Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận lớp CCLLCT môn văn hóa học, khái niệm hệ giá trị và cách tiếp cận hệ giá trị văn hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.33 KB, 19 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU

Sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa ở thế kỷ XX và vai trị của nó ngày
càng tác động to lớn trong đời sống hiện đại, đang đặt ra những vấn đề cấp bách
cho nghiên cứu khoa học về văn hóa. Việc đẩy mạnh nghiên cứu Văn hóa học đã
dẫn đến những thay đổi lớn trong nhận thức đầy đủ và tồn diện về văn hóa.
Văn hóa học là một bộ môn khoa học tương đối mới, nó nghiên cứu văn hóa
nói chung và các hiện tượng văn hóa riêng biệt như văn hóa gia đình, tơn giáo,
nghệ thuật, lối sống, chính trị, kinh tế, giáo dục v.v... Có bao nhiêu nhà Văn hóa
học thì cũng có bấy nhiêu lý thuyết văn hóa, mỗi khuynh hướng Văn hóa học
đều quy định cách tiếp cận về đối tượng của mình.
Trong khn khổ bài tiểu luận này, em xin trình bày nội dung “Khái niệm
hệ giá trị và cách tiếp cận hệ giá trị văn hoá”.

1


PHẦN NỘI DUNG
1. Khái niệm Hệ giá trị
Giá trị là một khái niệm của nhiều bộ môn khoa học khác nhau, toán học,
xã hội học, triết học, nghệ thuật, văn hố học..., do vậy trong mỗi bộ mơn khoa
học, khái niệm này mang những hàm nghĩa khác nhau. Tiếp cận khái niệm “giá
trị văn hố truyền thống” từ góc độ văn hố học, một bộ mơn nghiên cứu mang
tính liên ngành, do vậy giá trị được hiểu theo những ý nghĩa sau :
Giá trị cũng như tập quán, chuẩn mực, tri thức... đều là sản phẩm của quá
trình tư duy, sản xuất tinh thần của con người, nó là yếu tố cốt lõi nhất của văn
hoá. Giá trị, giá trị văn hố là một hình thái của đời sống tinh thần, nó phản ánh
và kết tinh đời sống văn hố vật chất và văn hoá tinh thần của con người.
Giá trị là một khái niệm rộng và được xét trên nhiều phương diện của đời
sống xã hội. Gía trị có thể hiểu dùng để do giá trị, mức độ của một đối tượng,
hiện tượng nào đó. Từ giá trị được sắp xếp, phân loại tạo nên hệ giá trị. Ở đây, ta


tiếp cận những khái niệm trên ở góc độ văn hố xã hội
Trước đây triết học Mácxít ít nói đến giá trị. Trong cuốn từ điển triết học
do M.Rô-đen-tan và P.Iu-đin biên soạn tái bản lần ba năm 1972 mới đề cập đến
khái niệm này : Theo đó giá trị (số nhiều) là những khẳng định xã hội đặc biệt
về những đối tượng của thế giới bao quanh, biểu hiện các ý nghĩa tích cực hay
tiêu cực của những đối tượng ấy đối với con người và xã hội (hạnh phúc, lương

2


thiện và cái ác, cái đẹp và cái xấu, thể hiện ra trong các hiện tượng của đời sống
xã hội hoặc của thiên nhiên).
Theo Từ điển xã hội học của Đức, xuất bản năm 1951 định nghĩa : Gía trị
là những quan niệm thầm kín hay bộc lộ về những điều ao ước riêng về cá nhân
hay của nhóm. Những quan niệm ấy chi phối sự lựa chọn các phương thức,
phương tiện và mục tiêu của hành động.
Tuy có những cách tiếp cận khác nhau, nhưng các khái niệm trên đều tiếp
cận khái niệm giá trị ở những khía cạnh : Gía trị xã hội là quan niệm về cái có
nghĩa, được cộng đờng xã hội lựa chọn, cùng nhau chia sẻ và tơn vinh. Đó là tất
cả những gì có lợi, đáng ham chuộng hoặc kính phục đối với con người hoặc
nhóm đều có một giá trị. Bao gờm tồn bộ sự tờn tại Người trên thế giới này
gờm các giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Các giá trị bảo đảm sự tồn tại cuộc
sống của con người cộng đồng. Hoạt động sống của con người là thực thi các giá
trị. Đối với mỗi cá nhân giá trị xã hội là cái có trước. Gía trị xã hội biểu hiện
như một sự kiện văn hoá – xã hội. Do đó, nó là đối tượng của nghiên cứu của
văn hoá học.
Hệ (hay thang, bảng) giá trị xã hội là sự sắp xếp, phân loại các giá trị xã
hội – Thực thể của một nền văn hoá, là yếu tố tạo thành bản sắc của nền văn hoá
xác định. Văn hố lồi người là văn hố đa bản sắc – có nhiều hệ giá trị tờn tại
vừa song song, vừa đan cài vào nhau trong văn hố lồi người. Các nền văn hố

khác nhau có các hệ giá trị xã hội khác nhau. Cách phân loại giá trị nhìn chung
đều có tính quy ước. Chẳng hạn, để xây dựng xã hội kỷ cương, ổn định, văn hố
chính trị Nho giáo Trung Hoa xưa đề ra bốn chữ : Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa. Đây
là bốn phẩm chất quan trọng cần có của người quan tử, kẻ sỹ. Cịn xét về hạnh
phúc cá nhân họ đề cao Phúc – Sự hạnh phúc, giàu có; Lộc – Quyền lực, bổng
lộc; Thọ – Sống lâu. Đối với người Mỹ hiện đại Bảng giá trị bao gồm 15 đơn vị :
Sự thành đạt; Phù hợp với ngoại cảnh; Dân chủ; Hoạt động và có cơng việc;
Hướng về đạo đức; Nhân đạo; Tính hiệu quả và tính thực tế; Tiến bộ; Tiện nghi
vật chất; Bình đẳng; Tự do; Khoa học và tinh thần hợp lý thế tục; Tinh thần dân
3


tộc và yêu nước; Nhân cách cá nhân; sự phân biệt chủng tộc và các đề tài siêu tự
nhiên. (Theo SOCƠLƠP, Văn hố và nhân cách, NXB Khoa học Tiếng Nga,
1972, tr 78)…
Sự sắp thứ bậc trong hệ giá trị phụ thuộc vào phổ nhu cầu mà xã hội nào
đó lựa chọn. Để đáp ứng nhu cầu xã hội cần đến một thiết chế xã hội. Theo nhà
xã hội học B.X.Ê-ra-xốp phân bảng giá trị theo trật tự như sau :
Các giá trị về sinh lực : Bao gồm đời sống, sức khoẻ, thân xác, an toàn,
trạng thái thể chất của cơ thể, chất lượng cuộc sống, môi trường tự nhiên…
Các giá trị về xã hội : Các quan điểm xã hội, vị thế xã hội, tình yêu lao
động, sự giàu có, có lao động, nghề nghiệp; có gia đình, tinh thần yêu nước;
lòng khoan dung; kỷ luật; tinh thần tự lực, tháo vật; bình đẳng xã hội; có khả
năng lập thành tích; có tính độc lập cá nhân; tích cực tham gia vào các hoạt động
xã hội; có ý chí tiến thủ.
Các giá trị chính trị : Bao gờm quyền cơng dân; tự do ngơn luận; tính chất
của nhà nước; ý thức pháp luật; văn hố chính trị; văn hố lãnh đạo, qianr lý; trật
tự xã hơi; thế giới dân sự; xã hội công dân.
Các giá trị đạo đức : Bao gờm lương thiện; phúc lợi; tình u; tình hữu
nghị; nghĩa vụ; lương tâm; danh dự; hào hiệp; đứng đắn; có lịng tin; tương trợ;

chính nghĩa; kính già u trẻ…
Các giá trị tôn giáo : Chúa; luật đạo; niềm tin; sự cứu dỗi; hành thiện; các
nghi thức và nghi lễ; kinh thánh và thánh truyền; nhà thờ…
Các giá trị thẩm mỹ : Cái đẹp; lý tưởng; phong cách; sự hài hồ; xu hướng
trở về g̀n; xu hướng đi theo cái mới; đi tìm cái độc đáo hay theo mốt cũ.

Theo nhà xã hội học J.H.Fichter quan niệm mỗi dạng thiết chế thuộc một
lĩnh vực hoạt động xã hội, mỗi lĩnh vực này suy tôn một giá trị tương ứng. Từ
đó, ơng cho rằng hệ thống trong giá trị trong xã hội hiện đại bao gồm 8 thành
tố :
4


Gia đình : Nó tương ứng với giá trị sinh thể (an tồn, song lâu, duy trì nịi
giống). Đó vừa là giá trị vừa là một thiết chế xã hội. Nó xuất phát từ nhu cầu
sinh hoạt của con người.
Gía trị kinh tế : Sinh ra từ nhu cầu vật chất của đời sống con người. Người
ta lập ra nhiều thiết chế kinh tế : Ngân hành, công ty, nhà máy, xí nghiệp, nhóm
sản xuất…
Gía trị giáo dục (chữ trí – Sự hiểu biết): Xuất phát từ nhu cầu trao truyền
kinh nghiệm cho thế hệ kế tiếp, tái sản sinh ra một thế hệ con người mà ngày
càng có chất lượng cao hơn, đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của đời sống
xã hội đó. Có các thiết chế : Hệ thống nhà trường từ phổ thông cho đến đại học,
sau đại học; viện nghiên cứu…
Chính trị : Gía trị trong lĩnh vực chính trị xuất hiện nhằm đảm bảo an sinh
xã hội bằng thiết chế quyền lực (xã hội Trung hoa xưa đó là chữ Quý – Quyền
lực, sự cao q). Nó gờm các tổ chức hành pháp, lập pháp, tư pháp, qn đội,
cơng an.
Gía trị tơn giáo : Xuất phát từ nhu cầu an ninh tinh thần, tránh được
những rủi ro ngẫu nhiên, thậm chí muốn vượt qua cái chết bằng giải pháp tâm lý

(chết là về cõi niết bàn, về thế giới phi trần tục; những người theo Đạo thiên
chúa coi đó là thiên đường). Đi liền với đó là thiết chế kèm theo : Đình, chùa,
miếu, nhà thờ…
Khoa học : Đó là giá trị trong lĩnh vực khoa học cơng nghệ. Nó xuất phát
từ nhu cầu tổng kết tri thức của cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội để xây
dựng nên những định lý, lý thuyết. Nhằm không ngừng nâng cao trí năng của
con người hướng và nâng cao năng xuất lao động và hoạt động bền vững. Bao
gồm các thiết chê : Viện nghiên cứu khoa học công nghệ; viện nghiên cứu khoa
học nhân văn. Những người làm khoa học cơng nghệ đã trở thành đội ngũ lao
động trí thức. Đó là một ngành khoa học kinh tế mũi nhon.
Giaỉ trí : Xuất phát từ nhu cầu giả trí của con người và xã hội; xuất phát từ
nhu cầu giải trí cảm thụ cái đẹp trong thế giới khách quan. Biểu hiện của nó là
5


cái Mỹ. Gi dục thẩm mỹ có vai trị định hướng hình thành nên nhân cách con
người. Đảng ta trong Nghị quyết 23 (khố X) đề cao vai trị của văn học nghệ
thuật đối với đời sống xã hội.
Môi trường : Nó xuất phát từ nhu cầu có mối quan hệ hài hoà giữa con
người và tự nhiên. Thời cổ, đối tượng tự nhiên là đối tượng tôn thờ của các tôn
giáo. Khi khoa học công nghệ phát triển thiên nhiên là đối tượng khai thác bạo
liệt, mang tính tàn phá của con người để phát triển kinh tế. Từ đó, làm cho thiên
nhiên và mơi trường đi vào suy thối. Nó ảnh hưởng đến sự sinh tờn của lồi
người và mn lồi. Từ đó vai trị của thiên nhiên được con người quan tâm, coi
thiên nhiên như một giá trị. Bảo về mơi trường chính là bảo vệ sự sinh tồn của
con người.
Tám loại giá trị này tạo thành hệ thống giá trị phổ quát của tất cả các nền
văn hoá trên thế giới hiện đại. Các nhà khoa học chia 8 giá trị này thành 8 thiết
chế xã hội. Họ chia làm 02 loại : Những thiết chế phát sinh có trước bao gờm gia
đình, kinh tế, chính trị (thiết chế phát sinh); Những thiết chế sau là những hệ

thống thiết chế bảo toàn, nối dài sau các thiết chế có trước. Với hệ thống thiết
chế này tương ứng với nó là hệ thống giá trị, tuy theo khơng gian, thời điểm mà
mỗi nền văn hố chọn một thiết chế làm giá trị chính cho mình, hướng cho cả
cộng đờng theo đuổi. Trong xã hội ta về chính trị các giá trị đó là : Độc lập – Tự
do – Hạnh phúc. Tất cả các thiết chế chính trị đều hướng vào các giá trị này.
Giá trị, trước nhất là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của
con người về tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng những cái gì là cần, là tốt, là
hay, là đẹp, nói cách khác đó chính là những cái được con người cho là chân,
thiện, mỹ, giúp khẳng định và nâng cao bản chất người. Do vậy, giá trị văn hố
nói ở đây là giá trị xã hội, nó gắn bó mật thiết với hoạt động sống của con người,
sự tồn tại và phát triển của mỗi xã hội.
2. Giá trị văn hoá
Giá trị văn hoá do con người trong mỗi xã hội sáng tạo ra trong quá trình
lịch sử, nhưng một khi hệ giá trị văn hố đã hình thành thì nó lại có vai trị định
6


hướng cho các mục tiêu, phương thức và hành động của con người trong các xã
hội ấy. Nó chính là một thứ vốn xã hội. Như thế, khi nói bản chất của giá trị hay
nói tới vai trị định hướng, chi phối, điều tiết của hệ giá trị thì về thực chất chúng
ta đang nói tới mối quan hệ đa chiều của con người. Cũng như văn hoá, giá trị
được sản sinh từ các mối quan hệ con người với tự nhiên, với xã hội.
Giá trị văn hoá của mỗi cộng đồng (tộc người, quốc gia...) bao giờ cũng
tạo nên một hệ thống, với ý nghĩa là các giá trị ấy nảy sinh, tồn tại trong sự liên
hệ, tác động hữu cơ với nhau. Chúng ta nói hệ giá trị hay bảng giá trị văn hố
của mỗi cộng đờng thì thường hàm hai ý nghĩa : 1) Các giá trị riêng lẻ liên kết
nhau tạo nên một hệ thống các giá trị, 2) Có sự sắp đặt trước sau, độ nhấn về
tầm quan trọng của từng nhân tố giá trị trong một bảng giá trị. Thí dụ, với người
Việt Nam thì chủ nghĩa yêu nước là nhân tố hàng đầu trong bảng (hệ) giá trị dân
tộc, nhưng với người Nhật Bản hay một số dân tộc khác thì có thể chủ nghĩa yêu

nước lại được xếp ở các vị trí khác...Thường thì nhiều dân tộc đều có chung
những giá trị, như u nước, cần cù, tính cộng đờng..., tuy nhiên, trong từng hệ
giá trị của mỗi dân tộc thì việc xếp đặt thứ tự ưu tiên, độ nhấn của từng yếu tố
giá trị ấy trong bảng giá trị thì có thể khác nhau.
Giống như văn hoá, hệ giá trị cũng mang tính tương đối. Do vậy để đánh
giá tính giá trị hay phi giá trị, giá trị cao hay thấp thì phải đặt nó trong toạ độ về
mặt khơng gian, thời gian và chủ thể của văn hoá. Nếu thoát ly cái đó, chúng ta
rất khó đo đếm, đánh giá được tính giá trị hay phản giá trị của văn hố của tộc
người nào đó. Bởi vì suy cho cùng, giá trị hay chân lý đều phải mang tính cụ
thể. Thí dụ, “trung với vua” là một giá trị của văn hố Việt Nam thời qn chủ
phong kiến, nhưng nó không phải là giá trị trong xã hội Việt Nam hiện đại.
“Nước, phân, cần, giống” là hệ giá trị của những người canh tác lúa nước ở
đồng bằng Bắc Bộ, nhưng có thể khơng phải như vậy với người nơng dân Nam
Bộ. Người Việt Nam coi việc ăn thịt chó là ngon, là bổ, nhưng với nhiều dân tộc
khác thì không hẳn là như vậy...

7


Đối với mỗi dân tộc trong những hoàn cảnh lịch sử và xã hội cụ thể đều
tồn tại hệ giá trị tổng quát và những hệ giá trị bộ phận. Hệ giá trị tổng quát bao
gồm những giá trị chung nhất, mang tính phổ qt, có vai trị định hướng đối với
tư duy và hành động của cả cộng đồng. Thí dụ, GS. Trần Văn Giầu đã nêu 7 giá
trị mang tính tổng quát nhất của dân tộc Việt Nam, đó là : yêu nước, cần cù, anh
hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa. Nghị quyết TW 5 nêu những
đức tính nổi bật của bản sắc Việt Nam, cũng có thể hiểu đó là các giá trị của con
người Việt Nam : “Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần
đồn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc, lịng
khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, tính cần cù sáng tạo trong lao động, sự
tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống”. Những thập niên vừa qua

người ta còn nêu hệ giá trị chung của Châu Á : Hiếu học, cộng đồng, cần cù,
huyết thống. Bên cạnh những giá trị tổng quát như vậy, trong từng lĩnh vực của
đời sống, hoạt động của con người thì người ta lại đúc rút nên các giá trị, có vai
trị định hướng trong từng lĩnh vực riêng lẻ ấy. Thí dụ, “Nước, phân, cần,
giống” là hệ giá trị trong canh tác nông nghiệp truyền thống của người nông dân
đồng bằng Bắc Bộ hay hệ canh tác “Luân canh, hưu canh, xen canh, gối canh”
của cư dân canh tác nương rẫy ở miền núi. “Lấy nhu thắng cương, lấy ít địch
nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy chí nhân thắng cường bạo” là hệ giá trị của sự
nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc ta...
Văn hoá truyền thống hay giá trị văn hoá truyền thống được hiểu như là
văn hoá và giá trị gắn với xã hội tiền cơng nghiệp, phân biệt với văn hố, giá trị
văn hố thời đại cơng nghiệp hố. Tất nhiên, khái niệm truyền thống để chỉ
những cái gì đã hình thành từ lâu đời, mang tính bền vững và được trao truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác, thì khơng chỉ xã hội tiền cơng nghiệp mới có mà
với cả xã hội cơng nghiệp hố, hiện đại hố thì truyền thống vẫn hình thành và
định hình. Hơn thế nữa, cịn có sự kết nối giữa truyền thống tiền cơng nghiệp
với truyền thống cơng nghiệp hố thể hiện trong từng hiện tượng hay giá trị văn
hoá.
3. Giá trị văn hoá với bản sắc, di sản, biểu tượng và chuẩn mực
8


Trong văn hoá học, giá trị cùng với các khái niệm bản sắc, bản lĩnh, biểu
tượng, di sản, chuẩn mực...tạo nên một hệ thống các khái niệm, chúng khác nhau
nhưng có mối liên hệ, giao thoa với nhau, do vậy, khi tìm hiểu giá trị văn hố,
chúng ta khơng thể không đề cập tới các khái niệm liên quan.
Trước nhất, bản sắc văn hoá được hiểu như là một tổng thể các đặc trưng
của văn hóa, được hình thành, tờn tại vá phát triển suốt quá trình lịch sử của dân
tộc, các đặc trưng văn hóa ấy mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và
tiềm ẩn, do vậy muốn nhận biết nó phải thơng qua vơ vàn các sắc thái văn hóa,

với tư cách là sự biểu hiện của bản sắc văn hóa ấy. Nếu bản sắc văn hóa là cái
trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững thì các sắc thái biểu hiện của nó tương đối cụ thể,
bộc lộ và khả biến hơn. Bản sắc văn hố góp phần tạo nên bản lĩnh văn hoá, bản
lĩnh dân tộc. Với ý nghĩa đó, bản lĩnh được coi là sức sống, sự từng trải, sự đáp
trả một cách vững vàng trước những thách đố của xã hội và lịch sử của một
cộng đờng, một nền văn hố. Như vậy, trong bản sắc văn hoá, bản lĩnh dân tộc
đều chứa đựng những giá trị.
Để mỗi đặc trưng văn hoá trở thành bản sắc, thì ngồi tính đặc thù của nó
thì trong mỗi bản sắc như vậy nó đều chứa đựng các giá trị. Chính vì vậy mà
nhiều khi bản sắc được coi là giá trị và ngược lại giá trị lại được coi là bản sắc.
Thí dụ, GS. Trần Văn Giầu có đưa ra 7 giá trị phổ quát của dân tộc Việt nam.
Còn trong nghị quyết TW. 5 của Đảng, khi bàn về bản sắc văn hoá của dân tộc
Việt Nam thì đã nêu hàng loạt những đặc trưng. Như vậy ở đây, cùng một thực
thể, nhưng lại được quan niệm như là giá trị hay bản sắc.
Có tình trạng như vậy chính là giữa bản sắc và giá trị tuy là các khái niệm
riêng, nhưng chúng lại có cái chung. Hiểu là bản sắc khi chúng ta coi đó như là
cái căn cước, cái đặc thù của mỗi cộng đồng, phân biệt nó với cộng cộng đờng
khác; cịn coi đó là giá trị khi người ta muốn nhấn mạnh đến tính ích dụng, tính
đáp ứng của bản sắc văn hố trước nhu cầu của xã hội. Như vậy, trong bản sắc
văn hoá đều chứa đựng những giá trị nhất định hay nói cách khác, giá trị làm
nên cái cốt lõi của bản sắc.
9


Chúng ta cũng có thể đề cập tới giá trị trong mối quan hệ với di sản văn
hoá . Trong “Luật di sản” của nước CHXHCN Việt Nam, “di sản văn hố là sản
phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền
từ thế hệ này qua thế hệ khác”, “di sản văn hoá tồn tại dưới dạng văn hoá vật
thể và văn hố phi vật thể”. Cũng có cách quan niệm rộng hơn “Di sản văn hố
là tịan bộ sản phẩm do các thành viên trong cộng đồng dân tộc sáng tạo, thể

hiện dưới dạng những đối tượng vật thể (hữu hình) và phi vật thể (vơ hình)
mang tính biểu tượng, được lan toả (vô thức) và trao truyền (hữu thức) từ cộng
đồng này sang cộng đồng khác, từ thế hệ trước cho thế hệ sau”
Trong “Luật di sản” của nước ta nhấn mạnh những cái được coi là di sản
văn hoá phải có giá trị lịch sử, văn hố, khoa học chứ khơng phải tồn bộ những
cái được con người tạo ra. Như vậy, trong nội hàm khái niệm di sản thì giá trị
giữ vai trị nịng cốt, nó phân biệt tất cả các hiện tượng văn hố nói chung với
các hiện tượng văn hoá được coi là di sản. Do vậy, nhận diện, nghiên cứu các giá
trị văn hoá chúng ta không thể không đề cập tới khái niệm di sản văn hố. Nói
cách khác, thơng qua di sản văn hố chúng ta có thể nghiên cứu giá trị văn hoá.
Biểu tượng vừa như là sự biểu hiện, vừa như là bộ phận cấu thành văn
hoá. Theo quan niệm của UNESCO : Văn hoá là hệ thống các biểu tượng do
cộng đờng sáng tạo ra trong q trình lịch sử và đến lượt nó biểu tượng chi phối
những suy nghĩ, hành vi của con người, khiến cho các biểu tượng của cộng đồng
này phân biệt với cộng đồng khác. Như vậy, văn hố khơng phải là tồn bộ
những gì con người sáng tạo ra mà phải là những gì đã kết tinh thành các biểu
tượng.
Cũng giống như bản sắc, di sản, mỗi biểu tượng đều chứa đựng các giá trị
nhất định, nói cách khác, cái gì chứa đựng giá trị thì mới có thể trở thành một
biểu tượng văn hố. Người ta nói, biểu tượng vừa mang tính phơ bày, vừa mang
tính che giấu, tiềm ẩn, chính cái phần che dấu, tiềm ẩn ấy chứa đựng các giá trị.
Thí dụ, Quốc Tổ Hùng Vương là một biểu tượng dân tộc, văn hố dân tộc, cái
phơ bày ra ngồi của nó là hệ thống các huyền thoại, phong tục, di tích, nghi lễ
10


thờ phụng Vua Hùng..., nhưng cái ẩn tàng bên trong, mà cái đó chính là giá trị,
đó là tâm thức “hướng về cội nguồn”, “uống nước nhớ nguồn”, cố kết dân tộc,
tạo nên sức mạnh đảm bảo sự tồn vong của cộng đồng quốc gia dân tộc Việt
Nam trước các thách đố của lịch sử.

Cũng như vậy, chúng ta có thể nói về biểu tượng Thánh Gióng chứa đựng
giá trị tinh thần chống giặc ngoại xâm, biểu tượng Sơn Tinh chứa đựng giá trị
tinh thần khắc phục những bất lợi của sức mạnh tự nhiên để bảo vệ và mở mang
bờ cõi, môi trượng sống của cộng đồng.
Mỗi xã hội, mỗi cộng đờng đều định hình các chuẩn mực trong việc ứng
xử với môi trường, ứng xử xã hội, một nhân tố quan trọng đảm bảo tính kỷ
cương, nề nếp, sự ổn định của cộng đồng ấy. Giá trị, bảng giá trị văn hố có tính
chất hướng dẫn các hành vi của con người, tuy nhiên nó chưa mang tính bắt
buộc, cịn chuẩn mực ứng xử thì chính là giá trị nhưng đã nâng thành quy chuẩn
mang tính bắt buộc, nếu ai suy nghĩ và hành động trái hay vượt ra ngồi các
chuẩn mực đó thì bị dư luận xã hội lên án. Nhưng chuẩn mực ấy nếu được ghi
trong luật tục, hương ước và cao hơn trong luật pháp thì ai làm trái sẽ bị xử phạt
với những mức độ khác nhau. Như vậy, trong chuẩn mực, tục lệ, luật tục, luật
pháp đều chứa đựng các giá trị văn hoá nhất định.
Nhân vật văn hoá, danh nhân văn hoá cũng là một đối tượng trong tiếp
cận nghiên cứu giá trị. Xét về bản chất, nhân vật văn hoá, danh nhân văn hố
chính là văn hố cá nhân, một dạng thức tờn tại của văn hố. Hơn thế nữa, theo
quan niệm truyền thống Phương đơng, một nền văn hố đạt được trình độ văn
hiến “Nước Đại Việt ta có nền văn hiến đã lâu” (Bình Ngơ đại cáo), thì một
trong những tiêu chí quan trọng là nền văn hố đó phải có những con người văn
hố, danh nhân văn hố, là gương mặt đại diện cho nền văn hoá của dân tộc ở
một thời kỳ nhất định. Thí dụ, Trần Hưng Đạo ở thế kỷ XIII, Nguyễn Trãi ở thế
kỷ XV, Ngũn Du ở thế kỷ XVIII, Hờ Chí Minh ở thế kỷ XX... Ở những con
người như vậy, ngoài tầm cao trí tuệ thể hiện trong học vấn, trước tác để lại, thì
đạo đức, hành vi ứng xử, hoạt động xã hội của họ mang lại những lợi ích thiết
11


thực, là chuẩn mực làm gương cho mọi người noi theo. Đặc biệt là với xã hội
Phương đơng, tính gương mẫu đã trở thành chuẩn mực của danh nhân, điều này

ít nhiều khác biệt với các xã hội Phương tây. Nói cách khác, những con người
văn hố, danh nhân văn hố chính là hiện thân của một bảng giá trị văn hố dân
tộc.
Như đã nói ở trên giá trị và hệ giá trị văn hố của mỗi cộng đờng (tộc
người, quốc giá...) khơng phải là cái gì mang tính chun biệt, loại trừ và tách
biệt hoàn toàn với nhau, mà phần nhiều mang tính đờng nhất. Ít nhất, người ta
cũng có thể nêu ra các cấp độ của giá trị : giá trị văn hoá tộc người (như tộc
Việt, Thái, tày...), cấp độ giá trị văn hoá quốc gia –dân tộc (như Việt Nam,
Trung Quốc...), giá trị văn hoá khu vực (như giá trị Châu Á) và giá trị văn hố
nhân loại. Các cấp độ trên có nhiều nét đờng nhất, tương đờng, nhưng cũng có
những khác biệt, đặc thù, thể hiện ở các giá trị văn hoá đơn lẻ và đặc biệt là sự
xếp đặt thứ tự các giá trị trong tổng thể bảng giá trị.
Từ đây, điều quan trọng mang tính phương pháp luận là, chúng ta nghiên
cứu giá trị và hệ giá trị văn hoá của một dân tộc nào, cộng đờng nào thì ln
ln đặt nó trong sự đối sánh với cộng đồng khác, trong sự liên hệ với các cộng
đồng khu vực và rộng hơn là nhân loại. Chỉ như vậy, chúng ta mới có thể tìm ra,
nhận diện được những nét tương đờng, đặc biệt là tính đặc thù của hệ giá trị văn
hố của cộng đồng mà chúng ta đang nghiên cứu.
4. Giá trị và sự chuyển đổi hệ giá trị
Để hình thành nên giá trị, bảng giá trị của một cộng đồng thì phải trải qua
quá trình lịch sử lâu dài, nên giá trị thường mang tính ổn định và khá bền vững.
Tuy nhiên, nói như thế khơng có nghĩa là giá trị là cái gì trường tờn, “nhất thành
bất biến”, mà giá trị với tư cách là sự đánh giá của con người về cái hay, cái tốt,
cái đẹp đối với tự nhiên, xã hội và tư duy, nó phản ánh nhu cầu của con người
trong một môi trường xã hội nhất định. Do vậy, giá trị với tư cách là thước đo
cũng mang tính biến động cùng với sự biến động xã hội. Nghiên cứu hệ giá trị
luôn đi liền với nghiên cứu sự chuyển đổi của hệ giá trị.
12



Chuyển đổi hệ giá trị bao giờ cũng phải đặt trong môi trường biến đổi xã
hội. Biến đổi xã hội và chuyển đổi xã hội gắn với sự vận động của một xã hội,
nhưng sự biến đổi xã hội thường mang tính tiến hố, sự tích luỹ về lượng, cịn
chuyển đổi xã hội là muốn nhấn mạnh đến sự biến đổi đột biến, cách mạng, là sự
thay đổi về chất.
Xã hội Việt Nam trong thế kỷ XX đã diễn ra những chuyển đổi xã hội sâu
sắc. Đầu tiên, vào các thập niên đầu thế kỷ XX, khi mà chế độ phong kiến Việt
Nam đi vào giai đoạn khủng khoảng, sự xuất hiện của xã hội cơng nghiệp hố,
hiện đại hố trong khung cảnh Việt Nam trở thành thuộc địa và chịu sự thống trị
của thực dân Pháp. Giai đoạn thứ hai là thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay, khi mà
CNXH kế hoạch hoá, quan liêu bao cấp chuyển biến thành CNXH hiện thực và
nhân văn hơn.
Sự khủng hoảng xã hội trên mang tính tồn diện, từ hạ tầng cơ sở đến
thượng tầng kiến trúc, trong đó có sự khủng hoảng về hệ giá trị và chuẩn mực,
đòi hỏi phải có sự chuyển đổi từ hệ giá trị truyền thống sang các giá trị mới.
Sự chuyển đổi hệ giá trị văn hoá Việt Nam từ đầu thế kỷ XX tới nay là sự
chuyển đổi “kép”, đó là sự chuyển đổi những giá trị từ xã hội truyền thống nông
nghiệp tiểu nơng phong kiến sang xã hội cơng nghiệp hố và hiện đại hố,
nhưng lại mang nặng tính thuộc địa (trước 1945); rồi lại là sự chuyển đổi từ xã
hội trong tình trạng chiến tranh (9 năm chống Pháp và 30 chống Mỹ) sang xã hội
hồ bình và cuối cùng là sự chuyển đổi từ xã hội XHCN quan liêu bao cấp, một
xã hội toàn trị dần sang xã hội cơng nghiệp hố, hiện đại hố, từ xã hội thần dân
sang xã hội cơng dân.
Như vậy là trong vịng 100 năm, xã hội Việt nay diễn ra biết bao những
biến động, những cuộc khủng khoảng, biết bao những chuyển đổi giá trị chờng
lấn lên nhau, cái này chưa hình thành thì cái kia đã ào tới phủ định. Thí dụ, vấn
đề sở hữư ruộng đất là nền tảng xã hội cơ bản, đặc biệt là với xã hội nông
nghiệp, nông thơn và nơng dân. Với việc lập lại hồ bình năm 1954, miền Bắc
tiến hành cải cách ruộng đất, đưa ruộng đất về tay nông dân, một cuộc cách
13



mạng vĩ đại. Nhưng ngay sau đó đầu năm 1960, với chính sách “tập thể hố
nơng nghiệp” thì lập tức ruộng đất ấy lại bị “đoạt” lại đưa vào “hợp tác xã”. Rời
tới năm 1986, để thốt ra khỏi cuộc khủng khoảng, với chính sách đổi mói nơng
nghiệp, ruộng đất lại đưa về giao khốn cho nơng dân, một thứ xác định “sở hữu
nửa vời”, tuy nhiên chỉ ngần ấy thôi cũng đủ làm nên cuộc cách mạng lương
thực trong nơng nghiệp và hệ quả của nó cịn làm hổi phục nền văn hoá truyền
thống nữa. Trong xu hướng CNH, đơ thị hố đang được đẩy mạnh như hiện nay,
thì nơng dân đang đứng truớc nguy bị “địi” lại đất đai và trở thành người nơng
dân có một ít tiền “đền bù”, nhưng khơng cịn đất sinh nhai !
Cũng có thể đưa ra một thí dụ khác. Thời đầu thế kỷ XX, cùng với xu
hướng tiếp xúc văn hoá Việt Nam và Pháp được đẩy mạnh, thì trong xã hội Việt
Nam thuộc địa dần hình thành đội ngũ trí thức dân tộc. Cùng với sự xuất hiện
tầng lớp này, thì một thứ “chủ nghĩa cá nhân văn hố” đã phơi thai. Tuy nhiên,
khoảng những năm 50 – 60 trở đi, trong khung cảnh xã hội quan liêu bao cấp,
cùng với việc phê phán “chủ nghĩa cá nhân đạo đức học” thì “chủ nghĩa cá nhân
văn hố” cũng bị đả phá.
Sự chuyển đổi xã hội từ năm 1986 đến nay diễn ra một cách mạnh mẽ và
triệt để hơn bao giờ hết. Đó là Việt Nam từ đầu thế kỷ tới nay vẫn tiếp tục
chuyển biến từ xã nông nghiệp tiểu nơng sang xã hội CNH, HĐH, nhưng hiện
nay q trình CNH, HĐH diễn ra mạnh mẽ và quyết liệt để đạt mục tiêu đến
năm 2020 Việt Nam trở thành quốc gia CNH. Hơn thế nữa, quá trình chuyển
biến này lại đang diễn ra trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá mạnh mẽ. Đây
là thách thức ghê gớm và cũng là cơ hội để Việt Nam chuyển mình và vươn lên
trong xu hướng chung của thế giới hiện đại.
Trong bối cảnh xã hội chuyển đổi nêu trên, hệ giá trị văn hoá Việt Nam tất
nhiên cũng chịu tác động mạnh mẽ và địi hỏi phải chuyển đổi. Q trình chuyển
đổi hệ giá trị văn hoá đã và đang diễn ra dưới các hình thức, sắc thái, mức độ sau
:


14


+ Sự chuyển đổi từ hệ giá trị truyền thống sang hệ giá trị hiện đại thơng
qua nhiều hình thức và mức độ khác nhau : Như thay đổi cấu trúc, thay dổi nội
dung, thay đổi hình thức. Thí dụ khái niệm “trung”, “hiếu” tuy hình thức cũ,
nhưng nội dung mới, từ “trung với vua” đến “trung với nước”, từ “hiếu với cha
mẹ” nay còn “hiếu với dân”... Ngay các giá trị “cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng,
vơ tư” tuy hình thức cũ nhưng cũng đã mang nội dung mới.
+ Sự mất dần các hệ giá trị truyền thống lỗi thời và hình thành các hệ giá
trị văn hố mới. Thí dụ như chủ nghĩa tập thể trên cơ sở khẳng định cá nhân thay
dần cho chủ nghĩa tập thể phi cá nhân (chủ nghĩa tập thể nguyên thuỷ), từ “lão
nông tri điền” phải chăng đang chuyển thành “lão nông bất tri điền” ?
+ Xuất hiện các giá trị mới của thời đại, tuy nay mới chỉ manh nha, nhưng
sẽ trở thành các giá trị chủ đạo, như dân chủ, nhân quyền, cơng dân, cá nhân,
bình đẳng giới, hội nhập, khoan dung, thị trường, cạnh tranh...

15


PHẦN KẾT LUẬN

Hệ giá trị văn hoá là sản phẩm của con người, của sự phát triển xã hội và
văn hoá mỗi thời đại, tuy nhiên, khi hệ giá trị một khi đã hình thành và định hình
thì nó định hướng mục tiêu, phương thức và hành động của con người, nó tham
gia điều tiết sự phát triển xã hội. Việc nhận diện hệ giá trị, sự chuyển đổi hệ giá
trị hiện nay, cũng như đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy hệ giá trị trong
đổi mới và hội nhập thì cũng đều nhằm đến một mục tiêu phát huy vai trị của
hệ giá trị văn hố cho sự phát triển xã hội Việt nam hiện nay.

Do vậy, chúng ta bảo tờn văn hố truyền thống hay các giá trị văn hoá
truyền thống phải trên nguyên tắc phát triển, vì mục tiêu phát triển. Nói cách
16


khác, cái gì trong kho vốn giá trị truyền thống đóng vai trị động lực thức đẩy
phát triển thì chúng ta bảo tờn, phát huy, cịn cái nào cản trở, kìm hãm sự phát
triển thì cần hạn chế và dần loại trừ. Nguyên tắc phát triển phải là nguyên tắc
mang ý nghĩa chỉ đạo cho việc bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập Bài giảng môn: Các lý thuyết về văn hóa – TS.Lê Trung KiênViện Văn hóa và Phát triển – Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hờ Chí
Minh
2. Website: Tun giáo Trung ương

18


MỤC LỤC

19



×