Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tìm hiểu về Virtual Private Network - VPN và Tunneling docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.58 KB, 3 trang )

Tìm hiểu về Virtual Private Network - VPN và
Tunneling
1. Private Network:
Đây là 1 dạng hệ thống mạng LAN riêng biệt sử dụng địa chỉ IP để chia sẻ dữ liệu
giữa các node được kết nối với nhau. Trong mô hình dạng này thì các ứng dụng và
cổng dữ liệu (được sử dụng để quản lý những giao thức kết nối) được thiết kế
riêng để tăng tính bảo mật. Private Network rất phù hợp với những văn phòng,
công ty có toàn bộ máy tính, thiết bị mạng ở cùng nơi, và nếu Private Network
được triển khai ở nhiều vị trí khác nhau, thì bộ phận quản trị sẽ phải mua thêm
đường truyền cố định – Dedicate, để đảm bảo quá trình truyền dữ liệu được thông
suốt trong thời gian hoạt động:

2. Hybrid Network:
Mô hình này có đôi chút khác biệt với Private Network, được thiết kế dành riêng
cho các trụ sở, văn phòng chính của công ty và khả năng truy cập, xử lý dữ liệu
trên diện rộng. Hệ thống Hybrid Network kết hợp được toàn bộ đặc tính kỹ thuật
của Private và Public network để giao tiếp với môi trường bên ngoài, nhưng vẫn
đảm bảo được tính bảo mật của doanh nghiệp. Về chức năng, Hybrid Network sẽ
điều hướng tất cả các mối liên kết, chia sẻ dữ liệu qua Private Network, trong khi
toàn bộ phần còn lại của hệ thống, cùng với việc gửi dữ liệu, tiếp nhập hoặc xử lý
thông tin sẽ đi qua đường dẫn của Public Network. Cũng giống như Private
Network, quá trình triển khai mô hình hệ thống này yêu cầu người sử dụng phải
có 1 đường truyền cố định – Dedicate để đảm bảo quy trình giao tiếp, giám sát
cũng như quản lý lượng thông tin bên trong được ổn định:

3. Vì sao các doanh nghiệp lại sử dụng VPN:
Nếu xét về mặt bản chất kỹ thuật, Private Network hoàn toàn có thể đảm bảo
được tính an toàn của dữ liệu được gửi và nhận, cũng như tốc độ truyền tải. Mô
hình hệ thống mạng đơn giản này chỉ yêu cầu 1 đường truyền cố định duy nhất để
gửi và nhận các thông tin đã được kiểm tra, nhưng sau khi triển khai Private
Network thì chúng ta lại phải áp dụng Public Network để giao tiếp với môi


trường bên ngoài. Và đây cũng là nguyên nhân phát sinh, dẫn tới sự phát triển
của Hybrid Network, với nhiều ưu điểm được kết hợp từ Private và Public
Network. Tuy nhiên, Hybrid Network sẽ sử dụng 2 đường truyền cố định dành
cho các kết nối Public vàPrivate riêng biệt. Ví dụ, nếu 1 tổ chức có 4 chi nhánh
khác nhau thì sẽ cần phải có đường truyền đảm bảo độ bảo mật để kết nối, bên
cạnh đó là việc truy cập qua hệ thống mạng WAN. Và để giải quyết vấn đề này,
nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn và sử dụng Virtual Private Network.
4. Virtual Private Network – VPN:
Như đã đề cập tới ở trên, hệ thống mạng theo mô hình Private và Hybrid với mức
chi phí khá cao và đường truyền riêng biệt để thực hiện kết nối tới các node. Công
nghệ VPN đã giúp người sử dụng cắt giảm rất nhiều lượng chi phí ban đầu cũng
như phát sinh so với hệ thống Public và Private Network, đồng thời cho phép
doanh nghiệp, tổ chức sử dụng giao tiếp WAN để kết nối tới hệ thống public và
private tương ứng. Lý do tại sao lại gọi là hệ thống ảo – Virtual bởi vì mô hình
này không yêu cầu thiết bị vật lý để bảo mật dữ liệu truyền tải. Công nghệ VPN sử
dụng nhiều chế độ mã hóa thông tin khác nhau nhằm chống lại việc xâm nhập trái
phép từ phía hacker, các chương trình có chứa mã độc hoặc những phương pháp
tấn công hệ thống phổ biến, cụ thểVPN sử dụng kỹ thuật tunneling để đảm bảo
mức độ an ninh của dữ liệu, dễ dàng tương thích với nhiều hệ thống kỹ thuật khác:

×