Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TIỂU LUẬN MÔN HỌC GIÁO DỤC SO SÁNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.66 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
GIÁO DỤC SO SÁNH
Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Tiến Đạt
Học viên: Nguyễn Thị Hạnh
Cao học QLGD K12 Lớp 1
HÀ NỘI - 2013
Nhận xét của giảng viên chấm bài:









Điểm: Giảng viên (kí tên):
2
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc làm sau khi tốt nghiệp luôn là vấn đề bức xúc không chỉ đối với
bản thân sinh viên mà cả đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Có một việc
làm đúng với ngành nghề đào tạo luôn là mơ ước của không chỉ sinh viên tốt
nghiệp ra trường mà ngay cả với các em còn ngồi trên ghế giảng đường đại
học. Đây cũng là một trong những vấn đề nhức nhối và luôn được xã hội quan
tâm.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, việc biết mình
biết người là một phương cách quan trọng để tăng cường khả năng cạnh tranh.


Giáo dục đại học cũng nằm trong guồng quay đó. Việc so sánh giữa cơ sở đào
tạo này với cở sở đào tạo ở các khía cạnh khác nhau trên tinh thần bình đẳng và
nguyên tắc khách quan khoa học sẽ góp phần giúp các nhà trường biết rõ hơn
những ưu nhược điểm của trường mình trong sự so sánh với ưu nhược điểm
của trường khác. So sánh không phải để chứng minh tính ưu việt của hoạt động
đào tạo của trường mình hay sự yếu kém của một cơ sở đào tạo nào đó mà để
có cái nhìn khách quan, toàn diện về thực tế chất lượng và hiệu quả của các
mảng hoạt động của trường.
Vấn đề việc làm cho sinh viên tốt nghiệp luôn là vấn đề quan tâm hàng
đầu của bất kỳ cơ sở đào tạo nào. Vì vậy, việc so sánh tỷ lệ sinh viên có việc
làm sau tốt nghiệp giữa các cơ sở đào tạo, từ đó tìm ra biện pháp tăng tỷ lệ có
việc làm của sinh viên tốt nghiệp là một trong những hoạt động thiết yếu, quan
trọng đối với cơ sở giáo dục cần cải thiện vấn đề này.
Trường Đại học FPT và Học viện Quản lý giáo dục là hai cơ sở đào tạo
mà tôi có hiểu biết khá sâu sắc vì một nơi là nơi tôi đang công tác và một nơi là
nơi tôi đã có 4 năm học đại học. Hai trường vừa có những điểm tương đồng và
có những điểm khác biệt trên nhiều khía cạnh trong đó có mảng việc làm của
sinh viên tốt nghiệp.
3
Xuất phát từ những yêu cầu trên và từ thực tế tình trạng việc làm của
sinh viên sau khi tốt nghiệp, sau khi học xong môn Giáo dục so sánh em đã áp
dụng và chọn viết tiểu luận: “So sánh tỷ lệ có việc làm và có việc làm đúng
ngành đào tạo của sinh viên tốt nghiệp trường Đại học FPT và Học viện
Quản lý giáo dục. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm tăng tỷ lệ có việc
làm và có việc làm đúng ngành đào tạo cho sinh viên tốt nghiệp Học viện
Quản lý giáo dục».
2. Mục tiêu nghiên cứu
So sánh tỷ lệ có việc làm và có việc làm đúng ngành đào tạo của sinh
viên Trường Đại học FPT và Học viện Quản lý giáo dục sau 12 tháng tốt
nghiệp. Từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao tỷ lệ có việc làm và có

việc làm đúng ngành đào tạo cho sinh viên tốt nghiệp Học viện Quản lý giáo
dục.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về tỷ lệ có việc làm và có việc làm
đúng ngành đào tạo của sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học FPT và Học viện
Quản lý giáo dục
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu số liệu thống kê về tình hình việc làm
của sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học FPT và Học viện Quản lý giáo dục
trong 2 năm: 2011 và 2012 (Vì hai trường đều mới có sinh viên tốt nghiệp từ
năm 2011 và chu lỳ thống kê việc làm của sinh viên tốt nghiệp của 2 trường là
12 tháng kể từ ngày tốt nghiệp).
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng lý luận về giáo dục so sánh, quản lý giáo dục trên lĩnh
vực GD-ĐT và sử dụng phương pháp điều tra thực trạng, thu thập số liệu, so
sánh, đối chiếu, pương pháp phân tích đánh gia trên biểu đồ, phương pháp so
sánh tổng hợp.
4
5. Kết cấu của tiểu luận:
Ngoài lời nói đầu và kết luận, nội dung của Tiểu luận được chia thành 3
chương và các vấn đề cụ thể như sau:
Chương 1: Sơ lược bối cảnh, hoạt động đào tạo của Trường Đại học FPT
và Học viện Quản lý giáo dục
Chương 2: So sánh tỷ lệ có việc làm và có việc làm đúng ngành đào tạo
của sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học FPT và Học viện Quản lý giáo dục
Chương 3: Những nhận xét về tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp
Học viện Quản lý giáo dục. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm tăng tỷ lệ có
việc làm đúng ngành đào tạo cho sinh viên tốt nghiệp Học viện Quản lý giáo
dục
5
B. PHẦN NỘI DUNG

I. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ VÀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
FPT VÀ HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
1.1. Sơ lược về lịch sử và hoạt động đào tạo của Trường Đại học FPT
Trường Đại học FPT và Học viện Quản lý giáo dục đều là những trường đại
học có quyết định thành lập từ năm 2006 và trong 7 năm đào tạo mỗi trường
đều có những thành tựu đáng ghi nhận trong lĩnh vực đào tạo của mình.
Trường Đại học FPT được thành lập theo quyết định số 208/2006/QĐ-TTg
ngày 08/09/2006 của Thủ tướng Chính phủ với tổ chức tiền thân là hệ thống
đào tạo lập trình viên Aptech. Trường được thành lập với mục tiêu ban đầu tập
trung vào việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao chuyên
ngành CNTT và các nhóm ngành khác có liên quan cho tập đoàn FPT, các
doanh nghiệp CNTT Việt Nam cũng như cho các tập đoàn CNTT toàn cầu tại
khắp nơi trên thế giới.
Trường được thành lập và hoạt động với sứ mệnh: “Trở thành trường
đại học thế hệ mới trong lĩnh vực CNTT và các nhóm ngành khác trên cơ sở
lấy CNTT làm nền tảng, có triết lý giáo dục hiện đại, trên cơ sở xây dựng các
chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, gắn liền đào tạo với nhu cầu
thực tiễn, nghiên cứu với triển khai các thành tựu công nghệ hiện đại, nhằm
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tổ chức/Doanh nghiệp tại Việt
Nam và khắp nơi trên thế giới.”
Đặc thù của nhà trường là: Đào tạo định hướng công việc; Nội dung và
phương pháp giáo dục hiện đại; Đào tạo con người toàn diện, hài hòa; Chương
trình luôn được cập nhật và tuân thủ các chuẩn công nghệ quốc tế; Đặc biệt chú
trọng năng lực ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm và các kỹ
năng cá nhân khác.
Đến nay Trường Đại học FPT đang tổ chức đào tạo 05 ngành sau :
 Kỹ thuật phần mềm
 Điện tử và Truyền thông
6
 Khoa học máy tính (lớp đặc biệt đào tạo lên bậc tiến sĩ dành cho các

sinh viên tài năng)
 Quản trị kinh doanh
 Tài chính –Ngân hàng
Tính đến tháng 6 năm 2013, Trường Đại học FPT có 4993 sinh viên hệ
đại học chính quy. Trải qua 7 năm hoạt động, đến nay Trường có 813 sinh viên
tốt nghiệp, đóng góp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Tập đoàn FPT cũng
như một số doanh nghiệp CNTT khác trong và ngoài nước.
1.2. Sơ lược về lịch sử và hoạt động đào tạo của Học viện Quản lý giáo
dục
Học viện Quản lý giáo dục có tiền thân là Trường Bồi dưỡng giáo viên
và Cán bộ quản lý giáo dục, được Bộ Giáo dục ( nay là Bộ Giáo dục và Đào
tạo) thành lập từ tháng 6/1964.
Đến năm 1966 Bộ Giáo dục quyết định thành lập Trường Lý luận nghiệp
vụ giáo dục trực thuộc Bộ để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho CBQLGD
Năm 1976 Trường Cán bộ quản lý Giáo dục được thành lập theo quyết dịnh số
190/TTg ngày 01/10/1976 của Hội đồng Chính phủ.
Năm 1990 Bộ Giáo dục và Đào tạo được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Giáo
dục với Bộ Đại học, THCN và Dạy nghề thì Trường Cán bộ quản lý Giáo dục
và Đào tạo được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trường Cán bộ quản lý Giáo
dục, Trường Cán bộ quản lý Đại học, THCN và Dạy nghề và Trung tâm nghiên
cứu tổ chức quản lý và kinh tế học giáo dục.
Năm 2006 Học viện Quản lý giáo dục được thành lập trên cơ sở Trường
Cán bộ Quản lý giáo dục và Đào tạo, bắt đầu thời kỳ mới. Học vịên hiện tại tập
trung đào tạo 3 chuyên ngành : Quản lý giáo dục, Tâm lý học, Tin học ứng
dụng. Nghiên cứu các đề tài, đề án về khoa học giáo dục.
7
II. SO SÁNH TỶ LỆ CÓ VIỆC LÀM VÀ CÓ VIỆC LÀM ĐÚNG NGÀNH ĐÀO TẠO
CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT VÀ HỌC VIỆN QUẢN
LÝ GIÁO DỤC.
1. Thông tin số lượng sinh viên của Trường Đại học FPT và Học viện

Quản lý giáo dục
Bảng 1 : Số lượng sinh viên của 2 trường
từ năm học 2007 - 2008 đến nay
Trường
2007 -
2008
2008 -
2009
2009 -
2010
2010 -
2011
2011 -
2012
Trường Đại học
FPT
475 1157
1984
3548
4651
Học viện Quản
lý giáo dục
1340 2661
3761
4961
4660
Biểu đồ 1: Số lượng sinh viên của 2 trường từ năm học 2007 - 2008 đến nay
Nhìn vào biểu đồ so sánh số lượng sinh viên của 2 trường trong 05 năm
gần đây, ta thấy khoảng cách chênh lệch giữa 2 trường ngày càng được rút
ngắn và có xu hướng tăng dần qua các năm : Số lượng sinh viên Trường Đại

học FPT tăng nhanh qua các năm, thể hiện hiệu quả của công tác tuyển sinh và
số lượng sinh viên Học viện Quản lý giáo dục tăng đều qua các năm. Đến năm
học 2011-2012 thì số lượng sinh viên 2 trường gần như tương đương nhau.
8
2. So sánh tỷ lệ sinh viên có việc làm và có việc làm đúng ngành đào
tạo của sinh viên sau khi tốt nghiệp Trường Đại học FPT và Học
viện Quản lý giáo dục.
2.1. Số lượng sinh viên tốt nghiệp của Trường Đại học FPT và Học viện
Quản lý giáo dục từ năm 2011 đến nay.
Do cả 2 trường đều tuyển sinh khóa đầu tiên từ năm 2007, do vậy đến
năm 2011 mới có sinh viên tốt nghiệp. Vì vậy số liệu việc làm của sinh viên tốt
nghiệp được xem xét từ năm 2011 đến nay. Việc thống kê tình hình việc làm
của sinh viên tốt nghiệp được 2 trường thực hiện sau 6 tháng và một năm kể từ
ngày sinh viên tốt nghiệp.
Ngoài ra, Đại học FPT có đặc thù so với các trường đại học khác là một
năm học có 3 lần tốt nghiệp tương đương với 3 kỳ học ở đây. Vì vậy, số liệu
năm 2013 của trường Đại học FPT mới là số liệu sinh viên tốt nghiệp đợt 1 của
trường. Ngoài ra do thắt chặt đầu ra nên số lượng sinh viên tốt nghiệp hằng
năm của trường cũng không đạt tỷ lệ cao như các trường đại học khác.
Bảng 2 : Số lượng sinh viên tốt nghiệp của Trường Đại học FPT và Học
viện Quản lý giáo dục từ năm 2011 đến nay
Trường 2011
2012 2013
Trường Đại học FPT 305
282 226
Học viện Quản lý
giáo dục
1298
1301 1112
9

Biểu đồ 2: Số lượng sinh viên tốt nghiệp của 2 trường từ năm 2011 đến nay
Nhìn vào biểu đồ ta thấy số lượng sinh viên tốt nghiệp Học viện quản lý
giáo dục cao hơn hẳn so với sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học FPT.
2.2. Tỷ lệ có việc làm và có việc làm đúng ngành đào tạo của sinh viên tốt
nghiệp Trường Đại học FPT và Học viện Quản lý giáo dục.
Trường Đại học FPT và Học viện Quản lý giáo dục thống kê số lượng sinh
viên tốt nghiệp có việc làm và có việc làm đúng ngành đào tạo sau 12 kể từ
ngày tốt nghiệp của sinh viên. Vì vậy, số liệu về số lượng và tỷ lệ sinh viên có
việc làm của 2 trường chỉ thống kê đến năm 2012.
2.2.1. Tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học FPT và
Học viện Quản lý giáo dục.
Bảng 3 : Số lượng và tỷ lệ có việc làm trong vòng 12 tháng sau khi tốt nghiệp
của sinh viên Trường Đại học FPT Học viện Quản lý giáo dục năm 2011 và
2012
Trường 2011
2012
Trường Đại học FPT
300
271
98.4%
96.4%
Học viện Quản lý giáo
dục
766
611
59%
47%
10
Biểu đồ 3 : Tỷ lệ có việc làm trong vòng 12 tháng sau khi tốt nghiệp của sinh
viên Trường Đại học FPT và Học viện Quản lý giáo dục năm 2011 và 2012

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp đại học
FPT cao gần gấp đôi so với sinh viên tốt nghiệp Học viện Quản lý giáo dục. Tỷ
lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm của Trường Đại học FPT rất cao và có xu
hướng giữ ổn định từ năm 2011 đến năm 2012. Trong khi đó tỷ lệ sinh viên tốt
nghiệp Học viện Quản lý giáo dục khá thấp, và có xuông hướng giảm qua 2
năm.
2.2.2. Tỷ lệ có việc làm đúng ngành đào tạo của sinh viên tốt nghiệp Trường
Đại học FPT và Học viện Quản lý giáo dục.
Bảng 4 : Số lượng và tỷ lệ có việc làm đúng ngành đào tạo
trong vòng 12 tháng sau khi tốt nghiệp của sinh viên
Trường Đại học FPT và Học viện Quản lý giáo dục năm 2011 và 2012
Trường 2011
2012
Trường Đại học FPT
258
241
86%
89%
Học viện Quản lý giáo
dục
544
397
71%
65%
11
Biểu đồ 4 : Tỷ lệ có việc làm đúng ngành đào tạo trong vòng 12 tháng sau khi
tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học FPT và Học viện Quản lý giáo dục
năm 2011 và 2012
Nhìn vào biểu đồ, ta thấy, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành
đào tạo của trường Đại học FPT cao hơn và có xu hướng tăng nhé qua 2 năm

so với Học viện Quản lý giáo dục. Học viện Quản lý giáo dục có tỷ lệ sinh viên
tốt nghiệp có việc làm đúng ngành đào tạo thấp hơn và có xu hướng giảm từ
năm 2011 đến 2012.
12
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH VIỆC LÀM CỦA SINH
VIÊN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG TỶ LỆ SINH VIÊN TỐT NGHIỆP
CÓ VIỆC LÀM VÀ CÓ VIỆC LÀM ĐÚNG NGÀNH ĐÀO TẠO CHO
SINH VIÊN Ở ĐÂY
3.1. Nhận xét về tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp Học viện
Quản lý giáo dục
Qua số liệu ở Chương II và trong sự đối chiếu với các số liệu về tình hình
việc làm của sinh viên tốt nghiệp trường Đại học FPT, xin có mấy nhận xét
dưới đây về tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp Học viện Quản lý giáo
dục:
- Số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm Học viện Quản lý giáo dục là
khá lớn, trung bình khoảng 1200 sinh viên một năm.
- Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau 12 tháng kể từ ngày tốt
nghiệp của Học viện Quản lý giáo dục thấp và có xu hướng giảm qua 2 năm
2011, 2012
- Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành đào tạo của Học viện
Quản lý giáo dục đạt ở mức khá, khoảng 70% và có xu hướng giảm qua 2 năm.
3.2. Một số nguyên nhân dẫn tỷ lệ có việc làm và có việc làm đúng
ngành đào tạo thấp của sinh viên tốt nghiệp Học viện Quản lý giáo dục
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên tốt nghiệp khó tìm
được việc làm trong đó bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân
khách quan:
Về mặt khách quan: Trong bối cảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh có
nhiều khó khăn, nhu cầu tuyển dụng lao động bị thu hẹp. Đối với các cơ quan,
tổ chức nhà nước, nhu cầu tuyển dụng công chức, viên chức ngày càng có yêu

cầu cao hơn về chất lượng và có nơi thừa về số lượng. Một nguyên nhân khác,
việc có thêm nhiều cơ sở đào tạo (Trường cao đẳng, đại học) ra đời dẫn đến số
lượng sinh viên được đào tạo ở cùng các ngành, chuyên ngành ngày càng
nhiều, cung vượt cầu.
13
Về mặt chủ quan: Việc có được việc làm hay không, liên quan rất nhiều
đến phẩm chất, năng lực, trình độ, kỹ năng của người được đào tạo. Vì thế,
mặc dù số lượng sinh viên tốt nghiệp từ các ngành đào tạo hàng năm rất lớn
nhưng số đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng lao động không phải
nhiều. Ngoài ra, không phải đơn vị đào tạo nào cũng thực hiện tốt hoạt động
liên kết với các đơn vị sử dụng lao động để thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa
cung và cầu.
3.2. Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng tỷ có việc làm và có việc
làm đúng ngành đào tạo cho sinh viên tốt nghiệp Học viện Quản lý giáo
dục
3.2.1. Nhà trường:
- Nâng cao chất lượng đào tạo: Cập nhật chương trình, giáo trình đào tạo
theo hướng hiện đại, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng, áp dụng sơ đồ tư duy, tăng cường
hành, thực tập, tổ chức câu lạc bộ tuổi trẻ sáng tạo, chú trọng giáo dục cho sinh
viên những kỹ năng mềm về giao tiếp, xử lý tình huống, ngoại ngữ, tin học,
khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học
- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ người học về vấn đề việc làm:
+ Giới thiệu sinh viên đến thực tập tại các doanh nghiệp, tổ chức nhằm
cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với các đơn vị sử dụng lao động;
+ Làm vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có nhu
cầu sử dụng lao động với sinh viên
3.2.2. Người học
- Cần nâng cao nhận thức về việc học tập, rèn luyện, từ đó xác định động
cơ, thái độ học tập đúng đắn

- Phải có cách nhìn nhận mới về vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp ra
trường để trau dồi năng lực, phẩm chất cá nhân để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng
và có khả năng tự tìm kiếm việc làm-tự tạo việc làm-tạo việc làm cho người
khác
14
C. PHẦN KẾT LUẬN
Vấn đề việc làm cho người tốt nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu
cho bất kỳ một cơ sở đào tạo nào, bởi đó là thước đo thực tế nhất về chất lượng
đào tạo. Vì thế nâng cao tỷ lệ sinh viên có việc làm và có việc làm đúng ngành
đào tạo luôn là bài toán được đặt ra cho các trường đại học, cao đẳng.
Trên cơ sở có sự hiểu biết nhất định về tình hình việc làm của sinh viên tốt
nghiệp Trường Đại học FPT và Học viện Quản lý giáo dục, nhận thấy có nhiều
điểm tương đồng và khác biệt giữa 2 trường, em đã thực hiện so sánh như trên
với mong muốn nhìn nhận thực tế tình hình việc làm của Học viện Quản lý
giáo dục và đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện vấn đề.
Trong quá trình nghiên cứu và viết tiểu luận, với vốn kinh nghiệm bản
thân chưa nhiều nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn đề tiểu luận của em
được đầy đủ hơn.
NGƯỜI VIẾT
Phan Thị Nga
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tiến Đạt, Giáo dục so sánh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội
2. Nguyễn Tiến Đạt, Kinh nghiệm và thành tựu phát triển giáo dục và đào
tạo trên thế giới – Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, 2004
3. Nguyễn Tiến Đạt, Kinh nghiệm và thành tựu phát triển giáo dục và đào
tạo trên thế giới – Tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005
4. File theo dõi tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp trường Đại học

FPT
5. Thống kê tình hình việc làm của sinh viên Học viện Quản lý giáo dục

16

×