Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tiểu luận lớp CCLLCT, môn văn hóa học, bảo tồn di tích văn hoá phố hiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.28 KB, 31 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tỉnh Hưng Yên nằm tại trung tâm đồng bằng châu thổ Sông Hồng,
một vùng đất nổi tiếng với đặc sản nhãn lồng, hạt sen. Một vùng đất đã đi
vào thơ ca:
Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến
Vào thế kỷ thứ XVI, XVII đã trở thành thương cảng nổi tiếng cùng
với Hội An, nơi ra vào tấp lập của thuyền bè, tàu buôn của các thương nhân
người Nhật và người Hoa. Đây chính là thời kỳ phát triển hưng thịnh của
Phố Hiến cổ xưa, hình thành tại nơi đây đơ thị cổ kính của người Nhật và
người Hoa,…
Là một người con sinh và và lớn lên trên mảnh đất Phố Hiến, một
mảnh đất ngàn năm văn hiến, em luôn tự hào về mảnh đất truyền thống q
hương mình. Những di tích lịch sử văn hố truyền thống q hương đã quen
thuộc với tơi từ thời thơ bé. Hiện là một sinh viên đang học trong mái trường
Đại học văn hố Hà Nội,em mới có cơ hội để tình hiểu rõ hơn về những di
tích văn hoá cổ xưa của quê hương và cũng mong muốn thơng qua bài tiểu
luận năm 3 này của mình sẽ góp phần vào việc quảng bá hình ảnh q
hương, giới thiệu với bạn bè gần xa biết rõ hơn về mảnh đất con người Phố
Hiến xưa cũng như Hưng Yên bây giờ.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài: “Bảo tồn di tích văn hố Phố Hiến” để làm bài tập tiểu
luận năm 3 này thì đối tượng nghiên cứu của em đó là các di tích văn hoá
Phố Hiến hiện đang tồn tại trên địa bàn Thành phố Hưng Yên - Tỉnh Hưng
Yên.

1


3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của em trong bài tiểu luận này bao gồm:


- Khảo sát điền dã các di tích.
- Phương pháp siêu tầm, phân tích.
4. Đóng góp đề tài
Kiến thức nhân loại là một đại dương rộng lớn, còn sự hiểu biết của
con người chỉ là hạt cát nhỏ trong cái đại dương lớn đó. Trong phạm vi của
bài tiểu luận này, tôi chỉ mong muốn đóng góp chút cơng sức của mình vào
việc quảng bá hình ảnh của quê hương đến với bạn bè gần xa, đồng thời
đồng thời đưa ra một số biện pháp để bảo tồn những di tích lịch sử văn hố
hiện cịn tồn tại trên mảnh đất q hương ( Thành phố Hưng Yên - Tỉnh
Hưng Yên) bằng sự hiểu biết và những kiến thức đã được tích góp trên ghế
nhà trường, kèm theo đó là một tình u q hương.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm 3 chương:
Chương I: Mảnh đất và con người Phố Hiến – Thành phố Hưng Yên
Tỉnh.
Chương II: Thực trạng di tích văn hố Phố Hiến tại Thành phố Hưng
Yên.
Chương III: Một số giải pháp bảo tồn di tích văn hố Phố Hiến.

2


CHƯƠNG I
MẢNH ĐẤT VÀ CON NGƯỜI PHỐ HIẾN – THÀNH PHỐ HƯNG
YÊN
1.1.

Lịch sử vùng đất
Ngay từ thế kỷ X, vùng Đằng Châu phía bắc thành phố Hưng Yên ngày


nay vốn là một lãnh địa của sứ quân Phạm Bạch Hổ. Thế kỷ XIII, dưới thời
nhà Trần, khi nhà Nguyên diệt Tống, một số kiều dân Trung Quốc tị nạn đã
kéo sang Việt Nam, lập nên làng Hoa Dương. Cùng lúc đó, một số người
Việt từ nhiều địa phương khác nhau cũng dần dần đến sinh sống tại địa điểm
tụ cư này để buôn bán và làm ăn.
Nổi tiếng từ thế kỷ thứ XIII với vị trí là một thương cảng quốc tế. Thế kỷ
XV trở đi những tàu buôn của Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia,
Indonesia, Anh, Pháp đã cập bến Phố Hiến.Phố Hiến một thời nằm vị trí
quan trọng trong việc thông thương buôn bán với các vùng cho đến khi dịng
sơng Hồng ngày càng lùi xa, khiến phố Hiến mất dần vị thế về thương cảng.
Phù sa của sông Hồng bồi đắp đã tạo nên những cánh đồng tốt tươi màu
mỡ cho mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa này.
Có nhiều khả năng là tên gọi Phố Hiến lần đầu tiên xuất hiện vào cuối
thế kỷ XV trong cơng cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông. Tuy
nhiên, phải đến thế kỷ XVII, Phố Hiến mới trở thành một trung tâm chính trị
- kinh tế có nhiều mối giao lưu quốc tế. Lúc này, ở Phố Hiến có lị sở của trấn
thủ xứ Sơn Nam, ty Hiến sát sứ Sơn Nam, các trạm tuần ty kiểm sốt thuyền
bè trong ngồi nước, một đoạn sông tấp nập các thuyền bè đi lại và đỗ bến,
những chợ phố đông đúc, các thợ thủ công và thương nhân Trung Quốc,
Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Anh, Pháp và Việt Nam.
Từ tháng 10 năm 1831, vua Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách
hành chính lớn trên tồn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có việc xóa bỏ các đơn
3


vị tổng, trấn,... và chia đặt cả nước thành 30 tỉnh. Tỉnh Hưng Yên theo đó
được thành lập, lỵ sở của tỉnh được đóng ở khu vực Xích Đằng.
Sau Cách mạng Tháng Tám - 1945, thị xã Hưng Yên tiếp tục được chính
quyền cách mạng chọn làm lỵ sở của tỉnh Hưng Yên.
Năm 1968, hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương hợp nhất thành tỉnh Hải

Hưng, lỵ sở của tỉnh mới được đặt tại thị xã Hải Dương , thị xã Hưng Yên
tạm thời mất đi vị thế trung tâm của cả tỉnh, cùng với hồn cảnh kinh tế khó
khăn của cả nước trong thời gian đó và điều kiện giao thông không thuận lợi,
thị xã Hưng Yên mất đi khá nhiều cơ hội để phát triển.
Tình trạng này chỉ được giải quyết từ ngày 06/11/1996, khi Quốc hội ra
nghị quyết chia tách tỉnh Hải Hưng thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên
như trước. Cùng với sự "lột xác" của tỉnh Hưng Yên, thị xã Hưng Yên cũng
ngày càng lớn mạnh.
Ngày 17/7/2007, thị xã Hưng Yên được Bộ Xây dựng công nhận là đô
thị loại III theo quyết định 1012/QĐ-BXD.
Ngày 19/01/2009, thủ tướng chính phủ đã ra Nghị định 04/NĐ - CP
thành lập thành phố Hưng Yên trực thuộc tỉnh Hưng Yên trên cơ sở diện
tích, dân số của thị xã Hưng Yên cũ, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho
thành phố Hưng Yên.
1.2.

Vị trí địa lý
Phố Hiến xưa nằm sát bên bờ tả ngạn sông Hồng, nhưng do phù sa bồi

đắp nên ngày nay đã ở cách dịng sơng khoảng chừng 2 km. Theo đường
sơng, Phố Hiến cách Hà Nội 55 km. Trước đây từ Thăng Long xuôi thuyền
xuống Phố Hiến mất khoảng 2 ngày, ngược dịng lên Kinh đơ mất 3 ngày. Vị
trí của Phố Hiến có vai trị đặc biệt quan trọng đối với các tuyến giao thông
đường thuỷ thuộc hệ thống sông Hồng-sông Thái Bình nằm trong vùng đồng
bằng Bắc Bộ. Các nhà địa chất chia châu thổ Bắc Bộ thành 3 vùng tương
4


ứng với ba thời kỳ thành tạo lớn: Thượng châu thổ với đỉnh của các triền
sơng là Việt Trì; Trung châu thổ với đỉnh là Cổ Loa; và Hạ châu thổ với đỉnh

là Phố Hiến, từ đó các nhánh sơng trải ra vùng đồng bằng như những chiếc
nan quạt. Bằng đường thuỷ, từ Phố Hiến có thể liên lạc tới hầu hết các địa
phương thuộc các trấn Sơn Nam, Hải Dương, An Quảng. Phố Hiến là nơi
trung chuyển, cửa ngõ án ngữ hoặc thông thương của mọi tuyến giao thương
đường sông từ vùng biển Bắc Bộ đi sâu vào đất liền tới Kinh thành Thăng
Long, qua các tuyến sông Đáy, sơng Hồng, sơng Thái Bình.
Cùng với các tuyến giao thương đường sông, các tuyến giao thương ven
biển đã nối liền Phố Hiến với các thị trường xa hơn. Từ thời nhà Trần, các
thương nhân người Hoa ở Xích Đằng đã có những mối liên hệ với các cảng
Hội Triều (Thanh Hoá), Càn Hải và Hội Thống (Nghệ An). Thế kỷ 17-18,
các quan hệ thương mại giữa Phố Hiến và vùng Sơn Nam với các phố cảng
Đàng Trong thông qua các khách bn nước ngồi càng được tăng cường,
như các bến đị Phục Lễ, Phù Thạch, Thanh Hà (Thuận Hố), Hội An. Qua
hai hệ thống sơng Đàng Ngồi và sơng Đáy, Phố Hiến còn bắt nhịp với các
tuyến giao thương quốc tế ở biển Đông, như Nhật Bản, Trung Quốc, các
nước Đông Nam Á, cũng như với các nước phương Tây như Bồ Đào Nha,
Hà Lan, Anh, Pháp...
Thành Phố Hưng Yên bây giờ giáp với huyện Kim Động ở phía Bắc,
Tiên Lữ ở phía Đơng. Sơng Hồng làm ranh giới tự nhiên giữa thành phố
Hưng Yên với các huyện Lý Nhân và Duy Tiên của tỉnh Hà Nam ở bờ Nam
sông Hồng. Quốc Lộ với cầu Yên Lệnh nối thành phố Hưng Yên với quốc lộ
1.
Thành phố Hưng Yên là trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh Hưng Yên,
vị trí địa lý trên cũng mang lại rất nhiều thuận lợi cho thành phố phát triển
kinh tế - chính trị trước đây cũng như bây giờ. Hơn thế nữa, vị trí địa lý
5


thuận lợi cũng đã mang đến cho thành phố rất nhiều cơ hội để phát triển toàn
diện trên tất cả các mặt của đời sống xã hội như quốc phòng, an ninh, chính

trị, kinh tế, văn hố, giáo dục,...
Mảnh đất Hưng Yên ngày nay đang đổi trên đà đổi mới, về với thành
phố Hưng Yên nay chúng ta mới thấy sự thay đổi rõ nét. Ở đây chúng ta
cũng phải đặt ra câu hỏi: Tại sao với vị trí địa lý thuận lợi như vậy mà trước
đây thành phố Hưng n khơng phát triển? Hồ cùng với nhịp phát triển của
đất nước, cùng với những chính sách đúng đắn của uỷ ban nhân dân tỉnh, uỷ
ban nhân dân thành phố thì nhưng tiềm năng của mảnh đất Phố Hiến cổ xưa
được khơi dậy và để phát triển như vậy chúng ta một lần nữa khẳng định vị
trí địa lý thuận lợi đã góp phần lớn vào sự phát triển của thành phố Hưng
n. Ơng cha ta xưa cũng từng nói: “ Thiên thời, địa lơi, nhân hoà.”
1.3.

Dân cư và con người Phố Hiến

Trong lịch sử, Phố Hiến là một đô thị đa quốc tịch, trong đó nhiều nhất là
người Việt và người Hoa. Những kiều dân ngoại quốc khác ở đây là Nhật,
Xiêm La, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp… Phần lớn người Việt cự ngụ ở
Phố Hiến là từ các địa phương khác đổ về sinh sống làm ăn, đó là một cộng
đồng cư dân tứ xứ.
Bên cạnh cộng đồng người Việt, đông đảo người Hoa đã đến cư trú tại
Phố Hiến. Địa điểm tụ cư đầu tiên của người Hoa ở Phố Hiến là Hoa Dương,
sau gộp thêm các xã Hoa Điền (Lương Điền), Hoa Cái (Phương Cái) hợp
thành Tam Hoa. Các cửa hiệu của Hoa Kiều được tập trung ở Phố Khách,
phố Bắc Hoà, Nam Hoà; nhiều nhà xây gạch ngói. Họ xây dựng nhiều đình,
đền, chùa, miếu, quảng hội thờ các vị nhân thần người Trung Quốc như
Quan Vân Trường, Dương Qúy Phi, Lâm Tức Mặc. Khi việc buôn bán giữa
phương Tây và Phố Hiến sa sút thì các Hoa thương vẫn trụ lại, gần như nắm
giữ độc quyền các hoạt động ngoại thương. Lúc này cũng có hiện tượng một
6



số Hoa thương ở Phố Hiến di cư ngược trở lại Thăng Long - Hà Nội, như
trường hợp các gia đình họ Phan ở phố Hàng Ngang. Hiện nay, vẫn có tới 14
họ thuộc các Hoa Kiều sinh sống ở Phố Hiến - Hưng n như các họ Ơn,
Tiết, Hồng, Lý, Trần, Bạch, Quách, Mã, Thái, Hà, Hứa, Từ, Lâm, Khu.
Người Nhật cũng đã đến Phố Hiến từ rất sớm vào khoảng đầu thế kỷ
XVII. Họ thường mang bạc, đồng đến mua đổi lấy các loại tơ hoặc vải lụa.
Một số khác là các giáo sĩ và giáo dân Nhật Bản, có tên đạo theo chữ La
Tinh, đã đi theo và phục vụ các giáo sĩ phương Tây tới Đàng Ngồi giảng
đạo. Vì đã sinh sống lâu năm ở Việt Nam, những người Nhật này thường
làm một số nghề như hoa tiêu dẫn tàu vào cửa sông, phiên dịch, môi giới…
Tại Phố Hiến trước đây có một khu đất được gọi là Nghĩa trang Nhật Bản.
ở Phố Hiến ngoài người Trung Quốc và Nhật Bản cịn có các thương
nhân châu á khác đến buôn bán như Xiêm La, Mã Lai, Lữ Tống
(Philíppin)... Phương Tây, ngồi người Hà Lan và người Anh đã từng lập
thương điếm ở Phố Hiến, còn một số người Bồ Đào Nha và Pháp. Người Bồ
Đào Nha là người phương Tây Phố Hiến sớm nhất.
Con ngươì Phố Hiến thì cần cù lao động, chụi thương chụi khó và do
nguồn gốc như vậy nên con người Phố Hiến ( thành phố Hưng Yên bây giờ)
giỏi kinh doanh.
Do làm ăn bn bán nên trong họ sớm hình thành ý thức tâm linh, họ
luôn mong muốn được thần linh phù hộ cho việc làm ăn buôn bán được
thuận lợi, phát đạt nên từ rất sớm tại đây đã hình thành rất nhiều chùa chiền,
đền miếu.
1.4.

Phố Hiến thời kỳ phát triển và suy thoái
Phố Hiến từ nơi tụ cư, một thị trấn phát triển thành một đô thị lớn vào

thế kỷ XVII đã ln mang tính nổi trội đậm sắc thái kinh tế. Lúc đầu là các

hoạt động buôn bán qua mạng lưới chợ. Sau đó, thương nghiệp ngày càng
7


phát triển và trở thành hoạt động kinh tế mũi nhọn chủ yếu, đặc biệt là ngoại
thương do lợi thế là một bến sông, đầu mối của các tuyến giao thông vùng.
Điểm tụ cư ban đầu của số người Hoa tị nạn (làng Hoa Dương) cũng là một
hạt nhân kinh tế sẽ phát triển mạnh mẽ trong những thời kỳ sau. Bước
chuyển về chất trong đời sống kinh tế của Phố Hiến là khi có sự tác động
của một nhân tố chính trị vào nền tảng kinh tế đó và hệ quả là sự chuyển
dịch trọng tâm từ những yếu tố nội sinh sang những yếu tố ngoại sinh.
Các lái buôn Hà Lan là những người phương Tây đặt thương điếm sớm
nhất ở Phố Hiến. Những thập kỷ đầu, công việc buôn bán của thương điếm
Hà Lan ở Phố Hiến diễn ra khá suôn sẻ và được nhà nước Lê - Trịnh chiếu
cố ưu tiên so với những người ngoại quốc khác. Sau khi cuộc chiến Trịnh Nguyễn chấm dứt, chúa Trịnh dần tỏ thái độ lạnh nhạt với Hà Lan, lại thêm
sự cạnh tranh của các lái buôn phương Tây khác, đặc biệt là người Anh.
Người Anh đến Phố Hiến muộn hơn người Hà Lan. Trong những năm đầu,
thương điếm Anh ở Phố Hiến làm ăn tương đối phát đạt, cạnh tranh với các
đối thủ của mình như các thương nhân Hà Lan, Trung Quốc, một phần nhờ
tài tháo vát, ứng xử khôn khéo của W. Gyfford.
Thời kỳ phồn thịnh nhất của Phố Hiến là vào khoảng giữa thế kỷ XVII
(1730-1780). Sau đó là q trình suy thối, diễn ra trong gần 2 thế kỷ để
cuối cùng trở thành tỉnh lị Hưng Yên. Biểu hiện rõ nhất của sự suy thoái của
Phố Hiến là sự sa sút trong các hoạt động bn bán với nước ngồi. Mặt
khác, lúc này tình hình chính trị khu vực và hệ thống kinh tế thương mại
biển Đơng cũng đã có những chuyển biến. Trung Quốc bãi bỏ lệnh hải cấm,
mở ra một thị trường đông đúc hấp dẫn. Nhật Bản cũng chuyển sang chiến
lược xuất khẩu bạc, vàng, tơ lụa. Các tuyến buôn bán đường biển trực tiếp
trở nên thơng thống hơn, khơng cần qua khâu trung gian, như trường hợp
Đàng Ngoài. Trong hồn cảnh đó, ngoại thương Việt Nam và ở Phố Hiến nói

8


riêng đã giảm thiểu đáng kể. Các thương điếm phương Tây ở Phố Hiến và
Kẻ Chợ lần lượt đóng cửa, các tàu bn phương Tây hầu như rất ít cịn lại
vùng Đàng Ngồi. Phố Hiến vắng hẳn các khách bn nước ngồi, trừ người
Trung Quốc là cịn ở lại bn bán.
Thế kỷ XIX, khi kinh đô chuyển vào Huế, một làn sóng của thương nhân
Trung Hoa ồ ạt nhập cư vào Hà Nội, một số gia đình Hoa Kiều trước kia từ
Kẻ Chợ di cư đến Phố Hiến nay quay ngược trở về Hà Nội, phần nào cũng
làm cho Phố Hiến trở nên vắng đi. Cũng trong quá trình suy thoái về kinh tế,
Phố Hiến đã mất dần đi vai trị quan trọng về chính trị. Bến cảng Phố Hiến
do sự bồi lở của sông Hồng ngày càng trở nên bất tiện, làm Phố Hiến ngày
càng cách xa dịng sơng. Vì vậy, năm 1726, chính quyền Lê - Trịnh đã
chuyển dời trấn lị Sơn Nam sang bên hữu ngạn sông Hồng thuộc huyện Duy
Tiên. Năm 1741, trấn Sơn Nam được tách thành Sơn Nam thượng và hạ,
trọng tâm chính trị đã chuyển xuống mạn dưới, ở Vị Hoàng (Nam Định).
Cũng trong thế kỷ XVIII, nhiều biến động xã hội - chính trị đã diễn ra tại
địa bàn Phố Hiến. Năm 1730, đê Mạn Trù vỡ, dân của nhiều vùng ở Sơn
Nam trở nên nghèo đói, phải tha phương cầu thực. Tiếp đến là những cuộc
khởi nghĩa của Hồng Cơng Chất và Nguyễn Hữu Cầu đã tàn phá vùng này,
càng làm cho tiềm lực kinh tế của Phố Hiến kiệt quệ. Rồi sau đó là cuộc
chiến giữa Tây Sơn và chúa Trịnh. Sang đến thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn,
vai trò một đô thị kinh tế, một thương cảng quốc tế của Phố Hiến ngày nào
giờ đây khơng cịn nữa. Năm 1804, dưới thời Gia Long, trấn lị Sơn Nam
thượng từ Phố Hiến đã được di chuyển về Châu Cầu (Phủ Lý). Năm 1831,
với cuộc cải cách của vua Minh mạng, tỉnh Hưng Yên được thành lập, thành
tỉnh được xây dựng trên địa bàn Phố Hiến cũ, mang nhiều chức năng qn
sự, nhưng đã mất đi hồn tồn vai trị kinh tế của một trạm hải quan, lúc này
đã được chuyển qua bến Ninh Hải (Hải Phòng).

9


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG DI TÍCH VĂN HỐ PHỐ HIẾN – THÀNH PHỐ
HƯNG N TỈNH HƯNG N
2.1. Di tích văn hố Phố Hiến
Trải qua những biến cố lịch sử và sự thay đổi của tự nhiên, Phố Hiến
vẫn còn bảo tồn, giữ gìn được hơn 100 di tích lịch sử - văn hóa có giá trị, đã
có 18 di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia, các di tích nổi
tiếng như: đền Mây ở Xích Đằng (thờ tướng quân Phạm Phòng Át), đền
Ngọc Thanh ở Nễ Châu (thờ vợ thứ của vua Lê Đại Hành), đền Trần (thờ
Trần Hưng Đạo), đền Ủng (thờ Phạm Ngũ Lão), Văn Miếu Xích Đằng, Kim
Chung Tự, Thiên Ứng Tự, Thiên Hậu cung, đền Mẫu, Đông Đô Quảng
Hội… ... Các chùa lớn ở Phố Hiến có chùa Chng, chùa Hiến (Thiên Ứng
tự), chùa Nễ Châu. Ngồi ra cịn có nhiều đình, văn miếu. Người Hoa sinh
sống ở Phố Hiến đã để lại nhiều cơng trình kiến trúc tơn giáo như đền Mẫu
(thờ Dương Quý Phi), đền Thiên Hậu (thờ Lâm Tức Mặc), Võ Miếu (thờ ba
anh em Lưu Bị, Quan Vân Trường và Trương Phi)… Nhiều lễ hội gắn liền
với các di tích được duy trì hàng năm, tái hiện hình ảnh mấy trăm năm trước
của Phố Hiến thu hút hàng vạn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến
thăm quan, tìm hiểu, nghiên cứu…
Quần thể di tích Phố Hiến nằm trên địa phận của Phố Hiến xưa, nay
thuộc phần đất từ thôn Đằng Châu (phường Lam Sơn) tới thôn Nễ Châu
(phường Hồng Châu) trên một diện tích khoảng chừng 5 km x 1 km ở thành
phố Hưng Yên.
2.1.1. Chùa Chuông
Chùa Chuông - niềm tự hào của phố Hiến.

10



Giữa bộn bề đường ngang, lối dọc công sở mới mọc lên trong cơn lốc
đơ thị hóa của thị xã Hưng Yên, Kim Chung Tự (chùa Chuông), nằm tách
biệt dưới những rặng nhãn cổ thụ, vẫn còn "dấu xưa xe ngựa"...
So với Hội An, “người anh em” cùng thời ở Đàng Trong, thì phố Hiến,
thương cảng quốc tế nổi tiếng vào thế kỷ 16 - 17, dưới thời Lê Trịnh ở Đàng
Ngồi cũng khơng kém phần phồn hoa tấp nập.
Có dịp về lại nơi này, bạn sẽ thấy dưới những rặng nhãn lồng, gốc hoa
gạo xù xì nở bừng hoa vào mỗi dịp tháng ba, vẫn còn “dấu xưa xe ngựa”
trong đó ngun vẹn nhất, quy mơ nhất là chùa Chuông.
Chùa Chuông được xây dựng từ thế kỷ 15, dưới thời Lê. Tương truyền
một năm lũ lụt lớn, một quả chuông vàng trên một chiếc bè trôi vào bãi sông
Cái (sông Hồng) thuộc địa phận thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thị xã
Hưng Yên hiện nay. Thế là các nơi đua nhau kéo chng về, nhưng chỉ có
dân làng Nhân Dục mới làm được. Dân làng cho là trời phật giúp đỡ, bèn
góp cơng của dựng chùa tưởng nhớ cơng ơn. Mỗi lần đánh, tiếng chng
vang rất xa vì thế, chùa cịn có tên gọi là Kim Chung Tự (chùa Chuông
Vàng).
Năm 1707, chùa được trùng tu lớn với quy mô hoàn chỉnh như hiện
nay. Trong cuốn Hưng Yên tỉnh nhất thống chí của Trịnh Như Tấu, thời
Nguyễn có ghi rằng: “Chùa Chuông - Phố Hiến đệ nhất danh lam”.
Chùa Chuông là một trong những cảnh quan của phố Hiến nổi danh
một thời, tồn tại tới ngày nay, bao gồm đền Mẫu Hoa Dương, Mẫu Thiên
Hậu, đền Trần, chùa Phố, chùa - đình Hiến, chùa Nễ Châu, Văn Miếu Xích
Đằng, Võ Miếu, hồ Bán Nguyệt, Đông Đô Quảng Hội, bia mộ của khách
buôn ngoại quốc...
Năm 1992, ngôi chùa này được Bộ Văn hóa và Thơng tin (nay là Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật. Đây là
11



một trong những ngơi chùa cổ kính, quy mơ lớn của miền Bắc, kết cấu theo
kiểu “nội công ngoại quốc”, với kiến trúc thời Lê - Trịnh từ thế kỷ 17, 18,
còn hiện diện tới ngày nay.
Qua tam quan là ba nhịp cầu đá xanh được xây dựng năm 1702, bắc
ngang qua ao mắt rồng. Khoảng sân rộng rãi được lát gạch Bát Tràng, chính
giữa là con đường được trải đá xanh dẫn thẳng tới tiền đường. Theo quan
niệm nhà Phật, đường này gọi là Nhất chính đạo, con đường chân chính duy
nhất dẫn dắt con người thốt khỏi bể khổ. Tiền đường năm gian hai chái, kết
cấu kiểu con chồng đấu sen. Nối giữa tiền đường và thượng điện là khoảng
sân, ở giữa có cây hương bằng đá như cột kinh đá xưa, bốn mặt khắc chữ
Hán ghi công đức của nhân dân tu sửa chùa.
Thượng điện cũng gồm năm gian hai chái, kết cấu giống tiền đường,
mang đậm nét kiến trúc thời hậu Lê, kết lại là gác chiêng, gác khánh được
xây cao, đột khởi lên toàn bộ lớp mái chùa. Ngồi các tượng Thích Ca sơ
sinh, tịa Cửu Long, Phật A Di đà, Bồ Tát, Văn Thù, Phổ Hiền, Tam Thế...
điểm đặc sắc của chùa Chuông là hệ thống tượng La Hán cùng phù điêu gỗ
Thập điện Diêm vương ở hành lang hai bên. Phù điêu gỗ Thập điện Diêm
Vương diễn tả cảnh nhục hình mà con người phải trải qua ở cõi âm.
Theo triết lý nhân quả của nhà Phật, sau khi từ giã cõi đời, con người
phải trải qua mười cửa điện để Diêm Vương xét hỏi cơng và tội. Mỗi tội
trạng là một hình phạt tương ứng. Cạnh đó là tượng Bát Bộ Kim Cương và
18 pho tượng La Hán trong tư thế ngồi, nét mặt rất sinh động, mỗi người
một vẻ. Có thể nói, cùng với bộ tượng La Hán danh tiếng chùa Tây Phương,
đây cũng là một trong những bộ tượng La Hán đẹp nhất Việt Nam...
Một trong những hiện vật có giá trị nhất của chùa là Kim Chung tự
thạch bi ký - bia đá dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 7, thời Lê Trung Hưng (1711),
ghi tên người có cơng đức tu sửa chùa; trong đó miêu tả cảnh đẹp của phố
12



Hiến và các phường: Hàng Bè, Hàng Sũ, Thợ Nhuộm, Cự Đệ, Hàng Thịt...
mà nay chỉ còn trong dĩ vãng.
2.1.2. Văn Miếu Xích Đằng
Theo "Từ điển địa danh văn hóa và thắng cảnh Việt Nam" thì trên cả
nước hiện nay chỉ có 6 văn miếu: Văn miếu Quốc Tử Giám, Văn miếu Huế,
Văn miếu Hưng Yên, Văn miếu Hải Dương, Văn miếu Bắc Ninh, Văn miếu
Đồng Nai. Văn Miếu Hưng n cịn gọi là Văn miếu Xích Đằng (vì được
xây dựng trên đất làng Xích Đằng), nguyên xưa là Văn Miếu của Trấn Sơn
Nam (căn cứ vào Khánh, Chuông của di tích), nhưng đến năm 1831, tỉnh
Hưng Yên được thành lập thì Văn miếu Hưng Yên thuộc hàng tỉnh. Văn
miếu Hưng Yên được khởi dựng từ thế kỷ XVII và được trùng tu, tôn tạo lớn
vào năm Kỷ Hợi, niên hiệu Minh Mệnh thứ 20 (1839), đời vua Nguyễn
Thánh Tổ (1820 - 1840), trên nền của chùa làng Xích Đằng, xã Nhân Dục,
tổng An Tảo, huyện Kim Động xưa, nay là phường Lam Sơn, thị xã Hưng
Yên, tỉnh Hưng Yên. Dấu tích cịn lại đến ngày nay là 2 tháp đá: Phương
Trượng Tháp và Tịnh Mãn Tháp. Hiện tại Văn miếu đang thờ Đức Khổng
Tử, người được suy tôn là "Vạn thế sư biểu", và các chư hiền của nho gia.
Cùng thờ với Khổng Tử là Chu Văn An, người thầy giáo, người hiệu trưởng
đầu tiên của Trường Quốc Tử Giám. Năm 1992, Văn miếu Hưng Yên được
Bộ VHTT xếp hạng là di tích lịch sử.
Văn miếu có kết cấu kiến trúc kiểu chữ Tam, bao gồm: Tiền tế, Trung
từ và Hậu cung. Hệ thống mái của các tòa được làm liên hoàn kiểu "Trùng
thiềm điệp ốc". Mặt tiền Văn miếu quay hướng Nam, cổng Nghi môn được
xây dựng đồ sộ, bề thế, mang dáng dấp cổng Văn miếu Hà Nội. Phía trong
cổng có sân rộng, ở giữa sân là đường thập đạo, hai bên sân có lầu chng
và lầu khánh cùng 2 dãy tả vu, hữu vu. Khu nội tự gồm: Tiền tế, Trung từ và
Hậu cung, kiến trúc giống nhau, được làm theo kiểu vì kèo trụ trốn. Toàn bộ
13



khu nội tự Văn miếu tỏa sáng bởi hệ thống đại tự, câu đối, cửa võng và hệ
thống kèo cột đều được sơn thếp phủ hoàn kim rất đẹp.
Hiện vật quý giá nhất của Văn miếu là 9 tấm bia đá khắc tên tuổi, quê
quán, chức vụ 161 vị đỗ đại khoa ở Trấn Sơn Nam thượng ngày xưa (trong
đó tỉnh Hưng n có 138 vị, tỉnh Thái Bình 23 vị) thuộc các triều đại Trần,
Mạc, Lê đến Nguyễn. Học vị cao nhất là Trạng nguyên Tống Trân (người
thôn An Cầu, huyện Phù Cừ) đời Trần; Trạng nguyên Nguyễn Kỳ (người xã
Bình Dân, huyện Đơng An) triều Mạc; Trạng ngun Dương Phúc Tư (người
xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm) triều Lê. Chức vụ cao nhất là tiến sĩ Lê Như
Hổ, Quận cơng triều Mạc. Ngồi ra cịn có một số dòng họ đỗ đạt cao như
họ Dương ở Lạc Đạo (Văn Lâm); họ Vũ, họ Hoàng ở Ân Thi; họ Lê Hữu ở
Liêu Xá (Yên Mỹ)...; một số huyện có nhiều nhà khoa bảng như: Văn Giang,
Ân Thi, Yên Mỹ, Tiên Lữ, Kim Động...
Văn miếu xưa kia có 2 mùa lễ hội, trọng hội là ngày 10.2 và ngày 10.8
hàng năm. Cứ vào các ngày trọng hội, các vị nho học và quan đầu tỉnh phải
đến Văn miếu tế lễ để thể hiện nề nếp nho phong, tôn sư trọng đạo, làm
gương cho con cháu, cầu mong sự nghiệp giáo dục ngày càng tiến bộ.
Ngày nay, hằng năm cứ vào ngày đầu xuân tại Văn miếu có tổ chức
sinh hoạt văn hóa, đó là tổ chức tế lễ, dâng hương, triển lãm thư pháp, hát ca
trù, từng bước khôi phục lại lễ hội xưa. Ngoài ra vào mùa thi, thanh thiếu
niên, học sinh về Văn miếu tìm hiểu truyền thống hiếu học của cha ông và
thắp nhang cầu mong cho sự học hành ngày càng phát triển.
Để đáp ứng nhu cầu ngày một cao của con người và cũng là hòa đồng
với sự phát triển chung của xã hội. Văn miếu Hưng Yên đang được quy
hoạch với quy mô khá hồn thiện với tổng diện tích gần 6 ha. Năm 2004,
tỉnh Hưng n đã có chủ trương trùng tu, tơn tạo các hạng mục cơng trình
như vốn có của di tích, được phân thành các khu chức năng khác nhau, như:
14



Văn hóa khuyến học, khu Đền Lạc Long Quân, khu văn hóa, khu Chùa
Nguyệt Đường, khu Hồ Văn, Đầm Vạc. Các cơng trình dần được phục hồi
và tơn tạo để Văn miếu Hưng Yên trong tương lai gần sẽ trở thành một trung
tâm khuyến học và điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên.
2.1.3. Đền Mẫu
Nằm ven hồ Bán Nguyệt phong cảnh hữu tình, mặt nước trong xanh
phẳng lặng, bốn bề cây xanh râm mát, di tích Đền Mẫu - phường Quang
Trung - Thị xã Hưng Yên - tỉnh Hưng Yên trở nên hài hoà sinh động mà lại
trang nghiêm.
Đền Mẫu thờ bà Quý Phi họ Dương, người đã tuẫn tiết để giữ lòng
chung thuỷ với vua và trung thành với Tổ Quốc. Theo “Đại Nam nhất thống
chí” và “Thần tích” thì bà là vợ vua Tống Đế Bính (Trung Quốc). Năm
1279, quân Nguyên Mông xâm lược nước Tống, trước sức mạnh của giặc,
vua Tống cùng hoàng tộc xuống thuyền chạy về phương Nam tránh nạn.
Tướng nhà Nguyên Mông là Trương Hoằng Phạm cho quân đuổi theo đến
Nhai Sơn thì bắt được, vua Tống và một số phi tần không chịu khuất phục đã
nhảy xuống biển tự tận. Dân chài cửa Càn Hải vùng Châu Hoan (Nghệ An)
thấy bốn xác người phụ nữ, y phục như hậu phi, cung phi trôi trên mặt biển.
Họ vớt được 3 xác đem chơn cất, cịn xác thứ 4 trơi ngược dịng lên phía
Bắc. Truyền rằng xác phụ nữ trơi ngược dịng đó ít ngày sau dạt vào cửa
sông vùng Phố Hiến, được dân cư ở đây vớt lên, mai táng chu đáo và lập
miếu thờ. Về sau, quan thái giám họ Du đời Tống trong cơn loạn lạc đã lưu
lạc tới vùng Xích Đằng - Phố Hiến, một đêm nằm mộng thấy Thái Hậu hiện
về và nói: “Chị em ta sau khi nhảy xuống biển, thượng đế khen là trinh tiết,
phong cho làm Hải Thần các cửa biển ở Châu Hoan, Sơn Nam đều thuộc chị
em ta cai quản. Ơng là tơi con của bản triều, nay lưu lạc đất khách quê
người, nên đến cửa Càn ở Hoan Châu thăm hỏi 1 lần rồi đến thượng lưu
15



Đằng Giang, hạ lưu Hoàng Giang huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, trấn
Sơn Nam Thượng mà phụng thờ Quý phi”. Tỉnh mộng, quan thái giám tìm
đến hai nơi quả nhiên như lời đã báo mộng. Ông đã cùng nhân dân tu sửa lại
miếu, lập làng Hoa Dương để tưởng nhớ đến Quý Phi họ Dương, người
Trung Hoa. Khi thái giám mất, dân làng tơn xưng làm Thành Hồng làng thờ
ở đình Hiến.
Đời Vua Trần Anh Tơng, niên hiệu Hưng Long thứ 2 (1294), thân
chinh đi đánh Chiêm Thành, khi qua đây nằm mộng thấy thần nữ (chỉ
Dương Quý Phi) đến xin âm phù giết giặc. Sau khi thắng trận trở về, nhớ tới
cơng lao đó của Q Phi, một mặt nhà vua cho tôn tạo lại đền, miếu, một
mặt cho các bến bãi thu thuế thuyền bn trích ra một phần cung cấp cho
việc phụng thờ. Người dân đi biển đến đây lễ bái cầu xin thuận buồm xi
gió... đều được như ý. Năm 1990, Đền Mẫu đã được Bộ VHTT cơng nhận là
di tích kiến trúc nghệ thuật.
Theo “Đại Nam nhất thống chí” Đền Mẫu xây dựng vào thời Trần
Nhân Tông, niên hiệu Thiệu Bảo nguyên niên (1279). Trải qua các triều đại,
Đền đều được trùng tu. Năm Thành Thái thứ 8 (1896), Đền Mẫu được trùng
tu lớn có quy mô như ngày nay.
Nghi môn của Đền được xây dựng khá đẹp, kiến trúc kiểu chồng diêm
hai tầng tám mái, cửa xây vịm cuốn, có một cửa chính và hai cửa phụ. Trên
vịm cuốn có bức đại tự ghi kiểu chữ Triện: “Dương Thiên Hậu - Tống
Triều” và bức chữ Hán: “Thiên Hạ mẫu nghi” (Người mẹ sáng suốt trong
thiên hạ).
Qua nghi mơn là sân đền, giữa sân có cây cổ thụ. Theo truyền thuyết,
cây có tuổi gần bảy trăm năm được kết hợp bởi ba cây sanh, đa, si quấn quýt
lấy nhau tạo thế chân kiềng vững chắc bao trùm tồn bộ ngơi đền.

16



Khu nội tự của đền được xây kiểu chữ Quốc gồm: Đại bái, trung từ,
hậu cung và hai dãy giải vũ. Toà đại bái với 3 gian, kiến trúc kiểu chồng
diêm hai tầng tám mái; các đao mái uốn cong mềm mại kiểu rồng chầu,
phượng mớm, lợp ngói vẩy rồng, chính diện đắp lưỡng long chầu nguyệt.
Kiến trúc đại bái thượng giá chiêng chồng rường con nhị, hạ kẻ bảy; các con
rường, đấu sen, trụ trốn chạm bong kênh hình lá hố rồng, các bẩy chạm
hình đầu rồng. Hai bên đại bái là điện Lưu Ly và cung Quảng Hàn.
Trung từ gồm 3 gian, kiến trúc kiểu chồng rường đấu sen, lộng lẫy với
hệ thống câu đối, hoành phi, đồ tế tự, kiệu long đình, kiệu bát cống … sơn
son thếp vàng rực rỡ.
Nối với trung từ là 5 gian hậu cung, kiến trúc kiểu chồng rường con
nhị, các bức cốn chạm bong kênh hoa lá mềm mại. Dưới ánh sáng mờ ảo của
đèn nến, khói hương nhè nhẹ lan toả không gian tĩnh lặng nơi cung cấm như
thấy được sự linh thiêng huyền bí chốn thâm cung.
Hằng năm, lễ hội Đền Mẫu diễn ra từ ngày 10 đến 15 tháng 3 âm lịch.
Lễ hội xưa được tổ chức rất linh đình, từ ngày 6/3 (ÂL) đã làm lễ chồng
kiệu, ngày mồng 10 tổ chức rước kiệu quan thái giám họ Du từ Đình Hiến
lên Đền Mẫu, ngày 11 lễ thỉnh kinh sau đó tổ chức rước nước, ngày 12 rước
liềm (rước kiệu vòng quanh các phố rồi lại quay về Đền Mẫu), ngày 13 rước
kiệu đi du vòng quanh các phố, đến Đình Hiến lại về Đền Mẫu, ngày 15 lễ
rước kiệu thánh trả về Đình Hiến và làm lễ rỡ kiệu kết thúc lễ hội.
Ngày nay, lễ hội được tổ chức đơn giản hơn. Ngày 10 tháng 3 âm lịch
ruớc kiệu thánh từ Đình Hiến lên Đền Mẫu, ngày 12 tổ chức rước du vòng
quanh thị xã và ngày 15 rước kiệu thánh trở về Đình Hiến.
Đền Mẫu - một cơng trình kiến trúc thuần Việt, một di tích lịch sử văn
hố gần gũi với nhân dân. Đền thờ Quý Phi họ Dương (người Trung Hoa),

17



đây là điểm khác biệt hiếm thấy trong các ngôi đền cổ của người Việt, thể
hiện tình đồn kết hữu nghị của nhân dân 2 nước Việt - Trung.
2.1.4. Đền Trần
Đền Trần nằm trên đường Bãi Sậy - phường Quang Trung - thị xã
Hưng Yên ngày nay và là trung tâm của Phố Hiến xưa. Tương truyền mảnh
đất này trước đây là nơi đóng quân của Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn,
thấy rằng đây là nơi hội tụ của 3 dòng sông: sông Hồng, sông Châu Giang và
sông Luộc, đoạn trước cửa đền có tên gọi là Phú Lương (tên cổ của sông
Hồng) nên ông đã chọn nơi đây làm căn cứ.
Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn sinh ngày 10 tháng Chạp năm
Mậu Tý (1228) trong một gia đình quý tộc người hương Tức Mặc, phủ Thiên
Trường, Nam Định (nay là Bảo Lộc- Mỹ Phúc, ngoại thành Nam Định). Cha
Trần Quốc Tuấn là An Sinh Vương Trần Liễu, anh ruột Vua Trần Thái Tông,
mẹ Trần Quốc Tuấn là Nguyệt Vương Phi. Trần Quốc Tuấn đã hai lần tham
gia lãnh đạo (lần thứ hai và ba) quân và dân ta chống lại giặc Ngun Mơng
xâm lược. Ơng là người văn võ song toàn, tri thức quân sự uyên thâm, kết
hợp với tinh thần u nước nồng nàn, Ơng đã góp cơng lớn vào việc tổ chức
lãnh đạo cuộc kháng chiến thắng lợi, đưa khoa học và nghệ thuật quân sự
Việt Nam tiến lên một bước. Trần Hưng Đạo là một anh hùng kiệt xuất của
dân tộc, một thiên tài quân sự, một danh nhân văn hoá lớn mà tên tuổi và sự
nghiệp của ông sống mãi với lịch sử dân tộc. Ông mất ngày 20/8/1300 (Âm
lịch) tại Vương Phú - Vạn Kiếp - Chí Linh - Hải Dương.
Sau khi ơng mất, để tưởng nhớ công lao to lớn của ông nhân dân địa
phương đã lập đền thờ. Đền Trần được khởi dựng từ đời Trần, ban đầu quy
mô nhỏ, trải qua các triều đại đều được trùng tu, tôn tạo. Đến thời Nguyễn
được trùng tu với quy mô lớn và kiến trúc như ngày nay. Năm 1992, Đền
Trần được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật. Đền
18



có kiến trúc kiểu chữ Tam gồm: Tiền tế, trung từ và hậu cung. Từ ngồi vào
là cổng nghi mơn xây kiểu chồng diêm hai tầng tám mái, cửa vòm cuốn, trên
cổ diêm ghi 4 chữ: “Kiếm Khí Đẩu Quang” (tinh thần yêu nước toả sáng);
phía dưới cửa cuốn đề: “Trần Đại Vương từ” (Đền Trần Đại Vương).
Toà đại bái gồm 5 gian, kết cấu kiến trúc kiểu vì chồng rường giá
chiêng, các con rường được chạm hình đầu rồng cách điệu, gian giữa treo
bức đại tự "Thân hiền tại vọng” (Ngưỡng vọng người hiền tài). Nối tiếp đại
bái là 5 gian trung từ, kiến trúc vì kèo quá giang đơn giản, bào trơn đóng
bén, khơng có hoa văn. Phía tiếp giáp với hậu cung treo bức đại tự: “Công
đức như Thiên” (Công đức của thánh rộng lớn như trời). Giáp với trung từ là
ba gian hậu cung, thờ Trần Hưng Đạo và tồn bộ gia thất của ơng.
Hàng năm, lễ hội đền Trần được tổ chức vào ngày 20/8 và ngày 8/3
âm lịch, để tưởng nhớ tới ngày mất của ông và ngày chiến thắng quân xâm
lược Nguyên Mông. Trước đây, vào lễ hội, mỗi chi giáp phải đóng góp 1 con
lợn để cúng tế. Trong ngày hội, các Tiên Chỉ, Phó Lý đều tập trung đơng đủ
tại Đền làm lễ, cầu mong mưa thuận gió hồ, nhân dân được yên ấm làm ăn.
Ngày nay, lễ hội được tổ chức đơn giản hơn, ngoài tổ chức rước kiệu du
quanh thị xã còn tổ chức thi bánh dày, bánh chưng, thu hút đông đảo khách
thập phương về dự lễ hội.
Đền Trần là di tích tưởng niệm Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc
Tuấn, một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hố của nhân loại. Đền Trần
có ý nghĩa rất lớn với Phố Hiến nói riêng, tỉnh Hưng Yên nói chung. Vì vậy
đền sẽ được đầu tư quy hoạch trở thành điểm du lịch văn hố với mục đích
giáo dục thế hệ trẻ hôm nay về truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân
dân ta từ xa xưa.

19



2.1.5. Đền Thiên Hậu
Đền Thiên Hậu (Thiên Hậu thượng phố) nằm trên đường Trưng Trắc phường Quang Trung - Thị xã Hưng Yên được xây dựng năm 1640 do 40
dòng họ người Trung Quốc ở Quảng Đông, Quảng Tây và Phúc Kiến quyên
góp tiền của xây dựng nên. Đền Thiên Hậu thờ bà Lâm Tức Mặc, theo “Đại
Nam nhất thống chí”, bà là một vị thần biển.
Lâm Tức Mặc sinh ngày 23.3 (âm lịch) là con gái thứ 6 của Lâm
Nguyện, người Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc). Tương truyền khi
Lâm Tức Mặc ra đời có hương thơm ngào ngạt, hào quang rực rỡ. Lâm Tức
Mặc rất thông minh, năm lên 8 tuổi đi học tiên, luyện đơn thành chính quả,
có thể hơ mưa gọi gió, dùng phép màu cưỡi chiếu bay trên biển. Khi dân tình
mất mùa đói kém bà tìm ra rong biển ăn thay gạo, mì, mạch, nhờ vậy dân
tình khơng cịn đói khổ. Bà tìm ra một thứ dầu ma mộc, phun xuống đất mọc
cây cho hạt ăn thay lúa gạo... Đến ngày 9.9 âm lịch bà khơng bệnh mà hố.
Sau khi hố Bà thường mặc áo đỏ bay lượn trên biển cứu giúp tàu thuyền
qua lại. Người Phúc Kiến tôn bà làm thần Hàng Hải, ở đâu có người Phúc
Kiến thì ở đó có đền thờ bà. Khi di cư đến Phố Hiến, người Phúc Kiến đã lập
đền thờ Bà ở phố Bắc Hoà (nay là phố Trưng Trắc).
Đền Thiên Hậu là cơng trình mang đậm màu sắc kiến trúc Trung Hoa
trên nhiều hạng mục như: cổng nghi môn, nhà thiêu hương, mái, đao góc và
cách kết cấu vì kèo. Tương truyền đền được làm ở Trung Quốc rồi mới mang
sang Phố Hiến cất dựng.
Nghi môn dựng giống như một ngôi nhà, mái lợp ngói ống, kiến trúc
các bộ vì kiểu chồng rường, hệ thống cánh cửa khắc hình quan văn võ và
người theo hầu. Thềm được lát bằng những tấm đá cuội trải qua mưa gió
hàng mấy trăm năm vẫn khơng mịn. Phía trước nghi mơn có đơi nghê chầu:
con đực ngậm ngọc, con cái ôm con bú, chất liệu bằng đá hoa cương, tạo tác
20



rất sinh động. Viên ngọc được làm trịn, nhẵn, khơng biết làm cách nào
người ta có thể đưa vào miệng con đực. Đã có câu ca rằng:
Ai về tỉnh lỵ Hưng Yên
Thăm đền Thiên Hậu đôi bên nghê chầu
Con Dương ngậm ngọc Bích Châu
Con Âm sữa ngọt một bầu ni con.
Hai con nghê đá nói lên quan niệm sống của người Trung Hoa: được
của và được con là hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời.
Khu nội tự xây kiểu chữ đinh gồm nhà thiêu hương và hậu cung. Nhà
thiêu hương dựng chồng diêm 2 tầng 8 mái, mái lợp ngói ống, đường bờ nóc
trang trí đức phật ngồi trên tồ sen, xung quanh người qua lại. Tồn bộ hệ
thống vì được kết cấu theo hình thái đặc biệt với từng chủ đề và tích truyện
Trung Quốc như: Tam Quốc, Tây Du Ký… Ngồi ra, ở đây cịn trang trí các
loại hoa dây, bát mã quần phi, cảnh bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông.
Hậu cung gồm 3 gian, kiến trúc kiểu “chồng rường cánh”, trên các
đầu dư chạm thành hình cá chép. Gian hậu cung ngồi thờ Lâm Tức Mặc
cịn thờ cha mẹ, anh em ruột của Bà và các dòng họ người Hoa đã có cơng
dựng đền.
Hằng năm, Đền Thiên Hậu mở hội vào ngày 23.3 và ngày 9.9 (âm lịch) để
kỷ niệm ngày sinh và ngày hoá của Lâm Tức Mặc. Đơng đảo các dịng họ
người Hoa ở Phố Hiến và người Việt về tế lễ. Trong lễ hội tổ chức rước kiệu
linh đình, lễ vật có bánh rong câu, bánh rùa, bánh Tô Châu… là những sản
vật truyền thống của người Trung Hoa. Đền Thiên Hậu là một trong số rất ít
cơng trình kiến trúc cổ của người Trung Hoa ở Phố Hiến còn bảo lưu tới
ngày nay. Với mục đích gìn giữ và tun truyền quảng bá tới đông đảo quần
chúng nhân dân, tỉnh Hưng Yên cho trùng tu Đền Thiên Hậu khang trang

21



sạch đẹp và năm 1992 đã được Bộ VHTT công nhận là di tích kiến trúc nghệ
thuật.
2.1.6. Đền Võ Miếu
Võ Miếu xưa thuộc phố Nam Hoà, xã Nhân Dục, huyện Kim Động,
tổng An Tảo, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam Thượng, nay thuộc phố Trưng
Trắc, phường Quang Trung, Thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Võ Miếu thờ
Quan Thánh Đế Quân hay còn gọi là Thượng Hữu Phục Ma Đại Đế, dân
gian thường gọi là Quan Đế hay Quan Công, một nhân vật lịch sử thời Tam
Quốc (Trung Quốc). Quan Công sinh ngày 13.5 âm lịch, ông là một vị tướng
giỏi, võ nghệ cao cường, khi mất được nhân dân suy tôn thành bậc thánh
thần và được thờ ở nhiều nơi trên đất nước Trung Hoa. Võ Miếu là một trong
số rất ít di tích của người Hoa khi họ di cư sang buôn bán và cư trú tại Phố
Hiến xây dựng nên trong thời kỳ phồn thịnh của đô thị Phố Hiến (Thế kỷ
XVI - XVII) còn được bảo lưu tới ngày nay.
Võ Miếu được xây dựng thời Lê Cảnh Hưng (1740) và được trùng tu
tôn tạo nhiều lần vào thời Hậu Lê và thời Nguyễn. Võ Miếu hiện nay là sự
hoà trộn giữa hai nền kiến trúc Việt Nam và Trung Hoa. Tồn bộ khu di tích
Võ Miếu được dựng trên tổng diện tích là 612,8m 2, kiến trúc kiểu chữ Quốc
bao gồm các hang mục: Tiền tế, trung từ, hậu cung và hai dãy giải vũ.
Phía Nam khu di tích có cổng nghi mơn, là cơng trình đặc biệt được
lợp ngói mũi, kết cấu vì kèo kiểu giá chiêng chồng rường con nhị, bào trơn
đóng bén đơn giản. Bên ngồi cửa chính diện treo một bức chạm khắc Quan
Vũ và hai tỳ tướng.
Từ cổng vào, qua sân gạch là tới ba gian tiền tế được trùng tu vào thời
Nguyễn niên hiệu Thành Thái thứ 10 (1898). Toà tiền tế được lợp ngói mũi,
nâng đỡ mái là hệ thống cột được đặt trên các chân tảng bằng đá trang trí

22



hoa văn cánh sen cách điệu. Tiền tế có treo đại tự ca ngợi cơng đức của
Quan Cơng, đó là:
Thiên cổ vĩ nhân
Bạch nhật thanh thiên
Đại nghĩa tham thiên
Dịch nghĩa:
Bậc vĩ nhân ngày xưa
Đức của thần toả sáng như trời xanh
Nghĩa lớn thấu trời
Nối giữa tiền tế và hậu cung là toà trung từ với kết cấu kiến trúc đơn
giản, chạm trổ hoa văn theo phong cách cổ Trung Quốc. Hậu cung gồm ba
gian mái lợp ngói ta, được trang trí bằng hệ thống câu đối sơn son thếp vàng,
ca ngợi nghĩa lớn của Quan Công.
Hàng năm, lễ hội ở Võ Miếu được tổ chức vào ngày 13.5 âm lịch. Xưa kia,
dân gian gọi lễ hội ở những nơi thờ Quan Công là: “Hội đơn đao” hay
“Quan Công mài đao”. Những ngày diễn ra lễ hội mà có mưa thì gọi là “Ma
đao vũ” (mưa mài đao); “Tiết vũ” (Tiết mưa). Hội diễn ra rất sơi động với
nhiều sự tích liên quan đến Quan Công. Ngày nay, lễ hội diễn ra đơn giản
hơn song vẫn thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Năm 1998, di tích Võ
Miếu ở thị xã Hưng Yên đã được Bộ VHTT xếp hạng là di tích kiến trúc
nghệ thuật.
2.2. Thực trạng bảo tồn di tích văn hố Phố Hiến
Hiện nay, thành phố Hưng n cịn giữ gìn gần 100 di tích – văn hố
có giá trị, trong đó có 18 di tích đã được xếp hạng di tích quốc gia như chùa
Chng, đền Trần, đền Mẫu, đền Thiên Hậu,… Điều đó đã thể hiện sự quan
tâm rất lớn của Đảng và nhà nước đối với những di tích lịch sử - văn hố
Phố Hiến tại Thành phố Hưng Yên. Những năm gần đây, những di tích văn
23



hố lịch sử đó vẫn ln được trùng tu, tơn tạo và bảo vệ, giữ gìn những di
tích văn hố Phố Hiến thời hồi cổ.
Những di tích văn hố đó là nét riêng biệt, là niềm tự hào của con
người Phố Hiến. Nó như những chứng tích lịch sử đã qua, như để người ta
nhớ đến thời kỳ hưng thịnh của một đô thị cổ xưa Việt Nam.
Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến
Cùng với nhịp độ phát triển của đất nước, sự phát triển của ngành du
lịch thì những di tích văn hố Phố Hiến đã trở thành điểm tham quan lý
tưởng hấp dẫn khách du lịch gần xa. Đố chính là điều kiện thuận lợi để thành
phố Hưng Yên phát triển hoạt động du lịch tâm linh. Hàng năm, thành phố
Hưng Yên đã đón hang triệu khách du lịch trong nước và ngoài nước đến
tham quan các di tích lịch sử văn hố, doanh thu của ngành du lịch đem lại
cho thành phố đạt trên 100 tỷ đồng.
Được sự quan tâm của Bộ Văn hố Thơng tin, dưới sự chỉ đạo của uỷ
ban nhân dân tỉnh Hưng n, Sở Văn hố Thơng tin tỉnh Hưng n đã tiến
thành tu bổ di tích văn hố Phố Hiến với kinh phí gần 80 tỷ đồng trong đó
Bộ Văn Hố Thơng tin đầu tư 33 tỷ đồng, cịn lại là ngân sách của địa
phương. Điều đó đã thể hiện vị trí quan trọng của các di tích văn hố Phố
Hiến đối với sự phát triển của thành phố Hưng Yên cũng như gìn giữ lịch sử
Phố Hiến xưa.

24


CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN DI TÍCH VĂN HOÁ PHỐ HIẾN
3.1. Nguyên nhân
Trải qua thời gian, dưới sự tác động của thiên tai, chiến tranh nên
những giá trị cổ xưa của di tích văn hóa Phố Hiến khơng cịn được như
trước. Q trình tu bổ di tích đã làm biến mất sự cổ kính mà thay vào đó là

những di tích khang trang mới xây dựng.
Cùng với phát triển du lịch tâm linh mà nhiều ngành dịch vụ khác
cũng phát triển theo đó như dịch vụ nước giải khát, dịch vụ hương hoa vàng
mã, dịch vụ ăn uống,… đã làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường cảnh quan
xung quanh các di tích văn hóa Phố Hiến.
Quần thể di tích văn hóa Phố Hiến khơng tách biệt mà nằm xen kẽ với
khu dân cư, điều đó đã làm cho diện tích của các di tích bị xâm hại bởi các
giai đình xung quanh các di tích xâm lấn.
Hàng năm, nguồn đầu tư của ngân sách nhà nước vào việc tu bổ các di
tích trong quần thể di tích Phố Hiến còn rất hạn chế. Sự quan tâm của các
cấp chính quyền ở địa phương chưa thật tốt.
Hơn nữa, chính ý thức của người dân cịn thấp. Chính bản thân người
dân đã tiếp tay cho việc huỷ hoại các di tích cổ quý giá từ xa xưa. Họ chỉ vì
những lợi ích trước mắt mà khơng nghĩ đến tương lai sau này của các thế hệ
con cháu đời sau.
Trên đây là một số nguyên nhân khiến cho các di tích trong quần thể
di tích Phố Hiến đang từng ngày từng giờ bị xâm hại, đánh mất cái giá trị
văn hố cổ xưa mà cha ơng để lại. Chỉ khi người dân địa phương biết giữ gìn
những giá trí văn hoá cổ xưa, những giá trị văn hoá tinh thần, tâm linh thì

25


×