Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bình luận bản án tranh chấp hợp đồng bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.84 KB, 16 trang )

BÌNH LUẬN CÁC BẢN ÁN
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

VỤ VIỆC SỐ 1: Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới giữa Công ty trách
nhiệm hữu hạn thương mại, dịch vụ Thẩm V và Công ty cổ phần Bảo hiểm NR
Tóm tắt nội dung vụ việc:
Ngày 27/11/2009, Công ty cho thuê tài chính II - Ngân hàng NN (sau đây gọi tắt là
Công ty cho thuê tài chính II) và Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ vận tải
Hương T (sau đây gọi tắt là Công ty Hương T) ký Hợp đồng cho thuê tài chính số
184/06/ALCII-HĐ. Theo đó, Công ty cho thuê tài chính II cho Công ty Hương T thuê 24
chiếc xe ô tô, trong đó có chiếc xe ô tô khách 29 chỗ hiệu Transinco 1/5 K29 mang biển
kiểm soát 53M-7538.
Ngày 29/12/2009, Công ty cổ phần Bảo hiểm NR cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm xe
cơ giới số 177343 đối với xe ô tô 53M-7538; chủ xe là Công ty cho thuê tài chính II; tổng
phí bảo hiểm: 2.164.000 đồng; hiệu lực bảo hiểm từ 8 giờ ngày 01/01/2010 đến 8 giờ
ngày 01/01/2011 cho Công ty Hương Thảo.
Nhưng đến ngày 11/01/2010, Công ty Hương T mới ký Hợp đồng bảo hiểm xe ôtô
số 1A1131/0006/07-HSP2 với Công ty cổ phần Bảo hiểm NR mua bảo hiểm trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới cho những chiếc xe ô tô thuê của Công ty cho thuê tài chính II,
trong đó có chiếc xe 53M-7538, gồm: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với
người thứ ba với phí bảo hiểm 33.342.500 đồng, Bảo hiểm tai nạn tài xế, người ngồi trên
xe với phí bảo hiểm 598.500 đồng; tổng phí bảo hiểm: 33.941.000 đồng; giảm phí:
3.394.000 đồng; thực nộp 30.547.000 đồng; phương thức thanh toán thành 2 kỳ: kỳ 1,
ngay sau khi ký hợp đồng: 15.273.500 đồng và kỳ 2, vào ngày 01/6/2010: 15.273.500
đồng; hợp đồng bảo hiểm này có hiệu lực từ 8 giờ ngày 01/01/2010 đến 8 giờ ngày

1


01/01/2011, chỉ có hiệu lực khi người được bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ và
đúng hạn.


Riêng đối với bảo hiểm thân xe thì Công ty cho thuê tài chính II đã ký hợp đồng
mua của Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO Sài Gòn).
Ngày 12/01/2010, Công ty Hương T ký Bản thỏa thuận với Công ty trách nhiệm
hữu hạn thương mại dịch vụ Thẩm V (sau đây gọi tắt là Công ty Thẩm V). Bản thỏa
thuận có nội dung (tóm tắt): Công ty Hương T chuyển giao cho Công ty Thẩm V 5 chiếc
xe ô tô 29 chỗ hiệu Transinco 1/5 K29 (trong đó có chiếc xe 53M-7538) mà Công ty
Hương T đã thuê của Công ty cho thuê tài chính II trước đó; theo thỏa thuận thì đối với
bảo hiểm thân xe, Công ty Thẩm V sẽ được hưởng thụ tiếp tục phần còn lại do Công ty
Hương T đã mua trước.
Ngày 18/01/2010, Công ty Hương T có Giấy đề nghị Công ty cho thuê tài chính II
cho chuyển 5 chiếc xe trên cho Công ty Thẩm V thuê lại (chuyển đối tác thuê tài chính).
Trong Giấy đề nghị này cũng ghi rõ là Công ty Thẩm V sẽ được hưởng tiếp tục phần còn
lại của bảo hiểm thân xe mà Công ty Hương T đã mua.
Ngày 31/01/2010, Công ty cho thuê tài chính II đồng ý cho Công ty Thẩm V thuê
lại 05 xe ô tô nói trên. Cùng ngày, Công ty cho thuê tài chính II và Công ty Hương T lập
Biên bản thanh lý một phần Hợp đồng cho thuê tài chính số 184/06/ALCII-HĐ ngày
27/11/2009 đối với 5 chiếc xe ô tô đó. Đồng thời, Công ty cho thuê tài chính II (Bên A)
ký Hợp đồng cho thuê tài chính số 013/07/ALC II-HĐ ngày 31/01/2010 với Công ty
Thẩm V (Bên B) kèm theo các Phụ lục 4A, 4B, 4C và 4D về việc cho thuê 5 chiếc xe ô
tô, trong đó có chiếc xe 53M-7538 và theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 10 của hợp
đồng này thì: “Bên A có trách nhiệm chỉ định Công ty bảo hiểm và làm thủ tục mua bảo
hiểm; Bên B có trách nhiệm thanh toán phí bảo hiểm 1 lần trong suốt thời gian thuê”.
Cũng trong ngày 31/01/2010, Công ty Hương T đã tiến hành bàn giao 5 chiếc xe ô tô đó
và giấy tờ kèm theo cho Công ty Thẩm V trước sự chứng kiến của Công ty cho thuê tài
chính II.

2


Ngày 30/3/2010, Công ty Hương T có Thông báo số 33/CV/07 thông báo cho Công

ty cổ phần Bảo hiểm NR biết là bắt đầu từ tháng 01/2010, Công ty Hương T chuyển
nhượng 05 chiếc xe ô tô trên cho Công ty Thẩm V và yêu cầu Công ty cổ phần Bảo hiểm
NR điều chỉnh lại Hợp đồng bảo hiểm xe ô tô số 1A1131/0006/07-HSP2 ngày
11/01/2010, chuyển 05 chiếc xe đó cho Công ty Thẩm V chịu trách nhiệm thanh toán với
bảo hiểm.
Ngày 02/4/2010, Công ty Hương T có Công văn số 71/CV/07 gửi Công ty cổ phần
Bảo hiểm NR đề nghị hủy bỏ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với 05 chiếc xe (trong đó
có chiếc xe 53M-7538) thuộc Hợp đồng bảo hiểm xe ô tô số 1A1131/0006/07-HSP2 ngày
11/01/2010, Công ty Hương T không chịu trách nhiệm đối với 05 chiếc xe này và đề nghị
điều chỉnh lại hợp đồng.
Ngày 03/4/2010, Công ty cổ phần Bảo hiểm NR có Thông báo số 0011/07-HSP2
thông báo cho Công ty Hương T biết việc chấp nhận hủy hiệu lực bảo hiểm trách nhiệm
dân sự của 05 chiếc xe ô tô và đồng ý sửa đổi lại hợp đồng bảo hiểm xe ô tô nêu trên.
Cùng ngày, Công ty cổ phần Bảo hiểm NR và Công ty Hương T đã ký Hợp đồng sửa đổi,
bổ sung số 1B1131/0006/07-HSP2, theo đó 05 chiếc xe ô tô, trong đó có chiếc xe 53M7538 bị loại bỏ khỏi hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Ngày 22/7/2010, chiếc xe 53M-7538 chở khách đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến
địa phận phường Cam Nghĩa, thị xã Cam R, tỉnh K gây tai nạn làm 27 hành khách trên xe
bị thương, 1 trụ điện và chiếc xe ô tô 53M-7538 bị hư hỏng. Sau khi tai nạn xảy ra, Công
ty Thẩm V có báo cho Công ty cổ phần Bảo hiểm NR biết và Công ty cổ phần Bảo hiểm
NR đã cử người đi xác minh, thu thập hồ sơ.
Tòa án căn cứ Giấy chứng nhận bảo hiểm xe cơ giới số 177343 ngày 29/12/2009
của Công ty cổ phần Bảo hiểm NR cấp cho Công ty cho thuê tài chính II để buộc Công ty
cổ phần Bảo hiểm NR có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm cho Công ty Thẩm V.
Bình luận:

3


- Hợp đồng bảo hiểm xe ô tô số 1A1131/0006/07-HSP2 ngày 11/01/2010 là hợp
đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được ký kết giữa doanh nghiệp bảo

hiểm là Công ty cổ phần Bảo hiểm NR với bên mua bảo hiểm là Công ty Hương T. Theo
đó, Công ty Hương T mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với 24 chiếc xe ô tô,
trong đó có chiếc xe mang biển kiểm soát số 53M-7538, với phương thức thanh toán phí
bảo hiểm thành 2 kỳ: Kỳ 1: ngay sau khi ký hợp đồng: 15.273.500 đồng và kỳ 2: vào
ngày 01/6/2010: 15.273.500 đồng; hợp đồng bảo hiểm này có hiệu lực từ 8 giờ ngày
01/01/2010 đến ngày 8 giờ ngày 01/01/2011 và chỉ có hiệu lực khi người được bảo hiểm
thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn. Nhưng Giấy chứng nhận bảo hiểm xe cơ
giới của xe ô tô mang biển kiểm soát số 53M-7538 lại được cấp cho người đứng tên chủ
xe là Công ty cho thuê tài chính II từ ngày 29/12/2009 và cũng có hiệu lực từ 8 giờ ngày
01/01/2010 đến 8 giờ ngày 01/01/2011. Điều này là vi phạm quy định tại điểm a khoản 2
Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm vì trách nhiệm mua bảo hiểm thuộc về chủ phương
tiện. Chủ chiếc xe mang biển kiểm soát số 53M-7538 là Công ty cho thuê tài chính II
nhưng người ký hợp đồng mua bảo hiểm lại là Công ty Hương T.
Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định:
1. Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm,
mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và
doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.
Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ
lợi ích công cộng và an toàn xã hội.
2. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
a) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự
của người vận chuyển hàng không đối với hành khách;
b) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;
c) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
d) Bảo hiểm cháy, nổ.
4


3. Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, Chính phủ trình Ủy
ban Thường vụ Quốc hội quy định loại bảo hiểm bắt buộc khác.

- Theo Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và Điều 3 Quy tắc bảo hiểm
bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được ban hành kèm theo Quyết định số
23/2003/QĐ-BTC ngày 25/2/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là Quy tắc
23), thì Giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm và theo
quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm thì Doanh nghiệp bảo
hiểm có nghĩa vụ “cấp cho bên mua bảo hiểm Giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm
ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm”, nhưng trong trường hợp này Công ty cổ phần
Bảo hiểm NR đã cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chiếc xe này từ
ngày 29/12/2009 (trước khi ký hợp đồng bảo hiểm) và ghi rõ “hiệu lực bảo hiểm từ 8 giờ
ngày 01/01/2010 đến 8 giờ ngày 01/01/2011”; như vậy, có sự mâu thuẫn với quy định
nêu trên của Luật Kinh doanh bảo hiểm và thỏa thuận của các bên tại hợp đồng bảo hiểm
là “chỉ có hiệu lực khi người được bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ và đúng
hạn”. Như vậy cần phải làm rõ tại sao Công ty cổ phần Bảo hiểm NR cấp Giấy chứng
nhận bảo hiểm cho Công ty cho thuê tài chính II trước khi Công ty Hương T ký hợp đồng
bảo hiểm với Công ty cổ phần Bảo hiểm NR. Bên cạnh đó cần làm rõ Công ty Hương T
đã thanh toán phí bảo hiểm cho chiếc xe 53M-7538 hay chưa. Các vấn đề nêu trên cần
phải được xác minh, thu thập làm rõ để có cơ sở xác định thời điểm phát sinh trách nhiệm
bảo hiểm cũng như sự việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Điều 15;
khoản 2 Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm; đoạn 1 Điều 5 Quy tắc bảo hiểm bắt buộc
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được ban hành kèm theo Quyết định số
23/2003/QĐ-BTC ngày 25/2/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định:
- Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.
- Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là Giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo
hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.

5


Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định:

Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết hoặc khi
có bằng chứng doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã
đóng phí bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định:
Ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của BLDS, hợp đồng bảo
hiểm còn chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm;
- Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm
theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận
khác.
- Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí
bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Điều 3 Quy tắc 23 quy định:
Giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp cấp theo yêu cầu của người được bảo
hiểm là bằng chứng ký kết hợp đồng bảo hiểm giữa chủ xe cơ giới và doanh nghiệp bảo
hiểm. Nội dung chính của Giấy chứng nhận bảo hiểm được quy định tại Phụ lục 1 - Nội
dung Giấy chứng nhận bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định số 23/2003/QĐ-BTC của
Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 5 Quy tắc 23 quy định:
Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo quy định ghi trên Giấy chứng nhận bảo
hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm khi chủ xe cơ giới đã
đóng đủ phí bảo hiểm (trừ trường hợp có thoả khác bằng văn bản).
6


Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển
quyền sở hữu xe mà chủ xe cơ giới không có yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm thì mọi
quyền lợi bảo hiểm liên quan đến chiếc xe được bảo hiểm vẫn còn hiệu lực đối với chủ xe

cơ giới mới.
- Theo quy đinh tại Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm; khoản 2 và 4 Điều 424,
khoản 3 Điều 425 BLDS năm 2005 và Điều 6 Quy tắc 23 thì cần phải xem xét hiệu lực
của Giấy chứng nhận bảo hiểm khi mà hợp đồng bảo hiểm đã bị hủy bỏ đối với chiếc xe
mang biển kiểm soát số 53M-7538; đồng thời, làm rõ trách nhiệm của Công ty cho thuê
tài chính II - Chủ xe, Công ty Hương T, Công ty Thẩm V và Công ty cổ phần Bảo hiểm
NR trong việc này nhằm xác định đúng trách nhiệm và mức độ bồi thường thiệt hại của
vụ án này.
Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định:
1. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận
trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên
mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển
nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó, trừ
trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế.
Điều 6 Quy tắc 23 quy định:
Trường hợp có yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải thông báo
bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm biết trước 15 ngày. Trong vòng 15 ngày kể từ
ngày nhận được thông báo huỷ bỏ, nếu doanh nghiệp bảo hiểm không có ý kiến thì hợp
đồng bảo hiểm mặc nhiên được huỷ bỏ, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho chủ xe
80% phí bảo hiểm của thời gian huỷ bỏ, trừ trường hợp trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm
đang có hiệu lực đã xảy ra sự kiện bảo hiểm liên quan đến chiếc xe có yêu cầu huỷ bỏ
bảo hiểm.

7


Như vậy, việc Tòa án căn cứ Giấy chứng nhận bảo hiểm xe cơ giới số 177343 ngày
29/12/2009 của Công ty cổ phần Bảo hiểm NR cấp cho Công ty cho thuê tài chính II để
buộc Công ty cổ phần Bảo hiểm NR có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm cho Công ty

Thẩm Vân là chưa có đủ căn cứ.
VỤ VIỆC SỐ 2: Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tài sản giữa Công ty trách
nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại Hải T ( sau đây gọi tắt là Công ty Hải T) và
Công ty cổ phần bảo hiểm PT (sau đây gọi tắt là PT)
Tóm tắt nội dung vụ việc:
Trên cơ sở Giấy yêu cầu bảo hiểm ngày 22/7/2009 của Công ty Hải T, ngày
22/7/2009 PT - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh đã cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm số
HĐ/0004/02/DA/6.01.2009. Tại Đơn tiêu chuẩn về bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc
biệt đã ghi rõ là “Cả hai bên đồng ý và cam kết rằng điều kiện tiên quyết đối với trách
nhiệm theo đơn bảo hiểm này hay Giấy chứng nhận bảo hiểm là bất kỳ khoản phí nào
đến hạn đều phải được thanh toán. Đơn bảo hiểm này đã được ký kết khi đã nhận được
đầy đủ khoản phí bảo hiểm trong vòng 15 ngày kể từ: (i)Ngày chấp nhận bảo hiểm theo
đơn bảo hiểm hay Giấy chứng nhận bảo hiểm, hoặc: (ii)Ngày có hiệu lực bảo hiểm. Giấy
chứng nhận bảo hiểm sẽ được coi như là chấm dứt kể từ khi kết thúc thời hạn cam kết
đóng phí bảo hiểm”.
Theo Giấy chứng nhận: Thời hạn bảo hiểm được tính từ ngày 24/10/2009 đến ngày
23/10/2010; mức phí bảo hiểm (bao gồm cả VAT) là 27.000.000 đồng; tổng số tiền bảo
hiểm là 15 tỷ đồng cho các hạng mục: nhà xưởng (trị giá 05 tỷ đồng), máy móc và thiết bị
(trị giá 6 tỷ đồng), hàng hóa trong kho (trị giá 04 tỷ đồng); rủi ro được bảo hiểm gồm:
hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt (thiệt hại vật chất) của PT. Cùng ngày 22/07/2009, PT Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh đã có thông báo thu phí số 030027 gửi Công ty Hải T,
nhưng Công ty Hải T không nộp phí bảo hiểm.
Khoảng 5 giờ sáng ngày 16/01/2010 xảy ra vụ cháy tại Công ty Hải T.

8


Sáng ngày 16/01/2010 (sau khi vụ cháy xảy ra) đại diện Công ty Hải T mới đến trụ
sở PT - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh xin nộp tiền bảo hiểm theo hợp đồng đã ký
nêu trên, nhưng lại đề nghị nhân viên thu phí PT ghi ngày thu tiền trên Hóa đơn dịch vụ
bảo hiểm (GTGT) là ngày 14/01/2010.

Tại Bản kết luận giám định số 924/C21 (CIII) ngày 29/01/2010, Phân viện khoa học
hình sự Tổng cục cảnh sát Bộ công an kết luận nguyên nhân vụ cháy là do chạm chập
điện. Ngày 05/3/2010, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh có
Quyết định không khởi tố vụ án hình sự số 047-01/QĐ do không có dấu hiệu của tội
phạm hình sự.
Ngày 04/02/2010, Công ty Hải T có văn bản yêu cầu PT bồi thường tổn thất về tài
sản đã được bảo hiểm do vụ cháy gây ra. Ngày 26/3/2010, PT có Công văn số
118/2010/CV-CNHCM gửi Công ty Hải T từ chối bồi thường tổn thất do vụ cháy gây ra
cho Công ty Hải T, với lý do chính (tóm tắt) như sau:
- Tại thời điểm xảy ra vụ cháy, Hợp đồng bảo hiểm không còn hiệu lực do Công ty
Hải T đã vi phạm điều khoản về cam kết đóng phí bảo hiểm;
- Ngày 16/01/2010 (sau khi xảy ra vụ cháy) đại diện Công ty Hải T - bà Viễn C (là
vợ ông Thòng Trăn S - Giám đốc Công ty Hải T) mới đến trụ sở PT - Chi nhánh thành
phố Hồ Chí Minh xin nộp phí bảo hiểm theo hợp đồng đã ký và còn đề nghị nhân viên
thu phí của PT ghi ngày thu tiền trên Hóa đơn dịch vụ bảo hiểm (GTGT) là ngày
14/01/2010.
Sau nhiều lần trao đổi, thương lượng không thành, ngày 05/5/2009 Công ty Hải T
khởi kiện vụ án tại Tòa án yêu cầu buộc PT bồi thường 7.530.039.241 đồng và được Toà
án chấp nhận.
Bình luận:
- Theo hợp đồng hai bên đều thống nhất thời hạn bảo hiểm là một năm tính từ ngày
24/10/2009 đến ngày 23/10/2010. Thực hiện hợp đồng bảo hiểm, PT đã phát hành Thông
báo thu phí đề ngày 22/7/2009 đến Công ty Hải T nhưng Công ty Hải T không nộp phí
9


bảo hiểm theo thông báo của PT, không thực hiện đúng cam kết đóng phí bảo hiểm. Tại
Đơn tiêu chuẩn về bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt đã ghi rõ là Cả hai bên đồng
ý và cam kết rằng điều kiện tiên quyết đối với trách nhiệm theo đơn bảo hiểm này hay
Giấy chứng nhận bảo hiểm là bất kỳ khoản phí nào đến hạn đều phải được thanh toán.

Đơn bảo hiểm này đã được ký kết khi đã nhận được đầy đủ khoản phí bảo hiểm trong
vòng 15 ngày kể từ: (i)Ngày chấp nhận bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hay Giấy chứng
nhận bảo hiểm, hoặc: (ii)Ngày có hiệu lực bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm sẽ được
coi như là chấm dứt kể từ khi kết thúc thời hạn cam kết đóng phí bảo hiểm. Như vậy hợp
đồng bảo hiểm đã chấm dứt và bên bảo hiểm không còn nghĩa vụ bảo hiểm theo quy định
tại Điều 17 và Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000.
Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:
a) Thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
b) Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến
việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
c) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2
Điều 19, khoản 2 Điều 20, khoản 2 Điều 35 và khoản 3 Điều 50 của Luật này;
d) Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho
người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc
trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
đ) Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất
theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã
bồi thường cho người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra đối với tài sản và trách
nhiệm dân sự;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
10


2. Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ:
a) Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền,
nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm;
b) Cấp cho bên mua bảo hiểm Giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau
khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;

c) Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được
bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
d) Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường;
đ) Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi
thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định:
Ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của BLDS, hợp đồng bảo
hiểm còn chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm;
2. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm
theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận
khác.
3. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí
bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Mặt khác, khi vụ cháy xảy ra, Công ty Hải T không thông báo đầy đủ, trung thực
về hỏa hoạn mà còn có hành vi gian dối, xin nộp phí bảo hiểm nhưng đề nghị ghi lùi 02
ngày; vi phạm nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm theo quy định tại Điều 18 Luật Kinh
doanh bảo hiểm năm 2000.
Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định:
11


1. Bên mua bảo hiểm có quyền:
a) Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm;
b) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm;
c) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3
Điều 19, khoản 1 Điều 20 của Luật này;
d) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi

thường cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm;
đ) Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm
hoặc theo quy định của pháp luật;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:
a) Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp
đồng bảo hiểm;
b) Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo
yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;
c) Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm
trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm
theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;
d) Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa
thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
đ) Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và
các quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
12


VỤ VIỆC SỐ 3. Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hoá giữa Công ty cổ
phần vật tư vận tải và xây dựng công trình giao thông 4 (sau đây gọi tắt là Công ty
4) và Công ty cổ phần bảo hiểm Việt Đ (sau đây gọi tắt là Việt Đ)
Tóm tắt nội dung vụ việc:
Ngày 20/12/2009, nguyên đơn được bị đơn - Công ty cổ phần bảo hiểm Việt Đ Chi nhánh tại Hà Nội cấp đơn bảo hiểm hàng hoá vận chuyển số 04/01/KD2/91130/0011
- để Công ty mua bảo hiểm cho lô hàng 72 chiếc xe máy nguyên chiếc, mới 100% mà
nguyên đơn vận chuyển cho khách hàng từ ĐN đến HT. Trên đường vận chuyển đến địa
phận xã Mỹ T, huyện Phù M, tỉnh B, lô hàng đã bị tổn thất hoàn toàn do cháy vào thời
điểm sau 11 giờ 00’ cùng ngày 20/12/2009.

Nguyên đơn đã yêu cầu bị đơn - Công ty cổ phần bảo hiểm Việt Đ thanh toán bồi
thường trị giá lô hàng đã được bảo hiểm là 916.363.656 đồng nhưng bị đơn không chấp
nhận.
Phía bị đơn không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn từ chối bồi thường
với các lý do:
- Người được bảo hiểm đã vi phạm Điều 55 Quy tắc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển
trong lãnh thổ Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 09/QĐ-TCBH ngày
09/1/1992 về việc triển khai bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Cụ thể: xếp hàng sai quy cách an toàn về “hàng hoá
nguy hiểm” khi vận chuyển - đó là còn để xăng trong xe máy và bịt thùng xe tải kín quá.
- Hợp đồng (đơn bảo hiểm) được giao kết (được bên được bảo hiểm nhận) vào 11
giờ 00’ ngày 20/12/2009. Tại thời điểm này tài sản được bảo hiểm không còn tồn tại vì
tổn thất đã xảy ra trước 11 giờ 00’ ngày 20/12/2009.
Ngày 02/01/2011, nguyên đơn khởi kiện ra Toà án để yêu cầu đề nghị Toà án giải
quyết buộc bị đơn bồi thường tổn thất theo “Hợp đồng” bảo hiểm với số tiền 916.363.565
đồng và 233.580.000 đồng lãi chậm trả.

13


Phía nguyên đơn chứng minh trách nhiệm bồi thường bảo hiểm thuộc phía bị đơn
với các tài liệu chứng cứ gồm:
- Đơn yêu cầu bảo hiểm ngày 20/12/2009. Nội dung đơn đã thể hiện hợp đồng được
giao kết trước 11 giờ.
- Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 20/12/2009 và bổ sung ngày 27/12/2009
của cơ quan Công an tỉnh B.
- Báo cáo số 161 ngày 20/12/2009 của trực ban Công an tỉnh B.
- Bản kết luận nguyên nhân vụ cháy số 11/BKL - PC23 ngày 19/01/2010 của Phòng
cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh B.
- Công văn số 43/PC23 ngày 7/3/2010 của Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy

Công an tỉnh B.
Bình luận:
- Có quan điểm cho rằng vụ việc đã hết thời hiệu khởi kiện 02 năm kể từ ngày
quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm theo quy định tại Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân
sự. Tuy nhiên, quan điểm này không đúng bởi theo quy định tại Điều 30 Luật Kinh doanh
bảo hiểm và Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự thì thời hiệu khởi kiện của vụ kiện là 03
năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp. Nguyên tắc chung trong xác định thời hiệu đó là
văn bản pháp luật nội dung được ưu tiên áp dụng trước. Trường hợp không có quy định
trong văn bản pháp luật nội dung thì mới áp dụng Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự. Ngày
phát sinh tranh chấp cũng không đồng nhất với ngày có “quyền và lợi ích hợp pháp bị
xâm phạm”.
Điều 30 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định:
Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh
tranh chấp.
Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định:

14


1. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà
án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn
đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Thời hiệu yêu cầu là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Toà án giải quyết
việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích
công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác về thời hiệu khởi kiện, thời
hiệu yêu cầu thì thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu được quy định như sau:
a) Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ
ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích

của Nhà nước bị xâm phạm;
b) Thời hiệu yêu cầu để Toà án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát
sinh quyền yêu cầu.
- Nếu có đầy đủ các bằng chứng về việc hợp đồng đã được xác lập trước 11h ngày
20/12/2009 xảy ra sự cố cháy nổ và trong xe máy là đối tượng được bảo hiểm không có
chứa xăng thì bên bán bảo hiểm phải có trách nhiệm bồi thường trị giá lô hàng đã được
bảo hiểm là 916.363.565 đồng và lãi phát sinh theo quy định tại Điều 15 Luật Kinh doanh
bảo hiểm năm 2000 và Điều 306 Luật Thương mại năm 2005. Bản thân xe máy không là
đối tượng “hàng hoá nguy hiểm” theo quy định của Phụ lục 1 Nghị định số 13/2003/NĐCP ngày 19/02/2003 quy định Danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy
hiểm bằng đường bộ.

Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định thời điểm phát sinh trách nhiệm
bảo hiểm:

15


Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết hoặc khi
có bằng chứng doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã
đóng phí bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
Điều 306 Luật Thương mại quy định về quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh
toán:
Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán
thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu
trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại
thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác.

16




×