Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ GIỮA kì văn 10( CÁNH DIỀU)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.7 KB, 4 trang )

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
Mơn: Ngữ văn 10
Thời gian làm bài : 90 phút

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
TỰ THUẬT
Tháng ngày thấm thốt tựa chim bay
Ơng ngẫm mình ông nghĩ cũng hay!
Tóc bạc bao giờ không biết nhỉ?
Răng long ngày trước vẫn còn đây!
Câu thơ được chửa, thưa rằng được,
Chén rượu say rồi, nói chửa say.
Kẻ ở trên đời lo lắng cả,
Nghĩ ra ông sợ cái ông này.
( Nguyễn Khuyến Tác phẩm & Lời bình, NXB Văn học 2011,trang 10)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1
đến 8:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể nào?
A. Tự do
B. Lục bát
C. Song thất lục bát
D. Thất ngôn( Bảy chữ)
Câu 2. Bài thơ được gieo vần gì?
A. Vần chân
B. Vần cách
C. Vần lưng
D. Vần liền
Câu 3. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai , xuất hiện như thế nào?
A. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “ ông”
B. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “ mình”


C. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp
D. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp và xưng tên
Câu 4. Có thể chia bố cục bài thơ theo cách nào?
A. Bốn phần( mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần – mỗi phần 4 câu
B. Hai phần( mỗi phần 4 câu) hoặc hai phần( 2 câu đầu và 6 câu cuối)
C. Ba phần( 2 câu đầu, 4 câu tiếp và 2 câu cuối) hoặc hai phần( 4 câu đầu và 4 câu
cuối)
D. Hai phần( 6 câu đầu, hai câu cuối) hoặc bốn phần( mỗi phần hai câu)
Câu 5. “ Tự thuật” có nghĩa là gì?
A. Tự kể, tự giãi bày về mình


B. Tự nói về mình
C. Tự nói với đời
D. Tự tả về mình
Câu 6. Trong bài thơ trên, nhân vật trữ tình “tự thuật” điều gì?
A. Cuộc đời mình
B. Cảnh sống của mình
C. Nỗi niềm bất đắc chí của mình
D. Niềm vui đời mình
Câu 7. Lời “Tự thuật” cho thấy phẩm chất đáng quý nào của nhân vật trữ tình?
A. Lòng yêu nước
B. Lòng tự trọng
C. Sự khiêm nhường
D. Lòng dũng cảm
Câu 8. Nhận định nào đúng với những điều cụ thể mà nhân vật trữ tình “tự
thuật”?
A. Khơng thích nghi được với thời cuộc, khơng có tài năng
B. Có nhiều thói xấu, khơng được mọi người u q
C. Bế tắc trước thời cuộc và chán ngán cuộc sống vô vị

D. Nỗi niềm bất đắc chí và cảnh sống vơ vị, tẻ nhạt đáng sợ
Câu 9. Tại sao nói, thơ Nguyễn Khuyến viết về bản thân thường là những lời gan ruột ,
mang nặng nỗi đau thời thế và là lời tự thuật của một nhân cách đáng trọng?
( Viết khoảng 6 - 7 dòng).
Câu 10. Điều tâm đắc nhất của anh/chị về “ Tự thuật” của Nguyễn Khuyến? Tại sao?
( Lí giải khoảng 7 - 8 dịng).
PHÂN II. VIẾT ( 5.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Ở trên đời, mọi chuyện đều khơng có gì khó khăn nếu ước
mơ của mình đủ lớn”.
Anh/chị hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân về nhận định trên.

..................HẾT...................


HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I – MƠN: NGỮ VĂN 10
PHẦN I. ĐỌC HIỂU( 5.0 điểm)
Câu 1 đến Câu 8, mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm
Đáp án: Câu 1- D; Câu 2 – A; Câu 3 – A; Câu 4- D; Câu 5- A; Câu 6- C; Câu7- B;
Câu 8 – D
Câu 9. Học sinh bày tỏ suy nghĩ của bản thân và viết đúng dung lượng từ 6 đến 7
dịng.
Các em có thể trình bày theo nhiều cách song phải viết được: Nguyễn Khuyến là
người có học vấn un thâm, cơng danh hanh thơng song bất đắc chí trước thời cuộc.
Bởi lẽ ơng từng tự hào về danh vị của mình , nhưng khi giặc Pháp xâm lược nước ta
Nguyễn Khuyến không chống Pháp mà lui về để giữ “ngọc trong giá lành”. Cách ứng
xử đó khiến ơng dằn vặt, đau khổ có lúc rơi vào tuyệt vọng. Vì thế , thơ ơng khi viết về
mình thường nặng trĩu suy tư, trăn trở và cả nỗi đau ,sự hổ thẹn...Đó nỗi niềm bất đắc
chí, tình yêu nước thầm lặng song bất lực.
Câu 10. Học sinh có thể cảm nhận theo nhiều hướng, lí giải hợp lí – thuyết phục;

Viết đúng dung lượng 7 – 8 dòng.
PHẦN II. VIẾT ( 5.0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội: Bố cục ba phần, rõ ràng, mạch lạc(
0.5 điểm)
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: (0.5 điểm)
“Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: (3.0 điểm)
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn
luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận
thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
– Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong
hướng tới, đạt được.
– Có người đã ví:“Ước mơ giống như ngọn hải đăng, chúng ta là những con thuyền giữa
biển khơi bao la, ngọn hải đăng thắp sáng giúp cho con thuyền của chúng ta đi được tới
bờ mà không bị mất phương hướng”. Sự ví von thật tinh tế, giúp ta hiểu rõ, hiểu đúng
hơn về ước mơ của mình.
– Ước mơ đủ lớn: Là ước mơ khởi đầu từ điều nhỏ bé, trải qua một q trình ni
dưỡng, phấn đấu, vượt những khó khăn trở ngại để trở thành hiện thực.
– Câu nói: Đề cập đến ước mơ của mỗi con người trong cuộc sống. Bằng ý chí, nghị lực
và niềm tin, ước mơ của mỗi người sẽ “đủ lớn”, trở thành hiện thực.
* Bài học nhận thức và hành động:
- Nhận thức: Nếu cuộc đời là chiếc thuyền thì ước mơ là ngọn hải đăng. Thuyền dẫu
gặp nhiều phong ba, ngọn hải đăng sẽ là niềm tin, ánh sáng chỉ phương hướng cho


thuyền. Mất ngọn hải đăng, con thuyền biết đi đâu về đâu? Vì thế, hai chữ “ước mơ” thật
đẹp, thật lớn lao.
- Hành động:
+ Mỗi người chúng ta hãy nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, hi vọng. Nếu ai đó sống

khơng có ước mơ, khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào!
+ Phải không ngừng học tập, rèn ý chí, trau dồi kĩ năng sống để biết ước mơ và biến ước
mơ thành hiện thực.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt( 0.5 điểm)
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi
chảy( 0.5 điểm)



×