Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bản án phúc thẩm tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, điều khoản loại trừ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.64 KB, 8 trang )

TỒ ÁN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bản án số 27/2015/KDTM-PT
Ngày 19- 11 -2015
V/v tranh chấp hợp đồng bảo hiểm.

NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỒ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG
Với thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
Thẩm phán – Chủ toạ phiên toà: Bà Đoàn Thị Huỳnh Hoa
Các Thẩm phán

Ơng Nguyễn Hữu Chế
Ơng Hồng Ngọc Thụ.

Thư ký Tồ án ghi biên bản phiên toà: Bà Nguyễn Thị Mai - Cán bộ Tồ
án nhân dân thành phố Hải Phịng.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng: Ông Phạm Duy
Hiển - Kiểm sát viên tham gia phiên tịa.
Ngày 19 tháng 11 năm 2015 tại trụ sở Tồ án nhân dân thành phố Hải
Phòng xét xử phúc thẩm công khai vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số
20/2015/TLPT-KDTM ngày 14/10/2015 về việc tranh chấp hợp đồng bảo hiểm.
Do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 09/2015/KDTM-ST ngày
10 tháng 9 năm 2015 của Toà án nhân dân quận Ngô Quyền bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 700/2015/QĐ-PT ngày


04 tháng 11 năm 2015 giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Vận tải biển Phú
Tài; địa chỉ: Tầng 2 số 403 đại lộ Tôn Đức Thắng, xã An Đồng, huyện An
Dương, thành phố Hải Phòng.
Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Ông Đặng Văn Hiếu - nhân
viên Phòng pháp chế - Là người đại diện theo ủy quyền (Văn bản ủy quyền số
01/UQ-PT/2015 ngày 19/5/2015 của Giám đốc Cơng ty). Có mặt.
2. Bị đơn: Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt; địa chỉ: Số 35 Hai Bà Trưng,
phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Người đại diện hợp pháp của bị đơn: Bà Trương Thanh Thủy - Phó giám
đốc Ban pháp chế Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt và ông Phạm Ngọc Hiếu 1


Phó trưởng phịng bảo hiểm tàu thủy - Cơng ty Bảo Việt Hải Phòng là người đại
diện theo ủy quyền (Văn bản ủy quyền số 1907/2015/UQ/BHBV ngày 01/7/2015
của Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm
Bảo Việt ). Có mặt.
3. Người kháng cáo: Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt là bị đơn.
NHẬN THẤY:
Theo án sơ thẩm, nguyên đơn Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ
Vận tải biển Phú Tài (sau đây gọi tắt là Cơng ty Phú Tài) trình bày:
Ngày 10/6/2014 Công ty Phú Tài và Công ty Bảo Việt Hải Phịng (thuộc
Tổng Cơng ty Bảo hiểm Bảo Việt) ký Hợp đồng nguyên tắc bảo hiểm tàu biển số
1006/HĐBH-TTB/2014 và được cấp Đơn bảo hiểm số HPH.HULL.14.HD414 để
bảo hiểm cho tàu Phú Tài 18. Thời hạn bảo hiểm từ ngày 22/6/2014 đến ngày
21/6/2015.
Ngày 28/7/2014 tàu Phú Tài 18 chạy balas từ Philippines về Việt Nam thì
bị sự cố máy chính. Ngày 11/8/2014 thuyền trưởng đã có kháng nghị hàng hải và
kháng nghị bố sung ngày 13/8/2014. Ngày 13/8/2014 Công ty Phú Tài có Cơng
văn thơng báo cho Bảo Việt Hải Phòng và yêu cầu chỉ định giám định viên. Bảo

Việt Hải Phịng đã cử giám định là Cơng ty Cổ phần Xây dựng và Giám định
Bạch Đằng để giám định tổn thất. Kết quả kiểm tra, ghi nhận của giám định viên
đã ghi nhận mức đô tổn thất và nguyên nhân tổn thất.
Để khắc phục sự cố nêu trên, Công ty Phú Tài đã chi phí tổng số tiền là
2.462.925.181 đồng, ngày 03/11/2014 Cơng ty Phú Tài đã có Cơng văn 311/PTBVHP-2014 đề nghị Bảo Việt Hải Phịng thanh tốn số tiền nêu trên. Nhưng ngày
15/12/2014 Bảo Việt Hải phòng đã có Cơng văn số 3091/PT- BVHP/TT-2014 từ
chối u cầu trả tiền bảo hiểm cho sự cố máy chính tàu Phú Tài 18 vì cho rằng
Giấy chứng nhận khả năng đi biển số 914/2013TB-SW cấp ngày 12/12/2013 cho
tàu Phú Tài 18 đã hết hiệu lực ngày 13/7/2014, trước ngày tàu rời cảng
28/7/2014.
Ngày 12/01/2015 Cơng ty Phú Tài đã có cơng văn đề nghị Cục đăng kiểm
Việt Nam giải thích về hiệu lực của Giấy chứng nhận khả năng đi biển số
914/2013TB-SW cấp ngày 12/12/2013, được Cục đăng kiểm Việt Nam giải thích
bằng Văn bản số 118 ngày 13/01/2015.
Ngày 06/4/2015 Bảo Việt Hải Phịng có Cơng văn số 789/BVHP/TT-2015
chính thức từ chối bồi thường sự cố máy chính tàu Phú Tài 18. Việc từ chối bồi
thường của Bảo Việt Hải Phòng là không đúng và thiếu cơ sở pháp lý, không đảm
bảo quyền lợi của người được bảo hiểm. Vì:

2


- Giấy chứng nhận khả năng đi biển chỉ có quy định riêng tại Việt Nam,
ngày 28/7/2014 tàu rời Philippin thì chính quyền cảng nước này vẫn cấp giấy rời
cảng cho tàu Phú Tài 18, ngày 12/8/2014 tàu về đến cảng Hải Phịng thì vẫn được
làm thủ tục nhập cảnh cho tàu.
- Tại Công văn số 118/ĐKVN-TB ngày 13/01/2015 của Cục đăng kiểm
Việt Nam đã giải thích rõ về hiệu lực của Giấy chứng nhận khả năng đi biển số
914/2013TB-SW cấp ngày 12/12/2013 do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp cho
Công ty Phú Tài là để kiểm tra nồi hơi phụ.

- Theo Khoản 2 Điều 26 Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định: “Các giấy
chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phịng ngừa ơ nhiễm mơi
trường phải chi rõ thời hạn có hiệu lực. Thời hạn này được kéo dài thêm nhiều
nhất là 90 ngày, nếu tàu biển thực sự khơng có điều kiện đến nơi được chỉ định để
kiểm tra và điều kiện kỹ thuật của tàu biển trong thực tế vẫn đảm bảo an tồn
hàng hải, an ninh hàng hải và phịng ngừa ô nhiễm môi trường. Thời hạn được
kéo dài này kết thúc ngay khi tàu biển đã đến cảng được chỉ định để kiểm tra”.
Vì vậy ngày 19/5/2015 Cơng ty Phú Tài đã khởi kiện yêu cầu Bảo Việt Hải
Phòng phải bồi thường các chi phí liên quan đến việc khắc phục và sửa chữa sự
cố máy chính tàu Phú Tài 18 với số tiền là 2.462.925.181 đồng.
Bị đơn Tổng Cơng ty Bảo Việt trình bày:
Tổng Cơng ty Bảo Việt xác nhận có ký hợp đồng bảo hiểm, cấp đơn bảo
hiểm tàu Phú Tài 18 như Công ty Phú Tài nêu. Cơng ty Phú Tài đã nộp đủ các
khoản phí bảo hiểm theo hợp đồng.
Ngày 31/7/2014 trong chuyến hành trình từ Philippines về Việt Nam tàu
Phú Tài 18 bị sự cố máy chính do ảnh hưởng của thời tiết xấu kết hợp với sơ xuất
của thuyền viên trong vận hành các trang thiết bị trên tàu.
Ngày 13/8/2014 Công ty Phú Tài đã có Cơng văn số 138/2014/PT18 thơng
báo cho Bảo Việt tổn thất và yêu cầu chỉ định giám định viên.
Ngày 03/11/2014 Công ty Phú Tài gửi Công văn số 311/PT-BVHP-2014
yêu cầu Bảo Việt Hải Phòng trả tiền bồi thường bảo hiểm cho sự cố máy chính
tàu Phú Tài 18 với số tiền 2.462.925.181 đồng. Theo chi phí đánh giá của Giám
định viên- Bạch Đằng CIC thì chi phí khắc phục là 1.728.180.000 đồng.
Ngày 15/12/2014 Bảo Việt Hải phòng đã có Cơng văn 3091/BVHP/TT2014 từ chối u cầu trả tiền bảo hiểm cho sự cố máy chính tàu Phú Tài 18 do
Giấy chứng nhận khả năng đi biển của tàu đã hết hiệu lực trước khi tàu rời cảng
Bacolod- Philippines vào ngày 28/7/2014.
Căn cứ Điều 4 Điều khoản bảo hiểm thời hạn thân tàu quy định: “Bộ phận
của người được bảo hiểm, chủ tàu và người điều hành ngay từ khi bắt đầu và
3



trong suốt thời hạn của bảo hiểm này phải bảo đảm rằng: Bất kỳ khuyến cáo
hoặc hạn chế được ấn định bởi cơ quan phân cấp tàu có liên quan đến khả năng
đi biển của tàu hoặc liên quan đến việc duy trì trạng thái đủ khả năng đi biển
của tàu đều phải được hoàn thành đúng thời gian đã được cơ quan phân cấp tàu
quy định”; và căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 246 Bộ luật Hàng Hải Việt Nam thì
tổn thất sự cố máy chính tàu Phú Tài 18 không làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường của Bảo Việt Hải Phịng. Đề nghị Tịa án có văn bản hỏi Cục đăng kiểm
Việt Nam để làm rõ về hiệu lực của Giấy chứng nhận khả năng đi biển cấp cho
tàu Phú Tài 18.
Q trình Tịa án giải quyết, ngày 28/7 và 14/8/2015 Cơng ty Phú Tài đã có
đơn xin rút một phần yêu cầu khởi kiện. Công ty chấp nhận các chi phí sửa chữa,
khắc phục sự cố máy chính tàu như xác định của Cơng ty giám định Bạch Đằng,
bao gồm:
- Chi phí vật tư:

1.599.180.000 đồng

- Chi phí dịch vụ:

129.000.000 đồng.

- Chi phí tàu chiếm phao sửa chữa:

118.121.811 đồng

- Chi phí dầu DO chạy thử:

126.772.185 đồng.


Cộng chung:

1.973.073.996 đồng

Trừ mức khấu hao theo đơn bảo hiểm quy định 30.000.000 đồng và giá trị
phế liệu Công ty Phú Tài thu hồi 19.424.000 đồng, thì Cơng ty Phú Tài đề nghị
Tòa án buộc Bảo Việt Hải Phòng phải bồi thường là: 1.973.073.996 đồng 49.424.000 đồng =1.923. 649.996 đồng.
Tại phiên tòa sơ thẩm đại diện Tổng Công ty Bảo Việt nêu: Trong trường
hợp buộc trách nhiệm bồi thường của Tổng Công ty Bảo Việt thì chi phí khắc
phục sự cố máy chính tàu Phú Tài 18 được tính trên cơ sở hồ sơ giám định của
Công ty Cổ phần Xây dựng và Giám định Bạch Đằng là 1.973.073.996 đồng, và
trừ mức khấu trừ theo đơn bảo hiểm quy định 30.000.000 đồng và giá trị phế liệu
thu hồi 19.424.000 đồng thì cịn 1.923.649.996 đồng.
Tại Bản án sơ thẩm số 09/2015/KDTM-ST ngày 10 tháng 9 năm 2015 của
Tịa án nhân dân quận Ngơ Quyền đã áp dụng Điều 567, 568, 569, 570 và 579 Bộ
luật Dân sự; Điều 12, 40, 46, 47 Luật Kinh doanh Bảo hiểm; Khoản 1, 2 Điều 26
Bộ luật Hàng hải Việt Nam, xử:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch
vụ Vận tải biển Phú Tài: Buộc Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt phải bồi thường
cho Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Vận tải biển Phú Tài 1.923.649.996
đồng
4


2. Án phí: Tổng Cơng ty Bảo hiểm Bảo Việt phải chịu án phí 69.709.000
đồng án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm.
Ngồi ra bản án cịn tun quyền kháng cáo cho các đương sự.
Ngày 14 tháng 9 năm 2015 Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt kháng cáo
bản án sơ thẩm với lý do Tịa án sơ thẩm khơng tôn trọng thỏa thuận của các bên
trong hợp đồng bảo hiểm và Luật Kinh doanh Bảo hiểm, Bộ luật Hàng hải Việt

Nam mà áp dụng các quy định Bộ luật Dân sự để giải quyết là không đúng gây
thiệt hại cho Tổng Cơng ty Bảo hiểm Bảo Việt.
Tại phiên tịa phúc thẩm, đại diện Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt vẫn
giữ nguyên kháng cáo không chấp nhận bồi thường bảo hiểm cho Công ty Phú
Tài với lý do Giấy chứng nhận khả năng đi biển đã hết hiệu lực trước khi tàu Phú
Tài 18 khởi hành. Căn cứ Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt từ chối là Quy tắc
bảo hiểm thời hạn thân tàu biển ITC-01/11/1995 có quy định trong Điều 4 Hợp
đồng bảo hiểm và Khoản 2 Điều 246 Bộ luật Hàng hải Việt Nam.
Đại diện của Tổng Công ty Bảo Việt xác nhận trên hợp đồng bảo hiểm Quy
tắc bảo hiểm không ghi rõ ràng cụ thể và khơng có tài liệu chứng minh Cơng ty
Phú Tài đã được giải thích hay đã được nhận bản Quy tắc này trước khi ký hợp
đồng bảo hiểm. Sau khi có văn bản từ chối bồi thường cho Cơng ty Phú Tài,
Tổng Cơng ty Bảo Việt có cơng văn hỏi Cục đăng kiểm Việt Nam về hiệu lực
giấy chứng nhận khả năng đi biển của tàu Phú Tài 18 là muốn cơ quan chức năng
trả lời cho rõ hơn về chuyên môn.
Đại diện cho nguyên đơn nêu: Công ty khơng được nhận và cũng khơng
được giải thích về Quy tắc bảo hiểm như Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt nêu.
Đề nghị Tòa án căn cứ các quy định của pháp luật để giải quyết bảo vệ quyền lợi
hợp pháp cho Công ty Phú Tài.
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng tham gia phiên tòa
khi phát biểu ý kiến đã xác định: Thẩm phán, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đã
chấp hành đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, các đương sự đã thực
hiện đúng các quyền và nghĩa vụ, tham gia phiên tòa theo các quy định của Bộ
luật Tố tụng dân sự.
Về kháng cáo của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt là khơng có căn cứ
chấp nhận, đề nghị Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm căn cứ Khoản 1 Điều 275 Bộ
luật tố tụng dân sự, giữ nguyên quyết định của án sơ thẩm.
Sau khi nghe các đương sự trình bày, căn cứ các tài liệu, chứng cứ có trong
hồ sơ được xem xét tại phiên toà, tranh luận của các đương sự và ý kiến của kiểm
sát viên tại phiên tòa, xét đơn kháng cáo của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt,

Hội đồng xét xử phúc thẩm,
5


XÉT THẤY:
Hợp đồng nguyên tắc bảo hiểm tàu biển số 1006/HĐBH-TTB/2014 ngày
10/6/2014 được ký kết giữa Công ty Bảo Việt Hải Phịng (thuộc Tổng Cơng ty
Bảo hiểm Bảo Việt) với Công ty Phú Tài để bảo hiểm cho tàu Phú Tài 18 là hợp
đồng hợp pháp. Theo đó, Cơng ty Phú Tài đã đóng đủ phí bảo hiểm và Cơng ty
Bảo Việt Hải Phịng có trách nhiệm bồi thường tổn thất khi có sự kiện được bảo
hiểm xảy ra.
Sự cố hỏng máy chính tàu Phú Tài 18 thuộc phạm vi được xem xét bồi
thường theo Hợp đồng bảo hiểm đã ký. Tuy nhiên ngày 15/12/2014 và ngày
06/4/2015 Công ty Bảo Việt Hải Phòng căn cứ Quy tắc bảo hiểm thời hạn thân
tàu biển ITC-01/11/1995 để có văn bản từ chối bồi thường với lý do: Giấy chứng
nhận khả năng đi biển đã hết hiệu lực. Xét lý do và căn cứ từ chối bồi thường của
Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt thấy rằng:
+ Tại Điều 4 Hợp đồng bảo hiểm quy định về điều kiện bảo hiểm có nêu
điều khoản bảo hiểm thời hạn thân tàu biển ITC-01/11/1995. Nhưng điều 4 hợp
đồng không ghi cụ thể nội dung Quy tắc, và quy tắc cũng khơng được đính kèm
theo hợp đồng. Công ty Phú Tài không được biết, không được Tổng Cơng ty Bảo
hiểm Bảo Việt giải thích rõ về điều khoản này. Căn cứ Khoản 2 Điều 16 và Điểm
a Khoản 2 Điều 17 Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định: “Điều khoản loại trừ
trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh
nghiệp phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng”. Vì vậy
Tổng Cơng ty Bảo hiểm Bảo Việt căn cứ Điều 4, Điều 5 của Quy tắc bảo hiểm
thời hạn thân tàu biển ITC-01/11/1995 để từ chối bồi thường là không đúng.
+ Căn cứ quy định của mục 5.2.2.2 phần 1A tại QCVN 21:2010/BGTVT,
Cục ĐKVN đã giải thích thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận khả năng đi biển
không được vượt quá thời hạn hiệu lực của giấy cấp tàu. Giấy cấp tàu của tàu

Phú Tài 18 có hiệu lực đến 13/7/2016, căn cứ kết quả kiểm tra ngày 27/8/2013
Cục đăng kiểm Việt Nam đã cấp giấy chứng nhận khả năng đi biển cho tàu Phú
Tài đến ngày 13/7/2014 là thời hạn kiểm tra nồi hơi phụ của tàu.
Theo mục 1.1.3 phần 1B tại QCVN 21:2010/BGTVT thì thời hạn kiểm tra
nồi hơi phụ của tàu Phú Tài 18 được kéo dài thêm 03 tháng kể từ ngày 13/7/2014.
+ Theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Bộ luật Hàng hải Việt Nam thì thời
hạn hiệu lực của các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải được kéo dài thêm 90
ngày.
+ Tại Điều 9 Hợp đồng bảo hiểm về từ chối bồi thường quy định: “Trường
hợp người được bảo hiểm không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo
thỏa thuận như quy định tại Khoản 2 Điều 7, không thu thập đầy đủ hồ sơ tại
khoản 4 Điều 7, không thực hiện nghĩa vụ theo Điều 6 hoặc không tuân thủ theo
6


các chỉ dẫn bằng văn bản của người bảo hiểm thì người bảo hiểm có quyền từ
chối tồn bộ hoặc một phần số tiền bồi thường phát sinh do việc không thực hiện
những nghĩa vụ này”. Công ty Phú Tài không vi phạm các trường hợp từ chối bồi
thường như hợp đồng bảo hiểm đã quy định nêu trên.
Như vậy Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt căn cứ Quy tắc bảo hiểm thời
hạn thân tàu biển ITC-01/11/1995, căn cứ Khoản 2 Điều 246 Bộ luật Hàng hải
Việt Nam để từ chối bồi thường cho Công ty Phú Tài là không phù hợp với Điều
21 Luật Kinh doanh Bảo hiểm, Điều 9 Hợp đồng Bảo hiểm, Điều 26 Bộ luật
Hàng hải Việt Nam. Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng các quy định của Bộ luật Dân
sự, Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Kinh doanh Bảo hiểm là những căn cứ mà
các bên ký kết hợp đồng bảo hiểm để chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn là đúng. Vì vậy lý do kháng cáo của Tổng Cơng ty Bảo hiểm Bảo Việt là
khơng có căn cứ chấp nhận. Bản án sơ thẩm buộc Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo
Việt phải bồi thường tồn bộ các chi phí khắc phục sự cố máy chính tàu Phú Tài
18 trên cơ sở hồ sơ giám định, sau khi trừ mức khấu hao theo đơn bảo hiểm và

giá trị phế liệu thu hồi với số tiền 1.923.649.996 đồng là có căn cứ và đúng pháp
luật. Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của Tổng Công
ty Bảo hiểm Bảo Việt, cần giữ nguyên bản án sơ thẩm như đề nghị của đại diện
Viện kiểm sát nhân dân thành phố.
Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt phải chịu án phí kinh doanh thương mại
phúc thẩm theo quy định.
Vì các lẽ trên;
Căn cứ Khoản 1 Điều 275 Bộ luật tố tụng dân sự.
QUYẾT ĐỊNH:
Không chấp nhận kháng cáo của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt. Giữ
nguyên bản án sơ thẩm.
Áp dụng Điều 567, 568, 569, 570 và 579 Bộ luật Dân sự; Điều 12, Điều
16, 17, 21,40, 46, 47 Luật Kinh doanh Bảo hiểm; Khoản 1, 2 Điều 26 Bộ luật
Hàng Hải Việt Nam. Áp dụng Khoản 1 Điều 131, Điều 132 của Bộ luật Tố tụng
dân sự; Điều 27, Khoản 1 Điều 30 Pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH ngày 27
tháng 02 năm 2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí Tịa án.
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch
vụ Vận tải biển Phú Tài: Buộc Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt phải bồi thường
cho Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Vận tải biển Phú Tài số tiền
1.923.649.996 (Một tỉ chín trăm hai mươi ba triệu, sáu trăm bốn mươi chín nghìn,
chín trăm chín mươi sáu) đồng.
Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, Công ty Cổ phần Thương mại và
Dịch vụ Vận tải biển Phú Tài có đơn đề nghị thi hành án, nếu Tổng Công ty Bảo
7


hiểm Bảo Việt khơng thanh tốn khoản tiền phải trả thì hàng tháng cịn phải chịu
tiền lãi theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định
tương ứng với thời gian chưa thi hành án.
2. Án phí: Tổng Cơng ty Bảo hiểm Bảo Việt phải chịu 69.709.000 (Sáu

mươi chín triệu, bảy trăm linh chín nghìn) đồng án phí kinh doanh thương mại sơ
thẩm và 200.000 đồng án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm. Số tiền tạm ứng
án phí dân sự phúc thẩm 200.000 đồng Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt đã nộp
theo biên lai số 4991 ngày 23 tháng 9 năm 2015 tại Chi cục Thi hành án dân sự
quận Ngô Quyền được trừ vào án phí phúc thẩm Tổng Cơng ty Bảo hiểm Bảo
Việt phải nộp.
Hồn trả lại cho Cơng ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Vận tải biển Phú
Tài số tiền tạm ứng án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm đã nộp 40.000.000
(Bốn mươi triệu) đồng theo biên lai thu tiềm tạm ứng án phí số 4860 ngày 12
tháng 6 năm 2015 tại Chi cục thi hành án dân sự quận Ngơ Quyền, thành phố Hải
Phịng.
Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành
án dân sự thì người được thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án,
quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án
theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 9 Luật Thi hành án dân sự. Thời hiệu
thi hành án đươc quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.
Nơi nhận:
-VKSNDTP Hải Phịng;
- Tồ án ND Q. Ngơ Quyền;
- Chi cục THADS Q. Ngô Quyền;
- Các đương sự;
- Lưu hồ sơ vụ án.

TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM
THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TỊA

Đồn Thị Huỳnh Hoa

8




×