Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.16 KB, 8 trang )


VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC
CÂU HỎI
Câu 1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điệu kiện tự nhiên và KT-XH để phát
triển GTVT nuóc ta.
Câu 2. Trình bày vai trò của giao thông vận tải và thông tin liên lạc và những thành tựu
của ngành này đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 3. Trình bày hiện trạng mạng lưới GTVT nước ta
Câu 4. Đánh giá mạng lưới giao thông vận tải và phương hướng phát triển ngành này
trong tương lai.
Câu 5. Trình bày hiện trạng mạng lưới thông tin liên lạc nước ta. Phương hướng để hoàn
thiện mạng lưới thông tin liên lạc.
GIẢI ĐÁP
Câu 1. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và KT-XH để phát triển GTVT
nước ta.
Thuận lợi
Vị trí địa lí:
+ Nằm ở phần đông của bán đảo Trung Á tiếp giáp Biển Đông với đường bờ biển dài
3260 km, đây chính là cửa thông ra biển rộng, vì thế nước ta rất dễ dàng phát triển giao
thông vận tải đường biển trong nước và quốc tế.
+ Nước ta nằm gần đường biển quốc tế qua eo biển Malacca, gần cảng biển Singapore
lớn nhất ĐNA nên càng thuận lợi cho giao thông quốc tế
+ Nước ta nằm ở giao điểm của những đường hàng không, hàng hải, giữa lục địa và hải
đảo… nên rất thuận lợi phát triển GTVT quốc tế
+ Nước ta tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia với đường biên giới dài hơn 4600
km, trên đó có nhiều cửa khẩu nên dễ dàng thông thương đi lại lớn với các nước, góp
phần vào thúc đẩy quan hệ, buôn bán vứoi các nước trên thế giới.
Nước ta có nguồn lao động dồi dào, dân số đông và nhiều dân tộc phân bố rộng khắp các
vùng trong cả nước nên có nhu cầu giao lưu đi lại lớn, do đó kích thích GTVT phát triển
Nước ta có hình thể kéo dài theo hướng BN lại có dải đồng bằng ven biển gần như liền
một dải từ Móng Cái đến Hà Tiên nên thuận lợi cho phát triển GTVT dọc ven biển từ


Nam ra Bắc, các dãy núi nước ta chủ yếu theo hướng TB – ĐN, ĐT nên thuận lợi cho
phát triển GTVT theo hướng TB – ĐN và ĐT.

Nước ta được Đảng và Nhà nước rất quan tâm và đánh giá đúng vai trò của GTVT –
TTLL nên đã đầu tư lớn nhằm nhanh chóng hiện đại hóa ngành này để phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Khó khăn
+ Vị trí địa lí nước ta nằm ở vùng có nhiều thiên tai nhất thế giới nên gây cản trở cho mọi
loại hình GTVT, đặc biệt là đường hàng không và đường biển.
+ Địa hình chủ yếu là đồi núi chia cắt rất phức tạp lại có nhiều dãy núi cao đâm ngang ra
biển thành đèo cao dốc đứng (đèo Hải Vân, đèo Cả…) gây khó khăn lớn cho phát triển
GTVT theo hướng Bắc Nam.
+ Vì có nhiều sông chảy theo hướng tây bắc – đông nam đổ ra biển nên khi phát triển
GTVT theo hướng hướng bắc nam phải xây dựng nhiều cầu cống gây tốn kém.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa diễn biến thất thường, nhiều bão, lũ lụt… gây ách tắc
giao thông. Với giao thông đường sông chỉ thuận lợi ở vùng đồng bằng và cửa sông còn
vùng trung du miền núi thì hạn chế phát triển.
+ Phát triển giao thông đường sông do hiện tượng bồi tích lắng đọng ở các cửa sông nên
phải đầu tư lớn để nạo vét.
+ Trình độ chuyên môn tay nghề của người Việt Nam còn thấp, chưa chế tạo được các
loại GTVT hiện tại, chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lí điều hành phát triển GTVT
nên tốc độ chậm, giá thành cao, hệ số an toàn thấp.
+ Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của ngành GTVT còn là khâu yếu nên tốc độ hiện đại hóa
còn chậm.
+ Nước ta còn nghèo nên thiếu vốn đầu tư cho hiện đại hóa GTVT.
+ Đổi mới chậm nên những năm trước đây chưa mở rộng được quan hệ hợp tác quốc tế
mạnh mẽ, nên thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển GTVT còn hạn chế.
Câu 2. Vai trò của giao thông vận tải và thông tin liên lạc và những thành tựu của ngành
này đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
+ Giao thông vận tải và thông tin liên lạc là những ngành kinh tế đặc biệt vừa mang tính

sản xuất vật chất vừa mang tính không sản xuất vật chất, ngày nay được coi là ngành dịch
vụ.
+ Giao thông vận tải và thông tin liên lạc không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất
nhưng có tác động lớn đến các ngành sản xuất khác, vì vậy muốn phát triển KT – XH đạt
hiệu quả cao cần phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
+ Phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc còn để tạo ra các mối lưu thông quan
hệ trong vận chuyển, luân chuyển hàng hóa và hành khách giữa các khu vực trong cả
nước.

+ Phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong thời kì đổi mới ở nước ta, trong
xu thế quốc tế hóa nhằm mục đích nắm bắt những thông tin nhanh nhất, mới nhất để sản
xuất kịp thời và kinh doanh có hiệu quả nhất.
+ Phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc là để thỏa mãn nhu cầu giao lưu quan
hệ giữa người với người, giữa các dân tộc trong một đất nước với nhau và giữa các nước
trên thế giới.
+ Phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc ở trên thế giới nói chung được coi là
một trong những chỉ tiêu để đánh giá nền văn minh công nghiệp ở mỗi nước, cho nên
nước ta muốn hội nhập với nền văn minh thế giới cần phải đẩy mạnh phát triển giao
thông vận tải và thông tin liên lạc.
+ Phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc còn góp phần đẩy mạnh việc quản lí
điều hành sản xuất một cách nhanh chóng, có hiệu quả, đồng thời góp phần bảo vệ an
ninh quốc phòng.
Những thành tựu của giao thông vận tải.
Điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải.
Vị trí địa lí:
+ Nằm ở phần đông của bán đảo Trung Ấn, tiếp giáp Biển Đông với đường bờ biển dài
3260 km, đây chính là cửa thông ra biển rộng, vì thế nước ta rất dễ dàng phát triển giao
thông vận tải đường biển trong nước và quốc tế.
+ Nước ta nằm gần đường biển quốc tế qua eo biển Malacca, gần cảng biển Singapore
lớn nhất ĐNA nên càng thuận lợi cho giao thông quốc tế

+ Nước ta nằm ở giao điểm của những đường hàng không, hàng hải, giữa lục địa và hải
đảo… nên rất thuận lợi phát triển GTVT quốc tế
+ Nước ta tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia với đường biên giới dài hơn 4600
km, trên đó có nhiều cửa khẩu nên dễ dàng thông thương đi lại với các nước, góp phần
vào thúc đẩy quan hệ, buôn bán với các nước trên thế giới.
Nước ta có nguồn lao động dồi dào, dân số đông và nhiều dân tộc phân bố rộng khắp các
vùng trong cả nước nên có nhu cầu giao lưu đi lại lớn, do đó kích thích GTVT phát triển
Nước ta có hình thể kéo dài theo hướng BN lại có dải đồng bằng ven biển gần như liền
một dải từ Móng Cái đến Hà Tiên nên thuận lợi cho phát triển GTVT dọc ven biển từ
Nam ra Bắc, các dãy núi nước ta chủ yếu theo hướng TB – ĐN, ĐT nên thuận lợi cho
phát triển GTVT theo hướng TB – ĐN và ĐT.

Nước ta được Đảng và Nhà nước rất quan tâm và đánh giá đúng vai trò của GTVT –
TTLL nên đã đầu tư lớn nhằm nhanh chóng hiện đại hóa ngành này để phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Những thành tựu
+ Nước ta đã hình thành được gần đầy đủ các loại hình giao thông vận tải từ đường bộ
đến đường sông biển, đường hàng không…
+ Về đường bộ nước ta đã xây dựng một mạng lưới quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ… với hơn
18 vạn km đường ô tô, hơn 2630 km đường sắt, 11 nghìn km đường sông, 73 cảng biển
lớn nhỏ, 18 sân bay trong đó có 3 sân bay quốc tế là nội bài, tân sơn nhất, đà nẵng.
+ Mạng lưới giao thông vận tải nước ta đang góp phần to lớn vào các quá trình vận
chuyển, luân chuyển hàng hóa và hành khách giữa các vùng.
Những đóng góp của giao thông vận tải tỏa đi khắp các vùng trong cả nước, từ đồng bằng
lên miền núi, từ thành thị tới nông thôn… với mật độ trung bình giao thông vận tải từ 0,5
– 0,6 km/km
2
. Mạng lưới này đã góp phần mở rộng giao lưu quan hệ giữa các vùng, các
dân tộc trong cả nước .
+ Nước ta đã hình thành trục giao thông vận tải chính theo hướng BN đó là quốc lộ 1A và

đường sắt thống nhất Bắc Nam, từ trục chính tỏa ra khắp các vùng theo hướng ĐT hoặc
TB – ĐN… tạo thành mạng lưới giao thông hình xương cá mà xương sống chính là quốc
lộ 1A và đường sắt Bắc Nam. Nhờ có mạng lưới giao thông hình xương cá mà tạo ra mối
lưu thông giữa các vùng thuận lợi (từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây)
+ Trên mạng lưới giao thông hình xương cá đã hình thành nhiều đầu mối giao thông mà
lớn nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, những đầu mối giao thông những nút giao
thông đó là cơ sở để hình thành những trung tâm công nghiệp lớn, đô thị lớn.
+ Sự phát triển giao thông vận tải ở nước ta đã hình thành nên các tuyến giao thông có
tính chuyên môn hóa cao, nghĩa là những tuyến chuyên vận chuyển hoặc luân chuyển
một số hàng hóa như tuyến Hà Nội – Hải Phòng chuyên vận chuyển các mặt hàng xuất
nhập khẩu qua đường biển, tuyến thành phố Hồ Chí Minh – ĐBSCL chuyên vận chuyển
LT-TP… sự hình thành các tuyến giao thông chuyên môn hóa này đã góp phần to lớn vào
nâng cao hiệu quả ngành giao thông vận tải nước ta.
+ Sự kết hợp các tuyến giao thông ở nước ta ngày một khăng khít giữa đồng bằng và
miền núi trung du, giữa thành thị và nông thôn để tạo cơ sở cho nền kinh tế nông thôn
tiến gần đến thành thị, góp phần đô thị hóa, công nghiệp hóa đất nước.
+ Giao thông vận tải ở nước ta không chỉ được ưu tiên phát triển ở trong nước mà còn
được đầu tư để vươn ra các nước như Trung Quốc, Lào, Campuchia… nhằm tạo mối giao
lưu xuất nhập khẩu và tiếp thu tinh hoa của các nước trong khu vực và thế giới.,.
Những tồn tại
+ Mạng lưới giao thông vận tải nước ta chưa thật sự hiện đại, hiện nay đang bị xuống cấp
đặc biệt là ở vùng nông thôn.

+ Cơ sở vật chất và phương tiện giao thông còn nghèo nàn và lạc hậu, thiếu đồng bộ
(giao thông đường sắt nước ta được coi là lạc hậu nhất thế giới)
+ Sự kết hợp các tuyến giao thông nước ta chưa thật sự khăng khít, cho nên giá thành vận
chuyển và luân chuyển còn cao.
+ Giao thông đường bộ và đường sông hiện nay ở nước ta còn chưa tương xứng với tiềm
năng, chưa đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Phương hướng

+ Đầu tư vốn để nâng cấp hiện đại hóa mạng lưới giao thông nước ta một cách đồng bộ
để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
+ Đầu tư theo chiều sâu, đặc biệt là một số tuyến giao thông quan trọng có tính chất huyết
mạch của nền kinh tế cả nước như quốc lộ 1A, đường sắt thống nhất Bắc Nam, đường
Trường Sơn.
+ Ưu tiên đầu tư hệ thống cảng biển, đặc biệt là các cảng nước sâu như cái Lân, Dung
Quất… và hiện đại hóa nhanh các sân bay quốc tế để nhanh chóng hội nhập với nền kinh
tế thế giới.
+ Ưu tiên đầu tư phát triển giao thông miền núi.
+ Muốn hiện đại hóa nhanh giao thông cần tăng cường mở rộng quan hệ quốc tế, thu hút
vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 3. Hiện trạng mạng lưới giao thông vận tải nước ta.
Đường ô tô
Đến nay mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại hóa. Về cơ bản mạng lưới
đường ô tô đã phủ kín các vùng.
Nước ta đã xây dựng những tuyến quốc lộ sau đây:
+ Quốc lộ 1A: dài hơn 2300 km từ Lạng Sơn – Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh – Cà
Mau.
+ Quốc lộ 2: Hà Nội – Việt Trì – Tuyên Quang – Hà Giang
+ Quốc lộ 3: Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Cạn – Cao Bằng
+ Quốc lộ 4: Móng Cái – Lạng Sơn – Cao Bằng – Hà Giang
+ Quốc lộ 5: Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng
+ Quốc lộ 6: Hà Nội – Hà Đông – Hòa Bình – Điện Biên Phủ
+ Quốc lộ 7: Diễn Châu – Lào
+ Quốc lộ 8: ngã ba Vọt (thị xã Hồng Lĩnh), (Vinh) sang Lào
+ Quốc lộ 9: Quảng Trị - Khe Xanh – Lào
+ Quốc lộ 10: Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình
+ Quốc lộ 11: thị xã Phan Rang – Đà Lạt

+ Quốc lộ 12: Lai Châu – Phong Thổ - Lào Cai

+ Quốc lộ 13: thành Phố Hồ Chí Minh – Tây Ninh
+ Quốc lộ 14: Kon Tum – Plây Cu – Buôn Ma Thuột – Đông Nam Bộ.
+ Quốc lộ 15: Hòa Bình – Suối Rút – chạy dọc Đông Trường Sơn – Thừa Thiên Huế
+ Quốc lộ 18: Bắc Ninh – Đông Triều – Mạo Khê – Móng Cái
+ Quốc lộ 19: Quy Nhơn – Plâycu – Campuchia
+ Quốc lộ 20: thành phố Hồ Chí Minh – Đà Lạt
+ Quốc lộ 21: Nha Trang – Buôn Ma Thuột
+ Quốc lộ 32: Cầu Giấy – Sơn Tây
+ Quốc lộ 51: thành phố Hồ Chí Minh – Vũng Tàu
Tuyến đường sắt
Tổng chiều dài đến nay là 3143 km, gồm các tuyến chính sau:
Tuyến đường sắt thống nhất là tuyến dài nhất từ Lạng Sơn – TPHCM khoảng 1726 km
Hà Nội – Lào Cai dài 285 km
Hà Nội – Hải Phòng dài 102 km
Hà Nội – Lạng Sơn dài 165 km
Lưu Xã (Thái Nguyên) – Kép – Bãi Cháy dài 155 km
Cầu Giáp (Quỳnh Lưu) – Nghĩa Đàn dài 30 km
Thành phố Hồ Chí Minh – Lộc Ninh (Bình Phước) dài 100 km
Hà Nội – Thái Nguyên dài 74 km
Các tuyến đường sông
Tổng chiều dài 11.000 km được phát triển mạnh nhất ở ĐBSH và ĐBSCL:
+ Ở ĐBSH gồm các tuyến đường sông chính là các tuyến xuất phát từ cảng Hải Phòng
theo đường sông Thái Bình, sông Hồng đi Thái Nguyên, Việt Trì đi Hòa Bình và ngược
lại
+ Các tuyến xuất phát từ Hà Nội theo đường sông Hồng đi Thái Bình và Nam Định
+ Ở ĐBSCL thì giao thông đường sông rất phát triển vì có 2 sông lớn là sông Tiền và
sông Hậu với hệ thống kênh rạch chằng chịt, điển hình là tuyến xuất phát từ TPHCM đi
Cà Mau dài 395 km, TPHCM đi Hà Tiên dài 365 km
+ Để phát triển giao thông đường sông ta đã xây dựng nhiều cảng sông với công suất lớn,
lớn nhất là hai cảng Hà Nội và Cần Thơ

Giao thông đường biển
Nước ta có vùng biển rộng nên rất thuận lợi cho phát triển giao thông đường biển nội địa
và quốc tế:
+ Các tuyến giao thông đường nội địa gồm các tuyến xuất phát từ cảng Hải Phòng đi
miền Trung, cảng phía Nam và ngược lại

+ Các tuyến giao thông biển quốc tế cũng gồm có các tuyến xuất phát từ hai cảng lớn là
Hải Phòng và TP HCM đi các cảng phía Bắc của Châu Á: Hồng Kông – Đài Bắc và
Vlađivôxtốc và đi qua các cảng phía Nam ở châu Á: Singapo, Giacacta, Băng Cốc.
+ Phát triển giao thông đường biển, nước ta đã xây dựng được 73 cảng biển chính, trong
đó có khoảng 10 cảng lớn: Cái Lân, Cẩm Phả, Hải Phòng, Cửa Lò, Thuận An, Đà Nẵng,
Dung Quất, Cam Ranh, Nha Trang, Vũng Tàu, TP HCM, Cần Thơ, trong đó có nhiều
cảng nước sâu công suất lớn: Cái Lân, Dung Quất, Cam Ranh, TP HCM…
Giao thông đường hàng không
+ Hiện nay nước ta đã xây dựng được 19 sân bay trong đó có 5 sân bay quốc tế: Hà Nội,
Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh. Từ đây, có thể bay tới trên 20 địa điểm khác nhau ở
trong nước và 19 thành phố khác trên thế giới.
Giao thông đường ống
Ở nước ta mới bắt đầu phát triển, đó là mạng lưới đường ống dẫn khí đốt từ mỏ Bạch Hổ
vào bờ biển Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Hiện nay nước ta đã xây dựng được mạng lưới giao thông gồm gần đầy đủ các loại hình,
đang đóng góp đắc lực cho việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước
Câu 4. Đánh giá mạng lưới giao thông vận tải và phương hướng phát triển ngành này
trong tương lai.
Đánh giá mạng lưới giao thông vận tải
+ Trước hết ta đã xây dựng được gần đầy đủ các loại hình giao thông: đường bộ, đường
sông, đường biển, đường sắt, đường hàng không…
+ Mạng lưới GTVT nước ta hiện nay đã vươn tới hầu khắp các vùng trong nước từ đồng
bằng, đô thị, tới vùng sâu vùng xa… tạo nên mối lưu thông phân phối rất thuận tiện giữa

các vùng.
+ Các tuyến giao thông ở nước ta đã bước đầu kết hợp chặt chẽ với nhau trong vận
chuyển và luân chuyển hàng hóa và hành khách nhằm đáp ứng cho nhu cầu đời sống và
vận chuyển luân chuyển.
+ Nhưng mạng lưới GTVT nước ta vẫn còn phát triển chậm so với nhiều nước và nhu cầu
CN hóa và hiện đại hóa đất nước, là một khâu yếu trong nền kinh tế vì phương tiện kỹ
thuật vận tải còn nghèo nàn lạc hậu, già cỗi cũ kỹ, chất lượng giao thông đang xuống cấp
đặc biệt là ở vùng miền núi và trung du và mối liên kết giao thông chưa chặt thật khăng
khít dẫn đến giá thành vận chuyển cao, tốc độ chậm, hệ số an toàn thấp…
Phương hướng để phát triển GTVT.
+ Cần phải đầu tư nâng cấp các tuyến giao thông một cách đồng bộ

+ Đầu tư hiện đại hóa theo chiều sâu một số tuyến giao thông có tính chất huyết mạch
kinh tế như Quốc lộ 5, 1A, đường Trường Sơn CN hóa và đường sắt thống nhất Bắc
Nam.
+ Đầu tư nâng cấp hệ thống cảng biển đặc biệt là cảng nước sâu, cảng nước sâu, cảng
quốc tế như Cái Lân, Hải Phòng, Dung Quất, Đà Nẵng…
+ Đầu tư nâng cấp hệ thống sân bay quốc tế, và các tuyến giao thông xuyên Á để tạo cơ
hội hợp tác giao lưu và hội nhập quốc tế.
Câu 5. Hiện trạng mạng lưới thông tin liên lạc nước ta. Phương hướng để hoàn thiện
mạng lưới thông tin liên lạc.
Hiện trạng mạng lưới TTLL nước ta gồm mạng điện thoại nội hạt (điện thoại thuê bao) và
mạng điện thoại đường dài:
+ Mạng điện thoại nội hạt là mạng điện thoại trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp
tỉnh lỵ, thị xã.
+ Mạng điện thoại đường dài là tổng các mạng, các nút điện thoại chủ động chuyển mạch
tự động trong phạm vi cả nước. Trong mạng điện thoại đường dài thì có điện thoại trong
nước và quốc tế.
+ Hiện nay ở nước ta có ba trung tâm điện thoại đường dài và cũng là ba trung tâm điện
thoại thông với thế giới: hà nội, đà nẵng và tp hcm

+ Tính đến năm 1998 nước ta lắp đặt được 2 triệu máy điện thoại, bình quân cứ 100 dân
mới có 2,7 máy. Tính đến tháng 6 – 1999 nước ta có 4,8 triệu máy trong đó gần một nửa
là máy di động và bình quân cứ 100 dân có 4,8 máy
+ Nay hệ thống điện thoại nước ta càng được trang bị hiện đại hơn và đã lắp đặt mạng
điện thoại bằng dây cáp sợi quang… góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế thị
trường.
+ Bên cạnh đó nước ta còn từng bước hiện đại mạng lưới TTLL quốc tế (thu thông tin từ
vệ tinh) Hà Nội: 1, Đà Nẵng: 1, TP HCM: 3
+ Nay mạng lưới TTLL nước ta đã nối mạng internet với thế giới do đó nước ta có nhiều
điều kiện thuận lợi để hội nhập nhanh với nền kinh tế thế giới và đáp ứng được nhu cầu
kinh tế mở.
Phương hướng để hoàn thiện mạng lưới TTLL
+ Cần phải tiếp tục hiện đại hóa mạng lưới TTLL trong nước và quốc tế để có thể tiếp thu
nhanh chóng tình hình của thế giới phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước.
+ Trong mạng lưới TTLL cần ưu tiên hiện đại hóa nhanh chóng mạng lưới TTLL quốc tế
để hội nhập nhanh với thế giới.

×