Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Luận văn thạc sĩ VNU LS nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.01 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THỊ THANH HẢO

NGUYÊN TẮC TÔN TRỌNG CHỦ QUYỀN QUỐC GIA
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2013

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THỊ THANH HẢO

NGUYÊN TẮC TÔN TRỌNG CHỦ QUYỀN QUỐC GIA
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY
Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số

: 60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Diến

HÀ NỘI - 2013

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NGUYÊN

5

TẮC TÔN TRỌNG CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ HỘI
NHẬP QUỐC TẾ

1.1.

Tổng quan về chủ quyền quốc gia


5

1.1.1.

Khái quát về chủ quyền quốc gia

5

1.1.1.1. Sự xuất hiện khái niệm chủ quyền quốc gia trong lịch sử

5

1.1.1.2. Chủ quyền quốc gia theo quan niệm hiện nay

9

1.1.1.3. Một số đặc tính của chủ quyền quốc gia

13

Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia

15

1.1.2.1. Khái niệm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia

15

1.1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc


16

1.1.2.

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.1.2.3. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc

16

1.1.2.4. Nội dung nguyên tắc

18

1.1.2.5. Vai trò, ý nghĩa, của nguyên tắc

25

1.1.2.6. Tầm quan trọng của nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia

27

1.1.2.7. Mối quan hệ của nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia
với các nguyên tắc khác

29


1.2.

Hội nhập quốc tế

32

1.2.1.

Khái niệm về hội nhập quốc tế

32

1.2.2.

Lịch sử quá trình hội nhập quốc tế

34

1.2.3.

Các hình thức hội nhập

36

1.2.4.

Vai trị, ý nghĩa của hội nhập quốc tế

41


Chương 2:

45

HỘI NHẬP QUỐC TẾ - THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC
VỚI CHỦ QUYỀN QUỐC GIA

2.1.

Sự tương tác của nguyên tắc với hội nhập quốc tế

45

2.1.1.

Tác động của hội nhập quốc tế

45

2.1.1.1. Tác động tích cực của hội nhập quốc tế

45

2.1.1.2. Tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế

48

2.1.2.

Thời cơ và thách thức của hội nhập với chủ quyền quốc gia


53

2.1.2.1. Quan điểm các quốc gia về vấn đề hội nhập

53

2.1.2.2. Tác động của hội nhập với việc bảo vệ chủ quyền quốc gia
và ngược lại

55

2.1.2.3. Ảnh hưởng của việc thực hiện nguyên tắc với hội nhập quốc tế

66

2.2.

Sự lựa chọn của các quốc gia khi tham gia hội nhập quốc tế

67

2.2.1.

Xu hướng nói khơng với hội nhập

68

2.2.2.


Xu hướng hội nhập không quan tâm đến chủ quyền quốc gia

69

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.2.3.

Xu hướng hội nhập vì mục tiêu quốc gia

71

Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC TÔN TRỌNG

77

CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ GIẢI PHÁP VỚI VIỆT NAM

3.1.

Thực trạng thực hiện tôn trọng chủ quyền quốc gia

77

3.1.1.

Các quốc gia đã thực hiện vấn đề tôn trọng chủ quyền


77

3.1.1.1. Việc tuân thủ nguyên tắc các quốc gia trên thế giới

77

3.1.1.2. Việc tuân thủ nguyên tắc của các quốc gia ASEAN

80

3.1.2.

Một số biến tướng của việc vi phạm nguyên tắc

82

3.1.2.1. Một số dân tộc thiểu số địi có nhà nước riêng

82

3.1.2.2. Lợi dụng can thiệp nhân đạo để thực hiện mưu đồ chính trị

83

3.1.2.3. Lợi dụng chống khủng bố để lật đổ các nhà nước hợp hiến,
hợp pháp

84


3.1.2.4. Lợi dụng vấn đề nhân quyền để thao túng các quốc gia

86

3.2.

Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong điều kiện hội nhập

89

3.2.1.

Cơ hội và thách thức khi Việt Nam hội nhập

89

3.2.1.1. Thuận lợi của Việt Nam khi hội nhập quốc tế

89

3.2.1.2. Thách thức của Việt Nam khi hội nhập quốc tế

91

3.2.1.3. Tác động của hội nhập với việc bảo vệ chủ quyền quốc gia

93

3.2.2.


Bảo vệ chủ quyền Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

98

3.2.3.

Một số giải pháp, đề xuất, kiến nghị

102

3.2.3.1. Giải pháp để các quốc gia nghiêm túc thực hiện nguyên tắc

102

3.2.3.2. Một số giải pháp để Việt Nam bảo vệ chủ quyền trong tiến
trình hội nhập quốc tế

107

KẾT LUẬN

122

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

124

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AFTA (Asean Free Trade Area)

: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

APEC (Asia-Pacific Economic
Cooperation)

: Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương

ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
AFTA (ASEAN Free Trade Area)

: Khu vực mậu dịch tự do

EU (European Union)

: Liên minh Châu Âu

FTA (Free trade agreement)

: Hiệp định thương mại tự do

GATT (General Agreement on Tariffs and Trade)

: Hiệp định chung về thương mại và
thuế quan


GSP (Generalized System of Preferences)

: Hệ thống ưu đãi phổ cập

EFTA (European Free Trade Association)

: Khu vực mậu dịch tự do Bắc Âu

FTA (Free trade area)

: Khu vực mậu dịch tự do

MFN (Most Favoured Nation)

: Chế độ tối huệ quốc

NAFTA (North American Free Trade Agreement)

: Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ

NATO (North Atlantic Treaty

: Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

Organization)
NT (National Treament)

: Chế độ đối xử quốc gia


OECD (Organization for Economic

: Tổ chức quốc tế về hợp tác và phát
triển kinh tế

Cooperation and Development)
PTA (Preferential Trade Arangements)

: Thỏa thuận thương mại ưu đãi

SEATO (Southeast Asia Treaty Organization)

: Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á

WTO (World Trade Organization)

: Tổ chức Thương mại Thế giới

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, tự do thương mại quốc tế hiện nay, vấn
đề tôn trọng chủ quyền quốc gia ngày càng cấp thiết hơn bao giờ hết. Chủ
quyền quốc gia là tối cao, bất khả xâm phạm, mỗi quốc gia đều bình đẳng trên
trường quốc tế và có quyền tài phán tối cao trong phạm vi lãnh thổ quốc gia

mình. Trong xu thế tồn cầu hóa và đa phương hóa hiện nay chỉ cần lơ là chút
chủ quyền quốc gia sẽ bị xâm phạm ngay và một khi quốc gia bị mất chủ
quyền sẽ dễ dàng bị chi phối trong mọi hoạt động đối nội và đối ngoại. Một số
siêu cường trên thế giới đang giương cao ngọn cờ nhân quyền, lợi dụng can
thiệp nhân đạo và chống khủng bố để thao túng một số quốc gia nhỏ nhằm đạt
được lợi ích kinh tế và chính trị từ đó biến những quốc gia này thành thuộc
địa kiểu mới, thực hiện giấc mơ bá chủ thế giới của mình.
Q trình tồn cầu hóa thúc đẩy các quốc gia hội nhập phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội, tuy nhiên nó cũng bắt buộc các quốc gia phải thích ứng
với các điều kiện trên sân chơi chung của nhân loại. Vấn đề an ninh quốc
phịng, kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, chống lại những luồng văn
hóa tư tưởng trái với chính sách phát triển, chế độ chính trị của mỗi quốc gia.
Tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa, các quốc gia phải
chấp nhận giới hạn quyền lực riêng của mình trên một số lĩnh vực. Vậy chủ
quyền quốc gia sẽ bị ảnh hưởng thế nào trong thời đại tồn cầu hóa và hội
nhập quốc tế?. Có hay khơng vấn đề chủ quyền quốc gia đang bị "thay đổi,
thu hẹp", "mài mòn" trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay? Các quốc gia
nhận thức về vấn đề này như thế nào và làm thế nào để quốc gia có thể hội
nhập quốc tế vẫn đảm bảo chủ chủ quyền quốc gia?
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đồng thời mong muốn
được đóng góp một phần cơng sức vào việc nghiên cứu về tác động của hội

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhập quốc tế đối với mỗi quốc gia nói chung và việc bảo vệ và thực hiện chủ
quyền của Việt Nam nói riêng. Do vậy, tơi mạnh dạn chọn đề tài: "Nguyên
tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay"

để làm luận văn thạc sĩ luật học nhằm khẳng định đường lối chính sách của
nhà nước Việt Nam trong quá trình hội nhập luôn hướng tới những giá trị
chung của nhân loại nhưng vẫn giữ vững chủ quyền quốc gia.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích
Trong khn khổ của đề tài, luận văn đã nghiên cứu nguồn, nội dung
của nguyên tắc, làm rõ vai trò và ý nghĩa quan trọng của nguyên tắc này trong
bối cảnh toàn cầu hóa và đa phương hóa. Qua việc phân tích, bình luận để đi
tìm câu trả lời cho khẳng định đây là một trong những nguyên tắc cơ bản
nhất, ảnh hưởng nhất đến chủ quyền tối cao của mỗi quốc gia. Luận văn cũng
đưa ra những kiến nghị, chỉ ra những khó khăn và thách thức của Việt Nam
trong q trình hội nhập. Qua đó, luận văn mong muốn đóng góp tiếng nói
khoa học pháp lý trong việc khẳng định việc tham gia vào quá trình hội nhập
là tất yếu của các quốc gia trên thế giới nhưng phải hội nhập ra sao để phát
triển kinh tế mà vẫn giữ vững chủ quyền quốc gia.
Luận văn là tài liệu có giá trị tham khảo cho các cơ quan nhà nước
trong nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia và việc bảo vệ
chủ quyền quốc gia và là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, đại học Luật nghiên cứu, tìm hiểu về các vấn đề
liên quan đến chủ quyền quốc gia và hội nhập quốc tế.
2.2. Nhiệm vụ
Với mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được
xác định gồm:
- Luận giải những vấn đề lý luận chung về chủ quyền quốc gia, nguyên
tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và hội nhập quốc tế.

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



- Đánh giá những tác động của hội nhập quốc tế với chủ quyền quốc
gia và thực trạng thực hiện nguyên tắc của Việt Nam và thế giới.
- Đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp góp phần thực hiện
nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trên thế giới và đưa ra một số giải
pháp cụ thể với Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế để phát triển kinh
tế nhưng vẫn giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội và chủ quyền
quốc gia.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Những trường phái, học thuyết, tư tưởng trong Luật quốc tế hiện đại
về nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia.
- Hiến chương Liên hợp quốc, Hiến chương ASEAN, Tuyên bố thiên
niên kỷ của Liên hợp quốc và các quy định hiện hành trong Luật quốc tế, Luật
quốc gia liên quan đến nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và hội nhập
quốc tế.
- Những sự kiện chính trị, xã hội trong quan hệ khu vực và quốc tế
liên quan đến nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và hội nhập quốc tế.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp, chứng minh.
- Phương pháp bình luận, diễn giải được sử dụng trong chương 1 của
luận văn khi nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của chủ quyền quốc
gia nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và hội nhập quốc tế.
- Phương pháp so sánh luật học, phương pháp đánh giá, phân tích được
sử dụng trong chương 2 của luận văn khi nghiên cứu về hội nhập quốc tế, thời
cơ và thách thức với chủ quyền quốc gia.

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá, sử dụng lý luận khoa
học pháp lý được sử dụng ở chương 2 và chương 3 khi xem xét nghiên cứu và
thực tiễn giải quyết những vụ việc liên quan để đưa ra những kiến nghị, giải
pháp đối với Việt Nam trong q trình hội nhập.
4. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan những vấn đề lý luận về nguyên tắc tôn trọng
chủ quyền quốc gia và hội nhập quốc tế.
Chương 2: Hội nhập quốc tế - thời cơ và thách thức với chủ quyền
quốc gia.
Chương 3: Thực trạng thực hiện nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc
gia và giải pháp với Việt Nam.

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chương 1
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
VỀ NGUYÊN TẮC TÔN TRỌNG CHỦ QUYỀN QUỐC GIA
VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1.1. TỔNG QUAN VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA

1.1.1. Khái quát về chủ quyền quốc gia
"Quốc gia là chủ thể đầu tiên của Luật quốc tế và là chủ thể duy nhất

có chủ quyền" [16]. Theo Điều 1 Công ước Moongtevideo năm 1993 về
quyền và nghĩa vụ các quốc gia thì quốc gia được coi là thực thể chính trị
pháp lý bao gồm các yếu tố cơ bản: dân cư, lãnh thổ, bộ máy nhà nước và
quyền năng chủ thể. Chủ quyền quốc gia được coi là thuộc tính cơ bản của
quốc gia, là phạm trù chính trị, pháp lý có liên hệ mật thiết với vấn đề độc lập
chính trị, an ninh, kinh tế... của quốc gia.
Hilaire Barnett cho rằng: "Chủ quyền là một học thuyết gây nên sự
tranh luận giữa các nhà triết học, luật học, chính trị học... và là một khái niệm
được giải thích khác nhau dưới nhiều góc độ". Trong khoa học Luật quốc tế,
chủ quyền quốc gia là một trong những nội dung cơ bản được quan tâm,
nghiên cứu, nó có mối liên hệ mật thiết tới những vấn đề như quyền lực nhà
nước, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, xây dựng và hồn thiện hệ
thống pháp luật và có vị trí quan trọng khi nghiên cứu mối quan hệ giữa các
quốc gia trong quan hệ quốc tế.
1.1.1.1. Sự xuất hiện khái niệm chủ quyền quốc gia trong lịch sử
Khái niệm chủ quyền quốc gia xuất hiện khá sớm trong lịch sử pháp
luật quốc tế và được phát triển liên tục cho đến ngày nay. Thuật ngữ "chủ quyền"
xuất phát từ tiếng pháp "souverainete" có nguồn gốc từ tiếng Latinh cổ là
Superanitas hoặc Supremapotestas đều có nghĩa là quyền lực tối cao" [67]. Tuy

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


vậy, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chủ quyền quốc gia và quan điểm
chính trị pháp lý về nó, tiêu biểu là một số quan điểm.
- Quan niệm chủ quyền tuyệt đối:
"Quan niệm chủ quyền tuyệt đối của quốc gia đã xuất hiện ở Châu Âu
vào khoảng thế kỷ XV-XVI như là một khuynh hướng lý luận pháp luật quốc

tế nhằm chống lại quyền lực của đức Giáo hoàng và Hoàng đế" [63]. Đại diện
của quan niệm này là Niceolo Machiavelli (1469-1527), trong cuốn "Le
Prince" xuất bản năm 1932 ông cho rằng chủ quyền quốc gia phải tuyệt đối
trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, phải được đặt trên mọi quyền lực khác.
Nghĩa là trong phạm vi lãnh thổ của mình, một quốc gia có quyền làm mọi
điều bất chấp các quốc gia khác cũng như pháp luật quốc tế, và để tăng cường
quyền lực của mình quốc gia có thể sử dụng tất cả các phương thức, biện pháp
khác nhau, kể cả việc sử dụng thủ đoạn.
"Quan niệm chủ quyền tuyệt đối của quốc gia đã bị các luật gia quốc
tế phê phán quyết liệt" [61]. Quan điểm đó trong giai đoạn hội nhập quốc tế
lại có tính nguy hiểm lớn khi nó đặt ra nền móng cho việc không thừa nhận
giá trị ràng buộc pháp lý của các cam kết quốc tế, cho phép các quốc gia tự ý
đặt ra các quy tắc pháp luật bất chấp cả sự tồn tại của pháp luật quốc tế, cam
kết quốc tế, tạo cơ sở cho các quốc gia có tiềm lực kinh tế, chính trị, qn sự
mạnh lấn át các nước nhỏ, các nước có tiềm lực kinh tế, chính trị, qn sự yếu
hơn. Điều đó gây ra trở ngại lớn cho sự hợp tác bình đẳng giữa các quốc gia
trong giai đoạn hội nhập kinh tế, quốc tế.
- Quan niệm chủ quyền độc lập:
Một số nhà lý luận quốc tế đã đưa ra quan niệm chủ quyền độc lập của
quốc gia. Theo Chales Rousseau: Chủ quyền quốc gia đồng nghĩa với độc lập
quốc gia đó. Ơng cho rằng có nhiều điểm tương đồng giữa hai khái niệm độc
lập và chủ quyền quốc gia được thể hiện ở ba đặc tính sau: Quyền lực tồn vẹn,
quyền lực chun biệt, quyền lực tự chủ. Theo quan niệm này, chủ quyền

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


quốc gia phải tồn vẹn, chính quyền được phép can thiệp vào mọi lĩnh vực xét

thấy có lợi cho sự tồn tại và phát triển bền vững của quốc gia. Chủ quyền
quốc gia độc quyền trên toàn bộ lãnh thổ của mình, trừ trường hợp quốc gia tự
mình hạn chế độc quyền này bởi những cam kết quốc tế với các tổ chức quốc
tế. Chủ quyền quốc gia phải tự chủ, không lệ thuộc vào quốc gia nào trong
quan hệ đối nội và đối ngoại [65].
Như vậy, quan niệm chủ quyền quốc gia độc lập có nhiều điểm tiến bộ
hơn quan điểm chủ quyền tuyệt đối. Tuy nhiên, quan điểm chủ quyền độc lập
chưa thực sự rõ ràng về nhiều phương diện nhất là vấn đề đối ngoại. Quan
niệm này mới chỉ tập trung vào một khía cạnh của chủ quyền quốc gia là lĩnh
vực đối nội mà chưa đề cập đến khía cạnh đối ngoại của quốc gia. Nó sẽ trở
thành thứ lý luận nguy hiểm khi phát triển quan niệm quyền lực tự chủ lên
thành quyền lực vô hạn, làm cho quốc gia và chính quyền trong nước bất chấp
mọi nguyên tắc, không chịu phục tùng bất cứ một quyền lực quốc tế nào.
- Một số quan niệm khác về chủ quyền quốc gia
Trong lịch sử pháp luật quốc tế còn tồn tại nhiều quan niệm về chủ
quyền quốc gia. Theo giáo sư GScelles: "Chủ quyền quốc gia tối đa nghĩa là
trong quan hệ quốc tế các quốc gia có chủ quyền tuy là khơng tuyệt đối nhưng
cũng đủ rộng lớn hơn chủ quyền các thực thể khác, do có chủ quyền quốc gia
đó nên các quốc gia giữ vị trí ưu thế trong xã hội quốc tế" [66].
Ngồi ra, cịn có quan niệm chủ quyền đối ngoại của những nước
tham gia công ước Montevideo ngày 16/12/1933 về quyền và nghĩa vụ các
quốc gia. Theo quan niệm này, các quốc gia phải có một quyền uy chính trị đủ
năng lực pháp lý đối ngoại, chủ quyền quốc gia có nghĩa là quyền lực đối
ngoại của các quốc gia để giao tiếp với các chủ thể chính trị khác trong quan
hệ quốc tế, duy trì hịa bình và an ninh quốc tế.
Từ thế kỷ 18 để phục vụ cho việc cầm quyền của giai cấp mới, bảo vệ
lợi ích của giai cấp tư sản và nhằm củng cố địa vị của mình trong xã hội mới,

13


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


các tư tưởng gia chính trị pháp lý ở đây đã cố gắng lập luận và xây dựng hai
xu hướng, hai luồng tư tưởng về chủ quyền quốc gia: Chủ quyền pháp luật
quốc gia và chủ quyền pháp luật quốc tế.
Chủ quyền pháp luật quốc gia được hiểu là pháp quyền tối cao của
quốc gia - Nhà nước. Chủ quyền pháp luật quốc tế được hiểu là toàn bộ pháp
quyền quốc gia mà nhà nước sử dụng trong quan hệ đối ngoại. Theo quan
điểm của nhiều luật gia thì cách định chế chủ quyền quốc gia như vậy là vô
căn cứ vì chủ quyền pháp luật quốc gia và chủ quyền pháp luật quốc tế có
mối quan hệ mật thiết gắn bó, khơng tách rời cho dù có nhiều quan điểm
khác nhau về mối quan hệ tương thích giữa pháp luật quốc gia và pháp luật
quốc tế.
Trên thực tế không thể duy trì được tình trạng quyền lực quốc gia bị
hạn chế trong quan hệ đối ngoại theo những thỏa thuận hoặc "luật chơi" quốc
tế mà vẫn đảm bảo quyền lực tối cao trên toàn bộ lãnh thổ của quốc gia đó.
Tuy vậy cũng cần lưu ý rằng mọi quyền lực quốc gia cũng có thể bị hạn chế
bởi ý chí tự quyết của chính quốc gia đó nhưng khơng phải vì hành động tự
quyết đó mà quốc gia bị mất hoặc hạn chế quyền độc lập của mình. Một quốc
gia có chủ quyền khi ký kết và thực hiện một cam kết quốc tế nào đó, cho dù
trong đó có hạn chế một phần quyền lực và nghĩa vụ quốc gia trong quan hệ
quốc tế, thì việc ký kết và thực hiện các cam kết quốc tế đó khơng làm mất đi
hay hạn chế chủ quyền quốc gia này.
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế để tăng cường hợp tác giữa các quốc
gia vì lợi ích chung, vì hịa bình và an ninh chính trị quốc tế, quốc gia có thể
tự nguyện hạn chế những quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản thông qua các
cam kết quốc tế trong những lĩnh vực và phạm vi nhất định theo những điều
kiện nhất định không trái với quy ước quốc tế, hoặc quốc gia cũng có thể
gánh vác thêm các quyền và nghĩa vụ bổ sung để duy trì hịa bình và an ninh

quốc tế.

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.1.1.2. Chủ quyền quốc gia theo quan niệm hiện nay
Chủ quyền quốc gia là một trong những thuộc tính chính trị pháp lý
cần thiết của quốc gia. Nội dung thực tế và cội nguồn tư tưởng của hệ chủ
quyền thay đổi trong suốt quá trình lịch sử tùy thuộc vào tính chất của hình
thái kinh tế xã hội. Trong thời đại ngày nay, khái niệm chủ quyền trong pháp
luật quốc tế được cấu thành từ ba khái niệm quan trọng là: chủ quyền dân tộc
(quyền của mỗi dân tộc được thành lập một quốc gia dân tộc độc lập của mình),
chủ quyền quốc gia và chủ quyền nhân dân (quyền của nhân dân làm chủ
trong việc hoạch định một hệ thống kinh tế - xã hội và hình thái tổ chức nhà
nước phù hợp với mình, quyền xác định một quy chế chính trị, kinh tế, xã hội
và pháp lý cho mình.
Từ những phân tích tổng quan về chủ quyền quốc gia, ta có khái niệm
chủ quyền quốc gia như sau: "Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ một cách
độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp, tư pháp của một
quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Quốc gia thể hiện chủ quyền
của mình trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự và ngoại giao" [59].
Chủ quyền quốc gia bao gồm quyền tối cao của quốc gia trong phạm
vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Trong phạm vi lãnh thổ, mỗi quốc gia có tồn quyền quyết định mọi vấn đề
về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của mình. Trong quan hệ quốc tế, mỗi
quốc gia đều có quyền quyết định mọi vấn đề về lựa chọn chế độ chính trị,
kinh tế, xã hội cũng như chính sách đối ngoại của mình mà các quốc gia khác
khơng có quyền can thiệp. Tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, dù khác nhau

về tính chất chính trị, trình độ kinh tế, xã hội đều được bình đẳng về chủ
quyền quốc gia, bình đẳng về sự tồn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị, bình
đẳng trong quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, xã hội,
văn hóa, mà khơng một quốc gia nào được áp đặt hay can thiệp dưới bất kỳ hình
thức nào [59]. Đây là quan điểm dung hòa các quan điểm khác phù hợp nhất

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


với bối cảnh hiện nay. Dựa trên cơ sở kế thừa những thành tựu của chính trị học,
dân tộc học…có thể khái quát khái niệm chủ quyền quốc gia ở hai nội dung:
* Quyền tối cao của quốc gia dân tộc trong phạm vi lãnh thổ thể
hiện ở hai phương diện:
- Quyền sở hữu của mỗi quốc gia dân tộc bao gồm: đất đai, mặt nước,
khơng gian, rừng, khống sản, tài nguyên vùng lòng đất trong phạm vi giới
hạn bởi biên giới quốc gia thuộc quyền sở hữu của quốc gia. Quốc gia có
quyền sở hữu đầy đủ và trọn vẹn trên cơ sở phù hợp với lợi ích của cộng đồng
dân cư sống trên vùng lãnh thổ đó và phù hợp với các quyền dân tộc cơ bản.
Mọi sự thay đổi hoặc định đoạt liên quan đến số phận của một vùng nào đó
thuộc lãnh thổ quốc gia phải dựa trên cơ sở quyền dân tộc tự quyết. Mặt khác,
quốc gia được quyền sở hữu đối với mọi nguồn lợi thu được từ việc cho các
quốc gia khác, chủ thể khác sử dụng khai thác lãnh thổ của mình như cho thuê
lãnh thổ, cho quá cảnh qua lãnh thổ, cho thăm dò và khai thác tài nguyên
thiên nhiên, thủy lợi, thủy điện.
- Quyền lực của quốc gia dân tộc: Là quyền lực hồn tồn, riêng biệt
và khơng thể chia sẻ của quốc gia dân tộc trong phạm vi lãnh thổ. Mỗi nhà
nước là một chủ thể tối cao và tuyệt đối trong phạm vi lãnh thổ của mình,
khơng một quốc gia nào được phép can thiệp vào phạm vi lãnh thổ của quốc

gia khác dưới bất kỳ hình thức nào. Điều này có nghĩa là: "mỗi quốc gia có
quyền lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, xã hội kinh tế, văn hóa riêng
của mình" [35]. Đây là quyền tự lựa chọn cho mình một chế độ chính trị,
đường lối phát triển đất nước, cách thức tổ chức và thực thi quyền lực của bộ
máy nhà nước. Đây là một quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của mỗi
quốc gia mà không một quốc gia nào, một chủ thể nào được quyền can thiệp
hoặc làm tổn hại đến quyền này của quốc gia.
Phương diện quyền lực còn thể hiện ở quyền tài phán của các quốc gia
trong phạm vi lãnh thổ một cách không hạn chế. Quyền tài phán ở đây bao

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


gồm: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Quyền lập pháp là
quyền ban hành hệ thống pháp luật của quốc gia, quyền hành pháp là quyền
triển khai việc thực thi pháp luật thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước,
quyền tư pháp là quyền phán xử đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Quyền
tài phán của quốc gia cịn thể hiện với cơng dân của quốc gia đó. Mọi cơng
dân mang quốc tịch của một quốc gia chịu sự chi phối của hệ thống pháp luật
quốc gia đó bất kể cơng dân đó đang sinh sống và cư trú trong phạm vi lãnh
thổ quốc gia đó hay quốc gia khác.
Quyền lực tối cao của một quốc gia là căn cứ để quốc gia giải quyết
mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng... trong
phạm vi lãnh thổ của mình, khơng một thế lực nào từ bên ngồi được dùng
sức ép về chính trị, quân sự, kinh tế để can thiệp vào công việc nội bộ các
quốc gia dưới mọi hình thức. Quốc gia có tồn quyền trong việc bảo vệ độc
lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình, chống mọi hành vi
xâm phạm chủ quyền quốc gia phù hợp với nguyên tắc và quy phạm pháp luật

quốc tế.
Tuy nhiên, các quốc gia không được phép sử dụng chủ quyền lãnh thổ
của mình gây thiệt hại cho chủ quyền quốc gia khác. Cụ thể: cấm đe dọa hoặc
sử dụng vũ lực để chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia khác, cấm xâm
phạm tới sự ổn định và bất khả xâm phạm của biên giới quốc gia, không được
phép sử dụng lãnh thổ của quốc gia khác khi chưa được sự đồng ý của quốc
gia đó, khơng cho phép quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại
quốc gia thứ ba. Điều này đã được thể hiện tại khoản 4, Điều 2 của Hiến
chương Liên hợp quốc: "Tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc trong quan
hệ quốc tế không được đe dọa dùng vũ lực chống lại sự tồn vẹn lãnh thổ hay
nền độc lập chính trị của bất cứ quốc gia nào hoặc nhằm những mục đích
khác khơng phù hợp với mục đích của Liên hợp quốc" [29]. Như vậy, nhìn từ
góc độ chủ quyền theo lãnh thổ của quốc gia, lãnh thổ của quốc gia vừa là đối
tượng của quyền tối cao, vừa là phạm vi khơng gian của quyền tối cao, vì vậy

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


có thể sử dụng khái niệm quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ
hay quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ.
Hai phương diện quyền lực và quyền sở hữu có mối quan hệ hữu cơ
với nhau trong tổng thể quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ.
Đảm bảo và sử dụng có hiệu quả quyền sở hữu quốc gia có được cơ sở vật
chất cho sự tồn tại bền vững và thiết lập, củng cố bộ máy quyền lực của quốc
gia trong phạm vi lãnh thổ.
* Quyền độc lập của quốc gia dân tộc trong quan hệ quốc tế
Một thuộc tính cũng hết sức quan trọng của quốc gia là quyền độc lập
của quốc gia trong qua hệ quốc tế. Trong quan hệ quốc tế mọi quốc gia dân

tộc đều độc lập và bình đẳng, khơng một chủ thể nào được đứng trên chủ quyền
quốc gia, được đưa ra các mệnh lệnh buộc quốc gia khác phải phục tùng. Việc
xây dựng hệ thống các nguyên tắc và quy phạm điều chỉnh mối quan hệ giữa
các quốc gia với các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế không dựa trên cơ sở áp
đặt ý chí mà thơng qua con đường duy nhất là thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện
và bình đẳng. Tuy trong luật quốc tế còn tồn tại nhiều điều khoản mang tính
mệnh lệnh bắt buộc trong các quan hệ quốc tế nhưng về bản chất chúng cũng
là sự thỏa thuận, chúng được hình thành trên cơ sở sự "thừa nhận rộng rãi"
của các chủ thể luật quốc tế - một mức độ triệt để và toàn diện của thỏa thuận.
Trong luật quốc tế hiện đại, các quốc gia là thực thể có chủ quyền,
bình đẳng với nhau về chủ quyền, hành động với tư cách là chủ thể độc lập,
không chịu sự can thiệp của các chủ thể khác. Nhưng xu thế tất yếu của tiến
trình phát triển quan hệ quốc tế là sự hội nhập, sự hợp tác trên cơ sở cùng có
lợi lại địi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của các quốc gia. Sự hợp tác quốc tế giữa
các quốc gia trong tất cả các lĩnh vực khơng phụ thuộc vào chế độ chính trị,
kinh tế, xã hội và nhằm duy trì hịa bình, an ninh quốc tế [59].
Tuy nhiên mức độ và hình thức hợp tác tùy thuộc vào chính bảo thân
các quốc gia, tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện vật chất và khả năng sẵn sàng

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thích ứng của hệ thống pháp luật trong nước thực thi mà quốc gia phải gánh
vác. Như vậy mỗi quốc gia phụ thuộc vào điều kiện của mình có quyền tham
gia hay không tham gia vào các tổ chức quốc tế hoặc tham gia ký kết các điều
ước quốc tế song phương và đa phương. Không một chủ thể nào có thể ép
buộc một quốc gia có chủ quyền tham gia vào các tổ chức quốc tế hoặc cưỡng
chế một quốc gia nào đó ký các điều ước quốc tế song phương và đa phương

nếu quốc gia đó khơng hồn tồn tự nguyện.
1.1.1.3. Một số đặc tính của chủ quyền quốc gia
Thứ nhất, chủ quyền quốc gia là duy nhất và không thể phân chia.
Quốc gia là một thực thể bao gồm lãnh thổ, dân cư, nhà nước và quyền năng
chủ thể. Các yếu tố này gắn bó chặt chẽ tạo nên một thể thống nhất. Nói đến
chủ quyền người ta thường nghĩ tới quyền lực, hai khái niệm này có nhiều
điểm tương đồng và có mối quan hệ hữu cơ với nhau nhưng không thể đồng
nhất chúng. Chủ quyền và quyền lực đều có điểm chung là được biểu hiện bởi
các quyền, chúng đều được xác định là sức mạnh và được nói đến như khả
năng buộc các chủ thể khác phải phục tùng sức mạnh của mình. Tuy nhiên
điểm khác biệt cơ bản giữa chủ quyền và quyền lực là quyền lực được xác
định như một sức mạnh vật chất, có khả năng trực tiếp tác động tới chủ thể
cịn chủ quyền lại được coi là thuộc tính của một chủ thể nhất định, từ thuộc
tính đó có thể lý giải tại sao chủ thể lại có quyền lực. Như vậy, bản chất của
chủ quyền quốc gia là quyền lực nhưng nó khơng phải là bản thân quyền lực
mà nó được hiểu là cội nguồn của quyền lực, năng lực nắm giữ và thực thi
quyền lực. Quyền lực có thể phân chia nhưng chủ quyền thì ln ln là duy
nhất và không thể phân chia.
Trong quan hệ quốc tế còn tồn tại những hiện tượng như chuyển nhượng
lãnh thổ, phân tách, sáp nhập quốc gia là những hiện tượng đặc biệt có liên
quan đến chủ quyền quốc gia. Đây không phải là sự chia sẻ chủ quyền mà chỉ
là sự biến động của quốc gia về yếu tố lãnh thổ, dân cư, không thể khái quát

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


những hiện tượng đặc biệt này để phủ nhận tính duy nhất và không thể phân
chia của chủ quyền quốc gia. Mọi sự biến động đều phải tuân theo thủ tục

ràng buộc chặt chẽ, đặc biệt phải đảm bảo quyền dân tộc tự quyết.
Thứ hai, chủ quyền quốc gia có tính tối cao. Điều đó có nghĩa là
khơng có quyền lực nào đặt lên trên quyền lực của quốc gia, buộc các quốc
gia phải tuân theo. Nội dung pháp lý của chủ quyền quốc gia là quyền tối cao
trong phạm vi lãnh thổ và độc lập trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên cần phân
biệt "tính tối cao" với "tính tuyệt đối", quan niệm về chủ quyền tuyệt đối sai
lầm ở chỗ khẳng định quốc gia được phép nhân danh chủ quyền, sử dụng mọi
công cụ, thủ đoạn để bành trướng quyền lực của mình, dẫn tới chỉ một quốc
gia có chủ quyền tối cao nhờ vào quyền lực của mình. Cịn ở đây khi thừa
nhận tính tối cao dành cho mọi quốc gia và không một quốc gia nào được chà
đạp lên chủ quyền quốc gia khác.
Thứ ba, chủ quyền quốc gia là bình đẳng. Tính bình đẳng của chủ
quyền quốc gia được nhìn nhận trong mối quan hệ tương quan giữa chủ quyền
của các quốc gia với nhau. Chủ quyền của mọi quốc gia là tối cao, không thể
bị xâm phạm. Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 tại Điều 2 khẳng định
"Liên hợp quốc được tổ chức và hoạt động trên cơ sở bình đẳng chủ quyền
giữa các quốc gia thành viên" [29]. Nguyên tắc này một lần nữa được ghi
nhận trong Tuyên bố 1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về hệ thống các
nguyên tắc cơ bản điều chỉnh các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các
quốc gia. Ngày nay nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia được
ghi nhận trong hầu hết các văn kiện pháp lý quốc tế.
Bước sang thế kỷ XXI, dù vẫn còn những bất đồng nhưng chưa bao
giờ các đường biên giới quốc gia lại được đảm bảo ổn định như hiện nay vì
lợi ích chung của các quốc gia. Thông qua các điều ước song phương và đa
phương các quốc gia xác lập, tôn trọng lãnh thổ của nhau. Trong bối cảnh như
vậy, chủ quyền quốc gia đã có nhiều thay đổi về nội dung và ý nghĩa: Chủ

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



quyền quốc gia theo nghĩa cơ bản nhất, đang trong q trình được định nghĩa
lại, điều này khơng chỉ do tác động của tồn cầu hóa và hợp tác quốc tế mà
còn lý do nữa bởi một nhận thức mới đang rất phổ biến về chủ quyền cá nhân.
Khái niệm lợi ích quốc gia phải được xác định lại với ý nghĩa rộng hơn để
thúc đẩy các quốc gia thống nhất với nhau trong việc theo đuổi những mục
tiêu chung và những giá trị cùng chia sẻ. Hiện nay, nhà nước khơng cịn là
một thực thể khép kín mà trở thành khơng gian thẩm thấu từ mọi phía, cần
phải ln chứng mình đủ khả năng hồn thành nghĩa vụ được giao. Chủ
quyền quốc gia suy cho cùng chính là lợi ích tối cao của quốc gia, đảm bảo
chủ quyền quốc gia chính là đảm bảo lợi ích của nó.
1.1.2. Ngun tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia
1.1.2.1. Khái niệm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia
Chủ quyền quốc gia là đặc trưng chính trị và pháp lý thiết yếu của một
quốc gia độc lập, được thể hiện trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước và
trong hệ thống pháp luật quốc gia. Tôn trọng chủ quyền quốc gia là một
nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Một trong những nguyên tắc cơ bản
nhất được Hiến chương Liên hợp quốc khẳng định là tôn trọng và bảo đảm sự
bình đẳng về chủ quyền quốc gia, khơng một quốc gia nào được can thiệp
hoặc khống chế, xâm phạm chủ quyền của một quốc gia độc lập khác.
Nội dung của chủ quyền quốc gia gồm quyền tối cao của quốc gia trong
phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc
tế. Quyền tối cao của quốc gia ở trong nước thể hiện ở quyền lực đầy đủ để
giải quyết mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa... khơng có sự can
thiệp từ phía các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế. Quyền độc lập của
quốc gia trong quan hệ quốc tế thể hiện ở chỗ khơng có một quyền lực nào,
một cơ quan nào, một tổ chức quốc tế nào đứng trên các quốc gia; tất cả các
quốc gia tham gia quan hệ quốc tế với tư cách là những chủ thể bình đẳng và
hồn tồn độc lập, tự quyết định các vấn đề đối nội và đối ngoại của mình.


21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hai nội dung của chủ quyền quốc gia gắn bó chặt chẽ với nhau và là tiền đề
cho nhau. Những nội dung này được khẳng định trong pháp luật của từng
quốc gia và trong các văn bản pháp lí quốc tế. Việc tôn trọng chủ quyền quốc
gia ngày nay trở thành một nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại.
1.1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc
Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia là nguyên tắc xuất hiện sớm
trong đời sống quốc tế. Nó được hình thành trong thời kỳ lồi người chuyển
từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa và trở thành nguyên tắc cơ
bản của luật quốc tế thời kỳ tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên cũng giống như các
nguyên tắc khác nguyên tắc này cũng chỉ được dùng để điều chỉnh mối quan
hệ giữa các quốc gia nhất định. Hiến pháp tư sản cũng ghi nhận nguyên tắc
bình đẳng về chủ quyền dân tộc như một tơn chỉ của mình. Tuy nhiên trên
thực tế giai cấp tư sản không hề tôn trọng nguyên tắc này. Các cuộc đấu tranh
đầu thế kỷ 19, chiến tranh thế giới lần thứ nhất, lần thứ hai liên tiếp xảy ra
nhằm phân chia lại thị trường thế giới là những bằng chứng rõ ràng nhất cho
sự vi phạm thô bạo nguyên tắc của các nước tư bản thời bấy giờ.
Năm 1945, sau khi tổ chức Liên hợp quốc ra đời, với tôn chỉ mục đích
giữ gìn hịa bình và an ninh quốc tế trong Hiến chương Liên hợp quốc đã ghi
nhận "bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia" hay nói cách khác là tôn trọng
chủ quyền quốc gia là nguyên tắc cơ bản nhất trong hệ thống các nguyên tắc
cơ bản của Luật quốc tế và đồng thời cũng là nguyên tắc cơ bản trong hoạt
động của tổ chức quốc tế rộng rãi này. Trong quan hệ quốc tế hiện nay, vấn
đề về bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia đóng vai trị rất quan trọng trong
việc thiết lập, xây dựng cũng như duy trì một trật tự quốc tế trong quan hệ

giữa các quốc gia.
1.1.2.3. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc
Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia là nền tảng quan trọng nhất
của toàn bộ hệ thống hệ thống các nguyên tắc của Luật quốc tế hiện đại. Nó

22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc Khoản 1, Điều 2 Hiến chương
Liên hợp quốc đã ghi nhận: "Tổ chức Liên hợp quốc dựa trên nguyên tắc bình
đẳng về chủ quyền giữa tất cả các nước thành viên" [29] và điều lệ của của
các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, của tuyệt đại đa số các tổ chức quốc tế phổ
cập và tổ chức quốc tế khu vực.
Ngoài Hiến chương Liên hợp quốc, nguyên tắc này còn được đề cập
một cách đầy đủ trong Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản Luật quốc tế điều
chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia ngày 24/10/1970... với
nội dung như sau: "Tất cả các quốc gia đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
và là những thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế, bất chấp sự khác
biệt về kinh tế, chính trị và xã hội" [35]. Nội dung của nguyên tắ c cũng đươ ̣c
quy đinh
̣ ta ̣i điể m a, khoản 2, điề u 2 của Hiến chương ASEAN "Tôn tro ̣ng đô ̣c
lâ ̣p, chủ quyền, bình đẳng, tồn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc c ủa tất cả các
quố c gia thành viên " [7]. Các nước ASEAN luôn coi ngun tắc là tơn chỉ,
mục đích trong mọi hoạt động của mình.
Nguyên tắc cũng được quy định rất nhiều trong các điều ước quốc tế
song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực của đời sống quốc tế mà các
quốc gia trên thế giới tham gia ký kết như Văn bản của Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO). Được quy định trong nhiều điều điều ước quốc tế mà Việt

Nam tham gia phê chuẩn hoặc ký kết. Ví dụ: Hiệp ước biên giới trên đất liền
giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa năm 1999 tại lời mở đầu đã quy định: "Trên cơ sở tôn trọng độc
lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của nhau, khơng xâm phạm lẫn nhau,
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng
tồn tại hịa bình" [4].
Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia được thể chế hóa rất rõ ràng
trong pháp luật Việt Nam. Nguyên tắc cũng được cụ thể hóa trong các văn
bản luật, và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Điều 14, Hiến pháp 1992
quy định:

23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính
sách hịa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các
nước trên thế giới, khơng phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác
nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của
nhau, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau, bình đẳng và
các bên cùng có lợi; tăng cường tình đồn kết hữu nghị và quan hệ
hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng; tích
cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế
giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội [47].
1.1.2.4. Nội dung nguyên tắc
Tôn trọng chủ quyền quốc gia từ chỗ buổi đầu tồn tại dưới dạng tập
quán quốc tế, ngày nay đã trở thành nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện
đại, là luật của luật, không chỉ đơn thuần được thừa nhận rộng rãi mà còn
được ghi nhận, khẳng định trong nhiều văn bản quốc tế đa phương, song

phương toàn cầu cũng như khu vực, các văn bản pháp luật của quốc gia. Nội
dung nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia được quy định rất rõ trong
Điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc và các văn bản pháp lý quốc tế khác,
trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương và được cụ thể hóa
trong luật của các quốc gia. Chủ quyền quốc gia gồm hai nội dung là quyền
tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của
quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Trong phạm vi lãnh thổ của mình quốc gia có quyền tối cao về lập
pháp, hành pháp, tư pháp. Mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của
quốc gia phải do quốc gia quyết định, các quốc gia khác cũng như các tổ chức
quốc tế khác khơng có quyền can thiệp, mọi tổ chức, cá nhân trên lãnh thổ của
quốc gia phải tuân thủ pháp luật của quốc gia nếu điều ước mà quốc gia ký
kết hoặc tham gia khơng có quy định khác.
Trong quan hệ quốc tế, quyền độc lập của quốc gia thể hiện ở chỗ
quốc gia có quyền tự quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của mình, các

24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


quốc gia khác khơng có quyền can thiệp hoặc áp đặt, khơng có một thế lực
nào cơ quan nào đứng trên quốc gia, có quyền đặt ra pháp luật và bắt quốc
gia phải thực hiện. Hai nội dung của chủ quyền quốc gia gắn bó chặt chẽ,
tác động qua lại với nhau. Nếu khơng có quyền lực tối cao trong phạm vi
lãnh thổ của mình thì quốc gia khơng thể độc lập trong quan hệ quốc tế và
ngược lại.
Cơ sở của việc tôn trọng chủ quyền quốc gia là các quốc gia bình
đẳng về chủ quyền. Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia là nền tảng của
quan hệ quốc tế hiện đại, trật tự quốc tế chỉ có thể được duy trì nếu các quyền

bình đẳng của các quốc gia tham gia trật tự đó được hồn tồn đảm bảo. Do
vậy, khoản 1, Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc quy định: "Tổ chức Liên
hợp quốc dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa tất cả các nước
thành viên" [29]. Nội dung này cũng được ghi nhận trong điều lệ của các tổ
chức thuộc hệ thống của Liên hợp quốc, tuyệt đại đa số các tổ chức quốc tế
phổ cập và tổ chức khu vực, trong nhiều điều ước quốc tế song phương và đa
phương và trong nhiều văn bản quốc tế quan trọng khác.
* Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia bao gồm các nội dung sau:
- Các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý. Các quốc gia trên thế giới là
những chủ thể độc lập và có quyền tham gia hoặc không tham gia các tổ chức
quốc tế. Trong các tổ chức quốc tế và hội nghị quốc tế lá phiếu của các quốc
gia là như nhau không phân biệt lớn, nhỏ, giàu, nghèo.
- Mỗi quốc gia có chủ quyền hồn tồn và đầy đủ. Mỗi quốc gia có
quyền tài phán tối cao hoàn toàn và đầy đủ trong phạm vi lãnh thổ của mình
và dân cư mang quốc tịch quốc gia đó.
- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tơn trọng quyền năng chủ thể của các quốc
gia khác. Các quốc gia bình đẳng về chủ quyền nên có nghĩa vụ tôn trọng
quyền năng chủ thể của quốc gia khác. Các quốc gia không được phép can
thiệp vào các quyết định và công việc nội bội của bất kỳ quốc gia nào.

25

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×