Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tiểu luận KT học giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.87 KB, 7 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

BÀI TIỂU LUẬN
Học phần: Kinh tế học giáo dục

Người hướng dẫn khoa học:

HÀ NỘI - 2018


Đề bài
Trình bày quan hệ cung cầu về giáo dục và phương thức điều chỉnh quan hệ
cung cầu đó
Bài làm
1. Mối quan hệ cung cầu trong giáo dục
Giáo dục trong nhiều thập kỷ qua đã làm nhiều ngưӡi thҩt vọng. Nó khơng
cịn đầy hứa hẹn như mọi ngưӡi từng nghĩ. Ngưӡi có giáo dục tốt hơn chưa hẵn
đҥt thu nhập cao hơn. Nước giàu chưa chắc được giàu hơn. Bҩt bình đ ng về thu
nhập vẫn cịn đó. Đói nghèo chưa biến mҩt. Thêm vào đó là khủng hoҧng tài
chính cơng. Chính vì vậy, mỗi đồng USD đầu tư vào giáo dục đều phҧi tính đến
hiệu suҩt của nó. Theo Vandenberghe (1999a), những nhân tố này (cùng các
nhân tố khác) đã dẫn đến kết luận rằng các yếu tố từ phía cung đáng được quan
tâm hơn. Nguyên lý cung - cầu, hay quy luật cung cầu, phát biểu rằng thông qua
sự điều chỉnh của thị trường, một mức giá cân bằng (còn gọi là mức giá thị
trường) và một lượng giao dịch hàng cân bằng (lượng cung cấp bằng lượng nhu
cầu) sẽ được xác định.
1.1. Cầu trong giáo dục
Nhu cầu giáo dục chỉ nhu cầu của cá nhân hay của xã hội về giáo dục.
Nhu cầu giáo dục có thể được chia ra thành nhu cầu xã hội về giáo dục và nhu
cầu cá nhân về giáo dục.


a, Nhu cầu xã hội về giáo dục
Là nhu cầu về giáo dục được phát sinh từ nhu cầu cần có nguồn nhân lực
có trình độ chun mơn để phát triển kinh tế - xã hội cho một quốc gia trong một
giai đoạn nhất định trong tương lai. Đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục sẽ góp
phần rất lớn cho sự ổn định, phồn vinh, tiến bộ của toàn xã hội.
Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu xã hội về giáo dục:
- Trình độ phát triển kinh tế và khoa học công nghệ:
Yếu tố này tác động đến nhu cầu xã hội về giáo dục dưới hai phương
diện. Một là, yếu tố này tạo ra các tầng bậc khác nhau, các trình độ giáo dục
2


khác nhau. Kinh tế và khoa học công nghệ càng phát triển thì phân cơng ngành
nghề và chun mơn hóa càng sâu, đòi hỏi nhiều chủng loại nhân lực với trình
độ chun mơn khác nhau. Hai là, yếu tố này tạo ra tính liên tục của nhu cầu xã
hội về giáo dục, tức là do kinh tế và khoa học cơng nghệ phát triển nhanh chóng
nên ngành nghề cũng thay đổi theo. Những ngành nghề đã được đào tạo nhanh
chóng bị lạc hậu, cần học ngành nghề mới. Do vậy, nhu cầu xã hội về giáo dục
luôn luôn phát sinh, địi hỏi cần được đáp ứng.
- Chủ trương, chính sách của nhà nước: Chủ trương, chính sách của Nhà
nước về giáo dục sẽ tác động trực tiếp đến quy mô nhu cầu xã hội về giáo dục.
Ví dụ, nếu Nhà nước chủ trương phổ cập giáo dục 9 năm thì nhu cầu xã hội về
giáo dục sẽ tăng lên so với khi chỉ tiến hành phổ cập giáo dục 5 năm.
- Tình hình dân số: Do đối tượng của giáo dục là con người, chủ yếu là trẻ
em và thanh thiếu niên, nên tình hình cơ cấu dân số của một đất nước, bao gồm
tốc độ tăng dân số và cơ cấu độ tuổi, sẽ quyết định xu hướng và quy mô nhu cầu
xã hội về giáo dục.
b, Nhu cầu cá nhân về giáo dục
Là nhu cầu về giáo dục của một cá nhân được lựa chọn xuất phát từ
những dự định về tri thức, kỹ năng, thu nhập, địa vị xã hội trong tương lai.

Động cơ của nhu cầu cá nhân về giáo dục bao gồm:
- Nhu cầu về địa vị xã hội: Có được một địa vị cao trong xã hội là động
lực khá quan trọng để con người học hành. Mỗi một người thuộc một giai cấp
đều hy vọng nâng cao địa vị xã hội của mình, trong điều kiện của nền kinh tế thị
trường, địa vị xã hội không phải là truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà là
một sự giáo dục tốt sẽ là điều kiện tốt để nâng cao địa vị xã hội.
Nhu cầu cá nhân về giáo dục chịu tác động của rất nhiều yếu tố, trong đó
chủ yếu là các nhân tố sau:
- Khả năng bẩm sinh của mỗi người. Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh
hưởng đến nhu cầu cá nhân về giáo dục. Người có năng lực bẩm sinh cao thì có

3


khả năng tiếp nhận trình độ giáo dục cao, do đó nhu cầu giáo dục của họ khá
lớn.
- Nhu cầu về cuộc sống tinh thần: Cùng với sự tiến bộ của xã hội, mức thu
nhập cao và thời gian rảnh rỗi của con người cũng nhiều hơn, việc đáp ứng được
những nhu cầu về lòng ham hiểu biết, phong phú đời sống tinh thần, nâng cao
chất lượng cuộc sống ngày càng bức thiết.
- Nhu cầu về đời sống vật chất: Đây là động cơ chủ yếu về nhu cầu giáo
dục của đại đa số người dân. Người ta muốn tiếp thu giáo dục, và mục tiêu kinh
tế là họ muốn có thu nhập cao và những lợi ích trong tương lai.
- Hoàn cảnh kinh tế - xã hội của gia đình. Vì đi học phải đóng tiền, nên
những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn thì chắc chắn tác động đến việc
cho con em họ đi học. Tại rất nhiều nước đang phát triển, nhiều trẻ đủ tuổi di
học muốn tới trường mà không được và cũng không í tem phải bỏ học giữa
chừng. Một trong những nguyên nhân quan trọng của hiện tượng trên là gia đình
học sinh khơng thể chi trả được học phí trong thời gian con họ đi học.
- Mức học phí. Học phí là giá thành giáo dục mà học sinh phải chi trả.

Nếu học phí q cao thì sẽ tác động đến khả năng chi trả của học sinh và do đó
sẽ tạo ra sức ép lên nhu cầu cá nhân về giáo dục. (Nguyên lý cung – cầu)
- Lợi ích trong tương lai của giáo dục đối với cá nhân (hay tỷ lệ đầu tư có
hiệu quả của giáo dục). Chúng ta bỏ qua các cơ hội đầu tư khác để đầu tư vào
giáo dục cuối cùng cũng là để thu được nguồn lợi kinh tế dự tính hoặc các nguồn
lợi khác. Nếu lợi nhuận trong đầu tư giáo dục cao hơn, nhu cầu giáo dục của mọi
người sẽ lớn hơn; nếu lợi nhuận trong giáo dục thấp hơn, hứng thú trong giáo
dục của mọi người sẽ giảm; nếu mức lợi này là khơng, thậm chí phải chịu lỗ thì
rất nhiều người sẽ bỏ cơ hội đi học, chọn lựa một ngành khác để đầu tư.
Lưu ý: Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu giáo dục cá nhân hồn tồn
khơng gây tác dụng như nhau; đối với những quốc gia, khu vực khác nhau, với
những người thuộc tầng lớp xã hội khác nhau thì các nhân tố gây tác dụng và
mức độ nặng nhẹ của tác dụng mà các nhân tố gây ra là khác nhau.
4


2.2. Cung giáo dục
Ở Việt Nam, điều này chỉ có thể thực hiện ở các trường tư vì các trường
cơng thường do nhà nước bao cấp và chịu quy định tương đối chặt chẽ về mức
học phí. Nhưng để làm được việc này phải thỏa mãn hai điều kiện: trường phải
là trường có chất lượng cao, ít nhất là trong cơng nhận của người đóng tiền, và
thị trường tài chính phải hoạt động hoàn hảo – tức là những gia đình nghèo có
thể vay tiền để lo học phí cho con. Đối với Việt Nam và cũng như nhiều nước
khác, điều kiện thứ hai rất khó thỏa mãn vì thị trường tài chính dành cho giáo
dục hoҥt động khơng hồn hҧo. Vì thế, giải pháp có thể là kết hợp mơ hình thi
tuyển do Fernandez và Gali (1999) đề xuất với học bổng nhà nước dành cho
người thu nhập thập Cung giáo dục là những cơ hội mà cơ quan giáo dục các
cấp của một nước hoặc một khu vực có khả năng cung cấp cho người tiếp nhận
giáo dục trong một thời gian nào đó.
Cung giáo dục chịu ảnh hưởng của những nhân tố sau đây:

- Đội ngũ giáo viên: giáo dục trong trường học được thực hiện thông qua
giáo viên, giáo viên là nguồn nhân lực quan trọng nhất trong nguồn đầu tư giáo
dục. Cung giáo viên bao gồm hai mặt là chất và lượng, tình trạng của hai mặt
chất và lượng của cung giáo viên đều ảnh hưởng đến cung giáo dục cụ thể số
lượng giáo viên ít, chất lượng giáo viên thấp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo
dục, và mức độ thấp kém của chất lượng giáo dục sẽ làm giảm nhu cầu xã hội về
giáo dục.
- Bố trí nguồn đầu tư cho giáo dục. Nguồn đầu tư giáo dục là cơ sở vật
chất để cung cấp và phát triển giáo dục. Chỉ có đầu tư đầy đủ cho giáo dục thì
mới có thể cung cấp đầy đủ trường học, giáo viên và thiết bị cho người học, mới
có thể khơng ngừng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhằm làm mới kiến thức, đáp
ứng nhu cầu bồi dưỡng nhân tài. Nhưng nguồn đầu tư luôn có hạn, mà mục tiêu
phát triển thì lại rất nhiều, do vậy cần phải cân đối nguồn đầu tư có hạn giữa các
ngành, nhằm tối ưu hóa lợi ích xã hội.

5


- Giá thành đơn vị giáo dục. Gía thành đơn vị giáo dục chỉ giá thành bình
qn tức là tồn bộ chi phí để đào tạo một loại học sinh nào đó thuộc cấp học
nào đó. Khi tổng lượng đầu tư cho giáo dục là một con số nhất định, giá thành
đơn vị giáo dục cao, thì cơ hội giáo dục mà xã hội có thể cung cấp sẽ giảm do
vậy giá thành đơn vị giáo dục cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến cung giáo dục.
- Thái độ và nhận thức của xã hội về giáo dục. Trong xã hội hiện đại, chi
phí giáo dục là một khoản đầu tư có tính sản xuất, tác dụng của nó cịn lớn hơn
là đầu tư vật chất, nó khơng những góp phần trực tiếp vào sự tăng trưởng kinh tế
thông qua nâng cao hiệu quả sản xuất của người lao động, nó cịn có tác dụng ổn
định xã hội, bảo đảm an ninh xã hội. Nhận thức đúng hay sai về vai trò của giáo
dục sẽ quyết định sự đúng đắn trong sự lựa chọn đầu tư và ảnh hưởng vô cùng to
lớn trong cung giáo dục. Nếu một quốc gia nào nhận thức đúng đắn về vấn đề

này sẽ làm tăng cơ hội giáo dục mà xã hội đang cần.

2. Phương thức điều chỉnh quan hệ cung cầu giáo dục
Giữa cung và cầu giáo dục luôn tồn tại mâu thuẫn. Trong thực tế, nhu cầu
của con người là vô hạn, nhu cầu của xã hội cũng là vô hạn; song nhu cầu có khả
năng chi trả lại là hữu hạn. Tuy nhiên điều kiện vật chất để đáp ứng các nhu cầu
đó là hữu hạn, điều kiện vật chất này có thể là của xã hội, nhưng cũng có thể là
của cá nhân. Do vậy, ở đây xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu và điều kiện đáp
ứng nhu cầu.
Mục tiêu theo đuổi và điểm xuất phát của nhu cầu giáo dục cá nhân và xã
hội không giống nhau trên các phương diện số lượng, chất lượng, loại hình, trình
độ, ngành nghề và thời gian đáp ứng. Mâu thuẫn này thường xuyên tồn tại đặc
biệt ở các nước đang phát triển.
Sự mất cân đối giữa cung và cầu giáo dục luôn luôn là vấn đề thách thức
đối với mọi quốc gia, nhưng trạng thái mất cân đối hợp lý cũng chính là động
lực của phát triển, tuy nhiên nếu sự mất cân đối này vượt quá giới hạn cho phép
6


sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân kinh tế và giáo dục. Do vậy, phải
điều tiết mâu thuẫn giữa cung và cầu giáo dục. Trên thực tế, Chính phủ các nước
ln tìm cách điều tiết sự mất cân đối giữa cung và cầu giáo dục bằng các hình
thức sau:
- Điều tiết bằng thị trường: trong nền kinh tế hàng hóa, sản xuất và dịch
vụ được bàn tay vơ hình của thị trường điều tiết thơng qua quy luật giá cả. Đối
với lĩnh vực giáo dục, học phí được xem là giá cả của giáo dục nó được hình
thành từ cung cầu giáo dục, và nó sẽ quay trở lại điều tiết cung cầu giáo dục.
Học phí và cung cầu giáo dục có những xu hướng ngược nhau, học phí tăng, nhu
cầu giáo dục giảm, cung giáo dục lại tăng và ngược lại, học phí giảm, nhu cầu
giáo dục tăng, cung giáo dục lại giảm.

- Điều tiết bằng Nhà nước: trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước ln
đóng vai trị điều tiết, can thiệp để cân bằng các mâu thuẫn phát sinh trong quá
trình phát triển của xã hội. Nhà nước điều tiết các mâu thuẫn xã hội bằng các
chính sách kinh tế - xã hội, bằng biện pháp hành chính, bằng các biện pháp kinh
tế…
- Điều tiết bằng thị trường kết hợp với điều tiết bằng Nhà nước
- Điều tiết bằng TT kết hợp với điều tiết bằng NN
Nếu ĐT bằng cơ chế TT: sinh ra bất cơng bằng XH
Nếu ĐT bằng NN: kìm hãm năng động, sáng tạo, phát triển
Căn cứ vào từng trường hợp mà sử dụng để đạt mục tiêu

7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×