Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận lớp CCLLCT, môn văn hóa học, Văn hóa Tộc người trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.41 KB, 17 trang )

Phần mở đầu
Vit Nam l mt trong nhng quc gia đặc biệt của khu vực Đơng Nam
Á, có sự hội tụ đầy đủ các đặc trưng cơ bản của văn hố tộc người ở Đơng Nam
Á; là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi dân
tộc ở nước ta đều có truyền thống và sắc thái văn hố riêng của mình. Sự thống
nhất và đa dạng trong văn hoá tộc người ở nước ta là đặc trưng cơ bản nhất
trong văn hoá tộc người ở nước ta. Nghiên cứu văn hoá tộc người là một trong
những cơ sở quan trọng để nghiên cứu dân tộc, chính là để nhận thức rõ, nâng
cao sự hiểu biết, tự hào về nền văn hóa dân tộc đồng thời có trách nhiệm kế
thừa, phát huy và phát triển những giá trị của văn hoá dân tộc phục vụ công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ đổi mới, là cơ sở quan trọng
trong q trình xây dựng và phát triển nền văn hố Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc.

1


PhÇn Néi dung
1. Khái niệm tộc người.
Tộc người theo nghĩa rộng là một loại hình cộng đồng người.
Tộc người theo nghĩa hẹp là tổng hợp những con người được hình thành về
mặt lịch sử trên một lãnh thổ nhất định, dưới một cái tên tự gọi (tộc danh), có
những đặc điểm chung tương đối bền vững về văn hóa và tâm lí (trong đó nổi
trội là ngơn ngữ); có ý thức về sự thống nhất của họ cũng như sự khác nhau
giữa họ với các tộc người khác (nói ngắn gọn là ý thức tộc người).
Trong 3 yếu tố: 1/ ngôn ngữ, 2/ lãnh thổ, 3/ ý thức tộc người gắn với tộc danh
thì yếu tố thứ ba có vai trò đặc biệt. Ý thức tự giác của tộc người gắn với tộc
danh không chỉ là là yếu tố cần thiết mà còn là yếu tố đấy đủ để bản sắc hóa tộc
người. Khi có dấu hiệu thay đổi về ý thức tự giác của tộc người thì sẽ xuất hiện
dấu hiệu thay đổi thành phần tộc người.
Ở góc độ triết học, vấn đề tộc người khơng chỉ gói gọn trong q trình thu


thập, phân tích các dữ liệu nhân chủng học một cách trực quan mà còn phải
nghiên cứu những nhân tố tự nhiên và lịch sử xã hội để làm rõ quá trình phát
sinh của một tộc người.
Tộc người với các hình thái kinh tế - xã hội như một cơ thể xã hội gồm tập
thể những con người ln thống nhất, có tên tự gọi (tên chính trị), chiếm một
lãnh thổ nhất định (khởi nguyên là quyền sở hữu đất đai của một cộng đồng) và
cùng có những đặc điểm chung về ngơn ngữ và văn hóa.
Trong q trình vận động, các tộc người ln có ý thức xây dựng, phát
triển đồng thời giữ gìn, bảo vệ nhà nước, dân tộc (tộc danh và ý thức về tộc
người), kinh tế, văn hóa của cộng đồng mình. Đó cũng chính là q trình giữ
gìn bản sắc của một hoặc nhiều cộng đồng người có chung tộc danh (cũng có
thể là quốc hiệu). Thực tế cho thấy, việc giữ gìn tộc người trước hết là giữ gìn
tộc danh và ý thức về tộc người. Tức là những yếu tố thuộc lĩnh vực văn hoá,
dân tộc chứ chưa phải lĩnh vực nhà nước.
1.2. Khái niệm chủng tộc
Chủng tộc là một phạm trù có ý nghĩa sinh học. Tộc người là một phạm
trù lịch sử.
Chủng tộc là một quần thể ( hay tập hợp quần thể mà ta quen gọi là
những nhóm người) đặc trưng bởi những đặc điểm di truyền về hình thái- sinh
lí mà nguồn gốc và q trình hình thành của chúng liên quan đến một vùng địa
vực nhất định. Hay nói một cách khác, chủng tộc là những nhóm người có một
số đặc trưng hình thái giống nhau. Những đặc trưng đó được gọi là di truyền
lại. Chủng tộc là yếu tố sinh vật học, không phải là yếu tố xã hội. Chủng tộc và
2


quốc gia không liên quan đến nhau. Nhiều dân tộc có thể ở trong một chủng
tộc.
1.3. Khái niệm ngơn ngữ
Ngơn ngữ là sản phẩm cao cấp của ý thức con người, là vật chất được

trừu tượng hoá và là hệ thống tín hiệu thứ hai của con người. Ngơn ngữ là một
phương tiện, một công cụ để con người giao tiếp với nhau, trao đổi tư tưởng và
đi đến hiểu nhau.
Vì một ngơn ngữ thường gắn với một tộc người nhất định và biểu hiện
văn hóa tộc người cho nên nghiên cứu ngơn ngữ là chiếc chìa khố để tìm
những đặc điểm văn hoá và lịch sử của một dân tộc. Nghiên cứu lịch sử ngôn
ngữ để làm sáng tỏ lịch sử dân tộc và ngược lại. Đây là mối quan hệ nội sinh.
Từ nghiên cứu ngơn ngữ có thể tìm ra phương thức sinh hoạt, sản xuất kinh tế,
tư duy của một dân tộc. Ngôn ngữ là nguồn tài liệu quan trọng để nghiên cứu
lịch sử dân tộc và lịch sử tộc người, trong đó có đặc trưng của nền văn hố tộc
người.
Đơng Nam Á là khu vực có chữ viết muộn chủ yếu là mượn từ nguồn
chữ Hán và các văn tự Ấn Độ. Nhìn chung, sự phân loại các ngôn ngữ ở Đông
Nam Á là công việc khó khăn nhất. Trước đây, các học giả thường xếp các
ngôn ngữ của khu vực này vào ba ngữ hệ Nam Á, Nam Đảo (MalayôPôlinnêdia) và Hán - Tạng.Mấy chục năm lại đây đã có sự thay đổi, hiện nay ở
Đơng Nam Á có bốn ngữ hệ đó là:Ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Thái, ngữ hệ Nam
đảo và ngữ hệ Hán - Tạng.
Ở Việt Nam tồn tại cả 4 ngữ hệ phân bổ ở Đơng Nam Á, trong đó ngữ hệ
Nam Á là lớn nhất. Ngữ hệ này bao gồm ngơn ngữ của các cư dân có địa bàn
sinh tụ từ miền núi đến đồng bằng, từ Nam ra Bắc. Ngữ hệ Thái và ngữ hệ HánTạng, về mặt lịch sử chủ yếu là phân bổ ở miền Bắc; ngữ hệ Nam Đảo gồm một
số ngôn ngữ ở miền Trung và Tây nguyên.
II. Đặc trưng chung về văn hoá tộc người ở Việt Nam.
Việt Nam là một trong những quốc gia đặc biệt của Đơng Nam Á có sự
hội tụ đầy đủ các đặc trưng cơ bản của văn hố tộc người ở Đơng Nam Á. Việt
Nam là quốc gia đa dân tộc gồm có 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Trong
54 tộc người thì tộc người Kinh (Việt) có mặt hầu hết trên tất cả các vùng của
cả nước, còn lại các dân tộc thiểu số chủ yếu phân bổ ở vùng miền núi ( chiếm
¾ diện tích cả nước), một số ít tộc người thiểu số cư trú ở vùng trung du, vùng
biển... Tất cả các dân tộc sống trên đất nước ta đều có những giá trị và sắc thái
văn hoá riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền

văn hoá Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc là cơ sở để giữ vững sự
bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hố của các dân tộc anh em. Sự thống
3


nhất và đa dạng trong văn hoá tộc người ở nước ta là đặc trưng cơ bản nhất
trong văn hoá tộc người ở nước ta. Việc nghiên cứu văn hoá tộc người là một
trong những cơ sở quan trọng trong q trình xây dựng và phát triển nền văn
hố tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
2.1. Đặc trưng của văn hố cộng đồng cư dân nơng nghiệp- văn hố
lúa nước
Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách sống động tồn bộ cuộc sống con
người trong suốt q trình lịch sử. Văn hóa tạo nên một hệ thống các giá trị
truyền thống bao gồm thẩm mĩ và lối sống, từ đó từng dân tộc xây dựng nên
bản sắc riêng của mình. Văn hóa là tất cả những gì con người đã bỏ cơng sức để
tạo ra; nó khác với những gì tồn tại trong tự nhiên ngồi con người. “Văn hoá
là hệ thống hữu cơ các giá trị tinh thần và vật chất do con người sáng tạo và
tích luỹ qua quá quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội”.
Văn hóa với tính cách là yếu tố cấu thành tộc người bao gồm tri thức,
tín ngưỡng, đạo đức, nghệ thuật, luật pháp, tập quán, sinh hoạt … là sự thể hiện
bản chất năng lực con người với tính cách là thành viên của cộng đồng xã hội.
“Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của
nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và
địi hỏi của sự sinh tồn”.
Việt Nam ở Đơng Nam Á- một khu vực lịch sử- văn hoá. Tại đây từ sớm
đã có con người sinh sống và sáng tạo ra một nền văn hố văn minh nơng
nghiệp, trong đó, cái cốt lõi cơ bản nhất của nó là văn hố văn minh nơng
nghiệp lúa nước.
Biểu hiện đậm nét ở đặc trưng này đó là cách ứng xử của người Việt đối

với môi trường tự nhiên, ở tư duy, cách thức sản xuất, ở văn hoá sinh hoạt như:
ăn, mặc, , i li... ca ngi Vit. Xuất phát từ điều kiện địa lý tự
nhiên vn húa dõn tc Vit Nam nảy sinh từ một mơi trường sống cụ thể: xứ
nóng, nhiều sông nước, nơi gặp gỡ của nhiều nền văn minh ln. iu kin t
nhiờn thuộc khu vực Đông Nam á và vùng nhiệt đới, gió mùa (nhit,
m, giú mựa, sông nước, nông nghiệp trồng lúa nước...) võa cã sù u đÃi
vừa có sự khắc nghiệt ó tỏc ng khụng nhỏ đến đời sống văn hóa vật
chất và tinh thần của dân tộc, đến tính cách, tâm lý con người Việt Nam. Cho
nên cùng là cư dân vùng trồng lúa nước, vẫn có những điểm khác biệt về văn
hóa giữa Việt Nam với Thái Lan, Lào, Indonesia, Ấn Độ... Cùng cội nguồn văn
hóa Đơng Nam Á, nhưng do sự thống trị lâu dài của nhà Hán, cùng với việc áp
đặt văn hóa Hán, nền văn hóa Việt Nam đã biến đổi theo hướng mang thêm các
đặc điểm văn hóa Đơng Á.
4


*BiĨu hiƯn trong t duy:
T duy cđa ngêi ViƯt lµ t duy biện chứng tổng hợp, khác với
t duy phân tích, siêu hình của văn hoá du mục: Nhất nớc,
nhì phân, tam cần, tứ giống. Xó hi Việt Nam lµ x· héi nơng
nghiệp có đặc trưng là tính cộng đồng làng xã với nhiều tàn dư nguyên thuỷ kéo
dài đã tạo ra tính cách đặc thù của con người Việt Nam. Đó là một lối tư duy
lưỡng hợp, một cách tư duy cụ thể, thiên về kinh nghiệm cảm tính hơn là duy
lý, ưa hình tượng hơn khái niệm, nhưng uyển chuyển linh hoạt, dễ dung hợp, dễ
thích nghi. §ó là một lối sống nặng tình nghĩa, đồn kết gắn bó với họ hàng,
làng nước: nước mất nhà tan, lụt thì lút cả làng. Đó là một cách hành động theo
xu hướng giải quyết dung hồ, qn bình, dựa dẫm các mối quan hệ, đồng thời
cũng khôn khéo giỏi ứng biến đã từng nhiều lần biết lấy nhu thắng cương, lấy
yếu chống mạnh trong lịch sử ®Êu tranh dùng nớc và giữ nớc.
* Biu hin trong phng thc sn xuất:

Trong phương thức sản xuất dù có những phương thức canh tác khác
nhau như ruộng- rẫy, ruộng - nương, ruộng - vườn nhưng đều có đặc trưng
chung của văn hố nông nghiệp lúa nước ( dùng nước trữ để tưới tiêu...). Do
mang đặc điểm sản xuất lúa nước cho nên người Việt rất coi trọng việc tưới
tiêu. Do đó hệ thống thuỷ lợi có vai trị rất quan trọng trong canh tác của người
Việt.( Người Kinh- người đồng bằng thì có đê điều, người miền núi thì có hệ
thống mương, phai...). Tuy hệ thống thuỷ lợi đa dạng nhưng Người Việt có một
nguyên tắc chung là dùng nước mưa trên bề mặt đất để tưới tiêu, khác với
phương thức sản xuất nông nghiệp khô là lấy nguồn nước ngầm ở dưới đất để
tưới tiêu. Và như vậy để xây dựng được một hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho
việc canh tác thì người Việt phải mất một quá trình, cần phải huy động với một
số lượng người đông đảo cùng tham gia ( do một người không thể làm được mà
phải cần đến nhiều người thậm chí cả làng, mặt khác do đặc điểm sản xuất lúa
nước liên quan đến quá trình tưới tiêu phải qua ruộng nhà nhau) do vậy đã tạo
ra một tinh thần cộng đồng là cơ sở tạo nên nét đặc trưng văn hoá của dân tộc
Việt Nam, đó là: tinh thần đồn kết dân tộc.
* Biểu hiện trong văn hoá sinh hoạt, ăn, mặc, ở, đi lại:
Người Việt vốn thiết thực, chuộng ăn chắc mặc bền. Đầu tiên là ăn, "có
thực mới vực được đạo", "tri ỏnh cũn trỏnh ba n". Nét đặc trng
trong sinh hoạt ăn của ngời Việt là ăn chung: ngồi chung, chan
chung, chấm chung ( khác với ngời phơng Tây là ¨n riªng, cđa
ai ngêi lÊy ¨n ), ¨n no c¨ng bụng ( khác với ngời phơng Tây là
ăn ít, đủ chất), ăn ngon miệng. C cu n của ngời Việt thiên về
5


thực vật, cơm rau là chính cộng thêm thuỷ sản. Luộc là cách nấu ăn đặc sắc của
Việt Nam. Nhưng cách thức chế biến món ăn lại giầu tính tổng hợp, kết hợp
nhiều chất liệu và gia vị ( theo phơng thức phòng bệnh, thức ăn thờng kèm theo gia giảm, rau sống đều có thể phòng và chữa
bệnh)... Ngy nay có nhiều thịt cá, vẫn khơng qn vị dưa cà.

VỊ mỈc: Người Việt hay dùng các chất liệu vải có nguồn gốc thực vật,
mỏng, nhẹ, tho¸ng, phù hợp xứ nóng, với các sắc màu nâu, chàm, đen. Trang
phục nam giới phát triển từ đóng khố ở trần đến áo cánh, quần ta (quần Tàu cải
biến). Nữ giới xưa phổ biến mặc yếm, váy, áo tứ thân sau này đổi thành chiếc
áo dài hiện đại. Nói chung, phụ nữ Việt Nam làm đẹp một cách tế nhị, kín đáo
trong một xã hội "cái nết đánh chết cái đẹp". Trang phục cũ cũng chú ý đến
khăn, nón, thắt lưng.
VỊ ë: Ngơi nhà Việt Nam xưa gắn liền với môi trường sông nước (nhà
sàn, mái cong). Sau đó là nhà tranh vách đất, lợp rạ, vật liệu chủ yếu là tre gỗ,
không cao quá để chống gió bão, quan trọng nhất là hướng nhà thường quay về
phía Nam chống nóng, tránh rét. Nhà cũng khơng rộng q để nhường diện tích
cho sân, ao, vườn cây. Vả lại, người Việt Nam quan niệm "rộng nhà không bằng
rộng bụng". Các kiến trúc cổ bề thế thường ẩn mình và hồ với thiên nhiên.
VỊ ph¬ng tiện đi lại: Phng tin i li c truyn của ngêi ViÖt
chủ yếu là đường thuỷ. Con thuyền các loại là hình ảnh thân quen của cảnh
quan địa lý-nhân văn Việt Nam, cùng với dịng sơng, bến nước.
VỊ phong tục tập qn, tÝn ngìng: Các phong tục hơn nhân, tang ma,
lễ tết, lễ hội của ngêi Việt đều gắn với tính cộng đồng làng xã. Hơn nhân xưa
khơng chỉ là nhu cầu đơi lứa mà cịn phải đáp ứng quyền lợi của gia tộc, gia
đình, làng xã, nên kén người rất kỹ, chọn ngày lành tháng tốt, trải qua nhiều lễ
từ giạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu đến tơ hồng, hợp cẩn, lại mặt, và phải nộp cheo để
chính thức được thừa nhận là thành viên của làng xóm. Tục lễ tang cũng rất tỉ
mỉ, thể hiện thương xót và tiễn đưa người thân qua bên kia thế giới, không chỉ
do gia đình lo mà hàng xóm láng giềng tận tình giúp đỡ.
Việt Nam là đất nước của lễ hội quanh năm, nhất là vào mùa xuân, nông
nhàn. Các tết chính là tết Nguyên đán, tết Rằm tháng Giêng, tết Hàn thực, tết
Đoan ngọ, tết Rằm tháng Bảy, tết Trung thu, tết Ơng táo... Mỗi vùng thường có
lễ hội riêng, quan trọng nhất là các lễ hội nông nghiệp (cầu mưa, xuống đồng,
cơm mới...), các lễ hội nghề nghiệp (đúc đồng, rèn, pháo, đua ghe...).
Ngoài ra là các lễ hội kỉ niệm các bậc anh hùng có cơng với nước, các lễ hội tơn

giáo và văn hóa (hội chùa).
Tín ngưỡng dân gian Việt Nam từ cổ xưa đã bao hàm: tín ngưỡng phồn
thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người. Con
6


người cần sinh sôi, mùa màng cần tươi tốt để duy trì và phát triển sự sống, nên
đã nảy sinh tín ngưỡng phồn thực. Ở Việt Nam, tín ngưỡng đó tồn tại lâu dài,
dưới hai dạng biểu hiện: thờ sinh thực khí nam và nữ (khác với ấn Độ chỉ thờ
sinh thực khí nam) và thờ cả hành vi giao phối (người và thú, ngay ở Đơng
Nam Á cũng ít có dân tộc thờ việc này). Nơng nghiệp trồng lúa nước phụ thuộc
vào nhiều yếu tố tự nhiên đã đưa đến tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Ở Việt
Nam, đó là tín ngưỡng đa thần và coi trọng nữ thần, lại thờ cả động vật và thực
vật.
Về thực vật được tơn sùng nhất là Cây lúa, sau đó tới Cây đa, Cây cau, Cây
dâu, quả Bầu. Về động vật, thiên về thờ thú hiền như hươu, nai, cóc, khơng thờ
thú dữ như văn hóa du mục, đặc biệt là thờ các lồi vật phổ biến ở vùng sơng
nước như chim nước, rắn, cá sấu. Người Việt tự nhận là thuộc về họ Hồng
Bàng, giống Tiên Rồng (Hồng Bàng là tên một lồi chim nước lớn, Tiên là sự
trừu tượng hóa một giống chim đẻ trứng, Rồng sự trừu tượng hóa từ rắn, cá
sấu). Rồng sinh ra từ nước bay lên trời là biểu trưng độc đáo đầy ý nghĩa của
dân tộc Việt Nam.
Trong tín ngưỡng sùng bái con người, phổ biến nhất là tục thờ cúng tổ
tiên, gần như trở thành một thứ tôn giáo của người Việt Nam. Việt Nam trọng
ngày mất là dịp cúng giỗ hơn ngày sinh. Nhà nào cũng thờ Thổ công là vị thần
trông coi gia cư, giữ gìn hoạ phúc cho cả nhà. Làng nào cũng thờ Thành hoàng
là vị thần cai quản che chở cho cả làng (thường tơn vinh những ngươì có công
khai phá lập nghiệp cho dân làng, hoặc các anh hùng dân tộc đã sinh hay mất ở
làng). Cả nước thờ vua tổ, có ngày giỗ tổ chung (Hội đền Hùng). Đặc biệt việc
thờ Tứ Bất Tử là thờ những giá trị rất đẹp của dân tộc: Thánh Tản Viên (chống

lụt), Thánh Gióng (chống ngoại xâm), Chử Đồng Tử (nhà nghèo cùng vợ ngoan
cường xây dựng cơ nghiệp giầu có), bà Chúa Liễu Hạnh (công chúa con Trời từ
bỏ Thiên đình xuống trần làm người phụ nữ khát khao hạnh phúc bình thường).
* BiĨu hiƯn trong øng xư víi m«i trờng xà hội:
Nguyên tắc, cách thức tổ chức cộng đồng của ngời Việt
theo nguyên tắc: trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng phụ
nữ. Các tộc ngời Việt nam đều coi trọng cái nhà, cái bếp, ngời
phụ nữ ( tuy nhiên trừ một số rất ít) khác với văn hoá phơng
Tây là trọng sức mạnh, trọng tài, trọng võ, trọng nam giới.
Trong cách thức tổ chức cộng đồng ngời Việt còn biểu
hiện văn hoá dân chủ, làng xÃ, coi trọng tập thể cộng đồng
( mặt trái là sự tuỳ tiện: hoà cả làng, coi thờng phép nớc: phép
vua thua lệ làng) ngợc lại với cách thức tổ chức cộng đồng của
phơng Tây là nguyên tắc quân chủ, trọng cá nhân, áp đặt,
máy móc...
7


2.2. Đặc trưng trong đa dạng và thống nhất văn hố
Nghiên cứu văn hóa với tính cách là yếu tố cấu thành tộc người cần phải
xem xét trên cả trục đồng đại và lịch đại. Với sự liệt kê đầy đủ danh mục các
hiện tượng văn hóa của một tộc người cho phép chúng ta có những nhận định
sơ bộ về văn hóa tộc người cũng như bản sắc văn hố tộc người. “Khi nói đến
văn hóa tộc người là nói đến những khía cạnh tiêu biểu của tộc người đó tạo
nên những nét khác biệt với văn hóa các tộc người khác”. Cũng cần thấy rằng
văn hoá tộc người là một thực thể đa dạng và thống nhất. “Nếu coi thống nhất
của văn hóa từ đa dạng, thì muốn củng cố sự thống nhất ấy, phải trên cơ sở
bảo tồn và phát triển tính đa dạng của văn hóa, mà ở đây thể hiện rõ nhất là đa
dạng văn hóa tộc người và văn hóa địa phương (văn hóa vùng). Sẽ khơng có sự
thống nhất văn hóa nào vững chắc và lành mạnh lại dựa trên cơ sở thuần nhất

hóa hay đơn nhất hóa văn hóa”.
Nước ta có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Sự thống nhất trong văn
hoá tộc người của Việt Nam thể hiện ở chỗ các dân tộc đều có chung cội nguồn
lịch sử dân tộc, cùng sinh sống lâu đời, gắn bó với nhau trên cùng một lãnh thổ,
một không gian nhất định. Mặc dù mỗi dân tộc có những sắc thái văn hố riêng,
song đều có chung bản sắc dân tộc Việt Nam. Đó là những giá trị bền vững,
những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua
hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lịng u nước nồng
nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá
nhân- gia đình- làng xã- Tổ quốc, lịng nhân ái, khoan dung, trọng tình, trọng
tình nghĩa, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng
xử, giản dị trong lối sống...
Tính đa dạng của văn hố Việt Nam được xem như thuộc tính, nét điển
hình truyền thống của văn hố các dân tộc nước ta. Nó vừa là nét đặc thù, vừa
là nét nổi trội của văn hoá nước ta so với văn hoá các nước khác trên thế giới
thể hiện ở chỗ: 54 dân tộc anh em sống trên đất nước ta đều có những giá trị và
sắc thái văn hố riêng. Đó là sắc thái văn hố vùng, miền, văn hoá tộc người.
Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hoá Việt
Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc, là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và
phát huy tính đa dạng văn hố của các dân tộc anh em.
Ở văn hoá vùng, căn cứ vào kết quả nghiên cứu khoa học ở nước ta hiện
nay, Việt Nam được chia thành bảy vùng văn hố, đó là:
+ Vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ ( từ Vĩnh Phúc đến Ninh Bình).
8


+ Vùng văn hoá Việt Bắc (các tỉnh miền núi phía Bắc thuộc tả ngạn sơng
Hồng )
+ Vùng văn hố Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ ( các tỉnh miền núi
hữu ngạn sông Hồng và các huyện miền núi Thanh, Nghệ ,Tĩnh)

+ Vùng văn hoá đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ( từ Thanh Hoá đến
Thừa Thiên- Huế)
+ Vùng văn hoá duyên hải miền Trung( từ Quảng Nam đến Bình Thuận)
+ Vùng văn hố Trường Sơn- Tây Ngun
+ Vùng văn hố Nam Bộ . Cũng có người chia vùng này thành hai: Vùng
văn hoá Đồng Nai- Gia Định ( Đơng Nam Bộ) và vùng văn hố đồng bằng sơng
Cửu Long( Tây Nam Bộ ).
Các vùng văn hố này có những diện mạo riêng, sắc thái văn hố đặc
thù. Ví dụ: cư dân ở vùng núi phía Bắc với những nếp nhà sàn xinh xắn, kho
tàng văn hoá dân gian đa dạng, phong phú về thể loại, nhiều về số lượng tác
phẩm. Các tộc người ở Trường Sơn- Tây Nguyên có truyền thống làm nhà mồ,
tượng mồ, có những dàn cồng chiêng và một khối lượng đồ sộ sử thi. Người
Chăm ở duyên hải miền Trung có những đền tháp, tác phẩm điêu khắc đá, bia
ký trên đá. Người Khơme Nam Bộ có một kho tàng văn học Phật giáo phong
phú. Nhiều tộc người có chữ viết riêng...
Mỗi vùng lại chia thành một số tiểu vùng, mỗi tiểu vùng lại có một số
yếu tố, sắc thái văn hố riêng. Theo các nhà dân tộc học, ở nước ta hiện nay có
25 tiểu vùng văn hố.
Tính đa dạng của văn hố các dân tộc ở nước ta cịn được thể hiện ở văn
hoá tộc người:
+ Thứ nhất là biểu hiện ở văn hố nhóm ngơn ngữ tộc người. Căn cứ vào
sự phân loại ngôn ngữ tộc người, các dân tộc ít người ở nước ta được xếp vào 3
ngữ hệ chính như sau:
Ngữ hệ Nam Á gồm các nhóm: Việt- Mường, Môn- Khmer, HmôngDao, Tày- Thái. Đây là ngữ hệ có số lượng dân cư đơng đảo mà địa bàn cư trú
trải dài trên một lãnh thổ từ Bắc đến Nam.
Ngữ hệ Nam Đảo gồm các nhóm Mala- Pơlinêxia.
Ngữ hệ Hán- Tạng gồm các nhóm Hán, Tạng- Miến.
Ngồi văn hóa Việt- Mường mang tính tiêu biểu, cịn có các nhóm văn
hóa đặc sắc khác như Tà-Nùng, Thái, Chàm, Hoa-Ngái, Mơn-Khmer, H’MơngDao, nhất là văn hóa các dân tộc Tây Ngun giữ được những truyền thống khá
9



phong phú và tồn diện cđa một xã hội thuần nơng nghiệp gắn bó với rừng núi
tự nhiên.
2.3. Đặc trưng thể hiện trong giao lưu, tiếp xúc văn hoá
Văn hoá Việt Nam là nền văn hố có gốc bản địa. Thiên niên kỷ thứ I
(TCN) là thời kỳ văn hoá Việt định hình và khẳng định bản sắc với sự hình
thành văn hố Đơng Sơn, văn minh sơng Hồng. Thời kỳ này văn hố Việt Nam
nằm trong khung cảnh Đơng Nam Á với mẫu số chung là văn minh lúa nước.
Các tộc người Việt Nam cư trú trên một địa bàn được xem là “ngã tư” của giao
lưu các tộc người về kinh tế, văn hố...với bốn dịng văn hố lớn đó là: Ấn Độ,
Trung Hoa, Cận Đơng và phương Tây đều đi qua và ảnh hưởng tới văn hoá Việt
Nam. Từ khi Triệu Đà chiếm Âu Lạc đến khi thực dân Pháp xâm lược, văn hoá
Việt Nam vẫn bảo tồn được gốc Việt nhưng do tiếp biến với văn hố Trung
Quốc đã chuyển sang quỹ đạo văn hố Đơng Á. Thời kỳ Pháp thuộc cho đến
trước cách mạng Tháng Tám năm 1945 văn hoá Việt Nam vẫn bảo tồn được
những thành tựu cơ bản của 2 thời kỳ trước và phong phú thêm do tiếp xúc với
văn hoá Pháp nên văn hoá Việt Nam từ một nền văn hoá khu vực chịu ảnh
hưởng đã gắn với quỹ đạo văn hoá phương Tây. Thời kỳ từ cách mạng Tháng
Tám cho đến nay, văn hoá Việt Nam nằm trong quỹ đạo chung của văn hoá thế
giới.
3. Một số lý luận về Bản sắc văn hóa tộc người.
Thuật ngữ bản sắc được giải thích (theo nghĩa từ điển Hán Việt) như sau: bản
là gốc, cái thuộc về phần mình, gốc đầu mọi việc; sắc là màu, vẻ, dung mạo.
Bản sắc cịn có một nghĩa khác là tính chất đặc biệt vốn có. Theo từ điển tiếng
Anh, identity (bản sắc) có nghĩa là đồng nhất. Sự đồng nhất hoá làm nên bản
sắc của một đối tượng. Với những nét nghĩa nêu trên, chắc chắn sẽ đưa đến
nhiều cách giải thích khác nhau về cụm từ “bản sắc văn hố”. Ở đây, có thể rút
ra một số điểm đáng lưu ý từ nội dung của các định nghĩa vửa nêu như sau:
- Bản sắc gắn với quá trình hình thành và phát triển của đối tượng.

- Bản sắc thể hiện sự đồng nhất qua hàng loạt sự vật, hiện tượng.
- Bản sắc chứa đựng những nét riêng để có thể nhận ra diện mạo và bản
chất một đối tượng.
- Bản sắc có xu hướng tiến tới đồng nhất hố nên khơng phải là những cái
riêng lẻ, chi tiết, vì vậy, càng khái quát càng dễ tiếp cận bản sắc của một đối
tượng. Bản sắc bao hàm trong nó những tiêu chí đủ để xem xét bản sắc của một
nền văn hoá.
10


Bản sắc văn hoá được thể hiện trên cả hai bình diện vật thể và phi vật thể.
Tuy nhiên, Bản sắc văn hố khơng phải là các sự vật hiện tượng cụ thể (tức văn
hố vật thể), cũng khơng phải là các phương thức về y dược, ẩm thực, âm nhạc,
hội họa, ... (tức văn hoá phi vật thể). Do văn hóa ln gắn với chủ thể nhất định
nên bản sắc văn hố chính là “cá tính” của chủ thể văn hố. Tìm kiếm Bản sắc
văn hố ở cấp độ dân tộc, chúng tôi đặc biệt lưu ý đến vai trị của ý thức tộc
người. Ý thức tộc người có quá trình hình thành phát triển gắn với quá trình
sáng tạo, giao lưu, tiếp biến, giữ gìn, phát triển văn hố của chủ thể văn hố.
Tộc người nào có một quá trình hình thành phát triển lâu dài, được nhân loại
thừa nhận về mặt lịch sử chắc chắn tộc người đó có đủ “nội lực” để hình thành
Bản sắc văn hoá .
Bản sắc văn hoá là những yếu tố ổn định, ít biến đổi nhất của một nền văn hố.
Nếu nó biến đổi với biên độ và tần số cao, theo những chiều hướng trái ngược
nhau thì nền văn hố đó trở thành khơng có bản sắc. Sự “ổn định, ít biến đổi”
này cũng chỉ nằm trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. Trong
thực tế, đa số các nền văn hoá trên thế giới đã tự “siêu chỉnh” bản sắc qua quá
trình giao lưu và tiếp biến. Nói là “siêu chỉnh” bởi lẽ, đây là sự vận động nội
tại, vận động chậm, quá trình vận động làm xuất hiện những biến đổi rất tinh tế,
rất tự nhiên trong quan điểm và tư duy của chủ thể. Sự biến đổi dưới hình thức
“siêu chỉnh” là biến đổi tích cực (trong lĩnh vực này, nếu xuất hiện hàng loạt

biến đổi trên diện rộng và sâu thì đó là dấu hiệu bất thường). Những biến đổi
tích cực sẽ giúp chủ thể ln có diện mạo mới nhưng khơng đánh mất bản sắc
của mình. Bản sắc văn hố khơng thể là cái bất biến bởi vì đã có khơng ít nền
văn hố tự đánh mất bản sắc của mình trước khi bị tiêu diệt hoặc bị đồng hoá.
Tiếp cận Bản sắc văn hố có thể bằng nhiều cách thức khác nhau. Điều này
liên quan đến mơ hình và phương pháp nghiên cứu. Một số mơ hình được dùng
hiện nay là: mơ hình cấu trúc chức năng, mơ hình sinh thái học, mơ hình sinh
vật xã hội học, mơ hình cấu trúc – hệ thống, mơ hình mâu thuẫn xã hội ... Thực
tế này đã đưa đến hệ quả là có một số lượng khá lớn định nghĩa về văn hoá và
nhiều quan điểm khác nhau về Bản sắc văn hoá. Dù sử dụng mơ hình hay
phương pháp nghiên cứu nào thì đối tượng nghiên cứu chính vẫn là con người
với tư cách là chủ thể văn hoá. Mọi khác biệt chỉ có thể tìm thấy trong những
hình thức “hiện thân” khác nhau của chủ thể văn hố. Đó có thể là các tầng lớp
giai cấp khác nhau trong xã hội, các tập thể sống theo các nghề nghiệp khác
nhau, các cư dân trong từng khu vực địa lí tự nhiên khác nhau, các tộc người
với những đặc điểm sinh học và di truyền khác nhau …
Cách tiếp cận Bản sắc văn hố theo góc nhìn loại hình kinh tế - văn hóa,
bằng phương pháp cấu trúc cho phép quan sát sự thích ứng của tộc người dưới
tác động của mơi trường sống (địa lí) và điều kiện sống (nghề nghiệp). Các kết
11


quả nghiên cứu gần đây cho thấy tính cách tộc người một phần được hình thành
như một tất yếu khách quan, như một sản phẩm “tương thích” với mơi trường
sống.
Tiếp cận Bản sắc văn hố ở góc độ dân tộc thì phải quan sát tộc người. Người
ta có thể quan sát tộc người theo những bình diện khác nhau. Chẳng hạn như
quan sát các đặc điểm sinh học và di truyền, quan sát sinh hoạt trong quá trình
tương tác với môi trường tự nhiên, quan sát ý thức tộc người trong quá trình đối
ngoại và đối nội… Qua quan sát, người ta thống kê, rút ra những kết quả thể

hiện bản chất của đối tượng. Kết quả có thể dưới dạng những nhận xét, đánh
giá về bản chất đối tượng.
Cách tiếp cận Bản sắc văn hố ở bình diện ý thức tộc người, theo phương
pháp logic hướng vào quan sát quan điểm, thái độ của chủ thể trước tác động
của hiện thực khách quan và hiện thực lịch sử cho thấy tính cách tộc người
được hình thành từ ý thức của cộng đồng dân tộc trước những biến động phức
tạp của hiện thực lịch sử.
Tổng hợp kết quả của các phương pháp nghiên cứu phổ biến, chúng ta nhận
thấy phương thức sống (gắn với hình thức lao động) cùng cung cách ứng xử với
môi trường tự nhiên và xã hội của chủ thể văn hố sẽ hình thành một kiểu loại
đặc trưng văn hố có tính đặc thù như đã trình bày ở trên. Khi phương thức
sống thay đổi thì cung cách ứng xử với môi trường cũng thay đổi; theo đó, các
đặc trưng văn hố hình thành trên phương thức sống đó cũng sẽ thay đổi. Bản
chất con người là “tổng hoà mọi quan hệ xã hội” nên ý thức người là một sản
phẩm tổng hợp từ điều kiện sống và tính chất xã hội mà nó đang tồn tại. Vì vậy,
Bản sắc văn hố tộc người chính là ý thức tộc người được tích hợp từ điều kiện
sống và hình thức tồn tại cụ thể của cộng đồng cư dân có chung tộc danh.
được nhận diện trên những bình diện nào? Đây là vấn đề khơng đơn giản, bởi vì
Bản sắc văn hố là cái thuộc “phần chìm”, là ý thức của dân tộc được hình
thành trong suốt trường kì lịch sử. Khi lần tìm Bản sắc văn hố, chúng ta chỉ có
thể tập trung xem xét những biểu hiện cụ thể về quan điểm, thái độ của chủ thể.
Những biểu hiện đó khơng phải do ngẫu nhiên và khơng có tính mục đích mà
thường vận động theo một thiên hướng rõ ràng, gắn với những mối quan hệ cụ
thể. Ẩn đằng sau những biểu hiện về quan điểm, thái độ là cốt cách, tinh thần
của dân tộc.
Cốt cách, tinh thần dân tộc được thể hiện trong các mối quan hệ của chủ thể
văn hố. Nó là sự tập hợp một cách có hệ thống các kiểu quan hệ đặc trưng của
một chủ thể. Đó là những kiểu quan hệ ổn định, thể hiện được bản tính của
cộng đồng. Những kiểu quan hệ này kết thành một “thể thống nhất diệu kì”, thể
hiện trên mọi khía cạnh của cuộc sống, tạo nên “cá tính” của chủ nhân văn hố.

Nói cách khác, ở đó chúng ta có thể bắt gặp ý thức của tộc người. Đó là một thể
12


thống nhất trong sự đa dạng các giá trị tinh thần của cộng đồng cư dân đã, đang
cùng chung sống.
Ý thức tộc người bao hàm sự tự khẳng định của cộng đồng qua trường kì lịch
sử gồm cộng đồng kí ức, cộng đồng hiện tại và cả cộng đồng tương lai với
những giá trị chính trị, đạo đức cùng khát vọng về sự phát triển. Ý thức tộc
người vừa hòa nhập tự nhiên vào đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân vừa
có khả năng tạo ra khoảng cách để xác lập đời sống riêng của tộc người. Ý thức
tộc người, do vậy, là sản phẩm văn hoá đồng thời là điểm xuất phát của sáng
tạo và gìn giữ văn hoá tộc người. Ý thức tộc người là nhân tố trực tiếp làm nên
tinh thần, cốt cách của dân tộc.
Vậy, tinh thần, cốt cách dân tộc thể hiện trong những mối quan hệ nào? Theo
chúng tơi, có thể xác định tinh thần, cốt cách của một dân tộc qua 3 mối quan
hệ:
- Quan hệ giữa chủ thể văn hoá với hiện thực khách quan (nhận thức và
ứng xử với thế giới khách quan).
- Quan hệ giữa chủ thể văn hố với mơi trường xã hội, chủ yếu là quan hệ
với văn hoá ngoại nhập (nhận thức và ứng xử với các yếu tố văn hoá ngoại
nhập).
- Quan hệ giữa chủ thể văn hố với chính sản phẩm của mình - văn hoá
truyền thống (nhận thức và ứng xử với các yếu tố văn hoá truyền thống).
Đây là những tiêu chí cơ bản dùng để xác định Bản sắc văn hoá của một dân
tộc. Trên thực tế, nhiều dân tộc có đủ 3 mối quan hệ trên nhưng khi đặt các
quan hệ này trong hệ trục không gian, thời gian với những sự kiện văn hố,
chính trị, xã hội cụ thể thì quy mơ, mức độ, tính chất của các mối quan hệ hồn
tồn khác nhau. Chính sự khác nhau đó làm nên nét khu biệt về Bản sắc văn
hố của các dân tộc. Thí dụ Bản sắc văn hố Việt Nam phải được xem xét trong

nhiều giai đoạn lịch sử nhưng nổi trội nhất vẫn là lịch sử chống ngoại xâm;
kinh tế Việt Nam được xem xét qua nhiều hình thái nhưng cho đến nay kinh tế
nơng nghiệp lúa nước vẫn nổi trội; xã hội Việt Nam trải qua nhiều chế độ xã hội
nhưng nổi trội vẫn là chế độ phong kiến tập quyền nhưng vẫn duy trì nền dân
chủ làng xã; văn hoá Việt Nam giao lưu, tiếp biến với nhiều nền văn hố nhưng
vẫn giữ ngun tính chất Việt, đó là một nền văn hố gắn với nền nông nghiệp
sử dụng cơ bắp, liên tục chịu sự tàn phá khốc liệt của thiên nhiên và chiến tranh
nhưng ln biết đổi mới, vươn lên, giữ được sự kính trọng của láng giềng…
Những giá trị truyền thống được hình thành thành trong q khứ nhưng đến nay
vẫn cịn có tác dụng tích cực và đang được nhà nước, dân tộc gìn giữ vị tất
thuộc về Bản sắc văn hố dân tộc.
13


4. Một số giải pháp trong cơng tác giữ gìn bản sắc văn hoá tộc người
ở Việt Nam
Một là, tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận
thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc hiểu biết về bản sắc văn hóa tộc
người, từ đó hình thành ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc một cách chủ
động, tích cực và tự giác.
Hai là, khi xây dựng chính sách kinh tế -xã hội cho vùng đồng bào các
dân tộc phải có sự hài hịa giữa kinh tế và văn hóa. Để chính sách đi vào được
cuộc sống cần bảo đảm sự thống nhất trong tất cả các khâu từ xây dựng kế
hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát đến đầu tư nguồn lực thích đáng.
Ba là, giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người phải chủ yếu do đồng bào thực
hiện. Đảng và nhà nước chỉ lãnh đạo và giúp đỡ, khơng thể làm thay đồng bào.
Mọi nguồn lực bên ngồi chỉ phát huy hiệu quả khi chủ thể văn hóa có ý thức
tự giác. Những giải pháp phát triển về kinh tế để đáp ứng những nhu cầu dân
sinh phải gắn với nhu cầu bảo vệ đời sống tinh thần, bảo vệ bản sắc văn hóa tộc
người. Mọi chính sách đều phải gắn với cộng đồng các tộc người, tôn trọng

quyền quyết định của cộng đồng tộc người, đồng thời phải đầu tư nghiên cứu
sâu sắc về những giá trị của văn hóa tộc người để có những giải pháp phù hợp.
Bốn là, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người phải có phương
pháp, cách thức phù hợp, đi vào thực chất, chống hình thức, chạy theo phong
trào làm phá vỡ tính đa dạng, phong phú và bản sắc văn hóa dân tộc.
Năm là, phát triển kinh tế và văn hóa phải gắn với bảo vệ khơng gian văn
hóa, khơng gian sống của mỗi tộc người. Đây là một trong những nhân tố bảo
đảm cho sự phát triển bền vững của đồng bào các dân tộc.

14


PHẦN KẾT LUẬN

Bản sắc văn hóa có thể coi là sức đề kháng của một dân tộc trước sự tác
động của các nền văn hóa khác, trước những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài.
Phát huy những giá trị bản sắc văn hóa của mỗi cộng đồng dân tộc trong xu thế
tồn cầu hóa, chính là việc ni dưỡng và bồi đắp sức sống cho những giá trị
văn hóa truyền thống của dân tộc, trước sự tác động đa chiều của thời đại, của
nền văn hóa khác. Trong thời đại ngày nay, những cuộc “xâm lăng văn hóa”
mạnh mẽ hơn, tinh vi hơn với nhiều con đường, hình thức khác nhau. Cùng với
q trình tồn cầu hóa sẽ có nhiều cái lạ, nhưng không phải cái lạ nào cũng xấu;
sẽ có nhiều cái mới, nhưng khơng phải cái mới nào cũng tốt. Lối sống thực
dụng, sùng bái vật chất, ích kỷ, hẹp hịi, dối trá, lạnh lùng… khơng phải là
truyền thống của văn hóa người Việt Nam, nhưng nó đang từng ngày, từng giờ
hình thành và phát triển ở trong một bộ phận cộng đồng dân tộc, đe dọa sự sống
cịn của bản sắc văn hóa. Hơn bao giờ hết đặt ra vấn đề bảo tồn, giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề cần phải kiên trì, quyết liệt. Từ khi ra
đời, bằng tất cả trí tuệ và bản lĩnh, Đảng ta đã và đang có những đổi mới về tư
duy, lý luận trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá Việt Nam. Dưới ánh sáng

chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng, chúng ta quyết tâm xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc .

15


Tài liệu tham khảo
1- PGS.TS Phạm Duy Đức ( Chủ biên) - Đường lối văn hoá của Đảng Cộng
sản Việt Nam từ năm 1930 đến nay-, NXB Văn hố- Thơng tin và Viện Văn
hoá.
2- Website: Văn hoá Nghệ An
3- PGS.TS Đỗ Đình Hãng ( chủ biên) - Lý luận văn hoá và đường lối văn hoá
của Đảng- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
4- Ngơ Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Diệu- Văn hoá các dân tộc
thiểu số ở Việt Nam- Nhà xuất bản giáo dục năm 1998.
5- Nghị quyết Trung ương 5 - khoá VIII “Về xây dựng nền văn hoá Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản săc dân tộc”.
6- Bài giảng mơn: Văn hố tộc người- PGS.TS Nguyễn Thị Hương.

16


MC LC
Phần I : mở đầu.........................................................................................1
Phần Nội dung............................................................................................2
1. Khỏi nim tộc người...................................................................................2
1.2. Khái niệm chủng tộc............................................................................2
1.3. Khái niệm ngôn ngữ............................................................................3
II. Đặc trưng chung về văn hoá tộc người ở Việt Nam...............................3

2.1. Đặc trưng của văn hoá cộng đồng cư dân nơng nghiệp- văn hố lúa
nước.............................................................................................................4
2.2. Đặc trưng trong đa dạng và thống nhất văn hoá...............................8
2.3. Đặc trưng thể hiện trong giao lưu, tiếp xúc văn hoá.......................10
3. Một số lý luận về Bản sắc văn hóa tộc người.........................................10
4. Một số giải pháp trong cơng tác giữ gìn bản sắc văn hố tộc người ở
Việt Nam.......................................................................................................14
PHẦN KẾT LUẬN...........................................................................................15
Tài liệu tham khảo...........................................................................................16

17



×