nhu cầu vui chơi
giải trí của con người. Một khi xã hội ngày càng tiến bộ thì nhu cầu
của con người ngày càng cao. Bên cạnh việc chơi vui thì cũng khơng
thể bỏ qua việc mặc đẹp, và thế là ngành thời trang lại phát triển tăng
vọt và là điều thiết yếu mà ai cũng quan tâm đến, đặc biệt là đối với
giới trẻ hiện nay. Nhưng một vấn đề khác là khá nhiều bạn trẻ có suy
nghĩ rằng họ khơng muốn mặc những bộ quần áo đã được diện trong
một chuyến đi chơi, đám cưới hay thậm chí là chuyến du lịch đó. Tuy
nhiên, họ ln muốn có những bộ quần áo mới khi đi chơi bất cứ đâu
hay với bất kỳ ai.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người ngày càng có nhu
cầu cao hơn về việc mặc đẹp, ăn ngon. Nhưng tiêu tiền cho những
bộ quần áo chỉ mặc một lần thì rất lãng phí vì chúng hầu hết là đồ
mới. Và như chúng tôi đã khảo sát và vẽ trong biểu đồ và bảng trên,
khơng khó để thấy rằng hầu hết quần áo "vứt đi" sau một lần mua là
mới (67,30%) và mới cứng (25,07%). Kể từ đó, ta nhận ra rằng chúng
ta đang lãng phí rất nhiều tiền khi mặc quần áo mới và chải chuốt cho
bản thân, và sẽ phải gánh chịu một thiệt hại lớn về môi trường.


Để tăng độ chính xác về giá trị của mỗi món đồ, nhóm đã sử dụng
phương pháp suy diễn thống kê để đánh giá mức độ tin cậy (với
mức độ tin cậy là 95%)
Để thuận tiện cho việc tính tốn, khi đó các mức đặc điểm (Cịn
mới cứng – Đã cũ rồi) sẽ lần lượt tương ứng với các con số 1; 2; 3.
Ta có n = 367
Trung bình mẫu của dữ liệu :

Phương sai mẫu và độ lệch chuẩn của dữ liệu:
= 0,1626264951 s =0,4032697548 Sử
dụng độ tin cậy là 95%, ta có:
Sai số ước lượng :
= 0,04125899933
Khoảng tin cậy về tình trạng của các món đồ mặc 1 lần rồi bỏ:
= [1,403269755 ±0,04125899933] = [1,362010756;1,444528754]
Tại sao các bạn trẻ khơng mặc lại những bộ đồ đó nữa?


Theo như dữ liệu khảo sát của 367 người thì ta có thể nhận thấy, có rất
nhiều lý do để giới trẻ ngày nay không mặc lại những bộ đồ dù chỉ mới
mặc một lần. Trong đó, “vì nhu cầu” là lý do được chọn nhiều nhất với 144
lựa chọn. Vì những “dịp” cần sử dụng đã qua, nên “nhu cầu” dùng những
bộ quần áo đấy cũng khơng cịn nữa. Những lý do có số người chọn cao
tiếp theo là vì “khơng cịn phù hợp với cơ thể” với 141 người lựa chọn và
vì “khơng cịn thích” có 127 người chọn.

Từ đó ta có thể rút ra nhận xét, những bộ quần áo không được sử
dụng nữa hầu hết là vì lý do chủ quan, sở thích của người mặc. Sự lựa
chọn của người khảo sát được rải rác ở nhiều lý do khác nhau, tuy nhiên
phần lớn là những lý do chủ quan, cịn lý do “vì khơng cịn phù hợp với
cơ thể” chỉ đứng vị trí thứ hai sau “vì nhu cầu” và vị trí thứ ba là “vì khơng
cịn thích”.
b) Giá trị kinh tế của những món đồ chỉ mặc một lần.
Theo số liệu báo cáo, trong đó nữ chiếm số lượng nhiều hơn với 248
người cao gấp 2,08 lần so với nam (119 người). Giá trị của mỗi món đồ
rơi vào nhiều tầm giá, nhưng chủ yếu rơi vào khoảng từ
200.000 VNĐ đến 500.000 VNĐ cả nam và nữ với số lượng lần lượt là 74
người chọn (20,16%) và 148 người chọn (40,33%), nữ cao gấp 2 lần nam

với tổng số lựa chọn là 222 người chiếm 60,49%. Mức giá của mỗi món đồ
được nhiều người chọn tiếp theo là dưới 200.000 VNĐ trong đó nữ có 78
người cao gấp 2,89 lần nam với 27 người. Với giá trị món đồ khoảng từ
500.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ chỉ chiếm 8,99% với 33 người chọn trong
đó nữ có 20 người, nam là 13 người. Mức giá trên 1.000.000 VNĐ cho mon
đồ thì nam có 5 người chọn cao hơn nữ là 2 người, tuy nhiên đây là lựa
chọn ít nhất chỉ chiếm 1,91%.


Khảo sát giá trị những món đồ được mặc một lần
160
140
120
100
80
60
40
20
0

Để tăng độ chính xác về giá trị của mỗi món đồ, nhóm đã sử dụng
phương pháp suy diễn thống kê để đánh giá mức độ tin cậy (với
mức độ tin cậy là 95%)
Để thuận tiện cho việc tính tốn, khi đó các mức đặc điểm (Dưới
200.00 VNĐ – Trên 1.000.000 VNĐ) sẽ lần lượt tương ứng với các
con số 1; 2; 3; 4.
Ta có n = 367
Trung bình mẫu của dữ liệu :
Phương sai mẫu và độ lệch chuẩn của dữ liệu:
= 0,08520444 s =0,7108366463

Sử dụng độ tin cậy là 95%, ta có:
Sai số ước lượng :

= 0,1884532671

Khoảng tin cậy về giá trị của mỗi món đồ của giới trẻ:
= [1,841961853 ± 0,1884532671] = [1,653508586;2,03041512]
c) Đánh giá tác hại của thực trạng mặc một lần rồi “bỏ đó”.


Biểu đồ: Đánh giá mức ảnh hưởng của hiện trạng tới
kinh tế, xã hội, môi trường
Theo như số liệu thống kê cho thấy, có 216/367 người (chiếm
58,86%) cảm thấy đáng quan ngại về vấn đề mặc một lần rồi bỏ. Và
có 36,2% tức 133 người cảm thấy bình thường đối với hiện trạng này.
Một phần rất nhỏ cảm thấy không hề có vấn đề gì gồm 18 người
chiếm 4,9%.
Qua đó có thể thấy, có khá nhiều người đã nhận biết được điều
đáng quan ngại của thực trạng mặc một lần rồi bỏ, tuy nhiên vẫn cịn
số ít chưa nhìn ra được những vấn đề, hệ lụy của thực trạng này
mang đến. Tác hại đầu tiên mà ai cũng có thể dễ dàng thấy được
chính là tác động của ngành thời trang đối với môi trường, và ngành
công nghiệp sản xuất thời trang là một trong những ngành công
nghiệp gây ô nhiễm trên thế giới. Khi quần áo không được sử dụng
nữa và bị bỏ xó một góc tủ, rồi đến ngày nào đó sẽ được đem vứt bỏ,
các hóa chất trên quần áo như thuốc nhuộm có thể bị rửa trôi là ô
nhiễm môi trường đất, nước. Và quần áo ngày nay cũng khơng cịn
được sản xuất bằng những vật liệu tự nhiên nữa mà chủ yếu được
sản xuất bằng sợi dệt tổng hợp để tiết kiệm chi phí, việc sản xuất hay
tiêu hủy sợi tổng cũng đều gây ra ô nhiễm. Khi môi trường sống bị ô

nhiễm thì đời sống xã hội của con người cũng không tránh khỏi
những vấn đề xảy đến, cũng như thức ăn nguồn nước đều bị ảnh
hưởng. Thậm chí cả về sức khỏe của con người, đặc biệt là những
vấn đề về da.
2.3. Giải pháp để cải thiện thực trạng.
Thời trang nhanh đã thay đổi cách chúng ta mua sắm. Nó thúc đẩy
sự hình thành và phát triển thói quen sử dụng đồ 1 lần. Theo như số


liệu đã khảo sát có tới 43% số người có từ 1 đến 3 bộ quần áo chỉ
mặc qua 1 lần dẫn đến sự lãng phí khơng đáng có và là nguồn cơn
gây ơ nhiễm mơi trường. Vì thế những giải pháp được đề xuất sau
đây sẽ là điều cấp thiết cho vấn đề hiện tại.
a)

b)

Điều đầu tiên luôn là từ ý thức xuất phát từ những người tiêu
dùng. Thói quen xấu này đã và đang dẫn đến nhiều hệ lụy khác
nhau nhưng nó vẫn đang diễn ra bởi nhiều ngun do nhưng
ln đến từ những thỏa mãn mà nó mang lại. Đó là lý do vì sao
mặc dù nhiều người cho rằng thực trạng này đáng quan ngại
(số người cho rằng vấn đề đáng quan ngại chiếm 58,86%)
nhưng vẫn có nhiều người tiếp diễn tình trạng này. Vì thế từ
người dùng phải biết kiểm sốt được thói quen này, khơng mua
q nhiều cũng như biết được cái gì nên mua và không nên
mua đông thời đừng chỉ theo trend một cách bừa bãi.
Giải pháp thứ hai được đề xuất là đem cho tặng quần áo cũ. Tặng
quần áo để làm từ thiện có vẻ là việc đơn giản dễ làm. Tuy nhiên,
điều này nói thì dễ hơn làm. Điều đầu tiên, mọi người ln có tâm

lý bộ đồ đấy lần sau sẽ mặc lại với nhiều lý do khác nhau vì thế
mà nó cứ tồn tại mãi trong tủ đồ. Và việc “tiếc” một bộ đồ mà mình
“có thể” sẽ mặc trong tương lại dẫn đến tâm lý không muốn bỏ bộ
đồ đó, mang nó đi cho tặng. Thứ hai là việc qun góp quần áo
địi hỏi phải có tổ chức, lập kế hoạch và giặt ủi gọn gàng. Nhưng
sau đây là cách thức để thực hiện
Đầu tiên, lấy quần áo cũ sắp xếp và phân thành ba loại:
cho tặng, đồ kỷ niệm, và tái sử dụng.
o Đồ cho tặng: Hãy để những quần áo trong tình trạng tốt
và có thể mặc được vào thùng, sau đó đóng gói lại.
o Đồ kỷ niệm: Khi bạn sắp xếp những bộ quần áo để cho
tặng, bạn sẽ tìm thấy một vài món đồ sẽ làm bạn có
suy nghĩ như lỡ sau mình có dịp mặc, lỡ sau này mình
gầy lại thì mặc lại được nó thì sao hay những bộ đồ đó
gợi cho bạn nhớ về một sự kiện đặc biệt khác trong
cuộc đời mình khiến bạn khơng nỡ bỏ nó... Nếu thế,
bạn có thể chọn vài món cho vào hộp đồ kỷ niệm,
nhưng chỉ nên giới hạn trong khoảng 10 món đồ.
o Tái sử dụng: Những gì cịn lại khơng thể sử dụng không
nên được xem là rác thải. Chúng ta hãy để chúng vào
hộp tái sử dụng.


c)

d)

Bạn nên giặt sạch tất cả mọi thứ trong đống đồ quyên góp,
đừng nghĩ nhiều khi bạn đang gấp chúng lại để cho vào thùng,
cố chống lại sự thôi thúc rằng có thể sau này mình có thể mặc

những bộ quần áo này. Sau đó hãy tìm những địa điểm có nhu
cầu nhận đồ quyên góp, tốt nhất là nếu địa phương bạn ở có
các tổ chức từ thiện kêu gọi quyên góp đồ cũ, hãy tận dụng điều
đó.
Trao đổi quần áo – Một giải pháp bền vững để bảo vệ môi
trường. Môi trường bị ô nhiễm là một tác động dễ nhận thấy
nhất bởi qua số liệu khảo sát và thống kê, có đến 280/367 người
tham gia khảo sát, chiếm 76.3% nhận thức được thói quen này
ảnh hưởng đến môi trường sống. Để bảo vệ môi trường cũng
như đời sống của chính chúng ta, việc cần làm là phải tìm ra một
phương pháp hiệu quả. Trao đổi quần áo là một định nghĩa đang
phổ biến gần đây, việc này được xem như một giải pháp đối với
việc giảm thiểu tác hại của ngành công nghiệp thời trang đối với
môi trường. Tại sao chúng ta phải mua quần áo mới khi ta có
thể trao đổi quần áo khơng dùng nữa với quần áo của người
khác? Trao đổi quần áo, nói một cách đơn giản là cho quần áo
của chúng ta có thêm một vịng đời. Thay vì cất nó trong tủ đồ
rồi sau này vứt bỏ những chiếc áo, quần,…của chúng ta ra bãi
rác, hãy trao đổi với người khác.
Trao đổi quần áo giúp giảm lượng rác thải, giữ môi trường sạch
sẽ và trong lành hơn. Hơn nữa, một số lượng lớn quần áo cũng
được tái sử dụng. Thay vì chỉ để nó ở trong tủ với qua một hai
lần sử dụng. Kết quả là nó sẽ giúp hạn chế nhu cầu sử dụng
nước, năng lượng và nguyên liệu thô. Bên cạnh đó, trao đổi
quần áo cũng sẽ giúp chính chúng ta làm mới tủ đồ của mình
và sở hữu được nhiều kiểu quần áo khác nhau với giá tiền rẻ
hơn, từ đó chúng ta sẽ có cơ hội tiết kiệm tiền cho những khoản
chi cần thiết khác.

Những giải pháp trên, từ xuất phát bởi ý thức người dùng, cho

tặng vừa nhằm giải quyết những tồn đọng, thừa thải cũng như giúp đỡ
những người thiếu thốn hơn hay trao đổi quần áo tuy không hẳn là một
giải pháp tuyệt đối, nhưng thực tế cho thấy nó có thể giúp giảm thiểu sự
ô nhiễm gây ra bởi ngành công nghiệp này từ việc hạn chế số lượng
quần áo bị thải ra mỗi năm cũng như cho ta những sự lựa chọn thời
trang mới mẻ hơn. Nhưng bên cạnh đó, hàng secondhand và đồ


×